Bản Tin Cao Niên Tháng 1 Năm 2021

Ở phía trên Bản Tin, xin bấm vào ký hiệu 4 mũi tên (được khoanh đỏ như trong hình trên) để xem toàn màn hình (full screen). Bấm nút “Esc” để trở về trang web. (áp dụng cho laptop hay PC)

Bệnh Tiểu Đường Loại 2

Nguyên tác Anh ngữ: BS. Phạm Hiếu Liêm

Bản Dịch: DS. Nguyễn Hiền

(Bài viết này tóm lược các ý chính cho ngắn gọn dễ hiểu hơn cho người đọc lớn tuổi đeo kính, trình bày bằng chữ lớn và xin phép bỏ các bảng tham khảo tiếng Anh của BS Liêm dù quý giá)

Trong một bài báo mới đây mang tựa đề “Tình trạng Sức khỏe của Người Cao Niên Hoa Kỳ gốc Á”, đăng trên tạp chí có uy tín Journal of the American Geriatrics Society đã tiết lộ nhiều hình trạng đáng lo nơi các Người Việt cao tuổi ở hải ngoại. Khi đối chiếu so sánh với những nhóm người Mỹ gốc Á khác trong văn hóa “dùng đũa” (Khổng giáo) như người Mỹ có gốc Nhật, Trung Quốc và Hàn Quốc, người Mỹ gốc Việt cao niên, được coi như một nhóm có trình độ học vấn kém hơn và nghèo hơn, lại có tỷ lệ cao hơn về bệnh tâm thần, và nhất là có tỷ lệ cao nhất về tiểu đường (22%).

Người ta có thể tìm ra lời giải thích thỏa đáng cho phần lớn những phát hiện trên nơi các Cụ người Việt, ngoại trừ chuyện có tỷ lệ cao với bệnh Tiểu đường Loại 2. Bài viết này cố gắng đưa ra một lời giải thích có khả năng thuyết phục nhất về sự khác biệt và với hy vọng sẽ có thể mang lại một vài lời khuyên bổ ích cho những Cụ này về bệnh Tiểu đường Loại 2.

Tiểu đường Loại 2 là gì?

Tiểu đường Loại 2 là một chứng rối loạn từ lâu đã bị gán cho một cái tên sai, đã bị hiểu lầm và cho đến năm 2008, người ta vẫn còn hoàn toàn lầm lẫn trong chỉ dẫn về phương cách chữa trị.

·Khác với Tiểu đường Loại 1 (Tiểu đường ở Thanh thiếu niên) là bệnh đái tháo đường duy nhất đúng nghĩa, bệnh này do sự thiếu hụt sản xuất Insulin của tuyến tụy– làm ngăn trở khả năng biến đổi chất đường glucose này thành glycogen để dự trữ, do đó lượng glucose trong máu tăng cao.

Bệnh nhân mắc bệnh Tiểu đường Loại 1 do đó phải được chích Insulin để giữ cho lượng glucose trong máu trở lại càng xuống mức bình thường chừng nào càng tốt. (Chữa trị: Nhiều người mang dụng cụ bơm Insulin có cài chương trình để rập khuôn sự phóng thích Insulin từ tuyến tụy đáp ứng nhu cầu vào những bữa ăn.)

·Sự việc lại không đơn giản như thế ở bệnh Tiểu đường Loại 2 vì sự gia tăng glucose trong máu lại gây ra bởi sự kháng cự của các mô chống lại hoạt động của Insulin vẫn được sản xuất (“Insulin Resistant”).

Tuyến tụy phản ứng lại bằng cách bơm thêm Insulin nhiều hơn nữa để lấn áp sự đề kháng này; kết quả là bị mắc chứng Insulin tăng trong máu, ngay cả khi đói bụng.

Ðề kháng lại Insulin rất có thể là do sự thấm nhập chất béo vào trong những cơ quan nội tạng và phản ứng viêm để chống lại tiến trình này.

Dòng thác lũ sưng viêm này và sự rối loạn chức năng của những tế bào mỡ là do hoạt động của những vi hạt organelles trong tế bào nhiều hơn là do adipokines, là những kích thích tố (hormones) có liên quan đến bệnh béo phì, hay là do cytokines (hoặc những chất gây viêm khác) dẫn đến chứng tăng mỡ trong máu, tăng huyết áp, tăng lượng đường trong máu mà kết quả cuối cùng trong nhiều trường hợp là sự hư hại các cơ quan nội tạng, thí dụ như những bệnh tim mạch, những bệnh thận, bệnh võng mạc, bệnh thần kinh ngoại vi và chứng mất trí nhớ Alzheimer. Cũng cần ghi chú thêm là Insulin, tự thân, đã từng được coi là một chất kích thích có chiều hướng gây phản ứng viêm.

Một cách rõ ràng hơn, bệnh Tiểu đường Loại 2 không hẳn là do lượng đường (glucose) cao, mà đúng hơn là do sự gia tăng Insulin trong máu, gây ra sự sưng viêm và rối loạn chức năng của tế bào mỡ adipocyte.

Ðể chỉ chứng này, tôi thích gọi bệnh Tiểu đường Loại 2 là “Hội chứng kháng Insulin”  (có người lại dùng những thuật ngữ Hội chứng Biến dưỡng và Hội chứng X).

Việc chữa trị bệnh Tiểu đường Loại 2 đã bị hiểu sai lạc ra sao trước khi có cuộc nghiên cứu ACCORD?

ACCORD (Action to Control Cardiovascular Risk in Diabetes) là một cuộc nghiên cứu rộng lớn, có hoạch định cẩn thận, với sự tham dự của nhiều trung tâm nghiên cứu, thực hiện trên bệnh nhân mắc chứng Tiểu đường Loại 2; cuộc nghiên cứu được bảo trợ bởi Viện Nghiên cứu Y tế Quốc gia (NIH), khởi sự thiết lập hồ sơ bệnh nhân vào khoảng năm 2005 và cho tới nay (2010) đã thâu lượm được vài kết quả quan trọng:

1. Sự kiểm soát gắt gao lượng glucose trong máu bằng những chế độ dùng Insulin chặt chẽ làm tăng đáng kể số tử vong ở những bệnh nhân này, một điều làm những nhà nghiên cứu ngạc nhiên là họ chết vì những cơn đau tim và đột quỵ chứ không do phản ứng chống lại lượng đường trong máu thấp như người ta vẫn nghi ngờ. Nhánh nghiên cứu này đã chấm dứt trước hạn kỳ, vào năm 2008, do mối quan ngại về sự an toàn của những đối tượng còn lại của cuộc nghiên cứu.

2. Như đã được chứng minh trước đây, sự chế ngự chứng cao huyết áp đặc biệt hữu hiệu khi dùng thuốc ức chế ACE (ACE Inhibitor). Tuy nhiên, làm giảm áp suất tâm thu (systolic pressure) xuống mức thấp hơn 140mmHg không mang lại thêm lợi ích nào cho người bị cao huyết áp (và còn có thể nguy hiểm ở người cao tuổi).

3. Ðiều quan trọng là kiểm soát lượng chất béo trong máu bằng cách dùng những thuốc statine. Dùng thêm những thuốc fibrate để hạ lượng chất béo xuống nữa không giúp gì được cho một kết quả lâm sàng tốt hơn.

Trước khi có cuộc nghiên cứu mang tính mở đường này, các bác sĩ chỉ chăm chăm vào việc chế ngự lượng đường tăng cao trong máu ở những bệnh nhân bị bệnh Tiểu đường Loại 2 và chữa trị họ giống như phương thức chữa trị bệnh Tiểu đường Loại 1. Insulin khi đó thường được dùng khi thuốc uống không còn công hiệu để cố đạt được một lượng glucose khi đói bụng là 110mg% hay ít hơn, hoặc là khi lượng Glycosylated Hemoglobin (HGb A1C) cao hơn 7. Lượng Insulin được đưa thêm vào cho những bệnh nhân vốn đã có một lượng Insulin cao trong máu đã mặc sức tàn phá cơ thể họ và hiển nhiên đã đưa đến những kết quả xấu ban đầu như theo nghiên cứu ACCORD.

Cuộc nghiên cứu ACCORD sẽ được các bác sĩ hiện đang hành nghề thẩm định lại và sẽ được đưa vào trong những sách chuyên khoa Y trong thời gian tới.

Kết Luận

I) Một cách nhìn toàn diện, chế ngự Hội chứng Ðề kháng Insulin hay bệnh Tiểu đường Loại 2 bao gồm những điều sau đây:

a. Phải có một chế độ ăn hợp lý hàng ngày với một lượng calori giới hạn (trong khoảng từ 1700 tới 2000 Kcal mỗi ngày ở nam giới, ở phái nữ là từ 1500 tới 1800 Kcal mỗi ngày). Cách ăn theo kiểu vùng Ðịa Trung Hải (Mediterranean type diet) được đề cao do bởi tác dụng chống sưng viêm có được nhờ:
·chất mỡ đơn chưa no (mono-unsaturated fat, thí dụ như dầu ôliu) là chất chủ yếu trong thực đơn;
·dồi dào lượng acid béo omega-3 có trong đồ biển và chứa ít đường đơn (mono và diglycerides);

  • đủ lượng chất đạm, ăn vào mỗi ngày ít nhất phải là 1,2 gram cho mỗi kg thể trọng (thí dụ cần 72 gram cho người cân nặng 60kg); và
  • chỉ dùng chất bột/đường phức hợp (complex carbonhydrates).

b. Một thời khóa biểu tập thể dục ngắn, 15 – 30 phút mỗi ngày, trong đó bao gồm tập nhảy aerobic, thể dục dụng cụ nhẹ (callisthenic) cho hệ tim mạch và óc được dẻo dai, vài môn tập cử tạ cũng được khuyến khích để duy trì lượng cơ bắp, giúp thêm tác động trên sức kháng cự lại Insulin.

c. Theo dõi kỹ tình trạng cao huyết áp và cao mỡ máu như đã đề cập ở trên.

d. Chấm dứt việc bị ám ảnh bởi chuyện theo dõi lượng glucose. Kiểm tra lượng glucose mỗi ngày 1 lần khi bụng đói (fasting) là quá đủ; mọi mức dưới 200mg% đều có thể chấp nhận được. Ở bệnh Tiểu đường Loại 2 (Hội chứng Ðề kháng Insulin), kết quả tốt tương ứng với một trị số HGb A1C (chỉ số trung bình cho 3 tháng) trong khoảng 7,3 – 7,5; vì thế mọi trị số dưới 8 đều chấp nhận được.Phép trị liệu duy nhất đã được chứng minh là có ích về lâu dài là Metformin bởi vì nó làm cho các “receptor-cảm-ứng-với-Insulin” (Insulin Receptors) nhạy cảm hơn. Những phương cách chữa trị khác hao tốn nhiều và làm cho kết quả glucose xem ra có vẻ tốt hơn, nhưng chúng không chứng tỏ được là có lợi cho bệnh nhân; ngược lại, nhiều khi cho thấy sự nguy hiểm tức thời (thí dụ Insulin, Avandia, v.v…). Cho tới ngày nay, lợi ích duy nhất đã được minh chứng trong việc kiểm soát chặt chẽ lượng glucose ở những bệnh nhân này là sự trì hoãn bệnh võng mạc do tiểu đường mà nguy cơ quá nhiều để có thể kể ra hết.

II) Vì sao người Việt cao tuổi lại có nguy cơ cao hơn về Hội chứng Ðề kháng Insulin (bệnh Tiểu đường Loại 2) và người ta nên làm gì thêm để phòng ngừa?

