Khát Vọng Của Con Người Thời Đại: Người Làm Đầu Phải Hầu Thiên Hạ

Nguyên Ty

Lãnh đạo là vấn đề rất cũ và cũng rất mới. Cũ, vì ngay từ thuở con người có mặt trên trái đất có nhu cầu kết hợp vì bất cứ lý do nào, dù ở một đơn vị thật nhỏ chỉ gồm hai ba người thì lãnh đạo xuất hiện. Mới, vì ở mỗi thời đại luôn luôn có nhu cầu đi tìm một đường hướng lãnh đạo hữu hiệu phù hợp với nhân tính, khát vọng và sự hiểu biết của con người thời đại đó.

Qua dòng lịch sử, tựu trung có ba phương cách lãnh đạo: độc tài, buông thả, và dân chủ. Dưới các chế độ độc tài, quyền hành tập trung cao độ; con người bị tha hóa, người dân phải tuyệt đối vâng phục, chấp hành mệnh lệnh, không có quyền tự do lựa chọn.  Ở các quốc gia Tây Phương với thể chế dân chủ tự do, phương thức lãnh đạo dân chủ là nền tảng của mọi sinh hoạt xã hội.

Hiện nay, ngay ở các quốc gia dân chủ tự do thật sự, đặc biệt ở Hoa Kỳ, người ta vẫn thấy có sự khủng hoảng lãnh đạo. Những định chế, tổ chức lớn như chính quyền, doanh nghiệp, nghiệp đoàn, tôn giáo, các trường đại học… vẫn chưa làm tròn chức năng phục vụ thành viên của mình. Phương cách lãnh đạo trong những tổ chức này vẫn còn chú trọng nhiều đến quyền hành, và trong nhiều trường hợp đưa đến sự lạm quyền, chỉ nhằm phục vụ danh tiếng cá nhân hay quyền lợi của một thiểu số. Sự thờ ơ của quần chúng đối với những lời kêu gọi của chánh quyền, tổ chức nghiệp đoàn, tôn giáo đối với các chương trình cải tiến dân sinh,  sự trống vắng các buổi lễ ở nhà thờ trong các ngày Chúa Nhật… phải chăng đã nói lên sự thất bại lãnh đạo nơi các tổ chức này?

Hơn bốn thập niên qua, một cuộc cách mạng về phương thức lãnh đạo diễn ra ở Hoa Kỳ, khởi từ năm 1970 với ý tưởng “lãnh đạo phục vụ” (servant-leadership).

Greenleaf newRobert K. Greenleaf (1904-1990), cha đẻ của cuộc cách mạng này, lần đầu tiên dùng từ “servant-leadership” trong bài viết The Servant as Leader, sau này được khai triển thành sách. Ý tưởng này, theo Greenleaf, khởi nguồn từ cuốn tiểu thuyết ông đọc được của Hermann Hesse, Journey to the East. Cuốn tiểu thuyết giả tưởng kể lại cụộc hành trình kỳ bí của một đoàn người.  Leo, nhân vật chánh của câu chuyện, đi theo đoàn với tư cách một người phục vụ (servant), nhưng đồng thời cũng chính anh gây hứng khởi cho cả đoàn bằng tinh thần lạc quan với lời ca giọng hát.  Sự hiện diện của anh Leo trong đoàn thật khác thường. Mọi việc đều tốt đẹp cho đến khi Leo biến mất. Sau đó, đoàn người phân tán, bỏ cuộc, và cuộc hành trình trở nên dang dở. Người trưởng đoàn sau nhiều năm đi đây đó đã tìm gặp lại Leo và được anh đưa về viếng Hội Kín (“the League”) đã bảo trợ cho cuộc hành trình khi trước. Chính nơi đây, ông mới khám phá ra rằng Leo, người mà trước đây ông nghĩ chỉ là người phục vụ trung thành, chính thật là người đứng đầu của hội, linh hồn hướng dẫn, là người lãnh đạo tài ba, phong cách của tổ chức.

Từ đó, Greenleaf kết luận ý nghĩa cốt yếu của câu chuyện là người lãnh đạo lỗi lạc thoạt đầu được nhìn như người phục vụ kẻ khác và sự kiện đơn giản này chính là chìa khóa mang lại thành công. Người lãnh đạo phục vụ (servant-leader) là người phục vụ trưc nht.

(phương thức lãnh đạo phục vụ) khởi đầu bằng cảm nghĩ tự nhiên, người muốn phục vụ thực hành điều này trước. Sau đó, ý thức lựa chọn đưa dần người đó tới vai trò lãnh đạo. Điều này khác hẳn với trường hợp một người bắt đầu bằng vai trò lãnh đạo trước, có lẽ chỉ nhằm để thỏa mãn nhu cầu quyền bính hay thụ đắc của cải vật chất.“ (The Servant as Leader.)

Từ lúc được Robert Greenleaf khai sinh, phương thức lãnh đạo bằng phục vụ được xem như một mô hình lãnh đạo mẫu mực cho thế kỷ 21. Nó gây hứng khởi cho nhiều học giả, giáo sư đại học, chuyên viên nghiên cứu về quản trị doanh nghiệp cũng như hành chánh công quyền. Hàng trăm quyển sách, luận văn, bài viết, tài liệu nghiên cứu được xuất bản. Nhiều trường đại học cấp chứng chỉ hay văn bằng chuyên về “lãnh đạo phục vụ.” Viện đại học công giáo St. Thomas ở St. Paul, MN có cả học trình Cao Hoc (Master’s degree) về chuyên ngành này. Nhiều công ty lớn trong danh sách “The 100 Best Companies To Work For” do tạp chí Fortune xuất bản hàng năm đã hội nhập phương cách lãnh đạo phục vụ vào nền văn hóa của công ty.

Điều thật ngạc nhiên là phải chờ đến gần cuối thế kỷ 20 đường lối lãnh đạo phục vụ mới được ghi nhận là đáp số cho các vấn đề xã hội, tôn giáo, kinh tế, chính trị… của thời đại. Gần 2000 năm trước, Đức Kitô đã dạy các môn đệ theo Người phương thức lãnh đạo này:  Ai làm lớn phải phục vụ!

Ai muốn làm lớn giữa anh em phải làm người phục vụ anh em.

Và ai muốn làm đầu anh em phải làm đầy tớ anh em.

Cũng như Con Người đến không phải để được người ta phục vụ,

nhưng là để phục vụ và hiến dâng mạng sống mình làm giá chuộc muôn dân.

Mt 20:26-28; Mc 9:35; Lc 9:48; Lc 14:11

Chẳng những là Thầy dạy, Đức Kitô còn là người thực hành những gì Người dạy các môn đệ. Các môn đệ thật ái ngại khi thấy Đức Kitô cởi áo ngoài, lấy khăn, đổ nước vào chậu rửa chân cho từng người và lau khô:

Nếu Thầy là Chúa, là Thầy mà còn rửa chân cho anh em

thì anh em cũng phải rửa chân cho nhau.

Thầy đã nêu gương cho anh em

để anh em cũng làm như Thầy đã làm cho anh em.

Yn 13:14-15

Vậy, trước nhất và hơn ai hết, giáo hội của Đức Kitô phải là tổ chức tiên phong trong việc ứng dụng đường lối lãnh đạo phục vụ này.

Nhưng thực tế lại khác hẳn. Từ khi được hoàng đế La Mã Constantine công nhận là quốc giáo năm 325 và ban cho một số đặc quyền, nói chung, giáo hội mất dần tính cách phục vụ, và trở nên một tổ chức quyền hành. Nhìn những Vương cung Thánh Đường, đền thờ lộng lẫy được xây cất hiến dâng cho Thiên Chúa hay những nghi thức lễ lạc, sinh hoạt tốn kém, người tín hữu Kitô không thể không tự hỏi: cho Thiên Chúa hay cho con người? Chúa đến thế gian để phục vụ, không phải để được phục vụ. Vậy câu trả lời là… cho con người và vì con người! Nhưng “con người” có phải là bất cứ ai hay quảng đại tín hữu thuộc về giáo hội hay không? Danh Chúa hay tiếng ta?

Điều trùng hợp lạ lùng, ngẫu nhiên hay do bàn tay Quan Phòng mầu nhiệm, là trong khi phương thức lãnh đạo phục vụ hiện nay được nghiên cứu, bàn thảo, giảng dạy, và áp dụng ngoài đời trong lãnh vực quản trị ở các công ty lớn, các trường đại học, thì cũng có một số giáo sĩ lên tiếng cổ súy cho đường lối lãnh đạo này trong các giáo hội ở Hoa Kỳ, tuy ở phạm vi nhỏ hẹp hơn. Sự song hành kỳ diệu này phải chăng là khát vọng của con người thời đại hôm nay đối với phương thức lãnh đạo mới trong mọi lãnh vực hoạt động đời cũng như đạo, lãnh đạo vì người, không phải vì mình, lãnh đạo để phục vụ, không phải để được phục vụ?

Trong quyển “In the Name of Jesus: Reflections on Christian Leadership”, (1989), linh mục Henri J.M. Nouwen (1932-1996) thẳng thắn nhìn vào trọng tâm phương cách lãnh đạo của giáo hội công giáo hiện nay. Theo nhận xét của Nouwen, những người theo Đức Kitô thường bị quyến rủ bởi quyền tước và áp dụng đường lối lãnh đạo không giống Chúa:

“Tưởng mình là Chúa dễ dàng hơn yêu mến Chúa; kiểm soát tha nhân dễ dàng hơn yêu mến tha nhân; làm chủ đời sống dễ dàng hơn yêu quí đời sống…”

  “Nhiều người ở vai trò lãnh đạo không biết cách phát triển những liên hệ thân thiết và lành mạnh nên phải dùng đến quyền bính và kiểm soát. Nhiều người xây dựng Nước Chúa nhưng không có khả năng cho đi và nhận lãnh tình yêu…”

Linh mục mời gọi những người lãnh đạo Kitô hữu, gồm cả chính bản thân mình, hãy chống lại những cơn cám dỗ, lối sống khoa trương, nổi tiếng, quyền hành, và trở về với căn bản đường lối lãnh đạo phục vụ của Đức Kitô 2000 năm trước. Là môn đệ hèn mọn theo bước chân Đức Kitô, linh mục Nouwen nhìn sự lãnh đạo từ góc cạnh thần thiêng, không phải để sử dụng quyền hành mà để gần Chúa hơn. Thầy Kitô vốn thân phận Thiên Chúa, xuống thế gian làm người để phục vụ và hiến dâng mạng sống để cứu chuộc tội lỗi con người, lãnh đạo bằng lối đi xuống, thì trò Nouwen đi con đường cũng gần giống như vậy.

Năm 1983, đang là giáo sư thần học nổi tiếng ở Harward, Nouwen đi thăm cộng đồng L’Arche ở Trosly, Pháp, nơi dành chăm sóc người khuyết tật và bịnh tâm thần. Sau chuyến đi này, ông cảm thấy bị thôi thúc bởi “hướng đi xuống” (downward mobility) để sống với người nghèo khó, bất hạnh thay vì “hướng đi lên” (upward mobility) trong thế giới khoa bảng đại học. Lần đầu tiên, Nouwen cảm thấy đây mới là ơn gọi đích thực của mình từ sau ngày thụ phong linh mục.

henri nouwel new

Là một giáo sư được nhiều viện đại học danh tiếng mời đón, tác giả hơn 40 quyển sách, nhiều quyển thuộc loại “best seller,” linh mục Henri Nouwen, sau 20 năm làm giáo sư ở Notre Dame, Yale, Harward quyết định từ bỏ thế giới đại học khoa bảng, đi coi giúp mục vụ những người bịnh tâm thần ở cộng đồng L’Arche Daybreak, ở Toronto, Canada năm 1986 và ở lại đây đến khi mất, năm 1996. Sống giữa những người không biết linh mục là ai, chưa từng nghe tiếng hay đọc sách do linh mục viết, Nouwen học hỏi rất nhiều nơi họ. Qua các bịnh nhân này Nouwen khám phá ra cái tôi đích thực của mình, của một linh mục của Đức Kitô: phục vụ. Điều quan trọng đối với các bịnh nhân nơi đây không phải là những quyển sách nổi tiếng, những bài giảng văn hoa, sâu sắc mà chính là tình yêu: linh mục có thương mến họ không, và “tối nay có mặt ở với họ không.” Họ chính là thầy dạy của Nouwen và linh mục có trách nhiệm truyền đạt những thông điệp của họ đến người tín hữu Kitô. Nouwen đã đi con đường ngược chiu, t giảng dạy đến học hỏi, t dn dt đến được dn dt, t ni danh đến vô danh…

Con có yêu mến Thầy không?” Nouwen tin rằng Đức Kitô khi hỏi Phêrô ba lần là muốn nói lên tầm quan trọng của sự sẵn sàng, ý chí quyết tâm, và khả năng ở cùng Người, muốn hành động giống Người, trước khi giao trách nhiệm  “Hãy chăn chiên của Thầy.” Chúa biết đây là một trách nhiệm nặng nề, chỉ những người có một tấm lòng yêu thương tha nhân thật sự và quyết tâm mới có thể đảm nhận.

