Giám Mục Hoàng Đức Oanh và biến cố Song Ngọc

Giáo Hội Công Giáo nói gì về vai trò người tín hữu đối với vấn đề chính trị?

Trần Phong Vũ

Hình Đức Cha Micae Hoàng Đức Oanh & Linh mục Phạm Trung Thành ở Song Ngọc

Chúng ta thường nghe những từ ngữ “hiệp thông”, “liên đới”, “nâng đỡ”, “sẻ chia”, “an ủi”… gần như hàng ngày trên môi miệng người tín hữu Công giáo, bao gồm giới tu sĩ, linh mục và hàng giáo phẩm. Nhưng những ngôn từ này tuồng như ít khi vượt được ra khỏi phạm trù chữ nghĩa vô tri để chạm tới trái tim làm nảy sinh cảm thức “nhạy bén”, “mủi lòng”, “thương cảm” đến rơi lệ như Chúa Giêsu khi hay tin Nazarô chết, bất chấp lời can ngăn của chị Mát Ta, vội vã tìm đến với bạn Ngài dù ông đã tắt thở bốn ngày.

Đã đành lời cầu nguyện, lòng tin tưởng, cậy trông vào sức mạnh, tâm tình yêu thương vô lượng nơi Thiên Chúa là điều tối cần thiết, không thể thiếu đối với mọi tín hữu. Nhưng nếu chỉ có thế mà không có những hành động cụ thể để cộng tác với Chúa thì chưa đủ. Chính Chúa Kitô đã có lần quở trách những kẻ chỉ biết kêu cầu “Lạy Chúa, Lạy Chúa” tối ngày mà không thực hành Lời Ngài, noi gương Ngài, đấng đã được tiền định đến trong thế gian để thí mạng sống của chính mình làm giá cứu chuộc nhân loại[1].

Từ nhận định rốt ráo trên đây, người viết xin được cùng nguyên Giám Mục Kontum Hoàng Đức Oanh, tỏ bày lòng cảm phục gương can đảm, hy sinh của cha Nguyễn Đình Thục, các giáo dân Song Ngọc, Phú Yên, Nghệ An bị công an nhà nước bạo hành đến đổ máu trong chuyến đi khiếu kiện đòi công lý vừa qua. Từ nơi hải ngoại xa xôi không có điều kiện trực tiếp chia sẻ niềm đau chung của Quê hương/Giáo hội, chúng tôi không khỏi nức lòng khi được thấy qua mạng xã hội hình ảnh Giám Mục Micae có mặt bên giáo dân Song Ngọc ngay sau biến cố thảm thương này vừa xảy ra. Chính sự nhạy bén và lòng cảm thương nơi mục tử đối với đoàn chiên khi bị sói rừng banh da xẻ thịt đã thôi thúc cha[2] cùng với cha Phạm Trung Thành, nguyên Bề trên Dòng Chúa Cứu Thế có mặt bên cạnh giáo dân Song Ngọc như trước đây với giáo dân Phú Yên trong cơn hoạn nạn hồi tháng 9 năm rồi.

Tâm tình chủ chăn bày tỏ với bày chiên

Bài tường thuật của phái viên Huyền Trang phổ biến trên mạng Tin Mừng Cho Người Nghèo về cuộc thăm viếng bất ngở của Giám Mục Micae ở giáo xứ Song Ngọc mới đây  nói lên trọn vẹn tâm tình của chủ chăn đối với bày chiên. Đặt vào bối cảnh đất nước và 90 triệu đồng bào đang bị khống chế bởi cường quyền, bạo lực hiện nay, người ta mới thẩm định được cái giá sự chọn lựa qua hành vi can đảm và những lời phát biểu cương trực của Đức cha Oanh trước những nạn nhân của biến cố.

Ai cũng rõ sau vụ công khai hướng dẫn cả ngàn giáo dân đi đòi công lý hôm 14-02-2017, Linh Mục Nguyễn Đình Thục đã trở thành kẻ thù của chế độ. Ấy vậy mà khi phát biểu với đám đông tín hữu Công giáo, -dĩ nhiên có cả lương dân và những cán bộ nhà nước-, cha đã đề cao Linh Mục Thục và giáo dân Song Ngọc là những ân nhân quý trọng. Cha nói.

“Phải biết ơn, đánh giá cao cha Nguyễn Đình Thục và bà con giáo dân Song Ngọc vì họ đã can đảm đứng lên đòi lại công bằng, công lý không những cho họ, cho con cháu họ và cho cả chúng ta”.

Kinh nghiệm thứ “tam quyền không phân lập” bị bỏ chung vào một rọ như Việt Nam thời XHCN, hẳn Đức cha Oanh hiểu rất rõ nội dung lời tuyên bố trên đây của ngài dễ dàng bị đảng và nhà nước viện điều 88 trong luật rừng để bỏ tù ngài. Nhưng điều gì đã khiến ngài dám quên mình nói lên những suy nghĩ thẳng thắn của mình, nếu không phải là do lòng mến và thái độ tôn trọng sự thật của môn đệ Đức Kitô.

Chưa hết, trong dịp này, nguyên Giám Mục giáo phận Kontum còn minh danh đào sâu những căn nguyên cội rễ khiến cho các nạn nhân bốn tỉnh miền Trung, trong đó có đông đảo tín hữu Công giáo thuộc các giáo xứ Song Ngọc, Phú Yên, Đông Yên phải xuống đường biểu tình, làm đơn khiếu kiện Formosa và đòi trục xuất vĩnh viễn công ty tội ác này khỏi lãnh thổ Việt Nam.

Đức Cha nhấn mạnh ba điểm sau đây.

Trước hết, ngài vạch trần điều tổ hợp gang thép Formosa thường tim mọi cách, mọi mưu toan gian dối để né tránh. Đó là tính cách nghiêm trọng không thể chối cãi của thảm họa môi trường biển bị tổ hợp này vô tình hoặc cố ý đầu độc. Về điểm này, ĐC nói.

 “Thảm họa Formosa là có thật và nghiêm trọng. Nó là đại họa không chỉ cho đồng bào 4 tỉnh Miền Trung mà cho cả đất nước này. Formosa là đại họa không chỉ hôm nay mà còn lâu dài. Formosa không chỉ là một trong những đại họa của đất nước này mà còn nhiều đại họa khác, ở nhiều nơi trên lãnh thổ VN.”

Tiếp theo, cha nói về thái độ vô trách nhiệm, coi thường sinh mạng người dân của nhà cầm quyền cộng sàn Việt Nam, từ trung ương tới địa phương. Theo ngài đây là một thái độ tắc trách không thể chấp nhận.

Cuối cùng, Đức Cha đồng ý với nhận định của nhiều thức giả trong và ngoài nước là thay vì đứng về phía các nạn nhân tố cáo Formosa ra trước pháp luật, đảng và nhà nước CSVN lại ngả theo Formosa để bao che những hành vi tội ác của tổ hợp này. Ngài nói.

“Phản ứng của nhà nước địa phương cũng như trung ương chẳng những không giúp đỡ, không đứng về phía người dân, lại còn cản trở người dân đi kiện một tổ chức nước ngoài đã gây ra thảm họa. Cái đó là cái kỳ cục, là dấu hỏi lớn đối với người dân. Bởi vì, theo lẽ thường nhà nước phải nhân danh pháp lý trừng phạt Formosa, trục xuất Formosa. Trong khi đó lại cấm cản, đánh đập người dân đi kiện một tổ chức nước ngoài đang phá hoại, giết dần giết mòn dân của mình thì không thể chấp nhận được. Cũng vì thế, chúng ta phải biết ơn, đánh giá cao cha Nguyễn Đình Thục và bà con giáo dân Song Ngọc vì họ đã can đảm đứng lên đòi lại công bằng, công lý không những cho họ, cho con cháu họ mà cho cả chúng ta. Chúng ta phải đánh giá cao biến cố đó, dẫu rằng, không đạt được tới đích là nộp đơn khởi kiện, nhưng qua đó, cha Thục cũng như bà con đã lay tỉnh được lương tâm của rất nhiều người không chỉ tại VN mà trên toàn thế giới.”

 Sự hiệp thông của giáo dân toàn Giáo phận Vinh

Lời tiên báo của Đức Cha Oanh đã được ứng nghiệm khi bản tin phổ biến trên mạng Tin Mừng Cho Người Nghèo thông báo, trong hai ngày Thứ Bảy 18 và Chúa Nhật 19-02-2017 nhiều giáo xứ thuộc giáo phận Vinh như Thuận Nghĩa, Đông Tháp, Xuân Hoà, Yên Lạc, Yên Đại, Bình Thuận, Phú Linh, Lộc Thuỷ v.v… đã cùng nhau thắp nến cầu nguyện cho nền công lý hoà bình trên đất nước Việt Nam và hướng về linh mục JB Nguyễn Đình Thục và bà con ngư dân giáo xứ Song Ngọc vừa bị đàn áp trên đường đi khởi kiện formosa ngày 14-2 vừa qua.

Giáo xứ Yên Lạc hiệp thông cùng giáo xứ Song Ngọc. Ảnh: internet

Linh mục Anthony Nguyễn Văn Đính, trưởng ban Công Lý và Hoà Bình Giáo phận Vinh, kiêm quản xứ đồng thời là quản hạt Thuận Nghĩa với hơn 50.000 giáo dân cũng đã hướng lòng về cha Thục và những người bị tấn công. Điều đặc biệt là nhiều giáo xứ không chỉ thắp nến cầu nguyện mà còn treo những biểu ngữ phản đối hành động sai trái của lực lượng an ninh nhà nước qua hành vi dã man, sai trái vừa qua. Một giáo dân xứ Yên Lạc bày tỏ tâm tình: “Mọi người chúng ta ai cũng khao khát, ước muốn được sống trong một môi trường trong lành, mà muốn được như vậy ta phải cùng nhau đoàn kết đấu tranh đến cùng để Formosa không còn tồn tại trên đất nước Việt Nam này nữa. Nếu ta thờ ơ, không quan tâm đến môi trường sống thì không chỉ chúng ta, mà con cháu chúng ta cũng sẽ phải chịu hậu quả nặng nề. Mọi người sẽ sống như thế nào nếu như 10 tháng trời không có thu nhập, mong các vị lãnh đạo đặt vị trí của mình vào vị trí của ngư dân các tỉnh miền trung để thấy được cuộc sống vất vả, khó khăn mà họ đang phải đương đầu.”

Ân xá quốc tế lên án CSVN tấn công người đi kiện Formosa

Về phản ứng quốc tế, bản tin của phái viên Minh Nhật trên mạng Tin Mừng Cho Người Nghèo cũng cho hay, ngày 20.02.2017 tổ chức Ân Xá Quốc Tế – Amnesty International (AI) đã lên án việc công an hành hung những người đi kiện Formosa và kêu gọi toàn cầu cảnh cảnh giác tình trạng này. AI đã phác họa lại khung cảnh những ngư dân đi kiện Formosa bị đàn áp và ra lời kêu gọi hành động khẩn cấp trên toàn cầu đồng thời gợi ý mọi người gửi điện cho thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, bộ trưởng bộ công an Tô Lâm, và cả bộ trưởng ngoại giao Phạm Bình Minh. Amnesty nói rõ

“Việc hàng trăm công an được trang bị vũ khí đã chờ sẵn, mai phục và đánh đập kể cả đàn ông lẫn đàn bà và trẻ em. Nhân chứng – người giúp điều phối việc nạp đơn khởi kiện – tin rằng những người mặc thường phục không rõ danh tính lẩn trong đoàn người đang cầu nguyện và ném đá vào công an, những kẻ đã xịt hơi cay và dường như đã ném lựu đạn vào đoàn người. Trong khi chạy trốn, người dân tiếp tục bị tấn công đánh đập bằng gậy gộc và dùi cui điện, lần này là do công an”

Tổ chức nhân quyền này cũng cho biết hơn 700 người đã đi nạp 619 đơn kiện Formosa bằng xe máy và đi bộ. Sự việc đã bị đẩy lên căng thẳng bằng đợt trấn áp của công an kể cả đánh chảy máu linh mục Nguyễn Đình Thục. AI cũng nhấn mạnh ngay từ đầu sự nguy hại của thảm họa mà Formosa gây ra cho môi trường biển và các ngư dân miền trung Việt Nam. Hơn 270.000 ngư dân đã trực tiếp bị thiệt hại nặng nề từ khi Formosa xả thải hóa chất trực tiếp xuống biển. Trong bản lên tiếng lần này, Ân Xá Quốc Tế cũng thông tin về sự kiện 506 đơn kiện Formosa bị bác bỏ, và trước đó là chuyến đi kiện bị ngăn cản của hàng trăm ngư dân Nghệ An, đặc biệt là cuộc biểu tình của hơn 20 ngàn giáo dân Đông Yên trước trụ sở Formosa đầu tháng 10-2016.

Tôn giáo và chính trị

Đây là một vấn đề tự thân vốn giản dị nhưng lại gây ra những cuộc tranh cãi triền miên từ nhiều phía tưởng chừng không bao giờ dứt. Do những kinh nghiệm đau buồn trong quá khứ của những thời kỳ tôn giáo can thiệp quá sâu vào chính trị, người ta đã có những tư tưởng cực đoạn cho rằng tôn giáo không bao giờ được can thiệp vào chính trị và tuyệt đối phải đứng ngoài chính trị. Điều này có thể đúng đối với thứ chính trị đảng phái, chính trị nhằm mục tiêu tranh đoạt quyền bính, nhất là thứ chính trị độc tài, gian ác.