Bên cạnh cái nhìn toàn diện đã nêu ra trên đây, người Việt cao tuổi có những khó khăn làm cho Hội chứng Ðề kháng Insulin nặng thêm, với bệnh lý như sau:

1. Thiếu Vitamin D: Tình trạng này phổ biến ở những Việt kiều sống ở những quốc gia Tây phương. Sự thiếu hụt Vitamin D (với mức thấp hơn 33) làm cho các mô có khuynh hướng thiên về sự tạo tác dụng phá hoại do sưng viêm và làm trầm trọng thêm sự chống lại Insulin. Tất cả Việt kiều nên đi kiểm tra lượng 25-OH-Vitamine D và dùng Vitamin phụ thêm nếu mức này thấp. Vài năm trước đây cuộc nghiên cứu trong lãnh vực điều dưỡng ở Hoa Kỳ về chứng loãng xương đã bất ngờ cho thấy là nhóm được chỉ định dùng Vitamin D phụ thêm đã có một sự giảm thiểu bệnh Tiểu đường Loại 2 là 35%.

2. Sự tiêu thụ quá độ những “sản phẩm đã được hóa đường ở cấp cao” (hay AGEs, là tên gọi chung những chất đạm đã bị hư hại vĩnh viễn do những nhóm đường kết nối vào và làm phân hóa chúng). AGEs có thể được tạo ra ở ngoài hay bên trong cơ thể:Ở trong cơ thể, chúng xảy ra khi sự chống lại Insulin là nguyên nhân gây cho monosaccharide tạo phản ứng kết nối để thành những hợp chất AGEs (thí dụ như HGb A1C).Ở ngoài cơ thể, AGEs được cấu thành do đồ ăn bị nấu ở nhiệt độ cao; đun cháy đường (thắng đường để làm thành nước màu caramel) tạo nên một lượng lớn AGEs; cách nấu nướng của người Việt dùng đầy dẫy chất này (nước kho, nước màu, nước thắng v.v…) cần bớt đi.AGEs tạo nên một phản ứng oxi-hóa mạnh mẽ nơi những mô sống và được xem như là nguyên nhân chính gây nên hư hại nội tạng ở giai đoạn chót trong Hội chứng Ðề kháng Insulin, đặc biệt là nguyên nhân gây nên đột quỵ và đau tim nơi những bệnh nhân hư hại chức năng thận. Giữ nhiệt độ thấp liên tục trong khi nấu (hấp, đun sôi), và chung với chất chua (dấm, chanh, me v.v…) sẽ làm giảm thiểu sự thành lập AGEs một cách đáng kể.

3. Dùng fructose quá mức trong môi trường sinh sống như ở Mỹ: Hoa Kỳ và những quốc gia kỹ nghệ hóa trên toàn thế giới đã tiêu thụ ít sucrose hơn (chỉ chứa 50% fructose) và nhiều HFCS hơn (HFCS: High Fructose Corn Syrup: mật đường chế từ bắp, chứa 78% fructose) trong 20 năm qua.Gan của người chỉ có thể chuyển hóa khoảng 25gram fructose mỗi ngày thành năng lượng, phần còn lại sẽ thành chất béo triglyceride; acid béo không có VLDLs sẽ kích hoạt phản ứng sưng viêm nơi tạng phủ và phản ứng chống lại Insulin. Fructose cũng dễ dàng tạo AGEs.Cuối cùng, mặc dù không có chứng cớ khoa học vững chắc, những cựu quân nhân Hoa Kỳ đã từng tham chiến ở Việt Nam đang bị bệnh Tiểu đường Loại 2 có thể lấy được tiền bồi thường cho việc họ bị bắt buộc tiếp xúc với Chất độc Da cam trong thời gian thi hành nhiệm vụ ở Việt Nam. Có thể đây cũng là một phần của lý do giải thích tỉ lệ cao của người mắc bệnh Tiểu đường Loại 2 ở người Việt cao tuổi chăng?

BS Phạm Hiếu Liêm hân hạnh dành bài này cho những người Việt cao tuổi ở khắp mọi nơi.

Nguyên tácType 2 Diabetes: A Curse To Older Viet Kieu, Pham H Liem, MD, Professor of Geriatrics, Donald W. Reynolds Department of Geriatrics, College of Medicine at UAMS and Associate Chief of Staff for Geriatrics and Extended Care, at CAVHS; Bản dịch tiếng Việt: DS Nguyễn Hiền.

____________________________________________________________________________

Nguyên tác:

Type 2 Diabetes: A Curse To Older Viet Kieu

Viet Kieu are Vietnamese who have left Viet Nam since 1975 to live in free countries around the world. Most Viet Kieu have settled in the USA; California has the largest number of Viet Kieu and Westminster, CA can boast the highest density of Vietnamese outside of Viet Nam.

A recent paper titled “Health Status of Older Asian Americans in California”, published in the prestigious Journal of the American Geriatrics Society revealed many disturbing patterns in older Viet Kieu. Compared to other Asian-American counterparts in the “chop sticks” (Confucian) culture like Japanese-, Chinese- and Korean-Americans, older Viet Kieu, as a group are less educated, poorer , have higher rate of mental health problems, are more disabled and have the highest rate of diabetes (22%).

One can find a good explanation for most of the above findings in older Viet Kieu with the exception of higher rate of diabetes (type 2). This paper attempts to find the most likely explanation of the discrepancy and hopefully, may be able to offer some educated advice to Viet Kieu regarding Type 2 Diabetes.

What is Type 2 Diabetes?

Type 2 Diabetes is a disorder that has been misnamed, misunderstood and until 2008, the recommended treatment was completely misguided.

Unlike Type 1 Diabetes (Juvenile Diabetes) which is the only true diabetes mellitus where the lack of Insulin production from the pancreas hinders the body ability to regulate glucose by turning it to glycogen for storage therefore plasma glucose is elevated . Patients with Type 1 Diabetes have to take Insulin injections to keep their serum glucose as normal as possible. Many wears an Insulin pump programmed to mimic the pancreas release of Insulin in response to meals consumption.

It’s not that simple with Type 2 Diabetes because the elevation of glucose is caused by tissues’ resistance to the action of Insulin. The pancreas reacts to this by pumping out more and more Insulin to override the resistance; the result is Hyperinsulinemia even in fasting state.

Resistance to Insulin most likely is caused by fat infiltration into various organs and the inflammatory reaction to it. This cascade of inflammation and the dysfunction of adipocytes (fat cells) which are far more active organelles than previously believed with many adipokines, adipo-related hormones , other cytokines and inflammatory reactants cause hyperlipidemia, hypertension, hyperglycemia resulting in many end organ damages i.e. cardio-vascular diseases (strokes and heart attacks), nephropathy, retinopathy, peripheral neuropathy and Alzheimer’s dementia. Of note, Insulin itself has been recognized as a pro-inflammatory reactant.

Clearly, Type 2 Diabetes is not just about high sugar (glucose) but more about hyperinsulinemia, inflammation and adipocyte dysfunction. I prefer to call it “Insulin Resistant Syndrome”, others have coined the terms Metabolic Syndrome and Syndrome X.

How treatment of Type 2 diabetes was so misguided prior to the ACCORD trial.

ACCORD (Action to Control Cardiovascular Risk in Diabetes) study is a major, well designed, multi-center study of patients with Type 2 Diabetes; sponsored by the National Institutes of Health (NIH) which started enrolling patients around 2005 and today has yielded some major findings;

1- Tight control of serum glucose using intensive Insulin regimen significantly increase mortality on those patients who, to the surprise of investigators, died from heart attacks and strokes and not by hypoglycemic reactions as suspected. This branch of the study was prematurely terminated in 2008 due to concern for the safety of the remaining study subjects.

2- As previously proven, it’s beneficial to control hypertension particularly using an ACE Inhibitor. However, lower systolic pressure to below 140 mmHg offers no extra benefit for hypertensive subjects (and might even be harmful for old people).

3- It’s important to control serum lipids using a statin drug. Adding fibrates to further lowering lipid parameters is not helpful for better clinical outcome.

Prior to this landmark study, physicians were fanatical about controlling hyperglycemia in patients with Type 2 Diabetes and treated the same way as Type 1 Diabetes. Insulin was often used when oral medications failed to achieve a fasting glucose of 110 mg% or less or when Glycosylated Hemoglobin (HGb A1C) got higher than 7. The extra Insulin given to patients who were already hyperinsulinemic wreaked havoc on their bodies and no doubt lead to premature poor outcomes as demonstrated in the ACCORD trial.

The ACCORD study should be reviewed by all current practicing physicians and should also be incorporated in the next Medicine textbooks.

A comprehensive approach to management of Insulin Resistant Syndrome should include the following:

a- There should be a sensible daily intake of limited calories ( for men between 1700 to 2000 Kcalories, for women 1500 to 1800 Kcalories per day). A Mediterranean type diet is recommended for it anti-inflammatory effect from using predominantly mono-unsaturated fat (i.e. olive oil), rich in omega-3-fatty acid from seafood and low in simple sugar (mono and disaccharides). Daily intake of protein should be at least 1.2 grams per kilogram of body weight. Only complex carbohydrates are recommended.

b- A short, 15-30 minute daily exercise program which should include aerobic and callisthenic exercises for cardio-vascular and brain fitness and some weight resistant training is recommended to maintain muscle mass to counter the effects of Insulin resistance.

c- Good management of hypertension and hyperlipidemia as mentioned earlier.

d- Stop being obsessed with glucose control. Checking fasting glucose once a day is more than enough; any level of less than 200 mg% is acceptable. Good outcomes for Type 2 Diabetes (Insulin Resistant Syndrome) are associated with HGb A1C values between 7.3-7.5, so anything less than 8 is acceptable. The only medication that has been proven beneficial in the long-term is Metformin because it makes Insulin receptors more sensitive. Other medications cost more and make the glucose readings look better but have not been shown to benefit patients; au contraire, many are downright dangerous (i.e. Insulin, Avandia etc….). Until today, the only proven beneficial effect of tight glucose control of these patients is delay of diabetic retinopathy while the risks are too many to mention.

Why are older Viet Kieu at much higher risk for Insulin Resistant Syndrome (Type 2 Diabetes) and what should be done for prevention?

Beside the comprehensive approach listed above, Viet Kieu have other problems that aggravate Insulin Resistant Syndrome and its pathology:

1- Vitamin D deficiency: this is ubiquitous in Viet Kieu living in western countries. I have yet met an older Viet Kieu with 25OH vitamin D level of greater than 34 unless he/she is taking vitamin D supplement; the reasons are many. Deficient in vitamin D (level less than 33) makes tissue more prone to the destructive effect of inflammation and aggravates Insulin resistance. All Viet Kieu should have level of 25OH vitamin D checked and take supplement if level is low. Several years ago the American Nurses Study for Osteoporosis unexpectedly showed that nurses assigned to the Vitamin D Supplement group had a 35% reduction in Type 2 Diabetes.

2- Excess consumption of Advanced Glycation End products (AGEs): AGEs can form outside or inside of the body. Inside the body, it happens when Insulin resistance causes monosaccharide to be glycolated in to AGEs compound (i.e. HGb A1C). Outside of the body, AGEs is created when food is cooked at high temperature; intentional burning of sugar (caramelize) generates large quantity of AGEs; Vietnamese cooking use this in abundant (nước kho, nước màu, nước thắng etc…). AGEs put severe oxidative stress on live tissues and have been identified as majors causes of end organ damages in Insulin Resistant Syndrome, particularly as the cause of strokes and heart attacks on patients with kidney failure. Cooking in consistently lower temperature (steam, boil) and/or adding acidic ingredients (vinegar, lemon juice, tamarind etc…) will reduce the formation of AGEs significantly.

3- Exposure to excessive amount of fructose in the environment: the USA and the rest of industrialized world have consumed less sucrose (50% fructose) and more HFCS (High Fructose Corn Syrup up to 78% fructose) in the last 20 years. Human liver can only process about 25 grams of fructose per day into energy, the rest becomes triglyceride, VLDLs free fatty acid (excess glucose is stored as glycogen) which trigger the viscera inflammatory reaction and Insulin resistance. Fructose also forms AGEs readily.