Nouwen mời gọi hàng giáo sĩ hãy chấp nhận tình trạng sống như người bị thương tổn, mình trần, trắng tay, không quyền hành để phục vụ thay vì lãnh đạo! Và chỉ bằng tình yêu thương, chân thành phục vụ, người có trách nhiệm mới thật sự chuyển hóa, cải thiện môi trường, làm cho đời sống trở nên tốt lành, thánh thiện hơn. Điều này không những có thể thực hiện được mà còn đáng mong ước, không chỉ hữu ích mà còn cần thiết cho giáo hội. Mẹ Têrêsa Calcutta đã thực hành điều này.

Số kiếp con người, ngoài những sinh, bịnh, lão, tử gắn liền, còn có những thương tổn không ai tránh khỏi do cuộc đời dâu bể mang lại — thất bại, chia tay, bất công xã hội, bị ruồng bỏ, khước từ, áp bức… — mà chỉ có tình yêu chân thành mới hàn gắn, chữa lành được.  Chính những thương tổn này đã làm tan vỡ tinh thần và tâm thần khiến cá nhân mất hết niềm tin cậy nơi người khác. Một trong những sức mạnh to lớn của phương thức lãnh đạo phục vụ là khả năng chữa lành thương tích tinh thần của cá nhân cũng như hàn gắn lại liên hệ tin yêu với người khác, cho người phục vụ cũng như người được phục vụ. Người lãnh đạo không có ưu tiên riêng của cá nhân mà chỉ có ưu tiên của tập thể hay của người cần được phục vụ nhất.  Do đó, không có việc đi tìm sự sáng giá, nổi bậc, danh tiếng, khoa trương, đánh bóng cá nhân mà chỉ là sự cống hiến chính con người mỏng dòn đã bị thương tổn của mình cho tập thể.

Vấn đề thường được nêu lên và có lẽ là vấn nạn quan trọng nhất cho đường lối lãnh đạo phục vụ. Liệu những người được phục vụ có lớn lên, phát triển như con người bình thường?  Trong khi được phục vụ, họ có trở nên lành mạnh, khôn ngoan hơn, tự do, tự chủ hơn, và chính họ muốn trở thành người phục vụ?

Robert Greenleaf, trong quyển sách quan trọng nhất của ông, “Servant Leadership” (1977), đã trả lời cho câu hỏi này: Nhu cầu của người theo (followers) có tính cách thánh thiêng và sự sử dụng hợp pháp của quyền hành khởi xuất từ sự ưng thuận của người theo. Như Đức Kitô đã dạy gần 2000 năm trước, “Ngày Sabbath được lập ra cho con người, không phải con người được tạo nên cho ngày Sabbath” (Mc 2:27), Greenleaf xác định, tin tưởng rằng tổ chức phải phục vụ con người; không phải con người phục vụ tổ chức.

quote lanh dao phucvu

Đường lối lãnh đạo độc đoán, quyền hành đã gây nhiều thảm họa cho nhân loại, đi ngược với bản tính con người khi được Thượng Đế tạo dựng nên: có lý trí để suy nghĩ, rồi lựa chọn tự do. Phương thức lãnh đạo dân chủ tuy vượt xa đường lối độc tài trong việc mang lại nhiều phúc lợi cho con người, vẫn chưa phải là phương thức lý tưởng. Luật chơi dân chủ là đa số thắng thiểu số, do đó, có một thiểu số bị lãng quên, thường khi lại là một thiểu số rất lớn không xa cách đa số bao nhiêu; và vẫn có trường hợp đa số nhưng không đúng, chỉ nhờ biết lèo lái, áp lực, rành “luật chơi” mà thắng. Lãnh đạo phục vụ, trái lại, không loại bỏ bất cứ ai, nhất là những người cần được chăm sóc, phục vụ nhiều nhất.

 Muốn làm đầu phải hầu thiên hạ” phải là phương châm của những ai thật sự muốn sống đời phục vụ và xem lãnh đạo như là phương tiện phục vụ.

Nguyên Ty

Ghi Chú: Bài viết này đã được đăng trên Tập San Hành Chánh Miền Đông số 20, và Website qghcmiendong.com do Hội Cựu Sinh Viên Quốc Gia Hành Chánh Miền Đông Hoa Kỳ chủ trương. 
Chúng tôi được phép đăng tải lại bài viết này và mong được phổ biến rộng rãi đến những người quan tâm đến vấn đề tổ chức và lãnh đạo. 

Liên Lạc Cao Niên tháng 12/2015

Nguyễn Mậu Trinh

Kính thưa Qúy Cụ, cô bác, anh chị em:

(Hơi gấp : Thứ Năm này, Cộng Đồng có xe buýt đi New York biểu-tình trước Liên Hiệp Quốc, phản-đối Hà-nội đã vi-phạm, nhân dịp đánh dấu Tuyên Ngôn Quốc Tế về  Nhân-quyền. Xin liên-lạc với ông Đặng ở số 571-236-1908)

Phân Ưu: Hay tin muộn cụ bà Nguyễn thị Tuyết-Nghi là phu-nhân cụ Nguyễn Đức Đạt vừa quá vãng, hưởng thọ 83 tuổi. Xin thành-thật chia buồn cùng Cụ và tang-quyến.
Nguyện-cầu hương-linh Cụ Bà sớm bước vào cõi Tịnh Độ.

Thế là chúng ta bước vào tháng cuối của năm 2015.

December15
Phiên hội gặp ngày nắng ấm, nhiều khách mới, cũ từ xa ghé thăm như nhà báo Phạm Bá Vinh đã di-chuyển xuống Dallas lâu rồi. Ông bà La Trung Chánh, “hội-viên viễn-cư” cũng ở đó.
Hay không xa lắm như ông bà Hoàng Đ. Bình, nhà thơ Cao Nguyên từ Maryland.
Hội-viên mới tháng này là ông chủ mới của nhà hàng X.O. bên kia đường, đã mang đến thực-phẩm làm phần ăn trưa thêm ngon và phong-phú.
Ông Nguyễn Đức Trọng, một lần nữa, trình-bày về ích lợi của thể-dục, đặc-biệt 10 động-tác do BS Trần Đại Sỹ kết-hợp, dễ làm và không mất nhiều thì-giờ.
Xin hẹn gặp tại trụ-sở Hội vào (trước) 11 giờ sáng Thứ Tư này, để được hướng-dẫn.
Lại cám ơn ông Nguyễn Văn Đặng đã cho ngay hình :

https://goo.gl/photos/e3bFAY1Xs6wPhDqAA

Dù Tổng-thống Obama từ Bạch Ốc chỉ chúc Happy Holiday, nhưng chúng ta cũng mừng Giáng Sinh. Với truyền-thống tốt đẹp cuối năm, qua việc trao đổi quà, tượng-trưng cho tình thân, từ trong gia-đình đến ngoài xã-hội. Cũng chỉ tượng-trưng, Hội có chút quà mọn gửi đến ông Phó-hội-trưởng Nội-Vụ. Thật ra, với người lớn tuổi không biết trả lời ra sao khi con cháu hỏi muốn quà gì. Ăn mặc không thiếu, nhưng cũng nói để khỏi phụ lòng người thân.Vứt bỏ bớt áo quần cũ, không để dành áo quần tốt làm gì -một bộ là đủ. Xin lập lại lời năm ngoái : iPad, hay tablet để liên-lạc với bạn bè qua Internet. Dễ dùng và Hội luôn có người hướng-dẫn.

Cuối tuần này, Hội-đồng Cao Niên Quận Fairfax, có sinh-hoạt cuối năm. Chúng ta luôn có đại-diện tham-dự -cũng như các phiên họp cuối tháng.
Bước sang năm mới, liên tiếp nhiều sinh-hoạt ngay trong mấy tháng đầu, ông Phó-hội-trưởng Dương Hòa Hiệp sẽ phải bận rộn nhiều :
Lịch sinh-hoạt của Hội Cao Niên trong năm 2016
(có thể thay đổi tùy nhà trường) :
-Chợ Tết Cao Niên : Sat. 6 Feb.(28/12) tại trường Jeb Stuart.
-Lễ Tổ Tiên : Sat. 13 Feb. (6/1) tại Willston Center.
-Lễ Hai Bà Trưng : Sat. 12 Mar (4/2) tại trường Luther Jackson.
-Lễ Quốc Tổ Hùng Vương : Sat. 16 Apr (10/3) tại trường Luther Jackson.
-Lễ Thanh Minh : Sat. 23 Apr (17/3) tại Lạc Cảnh Viên.
-Đại-hội Thường-niên : Sat. 4 June tại trụ-sở Hội.
-Lễ Đức Thánh Trần : Sat. 17 Sept (17/8) tại trường Luther Jackson.
-Dạ Tiệc mừng 39 năm : Sunday 2 October tại Fortune.​
Chờ đến khi gặp lại, xin cẩn-thận giữ-gìn an toàn.

**************

Thứ Bảy đầu tháng 1/2016 nhằm ngày 2, Trung-tâm Willston còn nghỉ lễ Tết nên chúng ta sẽ dời phiên họp vào ngày 9. Xin ghi nhớ.

Phân Ưu: Xin thành-thật chia buồn cùng Thiếu-tướng Lê Minh Đảo và gia-đình. Tháng trước với sự ra đi đột ngột của trưởng nam Lê Minh Đạm, 58 tuổi, nay con trai một của anh Đạm cũng bất ngờ qua đời mới 37 tuổi.
Xin góp lời cầu-nguyện cho người quá vãng sớm về cõi Vĩnh Hằng.

Sức-khỏe tuổi vàng: Cám ơn tân-hội-viên Nguyễn Đức Trọng đã bỏ thì-giờ hướng-dẫn phương-pháp thể-dục nhẹ-nhàng cho người lớn tuổi.
Chỉ 10 phút sáng sớm khi còn nằm trên giường, hay trong ngày ngồi hay đứng, và buổi tối giúp đi vào giấc ngủ êm thắm qua đêm.
Với các vị không tiện đến hôm Thứ Tư vừa rồi, anh Trọng sẽ trở lại nữa vào 11 giờ sáng Thứ Tư ngày 23 này. Xin mời.

Cũng Thứ Tư 23 này: xin mời quý hội-viên muốn góp sức đến họp để thành-lập Ban Tổ-chức Chợ Tết Cao Niên ngày 6 tháng 2, 2016 tại trường Jeb Stuart.

“Nhà Việt Nam” với các em Kết Đoàn đã có sinh-hoạt cuối năm với các cụ ở nhà Woodland Hill trưa Chủ Nhật, mang lại không-khí ấm cúng cho tuổi già lạnh lẽo. Hội Cao Niên và Cộng Đồng sẽ đến thăm và có tiệc Tân Niên vào dịp Tết âm-lịch.

Nhà gần rồi: cụ Phạm Ngọc Lũy đã dời từ Woodbridge đến với con ở vùng McLean. Tiện cho chúng ta ghé thăm hay đón đến tham-dự sinh-hoạt đầu tháng của Hội. Cụ vẫn theo dõi sinh-hoạt qua email.