Khi nói tới tôn giáo điều quan trọng cần phân biệt giữa giới lãnh đạo tôn giáo và đám đông tín hữu thuộc tôn giáo ấy. Nói riêng giới lãnh đạo trong Giáo hội Công giáo bao gồm những tu sĩ, linh mục và hàng Giáo Phẩm. Theo giáo luật những vị này không được phép tham gia các chính đảng, cũng không được nắm bất cứ vị trí nào trong hệ thống cầm quyên từ trung ương tới địa phương[3]. Tuy nhiên, với cương vị công dân kèm theo những ý niệm về quyền hạn và phẩm giá con người do những đòi buộc trong Tin Mừng và giáo huấn nền tảng của Giáo hội, những vị này không những có quyền mà còn có bổn phận phải nói lên tiếng nói Ngôn sứ của mình trước những bất công xã hội dẫn tới hệ quả đau thương cho con người, cho đất nước.

Thế nên, khi cố Tổng Giám Mục Nguyễn Kim Điền, cố Linh mục Chân Tín, cố Giáo sư Nguyễn Ngọc Lan, các Linh mục Nguyễn Văn Lý, Phan Văn Lợi, Nguyễn Hữu Giải công khai lên tiếng vạch trần những hành vi tàn ác của đảng và nhà nước CSVN, cố Giám mục Lê Đắc Trọng viết Hối ký tố giác tội đồ Hồ Chí Minh xuống tay sát hại hàng chục ngàn nông dân, nhân sĩ, địa chủ trong cuộc Cải Cách Ruộng Đất đồng thời phanh phui chủ trương tiêu diệt Công giáo của Hà Nội qua mưu toan thành lập nhóm Linh mục Quốc Doanh ở miền Bắc và miền Nam trong thế kỷ trước, các ngài không hề làm chính trị. Cũng thế, hành vi dấn thân bênh vực người nghèo, tổ chức những buổi cầu nguyện cho quê hương, cho công lý hòa bình, kể cả tham gia những cuộc biểu tình, khiếu kiện chống Formosa và đồng lõa… của các Linh mục Dòng Chúa Cứu Thế, các Linh mục Nam gíao xứ Phú Yên, Linh mục Lai giáo xứ Đông Yên, Linh mục Thục giáo xứ Song Ngọc v.v… với sự hỗ trợ tinh thần của nguyên Tổng Giám Mục Hà Nội Ngô Quang Kiệt, Giám mục Vinh Nguyễn Thái Hợp, nguyên Giám mục Kontum Hoàng Đức Oanh từ thập niên đầu thiên niên thứ ba cho đến nay cũng nằm trong ý hướng đó. Nói chung, các ngài không làm chính trị, không chủ trương lật đổ chế độ để tranh danh đoạt lợi. Vượt lên trên tất cả, những giáo sĩ, giáo phẩm này chỉ giới hạn chức năng, ngôn ngữ, hành động của họ ở tư cách công dân cùng với vai trò Ngôn sứ trong Giáo Hội Công Giáo để bảo vệ nhân quyền, nhân phẩm và phúc lợi cho con người, cho quê hương, đất nước mà thôi.

Đối với ngưới tín hữu, Giáo hội không những khuyến khích mà còn coi việc tham gia, can thiệp vào sinh hoạt chính trị như một trách nhiệm, một bổn phận thiêng liêng phải chu toàn. Câu “Người Công dân tốt là Ngưới Tin hữu tốt” được hiểu theo ý nghĩa ngay lành này. Trong Tồng Huấn Người Tín Hữu Giáo Dân (Christifideles Laici) công bố ngày 30-12-1988, Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II viết:

“Để đem đời sống Kitô hữu vào trật tự trần thế, nghĩa là ‘đem Đạo vào Đời’ theo ý nghĩa phục vụ con người và xã hội, các tín hữu giáo dân tuyệt đối không thể từ chối tham gia vào chính trị, nghĩa là vào các hoạt động mang nhiều sắc thái như kinh tế, xã hội, tư pháp, hành chánh, văn hóa, giáo dục có mục đích cổ võ công ích một cách có cơ chế. Các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng đã nhiều lần quả quyết điều này là mọi người và mỗi người có quyền và có bổn phận phải tham gia vào chính trị dưới những hình thức khác nhau và bổ túc cho nhau với mức độ khác nhau”.[4]

 Trước khi kết thúc bài viết này, chúng tôi xin trích dẫn một đoạn trong bài tham luận của Đức Cha Vincent Nguyễn Văn Long[5] với quý chức sắc trong Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam ở Tiểu Sàigòn miền nam California, Hoa Kỳ qua chủ đề Vai Trò Tôn Giáo Trước Hiện Tình Đất Nước nhân dịp tưởng niệm Tháng Tư Đen năm 2016.

Tôn giáo và chính trị là hai thực thể mà nhiều người cho là không được trộn lẫn hay phải tách rời. Có nhiều người Công Giáo rất quảng đại đối với các dự án bác ái tình thương ở Việt nam, giúp xây nhà thờ, nhà xứ, trung tâm hành hương v.v… Nhưng họ lại rất dị ứng với các vấn đề nhân quyền và công lý. Họ có thể cho 5, 7 ngàn đôla cho giáo xứ này dòng tu nọ ở Việt Nam. Còn mua một cái vé số $10 hay $5 để ủng hộ cho tù nhân lương tâm thì họ đắn đo ngại ngùng. Họ cho rằng đó là làm chính trị.

Thế thì Chúa Giêsu có làm chính trị hay không khi Ngài thực thi sứ mạng cứu thế: “Thần trí Chúa ngự trên tôi. Ngài xức dầu tấn phong cho tôi. Ngài sai tôi đi loan báo Tin Mừng cho người nghèo khó, giải thoát cho kẻ bị giam cầm, mở mắt cho người mù, đem tự do cho kẻ bị áp bức….” (Luca 4:18)

Như thế, không ai, kể cả những người tu hành như tôi, có thể dửng dưng với những vấn nạn xã hội do sự lãnh đạo hay thể chế chính trị gây ra. Chúng ta không thể sống đạo, tức là tìm những điều hay lẽ phải, mà lại không quan tâm tới sự dữ và sự bất công đang tràn lan trên quê hương. Chúng ta không thể yêu Thiên Chúa mà lại không để ý tới tiếng kêu than của dân oan. Trước khi làm người Công Giáo, trước khi làm giám mục, tôi là người Việt Nam; tôi chịu ơn những anh hùng hào kiệt đã hy sinh cho tiền đồ dân tộc trong suốt chiều dài lịch sử. Tôi chịu ơn những chiến sỹ Việt Nam Cộng Hòa đã bảo vệ tự do cho tôi. Tôi chịu ơn những thuyền nhân đã không may mắn như tôi, nhưng cũng chính vì những cái chết thương tâm của họ mà thế giới tự do đã đón nhận những người tỵ nạn cộng sản còn sống sót như tôi.

Tôi không thể không trăn trở với hiện tình đất nước. Tôi không thể nhắm mắt làm ngơ với hệ thống chính trị lỗi thời là chế độ cộng sản đang làm cho đất nước băng hoại.  Trên huy hiệu giám mục của tôi có lá cờ Việt Nam Cộng Hòa trải ngang như làn sóng trên nền xanh là đại dương. Tôi không thể bỏ quên qúa khứ và căn tính tỵ nạn của mình. Tôi không ngần ngại khẳng định lập trường của tôi là: không bao giờ tách lìa lý tưởng một Việt Nam phi cộng sản và một Việt Nam nhân bản ra khỏi sứ mạng giám mục của tôi…”

Trần Phong Vũ

Nam California, Hoa Kỳ Thứ Hai 20-02-2017

[1] Đấng mà sau bốn mươi ngày chay tịnh, bước vào Hội đường Do Thái mở sách tiên tri Isaia tuyên đọc lời Ngôn sứ sau đây trước khi khởi đầu công trình Cứu Thế của Ngài:

“Thần khí Thiên Chúa ngự trên tôi, vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi để tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn. Người đã sai tôi đi công bố cho kẻ bị giam cầm biết họ được tha, cho những kẻ mù lòa biết họ được sáng mắt, trả lại tự do cho người bị áp bức…” Phúc âm Luca đoạn 4, câu 18.

[2] Chính Giám mục Micae có lần công khai bày tỏ thái độ thích thú, thoải mái khi người viết bài này xưng hô với ngài bằng tiếng ‘cha’ thân thương, gần gũi hơn là dùng những chức danh theo khuôn sáo.

[3] Sự kiện có một số Linh mục được bầu vào Quốc Hội dưới chế độ Cộng sản, nằm trong hai mục tiêu ác độc sau đây của Hànội. Thứ nhất dùng bả danh vọng để chiêu dụ hàng giáo sĩ đi theo chế độ, phá hoại trực tiếp tới kỷ cương, trật tự truyền thống của Giáo Hội Công Giáo. Thứ hai, dùng chính bàn tay những giáo sĩ phản bội này để phá đạo.

[4] Trích trong bản dịch Người Tín Hữu Giáo Dân trang 100/101 do Đức Ông Philipphe Trần Văn Hoài, phụ trách Văn Phòng Phối Kết Mục Vụ Việt Nam tại Vatican chuyển ngữ, Phong trào Cursillo ngành Việt Nam và tạp chí Đường Sống ấn hành tại Hoa Kỳ.

[5] Sau khi được tấn phong, Đức Cha Vincent được giáo quyền Úc Đại Lợi bổ nhiệm làm GM Phụ tá Giáo phận Melbourne và tháng 6 năm 2016 ngài được cử làm GM Chính tòa Giáo Phận Parramatta, Úc.

Nỗi Nhớ Không Nguôi

Cao Nguyên

1 – 

mới Tháng Hai, đã nhớ Tháng Tư 

chưa qua Xuân đã chết nụ cười 

trời gió chướng – được mùa nước mắt 

tràn qua tim, chảy suốt đời người! 

từ Phố Bolsa – nhìn thấy lửa 

cháy đỏ trời dọc theo Sông Ba 

bạn bè chết, nhớ tên từng đứa 

gọi nhau vào bi khúc xót xa!

2 – 

giữa Tháng Hai, đã nhớ Tháng Tư 

tại ký ức nhầm ngày, lộn chỗ 

hay đến kỳ siêu độ bạn ta 

bốn – mươi – năm tìm không thấy mộ

nỗi buồn ấy hiển nhiên có thực 

ai không tin – cứ hỏi bạn ta 

viên đạn nào bắn vào giữa ngực 

khi tim còn dồn nhịp thiết tha!

3 – 

Tây Nguyên ơi! gót hồng, đất đỏ 

vội vàng chi đi chẳng giã từ 

để bây giờ còn nghe tiếc nhớ 

núi rừng xưa in cả bóng người! 

Ruộng Đồng hỡi! luống cày vỡ đất 

gieo cho xanh hạt giống Tin Yêu 

từ mỗi chỗ đau buồn rất thật 

triệu đoá hồng Nhân Ái mọc lên ! 

 

Cao Nguyên

Nhớ Hà Tiên

Trần Quốc Bảo

 
Xa cách quê nhà mấy chục niên
Lòng luôn se sắt nhớ Hà-Tiên
Một vùng đất nước như tranh vẽ
Nổi tiếng kỳ quan, đẹp tự nhiên
 
“Thập cảnh Hà-Tiên” rất mộng mơ
Mạc-Thiên-Tích xuất thần đề thơ
Tao đàn lưu bút Chiêu-Anh-Các
Địa lý lừng danh tự thuở giờ!
 
Đông-Hồ rực rỡ ánh bình minh
Sóng nhẹ ôm mây gió hữu tình
Thoảng tiếng chuông Phù-Dung cổ tự
Gợi niềm vui, cuộc sống thanh bình
 
Hướng Tây hải đảo là Kim-Dự
Nhuộm sắc vàng hoe buổi xế tà
Hải điểu muôn phương về hội tụ
Người và chim quyến luyến hài hòa
 
Vách núi chở che vùng đất màu
Hướng Nam, sừng sững ngọn Tô-Châu
Chập chùng Ngũ-Hổ sườn Tây Bắc
Bão tố trùng khơi cũng chẳng sao
 
Hà-Tiên còn mãi nét hoang sơ
Du khách về thăm ắt chẳng ngờ
Chiêm ngưỡng Châu-Nham, vùng Đá-Dựng
Lạc vào tiên cảnh, tưởng như mơ
 
Rêu phong cửa động thêm u tịch
Thạch nhũ muôn mầu lóng lánh soi
Tiếng gió vi vu lời cổ tích
Cung đàn giọt nước nhịp nhàng rơi
 
Tích chuyện, Thạch-Sanh chàng dũng sĩ
Ra tay hào hiệp giúp cho đời
Nơi đây đá núi hình kỳ dị
Phảng phất hình dung bóng dáng người

Lưng chừng núi, có hang xuyên trống
Gió thổi mây trời hun hút qua
Mang biệt danh “Thôn-Vân Thạch-Động”
Nghĩa là: “Hang đá nuốt mây sa”
 
Hà-Tiên, gái đẹp quê Hòn-Trẹm
Cát trắng màu da,  rám má hồng
Cốt cách ngư nhân, thường biến hiện
Tìm em, đêm cứ đến Hòn-Chồng!
 
Vàng son nét sử, đất Hà-Tiên
Đoàn Nghĩa quân hơn trăm chiến thuyền,
Theo tướng Nguyễn-Trung-Trực  chống Pháp
Mật khu Ba-Trại núi Hang-Tiền
 
Nguyễn-Ánh một thời đã ẩn thân
Sau Hòn-Phụ-Tử dưỡng nuôi quân
Hà-Tiên chốn “địa linh nhân kiệt”
Triều Nguyễn tự nơi đây xuất trần.
 