4- Lastly, although the scientific evidence is not robust, American Vietnam Veterans suffer from Type 2 Diabetes can get compensation for alleged exposure to Agent Orange during their tour of duty in Viet Nam. Could this be part of the reason for high incidence of Type 2 Diabetes in older Viet Kieu as well?

Affectionately dedicated to older Viet Kieu everywhere.

Pham H Liem QYHD20

Nguồn: https://www.svqy.org/type2diabetes.html

Hạnh Phúc, Khổ Đau, và Em

Thơ Lê Văn Bỉnh

Thân tặng những cặp vợ chồng già đã có một thời sóng gió

Hình như có điều gì em chưa hiểu rõ

Giữa Hạnh Phúc và Khổ Đau

 

Hạnh Phúc mong manh khoảnh khắc

Đến nhà bếp đến bàn ăn

Đến phòng khách đến giường ngủ

Hay khi chúng ta cùng quanh quẩn dọn dẹp cửa nhà

Nếu em không nhanh tay chụp lấy

Còn đợi chờ đong  đếm cho đầy

Nó sẽ vụt bay đi

Bằng đôi cánh dài rất khỏe

Rồi nó đậu trên hàng dậu láng giềng

Hay trên vai bạn bè quen thuộc

Nhìn em mỉm cười

Tiếc cho cơ hội đã vuột trôi

Để  bây giờ em đứng một mình

Cô đơn buồn bã

Cảm nhận trên tấm lưng còng già cổi

Những năm tháng dài lê thê đè nặng khổ đau

Em cố sức vùng vẫy thoát mau

Đôi khi em thành công

Cứ gọi là thành công

Đập vỡ khổ đau ra từng mảnh vụn

Cẩn thận quét gom chôn vùi đâu đó

Hay tung rải ra biển khơi ào ào sóng gió

Những mảnh vụn tưởng chừng như biến như tan

Em đâu ngờ còn vướng lại trong tim

Chỉ một ít thôi

Vâng chỉ một ít thôi

Rồi sau đó lớn lên

Lớn lên

Tích tụ từ từ thành từng  tảng

Lại làm tim em đau nhói vô cùng

 

Em yêu

Hình như em chưa rõ được điều này

Và hạnh phúc chúng ta cứ vuột khỏi tầm tay

Lê Văn Bỉnh

Giáng Sinh 2020

 

Thập Tử Nhất Sinh

Đỗ Dung

Đầu Tháng Giêng 2020, cơn đại dịch Coronavirus bắt đầu được thế giới biết đến từ thành phố Vũ Hán xa xôi bên Tầu, tin tức qua mạng khiến mọi người kinh hoàng. Số người chết tăng đến mức độ khủng khiếp và Vũ Hán trở thành “thành phố Ma”, vắng lặng, hoang vu đến rợn người.

Tại Hoa Kỳ, mãi đến khi mức độ lây nhiễm Coronavirus gia tăng một cách kinh khủng, Tổng Thống Trump mới tuyên bố tình trạng khẩn cấp trên toàn lãnh thổ. Tôi đang mang trong người căn bệnh hiếm, Primary Pulmonary Hypertension, mũi lúc nào cũng phải mang ống thở Oxygen nên các em và các bạn gọi điện thoại tới tấp nhắc nhở tôi phải tuyệt đối tự cách ly, các con cũng “ra lệnh” mẹ phải ở yên trong nhà vì mẹ là miếng mồi ngon của con virus. Mẹ gặp Cô Vy là … mẹ tiêu!

Khi Bắc Cali bắt đầu khoanh vùng và có lệnh cách ly từng quận hạt thì ông xã tôi cũng “shelter- in- place” luôn, không sang nhà con để chơi với các cháu nữa.

Chúng tôi hoạch định chương trình cho những ngày cấm cung. Trước hết phải giữ gìn sức khỏe, giữ tâm hồn thảnh thơi, ăn uống lành mạnh để tăng sức đề kháng. Hai ông bà già mỗi sáng ra vườn dọn dẹp, cắt tỉa hoa lá rồi làm vài động tác thể thao và tập thở. Tuy không gặp mặt, nhưng các con cháu vẫn thăm hỏi hàng ngày.  Qua “Facetime” được nhìn con cháu cũng đỡ nhớ. Có hôm các cháu nội ríu rít khoe đang dọn bữa điểm tâm cho cả nhà, các cháu ngoại thì mời ông bà cùng đi “virtual picnic” trên ngọn đồi sau nhà với cha mẹ chúng.

Tuần lễ đầu tiên, chúng tôi bắt đầu thu dọn nhà để xe, tìm ra mấy thùng ảnh ngày xưa, thế là bao nhiêu kỷ niệm cũ ùa về, hai vợ chồng già ngồi phân loại những hình ảnh của các con, các cháu ra ba hộp cho ba gia đình rồi sẽ giao cho chúng nó giữ làm kỷ niệm.

Đầu Tháng Năm, đang là giữa muà Xuân, cỏ cây reo vui dưới nắng, các loại hoa bắt đầu khoe sắc đem sức sống tươi vui đến cho muôn loài. Nằm ngoài vườn, nhìn lên bầu trời xanh trên cao ngẫm nghĩ về nạn đại dịch.  Suy nghĩ mông lung tôi cảm tưởng như có một mục đích tâm linh đằng sau những sự việc đang xẩy ra.  Phải chăng có một thông điệp sâu sắc nào đó của Thượng Đế muốn cảnh tỉnh loài người?

Con vi khuẩn nhỏ bé này đang làm đảo điên cả thế giới, nó len lỏi vào các ngõ ngách bất kể rào cản, nó tấn công tất cả mọi người không phân biệt giàu nghèo, không phân biệt giai cấp sang trọng hay cùng đinh.  Nó bất kể chủng tộc, văn hoá, tôn giáo.  Mọi người đều bình đẳng! Và nó có thể thăm viếng bất cứ ai!

Con virus này thật khủng khiếp, nó cô lập cả thế giới, mọi quốc gia đã lập nên những rào cản. Mọi người tự động xa cách nhau, những người thân yêu cũng chỉ nhìn nhau từ xa mà chẳng dám đến gần.  Thượng Đế gửi con siêu vi này đến để chia rẽ con người hay khiến con người nghĩ lại để thương yêu, đùm bọc nhau hơn?  Rõ ràng là không được gặp mới thấy nhớ, có mất đi mới thấy quý chứ bình thường thì người ta không biết trân trọng những gì mình đang có.  Cứ thế, tôi miên man suy nghĩ, hay phải chăng đây là sự trừng phạt của Thượng Đế vì con người đã liên miên tàn phá trái đất làm đau lòng Mẹ Thiên Nhiên, nào là sa thải những chất độc hại, rác rến làm ô nhiễm không khí, ô nhiễm biển khơi, nào là phá rừng, phá núi bừa bãi… Thêm nữa con người gần như muốn đoạt hết quyền năng của tạo hoá, vượt cả quyền hạn của hoá công.  Ngày nay gần như cái gì nhân loại cũng làm được, ngay cả khả năng sáng tạo ra con người, biến đổi gene di truyền của tất cả các chủng loại, hay định đoạt ngày sinh, ngày tử…

Sau nạn dịch này thế giới sẽ đi về đâu? Biến đổi trở nên đốt đẹp hơn hay ngày tận thế đã gần kề vì vô phương cứu chữa?  Tất cả sẽ bị xóa đi để mọi sự sẽ khởi đầu với những con người Nhân Chi Sơ Tính Bản Thiện!

Càng suy ngẫm tôi càng thấy thấm thía và có những lúc tôi ngồi nhìn lại mình và cố gắng tìm ra những bài học cho chính bản thân và gia đình. Trước nạn dịch này, trong hoàn cảnh cách ly của mình tôi phải làm gì!

Một buổi chiều sau khi thăm vườn tôi thấy những cây tía tô, kinh giới mọc lên từ những hột năm trước theo gió bay đi lung tung nay đã cao gần bằng ngón tay út, tôi lấy  một thùng plastic thật to dùng để dọn nhà khi trước, nhờ ông chồng tôi đục mấy lỗ dưới đáy để thoát nước, đổ đầy một thùng đất mới, đi gom nhặt mấy cây rau thơm, kinh giới, tía tô con mọc rải rác bên cạnh những gốc cây lớn để cấy sang chậu mới này.  Sau khi vào nhà rửa tay nghỉ ngơi thì tôi chợt lên cơn sốt, người nóng hầm hập nhưng vẫn cảm thấy lạnh run và môi miệng thì khô đắng.  Gọi cho cháu út kế bên, cháu ở liền vách với chúng tôi trong một căn “duplex”, hai nhà hoàn toàn riêng biệt chỉ chung mảnh vườn sau.  Cháu nói mẹ lấy Tylenol uống và uống thật nhiều nước.  Cháu chạy sang nhà anh nó, lấy nhiệt kế về để bố đo thân nhiệt cho mẹ.  Dù cảm giác nóng hừng hực nhưng thân nhiệt chưa quá 100 độ F nên cháu nói mẹ cứ nghỉ ngơi, không cần phải đi nhà thương, rồi cháu chạy đi mua nước cam, yaourt, trái cây tươi như táo, nho, lê,  lau chùi cẩn thận để ở chiếc bàn ở vườn sau, xong xuôi mới gọi điện cho bố biết để ra đem cất vào tủ lạnh.

Hàng năm, cứ mỗi khi hoa nở rộ là tôi hay bị allergy, có khi ngắc ngư cả tháng mới hết ho hắng, mệt mỏi, uể oải. Năm nay tôi chắc cũng vậy thôi nên dù đang dịch bệnh tôi không nghĩ là có thể nhiễm con vi khuẩn Covid-19 vì tôi đã cẩn thận cách ly rất kỹ. Các con cháu tôi còn lo giữ kỹ hơn, ngay cháu ở sát bên cạnh cũng không hề bước sang nhà mẹ. Đúng dịp này cô bạn thân VD gọi điện thoại  để nói chuyện chơi.  Nghe tôi kể, VD hốt hoảng nói nhà có lá xông thì đun nước xông ngay đi, ông xã của VD cũng đang bị như vậy vì tuần trước ông có đi chợ Costco.  Tôi chắc VD lo tôi bị nhiễm Covid-19 nên mới cuống lên như thế.  Nghe VD nhắc, nhà tôi ra vườn hái đủ các thứ lá, chanh, bưởi, quất, xả, rosemary, một bịch tía tô trong tủ lạnh cũng bỏ vào nồi luôn.  Như chợt nhớ ra, VD gọi nhắc tiếp cho thêm gừng và nhỏ vào nồi vài giọt dầu nóng.  Không biết làm sao MC biết tôi sắp xông cũng gọi tới nhắc nếu nhà có sẵn hồi nấu phở thì cho thêm khoảng chục cánh hồi vào.  Tôi nằm đắp chăn rên hừ hừ trong khi nhà tôi lo đun nồi lá xông, ông cũng lục trong tủ tìm được một nắm hồi cho tuốt vào nồi luôn. Tội nghiệp ông chồng tôi, chả bao giờ đụng tới bếp mà quýnh lên cũng nấu được cho vợ một nồi lá xông thơm phức.

Ông bưng nồi nước xông ra để ngay giữa phòng khách rồi dìu tôi để tôi ngồi ngay trước nồi nước xông còn đang đậy nắp, đưa tôi lọ dầu Bảo Tâm An rồi lấy tấm chăn dạ trùm kín người tôi. Mở hé nắp nồi từ từ, tôi nhỏ mấy giọt dầu, hơi nóng xông lên và tôi hít vào thật sâu, luồng khí nóng xuyên qua mũi đi vào buồng phổi rồi lan ra khắp châu thân. Mồ hôi nhỏ từng giọt ướt hết quần áo.  Tôi cứ ngồi hít thở như thế cho đến khi hơi nóng nguội dần rồi quấn cả chăn đứng lên, vào nhà tắm lấy khăn mặt thấm nước ấm lau mình cho khô rồi thay quần áo đi ngủ.