Tuyên Ngôn Nhân Quyền đã 67 bảy năm: Cộng Đồng có xe buýt lên New York tham-gia biểu-tình phản-đối những vi-phạm của Việt-cộng trước trụ-sở Liên-hiệp-quốc. Bên Cali, Mạng Lưới Nhân Quyền trao giải cho ba khôi-nguyên nhân-quyền trong nước là Thượng-tọa Thích Không Tánh, hai bà Nguyễn thị Minh-Hằng và Hồ thị Bích-Khương.

Chúc Mừng: “Liên Hội Cựu-chiến-sĩ” bầu ông Nguyễn Văn Tần, từng làm chủ-tịch Cộng Đồng, thay tiến-sĩ Tạ Cự Hải, vào chức-vụ Chủ-tịch Liên Hội trong nhiệm-kỳ sắp tới.

Cũng Mừng: Nhạc-sĩ Việt Khang mãn hạn tù, về lại trong vòng tay yêu thương của gia-đình. Không biết sẽ ra sao, vì còn bị quản-chế, chẳng làm ăn gì được, như Lê Công Định, Lê Quốc Quân …
Anh Là Ai ? Việt Nam Tôi Đâu ?

VK1

Cũng thương: nhiều người bất-hạnh, kém may-mắn.
Thỉnh-thoảng, Hội được mời gọi đóng góp vào việc gây quỹ, công-tác từ-thiện, nơi đây và bên nhà. Xin cho biết ý-kiến.
Ngay trong nhà : một cụ bà hội-viên, cần chỗ ở thuận-tiện, trong khi chờ đời chương-trình housing của sở xã-hội, hồi này khá lâu.

Luôn cần: Xin giới-thiệu Bản Tin của Hội đến bà con trong gia-đình, cũng như thân-hữu. Quảng-cáo khổ nhỏ, giá phải chăng. Vừa đủ để trang trải ấn phí, tem thư. Xin đừng vứt bỏ, mà chuyền tay đến bạn bè,
Góp một tay vào công việc Hội luôn là điều mong muốn, cần-thiết.
(không có anh Dũng, lấy ai in Bản Tin cho mình đọc)

**************

Chuyện khẩn bên nhà : ký tên đòi trả tự-do cho luật-sư Nguyễn Văn Đài, bị ngụy-quyền cọng-sản VN bắt giữ vô cớ, e sẽ ghép tội ngụy tạo để nhốt tù nhiều năm, bóp chết mọi vận-động nâng cao dân trí, thay đổi xã-hội.

Có thể ghi tên nơi đây :

https://www.change.org/p/free-human-rights-lawyer-nguyen-van-dai

Hay gửi email trước ngày 23 về freenguyenvandai2015@gmail.com

http://haedc.org/2015/12/16/tuan-le-van-dong-tra-tu-do-cho-luat-su-nguyen-van-dai-16-23122015/

​​Ngay ở đây : có chị Trúc Nương giúp một tay, nhiều người đã dự ăn trưa với những người cao-niên quận Fairfax. (cám ơn phóng-viên Nam Anh).

https://www.youtube.com/watch?v=29RCV5Xs05I

Còn nữa :​ bà Quận Trưởng mời tân niên…

“​Chairman Sharon Bulova invites you to the January 13, 2016 (Wednesday) Chairman’s New Year Reception

from 4:30PM – 6:30PM at Fairfax County Government Center Forum

12000 Government Center Parkway, Fairfax, VA  22035

http://events.r20.constantcontact.com/register/event?llr=vwznmgkab&oeidk=a07ebyo7f6c2da13788
Please register and feel free to bring non-perishable food items for local charities.

This celebration is Sharon’s special “thank you” NOT funded via County tax dollars.”

Mới đây: Được tin ông Nguyễn Văn Đoàn, vừa qua đời.

Có thời ông là Đồng-chủ-tịch Cộng Đồng, đại-diện DC -nên ít người ở MD với VA biết.

​Cầu-nguyện hương-linh người quá cố chóng về cõi Vĩnh Hằng.​

​Vui/buồn tức thì, tức mình:  Hoa Hậu Hòan Vũ 2015 có nêu tên thí-sinh Huong Pham từ Việt Nam.

Cái anh Steve Harvey được thuê làm MC cuộc thi. Ban Giám-khảo trao miếng giấy ghi tên Philippines là Hoa Hậu mà lại đọc là Á-hậu. Làm cô Columbia được đội vương-miện vài phút rồi trả lại.

Steve xin lỗi là xong !?

Và nhắc nhớ : cũng vì  tân niên, trung-tâm Willston đóng cửa, phiên hội đầu năm 2016 sẽ vào Thứ Bảy ngày 9.

Hy-vọng Đặc San Xuận Bính Thân được in xong để phân-phối.​

Thứ ​ Tư 23 này, lúc 11 giờ, anh Nguyễn Đức Trọng sẽ đến hướng-dẫn cách thể-dục nhẹ-nhàng cho người lớn tuổi, dễ thực-hiện ở nhà. ​

Kết-thúc năm cũ 2015 : cần mọi người góp ý để sinh-hoạt Hội được khởi sắc hơn, thích-hợp với hoàn-cảnh và điều-kiện luôn thay đổi.​

Gặ​p mặt, điện-thoại, text, email, bưu-điện, riêng tư hay tại phiên hội.

​Ngoại trừ nền tảng, nòng cốt, là căn-cước của Hội, đã được những vị tiên-phong sáng-lập : hội của những người tỵ-nạn Cộng-sản.

​Một lần nữa, xin mong chúc tất cả chúng ta, một mùa Giáng Sinh vui-vẻ và Năm Mới dồi-dào sức-khỏe, gia-đình đầm-ấm sum vầy, vui sống bên nhau.

Nguyễn-mậu Trinh

“Người Thơ Chỉ Có Tuổi Đôi Mươi. “

Ngô Tằng Giao

     Nhà văn, nhà thơ HÀ BỈNH TRUNG lại ra mắt sách một lần nữa. Kỳ này hầu như để đánh dấu hơn 60 năm cầm bút của mình. Tác giả từng là chủ bút, chủ biên… của nhiều báo chí, đặc san từ năm 1951 ở Hà Nội kéo dài cho tới ngày nay nhưng sức sáng tác vẫn bền bỉ. Gia tài văn học tính tới nay khá đồ sộ: 12 tập truyện (dài có, ngắn có). 16 tập thơ (kể cả sáng tác lẫn dịch thuật, thơ tiếng Anh và kịch thơ) v.v… Hiện nay tác giả là chủ tịch Câu Lạc Bộ Văn Học Nghệ Thuật vùng Hoa Thịnh Đốn. Trong buôỉ ra mắt sách ngày hôm nay tất cả có 3 tác phẩm được mang trình làng: một tập truyện ngắn và hai tập thơ.*

Tập truyện “MỘT CHUYẾN ĐI” gồm 8 truyện ngắn sáng tác và 6 truyện dịch.

Truyện dịch được dịch từ nguyên bản tiếng Pháp của hai tác giả là Charles Baudelaire và Guy de Maupassant. Truyện chỉ có mục đích để độc giả có dịp so sánh cách viết truyện của người Việt mình với người ngoại quốc mà thôi.

     Nói chung thời các nhân vật trong truyện ngắn của nhà văn Hà Bỉnh Trung dễ dàng gặp nhau, quen nhau rồi yêu nhau. Khi thì gặp gỡ bên bờ sông lúc câu cá. Khi thì cận kề trong phòng đợi ở một phi trường. Có lúc lại bất ngờ gặp nhau trên một chuyến tàu đi du lịch ngoài biển khơi…

Đặc biệt là một nữ sinh viên văn khoa yêu thơ, rồi yêu người làm thơ khi khám phá ra đó là ông Thầy dạy mình. Dù Thầy trò tuổi tác cách nhau đến cả 2 con giáp nhưng tiếng sét ái tình của cả đôi bên đã bùng nổ quá nhanh chóng vì chỉ diễn ra trong một buổi tan học…

Để phát biểu về những sự kiện quá đặc biệt này tác giả ghi lại rằng mình muốn: “Lớp người trẻ thuộc thế hệ thứ 2 ở Mỹ thay đổi về cách sống và cách suy nghĩ. Xa dần ý niệm bảo thủ. Chấp nhận lối sống phóng khoáng và tự do trong đời sống và tình yêu.”

Tác giả đưa ra một quan niệm khá độc đáo về sự phân biệt tuổi trẻ với tuổi già: “Còn những người trên 65 dù lên tới 75, 85 hay hơn nữa mà vẫn hăng hái hoạt động trong cộng đồng, trong xã hội, trong các sinh hoạt văn hóa nghệ thuật thì người ấy vẫn còn trẻ.   

*

     Hai tập thơ mang tên “TÂM SỰ” gồm 90 bài thơ và “NHỮNG NÀNG THƠ” gồm 115 bài.

Thơ của nhà thơ Hà Bỉnh Trung từ mấy chục năm nay gần như điêu luyện với đủ thể loại. Còn đề tài thời rất đa dạng. Nhưng hầu như đa số là ngả về Tình Yêu. Chính vì thế trong 2 tác phẩm thơ mới này Tình Yêu cũng “chất ngất lên ngôi.”

Nói tới Tình Yêu tất nhiên phải có chuyện hẹn hò, rồi tặng hoa, đôi khi ôm ấp và khi xa cách thì nhung nhớ v.v… Đối tượng thường là người đẹp, từ cổ chí kim vẫn vậy. Chỉ cần ghi lại tên mấy bài thơ của tác giả cũng đủ thấy, nào là “Vọng mỹ nhân”, “Em đi, ai sẽ là hoa hậu” và  “Nàng thơ hoa hậu” v.v…

Khi yêu thời chỉ cần một cái “nhìn” đưa tình cũng đủ làm rung động lòng người:

          “Chỉ một buổi gần nhau, đời cũng đẹp
          Chỉ nhìn nhau cũng nhịp loạn con tim.”

Rồi đến “cặp mắt”, rồi đến “vành môi”. Khi thì đẹp như hoa:

          “Tâm tình em rộng mở
          Qua đôi mắt đen trong
          Một bông hồng chớm nở
          Trên đôi môi em hồng”

Khi thì nóng bỏng khiến cho cơn sóng tình dào dạt:

          “Môi em đỏ nét son còn nóng
          Và mắt huyền em chợt gợi tình.”

Tất nhiên không thể thiếu một nụ hôn khi những lời yêu đương được thốt ra:

         “Anh sẽ nói yêu em
          Em không tin, em hỏi
          Một nụ hôn êm đềm
          Thay những gì anh nói.”

Lại còn phải kể đến “cặp má” nữa chứ:

       “Má hồng thắm, mảnh mai thân dáng liễu
        Không một ai tả được vẻ yêu kiều”

Và còn mái tóc, làn da, giọng nói, dáng người v.v… thôi thì đủ cả mọi nét diễm kiều của con người đẹp luôn luôn được các thi nhân phong lên ngôi vị hoa hậu.

Tình Yêu phát xuất từ hồi còn trẻ, tâm hồn còn ngây thơ nhưng vẫn say đắm và bồng bột:

          “Nhớ ngày ấy, ta hãy còn thơ dại
          Vừa gặp nhau ta đã vội yêu ngay
          Yêu mê đắm như người yêu thuốc sái
          Mê rượu men, nồng tinh chất dễ say.”

Tình Yêu kéo dài tới tuổi già mặc cho thời gian trôi qua:

          “Cuối đời càng thấy yêu nhau
          Thời gian trôi chảy ngàn sau vẫn còn”

Tình Yêu tồn tại đến tận cuối con đường trần thế dù cho có bị cách trở chia xa:

          “Cuối đời càng thấy yêu đời
          Cách xa càng thấy yêu người cách xa.”…

Tình Yêu kéo dài tới tận cả kiếp sau nữa họa chăng mới đủ:

          “Một đời không đủ để yêu nhau
          Thì hẹn cùng em cả kiếp sau.”

Tình Yêu vẫn dạt dào nổi sóng trong biển tình dù đã biết cuộc đời là giả tạm, là “vô thường”:

          “Thế gian một cõi vô thường
          Nhân gian còn lắm đoạn đường mộng hoa
          Mai đây dù có chia xa
          Biển tình em, sóng tình ta vẫn còn”

Tình Yêu vẫn tồn tại đến vô cùng dù đã biết cuộc đời là ảo ảnh, là “sắc-không”:

          “Nếu ‘Không là sắc, sắc là không’
          Ta có còn chi để ngóng trông?
          Ta chỉ còn em, dù ảo ảnh
          Để yêu thương mãi đến vô cùng.”