Giang sơn cẩm tú Nước non ta
Bắc Việt vang danh Đảo-Cát-Bà
Nam Việt có Hà-Tiên thắng cảnh
Sánh bằng ngọc bích giữa phù sa
 
Lưu lạc tha phương đến chốn này
Hà-Tiên ơi hỡi!...nhớ nhung thay!
Một mai ta sẽ về Hòn-Trẹm
Liệu có còn “Hang đá nuốt mây”?
 
TRẦN QUỐC BẢO
Richmond, VA.

Về Vùng Nắng Ấm

Nguyễn Văn Sâm

Con đường trước mặt  yên tĩnh. Những chiếc xe nằm im lặng kế đuôi nhau sát lề từ xa coi thoáng qua như mấy con rắn khổng lồ đương ngủ kỹ sau khi ăn no kềnh bụng. Khung cảnh im ắng của buổi sáng sớm khi mặt trời còn ngủ với một chút sương mù lừng lững quyện trên đầu có sức hấp dẫn kỳ lạ khiến già Được chạy xe lòng vòng trên những con đường nhỏ ít xe cộ, cố tìm một chút thư thả để tránh sự bực bội trong lòng khi những suy nghĩ về một quyết định hơi khó khăn lúc tuổi già. 
Vùng Garden Grove, Santa Ana, Midway City, Anaheim, trung tâm người Việt của tiểu bang nắng ấm California. Ngó vô những căn nhà mà bên hông hoặc xum xuê những bụi thanh long sai trái, hoặc vài ba cây cam oằn nhánh, hay mấy cây chanh trái lớn bằng nắm tay vàng lườm, hay chắn chắn hơn, một bụi chuối với lá hình phướng quen thuộc quê nhà, già Được biết rằng nơi đó gia đình một người đồng hương đương cư ngụ. Và dĩ nhiên là ông/bà ấy hằng ngày kiếm chút thời giờ giữa hai công việc phải làm để bón gốc, tỉa cành tưới nước cho công trình mình, một chút đỡ nhớ quê cộng với một chút thanh nhàn. Thật ra già Được muốn dời nhà xuống đây lâu rồi, vùng sa mạc đồi núi khô cằn trên kia chỉ thích hợp khi người ta còn có thể lái xe phom phom vững tin mình vẫn còn đủ phong độ trong phản ứng. Bây giờ với số tuổi ngấp nghé tám mươi, lái xe đường xa xuống khu đô hội của người Việt hằng tuần là cả vấn đề. Phải di chuyển thôi, dầu rằng đụng vô chuyện nầy là có bao nhiêu điều phải giải quyết. Bà vợ thường nói là quyết định mau quá, nhà bán đổ bán tháo như đá gà thấy thua trước mắt quăng bắt vớt ăn ba ăn tư giờ chót.  Nghĩ tới đó già Được cười cười một mình, liếc qua người ngồi kế bên.
Không gian buổi tinh sương còn đượm mùi thơm nhẹ nhàng của cây cỏ, già Được mở cửa kiếng xe xuống phân nửa, hít thở không khí trong lành. Có chút gì thân mật trong cảnh trí còn đượm lại trong tâm tư lúc còn nhỏ ở Sàigòn hiện ra với khu nhà thương Grall êm đềm của những hàng cây dái ngựa rợp lá, của đám me dốt xanh cành cao vói tới mây xanh gần Sở Thú. Và những con đường chung quanh khu Thi Sách sau tòa nhà Quốc Hội, mang tính cách thanh bình và quý phái nữa!
Ông quay qua nói với vợ:                                                                                     
‘Em coi đường phố sạch sẽ, không có những bảng treo văn hóa, quyết tâm cái cóc khô gì hết mà kiếm đỏ mắt cũng không thấy những đống rác đổ bậy, càng không có những kẻ vạch quần tự nhiên phóng uế ra đường.’
‘Xứ văn minh, người ta làm theo luật, công chức công nhơn làm hết bổn phận thì chẳng những đường phố sạch mà những chuyện trái tai ngứa mắt cũng ít xảy ra.’
Trí nhớ già Được đi ngược về miền xa xôi của tuổi trẻ và chuyện thực tế ông chứng kiến trong kỳ về quê ăn Tết vừa qua.  Khắp nơi cờ đảng, cờ nước đỏ đường. Mấy hôm Tết chẳng những đầy mưa sa trên nền cờ đỏ mà đi đâu cũng thấy rác rưới hôi thúi bên dưới tấm biểu ngữ kệch cỡm ‘Mừng Đảng, Mừng Xuân…’.
Mải mê suy  nghĩ, già Được để xe mình chạy vô đường cao tốc 22, ông chép miệng lầm bầm ‘kiểu nầy cũng là biểu hiệu của tuổi già tới kế bên chưn, làm mà không có chủ ý’. Xe cộ hơi nhiều tuy rằng hầu hết đều đúng luật và rất thân thiện nhường làn xe khi mình để đèn báo hiệu.  Chợt thấy tấm bảng lớn trên lề in hình một tên khỏe mạnh, mặt bậm trợn, đương gồng gân bịt miệng một người ốm yếu, chuyện xảy ra trong một phiên tòa gây nhiều tai tiếng bên nhà,ông buột miệng hỏi vợ:
‘Em biết chuyện ngày trước Cai Nên đánh người rồi bị đánh trả không?’
‘Cách đây cả thế kỷ rồi, hình như ông nầy đánh nhà cách mạng Tạ Thu Thâu hay Phan Văn Hùm gì đó.’
‘Ừa, thằng chết bầm nầy đánh ông Phan Văn Hùm. Chuyện xảy ra năm 1928, ông Hùm đi Bến Lức định diễn thuyết chống thực dân, Cai Nên, tên chó săn của chánh quyền thực dân ngoại quốc lúc đó được lịnh cản mũi cản lái, bị cự cãi, hắn ta tức khí đánh ông Hùm và bị ông đánh lại…  Dĩ nhiên là ông Hùm bị bỏ tù vì ‘chống đối người thi hành pháp luật’. Nhưng rồi Cai Nên cũng bị sa thải sau đó không lâu, về nhà đuổi gà cho vợ. Chuyện ruồi bu nầy thì nhiều người biết.’ Với nụ cười nửa miệng thích thú, ông kể thêm. ‘Tức cười là năm nào cách đây gần bảy chục năm, lúc đó anh đâu chừng độ mười tuổi, theo bà con đi về chơi vùng Bà Điểm. Người dân ở đây chỉ cái mả nói là của Cai Nên. Mả không lớn nhưng sạch sẽ, coi ngon lành hơn các mả lạn bên cạnh. Anh len lén lên trên đó đái mỗi ngày vài ba bận. Đái vẽ rồng vẽ rắn mà khoái chí.’
Người đàn bà xẳn xớm:
‘Quậy trời thần dữ he!’
Già Được làm thinh, chăm chú hơn vô tay lái. Những chuyện có vẻ con nít, dơ dáy, thường không được đàn bà hoan nghinh. Ông im lặng suy nghĩ khi nhớ tới hình ảnh những lá cờ máu treo  bên trên và người dân đổ rác đầy tràn bên dưới. Chắc cũng là một sự phản đối ngầm được vô thức điều khiển như mình lúc nhỏ, ông đi đến kết luận và mỉm cười với mình.
Người vợ trở về thực tế:
‘ Sống cho có  căn nhà khang trang, chết cho có nấm mồ coi được được một chút với người ta!’
‘Ờ có căn nhà khang trang thì được, nhưng không nhứt thiết phải có nấm mồ coi được được. Biết bao nhiêu người chọn thiêu xác, hiến xác. Trước đây trên đường tìm tự do gần triệu người vùi thân thủy mộ… Nhưng mà thôi, nói về chuyện mồ mả buồn lắm!’
Già Được thở dài, ông không muốn mở ra thêm một cuộc tranh luận mới.  Tranh luận về dọn nhà hay không, dọn về vùng nào, mua hay mướn, mua thì chừng bao nhiêu tiền, dọn thì lúc nào thuận tiện…cũng đã làm ông nhức đầu rồi. Thêm nữa, đồ đạc những gì cần để, những gì cần bỏ. Bán hay cho, bán thì giá nào, cho thì cho ai. Ôi! Bao nhiêu là vấn đề đặt ra, không dễ dàng gì được đồng thuận.
Có tiếng điện thoại kêu vang. Người bạn mới quen không lâu, chẳng thân thiết chi mấy gọi hướng dẫn cách sống ở đây. Vợ chồng nên làm giấy ly dị, giả tách ra làm hai mới lãnh được tiền già nhiều hơn. Có thể sau nầy xin housing mỗi người một cái, cho thuê lén hay share kiếm thêm. Có địa chỉ rồi thì đi bác sĩ người mình để dễ xin thuốc nầy nọ dư gởi về cho bà con nghèo khổ bên nhà làm phước.
Già Được xin lỗi để tắt máy. Mấy cái vụ mánh mung nầy nghe chói tai mà cứ bị nghe hoài. Bực mình bực mẩy. Một kiểu tham lam lường gạt lòn lách. Bên kia đầu dây cố gắng nói thêm.  ‘Anh gần tám chục tuổi dễ xin y tá phụ đến nhà giúp đỡ. Xin được người mình thì điều đình với họ khỏi tới làm, tiền lãnh chia hai. Thiên hạ chơi chiêu nầy đầy trời.’ Già Được tắt máy không vị nể với câu nói xốc hông: ‘Cám ơn anh, anh giỏi quá! Tôi thì chịu thua không làm được chuyện kỳ cục đó!’ Tiếng giỏi quáchịu thua được Già nhấn mạnh.
Người ta thường thích làm tài khôn dạy cho người khác chuyện phi pháp. Ông nầy xúi giục mình tạo thêm một chút tham lam cuối đời để mang nặng Nghiệp trước khi Về. Đối với người biết an nhiên thì thêm một chút nữa cũng chẳng ích lợi gì. Không hưởng bậy những thứ thêm đó thì đã có ai chết đói đâu?
Ông quay sang hỏi vợ:
‘Em có coi một bài trên internet của một thức giả bên Đức kêu cứu rằng xin đừng làm xấu người Việt Nam không? Bên đó thiên hạ xuất nhiều chiêu gian lận tiền bạc mà còn đem những thói hư tật xấu ra đường như nói lớn tiếng trong điện thoại, ồn ào chen lấn nghinh ngang trên tàu điện, quần áo xốc xếch, phun nhổ bừa bãi, ngoáy tai, móc cứt mũi nơi công cộng…’
‘Có! Bên nầy mấy tật xấu đó tương đối ít hơn hay gần như không có…’.  Trầm ngâm một chút người đàn bà nói thêm:
‘Tuần trước đi mua bánh mì ở đây, em bị một bà son phấn lòe loẹt ào ào chạy vô, vẹt mọi người bất câu lớn nhỏ để tới trước quầy kêu người bán hàng bán cho hai ổ, giọng bà ta nghe bắt thấy ‘thương’. ‘Mau lên em ơi, chị đậu xe trước cửa sợ bị phạt…’ Cả đoàn xếp hàng không ai nói gì nhưng chắc là thấy ngán ngẩm chuyện bà ta làm như vậy. May là bữa đó không có người Mỹ nào, nội cái nhìn trố mắt và cái lắc đầu thở đài của họ cũng thấy mắc cở rồi.’
Mỉm cười với vợ, Già Được  nói buông xuôi:
‘Thì ai cũng có lý do khi làm chuyện trật chìa. Người bạn hồi nãy thường nói với mọi người là ‘Túng thì phải tính’. Mình làm vậy vì Nghèo. Cái Nghèo được đưa ra làm lý do tế thần để che cái Tham.’
Nghĩ tới chuyện lùm xùm về cấm đoán di dân của ông Tổng Thống đắc cử bằng phiếu của cử tri đoàn, già Được  bực bội nói một hơi:
Khi người ta làm chuyện gì đó nghĩ là không được đúng thì cái cớ đưa ra cho mọi người thấy chỉ là cái cớ giả. Thế kỷ trước người Tàu bị cấm vô nước Mỹ vì bị gán cho là dơ dáy, thiếu văn minh. Biết đâu sau nầy vài sắc dân châu Á bị cấm vì gian lận những chương trình lợi ích và gian tham như không đóng thuế khi buôn bán thức ăn, nhà hàng, tiệm nail… tới tuổi gần già thì sang nhượng tài sản lại cho con cái để được hưởng đủ mọi thứ…. Chuyện họ làm như chó ăn vụng bột, ai cũng thấy cũng biết huống gì chánh quyền, tại vì chuyện nầy chuyện kia nên người ta chưa khui ra thôi. Anh ‘xi nẹt’ với anh chàng mau miệng hồi nãy cũng vì lẽ đó. Anh không muốn dân ở đây dán một cái nhãn xấu cho người mình. Bị dán nhãn thì biết bao nhiêu là bất lợi cho người đồng chủng đến sau.
Người vợ gật đầu đồng ý:
‘Vậy đó! Có bao nhiêu ăn bao nhiêu hơn là có khả năng chi tiêu rộng rãi một chút mà lo đau đáu…’
Thấy vợ vui vui anh tấn công luôn về chuyện dời nhà.
‘Em nghĩ sao? Vùng nầy mình vui thú tuổi già được chớ? Hay là mình di chuyển xuống đây, càng sớm càng tốt?’
Người vợ đồng ý nhưng không nói rõ ràng ý của mình:
‘Xuống đây em có thời giờ như nhóm bạn của em, hằng tuần đi thăm người già trong nursing home. Họ tội lắm, thấy người đến thăm là vui mừng lộ ra mặt, có người còn rơi nước mắt. Hát hò cho họ, nói chuyện nầy nọ, cắt móng tay móng chưn cho những ông bà quá yếu khiến họ cứ bịn rịn không cho mình về…’
Già Được chộp dịp nịnh vợ:
‘Em nói như vậy thì Tâm em là Tâm thiện. Tốt lắm. Đúng ý anh. Tâm thiện thì Nghiệp chướng nặng mấy cũng thành nhẹ. Và tâm hồn thì thanh thản.’
Ông muốn nói thêm câu mà ông thường tự hào kháo khía với bạn bè: ‘Đàn ông có hồng nhan thì nhiều. Vợ chồng tri kỷ cũng không phải thiếu. Tôi vừa có hồng nhan vừa có tri kỷ. Nhưng thôi, anh sợ những lời khen quá đáng trở thành cái lổ mội trên ghe, sẽ làm cho ghe chìm trong đường dài…’
Trời tưng tửng sáng. Một vài người đi làm sớm đã lái xe ra đường. Bên lề dành cho người đi bộ hai người đàn bà dắt hai con chó đi dạo để khỏi túng chưn túng cẳng. Cặp chó đùa giỡn coi bộ khoái chí.
Già Được lái xe về phía biển Huntington Beach. Chắc phải ra biển hóng gió một chút. Đi bộ trên bờ cát nghe tiếng sóng rì rào, hít cái hương nồng vị mặn của buổi sáng yên bình bên nầy đại đương chắc ‘không bổ bề ngang cũng bổ bề dọc.’
Già Được kiếm chỗ đậu xe. Hai người xuống cát, đi lần tới cầu cảng. Trời tuy còn sớm, mấy dàn khoan ngoài khơi chưa hiện ra, cả dãi núi phía bên kia vịnh chưa chịu ló mặt nhưng mấy tay câu cũng mấp mé thùng cá ‘chiến lợi phẩm’. Những gương mặt nắng gió lầm lì, không vui không buồn, đa phần là người mình, câu để giải khuây đở nhớ quê nhớ biển vậy thôi, kiếm thêm tô canh chua nấu mẳn hay ơ cá kho quẹt trên mâm cơm thịt thà ê hề đến thừa mứa ở xứ người… Bà vợ hỏi vói một người câu khi anh ta kéo lên con cá bóng láng vẫy vùng tuyệt vọng trên móc. ‘Chia ít cá về ăn anh ơi? Bi nhiêu? Bi nhiêu cũng được mà’. Sự mua bán dấm dúi diễn ta thiệt mau vì người đi câu sợ bị ‘treo cần’ mất cả thú vui khi nhìn sợi dây căng bên dưới lúc cá cắn câu.
Ờ mà niềm vui có gì lớn lao lắm đâu trong cuộc sống chập chờn này, những cái được mất đồng thuận với nhau trong lòng bao dung hỉ xả, như người đi rà kim loại trên bãi cát kia, anh ta cứ lầm lũi quơ cái cây có gắn nam châm qua lại trên cát bằng sự kiên nhẫn đến kinh ngạc người bàng quan. Cái máy kêu tít tít và anh xúc lên một cent trong ánh mắt vui, thay vì sự thất vọng cho công khó nhọc của mình… Ở đời mà, biết bao nhiêu cho đủ! Bà vợ giả bộ đi vòng vòng dưới bờ biển, mấy đồng bạc cắc rớt lấp loáng dưới chân, có đáng g ìđâu mà thấy vui trong bụng.
Sóng ầm ì xa xa, biển dâu thay đổi, bên kia trùng trùng là quê hương mình bây giờ đã đổi thay,lạ lẫm đến chua xót. Gió thổi phất phơ mái tóc bạc trắng của cặp vợ chồng già tha hương. Già Được thấy bàn tay mình được đan vô những ngón tay khô nhiều xương của vợ. Chuyện dời nhà xuống vùng nắng ấm này già biết đã được duyệt y, chấp thuận. Ý nghĩ nhà ở đây ủm thủm mà giá cao ngất trời không còn ám ảnh cản trở ai nữa.
‘Biển đẹp thiệt’, già Được nói trong khi xiết mạnh mấy ngón tay.
 