Ngủ yên được vài tiếng, tôi thức dậy,  cảm thấy trong người như khỏe khoắn hơn nhưng vòng quanh thắt lưng thấy nhói đau, từ hai bên hông trở xuống đau rêm và hai chân dường như không có sức.  Ăn qua loa, ngồi nghỉ một lúc, tiện còn nồi nước lá xông nhà tôi đun sôi lại, tôi xông thêm lần nữa rồi vào giường.  Thằng Út gọi sang nhắc mẹ uống một ly nước cam, ăn một hũ yaourt rồi hãy đi ngủ.

Từ mấy năm nay vợ chồng tôi ngủ hai phòng riêng vì nhà tôi đi ngủ sớm, tôi thường thức khuya.  Tôi thích đọc sách trước khi ngủ còn nhà tôi lại không thể ngủ được khi có một chút ánh sáng nên thôi thì đành “Không gì quý hơn độc lập tự do!”.  Đôi ta chung mái nhưng không chung phòng.  Thật là khỏe re!  Nhưng nay vì tôi bịnh nên nhà tôi nhất định ôm gối qua nằm chung vì sợ rằng ban đêm lỡ có chuyện gì tôi gọi mà ông không biết.

Thiu thiu một lát tôi thấy người khô ran, bụng óc ách muốn đi nhà vệ sinh, tôi quơ tay lấy cây đèn pin để ở đầu giường rồi lần mò vào nhà tắm.  Cũng may nhà tắm ở sát bên. Thế là như vòi chẩy, tôi bị té re, vừa tiêu vừa tiểu.  Lần mò về giường tôi uống hết gần nửa chai nước một lúc vì trong người quá háo. Nhìn sang bên cạnh nhà tôi nằm ngủ bình yên, chắc cả ngày lo lắng nên ông mệt.  Cứ thế, độ mỗi một giờ tôi phải dậy một lần để vào nhà tắm rồi uống nước, rồi lại vào nhà tắm cho đến sáu giờ sáng tôi mới ngủ thiếp đi một giấc dài hơn hai tiếng. Thức dậy thấy ông chồng nằm bên cạnh đã tỉnh ngủ nhưng còn nằm nướng đang nhìn tôi.  Người khô queo, miệng đắng nghét. Nhà tôi bưng vào một ly sữa nóng, tôi uống mà tỉnh cả người, có thể cả đêm mất nước nhiều và bụng cũng cảm thấy đói.

Ăn sáng xong tôi nằm ngay ở sô pha ngoài phòng khách xem TV, nồi lá xông còn tốt nên tôi đã xông thêm lần nữa, sau khi xông xong người khỏe khoắn hơn nhưng toàn thân vẫn còn đau nhức.  Riêng vùng quanh thắt lưng đau rêm và hai cẳng chân thì đau buốt. Nhà tôi ngồi bên xoa bóp hai cẳng chân và thỉnh thoảng đấm lưng cho tôi.  Tôi chập chờn nửa ngủ nửa thức, có những lúc tôi cũng ngủ thiếp đi. Qua buổi trưa tôi lại lên cơn sốt, người nóng hừng hực nhưng vẫn có cảm giác lạnh buốt ở bên trong. Cứ như thế mấy ngày liền cứ chiều là lên cơn sốt và cứ sốt thì uống một viên Tylenol 650 mg và mỗi ngày uống gần hết một bình nước cam.

Sau khoảng một tuần lễ như thế, tôi mất sức rất nhiều nên tối hôm đó sau khi xông, tôi ngủ được một mạch ngon lành từ 8 giờ tối đến 8 giờ sáng.  Nhờ vậy mới đỡ mệt. Sáng dậy, tôi đã ra đi dạo trong vườn và ngồi phơi nắng. Vào nhà tôi lục tủ lạnh lấy ra bịch xương bò, một vỉ thịt bò và sắp xếp hầm một nồi phở to để giành ăn mấy ngày cho lại sức.  Tưởng đã êm, không ngờ giữa đêm hôm ấy tôi bị một cơn lạnh thật khủng khiếp, người run bần bật, răng đánh lập cập.  Chưa bao giờ tôi lạnh đến như thế: “ Bố ơi…bố ơi… mẹ lạnh quá…. mẹ lạnh quá”. Nhà tôi vùng dậy lục tủ tìm mấy túi hạt chườm để ra hâm bằng lò vi sóng.  Tôi gần như nghẹt thở, há mồm thở dồn dập mà như không có khí vào phổi, tiếng vi vu như tiếng huýt sáo và những tiếng khò khè phát từ trong cơ thể.  Người tôi co rúm lại vì lạnh.  Phúc chí tâm linh làm sao tôi hét lên.  Maý sấy tóc, máy sấy tóc.”  May là máy sấy tóc tôi để ngay đầu giường vì tôi thường tắm buổi tối trước khi đi ngủ nên phải sấy tóc cho thật khô cho đỉnh đầu khỏi lạnh.  Nhà tôi chụp ngay máy sấy tóc, bật độ nóng nhất, thổi hơi nóng từ đầu đến chân, người tôi ấm dần lên, phổi như hoạt động lại, nhà tôi lấy máy đo oxygen, máy chỉ số 54! Trời ơi!! Tôi cố hít vào thật sâu, con số nhích lên từ từ…60, 68, 70…Nhà tôi ra bếp lấy hai muỗng rượu gừng mà chúng tôi lúc nào cũng có sẵn mấy lọ trong nhà, nâng đầu tôi dậy cho tôi uống luôn một hơi, trong người ấm hẳn lên và độ oxygen đã lên 88!  Như phản xạ, tôi niệm Phật: “Nam mô cứu khổ cứu nạn Quan Thế Âm Bồ Tát, Nam Mô cứu khổ, cứu nạn, Quan Thế Âm Bồ Tát”.  Nhà tôi lấy dầu nóng xoa bóp khắp người, xoa cả hai gan bàn chân.  Nhờ thế tôi chìm vào giấc ngủ.

Sáng hôm sau, nhà tôi nắm lấy tay tôi nói qua làn nước mắt “ Mình làm tôi sợ quá,  đừng bỏ tôi, đừng bỏ tôi...”. Nhớ lại cảnh ông già hơn tám chục tuổi chạy quýnh quáng trong đêm lo cho vợ, tôi thật thương.  Mọi việc chỉ chậm lại khoảng năm phút thôi là tôi đã theo ông bà rồi.  Khi nhìn độ Oxygen xuống tới số 54 tôi đã nghĩ thôi rồi, đã đến lúc tôi phải ra đi!  Lúc đó toàn thân tôi đã như đông cứng nhưng lại như có sự nhộn nhạo ở bên trong.  Miệng tôi há thật to, cố gắng thở nhưng dường như phổi đã đình công.  Thở ra mà không hít vào, máu không có dưỡng khí đem đi khắp châu thân, nếu độ oxygen xuống nữa tôi sẽ đi vào hôn mê, có thể tôi không bao giờ dậy nữa!  May làm sao tôi nhớ ra cái máy sấy tóc, hơi nóng đã nhanh chóng khiến cơ thể tôi phục hồi.  Tôi thật sự hoang mang, chả lẽ mình bị Cô Vy chiếu cố?  Làm sao tôi bị nhiễm Cô Vy được, tôi có ra khỏi nhà đâu! Mấy tháng nay đúng là “nội bất xuất, ngoại bất nhập”.   Ngay cả khi con đi chợ cho mẹ cũng không dám vào nhà, tháo hết giấy gói bỏ vào thùng rác rồi lấy giấy clorox lau chùi mọi thứ thật kỹ để ngoài garage hay ngoài vườn, 24 tiếng sau mới cho mẹ cất các thứ vào tủ.  Các cháu nhớ ông bà thì bố mẹ chúng nó cũng chỉ chở sang nhà ông bà nhưng bắt ngồi yên trên xe không được xuống, chỉ hạ kính cửa xe, vẫy tay nói chuyện qua cửa sổ xe rồi lại đi.  Hôm sinh nhật ông thì cả ba nhà đem bánh, đem quà đứng ngoài vỉa hè, mang khẩu trang đàng hoàng.  Chúng nó còn cẩn thận để riêng cho ông bà một chiếc bánh nhỏ rồi mới cắt chia mỗi người một miếng trong chiếc bánh thứ hai, bắt ông bà ở trong nhà, khoảng cách nguyên cái nhà xe, chúng nó đứng ngoài đường hát chúc ông, ăn bánh xong là đi!

Không dám tin, nhưng mà căn bịnh của tôi nghe…từa tựa, quen quen.  Sốt, rét, khó thở, mình mẩy ê ẩm, và… tào tháo đuổi.  Thảo nào mấy tháng qua chợ nào cũng bị thiên hạ đua nhau vét sạch hết cả nước lọc và toilet paper! Biết đâu chừng bịnh này do con Virus Vũ Hán truyền vào. Thật là hiểm ác.  May nhờ Trời Phật thương tình, may nhờ bạn bè nhắc nhở, may nhờ ông xã tận tình, cho nên tôi đã vượt thoát chuyện thập tử nhất sinh trong đường tơ kẽ tóc.

Cũng chính vì thế,  tối hôm qua khi thấy trong người khỏe khoắn hơn nhiều sau gần hai tuần chống chọi với bịnh tật, tôi liền ngồi xuống đặt bút viết một hơi, viết lại câu chuyện thật lần thứ hai “sém chút nữa tiêu tùng” của tôi để chia sẻ với quý bạn đọc những kinh nghiệm tôi đã trải qua và cách thức tôi chống chọi bịnh tật như thế nào ngõ hầu có thể giúp ích được cho ai đó nếu gặp phải hoàn cảnh tương tự.

Nhìn qua khung cửa sổ, mặt trăng gần như tròn xoe, trăng 13 còn đang e ấp khẽ mỉm cười.  Năm nay nhuận hai Tháng Tư ta, còn hai ngày nữa là rằm. Không dám thức khuya, tôi thu xếp tắt máy vi tính, vào phòng, ngồi trong bóng tối thở thật đều và đặt lưng xuống giường thở tiếp một lúc thì chìm sâu vào giấc ngủ.

Sáng nay, sau một giấc ngủ dài yên bình, không mộng mị, tôi vươn vai làm vài động tác nhẹ, cảm giác thật thoải mái chứ không trì trệ, nhức mỏi như mấy hôm trước.  Nhìn đồng hồ mới hơn 6 giờ sáng, không khí còn hơi nóng, người rịn mồ hôi cho tôi cảm giác như không khí Sài Gòn ngày trước.  Nhìn sang bên cạnh, ông chồng già đang say ngủ.  Tôi rón rén ra phòng khách, kéo màn, mở cửa sổ, trời đã rạng sáng, tôi ngồi khoanh chân tập thở. Cảm tạ Trời Phật, cảm tạ tổ tiên, ông bà nội ngoại hai bên đã phù hộ, đã giữ gìn tôi ở lại cõi đời này thêm một thời gian nữa.