Tình Yêu thúc đẩy con người lại ước muốn quay về tìm nhau chứ không mong thoát khỏi vòng “luân hồi” như tư tưởng Phật giáo:

          “Vòng luân hồi đã chứng minh
          Dòng đời theo với vòng tình yêu đương
          Ta yêu, yêu hết đoạn đường
          Lại quay về nẻo vô thường tìm nhau.”

Tình Yêu trong thơ của nhà thơ Hà Bỉnh Trung quả thật là cuồng nhiệt và mãnh liệt như thế nên nhiều khi độc giả phải thắc mắc rằng Nàng Thơ sắc nước hương trời trong những dòng thơ này là có thật hay chỉ là một nhân vật tưởng tượng được nêu ra làm đề tài hầu gợi hứng làm thơ cho thi nhân?

Nhà thơ tác giả của chúng ta lên tiếng về điểm này: “ngầm hiểu đó là một thiếu nữ hay phụ nữ mà người làm thơ có lòng yêu thích, thì nữ nhân đó là Nàng Thơ của người thơ đó.”  Tác giả cũng nhấn mạnh thêm rằng Nàng Thơ: “có nghĩa là cảm hứng thi ca, nguồn cảm hứng làm thơ”:

          “Trời đất bắt thi nhân giàu tưởng tượng
          Để làm thơ trong thế giới yêu đương
          Thơ ca tụng những cuộc tình không tưởng
          Những cuộc tình lớn đẹp khắp mười phương.”

Nhưng đôi khi lãng đãng trong những dòng thơ khác tác giả lại cho thấy xuất hiện một nhân vật dường như rất hiện thực và trần tục:

          “Nhiều đêm anh viết thơ cho em
          Em ngủ say sưa nằm cạnh bên”

Hiện thực đến nỗi có cả chuyện tình yêu trắc trở vì “em lên xe hoa” với người khác:

          “Vu quy nhật! nàng đã qua nhà khác
           Tôi không còn có dịp được gần nhau.

Thôi thì xin người đọc có lẽ tùy theo con tim của chính mình mà tự rút ra kết luận về điểm này!

HBT1
Nhà văn, nhà thơ Hà Bỉnh Trung từng là Hội Trưởng Hội Cao Niên, với tuổi đời gần chín chục nhưng thơ vẫn chất ngất Tình Yêu. Trong những tác phẩm của mình tác giả đã có hai thi phẩm mang tên là “Yêu mãi ngàn năm” và “Vẫn mãi yêu em.” Bởi thế trong giới văn học nghệ thuật vùng thủ đô Hoa Thịnh Đốn tác giả vẫn thường được mệnh danh là “Nhà Thơ của Tình Yêu.”

Tác giả Hà Bỉnh Trung từng kể lại rằng: “Có bạn hỏi tôi đã lớn tuổi rồi mà vẫn làm thơ tình vậy sao?” Tác giả chỉ cười và đọc mấy vần thơ của mình:

“Ai hỏi xuân xanh? Ta chỉ cười
Người thơ chỉ có tuổi đôi mưoi
Tim non sống trẻ và mơ trẻ
Giữ mãi tình yêu đẹp suốt đời.”

Tác giả luôn tuyên bố rằng: “Thơ tôi viết đa số là về tình yêu. Có lẽ tôi nghĩ chì có tình yêu mới là con đường đi chung của nhân loại. Chỉ riêng tình yêu mới làm rung động được tiếng nhạc lòng của con người…” Tác giả tâm sự: “Về phần tôi, ơn Trời Phật độ ban cho có tuổi thọ, tôi muốn theo đuổi viết những bài thơ tình mãi mãi chừng nào còn trí nhớ và minh mẫn, chừng nào còn cảm thấy rung động yêu đời thực tâm và tha thiết, để nói lên cho hậu thế biết tình yêu là thiêng liêng, là bất diệt và không bị hạn chế với thời gian.”

Con tim có những lý lẽ riêng của nó. Khó mà lý giải theo suy nghĩ thường tình. Xin mời quý độc giả yêu thơ văn hãy vào nhàn lãm trong khu vườn văn và thơ của nhà văn nhà thơ Hà Bỉnh Trung để có dịp cùng chung nhịp đập con tim tươi mát và trẻ trung với tác giả. Chắc chắn quý vị sẽ được hưởng những hương thơm ngan ngát của tình yêu trong một khu vườn đầy hoa thơm cỏ lạ.

LS. NGÔ TẰNG GIAO
(tóm tắt bài nói chuyện ngày 29-11-2011
nhân dịp giới thiệu 3 tác phẩm mới
của nhà văn nhà thơ Hà Bỉnh Trung)

HBT2

Biển Đông và Vận Mệnh Dân Tộc Việt

Nguyễn Văn Canh

GS Nguyễn văn Canh nguyên là Phụ tá Khoa Trưởng và Giáo Sư  Đại Học Luật Khoa Sàigòn; Thuyết trình viên các trường Chỉ Huy & Tham Mưu, Trường Cao Đẳng Quốc Phòng, Quân Lực Việt  Nam Cộng Hòa; và Nghiên Cứu Viên tại Viện Nghiên Cứu Hoover về Chiến Tranh, Cách Mạng và Hoà Bình, Đại Học Stanford; Chủ Tịch Ủy Ban Bảo Vệ Sự Vẹn Toàn Lãnh Thổ Việt Nam.

Dưới đây là bài nói chuyện của GS Nguyễn văn Canh tại Đại Hội Đảng Tân Đại Việt ở Westminster, California, ngày 15 tháng 11 năm 2015, được tác giả hiệu đính và cho phép đăng tải trên Website Hội Cao Niên Vùng Hoa Thịnh Đốn.

bien dong -02

Bài nói chuyện này giới hạn vào hiện trạng các bãi đá bị Trung Cộng chiếm đóng trong vòng hơn 2 năm nay trong vùng Trường Sa, vai trò của Việt Cộng trong âm mưu thực hiện bành trướng của Trung Cộng và cuối cùng là Hoa Kỳ can dự vào vụ Biển Đông cùng với vận hội mới có thế có của dân tộc Việt.

I  Cập Nhật Kế Hoạch Bồi Đắp Các Đảo Nhân Tạo

Chỉ trong vòng hơn 2 năm nay, Trung Cộng đã có một Hệ Thống Căn Cứ Hải Quân trên một chu vi lớn gồm 5 bãi đá được bồi đắp (Đảo Nhân Tạo) với các kiến trúc kiên cố được xây trên đó là: Subi, Én Đất, Vành Khăn, Châu Viên và Chữ Thập. Bên trong chu vi này, có 4 bãi đá thuộc một vùng có tên là Union Banks là Gạc Ma, Colins, Chigua và Tư Nghĩa, và một bãi khác, nằm ngoài Union Banks là Gaven. Các đảo này lập thành một hệ thống căn cứ hải quân của Trung Cộng.

A. Bản đồ vị trí các đảo nhân tạo
1. Kiến trúc quân sự trên chu vi của căn cứ hải quân gồm:

 1.1 Bãi Đá Ngầm Subih1 bis

1.2 Eldad (Én Đất)
h2

1.3 Mischief (Bãi Đá Vành Khăn)
h3 new
1.4 Cuateron (Bãi Châu Viên)
h4
1.5 Fiery Cross (Bãi Đá Chữ Thập)
h9

2. Union Banks. 

Trong Union Banks có 3 đảo với kiến trúc kiên cố:

2.1 Johnson South (Gạc Ma)
h82.2 Chigua
h7
2.3 Hughes (Tư Nghĩa)
h6

3. Kiến trúc về phía Tây Bắc Union Banks: Gaven

h5

B. Hoạt động bồi đắp và mục đích các đảo nhân tạo
1. Hoạt động Bồi Đắp của tàu vét của Tian Jing Hao, từ tháng 9, 2013 đến tháng 6, 2014:
  • Cuateron: 9-28 tháng 9, 2013, 4-8 tháng 3, 2014, 10 tháng 4 đến 22 tháng 5, 2014
  • Union Reefs South: 17 tháng 12 2013 đến 3 tháng 3, 2014 (  đây là Gạc Ma))
  • Union Reefs North: 20 thảng  đến 3 tháng 4, 2014  ( đây là Colins)
  • Fiery Cross Reef: 7-14 tháng 12, 2013 và 9-17 tháng 3, 2014
  • Gaven: 24 tháng 5 đến 15 tháng 6, 2014

untitled

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cước chú: Tàu vét Tian Jing Hao dài 127 mét, hút 1 giờ được 4.500 tấn bùn/cát. Tàu vét này là một trong 3 chiếc hoạt động ngày đêm trong khu vực. Đây là tàu lớn nhất Á Châu. Các tàu vét được các khu trục hạm có trang bị hoả tiễn đậu sát khu vực bồi đắp  để bảo vệ. Trung Cộng gia tăng hoạt động mạnh mẽ, rầm rộ, ngày đêm để sớm hoàn tất hệ thống căn cứ tại đấy.

2. Mục đích các đảo nhân tạo

Chín (9)  đảo nhân tạo này tại Trường Sa với  các kiến trúc quân sự kiên cố trên  đó như phi trường, hải cảng,  doanh trại, kho tiếp liệu là tiền đồn nối dài của căn cứ Du Lâm, thuộc Hải Nam.  Căn cứ Phú Lâm trên quần đảo Hòang Sa với bộ chỉ huy Tam Sa là cơ quan đầu não nhằm khống chế toàn vùng.
Vậy đây là một hệ thống kiến trúc quân sự dùng làm căn cứ tiền phương của hải quân Trung Cộng trong vùng Đông Nam Á.
Các căn cứ tiền phương này đóng một vai trò quyết định thôn tính đối với Việt nam, Đông Nam Á và  tiến xa  hơn nữa là kiểm soát cả thế giới:

  • Với Đông Nam Á và  thế giới: 

a) kiểm soát đường hàng hải, hàng không từ Ấn Độ Dương lên Bắc Á;

b) đáp ứng nhanh khi cần, nghĩa là trong trường hợp có chiến tranh,

c) kiểm soát toàn vùng;

d) làm bàn đạp để khống trị Nam Á, rồi thế giới.

  • Riêng với Việt nam: chiếm Biển Đông là cướp đoạt Không Gian Sinh Tồn của dân tộc Việt. Chặn mặt biển là cắt con đường phát triển và bành trướng ra thế giới bên ngoài của dân tộc Việt. Còn về phía Tây của VN, Trung Cộng dùng Miên, Lào để bao vây Việt Nam. Từ đó giúp chúng chiếm đoạt lãnh thổ Việt nam để dễ bề thống trị và đồng hóa dân Việt.

Trong phạm vi nhỏ hẹp trên Biển Đông, ngư dân Việt muốn tiếp tục hành nghề để sinh sống  chỉ cần treo cờ Trung Cộng.

image6

Chủ nghĩa bá quyền của Hán tộc đã vẽ một bản đồ  nước Trung Hoa mới, bao gồm toàn thể Á Châu, ngoại trừ Nhật Bản. Đây là một mục tiêu trước mắt. Việt nam nằm gọn trong đó.

Như vậy, công lao của Hồ chí Minh và đồng bọn qua nhiều thế hệ Cộng Sản thực là “vĩ đại” đối với Hán tộc.

II.  Vai Trò Việt Cộng Trong Kế Hoạch Bành Trướng Của Bắc Kinh

Làm sao có thể giải thích được sự kiện là lãnh đạo Việt Cộng luôn im lặng trước các hành vi xâm lăng của Trung Cộng như đánh chiếm phần phía Tây của Hoàng Sa thuộc Việt Nam Cộng Hoà vào  năm 1974 và đánh chiếm 6 đảo đá ngầm vào năm 1988 và một số khác vào những năm 1992 và 1995?  Lãnh đạo Việt Cộng không có một phản ứng nào dù chỉ có một lời tuyên bố xuông trước các hành vi xâm lược bằng quân sự trên làm người ta nghi ngờ lãnh đạo Việt Cộng chuyển giao Biển Đông cho Trung Cộng.