Nguyễn Văn Sâm

(Victorville, CA. Rằm tháng giêng con Gà 2017)

Bà Bùi Minh Hằng, chứng tích sự thất bại của Cộng Sản Việt Nam

Trần Phong Vũ

Tù Nhân Lương Tâm Bùi Thị Minh Hằng trước cổng nhà tù Gia Trung – Hình trên NET

Hôm Thứ Bảy 11-02-2017, bà Bùi Thị Minh Hằng, người phụ nữ kiên trì đấu tranh cho quyền sống, quyền làm người Việt Nam đã hiên ngang bước qua cổng nhà tù Gia Trung, Gia Lai, kết thúc ba năm bị CSVN giam giữ. Dủ công an được lệnh ngấm ngầm  ngăn cản, nhưng đã có không ít những khuôn mặt đấu tranh từ Sài gòn và các tỉnh miền tây tới chào đón tù nhân lương tâm danh tiếng này.

Được biết bà Hằng bị bắt vào ngày 11/2/2014 khi trên đường tới thăm nhà bất đồng chính kiến Nguyễn Bắc Truyển tại huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp

Thời điểm bước ra khỏi nhà tù cũng như ngày bà Hằng nhận bản án oan sai đã để lại những dấu ấn đậm nét về sự thất bại của Hànội.

Từ ‘nhà tù nhỏ’ bước ra ‘nhà tù lớn’

Đúng 7 giờ 50 sáng Thứ Bảy 11-02-17, trước cổng tù vừa khép lại sau lưng, tay trái ôm bó hoa rực rỡ, tay phải bà Hằng vẫy chào đám đông túc trực náo nức đón bà. Tiếng vỗ tay hoan hô vang dội khi tiếng cựu TNLT Bùi Thị Minh Hằng sang sảng cất lên.

“Tôi vừa tốt nghiệp ưu hạng trường đào tạo những nhà tranh đấu cho Tự Do, Nhân Quyền Việt Nam do nhà cầm quyền cộng sản tổ chức”.

Tiếng cười nói, tiếng hoan hô và tiếng vỗ tay tiếp tục vang lên trong gió sớm

Với nét cười rạng rỡ đón nhận những vòng tay thân ái của đồng hương, trong số có người con trai là Bùi Trung Nhân, ông bà Nguyễn Bắc Truyển, chị Dương Thị Tân, cô Nguyễn Thị Thúy Quỳnh, anh Nguyễn Văn Minh[1], một số tín độ Phật giáo Hòa hảo, bà Hằng lên tiếng bày tỏ lòng biết ơn đối với tất cả những cá nhân, đoàn thể đồng bào trong ngoài nước, bao gồm những cơ quan bảo vệ Nhân quyến Quốc tế… đã hỗ trợ, an ủi, nâng đỡ bà trong suốt thời gian lâm nạn. Bà lớn tiếng tuyên bố.

“Sẽ có ngày tôi khởi tố vụ án phi nhân, phi pháp này ra trước Tòa Án Quốc Tế để cho công luận thế giới thấy rõ sự ‘rách rưới’ của một nền tư pháp rừng rú dưới chế độ gọi là Công hòa Xã hội Chủ nghĩa Công sản Việt Nam”.

Vẫn với âm sắc tự tin, đanh thép quen thuộc của những ngày nào, nhìn thẳng vào đám đông qua cặp kính mát, bà Hằng nói tiếp.

“Nhân dịp này tôi muốn nhắn gửi tất cả những bạn bè đấu tranh của tôi rằng: Đừng ai sợ đi tù. Vì nhà tù chính là nơi đào luyện chúng ta. Nơi giúp chúng ta tự mình trải nghiệm những khổ đau, nhục nhằn để từ đấy nhận rõ hơn tâm địa và những hành vi độc ác của kẻ thù, không phải chỉ riêng đối với những người trực diện tranh đấu như chúng ta, mà toàn thể đồng bào cũng đang phải gánh chịu.”

Theo bản tin BBC, trên đường từ nhà tù Gia Trung về Sàigòn, bà Hằng đã ghé nhà bà quả phụ thày giáo Đinh Đăng Định ở Dak Nông để thắp hương trước bàn thờ nhà hoạt động nhân quyền cựu TNLT này. Được biết thày Định được trả tự do cùng thời gian với người tù thế kỷ Nguyễn Hữu Cầu, nhưng chỉ ít ngày sau thày qua đời vì bệnh ung thư giai đoạn cuối. Được biết, hồi ấy vì biết thày sẽ chết nên họ mới trả tự do cho nạn nhân.

Sau cuộc hành trình dài, chiều tối cùng ngày bà Hằng và một số thân nhân, bằng hữu tới thăm Dòng Chúa Cứu Thế Kỳ Đồng, Sàigòn. Linh mục Phạm Trung Thành nguyên Bề Trên Dòng, một số Linh mục và hàng trăm người đã túc trực tại đây để chào đón người vừa về từ ngục tù cộng sản. Đối diện mọi người, sau khi bày tỏ lòng biết ơn về sự hỗ trợ và lời cầu nguyện của Nhà Dòng đã giúp bà vượt qua mọi khó khăn, thử thách trong ba năm tù CS, bà Hằng tâm tình với cô Đỗ Thị Minh Hạnh, cựu TNLT và là một trong những sáng lập viên Công đoàn Độc lập.

“Động lực đấu tranh của chị có được là nhờ những người đi trước… như em. Chính họ -nhà cầm quyền và những nhà tù do họ dựng lên- đã tạo dũng khí cho chúng ta tranh đấu và giúp cho chúng ta trưởng thành.”

 “Khoảnh khắc đời người”

Đời người có những khoảnh khắc dị thường, biến ta thành con người khác. Nó được Người Buôn Gió ghi lại trong một bài viết diễn tả cái ‘sát-na’ hiếm có ấy nơi bà Bùi Thị Minh Hằng trong vụ án oan sai ở Đồng Tháp năm 2014. Sau khi thuật lại cuộc trao đổi giả tưởng đầy kịch tính giữa viên sĩ quan Công an CS với vai trò thẩm vấn và một tù nhân, tác giả viết.

“Từ hai người nông dân hiền lành, vô danh như Nguyễn Văn Minh, Nguyễn Thuý Quỳnh, họ đã để lại tên mình trong tâm khảm của hàng triệu người dân Việt Nam về sự oan ức, bất công, sự dối trá của hệ thống pháp luật hiện nay, cũng như mưu toan thủ đoạn bất nhân của nhà cầm quyền.

Cái khoảnh khắc họ đứng nhận phán quyết của toà án, cũng là khoảnh khắc họ đã ghi tên mình vào lịch sử như những chứng nhân của sự bất công, tha hoá, phi đạo đức tràn lan trong chế độ.

Một người phụ nữ bình thường với tính cách dân dã, chợ búa như Bùi Thị Minh Hằng, học thức không cao, gần cả cuộc đời chỉ toan tính thiệt hơn trong kinh doanh bỗng nhiên đã tìm được khoảnh khắc để làm chói sáng cuộc đời mình. Để được những khoảnh khắc như thế, người ta phải vượt qua những toan tính tầm thường, phải có một nội tâm sâu sắc và niềm tin mãnh liệt. Để đi đến khoảnh khắc ấy là bao nhiêu thử thách, bao nhiêu cám dỗ, bao nhiêu lời đường mật đưa ra để ngăn cản.

Những con cá hồi làm cuộc hành trình hàng chục ngàn cây số, đối đầu với những sự chết chóc bởi những con cá to lớn hung ác. Để làm gì, để chúng đến một nơi chúng sẽ chết. Và cái khoảnh khắc được chuyển sang màu đỏ hồng phơi chết trên mặt nước, đúng cái nơi mà chúng muốn, đúng cái thời điểm chúng muốn. Đó là khoảnh khắc vĩ đại nhất trong đời con cá hồi nào có được. Hàng triệu con khác đã chết trên đường đi. Chỉ những con cá hồi về được nơi chúng muốn chết là cái chết có ý nghĩa, vì nó sẽ sản sinh ra những sức sống mới cho thế hệ sau…”

‘Khoảnh khắc đời người’ của bà Bùi Thị Minh Hằng ba năm trước. Nguồn ảnh trên NET

Trong chớp mắt, Người Buôn Gió Bùi Thanh Hiếu đã chụp bắt được cái khoảnh khắc họa hiếm ấy trên gương mặt cương nghị và trong ánh mắt sắc bén chan chứa tình người nơi người phụ nữ “dễ có mấy tay” mang chung một họ với anh. Nó đã theo sát bên bà Hằng, trang bị cho bà một ý chí sắt thép, một trái tim yêu thương đồng bào, gắn kết với Quê hương Việt Nam như hình với bóng, để hơn một lần dứt khoát trả lời KHÔNG trước lời dụ dỗ của chế độ: trả tự do sớm nếu chấp nhận bỏ nước lưu vong xứ người[2].

 Khoảnh khắc biến một doanh gia thành một nhà tranh đấu

Cũng như đám đông, tôi chỉ biết về bà Bùi Thị Minh Hằng qua thành tích đấu tranh và chuyện ra tù vào khám của bà. Cho đến khi tìm đọc những bài viết cùa nhiều người, trong số có Huỳnh Ngọc Chênh, Nguyễn Thiện Nhân, cách riêng Người Buôn Gió, tôi không khỏi ngỡ ngàng, cảm phục với lòng biết ơn người phụ nữ đáng mến này.