Suốt hai tuần lễ vừa qua, trong nhiều đêm tôi đã có những cơn mơ lạ kỳ, có đêm tôi miệt mài trong computer, cả một trang đầy hình ảnh cỏ cây hoa lá trong vườn, tôi say sưa ngồi phân loại từng loài hoa, chia ra thành những video nhỏ rồi upload vào youtube.  Có video toàn hoa quỳnh, có video đủ loại hồng  hoặc toàn những giàn hoa leo… Cảm giác mệt nhoài nhưng rất thích thú vì nỗi đam mê.  Sáng ra vào computer chả thấy dấu vết gì, hoá ra là… mơ.  Một đêm tôi mơ như đang đi lạc vào giữa một đám người nhỏ bé đen đúa, họ như vây quanh níu kéo tôi, bỗng nhiên có một người đàn bà mặc áo dài tơ mầu vàng óng đẩy dạt mọi người ra, kéo tôi chạy thoát khỏi đám đông đó… và rồi có một đêm tôi đã như xem một cuốn phim của suốt cả cuộc đời, từ ngày anh em tôi di cư vào nam cùng bà nội, bố mẹ và cậu Thắng.  Có những lúc hình ảnh thoáng qua thật nhanh, tôi với LP và VD trong sân trường tiểu học Chợ Quán, bố mẹ, anh chị em, bạn thuở Trưng Vương… Tiếp theo là những ngày sau 75 ào ạt hiện về và rồi cuối cùng tôi thấy tôi ngồi trên chiếc thuyền con một mình bơ vơ giữa đại dương bao la trong đêm tối đen mịt mùng.  Lạnh quá, tôi choàng tỉnh.

Ban ngày khi xem tin tức qua internet, mặc những lao xao, những chống đối chửi bới nhau giữa những người không cùng chính kiến, mặc những lời nói thô bỉ, bẩn thỉu đến tột cùng thốt ra từ những người tôi tưởng là có học và hiểu biết, chả ai thuyết phục được ai vì ai cũng khư khư cho mình là đúng, tôi chỉ biết thở dài ngao ngán.  Riêng tôi thì nhìn vào những điểm tốt đẹp, lạc quan do nạn dịch đưa đến mà vui sống.  Gia đình chúng tôi gắn bó nhau hơn, các chị em tôi vài tuần lại Zoom meeting một lần.  Ba gia đình ba đứa con tôi gần gũi, yêu thương nhau hơn bao giờ.  Không đến nhà nhau nhưng vẫn gặp mặt nhau hàng ngày trên text, trên facetime.  Từng gia đình nhỏ đã có những bữa ăn sáng, ăn tối chung một lúc chứ không mạnh ai về lúc nào ngồi ăn lúc đó như khi trước.  Ngày nào cũng như có tiệc, nhà này khoe nhà kia hôm nay ăn món gì và bầy ra những món như lẩu, sushi, bò nướng vỉ , bò nhúng giấm hay gỏi cuốn, bì cuốn… hai bà mẹ trẻ chỉ sửa soạn, sắp sẵn các thứ để trên bàn rồi mọi người tự làm lấy, cả nhà quây quần thưởng thức. Sáu đứa cháu nội ngoại sau những giờ học online lại ríu rít cười đùa với nhau. Hạnh phúc là đây!

Nhiều người lo sợ nước Mỹ sẽ tan hoang vì những biến cố xẩy đến chập chùng, hết chuyện này đến chuyện khác.  Người chống Trump, kẻ phò Trump, cả trăm ngàn người đã mất đi cuộc sống để lại bao thương tiếc, đau khổ cho người thân… Nhưng theo tôi, tôi vẫn tin rằng mọi việc rồi cũng sẽ qua đi.  Nước Mỹ sẽ lại tươi đẹp và vẫn là miền đất hứa, là thiên đàng đáng sống mà chúng ta đã may mắn được đến đây.

Nước Mỹ luôn Vĩ Đại như Tiến sĩ Mai Thanh Truyết đã viết:

Qua kinh nghiệm sống trong việc phòng chống China Virus trong những ngày “tự nguyện cô lập”, người viết thấy rất rõ là Nước Mỹ Vĩ Đại, vĩ đại không phải vì có một chánh quyền mạnh, tài nguyên dồi dào, thiên nhiên ưu đãi…mà chính vì dân trí người dân Hoa Kỳ với tâm lành, lương thiện, biết đoàn kết và chấp nhận hy sinh trước một vấn nạn chung của Đất và Nước.

Từ hình ảnh những túi thực phẩm hiện diện khắp các nẻo đường do bà con tự nguyện đóng góp và phân phối.

Từ những khẩu trang may vá đơn sơ được hàng trăm hàng ngàn bàn tay của người lao động hảo tâm may cắt nhằm hỗ trợ cho Bác sĩ, Y tá ngày đêm chiến đấu với cơn dịch không quản ngại tấm thân. 

Làm sao mà quên được tinh thần tương trợ của người dân Hoa Kỳ trong sự đoàn kết chống China virus.

Tất cả những sự vĩ đại đó nằm trong tâm hồn của hơn 325 triệu dân gồm đủ mọi sắc tộc đến từ khắp nơi trên quả địa cầu hình thành ra một Hiệp Chủng Quốc và cùng hội tụ trên mảnh đất màu mỡ của đất nước Hoa Kỳ nầy.

Chì có ở Hoa Kỳ, và chỉ có ở Hoa Kỳ chúng ta mới thấy được những hình ảnh thân thương và cảm động trên! 

Đó mới thực sự là VĨ ĐẠI.

Xin cám ơn Đất, Nước, và người dân Mỹ đã cưu mang những người con Việt trên bước đường tha hương vì quốc nạn CSBV.”

Câu chuyện này đến hôm nay, Thứ Bẩy ngày Rằm tháng Tư nhuận, năm Canh Tý (6/6/2020) tôi mới hoàn tất.  Viết xong tôi cảm thấy rất nhẹ lòng.  Nhìn ngoài trời nắng đã lên cao, nắng rất đẹp, nắng đem lại niềm vui và hy vọng cho tôi, cho mọi người trên nước Mỹ và trên toàn thế giới. Nguyện cầu cho nhân loại được bình an thoát khỏi hẳn cơn đại dịch….

Tôi đến bên bàn thờ, niệm Phật xong thì thỉnh ba tiếng chuông

Boong… boong… boong

Nhắc nhở tôi… buông, buông, buông

Tôi đã hít vào thật sâu và thở ra thật nhẹ nhàng.

Đỗ Dung

6/6/2020

Bản Tin Cao Niên Tháng 12 Năm 2020

Ở phía trên Bản Tin, xin bấm vào ký hiệu 4 mũi tên (được khoanh đỏ như trong hình trên) để xem toàn màn hình (full screen). Bấm nút “Esc” để trở về trang web. (áp dụng cho laptop hay PC)

Tuổi Hoàng Hôn

Đỗ Dung

Bà Phiên kéo rèm, mở tung hết các cửa sổ cho nắng sớm ùa vào phòng.  Nắng Tháng Ba vàng tươi, trong trẻo.  Đúng là Nàng Xuân đã tới, đã xua đi những u ám, xám ngắt của những ngày tháng mùa đông lạnh lẽo. Bước ra vườn sau, bà vươn vai, hít thật sâu cho không khí trong lành của buổi ban mai tràn vào đầy buồng phổi. Trời đẹp quá, mấy cây cải Nhật như đang say sưa tắm nắng, cây cối đã hồi sinh.  Những hột kinh giới, tiá tô, húng quế, húng lủi, dấp cá… rơi xuống từ mùa trước nay đã nẩy mầm cho ra những cây con bé li ti.  Những chùm nụ hồng bé tí đã ra đầy trên giàn, mấy cành Quỳnh điểm những nụ hoa xinh xinh bằng đốt ngón tay út. Nhìn qua hàng rào, rặng cây Dogwood sau nhà đơm đầy nụ trắng thanh khiết, gió nhè nhẹ, không gian thoang thoảng thơm như hương hoa Lài, hoa Ngọc Lan.

Bà Phiên đứng xoay lưng về phiá mặt trời cho mắt khỏi chói và nắng không rát mặt, bắt đầu vẫy tay tập Dịch Cân Kinh.  Bà thủng thỉnh đếm, hết một ngàn cái vẫy, bà ngồi xuống chiếc ghế bành, xoa bóp chân tay. Tiếng ông Phiên vọng ra từ sân trước: “Bà đâu? Bà đâu?”, ông chạy ra sân sau nhìn thấy bà thì hạ giọng thì thào: “Wisteria đã có hoa!”.  Thế là như lò xo bật dậy, bà liú riú theo ông ra ngắm cây Tử Đằng.

Những chồi hoa bằng ngón tay, như những chiếc đuôi chồn nhỏ chi chít bám cành, đong đưa trong nắng như đang cười trêu ghẹo bà Phiên.  Niềm vui thích êm ả, len nhẹ trong lòng khiến bà lâng lâng sung sướng.  Dạo bà mới bịnh, Quy, cô con gái, thương mẹ mua tặng bà một cái computer để bà tiếp xúc với thế giới bên ngoài cho đỡ buồn.  Những vườn hoa Tử Đằng bát ngát hiện ra trên máy khiến bà say sưa.  Bà yêu màu tím từ nhỏ, màu tím của mộng mơ. Những giải hoa tím ngát cả bầu trời đã khiến bà tương tư, bà ước ao sao trong vườn nhà có một giàn phủ đầy hoa đẹp như thế.

Năm ngoái, khi mới dọn về ngôi nhà này, một hôm khi đi Home Depot để mua thêm vài món đồ lặt vặt, hai cây Wisteria to, cao đứng ở góc vườn khiến bà ngẩn ngơ.  Xe của ông chở không vừa mà ngày thường các con phải đi làm, sao mua được đây!  Cả đêm bà nhớ cây mà ngủ không được, không biết đợi đến cuối tuần thì nó có còn ở đó hay không.

May qúa, hôm sau, Khoa, anh con trai lớn đi làm về sớm ghé thăm xem mẹ mới dọn nhà có cần gì thì giúp. Bà kể chuyện bà sợ có người mua mất cái cây yêu quý của bà thì Khoa bật cười nói ngay: “Mẹ thay quần áo đi, con về nhà lấy xe truck rồi con đến đón mẹ đi mua liền”.  Thế là bà toại nguyện.

Thằng “Củ Khoai” của bà nay đã chững trạc, trưởng thành, đã cho bà ba đứa cháu nội thật xinh và ngoan. Nhớ lại những ngày sau Ba Mươi Tháng Tư năm ấy, cô Phiên còn là một thiếu phụ trẻ, chưa đến ba mươi, gia đình cô kẹt lại, chồng cô phải đi tù cải tạo, bé Quy, con chị  “Củ Mì” hơn ba tuổi, thằng em “Củ Khoai”chưa đầy một năm, hai đứa phải lủn tủn theo mẹ đi bán chợ trời.  Buổi trưa dắt con vào hành lang thương xá Tax, trải miếng vải nhựa cho con nằm, xoa lưng cho con ngủ mà cô tức tưởi, nghẹn ngào.  Ngày trước chỉ có ăn mày mới nằm thế này, vậy mà bây giờ ba mẹ con cô có khác chi họ, cũng lây lất nằm đây. Hết giờ nghỉ trưa, thương xá mở cửa, cô lại thu vén dắt con ra lề đường trải tấm nilon để mua bán tiếp. Bà nội ốm đau, bà ngoại cũng phải bương chải kiếm sống, các dì, cậu còn phải đi học, cô chẳng thể nhờ ai, đành phải tha con theo mình.  Thằng bé ngồi ghế nhỏ đằng trước, con chị ôm lưng mẹ đằng sau và hai bên ghi đông chiếc xe đạp treo hai cái giỏ cói chất hàng hóa mua bán hàng ngày.  Cuối tuần cô mới dám để con ở nhà bà ngoại chơi vì các dì, các cậu nhỏ được nghỉ học.