Tuy nhiên, đến nay, người ta thấy sự im lặng ấy không những là ưng thuận của Việt Cộng chuyển giao phần lãnh hải này cho ngoại bang, mà  còn  thấy có các hành vi tích cực  của  chúng tiếp sức cho giặc ngoại xâm chiếm đoạt lãnh thổ của chính mình. Vậy câu hỏi là lãnh đạo Việt Cộng đóng vai trò gì trong âm mưu bành trướng  ấy của Trung Cộng?

Chúng đóng hai vai trò cùng một lúc: Thừa Sai và Thái Thú. 

1.Thừa Sai:

Đảng Cộng Sản Việt Nam trở thành kẻ tay sai làm nhiệm vụ chuyển giao  tài sản của chính mình là Biển Đông cho  giặc ngoại xâm dưới sự chỉ đạo và giám sát chặt chẽ của giặc.

Đây không phải là công tác giản dị. Dân tộc Việt cả ngàn năm chống giặc Tàu. Có đến hơn 10 lần, bọn giặc ngoại xâm bị đại bại. Vì thế Trung Cộng phải có một chiến lược khôn ngoan là sử dụng người bản xứ làm công việc chuyển giao này, thay vì Trung Cộng mang quân sang đánh chiếm..

Trung Cộng biết rằng chúng không thể chiếm được Biển Đông, nếu không buộc được lãnh đạo Việt Cộng đóng vai trò tích cực trong âm mưu của chúng, nhất là Việt Cộng là chủ nhân của vùng Biển này.

Để tiến tới việc chiếm trọn Biển Đông, Đảng Cộng Sản Trung Hoa đưa ra chiến lược cho Đảng CSVN dưới danh nghĩa là Tìm Một Giải Pháp Cho Vấn Đề Biển Đông.

Ngày 12 tháng 4, 2011, Tướng Quách bá Hùng, Phó chủ tịch Quân Uỷ Trung Ương sang Hà nội họp và  giao nhiệm vụ  cho lãnh đạo Việt Cộng thực hiện “gỉải pháp”  cho Biển Đông. Ngày đầu tiên trong 6 ngày tại Hà nội, Quách bá Hùng họp  với  Nguyễn phú Trọng, Nguyển tấn Dũng,  Nguyễn minh Triết và các lãnh đạo khác về nhiệm vụ, đường hướng và cơ cấu tổ chức để Việt Cộng  thi hành nhằm giúp  chúng hoàn tất  việc chiếm Biển Đông của Việt nam.

a. Trung Cộng đề ra 4 nhiệm vụ cho Việt Cộng:
  • Thứ Nhất: Phải hướng dẫn dư luận, và cảnh giác về các lời tuyên bố hay có hành động có thể làm tổn thương tình hữu nghị hay làm mất lòng tin của hai dân tộc.
  • Thứ Hai: Thương thảo song phương, và tham khảo thân hữu để giải quyết mâu thuẫn.
  • Thứ Ba: Không cho phép một nước thứ ba can thiệp vào vấn đề Biển Đông.
  • Thứ Tư: Lãnh đạo Việt Cộng không được viện dẫn các dữ kiện lịch sử của Việt Nam để biện minh Việt nam có chủ quyền trên vùng Biển này.

Về thực chất, thì nội dung  các nhiệm vu trên là mệnh lệnh của Đảng Cộng Sản Trung Hoa cho  Đảng Cộng Sản Việt Nam  trong công tác chuyển giao chủ quyền Biển Đông cho Trung Cộng.

Để chính thức hoá  việc chiếm Biển Đông, vào tháng 10, 2011, Trung Cộng và Việt Cộng  ký một Hiệp Ước gọi là “THOẢ HIÊP HỖ TƯƠNG VỀ GIẢI  PHÁP CHO TRANH CHẤP BIỂN ĐÔNG ” do đại Diện của Bộ Ngoại Giao giữa hai nước ký tại Bắc Kinh. Phía Cộng Hòa Xã Hôi Chủ Nghĩa Việt Nam có Hồ xuân Sơn, thứ trưởng Ngoại Giao làm đại diện; phía Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa có Trương chí Quân, Thứ trưởng Ngoại Giao, đại diện. Có Đới bỉnh Quốc, Uỷ Viên Quốc Vụ Viện (tương đương Phó Thủ Tướng) chứng kiến.  Tât cả 4 nhiệm vụ trên (đã do hai đảng Cộng Sản thoả thuận) được du nhập  vào Thỏa Hiệp này. Như vậy các mệnh lệnh  ấy của Đảng Cộng Sản Trung Hoa được sử dụng để trói buộc Chính Phủ  CHXHCNVN  và Chính Phủ này có nhiệm vụ áp dụng mọi biện pháp  để thi hành Thoả Hiệp.

Ý NGHĨA  CỦA THOẢ HIỆP:

Trước hết, khi nói tới một Hiệp Ước, người ta phải xét đến quyền lợi và nghĩa vụ mỗi  bên kết ước; tư cách và thẩm quyền của người đại diện,  sự minh bạch, sự bình  đẳng, đối tượng của Hiệp ước, như trường hợp  này là chuyển nhương đất đai v.v.

Ở đây, tôi chỉ nói sơ qua tới quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi bên: Việt Cộng  và Trung Cộng

Nhìn vào 4 nhiệm vụ trên, tôi  thấy phía Việt Cộng  chỉ có  nghĩa vụ thi hành. Trong Thoả Ước có ghi một quyền duy nhất cho Việt Cộng. Đó là quyền tham khảo thân hữu. Thực tế không có áp dụng. Khi Trung Cộng đưa dàn khoan HĐ981 vào hoạt động trong lãnh hải Việt Nam, chúng đâu có tham khảo với Việt Cộng. Ngược lại, sau khi sự việc xảy ra, đơn phương  và một cách trắng trợn, Nguyễn phú Trọng xin gặp Tập cận Bình về hành vi xâm lược này, lời thỉnh cầu bị bác. Còn về tính cách thân hữu, thì hành vi của Dương khiết Trì nói lên tất cả. Dương Khiết Trì mắng ( đe doạ) lãnh đạo Việt Cộng vì e ngại lãnh đạo Việt Cộng bỏ chạy theo Mỹ.

Rõ ràng là không có tham khảo. Và đây là tiếp xúc có tính cách một chiều, gay gắt, miệt thị, không có gì là thân thiện, thân hữu.

Ngược lại, phía Trung Cộng có  toàn quyền, nhưng không có nghĩa vụ  nào. Vì vậy đây là một văn kiện trong đó Trung Cộng qui định một số mệnh lệnh hay nhiệm vụ cho Việt Cộng thi hành như phải làm hay không được làm.

Trong văn kiện, danh từ “Thỏa Hiệp” hay danh từ hai “dân tộc”  trong  nhóm chữ “mất lòng tin của 2 dân tộc” được dùng để nguỵ trang, che dấu  sự đánh lừa  của Trung Cộng đối với Việt Cộng và còn ám chỉ các biện pháp trừng phạt nữa.

Tôi đưa ra vài thí dụ để minh chứng cách thức mà Đảng Cộng Sản Việt Nam thi hành Thoả Hiệp trên.

Thí dụ về nhiệm vụ 1: Hướng dẫn dư luận hay hành động tránh làm tổn thương đến lòng tin của hai dân tộc. Dù là 2 “dân tộc”, nhưng Việt Cộng không là một đối trọng ngang hàng. Thực tế là nếu một lãnh đạo Việt Cộng làm một điều gì, kể cả tuyên bố suông là Việt Cộng  làm mất lòng tin của Trung Cộng. Ngược lại, như bên  Trung Cộng mang quân sang  đánh Việt Nam ( vụ HD 981), Việt Cộng coi như không có gì xảy ra (phải chấp nhận) vì Việt Cộng không thể  và không dám qui trách Trung Cộng mất lòng tin của Việt Cộng.

Về hướng dẫn dư luận, những vụ thuyền đánh cá của  ngư dân đảo Lý sơn, Quảng Ngãi bị tàu hải quân Trung Cộng đâm chìm, rồi bỏ đi. Đâm chìm một  thuyền trên biển cả hành vi thiếu đạo đức, bị quốc tế lên án. Việc ấy còn vi phạm qui tắc/ luật lệ sinh hoạt trên biển cả. Ngay cả đến trường hợp khi gặp một nạn nhân mà không cứu sẽ không được luật pháp che chở. Nếu sự việc ấy bị phanh phui trước công luận thế giới, thì Trung Cộng nói chung và hải quân Trung Cộng nói riêng sẽ bị chê trách vì hành vi man rợ trên. Như thế là uy tín của  Trung CỘng, là  một cường quốc sẽ bi sứt mẻ. Để không làm tổn thương lòng tín cậy của Đảng anh em (Trung Cộng), Cơ quan Tuyên Giáo Trung Ương của Việt Cộng hướng dẫn dư luận qua 700  cơ quan truyền thông bằng cách nói rằng thủ phạm là ‘tầu lạ’, dù ngư dân Quảng Ngãi báo cáo cho chính quyền các chi tiết như số tàu, loại tàu…. của Hải Quân Trung Cộng…

Cơ quan truyền thông Trung Ương của Đảng CSVN còn mẫn cán hơn, đi ra ngoài nhiệm vụ đã được qui định  trong Thoả Hiệp để được quan thày tin tưởng khi thực hiện nhiêm vụ thông tin, hướng dẫn dư luận. Báo Điện Tử Đảng CSVN, cơ quan ngôn luận chính thức của Đảng, vào tháng 9, 2009 dịch nguyên văn một bài tường thuật đăng trong Hoàn Cầu Thời Báo  của TC nói về một cuộc tập trận đổ bộ trên đảo Vĩnh thử ( Chữ Thập của Việt Nam) của một đơn vị Thuỷ Quân Lục Chiến, gồm cả nhảy dù do Đô đốc, tư lệnh phó Hạm Đội Nam Hải của  Trung Cộng chỉ huy.  Nghĩa là Tờ báo Điện Tử của Việt Cộng lại trở thành cơ quan ngôn luận cho Đảng Cộng Sản Trung Hoa để hướng dẫn dư luận Việt Nam.

Thí dụ khác  nhiệm vụ qui định rằng lãnh đạo Việt Cộng không được có hành động nào làm tổn thương tình hữu nghị hay lòng tin cậy  của Trung Cộng. Ngày 1 tháng 5,  2014 Trung Cộng đưa một hạm đội gồm 90 tàu, có lúc lên tới 135 chiếc gồm cả khu trục hạm có trang bị hoả tiễn hộ tống HD 981 vào hoạt động ở phía Nam đảo Tri Tôn, Hoàng Sa và  hải quân Trung Cộng ra lệnh cho Cảnh sát Biển Việt Cộng rời đi xa, cách HD 981, lúc đầu là 3 rồi 4 hải lý.  Tức khắc, Bộ trưởng Quốc Phòng Phùng quang Thanh  ra lệnh  ngay cho Cảnh Sát Biển Việt Cộng rút ra xa, cách HD 981, 10 hay 11 hải lý. Dù ở xa, đứng nhìn, tàu cảnh sát biển Việt Cộng vẫn bị tàu hải quân Trung CỘng đâm chìm hay làm hư hại. Trung Cộng còn bắn chết 2 và 4 bị thương Cảnh sát biển Việt Cộng (chung cuộc, có cả thảy  24  chiếc bị chìm hay bị hư hại).  Lãnh đạo Việt Cộng không có lời lên tiếng phản đối hoặc có hành động chống trả lại, vì sợ mất lòng tin của Đảng anh em. Lãnh đạo Việt Cộng lại còn đi xa hơn người ta tưởng là Phùng quang Thanh tuyên bố tại Hội Nghị Quốc Phòng ASEAN sau biến cố đó vài tuần lễ rằng: Vụ giàn khoan HD 981 cũng giống như mâu thuẫn nội bộ trong một gia đình, không đáng quan tâm. Y đã “cảnh giác” cao độ về nhiệm vụ được giao phó để không làm phật lòng Trung Cộng như Quách bá Hùng “căn dặn”.