Trong bài viết “Phiên tòa khốn nạn và những thằng điên” Người Buôn Gió kể lại lần gặp bà Hằng nhân phiên tòa xử LS Cù Huy Hà Vũ ở Hànội. Một đoạn anh viết.

“… Thế rồi chị gắn bó với anh em chúng tôi, trong những cuộc biểu tình suốt cả mùa hè rực lửa năm 2011.

Trước khi đến với anh em chúng tôi, chị Bùi Thị Minh Hằng có một gia sản lớn, có một nhà hàng sang trọng sổ đỏ mang tên chị ở một con đường trung tâm thành phố Vũng Tàu, một ngôi nhà riêng và nhiều cổ phần ở cây xăng, bệnh viện tư, tàu vận tải. Hoá ra chị còn điên hơn tất cả chúng tôi. Chị nói, từng ấy năm bây giờ mới sống đúng con người của mình, đó là không thể làm ngơ trước bất công sai trái trong xã hội này, bất kể đứa nào làm sai đều phải vạch mặt.

Quãng thời gian chị ở Hà Nội tham gia biểu tình, nhà hàng đóng cửa. Chị không màng đến những nơi chị góp vốn làm ăn thế nào, họ báo cáo lỗ là vì sao. Chị dường như không còn quan tâm đến cái chuyện làm ra tiền nữa. Khi chị bị bắt, những kẻ mà chị góp vốn cùng đã làm sạch bách các cơ sở, rồi chúng báo với chị là lỗ vốn. Ác nghiệt là nhà hàng chị bị ngân hàng đòi xiết nợ, một số nợ cộng thêm số lãi thành gấp đôi.

Bùi Thị Minh Hằng đến với cuộc biểu tình chống TQ từ một người đàn bà có gang, có thép bởi tiền bạc. Khi ra tù ở trại Thanh Hà, chị bỗng trở thành khánh kiệt vì bọn góp vốn lừa đảo, chúng nhân dịp chị bị tù, thấy báo chí lên án chị, chúng hiểu chính quyền sẽ ghét chị, vì thế chúng giở thủ đoạn mượn gió, bẻ măng. Đã vài lần tôi muốn giúp chị, xử lý những đứa lừa chị, theo cái cách mà tôi làm khi còn trẻ. Nhưng chị kiên quyết ngăn vì sợ nếu có làm sao vợ con tôi khổ.

Phá sản, bệnh tật, bỗng dưng mang án tù. Người đàn bà ấy không một lời than thở. Chúng ta hẳn chưa ai nghe chị kể trên mạng về những gì chị đã mất. Chị coi như đó là của phù du, những cái mất đi ấy không làm chị sờn lòng, chị vẫn tiếp tục con đường đấu tranh với những bất công mà chị đã chọn.

Tôi gắn bó với chị chỉ vì tôi nhìn thấy những hy sinh mà chị đã mất. Thực ra tôi ngại cái tính nóng như lửa của chị, vì nóng tính mà đôi khi chị nặng lời với anh em từng gắn bó với nhau những lúc gian nan. Nhưng về tinh thần của chị với đất nước, nếu ai đã thấy không thể nào không nể phục…”

Bà Bùi Minh Hằng trước và sau 5 tháng tù đầu tiên. Hình trên NET

Qua những tiết lộ trên đây của Người Buôn Gió, bây giờ tôi hiểu được tại sao trong các cuộc biểu tình chống Trung Quốc từ năm 2011 và sau đó, lúc nào bà Bùi Thị Minh Hằng cũng trang phục thật đẹp, thật sang, đúng mốt, ngay cả khi bà đứng trước vành móng ngựa, lúc bước vào nhà giam hay ngày ra khỏi tù. Hai tấm hình trên chụp năm 2011. H.1 mang nón, mặc áo dài với khẩu hiệu chống Tàu cộng trên khăn quàng đó viền vàng với nét cười sang cả, rạng rỡ trên môi. H.2 chụp sau 5 tháng bị bắt và bị bị đày đọa, bà Hằng tuyệt thực, cất mạch máu tay để phản kháng chế độ ở trại Thanh Hà.

Kẻ thua đậm: đảng và nhà nước CSVN

Quan sát vẻ mặt rạng rỡ, ánh mắt sáng ngời, nụ cười tự tin và nghe những lời tuyên bố chắc nịch của người tù lương tâm vừa ra khỏi nhà tù cộng sản sáng 11-02-17, người ta nghĩ ngay tới kẻ thua cuộc lần này vẫn không ai khác hơn là Hànội. Đấy là một nghịch lý, nhưng là một nghịch lý có thể hiểu được. Nó tương tự như điều hàm ngụ trong câu ca dao quen thuộc của người bình dân Việt Nam.

Nực cười châu chấu đá xe,

Ngỡ rằng chấu ngã, ai dè xe nghiêng.

Châu chấu đá xe ví như trứng chọi đá. Theo lẽ thường, bên nào thắng bên nào bại, bên nào được bên nào thua, là chuyện đen trắng rành rành không cần bàn cãi! Nhưng, theo cách nhìn và cách suy nghĩ đơn sơ, mộc mạc, trong suốt như pha lê, nặng về tinh thần, tâm linh của người bình dân Việt Nam, chấu không ngã nhưng xe đã bị xô nghiêng!

Bà Bùi Thị Minh Hằng, một phụ nữ chân yếu tay mềm đối đầu một hệ thống đảng và nhà cầm quyền được chống lưng bởi cả triệu công an, bộ đội với xe tăng, vũ khí, bom đạn cùng mình, theo triết lý của kẻ mạnh, đương sự sẽ không tránh khỏi bị nghiền nát! Nhưng, vẫn với cách nhìn và lối suy nghĩ của người bình dân trên đây, nghịch lý có khả năng xảy ra. Và cũng có thế hiểu. Hơn thế còn được nhiều người chia sẻ.

Sau phiên tòa ô nhục ở Đồng Tháp ngày 26-8-2014, Hànội muối mặt cột cho bà Hằng ba năm tù, Faceblogger Nguyễn Thiện Nhân đã viết bài “Xử Bùi Hằng, chính quyền thua toàn diện”. Tác giả viết.

“Bùi Thị Minh Hằng là một biểu tượng cho sức mạnh đấu tranh của phụ nữ ở tầng lớp bình dân. Nói là bình dân vì chị không phải người học cao hiểu rộng, chị cũng không thuộc tầng lớp thượng lưu, càng không phải quan chức nhà nước. Nhưng lạ thay, chị là một phụ nữ có sức mạnh ‘vô biên’

Chị đấu tranh không ngơi nghỉ ở mọi nơi, từ bắc vào nam làm công an khó chịu và phải tăng lực lượng bám theo chị mỗi khi có bất cứ sự kiện gì dính đến chính trị. Chị lăn xả, giúp đỡ những người dân thấp cổ bé họng bị áp bức; chị tham gia hoạt động nhân quyền; chị biểu tình chống Trung Quốc xâm lược; chị hiệp thông cầu nguyện cho tù nhân lương tâm; chị vạch trần thủ đoạn của lực lượng an ninh chìm nổi… Thân thể chị còn để lại những thương tích bầm dập sau những lần va chạm với công an nhà nước. Chị trở nên mạnh mẽ phi thường khiến chính quyền lo ngại, họ bắt chị đi ‘cải tạo’ 2 năm vô lý tại trại Thanh Hà. Các blogger, trí thức, nhà văn lên tiếng trên blog, các trang mạng quốc tế đăng theo, tin tức lan tỏa kết hợp sự đấu tranh bất khuất của chị Hằng. Sau hơn 5 tháng, chính quyền buộc phải trả tự do cho chị…

… Xử chị tội ‘gây rối trật tự công cộng’ khiến dư luận dấy động làm xấu thêm bộ mặt của chính quyền vốn bế tắc trước sức mạnh đấu tranh đang dâng trào của những người đòi dân chủ. Quả không may cho Hànội khi lỡ dại bắt người phụ nữ có sức mạnh ‘vô biên’. Kỳ thực đây là một vụ án chính trị và chính quyền đã thua hoàn toàn.”

Vài suy nghĩ chót trước khi kết thúc

Đọc những bài viết của hai bloggers Người Buôn Gió, Nguyễn Thiện Nhân, nhìn tấm hình bà Bùi Thị Minh Hằng tại phiên Tòa ở Đồng Tháp, rõ ràng Hànội đã thua đau. Quan sát hình ảnh trên clip video ghi lại giây phút bà Hằng với nụ cười đắc thắng, đầu cao mắt sáng bước qua cổng nhà tù Gia Trung để ôm lấy đám đông đồng bào đang chờ đợi sáng hôm 11-02-2017, tôi có chung một ý nghĩ. Một lần nữa Hànội lại thua đậm!

Bất giác tôi nghĩ tới Lê Thị Công Nhân, Huỳnh Thục Vy, Nguyễn Hoàng Vy, Trịnh Kim Tiến, Nguyễn Phương Uyên, Phạm Thanh Nghiên, Dương Thị Tân, Cấn Thị Thêu, Đỗ Thị Minh Hạnh, những khuôn mặt đấu tranh thuộc phái nữ như bà Bùi Thị Minh Hằng. Từ đấy gợi nhắc tôi nhớ tới một đoạn trong lá thư Thượng Nghị Sĩ Bill Cassidy gửi bà Hằng hôm 09-9-2015 thời gian bà đang thụ án oan tại Gia Trung.

 “Dù bị tước quyền tự do và bị buộc phải sống trong điều kiện giam cầm tồi tệ, bà vẫn tìm cách động viên những người cùng hoạt động xã hội với mình. Tôi xin vinh danh lòng can đảm và sự mạnh mẽ của bà”.

Rõ ràng nhà lập pháp Hoa Kỳ đã nhìn ra tấm lòng yêu thương quê hương dân tộc, ý chí kiên cường, thái độ can đảm và sức mạnh vô biên có sức lan tỏa, gọi mời của người phụ nữ Việt Nam mang tên Bùi Thị Minh Hằng. Không phải trong đời thường mà ngay trong lúc Tù Nhân Lương Tâm này còn đang nằm trong bàn tay sắt máu của chế độ nhà tù Cộng Sản. Hẳn ông cũng chia chung niềm hy vọng và cũng là niềm tin với trên 90 triệu đồng bào ta là chính những đặc tính ấy nơi bà Hằng sẽ là chất xúc tác nối kết toàn thể dân tộc trong và ngoài nước lại với nhau thành một khối để sớm xua tan bóng tối sự ác, mở ra một trang sử mới cho dân tộc.

Viết để vinh danh bà Bùi Thị Minh Hằng

Trần Phong Vũ

  [1] Trong phiên tòa sơ thẩm ngày 26 tháng 8 năm 2014, tòa án tỉnh Đồng Tháp đã kết án bà Bùi Thị Minh Hằng như thủ phạm chính, với 3 năm tù giam, anh Nguyễn Văn Minh, 2 năm 6 tháng tù giam, và cô Nguyễn Thị Thúy Quỳnh, 2 năm tù giam, về tội danh ‘gây rối trật tự công cộng’ theo điều 245 Bộ Luật Hình sự. Cả ba người đều kháng án không nhận tội. Ngày 12/12/2014 một tòa án phúc thẩm của nhà nước CSVN giữ y án của tòa sơ thẩm. Anh Minh và chị Thúy Quỳnh ra tù trước và sáng Thứ Bảy 11 tháng 02 vừa qua đã cùng mọi người đi đón bà Hằng.

[2] Trả lời cuộc phỏng vấn của đài Tiếng Nói Hoa Kỳ nhân dịp cùng vợ và một số đồng hương đi đón bà Hằng hôm 11-02- 2017, ông Nguyễn Bắc Truyển cho hay.

“Chị Bùi Thị Minh Hằng là nhà tranh đấu cho quyền con người tại Việt Nam. Chính vì đấu tranh cho nhân quyền nên chị bị giam cầm, tù tội trong 3 năm vừa qua. Vừa rồi chị cho gia đình hay là Bộ Công An của chế độ vào khuyên chị nên đi định cư ở Hoa Kỳ, đổi lại họ sẽ thả chị sớm, nhưng chị Hằng đã kháng khái  từ chối đề nghị này. Chị Hằng tuyên bố là chị sẽ ở lại cho đến ngày cuối cùng của hạn tù, và sẽ tiếp tục không ngơi nghỉ con đường đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền Việt Nam.”

 

Tôi đi mổ tim

Nguyễn Đức Trọng

Lưu ý: Bài viết chỉ nhằm chia sẻ một kinh nghiệm để đời khó mà quên, cùng góc độ nhìn chứ không nhằm chữa bệnh.

Ngày đi mổ, giờ hẹn là 7 giờ sáng nhưng bệnh viện yêu cầu đến sớm hai tiếng để làm thủ tục. Kết quả là phải để đồng hô báo thức lúc 3 giờ sáng hầu có đủ thời giờ mà tập thể dục, tắm xà phòng như bác sĩ mổ yêu cầu, không sức dầu thơm, không xoa kem dưỡng da, rồi xoa “antibiotic ointment” trên môi và trong mũi trước khi rời nhà, v.v. Nhóm bác sĩ mổ tim của bệnh viện Inova Fairfax Hospital đã viết xuống giấy, dặn dò cẩn thận mọi chuyện cũng như đưa cho một quyển cẩm nang để bệnh nhân và người nhà an tâm trong ca mổ, cũng như hiểu rõ mọi giai đoạn từ các chứng bệnh về tim, việc chữa trị, thời gian bình phục, thực đơn nên theo sau khi mổ, xác suất khỏi bệnh, xác suất tử vong, v.v.