Những nhọc nhằn, khốn khó rồi cũng qua đi, cũng đến ngày ông Phiên được thả về, hai vợ chồng bà qua những gian truân cũng đưa được hai con đến vùng đất hứa bình an. Sang đây bà lại có thêm cu Lam, thằng con út Trời cho. Cu Lam năm nay đã ba mươi, cu cậu chí thú làm ăn, mua căn duplex xinh xắn này cho cha mẹ ở một bên còn cậu ở một bên với một chàng room-mate cho đỡ tốn tiền nhà.

Tiếng ông Phiên đưa bà về thực tại:

       – Này bà ơi, cây hồng vàng cũng đầy nụ rồi này.

Bà săm soi, quả thật mấy chùm nụ hoa vàng đã tượng hình, mỗi nụ hoa chỉ to bằng đầu chiếc đinh ghim.  Bà trêu:

       – Mắt nhỏ mà tinh quá ta. Ông giỏi!

Ông nhún vai, nguýt bà một cái thật dài.

Bà đi thu hoạch, nguyên hái hai cây quất chưng Tết cũng được đầy một rổ, cũng phải vài trăm trái.  Ông xách vòi nước đi tưới cây. Bà vào sửa soạn món điểm tâm và làm đồ ăn để ông đem “đi làm”. Mỗi ngày ông Phiên sang nhà Khoa chơi với các cháu. Quy cũng ở gần đấy nên sau giờ học nhờ ông đón thằng cu út về ở chơi với đám con cậu Khoa. Thằng cháu ngoại lớn nhất chỉ còn hơn một năm nữa là vào đại học, thằng em kế học dưới anh hai lớp nên hai đứa có thể tự túc đi bộ về nhà. Sau bữa ăn sáng bà sửa soạn bữa ăn trưa cho các cháu rồi bà tiễn ông đi.

Nằm đu đưa trên chiếc võng trong bóng rợp của vườn sau bà thả hồn về dĩ vãng, nhớ đến nhóm bạn Trưng Vương thời áo trắng.  Những cô nữ sinh chuyên môn bát phố vào buổi trưa.  Năm Đệ Nhất học buổi sáng nhưng đôi khi phải học thêm buổi chiều nên cả lũ ở lại trường, rủ nhau đi bộ, vào hẻm Casino ăn bún chả, bánh cuốn rồi tà tà bước sang góc đường Lê Lợi – Pasteur, nơi có nước miá Viễn Đông, đu đủ bò khô, bò biá, lại còn khay phá lấu của ông Tầu, những miếng phá lấu thái miếng nhỏ vừa ăn, cắm sẵn vào những que tăm, mấy đứa đứng xúm xít vòng quanh, hào hứng lấy từng que, chấm tương ớt, bỏ vào miệng mà hít hà, sau đó cứ đếm tăm trả tiền. Vòng trở lại mé chợ Bến Thành, các cô làm thêm một ly đậu đỏ bánh lọt hay sâm bổ lượng.  Thật là ngon rên mé đìu hiu.  Bụng no căng các cô đi bộ trở lại Lê Thánh Tôn, khúc khích, rúc rích đùa giỡn với nhau trên con đường rợp mát bóng me xanh để trở về trường. Sau Tú Tài mỗi người một phương, đứa học môn này, đứa theo môn nọ, lại có cô lấy chồng, theo chồng đi xa. Rồi tiếp đến ngày đổi đời năm bảy lăm, thêm một lần tan tác.

Cứ thế liên tiếp bà nhớ lại chuyện này, chuyện nọ, chuyện những vất vả gian nan khi vượt biển rồi những khó khăn chật vật lúc đầu nơi xứ người.

Thấm thoắt mấy chục năm trôi qua, biết bao thăng trầm, bão tố. Bây giờ bà đã gần bẩy mươi, ngồi đây trong khoảng không gian tĩnh lặng tuyệt vời cuả một buổi sáng muà Xuân.  Không gian là của bà, thời gian là của bà.  Thỉnh thoảng tiếng kêu chíp chíp của những con chim nhỏ hay tiếng quàng quạc của những cánh chim đen bay chuyền cành trên cây cổ thụ bên nhà hàng xóm.

Bà đang ở tuổi hoàng hôn của cuộc đời, nắng đang từ từ tắt.  Đến một lúc bà hiểu ra lẽ vô thường của vạn vật, không có gì là trường tồn, vĩnh cửu.  Bà đã buông bỏ tất cả để vui những ngày ngắn ngủi còn lại trên cõi đời này. Với bà bây giờ còn mảnh vườn nhỏ cho bà chăm bón, vài tháng nữa cây cối sẽ vươn lên, bà sẽ vuốt ve, chuyện trò với chúng, hạnh phúc nhìn chúng từ từ lớn lên. Những buổi sáng bà sẽ đi bộ quanh vùng, thảnh thơi ngắm nhìn hoa thơm, cỏ dại, tận hưởng những phút giây êm đềm của hiện tại.  Ba đứa con của bà đã có cơ ngơi vững vàng, cuộc sống gia đình hạnh phúc, bà không phải quan tâm đến chúng nữa. Những ngày cuối tuần thỉnh thoảng bà nấu bữa ăn ngon gọi con cháu về quây quần cho bà nghe tiếng cười ríu rít trẻ thơ.  Những ngày nghỉ hè ông bà theo con cháu ra biển hay vào rừng ở những nơi hoang dã, xa lánh trần thế, sống gần thiên nhiên.  Bà sẽ cùng ông ngắm trăng trên biển, nhìn ánh trăng lao xao trên mặt nước hay thanh thản đi bộ bên nhau dọc theo bờ cát.

Hai con khỉ già hơn bốn chục năm sống có nhau, đúng là chia ngọt sẻ bùi.  Những lúc nhìn ông lụ khụ, nhìn bà già yếu bà cũng bùi ngùi nghĩ đến lúc chia tay.  Ai đi trước, ai còn ở lại với vai trò chiếc đũa lẻ. Nhưng rồi bà lại nghĩ sinh tử là chuyện đương nhiên, có ai sống hoài, ai cũng phải một lần ra đi. Lo nghĩ trước làm chi, cứ vui với những gì đang có trong tầm tay, ở đây, bây giờ, hôm nay.

Cứ nghĩ rồi bà lại tìm cách trút bỏ những bợn nhơ, vướng bận của cuộc đời, buông hết đi những bi lụy để chỉ còn cái tâm trong sáng.  Những vạt nắng chiều không trong trẻo, tinh khôi như nắng sáng nhưng ngọt như mật và rồi nắng cũng sẽ tàn, sẽ tắt  khi mặt trời xuống dần, khuất hẳn sau rặng đồi phía xa. Nhìn lên trời xanh thăm thẳm, bà Phiên yêu quá cuộc đời này.

Đỗ Dung

Hoài Niệm

Thơ Cao Nguyên

thơ bay theo hơi cơm vừa cạn nước
mùi chữ thơm hương gạo mới quê nhà
gạo đã đi quá nửa vòng trái đất
đến quê người gợi nhớ lúa mùa xa

mùa xa quá mà thơ còn quanh quẩn
dẫu bây giờ cơm ngày nấu một lần
phải chi mẹ còn bên vòng lửa ấm
ngày hai lần con ngửi được hương thơ

đời vẫn thế thẩn thờ chi lạ rứa
liệu mốt mai còn níu được bao lần
thơ bay lên từ nồi cơm vừa cạn
biết tuổi đời còn lãng mạn vu vơ

tại anh nhắc nên lòng em hoài niệm
nhớ điệu vần cười chúm chím trêu thơ
ơi chữ nghĩa lững lờ bay theo gió
nhớ giữ giùm hơi hướm đã từng mơ

những giấc mơ của quê nhà tìm lại
cũng hoang đường như tìm mẹ ngày xưa
như tìm lại hương hoa cau, hoa bưởi
còn ủ thơm trong áo tím qua mùa!

Cao Nguyên

Bên Bờ Tử Sinh

Đỗ Dung

Tên thật: Nguyễn Đỗ Dzung, sinh năm 1947, cựu nữ sinh Trưng Vương, tốt nghiệp Đại Học Dược Khoa Sài Gòn năm 1972, Thuyền Nhân, đến Mỹ năm 1980, hiện tại về hưu, vui thú điền viên, cư ngụ tại miền Bắc, California

Buổi sáng thứ bảy, mùa hè, bầu trời xanh trong không một gợn mây, màu nắng vàng chanh, gió nhè nhẹ mơn man làn da, mùi thơm của cỏ cây, hoa lá… vương vương, thoang thoảng. Con đường nhỏ uốn lượn nhẹ nhàng, hai hàng cây xanh bên đường đều tăm tắp, một bên hè trống tiếp ráp với những ngọn đồi nhấp nhô nối nhau trải dài, in lên nền trời, bên kia là dãy nhà nằm ngoan ngoãn sau những mảnh vườn được trồng tỉa vén khéo. Hai vợ chồng tôi lững thững đi trong cảnh trí êm lặng, an bình của thành phố nhỏ như còn đang say ngủ.

Tôi mới mổ “cataract” mắt bên phải. Mọi việc suông sẻ nên cảm thấy rất yêu đời, tôi tinh nghịch nhắm bên mắt trái, cảnh vật như sáng hẳn ra, những chiếc lá thật rõ nét, óng ánh, rung rinh dưới nắng, những bông hoa tươi lên reo vui, cảnh vật trong trẻo như được nhìn qua khung cửa kính mới được lau chùi kỹ lưỡng bằng Windex. Nhớ lại ngày mổ mắt, khi nằm trên bàn mổ ở nhà thương của trường Đại học Stanford, vẫn căn phòng sáng trắng, vẫn các thủ tục thông thường như những lần phải thử nghiệm hay mổ xẻ trước đây, nhưng lòng tôi thanh thản không một chút âu lo. Từng giọt thuốc an thần từ túi treo trên cao nhỏ vào mạch máu làm tôi chơi vơi, bềnh bồng.

– Bà Nguyễn, bắt đầu nhé!

Tiếng bà bác sĩ nhẹ nhàng thoảng bên tai, mắt tôi tê đi, không cảm giác. Chợt hai đốm đen hình vuông hiện ra rồi từ từ một vầng mây màu hồng đỏ, màu đỏ tuyệt vời, bay bay. Một mảng xanh “turquoi” lượn lờ trên nền trời xanh trong. Cứ thế, những quầng mây màu sắc đẹp chưa bao giờ tôi nhìn thấy nhẹ nhàng bay bay, chơi vơi, chơi vơi…đưa tôi đi vào một vùng an lạc mênh mông như có tiếng gió nhẹ nhẹ, như có tiếng thầm thì và tôi thiếp đi trong cảm giác thật êm ái lạ lùng.

– Xong rồi, bà Nguyễn! Bà nghỉ ngơi một chút rồi về nhé. Sáng mai trở lại gặp tôi.

Tôi bừng tỉnh khi bà bác sĩ dịu dàng vỗ nhẹ cánh tay tôi, chiếc giường lại được đẩy về phòng đợi khi sáng.

Trong đời, hai lần tôi có niềm sung sướng ấy. Niềm hạnh phúc mênh mông trong tuyệt vời cảm giác, như mê thiếp trong hoan lạc dị thường… Lần đầu tiên là sau một buổi tọa thiền, đặt lưng xuống giường, tôi mê đắm trong cảm giác nhẹ nhàng, lâng lâng ấy.

Miên man trong suy nghĩ, tôi cùng ông xã đã về đến nhà con gái. Tuần này chúng tôi đến ở chơi nhà con như một kỳ nghỉ hè.

– Bố mẹ dậy sớm thế, đi những đâu rồi? Bố mẹ có lên những con đường đi bộ trên núi chưa?

Cô con gái đang tỉa mấy cây hồng trong khu vườn trước cửa ngước lên hỏi khi thấy chúng tôi về.

– Chưa, bố mẹ mới đi quanh đây thôi. Nhà cửa đẹp, không khí thật êm ả, thanh bình. Mai các cháu có đi leo núi, có đi “hiking” nhớ rủ ông bà đi cùng nhá!