Bất cứ ai  cũng có thể liệt kê hàng trăm thí dụ như vậy

Thí dụ về nhiệm vụ 2, 3 và 4, trong Thoả Hiệp:

  1. Nếu có tranh chấp, hay không đồng ý về vấn đề nào đó liên quan đến Biển Đông , Thoả Hiệp qui định rằng VC chỉ được thương thảo  tay đôi với TC ( song phương). Không được để cho một đệ tam nhân can dự, như đưa nội vụ ra toà án quốc tế phân xử các bất đồng. Không được đưa vấn đề tranh chấp ra trước hội nghị như ASEAN, nghĩa là  quốc tế hoá vấn đề Biển Đông….

Dù Thoả Ước có nói là thương thảo thân thiện nhưng thực sự là để đánh lừa Việt Cộng mà mục đích là không cho phép Việt Cộng quốc tế hóa vấn đề Biển Đông.

  1. Cũng vụ HD 981, Việt Cộng không được phép kêu gọi một nước thứ Ba, can dự  như  kêu gọi Hoa Kỳ chẳng hạn dùng võ lực ủng hộ chống  Trung Cộng  hay như lập liên minh quân sự chống Trung Cộng. Phải lặng yên để hải quân Trung Cộng tự ý hoạt động xác nhận chủ quyền của chúng. Đây là lý do Việt Cộng im lặng để cho Trung Cộng  bồi đắp, xây dựng các đảo nhân tạo, lập các căn cứ hải quân trên vùng Trường Sa.
  2. Cũng không được viện dẫn dữ kiện lịch sử như bản đồ, thí dụ bản đồ cổ của Đỗ Bá, hay của Lê quí Đôn , các tài liệu nói trong các sách cổ  của Việt Nam gồm các sắc, chỉ của các trìêu đình, các tài liệu có liên hệ về chủ quyền của Việt Nam  để chứng minh chủ quyền của Việt Nam trên vùng Hoàng Sa và Trường Sa….

Vậy, về bản chất, đây là mệnh lệnh một chiều, độc đoán của Đảng Cộng Sản Trung Hoa.  ĐCSVN và CHXHCNVN chỉ có nghĩa vụ thi hành, kể cả  việc không đươc kêu ca, khiếu nại hay phàn nàn công khai. Mục đích tối hậu rõ ràng  là VC phải nhân danh Nhà Nước CHXHCNCN  phủ nhận chủ quyền của mình (Việt Nam) trên Biển Đông của Việt Nam.
Qua các điều khoản ghi trong  Thoả Hiệp trên, Trung Cộng đã trói buộc  cả tư duy, suy nghĩ và hành động của Việt Cộng theo những đường hướng hay qui định mà Trung Cộng đưa ra. Do vậy, Việt Cộng là kẻ hành động để bảo vệ quyền lợi của giặc, thay vì  bảo vệ quyền lợi của  chính mình.

b. Về cơ cấu tổ chức và thi hành mệnh lệnh của Trung Cộng:

1). Quách bá Hùng,  ngày 13 tháng 4, 2011 họp  riêng với Phùng quang Thanh. Hai bên đã đi tới một Hợp tác chiến lược toàn diện giữa 2 quân đội, gồm cả hướng dẫn  và kiểm soát quân đội khi thực hiện các nhiệm vụ trên. Điều quan trọng là quân đội Việt Cộng không đưọc chống lại các hoạt động của  Trung Cộng trên Biển Đông , và Trung Cộng  còn giúp cả việc ngăn chặn  nếu quân đội Việt Cộng chống lại lãnh đạo Việt Cộng về sự thực thi các nhiệm vụ trên, kể cả đảo chánh chống lại việc làm của Đảng.  Hợp tác toàn diện trong lãnh vực này đặc biệt gồm sĩ quan Trung Cộng ngầm theo dõi đơn vị Việt Cộng để ngăn chặn các âm mưu trên. Cần lưu ý là Quách bá Hùng là người đỡ đầu và hướng dẫn trực tiếp Phùng quang Thanh thi hành nhiệm vụ này.

2). Vương thế Tuấn, Chánh Án Toà Án Nhân Dân Tối Cao cùng thời gian này, ngày 17 tháng 4, sang Hà nội gặp Nguyễn minh Triết để Triết  (sau đó là Trương tấn Sang)  lo vận dụng  tòan thể guồng máy công quyền: Công an, cảnh sát, quân đội, toà án, nhà tù  để ’ trấn áp’ những ai chống đối hoạt động của Trung Cộng trên Biển Đông.  Những ai dù chỉ hô khẩu hiệu “Hoàng Sa & Trường Sa của VN” là bị bắt, đánh đập và bỏ tù. Vương thế Tuấn là người đỡ đầu cho Nguyễn minh Triết và theo dõi các hoạt động này.

3). Lê hồng Anh, thường trực Bộ Chính Trị  (chức vụ của Lê hồng Anh được coi như tương đương với Phó Tổng Bí Thư) cũng trong vòng 6 ngày trong thời gian  Quách Bá Hùng ở Hà nội,  được gọi sang Bắc Kinh gặp Mạch kiến Trụ, Bộ trưởng Công An  để giao phó trách nhiệm về vận động toàn Đảng vào  công tác thi hành các nhiệm vụ trên.

Như trên, ta thấy có một hệ thống ràng buộc tập thể lãnh đạo Đảng CSVN vào Đảng CSTH, và còn ràng buộc cả mỗi cá nhân lãnh đạo đảng VC nữa.  Sự ràng buộc mỗi cá nhân được thể hiện qua tiếp xúc từng người với một lãnh đạo TC nghĩa là có một quan Thày đỡ đầu.  Sự ràng buộc ấy được tính toán và tổ chức chặt chẽ trong hệ thống giữa 2 đảng song song với nhau từ trên xuống dưới, và theo hàng ngang giữa các cấp của hai đảng. Còn nữa, ràng buộc này còn được tổ chức qua hệ thống chính quyền giữa hai nhà nước TC và VC.
Sự ràng buộc ấy chính là các  dây, dợ chằng chịt  của Bắc Kinh đưa ra buộc lãnh đạo VC qua phương thức ban cấp chức vụ và cho hưởng thụ quyền lợi, và làm cho  mỗi lãnh đạo Việt Cộng trung thành với mỗi quan thầy bảo trợ và mong được nâng đỡ trong tương lai.   
   

a. Về chức vụ. Trong kỳ bầu cử vào Đại Hội kỳ XI, Nguyễn phú Trọng chỉ được đứng thứ 8.  Giả Khánh Lâm, Uỷ Viên Chính Trị Bộ của Trung Cộng sang Hà nội đã ‘chỉ đinh’ Trọng làm Tổng bí Thư, thay vì chức vụ đó là của Trương tấn Sang, vì y đứng số 1. Hầu hết các chức vụ quan trọng trong đảng ở nhiều cấp đều được xảy ra như thế. Nguyễn cơ Thạch trước đây bị loại ra khỏi guồng máy quyền hành vì không  triệt để theo đường lối của Bắc kinh. Phạm gia Khiêm mất chức Phó Thủ Tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao vì lý do vào tháng 8 năm 2010 đã về hùa với đa số thành viên ASEAN ủng hộ quan điểm của Hilary Clinton vể giải pháp đa phương cho vấn đề Biển Đông. Trong phiên họp Hội Nghị Bộ trưởng Ngoai Giao này ở Hà nội, Phạm Gia Khiêm là nước chủ nhà đã bị Dương Khiết Trì hạ nhục vì đi ngược lại quan điểm của Bắc Kinh, và không kiểm soát được tình thế. Sang đến Đại Hội XI, Phạm gia Khiêm không còn chức vụ nào nữa, dù trước đó, trong nhiều năm Khiêm là đồng chủ tịch Uỷ Ban Hợp Tác Song Phương với Đới bỉnh Quốc, đã có công đưa cán bộ Trung Cộng vào  Việt Nam ‘hợp tác’ với cán bộ cấp tỉnh  của VC.

b. Về quyền lợi.  Quyền lợi gồm bổng lộc và lợi ích vật chất  do chức vụ mang lại.

  • Bổng lộc có loại trực tiếp: như vụ Bauxite  ở Tây nguyên. Tổng bí thư Nông đức Mạnh được 300 triệu MK, Dũng được 150 triệu.  Vì có chống đối, Dũng biện hộ rằng đây là chính sách lớn của Đảng.
  •  Bổng lộc gíán tiếp:  Đây là các lợi ích vật chất do chức vụ mang lại. Thí dụ như Vụ Vinashin và Vinalines đã giúp cho nhóm Dũng rút ra trên 4 tỉ 8 MK để chia nhau …..

Để có thể được ban cấp quyền lợi này, mỗi cá nhân phải phấn đấu gay gắt để chinh phục được “lòng tin” (danh từ mà Quách bá Hùng dùng khi họp với lãnh đạo Việt Cộng và ghi trong Thỏa Hiệp) của Bắc Kinh. Mỗi cá nhân còn phải có  thành tích nghĩa là chứng tỏ cụ thể về kết quả việc làm để tỏ lòng trung thành với quan Thày Trung Cộng. Các phần thưởng  (chức vụ và quyền lợi)  là mồi nhử  gây ra  những cuộc chạy đua trong ban Lãnh đạo Đảng  cạnh tranh lẫn nhau, đi tới canh chừng nhau, sát phạt nhau,  tố cáo nhau  với quan Thày, kể cả tố cáo cho công chúng biết như  về tham nhũng để loại bỏ nhau khỏi hệ thống quyền lực, và chém giết nhau như trường hợp Nguyễn bá Thanh v.v. . Trường hợp Phùng quang Thanh là một thí dụ khác. Phùng quang Thanh với tư cách là Bộ Trưởng Quốc Phòng VC là người mẫn cán nhất, trung thành nhất, làm được nhiều việc nhất, đắc lực nhất, được TC tin cậy nhất. Như vậy, y không phải là người trong nhóm mà Dương Khiết Trì hồi tháng 8 năm ngoái khi sang Hà nội giận dữ nói thẳng vào mặt lãnh đạo Việt Cộng Nguyễn tấn Dũng, Nguyễn phú Trọng, Trương tấn Sang  là “đứa con hoang phải trở về với Tổ Quốc (Trung Cộng) khổ đau.” Thanh được Quách bá Hùng, tướng lãnh đầy quyền lực đỡ đầu. Trong tình thế đó y đươc Trung Cộng yểm trợ mạnh nhất, xứng đáng để nắm giữ chức vụ  có thể là quan trọng nhất trong ĐCSVN trong nhiệm kỳ 5 năm tới. Tuy nhiên vì những cái nhất đó, mà trong nội bộ lãnh đạo Cộng Sản Việt Nam, có sự đánh phá. Trước tháng 6, 2015, y bị tố cáo tham nhũng nặng. Con trai y là Đại tá Phùng quang Hải thao túng, và  lộng hành kiểm soát các công ty thuộc Bộ Quốc Phòng, nên gia đình y có một tài sản kếch xù, sống xa hoa. Rồi  đến tháng 6 vừa qua, xảy vụ “chữa  bệnh”  của y ở Paris. Khi trở về VN, y  bị cô lập ở Bộ Quốc Phòng. Nếu Trương cao Lệ từ Bắc Kinh  không sang Hà nội can thiệp, thì số phận của y có khác gì Nguyễn bá Thanh.

( Xin xem thêm, Nguyễn văn Canh, Hồ Sơ Hòang Sa & Trường Sa và Chủ Quyền Dân Tộc, ấn bản lần V, 2014, các trang 314- 332).

Chỉ thị hay mệnh lệnh cho VC được TC theo dõi, kiểm soát khá gắt gao. Đó là lý do mà lãnh đạo VC  im  thin thít về vụ dàn khoan HD 981. Còn nữa, VC cũng lặng yên và không có hành động nào trước các hoạt động của TC rầm rộ, công khai bồi đắp và xây dựng các căn cứ hải quân trên 9 bãi đá ngầm trong vùng Trường Sa của Việt nam. Ngoài ra, có lý do khác là có kẻ nào  mà Hoàn Cầu Thời Báo gọi là ‘vong ân bội nghĩa’, tìm cách thoát ra khỏi các ‘dây, dợ’ mà TC dương lên, thì hãy  noi gương Nguyễn bá Thanh.
Tôi nghĩ cũng cần  nói đến yếu tố nữa là  đạo đức Cộng Sản và những gì mà đảng viên được học hỏi trong sinh hoạt hàng ngày để giải thích tình trạng trên. Những điều ấy có ảnh hưởng quan trọng đến sự tuân phục có vẻ tuyệt đối mệnh lệnh của Trung Cộng như ta thấy.