Bệnh viện yêu cầu có ít nhất một thân nhân đi theo để có gì còn làm quyết định thay cho bệnh nhân. Phần tôi chỉ có cô hàng xóm đi theo, những bệnh nhân khác được cả ba, bốn người đi tháp tùng cho lên tinh thần. Tôi không lo lắng với kết quả vụ mổ vì đã chấp nhận, nhưng cô hàng xóm chắc chắn là lo đến mất ăn mất ngủ cả tháng qua, vì tôi từ chối không chịu đi mổ liền sau khi bác sĩ khám phá là tôi bị nghẹt 100% trên hai mạch chính (main artery) đưa máu trở về tim. Chưa kể vẫn đi du lịch, dù bác sĩ khuyên ở nhà. Mạch bên phải quả tim bị nghẹt làm thiếu máu cung cấp cho hai lá phổi và đó là lý do hay bị ho, sưng phổi, bị ách xì mổi khi khí hậu thay đổi, hơn xa một người bình thường. Bên trái mạch trước quả tim bị nghẹt khiến toàn bộ cơ thể bị ảnh hưởng.

Sau khi làm các thủ tục giấy tờ xác định tôi đúng là bệnh nhân của ca mổ tim, tôi được cho vào ngồi trong phòng chờ để y tá cân đo và hỏi đủ mọi chuyện liên quan đến sức khỏe. Các bác sĩ, y tá trong nhóm mổ lần lượt xuất hiện và đến bắt tay cùng tự giới thiệu. Bác sĩ trưởng nhóm mổ thông báo cho biết là với các hình chụp quang tuyến mới nhất, chụp hai ngày trước, cho thấy là ngoài chuyện hai mạch máu bị nghẹt, quả tim của tôi lại có một bọc trắng chứa nước khá to nằm che phía trước. Do đó trước khi làm câu dẫn cho hai mạch máu bị nghẹt, một bác sĩ tim khác sẽ phải cắt và lấy đi cái bọc trắng đó (heart cysts). Thời gian mất thêm cho vụ mổ có thể là 15 phút. Hỏi ra mới biết là cái bọc trắng đó là do bẩm sinh, không phải ai cũng có. Nếu không có vụ mổ tim, bác sĩ có thể chỉ châm kim vào và rút nước trong bọc ra là xong. Nay nhân ngực được mở, bác sĩ sẽ cắt bỏ cái bọc đó luôn và thử nghiệm xem có bị ung thư hay nhiểm trùng gì chăng.

Tôi chỉ nhớ đến đây với câu chuyện chờ đợi mổ vào buổi sáng. Khi mở mắt ra thì thấy cô hàng xóm đang đứng trước mặt và quơ tay qua lại hỏi tôi có biết ai đây không. Tôi tức cười quá bảo là cô chứ ai. Sau đó y tá xuất hiện cho biết là ca mổ của tôi đã xong với kết quả rất tốt, cho biết là tôi đang ở phòng hồi sinh (ICU), rồi hỏi tên tôi với ngày sinh, và có biết là tôi đang ở đâu không. Đây là họ muốn kiểm lại là trí nhớ của tôi có bị ảnh hưởng chi không với thuốc mê trong vụ mổ. Thấy tôi trã lời rõ ràng mọi câu hỏi, họ an tâm cho tôi nước uống, đắp thêm mền ấm như tôi yêu cầu. Họ cho biết là nếu tình trạng tiến triển khả quan, tôi sẽ được chuyển ra phòng bình thường nhưng rộng hơn vào tối nay.  Phòng ICU thì một y tá trông nom cho một bệnh nhân 24/24, ngoài phòng thường thì một y tá trung bình trông 6 bệnh nhân hay hơn.  Để theo dõi tình trạng bệnh nhân mới mổ, tôi sẽ phải nhịn ăn cho đến sáng mai, uống nước thì được. Vì thấy tôi đã tỉnh, không có quờ quạng chi, nên hai bàn tay của tôi được tự do, không bị buộc chặt xuống giường như vài bệnh nhân khác. Họ chỉ yêu cầu tôi nằm yên tại chổ, cần chi thì bấm nút gọi y tá, ngay cả chuyện tiêu tiểu.

Cô hàng xóm tiếp lời cho biết là tôi được đưa vào phòng mổ lúc 7 giờ hơn chút, và đến 10 giờ 30 thì cô y tá trong phòng mổ gọi ra cho biết là ca mổ thành công, chỉ mất có tổng cộng ba tiếng rưỡi, thay vì từ 4 đến 6 tiếng như dự tính. Họ sẽ đưa tôi ra phòng ICU, sau khi đóng lại vết mổ và lau chùi sạch sẽ. Hỏi tôi cảm thấy thế nào, tôi cho biết là ngực thì hơi đau nhưng không đến nổi phải la làng, chỉ có hơi khó chịu vì thấy ống cắm đầy người cùng các vết băng. Cô y tá cười và cho biết là tôi phải chịu như vậy trong những ngày ở bệnh viện chờ hồi phục. Nhưng sẽ được tháo bỏ ra từ từ trong vài ngày sắp tới.

Nhân dịp cô y tá rảnh rang và trông cô vui vẻ trã lời các câu hỏi, tôi bèn hỏi thăm về từng vết băng trên người cùng những giây ống hiện đang nối đầy người. Nhờ vậy tôi mới liên kết được việc mổ tim của tôi, cũng như ý nghĩa của của chữ “open heart surgery” là thế nào. Khi một mạch máu của tim bị nghẹt, nếu chỉ nghẹt từ 40 đến 60% thì bác sĩ sẽ cho bệnh nhân uống thuốc loảng máu và trợ tim, cùng khuyến cáo cải thiện việc ăn uống như ăn ít đi, bớt lượng thịt đỏ, dầu mở, v.v. Nếu nghẹt từ 60% đến 80%, thì khi làm soi tim thử nghiệm, bác sĩ sẽ bơm bong bóng làm thông nơi bị nghẹt và sau đó đặt vào một vòng xoắn (stent) hầu giúp mạch máu nơi đó vững chắc hơn. Còn nếu mạch máu bị nghẹt từ 80% đến 100% thì phương pháp chữa trị duy nhất hiện nay được hiệp hội y khoa chấp nhận là dùng 1 tỉnh mạch khác trong người để câu dẫn cho máu đi vòng qua chổ bị nghẹt (by-pass surgery).

Xin mở ngoặc ở đây để nói về một phương pháp mới làm thông mạch tim dù đã bị nghẹt 100%. Phương pháp mới này do trường đại học y khoa Boston đề xướng. Họ chuyền vào máu một loại thuốc làm mềm phần bị nghẹt. Sau đó dùng các dụng cụ thông tim đi đến nơi bị nghẹt và dùng một mũi khoan xuyên qua, rồi rút các chất dơ làm nghẹt ra khỏi mạch máu. Sau đó chỉ việc đặt vòng xoắn (stent) vào đó là xong.  Một bệnh viện vùng Florida đã thử nghiệm và thành công với 6 bệnh nhân, nhưng khổ cái là phương pháp này vẫn chưa được chuẩn nhận với hội y khoa Hoa Kỳ. Mà chạy đi xuống Florida xin được làm vật thí nghiệm với phương pháp này cũng quá khó khăn cho một người ớ xa, nên tôi chào thua.

Nếu nơi bị nghẹt nằm ở trên một mạch không quan trọng, ví dụ như chỉ một hoặc hai nơi ở mạch bên phải, bác sĩ giải phẩu có thế áp dụng phương pháp giải phẩu vi tiểu để câu thông mạch máu bằng nhưng dụng cụ thật nhỏ đi kèm với thâu hình. Trong trường hợp này, bác sĩ không cần cắt mở lồng ngực bệnh nhân, không cần cho tim phổi ngừng đập, mà chỉ cần soi ba hay bốn lổ nhỏ chung quanh khu vực tim bị nghẹt mà thôi. Như vậy thời gian vết mổ được lành và sức khỏe phục hồi sẽ thật nhanh.

Trường hợp của tôi vì hai nơi bị nghẹt đều năm trên mạch chính, một bên phải và một bên trái, bác sĩ cho biết là không thể nào áp dụng giải phẩu vi tiểu được mà phải áp dụng phương pháp thông thường là họ sẽ cưa xương giữa hai lồng ngực, rồi banh ra (giống như chúng ta đội chiếc xe lên lúc thay bánh xe vậy), để có thể thấy quả tim rõ ràng. Sau đó, máu sẽ được rút hết ra cho vào một bình chứa, cùng lúc các mạch máu trong người sẽ được nối vào một cái máy “heart and lung machine” sẽ bơm một dung dịch thay thế máu và khí oxy nuôi dưỡng các bộ phận khác trong người như bộ óc, thận, gan, v.v. Còn quả tim và phổi thì được cho nằm yên để bác sĩ dùng một tỉnh mạch cắt dưới chân đem lên để câu thông qua nơi bị kẹt. Nhờ có cái máy “heart and lung machine” này, cùng việc để quả tim và phổi bất động, việc câu thông mạch máu của quả tim trở nên dễ dàng, ít có tai nạn xãy ra bất ngờ đưa đến chuyện xuất huyết, kích tim, đứt mạch máu não, v.v. và đưa đến tử vong. Đó là chưa kể việc gây mê đã được dùng một liều nhẹ hơn và liên tục thẳng vào máu, thay vì một lần thật nhiều khi bắt đâu mổ rôi thôi, đã khiến nhiều bệnh nhân yếu trong người đã ngủ luôn không dậy nữa. Mặc dù bác sĩ mổ cho biết xác suất tử vong là 1%, nhưng theo thống kê thì con số đó thấp hơn nhiều. Có thể còn thấp hơn một phần ngàn.

Sau khi đã làm xong việc câu dẫn mạch máu, dung dịch nước biển cùng các ống nối trên người bệnh nhân sẽ được rút ra. Máu sẽ cho chạy vào trở lại. Tim và phổi sẽ được kích thích cho đập trở lại từ từ như bình thường. Khung xương lồng ngực được cho về lại vị trí cũ, bác sĩ sẽ dùng một sợi dây kim loại để nối sát hai khung xương lại với nhau, cùng dùng một loại keo đặc biệt giữ chặt hai khung xương và kích thích xương tăng trưởng cho mau lành. Sợi dây kim loại này (sternal wires) không có phản ứng với máy báo động nơi kiểm soát an ninh ở phi trường, vậy các bạn đừng lo nha. 🙂

Nhìn vết mổ nơi ngực dài chừng 20cm, tôi thấy cũng hơi ớn, nhưng lạ là không thấy vết may hay băng lại gì hết. Cô y tá cho biết vết may nằm ở bên trong nên không tạo thành vết sẹo lớn như trước. Ngoài ra, nhờ môi trường trong bệnh viện trong sạch, vết thương không cần băng lại và như vậy sẽ mau lành hơn. Bên dưới vết mổ, tôi thấy có ba cái ống đường kính chừng 15mm đi vào trong người, cô y tá cho biết đó là ba ống hút giúp đưa ra ngoài những huyết dịch, huyết tương chảy ra từ các vết mổ, cắt vá bên trong người. Ba cái ống này thật làm phiền tôi, vì vướng chúng bệnh nhân không thể nào hít vào cho đầy phổi, hoặc thở bụng nếu muốn. Nhìn thấy ống câu thông nước tiểu, cô y tá cho biết đó là thủ tục bình thường để tránh bệnh nhân đái văng tung tóe trong phòng mổ, trong lúc ai nấy đều bận không có thời giờ lau chùi. Ống thông nước tiểu này sẽ được rút ra vào hôm sau, bệnh nhân cần uống nước cho thật nhiều để có thể đi tiểu trở lại như bình thường trong vòng 6 tiếng, vì nếu không họ sẽ gắn trở lại và uống thuốc thông tiểu thêm vài ngày nữa.

Ngày thứ nhất sau khi mổ, tôi chỉ nằm trên giường và không được ăn gì. Qua ngày thứ hai, họ bắt đầu cho ăn nhẹ, và bắt tôi phải ra ghế ngồi,  cùng khuyến khích đi bộ chung quanh tầng lầu. Ngày thứ ba, họ chỉ cách leo thang lầu sao cho an toàn, và gia tăng số vòng đi bộ, cùng lúc ăn uống nhiều hơn. Chiều tối ngày thứ tư, y tá làm thủ tục cho tôi về lại nhà, sau khi giúp tôi tắm rửa và chỉ dẫn cách lau chùi các vết mổ khi về nhà. Tôi phải tắm và lau chùi các vết thương mỗi ngày một lần. Các khăn lau và quần áo đều phải thay mới hàng ngày. Hôm cuối, có nhân viên thể dục (physical therapist) vào chỉ dẫn tôi cách tập thể dục giới hạn khi phải nằm trên giường.

Khi đang viết bài này, tôi đã về nhà được 6 tuần, xin viết tóm tắt để chia sẻ kinh nghiệm qua thời gian hồi phục.

Sau khi mổ tim, chắc chắn là ai cũng được khuyến cáo là cần phải theo cách ăn uống cho một quả tim tốt lành (Healthy Heart Diet), và phải uống kèm vài thứ thuốc như thuốc loảng máu (Aspirin 81mg chẳng hạn), thuốc điều hòa máu, thuốc tan mở, v.v. Sau một thời gian, tùy theo tình trạng tiến triển của bệnh nhân, các loại thuốc này được giảm hoặc bỏ hẳn.