– Mời ông bà vào uống cà phê, ăn tạm một miếng bánh “croissant” rồi chúng con đưa ông bà qua San Francisco chơi.

Tiếng cậu con rể từ trong nhà vọng ra, cùng mùi cà phê tỏa ra thơm ngát.

Đã lâu không ghé thành phố biển Cựu Kim Sơn, khung cảnh vẫn như xưa, không có gì thay đổi. Bầu trời hôm nay màu xám, nhiều mây và hơi lành lạnh, nên dù đang mùa hè vẫn phải mặc áo ấm. Vẫn những chiếc xe điện kêu leng keng, chở du khách thăm thành phố. Con đường Lombart vẫn ngoằn ngoèo và những con dốc dựng đứng làm chùn bước những người lái xe còn yếu. Khu quanh biển vẫn tấp nập khách nhàn du. Sau khi lái xe một vòng quanh phố, chúng tôi ghé lại công viên cho các cháu chạy nhảy, chơi đùa. Khi tụi nhỏ đã mệt rồi, cả nhà kéo vào phố Tàu ăn mì trong một tiệm khá ngon.

Về tới nhà còn sớm nên các cháu rủ xuống hồ bơi.

– Mẹ mới “surgery,” xuống hồ bơi mẹ cẩn thận nghe.

Cô con gái luôn miệng nhắc vì cháu nghe kể có người sau khi mổ “cataract” không giữ gìn kỹ nên bị thông manh, nhìn mọi vật không rõ nữa.

Mang cặp kính đen to bản của nhà thương cho, tôi nằm trên chiếc phao nổi trong một góc khuất của hồ bơi mặc cho mấy ông cháu chơi đùa. Hai vợ chồng cô con gái lúi húi sửa soạn cho bữa ăn tối ngoài vườn.

Buổi sáng trời không mây, bây giờ vài cụm mây trắng từ đâu tới, lang thang trên bầu trời xanh trong đưa tôi về thời gian cách đây mười mấy năm mà tưởng chừng như mới hôm qua…

Đó là khi tôi còn đi làm. Một buổi chiều đang ở sở tôi bổng lên cơn ho sặc sụa, ho như xé ruột gan, nước mắt chảy ràn rụa, tôi phải xin phép về sớm. Tôi rất ghét đi bác sĩ vì không thích cảnh ngồi dài người chờ đợi nên thường khi bị ho như thế tôi chỉ uống thuốc ho, nhờ nhà tôi xoa dầu nóng khắp châu thân rồi nằm nghỉ. Sau một giấc ngủ dài là khỏe lại ngay. Lần ấy nhà tôi nhất định đưa tôi đi bác sĩ.

Sau những khám nghiệm thông thường, bà bác sĩ lấy một dụng cụ nhỏ kẹp vào ngón tay tôi. Đọc kết quả bà thốt lên:

– Bà Nguyễn, bà phải nhập viện ngay. Độ oxygen trong máu bà thấp quá, chưa đến tám mươi phần trăm!

Bà nói nhân viên gọi ngay xe cứu thương. Hai vợ chồng nhìn nhau tê điếng. Trầm trọng vậy sao! Xe cứu thương đến, mọi vật như lao xao và tôi như người mộng du, nằm trên chiếc băng ca, chui vào lòng chiếc xe hụ còi chạy nhanh.

Trong phòng cấp cứu tôi vẫn thảng thốt, mới tuần trước đi Houston ăn Tết với gia đình cô em gái, khỏe mạnh không một triệu chứng nào, bây giờ nằm đây những dây cùng nhợ. Vô thường đến vậy sao!

Mỗi ngày y tá đến lấy máu, cứ vài tiếng lại đo nhịp tim, đo huyết áp, đưa tôi chui vào hết máy nọ, máy kia để tìm bịnh. Mấy hôm đó trời chuyển mưa, gần như ngày nào cũng có mưa, có ngày mưa nhẹ, có ngày mưa như vũ bão, gió rít từng cơn. Buổi chiều sau khi tan sở là nhà tôi và cháu út lại đến thăm, ngồi bên giường đến tối mịt mới về. Ban đêm còn lại một mình tôi không tài nào ngủ được, lòng ngổn ngang trăm mối, mệt mỏi thiếp đi thì y tá lại vào để đo nhiệt độ, đo tim, đo máu, lấy máu để thử nghiệm.

Tôi còn nhớ như in buổi tối sau khi làm “Angiogram” nhà tôi và cháu út đang ngồi cạnh giường. Viên bác sĩ đến đã thản nhiên nói:

– Tôi rất buồn, bà Nguyễn, bà vướng phải một căn bệnh hiếm, “Pulmonary Hypertension,” bịnh không chữa được, chỉ đợi thay phổi, thay tim. Bà còn sống khoảng chừng hai năm, hãy thu xếp và hãy vui những ngày còn lại.

Mặt nhà tôi trắng bệch ra và thằng con cắn môi, dụi mắt để ngăn tiếng nấc. Tôi điếng người nhận bản án tử hình! Tôi có cảm giác mặt tôi như đanh lại và người như tê đi.

Buổi sáng hôm sau, ngồi trên chiếc xe lăn rời khỏi bệnh viện, trong lòng tôi đau đớn vô ngần. Từ nay tôi là kẻ tàn phế. Mũi lúc nào cũng phải có ống thở oxygen. Tôi thật sự thành người tàn phế!

Sau một tuần mưa gió, hôm ấy trời nắng ấm. Tôi nhớ căn nhà nhỏ của tôi, xa có hơn mười ngày mà tưởng chừng như lâu lắm. Trước nhà, cả dãy Hồng dọc lối đi đầy hoa. Vào nhà, tôi ra sân sau thăm khu vườn nhỏ, vạn vật như tươi cười trong nắng. Cây Apricot hoa chi chít từ gốc đến ngọn, màu hồng dịu dàng như màu hoa Anh Đào của Nhật. Cây Mận đầy hoa trắng xóa trên cành. Cây Đào ăn trái hoa thưa hơn, màu hồng đậm hơn, duyên dáng ở một góc vườn. Bên hông nhà một dàn Nho vòm tròn hình vòng cung, lá non xanh và những chùm nho xinh xinh đã tượng hình. Bao phủ mặt đất từng khoảng cúc tím, cúc vàng nở rộ, những bông “Lily of the Nile” cũng như cố vươn lên mỉm cười với tôi. Thoang thoảng hương thơm của bụi hoa Nhài trộn lẫn hương hoa Hồng, dàn hoa Hồng với những bông hoa nhỏ xíu bằng đồng hai mươi lăm xu, màu hồng phấn, thơm nhè nhẹ. Hai cây Bông Giấy đỏ thắm quấn quýt hai bên cột “patio.” Nhìn phong cảnh của khu vườn mà lòng tôi nghẹn lại.

Bấy giờ là mùa xuân, chim non ríu rít truyền cành. Cảnh đẹp quá, thiên nhiên đẹp quá. Tôi như say với nắng, màu nắng thật ngọt ngào. Tôi như say với gió, làn gió thật thơm tho. Từng phiến lá rung rinh, từng cánh hoa khoe sắc… Trời ơi… cảnh tươi đẹp thế kia, tôi yêu quá… thế mà chỉ hai năm, hai năm là hai mươi tư tháng, là bẩy trăm ba mươi ngày tôi phải vĩnh viễn rời xa. Tôi chỉ còn thời gian ngắn ngủi như thế trên cõi đời này sao… và tôi đã bật khóc.

Những chuỗi ngày tiếp theo ủ ê, buồn nản. Ban ngày chỉ còn mình tôi trong căn nhà vắng, đi vào, đi ra… dù sao tôi cũng phải sửa soạn, sửa soạn cho một chuyến đi thật xa, về miền miên viễn. Đầu óc mông lung, nghĩ quẩn nghĩ quanh rồi lại vùi đầu vào gối mà khóc, khóc cho vơi, khóc cho thỏa. Ban đêm giấc ngủ chập chờn với những cơn ác mộng, tỉnh dậy mệt nhoài, trăn trở.

Tôi thấy mình như đang đi trên một cánh đồng vắng lặng, hoang vu. Trời xám và hình như lất phất mấy giọt mưa. Đồi núi mênh mông, cỏ mênh mông, những bông cỏ may như bám vào mặt, những ngọn cỏ dại như vướng vào chân. Cảm giác bơ vơ đến tột cùng. Bỗng một đám người từ đâu ùa tới đuổi dồn tôi vào một ngõ sâu hun hút, như một con đường hầm tối đen. Tôi cắm đầu chạy và như hẫng chân, bừng tỉnh, tim đập mạnh, mệt nhoài.

Từ ngày ở nhà thương về tôi hay có những cơn ác mộng như thế. Trong cơn mơ tôi thường gặp những đám người đen đúa, bẩn thỉu, không ra mặt người, không ra mặt quỷ chạy đuổi tôi và tôi chạy trối chết cho đến khi hoặc như vấp phải vật gì hoặc vì quá nhược sức tôi ú ớ vùng tỉnh dậy.

Tôi nghe nói khi con người ở bên bờ tử sinh hay nhập nhòa, chập choạng nhìn được cõi bên kia, một thế giới vô hình mà khi mạnh khỏe, dưới ánh mặt trời ta không nhìn thấy. Tôi nhớ hồi mẹ chồng tôi bịnh, đến gần ngày cụ mất cụ hay mê sảng: “Sao ở đâu ra mà lắm người vào nhà mình thế này. Đuổi đi, đuổi chúng nó đi”.

Tôi buốt ruột khi nghĩ đến cha mẹ tôi, hai thân già còm cõi sẽ phản ứng ra sao nếu tôi bất hiếu đi trước, để cho “lá úa phải khóc lá xanh,” bầy chị em mỗi năm vẫn ríu rít gặp nhau và con, cháu tôi… Tôi sắp phải dời xa tất cả. Có đêm tôi mơ tôi mặc chiếc áo dài nhung đỏ nằm bình an trong chiếc quan tài, đèn nến lung linh và tôi bay như chim trong bầu trời bát ngát, thoải mái, nhẹ nhàng.

Tôi yếu và hốc hác hẳn vì lo buồn, vì khó ngủ, vì nghĩ ngợi lung tung. Ngày nghỉ nhà tôi đưa đi bộ quanh khu nhà ở hoặc ra khu công viên có cỏ hoa tươi tốt cho tinh thần sảng khoái nhưng cứ đi được một quãng ngắn là tôi phải dừng lại thở dốc, lên ba bốn bậc cầu thang tim đã đập thình thịch phải ngừng!

Cho đến một đêm lũ người đó lại đuổi theo tôi, tôi lấy hết sức bình sinh cắm đầu chạy. Những bước chân chạy theo đằng sau dồn dập, như gần, thật gần. Rồi không hiểu sao trong cơn sợ hãi ấy bản năng của tôi bỗng trổi dậy với một ý chí quật cường. Tôi quay ngoắt lại, nhìn thẳng vào đám người đen đúa, bẩn thỉu đó và quát vào chúng:

– Sao tụi bay theo tao hoài vậy, có đi đi không?

Rồi tôi lao thẳng tới đuổi họ. Họ quay người chạy đi và biến mất.

Kể từ lần ấy tôi không còn nằm mơ thấy mình bị rượt đuổi nữa. Thì ra “ma trong mơ” cũng biết sợ kẻ mạnh và ăn hiếp kẻ yếu đó chứ!

Các bạn trong sở chia nhau đến phụ nấu cơm nước và chuyện trò làm tôi vui. Các bạn ở xa biết tin cũng điện thoại hỏi thăm, gửi tặng kinh sách và băng giảng của các Thày. Những sự ủng hộ tinh thần này, cộng với sự lo lắng, chăm sóc, và thương yêu của gia đình đã giúp tôi mạnh mẽ hơn lên.