Thực vậy, có một chiến lược “ai thắng ai” đươc dạy tại các buổi học tập. Trong phạm vi cá nhân,  mỗi đảng viên hàng ngày phải phấn đấu (hay Việt Cộng gọi là đấu tranh), với chính mình, với người khác, dù là  với cha mẹ, anh em hay vợ chồng, và với những người khác trong xã hội để chiến thắng. Khi nói tới đấu tranh, thì tức thì là phải  suy nghĩ hay  tính toán, gồm cả mọi thủ đoạn để giành phần thắng về cho mình. Khi chỉ nghĩ tới phần thắng, thì thắng lợi là ưu tiên, là yếu tố quyết định, là vinh quang, và các yếu tố khác như đạo đức  (như giữ lời hứa , không lừa gạt, nói dối ) bị gạt sang một bên vì  thường được giải thích là xấu xa ( thí dụ đầu óc tư sản còn tồn tại; tư sản là cái gì xấu xa, đáng khinh bỉ). Một khi con người quen với lối sống đó. Thì chính nó trở thành gía trị mà  con người  tìm cách bảo vệ và theo đuổi. Ai không theo đuổi giá trị này, bị coi là lạc hậu, có khi  bị coi là ngu muội. Đó chính là nền văn hoá mới: văn hoá của Xã Hội Chủ Nghĩa.

Chính vì yếu tố này mà lãnh đạo Việt Cộng đấu tranh với nhau, tranh nhau phục vụ quyền lợi của Bắc Kinh, dù biết rằng như thế là sai, bị đồng hương nguyền rủa, nhưng vẫn làm. Nguyễn phú Trọng  khi xảy ra vụ HĐ 981, xin gặp Tập cận Bình, bị từ chối, không khác gì bị tát vào mặt trước mọi người- công chúng và quốc tế. Y vẫn thản nhiên như không có gi xảy ra. Danh dự truyền thống của dân Việt mà y là một thành viên, gồm cả danh dự con người bị y gạt ra một bên. Đây cũng là trường hợp Dương khiết Trì “nói thẳng vào mặt” đám lãnh đạo Việt Cộng  là Nguyễn phú Trọng, Trương tấn Sang, Nguyễn tấn Dũng, Nguyễn sinh Hùng… là “đám con hoang…”, dù  Trọng và Sang mới chỉ  dám nói một câu với cử tri đơn vị của mình: “Việt Nam có chủ quyền trên Hoàng Sa và Trường Sa”, còn Nguyễn tấn Dũng  nói mạnh hơn, (chỉ nói mà thôi) là Trung Cộng  là nguyên do bất ổn và làm cho  mất an toàn trong tự do lưu thông trên biển và trên không hay hỏi thăm TT Aquino  về vụ kiện tại Toà án quốc tế…   Dù sao đây lại là lời đe doạ với phía đối tác. Đe dọa này lại có kết quả không ngờ: Tân Hoàng Đế lưu tâm đặc biệt, nên phải ‘hạ cố’ đến tận nơi thăm và để đáp lễ Dũ​ng đã ‘đề xuất’ chào đón ôm hôn đúng cách Cộng sản và hy vọng được ‘chiếu cố’  trong những ngày tới.

2. Thái Thú: 

Với tư cách nhà cầm quyền cai trị, Việt Cộng thay mặt và theo lệnh giặc ngoại xâm sử dụng tòan bộ guồng máy công quyền nhà nước CHXHCNVN như cảnh sát, công an, nhà tù, toà án, quân đội, cả côn đồ,  v.v.  để ‘trấn áp’ và triệt tiêu một cách có hệ thống, nhưng không kém phần khốc liệt bằng bạo lực  và vô nhân đạo đối với  các công dân Việt của mình, và bóp nghẹt mọi tổ  chức quần chúng nếu họ chống lại âm mưu thôn tính Biển Đông của giặc ngoại xâm.
Việt Cộng áp dụng phương pháp Leninist và Stalinist để thực hiện mục tiêu này:

  • Phương pháp Leninist: Đảng là võ khí đấu tranh giành quyền hành. Các tổ, chi bộ Đảng ở địa phương đóng vai trò quan trọng trong nhiệm vụ thi hành các mệnh lệnh của Đảng, ngõ hầu chế ngự bất cứ mỗi cá nhân công dân Việt nào có hành vi chống lại Trung Cộng về vụ Trường sa, dù họ không chống lại Đảng CSVN. Các tổ hay chi bộ  ấy rải rác các nơi  tại các khu phố, thôn ấp, trong  mỗi xí nghiệp, nhà thương, trường học hay các tổ chức quần chúng: nam, phụ, lão ấu, nghề nghiêp v.v .. được vận dụng vào cuộc. Các đảng viên của các chi bộ ấy được lệnh nhận diện, theo dõi các kẻ chống đối, nhất là những kẻ lãnh đạo hay chủ mưu, để từ đó chuyển tin cho công an hay chính quyền  áp dụng các biện pháp chế ngự. Có rất nhiều hình thức như thuyết phục, cắt ‘hộ khẩu’, áp lực với chủ nhân xí nghiệp đuổi việc làm, với trường học thì đuổi học, với nhà trọ hay chủ cho thuê  phải cắt hợp đồng thuê nhà, áp lực với gia đình, thân nhân, cô lập, cho công an kể cả giả dạng côn đồ canh giữ ngày đêm trước cửa nhà… để triệt tiêu chống đối Đảng hay chống Trung Cộng.
    Quan trọng là nếu có tập hợp đông người, phải tìm cách giải tán… Bắt bớ các lãnh đạo hay giải tán hoặc  phân hoá, ngăn chặn đám đông tụ họp… thường  hay được dùng.
  • Phương pháp Stalinist: Đánh đập tàn bạo, rất dã man dân chúng trên đường phố như đã thấy trong các cuộc biểu tình ở Sài gòn hay Hà nội, bắt bớ và đưa vào các trại tập trung ở nơi đây Công An Việt Cộng dùng các kỹ thuật tra tấn mềm, hay bạo lực làm tê liệt hoá óc não nạn nhân v.v.

Các cá nhân dù chỉ hô hay cầm biểu ngữ “Hoàng Sa là của Việt Nam” cũng bị bắt giam. Sinh viên Phạm thanh Nghiên  ở Hải phòng biểu tình “toạ kháng” tại tư gia với biểu ngữ “Hoàng Sa & Trường Sa là của Việt Nam” bị bắt, bị truy tố và bị tù nhiều năm. Sinh viên Nguyễn phương Uyên phổ biến bài thơ ngắn chống Trung Cộng bị bắt cóc mất tích, rồi   sau đó bị bỏ tù và bị đuổi học. Việt Khang, một thanh niên trẻ làm một bài hát ngắn có nhan đề  “Việt Nam tôi đâu?” bị bắt đi mất tích, cho đến nay không ai biết nạn nhận ở đâu….. Cảnh sát sắc phục  và  Cảnh sát đội lốt côn đồ công khai ‘trấn áp’ người biểu tình  chống Trung Cộng một cách vô nhân đạo ngoài đường phố….

Hai phương pháp này sau khi du nhập vào Trung Hoa được kiện toàn hơn, và áp dụng tinh vi hơn, nhưng khủng kiếp hơn. Phương pháp ấy vào đến Việt nam thì lại được nâng lên “một tầng cao mới” với sáng kiến riêng của Việt Cộng, cộng với sự huấn luyện kỹ thuật của Cộng Sản Đông Đức. Nên, Việt Cộng được quan thầy Trung Cộng khen thưởng.

Nhân đây, tôi bày tỏ lòng rất ngưỡng mộ đối với các anh chị em đấu tranh trong nước vì phải chịu đựng gian khổ, đối đầu với các hành vi man rợ  của các kẻ  đồng loại không còn nhân tính như Cộng Sản Việt Nam.

Cộng Sản Trung Hoa  rất khôn ngoan, đã giao phó công việc xâm chiếm lãnh thổ Việt Nam của chúng  cho  người Việt Nam.  Những người đó là Thái Thú người bản xứ. Điều đáng nói là Thái Thú Việt Nam  ấy biết rõ việc làm sai trái  của họ. Tuy nhiên, chúng là một tập hợp đông đảo cứ tranh nhau lao đầu vào ‘tròng’ sai khiến của ngoại bang, như con thiêu thân.  Liệu có người Việt nào dám nói là giặc ngoại xâm đàn áp họ hoặc giặc ngoại xâm cướp nước Việt? Giặc Tàu đâu có bắt dân Việt lên rừng kiếm sừng tê giác, hay xuống biển mò ngọc trai như thời xa xưa.  Về lãnh thổ và lãnh hải, đám tay sai người bản xứ lo việc dâng hiến cho chúng. Giặc Tàu biết rằng hàng ngàn năm qua chúng đổ bao xương máu mà không chiếm nổi một tấc đất. Nay, Trung Cộng chỉ cần tuyển dụng đám tay sai làm việc này thay cho chúng. Mọi người hãy nhìn kỹ những gì đang xảy ra ở Hà nội trong lúc VC chuẩn bị Đại Hội Kỳ XII được tổ chức vào đầu năm 2016 để ‘bầu chọn’ các chức vụ lãnh  đạo cho Đảng  CSVN trong 5 năm tới, nhất là có sự hiện diện của Tập cận Bình, trong tuần lễ qua  thì thấy rõ tính toán của chúng. Trước đây, tại các Đại Hội của ĐCSVN, chỉ có một Uỷ Viên Chính Trị Bộ sang VN để làm áp lực, nay một Tân Hoàng Đế của Thiên Triều phải đích thân sang với một số hoạt động kể cả việc xin được nói chuyện tại Quốc Hội Việt Cộng  thì thấy tình trạng này quan trọng  và khẩn cấp như thế nào.

Cái hay của TC là ở chỗ ấy.

(1) Xây dựng hệ thống căn cứ này là một công tác chiến lược tối quan trọng trong chủ nghĩa bành trướng. Để đánh lạc hướng  dư luận  ngõ hầu giảm bớt chống đối từ dân chúng Việt nam và thế giới, TC đưa hạm đội yểm trợ HD 981 vào Hoàng Sa  ngày 1 tháng 5 một cách rầm rộ. Sự kịện này làm mọi người chú ý đến hoạt động của HD 981, từ đó gây ra ồn ào, và phẫn nộ, trong khi đó đơn vị  hải quân khác của TC gia tốc bồi đắp các bãi đá ngầm ở Trường Sa.  Vài tuần lễ kế đó, đảo nhân tạo Gạc Ma đã hình thành. Sau hơn hai tháng hoạt động,  HD 981 được dời đi, thì lúc đó  bãi đá ngầm Gạc Ma đã  rõ ràng trở thành đảo nhân tạo với một phi đạo và quân cảng.  Và cũng vào lúc khi HD 981 rút khỏi Hoàng Sa, thì cường độ ồn ào, phẫn nộ của dân chúng chống đối sự xây dựng căn cứ Gạc Ma đã mất đà, và dư luận thế giới về vi phạm lãnh hải đã giảm bớt  và lúc này TC gia tăng công tác bồi đắp các đảo khác một cách qui mô và xây các công sự kiên cố trên đó . Nền tảng một hệ thống căn cứ hải quân của giặc đã được thiếp lập và bắt đầu công khai thách đố Mỹ và thế giới. Sư đóng góp sức lực kể cả nhẫn nhục cho giặc chiếm đoạt Biển Đông của VN thật là vô giá!