Tuân lễ đầu tiên về nhà, chắc chắn rất là khó khăn cho bệnh nhân vì cử động chi cũng đều làm đau ngực, mặc quần áo cũng khó, làm bếp cũng không xong, khiêng vật chi nặng hơn 3 pounds cũng không cho, v.v.  Cho nên việc cần người thân, hay thuê người phụ giúp, hay vào ở trong Rehab Center là điều cần thiết.

Từ tuần thứ hai trở đi là đở hơn vì đã quen dần, nhưng bệnh nhân cũng cần tránh việc khiêng nặng, các hoạt động nặng nề như cắt cỏ , làm vườn, v.v.

Sau khi mổ tim, việc tập thể dục cũng bị giới hạn, các bác sĩ tim cũng như như các chuyên viên thể dục đều khuyến cáo bệnh nhân nên đi bộ càng nhiều càng tốt. Mỗi ngày từ 2 đến 3 dặm (3 đến 5km). Dĩ nhiên đi dưới trời nắng ấm thì càng tốt hơn nữa.

Đối với cá nhân tôi, việc ăn uống kiêng khem, làm việc và tập thể dục bị giới hạn cũng không có chi khó khăn. Việc duy nhất làm tôi mệt nhất là chuyện chỉ được nằm ngữa mà ngủ. Bác sĩ khuyến cáo là không nên nằm nghiêng, lý do là cần chờ cho hai khung xương sườn lành lặn trở lại. Việc trở mình, khiêng nặng có thể sẽ làm cho hai khung xương bị lệch, cần phải điều chỉnh, và làm thời gian phục hồi lâu hơn. Mà thời gian cần thiết cho hai khung xương nối liền trở lại là từ 6 đến 12 tuần. Mỗi tối nhiều khi tôi chỉ ngủ được hai hay ba tiếng rồi thức luôn, vì nằm nhiều quá nóng lưng còn khổ hơn. Để qua thời giờ, tôi quay ra tập Thiền, hay đi bộ vòng quanh trong phòng. Thật khổ cho ai phải ngủ cùng phòng. Ngoài ra, thuốc gây mê Anesthesia đôi khi làm cho bệnh nhân cảm thấy lạnh hay nóng bất thường, ngược lại với thời tiết, và việc này có thế kéo dài từ một đến hai tháng.

Do việc khung xương sườn cần ít nhất là từ 6 đến 12 tuầm mới lành lặn, bác sĩ mổ tìm khuyên bệnh nhân không nên lái xe trong vòng 6 tuần. Mỗi khi đi đâu thì chỉ nên ngồi ở băng ghế sau. Lý do là khung xương ngực còn yếu, mà lỡ có tai nạn xe cộ xảy ra cái túi hơi (airbag) bung ra có thể đập mạnh vào ngực làm cho khung xương bị lệch dễ dàng.

Việc xuống cân chắc chắn là không tránh khỏi đối với những người hơi nặng cân. Nhất là khi áp dụng cách ăn theo đề nghị Healthy Heart Diet, cùng lúc uống thuốc tiêu mở. Đến nay tôi đã sụt 20 pounds, sau 6 tuần. Còn một người giám đốc trong sở của tôi đã sụt tổng cộng là 35 pounds. Ông ta đã cảm thấy khỏe hơn thật nhiều so với trước, làm việc dai sức hơn, v.v.

Chắc các bạn cũng hiếu kỳ muốn biết phí tổn của việc mổ tim này là bao nhiêu. Ba tuần sau khi về nhà, tôi nhận được bản báo cáo của hãng bảo hiểm cho biết phí tổn mà họ đã thanh toán với nhà thương là $70,000.  Tôi và bạn hữu đều ngạc nhiên là sao rẻ quá. Vì so với vài người quen cũng mổ tim ở Cali, phí tổn đã gần gấp ba. Đây là không tính các chi phí đến việc soi tim trước đó. Dĩ nhiên phí tổn cho việc cấp cứu một người bị kích tim (heart attack) cần xe cứu cấp chở vào bệnh viện, rồi phải làm soi tim, rồi tìm một nhóm bác sĩ tim làm ca mổ khẩn cấp, tổng số tiền chắc chắn là vượt qua con số $100,000 dễ dàng. Tùy theo bảo hiểm sức khỏe mà mổi người đã chọn, bệnh nhân đôi khi chỉ phải trã 10%, 20%, hay 50% tổng số phí tổn.

Vài dòng chia sẻ tin tức về vụ mổ tim cùng các bạn, cầu mong mọi người đều dồi dào sức khỏe, không phải trãi qua một cuộc giải phẩu tim như tôi.  Mà nếu có, thì cũng không có chi quá lo.
Nguyễn Đức Trọng
Virginia, 12/12/2016

Căn bịnh … bỏ quên

Nguyễn Đức Trọng

Giong bác sĩ B. thật trong và rõ ràng “Kết quả của việc soi tim cho thấy hai trong ba mạch máu chính đưa máu về tim của ông đã bị nghẹt 100%.  Để chữa trị tình trạng này, chúng tôi đề nghị là cần giải phẫu tim để câu thông hai mạch máu này”.

Dù y tá lúc này đã chỉ cho tôi hai chổ bị nghẹt trên đó hình, tôi vẫn muốn biết thêm là nguyên nhân vì đâu tôi vẫn không cảm thấy chị sức khỏe thay đổi, ngoài chuyện bị rang ngực mỗi khi đi bộ nhanh hoặc lên dốc sau khi ăn.

Bà bác sĩ B. cho biết là do nhờ mạch máu bên trái còn lại hoạt động tốt nên tạm bơm đủ máu với oxy cho các cơ tạng.  Ngoài ra, nhờ trái tim tự động tạo vài đường nối nhỏ li ti, câu dẫn qua hai nơi bị kẹt nên tôi chưa cảm thấy khác biệt bao nhiêu.

Bác sĩ B. giải thích thêm là nếu mạch máu chỉ bị nghẹt 60% đến 80%, bà có thể dùng bong bóng làm thông nơi bị nghẹt và sau đó gắn “stent” vào giúp cho mạch máu nơi bị nghẹt vững chắc hơn.  Nhưng khi bị nghẹt trên 90% thì phải nối mạch máu để câu vòng qua nơi bị nghẹt (heart by-pass surgery).

“Với tình trạng như vậy, còn có giải pháp khác không? Trong tương lai có còn bị kẹt nữa không?”

Bác sĩ B. cười trả lời là việc câu nối mạch máu bên ngoài chỉ là cách giải quyết tình trạng hiện tại mà thôi, không bảo đảm chuyện lại có thể bị nghẹt mạch máu trong tương tương lai.  Đó là chưa kể việc tôi phải uống thuốc giúp máu lưu thông điều hoà hơn suốt đời.  Nghe câu trả lời là phải uống thuốc suốt đời làm tôi nản quá chừng.  Ráng hỏi thêm một câu nữa “Chuyện gì sẽ xảy ra nếu tôi không chịu giải phẫu, và cố gắng thay đổi cách ăn, cũng như sinh hoạt”.  Bác sĩ B. kiên nhẫn trả lời “Tim của ông hiện tại vẫn hoạt động tốt, sức khỏe của ông vẫn bình thường, việc thay đổi ăn uống, sinh hoạt chỉ là giúp các mạch máu còn lại không bị nghẹt.  Dù vậy, hai mạch máu bị nghẹt vẫn không thể nào tự thông trở lại.  Trong tương lai nếu có bị kích tim (heart attack) thì đó sẽ là một trận kích tim thật nặng (major heart attack).”

Việc phải làm quyết định mổ hay không mổ, đúng là khổ cho chúng tôi.  Bác sĩ thì muốn thực hiện càng sớm càng tốt, trong vòng vài tuần.   Chúng tôi xin phép được thảo luận riêng với nhau trước khi trả lời . Để chúng tôi có thể cân nhắc kỹ hơn, bác sĩ B. cho biết là theo thông kê trước nay, sác xuất tử vong của việc mổ tim câu dẫn mạch máu là rất nhỏ, chỉ có 1%. Sác xuất người bệnh cảm thấy khoẻ và tốt hơn sau khi mổ là 95%.

Thật tội nghiệp cho cô hàng xóm phải bỏ làm đi theo tôi và ngồi nghe những tin tức không tốt lắm về sức khỏe của tôi.  Vừa mệt mỏi, nhức đầu về sức khỏe của bà già, sức khỏe của chính bản thân, nay lại phải gánh thêm viễn vọng không khá được về chữa trị, thời gian hồi phục cho trái tim không ngủ yên của tôi.

***
Chuyện bị rang ngực, làm soi tim, khám phá bị nghẹt hai mạch máu xảy ra chừng hai tháng nay, vừa làm tôi mệt với những buổi hẹn đi gặp bác sĩ, làm thử nghiệm, v.v. Đó là chưa kể tìm đọc qua Internet, sách vở về hoạt động của quả tim, cách ăn uống đểtránh mạch máu bị nghẹt có thể dẫn đến việc bị kích tim (heart attack), xuất huyết não (stroke), chân cẳng tê liệt, v.v.  Tôi cũng có dịp hồi tưởng lại suốt quá trình cuộc sống của mình đã qua, nhất là từ ngày bước vào ngưỡng cửa trung học.

Từ ngày con nhỏ, tôi ăn uống rất nhiều kẹo bánh đủ thứ hết, nhưng lại rất ít ăn rau cỏ.  Mãi đến học lớp Đệ Tam, mới nhận sự sai lầm, tôi mới bắt đầu tập ăn nhiều rau cỏ hơn.  Một phần vì hoạt động, thể dục nhiều, tôi vẫn chưa bỏ được thói quen ăn uống nhiều, thường là gấp đôi thiên hạ.

Lúc ở Đà Lạt, theo học CTKD, tôi đã cảm thấy ngực bị rang khi phải đi bộ trở về nhà, hay leo dốc từ đường Phan Đình Phùng lên đường Hàm Nghi nơi nhà thờ Tin Lành, sau những bữa cơm tháng từ quán Bà Duyên.  Đoạn đường dốc này chỉ cao chừng 15-20m, nhưng tôi phải đứng nghỉ ít ra là hai lần, nữa chừng và đầu dốc, cho tim đập lại bình thường.  Hôm nào may lắm thì gặp anh bạn Đoàn Đình Hồng và ông Trung Úy Thành làm ở Toà Tỉnh ăn chung.  Sau đó là được ông Thành cho đi ké xe Jeep về nhà.  Con chuyện đi hai đoạn đường dốc liên tục từ đường Phan Đình Phùng băng lên Hàm Nghi, rồi từ Hàm Nghi leo dốc chùa Linh Sơn lên đường Võ Tánh là tui tránh. Suốt 4 năm học, tui chỉ dám đi bộ một lần duy nhất đoạn đường này rồi thôi.

Vì thấy tôi bị rang ngực mỗi khi leo dốc sau bữa ăn, bà má nuôi liền kéo tôi đi gặp bác sĩ Cát, một chuyên gia về mắt và tim ở Saigon, để thử nghiệm “điện tâm đồ” cũng giống như làm “stress test” bây giờ ở Mỹ. Bác sĩ Cát cho biết là tôi có vấn đề với tim và chỉ khuyên là tôi cần ăn uống kỹ lưỡng hơn, cũng như cần tập thể dục thường xuyên.  Ông chẳng cho uống thuốc gì cả. Năm sau 1974, nghe tiếng bác sĩ Võ Sum, tôi đến để ông khám và cho ý kiến.  Ông bảo tôi chạy thử tại chỗ trong 5 phút, khám tim và đo áp huyết cẩn thận.  Ông cho biết là dù tim có kém hơn bình thường, nhưng nếu tôi điều độ và tập thể dục thường xuyên sẽ không có vấn đề. Nghe thế là tôi hân hoan ra về, nghĩ rằng chuyện tập thể dục là không có gì phải lo vì tôi thường tập thể dục nhiều hơn ai hết, còn chuyện ăn uống thì cố gắng ăn nhiều rau hơn là xong.

Rồi cơn bảo dữ với làn “sóng đỏ” tràn ngập miền Nam VN đã làm tôi trôi giạt nửa vòng trái đất.  Mãi lo làm việc, kiếm sống, lâu lâu rảnh thì lang thang đó đây, tôi quên bẵng và không còn nhớ đến chuyện rang ngực hay đau tim gì hết.

Bây giờ ngồi nhìn lại mình và các tài liệu, tôi mới nhận ra lý do tại sao tôi dễ thấm cái lạnh hơn người khác.  Đó là vì cái mạch tim chính bên phải bị yếu hay bị nghẹt, nó là nguồn cung cấp máu giàu khí oxy cho hai lá phổi.  Những khi vô ý, tôi thường hay bị sưng cuống phổi vào mùa thu, mùa đông và ho dai dẳng cả vài tuần mới hết. Mạch máu chính bên trái của tim, chia ra làm hai, và hai nhánh này cung cấp cho tất cả mọi nơi trong cơ thể.  Hiện tại thì nhánh bên phải chạy phía trước quả tim bị nghẹt.  Tóm lại là số lượng máu cung cấp cho quả tim hiện tại của tôi chỉ đạt tối đa là từ 40% đến 60%.  Có thể đây cũng là lý do tôi thường chậm chạp trong mọi chuyện, từ cách suy nghĩ, phản ứng, và làm việc.  Cô hàng xóm khi nghe tôi phân tích các chuyện này, nàng cười và phán “… đây là tại ông yêu nhiều quá nên tim mới ra cớ sự!”