Và tôi quyết chí phải chống lại chứng bệnh ngặt. Tôi bắt đầu tập thiền. Cậu em rể đem bài chỉ dẫn cách tập Dịch Cân Kinh bảo tôi cố tập. Hàng tuần tôi phải đi ba bác sĩ, một chuyên về tim, một chuyên về phổi, và vẫn phải trở lại bà bác sĩ gia đình. Mỗi tháng phải đến phòng khám bệnh của trường Đại Học UCLA để bác sĩ chuyên môn về bịnh Pulmonary Hypertension điều trị. Tiểu Linh, bạn của cô em tôi, PhD về Đông y, sau khi bắt mạch, khám bịnh có cho một toa thuốc tăng cường thể lực, cân bằng khí huyết và nhìn sắc diện tôi cô nói: “Chị còn vượng lắm, cần nhất là giữ tâm thanh thản và tinh thần vững vàng thì chị sẽ vượt qua.”

Mỗi tối tôi ngồi khoanh chân tập thở. Lúc đầu, tôi chưa thể xua đi những tạp niệm, chưa thể lắng tâm tư mình như lóng gạn bình nước táo. Tôi ôn lại cuộc đời tôi từ thuở ấu thơ đến lúc trưởng thành, những vất vả gian nan sau năm 1975 khi chồng phải đi cải tạo, những vinh nhục khi lên voi lúc xuống chó, những ngày lênh đênh trên chiếc thuyền con ra khơi vượt biển, những khó khăn khi một nách hai đứa con thơ phải làm lại từ đầu với hai bàn tay trắng, phất lên rồi thất bại và bây giờ lại mắc căn bịnh hiểm nghèo. Tại sao? Tại sao?? Những câu hỏi cứ dằn vặt trong đầu óc. Có những lúc tôi như ngộp thở rồi lại dằn lòng xuống, tập trung để cố gắng hít vào thật sâu và thở ra thật từ từ.

Nhà tôi là người ít nói, sự lo âu làm cho anh lại càng ít nói hơn. Muốn an ủi vợ mà chẳng biết nói sao, chỉ nhắc nhở uống thuốc, chịu khó đưa đi bác sĩ và ái ngại khi thấy tôi ủ dột, buồn phiền. Thằng cháu út ra vào im lìm, không dám làm gì gây tiếng động mạnh, len lén nhìn mẹ xót thương. Thỉnh thoảng tôi nhói lòng khi bắt gặp nhà tôi ngồi trong xó tối khóc lặng lẽ. Không khí trong nhà thật ảm đạm, thê lương.

Nghĩ đến lời nói của ông bác sĩ và khuôn mặt vô cảm của ông ta ngày trước, tôi thật giận và trong một lần đến phòng mạch của ông tôi đã hỏi thẳng:

– Thưa bác sĩ, ông có phải là Thượng Đế không mà ông biết rõ ngày giờ tôi chết? Sao ông có thể nói như vậy với bệnh nhân? Nếu tinh thần người bịnh không vững thì tôi nghĩ họ có thể chết vì lời nói của ông chứ không phải vì căn bịnh.

Ông bác sĩ có vẻ không phật lòng chút nào, chắc vì đã quá quen với những trường hợp như thế, nên ông đem một quả tim bằng plastic ra để giảng giải. Ông đưa những tài liệu về căn bệnh này và chịu khó ngồi trả lời những câu hỏi vặn vẹo của tôi. Tóm lại bịnh chưa có thuốc chữa, con người sống nhờ máu đưa oxygen đi nuôi cơ thể, áp suất trong phổi cao nên phổi khó hấp thụ Oxygen, phổi không làm việc tốt thì tim phải làm việc nhiều, phải bơm máu nhiều lần hơn cho đủ lượng oxygen cần thiết và như thế thành của quả tim sẽ dầy ra, to ra, đến một ngày tim sẽ chai cứng, sẽ đình công không làm việc nữa…và ông khuyên tôi phải cắm ống thở vào mũi cả ngày lẫn đêm để tăng cường nồng độ oxygen trong máu cho tim bớt khổ, đợi đến ngày gặp cơ hội có tim phổi sẵn sàng để thay. Bệnh viện ở UCLA đã ghi tôi vào danh sách chờ người cho tim phổi.

Khi trời chớm vào Thu, gió nhè nhẹ, nắng hanh hanh. Rặng phong hai bên đường bắt đầu đổi màu. Sau mấy tháng đã quen, ống thở không làm tôi vướng víu. Hàng ngày, giọng nói hiền từ, dịu dàng như người cha già của thầy Thích Thanh Từ qua các băng giảng đã cho tôi hiểu về lẽ vô thường, về lý nhân duyên, về luật nhân quả và nhất là về nghiệp lực của con người qua đời đời kiếp kiếp. Thời kỳ xuống tinh thần đã qua, tôi lấy lại tự tin cho cuộc sống. Buổi sáng tôi ra sân sau tập thể thao, ngắm trời đất, cỏ cây, những chiếc lá vàng đã lác đác rơi. Tôi yêu đời nhưng tôi không còn sợ chết. Tôi đã hiểu ra, ai rồi cũng phải chết, đâu có ai sống hoài. Tôi thấy tôi thật hạnh phúc là đã được báo trước chuỗi ngày còn lại, để có thì giờ ngẫm nghĩ về cuộc đời, về thân phận con người. Tôi không còn dằn vặt mình, không còn than trời trách đất. Tôi hết so sánh với các em, các bạn để buồn tủi về định mệnh nghiệt ngã của mình. Sống một ngày vui một ngày, tôi tự nhủ và tôi sẵn sàng đứng dậy như bao lần trong cuộc đời tôi đã từng gục ngã rồi lại cắn răng đứng dậy để vươn lên. Nếu có vướng nghiệp từ muôn kiếp trước thì tôi vui lòng trả cho hết nghiệp trong kiếp sống này và tôi sửa soạn sẵn sàng để ra đi.

Tự tin như thế, yêu đời như thế, tôi chấp nhận số phận, và nghĩ mình phải làm một cái gì đó trước khi ra đi, chứ không thể ngồi mà…đợi chết! Phải nói là tôi rất cám ơn nước Mỹ, cám ơn cộng đồng của cái đất nước tự do tuyệt vời này, đã cung cấp thật nhiều cơ hội mở mang kiến thức cho những ai thích học hỏi, để cho tôi được hưởng ké theo ngày ấy. Tôi vào “Recreation Center” của thành phố tìm lớp học. Tôi học vẽ, học làm đồ gốm, và học trang trí nhà cửa. Ở đây tôi có thêm nhiều bạn mới, những người già đã về hưu, những người nội trợ sau khi đưa con đi học thì vào trường. Ngồi trong lớp tôi chăm chú nặn những bình hoa, sáng tạo những vật dụng trong nhà. Tôi khắc những con búp bê Nhật Bản thật là xinh. Rồi những ngày đẹp trời tôi đem giá vẽ ra vườn để đắm mình vào thế giới của màu sắc. Tôi bắt đầu viết văn. Những bận rộn và sự đam mê nghệ thuật đã giúp tôi quên đi bệnh tật.

Nhiều lúc tôi lẩn thẩn nghĩ, nếu không bịnh tôi có được về hưu sớm và sống thoải mái như thế này không!

Biết tôi bị bệnh, bạn bè quen biết xúm nhau kẻ khuyên ăn món này người cho món khác. Một chị bạn gửi cho hột cải thuốc của Nhật, lá cải tựa như lá rau cải làn bảo gieo hột trồng cây lấy lá ăn tốt lắm. Tôi rắc luôn cả gói, chỉ mấy tháng đã có cải non ăn. Có người bạn khác gửi cho đĩa tập Suối Nguồn Tươi Trẻ. Thế là cứ buổi sáng thì Dịch Cân Kinh và buổi tối thì SNTT. Khi ngồi thiền tôi đã bớt nghĩ ngợi lung tung, hít vào thật sâu và khi thở ra tôi thấy rõ luồng hơi ấm chuyển trong người. Bên cạnh thuốc tây tôi đã uống mấy trăm thang thuốc bắc. Uống thuốc tây nhiều khi chữa được phổi lại hỏng gan. Thuốc bắc gia tăng hệ thống miễn nhiễm và giúp điều hòa khí huyết.

Thời gian từ từ trôi, tôi tìm đến nhiều bạn thân, đến nơi hội họp. Tôi nhờ ông xã chở đi tham gia các buổi văn nghệ, sinh hoạt cộng đồng, tham gia các câu lạc bộ thơ văn, vui với các hội nhóm phụ nữ. Ở nhà tôi viết văn, vẽ, và tập viết thư pháp. Tôi hết mặc cảm với ống tube oxygen, còn đùa giỡn là mình có “món nữ trang đặc biệt,” trêu chọc ông chồng già của tôi để “cheer him up.”

Khi hết thời gian hai năm theo phỏng đoán của ông bác sĩ, tôi thấy người khỏe khoắn hơn rất nhiều. Khi gặp lại ngài bác sĩ đã phán sau hai năm tôi phải chết, thì ông ta cười:

– Bà Nguyễn, bà là bệnh nhân tuyệt vời. Bà là bệnh nhân đầu tiên mắc bệnh hiếm này mà không bị tồi tệ hơn. Bà ráng cầm cự thêm vài năm, họ đang nghiên cứu nhiều, hy vọng sẽ tìm ra thuốc tốt để chữa căn bịnh này.

Mười bẩy năm đã trôi qua từ ngày ấy. Bây giờ tôi vẫn còn đây!

Sự nghiên cứu của các khoa học gia vẫn giậm chân tại chỗ đối với “căn bịnh hiếm” này chứ chưa tìm ra giải pháp nào khá hơn.

Nhưng chính tôi, một người từng đứng giữa đôi bờ sinh tử, đã tìm thấy những kinh nghiệm vô cùng tuyệt vời có thể giúp những bịnh nhân như tôi tồn tại. Xin tóm tắt chia sẻ với bạn đọc:

Sống tự tin, hòa nhập với gia đình, bạn bè, cộng đồng, học, và tham gia nghệ thuật. Đặc biệt nhất, là môn thiền định.

Tôi đã áp dụng triệt để môn ngồi thiền để buông xả hết lo âu sầu muộn và giữ được lòng thanh thản an nhiên. Có thể nói, thời gian ấy, tôi yêu đời còn hơn bất cứ ai…

Đỗ Dung

Bão Cuồng

Thơ Cao Nguyên

người ơi! đốt lửa giùm em
cho tan đói lạnh qua đêm bão cuồng
lũ dồn, sóng quặn, xoáy nguồn
xé rừng, toạc đất, vỡ cồn lúa khoai
quê ta nghèo đói luân hồi
mãi râm ran khóc rối bời ruột gan
năm nào bão chẳng dập ngang
còn đay nghiến gió cho oan nghiệt tràn
mẹ ôm cái bóng ru giòn
thân con nước cuộn hồn còn quẩn quanh
xót đời cha níu mái tranh
đã tan hoang vỡ tanh banh cột kèo
tội em náu giữa quê nghèo
đời qua đếm tuổi trên điều rủi may
chưa về buồn đã quắt quay
gặp em nước mắt chắc đầy ngợp tim
chỉ đành đốt lửa giùm em
xua tan đói lạnh qua đêm bão cuồng
ngủ đi em nhé, ngủ ngon
đừng kinh hãi mẹ ru giòn bóng con!

Cao Nguyên

Bản Tin Cao Niên Tháng 11 Năm 2020

Ở phía trên Bản Tin, xin bấm vào ký hiệu 4 mũi tên (được khoanh đỏ như trong hình trên) để xem toàn màn hình (full screen). Bấm nút “Esc” để trở về trang web. (áp dụng cho laptop hay PC)