Chuyện nghẹt mạch máu dù đa số là do việc ăn uống, các chất dơ trong máu hội tụ lại với nhau, rồi đóng lên thành vách và làm nghẽn sự lưu thông của máu. Ngày còn trẻ, sức khỏe dồi dào, chúng ta lướt qua dễ dàng. Đến khi lớn tuổi, mạch máu trở nên cứng dòn, nhỏ lại, thì việc bị nghẹt rất dễ xảy ra.  Mạch máu cũng có thể bị nghẹt do sự thay đổi về thời tiết, như từ trong nhà nóng đi ra ngoài trời lạnh, hay từ nơi có máy điều hòa đi ra và gặp cái nóng gay gắt bên ngoài.  Hoặc trong lúc tắm chẳng hạn, sự thay đổi nhiệt độ quá nhanh đã làm mạch máu thắt lại bất ngờ và không có người biết mà báo động để cứu cấp. Tôi đã có vài người quen lăn đùng ra chết sau vài hiệp đánh tennis, đang làm vườn ngoài sân, hoặc trong giấc ngủ.  Ngoài ra sự thay đổi đột ngột về cảm xúc cũng có thể làm mạch máu thắt lại đưa đến kích tim, như gặp chuyện quá vui hay quá buồn. Từ ngày còn nhỏ, tôi để ý mỗi lần đọc truyện hay xem phim đến đoạn quá vui hay quá buồn là tôi nghẹn lời, không nói được, hay lạc giọng. Những lúc như vậy, tôi thường nhắm mắt, hít thở vài hơi chậm và sâu, giọng nói mới trở lại như bình thường.  Do đó tôi rất ngại khi phải tranh luận với ai về bất cứ vấn đề gì.

Theo thống kê mới nhất của Mỹ, số người chết hàng năm do những chứng bệnh liên quan đến tim là 25% trong tổng số.  Có nghĩa là cứ bốn người chết thì có một người chết vì bệnh liên quan về tim.  Đọc thấy cũng dễ sợ thiệt!

Từ nhỏ tôi đã ngại các chuyện mổ xẻ, lúc nào cũng có gắng tự chữa bệnh qua cách tập thể dục đều đặn, ăn nhiều rau cỏ, lâu lâu lại làm thanh lọc, v.v. Đã vượt qua đoạn đường dài hơn 40 năm, không ngờ này lại vướng phải cái màn nghẹt mạch máu. Trước khi làm soi tim, tôi chỉ mong là nghẹt sơ sơ để có thể đặt “stent” vào, nhưng không ngờ là đã nghẹt cứng. Cách giải quyết hiện nay tại những bệnh viện đều là đề nghị làm “heart by-pass surgery”, không còn lựa chọn nào khác.

Trong thời gian một năm gần đây, trường đại học Boston đã nghĩ đến một phương pháp uống thuốc làm mềm cục máu đông vào ngày hôm trước, ngày hôm sau sẽ cho đường giây soi tim hút bớt phần nào cục màu đông trước khi đi xuyên qua, rồi hút hết phấn màu đông còn lại, rồi đặt “stent” vào đó.  Họ đã thử nghiệm thành công vào tháng 4/2016 với 6 bệnh nhân, và hình như hiện nay chỉ có một bệnh viện vùng vịnh Mexico thuộc tiểu bang Florida được phép của FDA thực hiện các cuộc phẫu thuật loại này.

Mỗi người có một lối sống, một cách nhìn khác nhau, nên cùng sự việc mọi người lại có một ý kiến khác nhau.  Chẳng ai giống ai, và ai cũng có cái lý của mình. Tôi có mấy đứa em họ và người quen, đã ra đi lúc đang ngủ do bị kích tim và xuất huyết não, người thân còn sống kẻ thì than buồn, kẻ thì phán là sao nó sướng quá, ra đi mà chẳng phải bị đau đớn, hành hạ trên giường bệnh như nhiều người khác đã bị tê liệt cả nữa người bên dưới, sống khổ sở cả năm trời mới được chết, và làm khổ luôn cả mọi người chung quanh. Có ông bạn già sau khi mổ tim, làm 5 đường nối, làm xong thì than quá trời, đi đâu xa cũng không được và ngực lúc nào cũng đau lâm râm. Còn có tên giám đốc trong sở, nhờ đi chích ngừa trước khi qua Phi Châu leo núi, gặp người bác sĩ quen cho làm thử nghiệm thì mới hay là có 5 nhánh nhỏ bị nghẹt từ 90% trở lên.  Thế là anh chàng xin được mổ luôn, bây giờ thì phơi phới đi chơi, khoẻ hơn trước khi mổ. Còn những người được thông tim đặt “stent” hay được mổ tim làm đường câu dẫn trong lúc bị ngất xỉu được đưa vào phòng cứu cấp, chúng ta có thể xem như là họ đang trên đường đi đến “suối vàng”, nhưng vì nợ trần gian chưa dứt nên được cho phép quay về trả tiếp.

Sau khi cân nhắc mọi chuyện, từ trong ra ngoài, tôi quyết định là sẽ làm mọi chuyện như các bác sĩ đề nghị vào cuối tháng 10/2016, sau chuyến đi họp mặt với bạn học cùng trường ở miền Nam Cali. Các bạn có nghĩ đến tôi, chỉ xin vài phút nhắm mắt lại và gởi đến tôi những lời chúc lành qua tư tưởng là đủ lắm rồi. Trước giờ chúng ta cứ bị giới hạn với vật chất, hôm nay tạm dùng phương pháp “thần giao cách cảm” một chút cho vui.

Nguyễn Đức Trọng
tdnguyen97266@yahoo.com
Virginia 9/2016

Hai giờ tìm về “thế giới trẻ thơ” với Chiêu Anh

Sơn Tùng

Trong “thế giới trẻ thơ”.

Sống tới một tuổi nào đó, người ta không còn nhớ có thời mình cũng từng là một đứa trẻ thơ. Một phần vì đã trải nghiệm quá lâu trong những phiền lụy của “cuộc sống người lớn”, phần khác vì “bộ nhớ” lúc còn non nớt không ghi lại được một kỷ niệm hay hình ảnh nào trong óc về cái thế giới thần tiên  của mấy năm đầu đời.

Nói “thế giới thần tiên” của trẻ thơ không sợ sai, vì trong thế giới của lứa tuổi ấy chỉ có hoa, bướm, chim chóc, những nàng công chúa xinh đẹp, và bà tiên với chiếc đũa thần ban phát những ước mơ. Không có hận thù, ganh ghét, hiểm độc, tàn ác, lo sợ, chết chóc …

Thật đáng tiếc cái thế giới thần tiên ấy chỉ có vài năm ngắn ngủi của đời người trước khi bước vào con đường trần ai đầy khổ lụy dài dằng dặc. Nhưng, cũng thật may mắn có những người nghệ sĩ, với tâm hồn yêu trẻ thơ và tài năng thiên phú, đã làm cho thế giới thần tiên của trẻ thơ đẹp hơn và làm cho tâm hồn người lớn bớt già, bớt khô. Ngoài một Walt Disney đã trở thành cái tên bất tử trên hành tinh này còn bao nhiêu người khác cũng đang tô vẽ cho thế giới của trẻ thơ thêm màu sắc, thêm tươi đẹp.

Hơn ba mươi năm qua, tôi đã viết quá nhiều về “chuyện người lớn” ở hải ngoại, mà buồn nhiều hơn vui. Hôm nay xin viết về trẻ thơ.

Ngày 21.01.2017, tôi có cái may mắn tình cờ được tới dự buổi ký‎ tên ra mắt sách cho tuổi thơ, cuốn “Color Wonder: Hooray for Spring!”của Chiêu Anh Urban tại một Nhà sách Barnes & Noble ở Maryland.

Nơi một góc trên tầng lầu của nhà sách rộng lớn được trang trí thành “thế giới của trẻ thơ” với cây lá, hoa, bướm, chim, sóc và những bộ bàn ghế nhỏ vừa cho những độc giả tí hon, da trắng có, da màu có, được cha mẹ đưa tới.  Chúng có vẻ vui sướng và thích thú được sống trong thế giới riêng, với những bạn bè mới, với bánh kẹo, với cuốn sách dạy cách pha màu đầy sáng tạo được chính tác giả ký ‎tặng và chỉ dẫn.

Cha mẹ chúng đứng chung quanh, nói chuyện với nhau với vẻ mặt hạnh phúc. Họ đã không tiếc vài giờ làm việc hay hưởng những thú vui riêng để đưa con tới đây vì họ thương yêu con và biết sự hữu ích của những cuốn sách đối với con cái họ. Tôi nghe vui vì thấy có vài người Việt, và nghĩ thương cho những đứa trẻ trên đất nước Việt Nam.

Một người bạn giới thiệu tôi với chồng của Chiêu Anh, một người da trắng nho nhã, và cho biết tôi là một nhà văn Việt Nam. Ông ta tỏ vẻ thích thú và nói với nụ cười kính nể: “A difficult language!”

 Chiêu Anh bận rộn với những đứa trẻ suốt hai tiếng đồng hồ, từ 3 tới 5 giờ chiều. Hướng dẫn chúng dùng cuốn “Color Wonder: Hooray for Spring!” để trộn màu và thân mật chuyện trò với chúng. Dường như không phải chỉ có cô đem niềm vui cho những đứa trẻ thơ mà chính chúng cũng đem lại cho cô những giờ phút hạnh phúc. Cô có ba con gái phụ giúp cho mẹ. Hôm ấy, bốn mẹ con cùng mặc đồng phục, váy hoa và áo khoác đỏ.

Tác giả Chiêu Anh và những độc giả tí hon.

Cuối giờ, tôi có vài câu hỏi đặt ra cho Họa sĩ Chiêu Anh.

–         Vì lý‎ do nào cô đã chọn công việc sáng tác sách cho trẻ em?

–         Tôi có căn bản về nghệ thuật truyền thông và vẽ đồ án, và làm nghề “graphic designer”. Khi các con gái lớn của tôi vào lớp sơ học, tôi quyết định làm một cuốn sách để dạy chúng về màu sắc. Kết quả là, cuốn sách đầu tay của tôi, cuốn “Raindrops: A Shower of Colors”, được Nhà Xuất bản Sterling Publishing ấn hành năm 2010.  Đây là bước khởi đầu mới của tôi trên con đường làm sách trẻ em. Sau đó, tôi tiếp tục hứng thú sáng tạo những cuốn sách vừa vui vừa tác động hai chiều nhằm đưa đến sự vui học và khám phá cho những độc giả ít tuổi nhất.

–         Cô có thể cho biết con đường trở thành một tác giả và nhà minh họa có sách xuất bản?

–         Mất sáu năm để tìm đúng nhà xuất bản cho cuốn “Raindrops: A Shower of Colors”. Ba năm sau, Scholastic nhận ấn hành cuốn sách thứ hai của tôi, cuốn “Away We Go”, năm 2013. Hiện nay tôi cộng tác với một người đại l‎ý tuyệt vời, Jamie Weiss Chilton làm việc với Andrea Brown Literary Agency. Jamie chỉ dẫn cho tôi trong việc thực hiện các dự án và công việc của một tác giả và nhà minh họa. Tôi tiếp tục tham dự các cuộc hội thảo hàng năm của SCBWI (Society of Children’s Book for Writers and Illustrators), và giữ mối quan hệ với cộng đồng sách thiếu nhi. Bộ sách mới của tôi COLOR WONDER với Nhà Xuất bản S&S, Little Simon, đã khởi đầu với cuốn sách thứ nhất “Color Wonder: Hooray for Spring!” Các cuốn sắp tới gồm có:
Color Wonder: Winter is Here! (S&S, October 2017), Quiet As A Mouse and Other Animal Idioms (Sterling, Nov. 2017), và 123.

–         Ngoài viết sách cho trẻ em, cô làm gì và có dự định gì cho tương lai?

–         Tôi rất nhiệt tình trong sáng tạo và chia sẻ những kinh nghiệm viết truyện với những đứa bé. Chúng học và khám phá điều mới mỗi ngày, và tôi mê sáng tạo sách đem lại sự vui thích cho chúng. Chương trình của tôi là tiếp tục phác họa và phát triển những sách mới lạ có tác dụng hỗ tương cho những độc giả nhỏ tuổi nhất. Có thể một ngày nào đó tôi sẽ làm thêm loại sách truyện bằng tranh. Tôi có một phòng vẽ tại nhà và tôi mong ước có thể làm việc tại nhà, và ở tại đây với các con khi chúng từ trường học về.

–          Cô có thể chia sẻ đôi điều về gia đình và quan hệ với Cộng đồng người Việt ở đây?

–         Tôi sống trong vùng ngoại ô Maryland với chồng và các cháu gái. Chung quanh chỗ tôi ở có ít người Việt.

Chiêu Anh và con gái.

Trời đã xẩm tối. Bên ngoài gió rét căm căm. Còn đúng một tuần là Tết Đinh Dậu. Tôi vừa trải qua hai giờ với thế giới của trẻ thơ đã mất từ lâu, và nghĩ nên chia sẻ hạnh phúc ấy với cộng đồng người Việt.

Trên đường ra xe, mẹ của Chiêu Anh, bà Thúy Diệm, nói: “Trẻ con ở xứ này thật sướng.”

Tôi lại nghĩ đến những đứa trẻ Việt Nam.

Virginia, đầu năm Đinh Dậu

Sơn Tùng

Để tìm hiểu thêm:
Chiêu Anh Urban
Children’s Book Author/Illustrator

My website: www.chieuurban.com
My facebook page: www.facebook.com/chieu.anh.urban
My blog: www.chieuurban.blogspot.com
My author page: amazon.com/author/chie