 III.  Can Dự Của Hoa Kỳ Vào Biển Đông  & Vận Mệnh Dân Tộc

Vào ngày 28 tháng 9, 2015 tại Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, Tập Cận Bình công khai tuyên bố rằng Nam Hải ( Biển Đông) là của Trung Hoa từ thời cổ xưa. Trên căn bản này,  Trung Cộng thông báo cho Mỹ  và thế giới biết rằng Trung Cộng là chủ nhân ông, nên có quyền  bồi đắp các bãi đá ngầm thuộc Trường Sa  và xây cất những gì tuỳ ý, kể cả các căn cứ quân sự. Các lãnh đạo và truyền thông Trung Cộng nhấn mạnh rằng các kiến trúc của Trung Cộng trên các bãi đá đó  không phục vụ chiến tranh, mà đóng góp vào việc bảo vệ tự do lưu thông. Chủ trương như vậy là để biện minh cho quyền lợi cốt lõi của chúng trên vùng biển này.

Vì các hành vi có tính cách xâm lăng ấy, Hoa Kỳ bắt buộc không thể đứng ngoài cuộc để nhìn vào.
Lý do là quyền lợi của Hoa Kỳ bị đe dọa nghiêm trọng.

Tôi cần nói qua đến quyền lợi ấy và sau đó  xét xem Hoa Kỳ bảo vệ bằng cách nào?

Crude-Oil-Trade-Flow-1993.-Source-US-PACCOM
A.  Quyền lợi của Hoa kỳ ở Biển Đông: Quyền lợi quốc gia.

Đây là quyền lợi sinh tử của Hoa kỳ trong các lãnh vực thương mại, kinh tế và an ninh.
Về kinh tế và thương mại, vào năm 2010, trị giá giao thương của Hoa Kỳ vận chuyển qua eo biển Malacca là US $1,300 tỉ, và của thế giới là US $5,000 tỉ. Con số này đủ cho thấy số công ăn việc làm của người Mỹ  ở một mức to lớn  vô cùng. Nếu Biển Đông bị Trung Cộng khống chế, thì nước Mỹ sẽ lâm nguy. Đó là quyền lợi quốc gia của Mỹ mà Hilary Clinton tuyên bố  tại Hội Nghị ASEAN ở Hà nội vào tháng 8, 2010. Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Robert Gates tuyên bố tại Hội Nghị Shangri-la vào tháng 6, 2010  rằng Mỹ sẽ bảo vệ tự do lưu thông trên mặt biển và trên không trong vùng Biển Đông và cả công ty dầu của Mỹ đang khai thác ở nơi đây. Ngoài ra, về vấn đề an ninh, nếu Biển Đông lọt vào tay Trung Cộng, thì các quốc gia Đông Nam Á sẽ không thể đứng vững được. Đó là mối nguy cho Mỹ.

B. Chiến lược đối phó: Xoay trục sang Á Châu để bảo vệ quyền lợi:

1). “Củng cố các đối tác cũ và thiết lập liên minh mới và TPP.”

Ông Nguyễn trung Châu, chủ tịch Tổng Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị trong thư đề ngày 15 tháng, 8, 2011 gửi TT Obama, kèm theo Bản tài liệu của Uỷ Ban Bảo Vệ Sự Vẹn Toàn Lãnh Thổ lên án Chủ Nghĩa Bành Trướng Bắc Kinh với sự Đồng Loã của CSVN trong âm mưu thâm độc chiếm Biển Đông. Ngày 4 , 10 năm 2011, Tổng thống  Obama  trả lời rằng  để đối phó với Trung Cộng, Hoa Kỳ đang củng cố các mối liên hệ hiện có và thiết lập liên minh mới. Ông cũng thêm rằng Hiệp Định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) cũng nằm trong kế hoạch này.
Những gì đã xảy ra trong vùng cho thấy Hoa Kỳ đã chuẩn bị đối phó: như hợp tác với Nhật Bản, Phi Luật Tân, Nam Hàn, Tân Gia Ba, Thái Lan  qua tới Ấn Độ, xuống cả tới Úc Châu v.v. ( xin xem Nguyễn văn Canh, thượng dẫn, tr. 367-384).

Vừa mới đây, TPP đã được 12 quốc gia thông qua tại Atlanta, Georgia.

2). Cộng tác với Trung Hoa nhưng có dăn đe.

“Cộng tác với Trung Hoa có lợi hơn” để giải quyết các vấn đề quốc tế. Tuy nhiên, “dĩ nhiên,  có  một số ít thách thức trên toàn cầu, nếu có  thách thức nào xảy ra, chúng ta có thể đối phó hữu hiệu mà không có sự hợp tác thực sự của Trung hoa” (Indeed there are very few gobal challenges, if any, we can address effectively without China’s active cooperation). Đó là câu trả lời của  TT Obama  trong thư đề ngày 20 tháng 5, 2015  về  bản Tuyên Bố của  Uỷ Ban Bảo Vệ Sự Vẹn Toàn Lãnh Thổ công bố ngày 22 tháng 1, 15 . Uỷ Ban chỉ trích chính sách xoay trục của Obama về quan niệm chỉ đạo chiến tranh của Mỹ là thiếu sót, vì chỉ đặt nặng việc chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh qui ước mà hậu quả là đến nay Trung Cộng hầu như hoàn tất lấn chiếm 9 đảo đá ngầm ở Biển Đông với một hệ thống căn cứ quân sự, đe doạ hoà bình trong khu vực, đặc biệt là có sự đóng góp tich cực của thừa sai Việt Cộng trong sự bành trướng này.

Bản Tuyên Bố  kêu gọi Hoa Kỳ duyệt lại chính sách chiến tranh viết trong đoạn sau đây:

“…………..
d). Kêu gọi chính phủ Hoa Kỳ và nhân dân yêu chuộng hòa bình của Hoa Kỳ có một quyết tâm rõ rệt và mạnh dạn để đối phó với sự kiện rằng Trung Cộng đã tiến bước một cách vừng chắc đến việc nuốt gọn Á Châu và sau đó toàn thể thế giới.  Nước duy nhất trên toàn thế giới có khả năng đối phó với tình trạng này chính là Hoa Kỳ.

Chính sách của Tổng Thống Obama về việc “tăng cường các liên minh cũ và trui rèn đối tác mới để đối phó với các thử thách chung” và sự tái phối trí các lực lượng quân sự tại các căn cứ khắp Á Châu và Úc Châu, cũng như kể cả Dự án Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), nhất thiết là cần nhưng chưa đủ.  Lý do bởi sự kiện rằng Tổng Thống đang suy nghĩ về việc xây dựng sức mạnh quân sự để đối phó với các thử thách theo lối chiến tranh quy ước.  Vì lý do đó BIỂN ĐÔNG NAY GẦN NHƯ NẰM TRONG TAY CỦA Đảng Cộng Sản Trung Hoa.  Nếu điều này xảy ra, các quyền lợi chính đáng của Hoa Kỳ như được tuyên bố bởi Bộ Trưởng Quốc Phòng Robert Gates và Bộ Trưởng Ngoại Giao Hilary Clinton  vào năm 2010 sẽ bị vô hiệu hóa.  Và khó khăn cho Hoa Kỳ và thế giới sẽ khởi diễn từ đây.  Nên nhớ rằng địch thủ tiềm ẩn của Hoa Kỳ có một đầu óc của một con cáo đang chơi một ván bài chiến tranh đa diện với mọi phương tiện khả hữu, ngay cả với các phương tiện vô đạo đức.  Một “Hoa Kỳ” Lịch Sự lương thiện không thể đối phó với nó một cách hữu hiệu.
Chiến lược chúng ta cần có là một chương trình hành động tổng thể hữu hiệu để tẩy trừ triệt để căn nguyên   của vấn đề./-“
(Bản dịch của Trung Tâm Nghiên Cứu Viêt nam)

Lời tuyên bố này của Ủy  Ban được cựu Thiếu Tá  Cảnh Sát Thái văn Hoà  đọc  trong một buổi lễ được tổ chức long trọng trước Đại Hội của  Tổng Hội  Cựu Sĩ Quan Cảnh Sát Quốc Gia Việt nam, với sự hiện diện của chừng 400 nhân  sĩ và đồng hương trong vùng. Đại hội được  tổ chức tại Westminster, CA ngày 23 tháng 5, 2015.

                                                                                                              *******
Tóm lại, như trên ta thấy nhờ vào sự đóng góp tích cực của Đảng Cộng Sản Việt Nam mà Trung Cộng ngày nay tiến gần tới  nắm trọn Biển Đông.   Trước khi  có công hàm của Phạm văn Đồng  vào năm 1958 dưới dự chỉ đạo của Hồ chí Minh, Trung Cộng là kẻ đứng  ngoài Biển Đông,  nay nghiễm nhiên trở thành một ‘tay chơi chính’ trong ván cờ Biển Đông, hay nói khác đi nay chúng đóng vai trò chủ nhân chính vùng Biển này của Việt Nam. Trong mọi đối thoại, chúng luôn bác khước những điều gì tỏ ra bất lợi về chủ quyền của chúng trên Biển Đông, từ cách thức thương thảo vấn đề, đến quyết định của Toà án La Haye….

Chúng quá tự kiêu, nghĩ rằng nay là một cường quốc và đánh giá rất thấp quyền lợi sinh  tử của Hoa Kỳ tại nơi này và hoang tưởng đến một nước Trung Hoa ‘vĩ đại’, đưa toàn thế giới vào quĩ đạo chúng. Do đó tới một lúc nào đó chúng sẽ lãnh mọi hậu quả do sự mù quáng của chúng. Đó là lúc dân tộc Việt có cơ may thoát khỏi  âm mưu Đại Hán của chúng do sự tiếp sức tích cực của Hồ chí Minh và các thế hệ lãnh đạo Đảng Cộng Sản Việt Nam kế tiếp do Hồ nặn ra./.

Phụ bản: Thư của Tổng Thống Obama trả lời về Bản Tuyên Bố của Ủy Ban Bảo Vệ Sự Vẹn Toàn Lãnh Thổ Việt Nam 
obama new

Văn Minh Da Vàng

Cao Nguyên

 

World_Peace_we_can_do_it

 

 

 

 

 

 

 

khi những ngón tay da vàng 
nhón chiếc kẹo chocolate màu đen 
trên bàn tiệc của người da trắng 
ánh sáng văn minh tràn vào Phương Đông 
thế kỷ hai mươi viết lời nhân bản 
bằng máu hồng trên bán đảo Đông Dương

khi những bàn tay da vàng 
gom những đồng dollar màu xanh 
trên cánh đồng tư bản bỏ vào túi riêng 
ánh sáng văn minh vụt tắt 
bởi lũ quạ đen che khuất mặt trời 
theo bản ngã sinh tồn của loài ác điểu

khi những đóa hoa anh đào 
nở thắm trong ký ức người da vàng lưu vong 
sự khát khao tự do bùng cháy 
cùng lúc tiếng chuông đảnh lễ giao thừa 
vang theo lời nguyện cầu quốc thái dân an 
nền văn mình phương đông tái hiện 
trong tim hằng triệu người dân Việt

khi những bàn tay da vàng hân hoan siết chặc 
ngọn lửa nhân quyền đốt cháy mọi nhà tù 
xây trong triều đại quyền lực quỉ ám 
ánh sáng văn minh tràn qua mọi ngõ ngách 
lũ người vong bản lộ diện và sám hối 
tòa án lương tri phán quyết: 
tất cả những ai phản bội tổ quốc quê hương 
sẽ chịu án chung thân trong nỗi đau dân tộc!

Cao Nguyên
Virginia 12/2015

Nhìn Vào Sự Thật Qua Vụ Các Nhà Báo Gốc Việt Bị Giết

Đinh Từ Thức

terror

Điều tra phóng sự truyền hình Terror in Little Saigon đã gây sôi nổi ngay từ trước khi công chiếu vào ngày 3 tháng 11, 2015. Sau mười ngày, cuộc tranh cãi đã phân định thành nhiều phe tương đối rõ nét. Nhưng hầu như lập luận của phe nào cũng bị vẩn đục bởi những định kiến sẵn có, khiến cuộc thảo luận chỉ quanh quẩn, người nọ lập lại ý kiến của người kia cùng phe, khiến tình trạng ngày càng tù mù thêm. Giống như một sân quần ngựa, càng nhiều ngựa quần, bụi đất càng mù mịt.

Muốn nhìn rõ vấn đề, trước hết, cần loại bỏ mọi định kiến, nghi vấn, suy đoán theo tưởng tượng. Cần gạt bỏ mọi tình cảm thiên lệch sẵn có như bênh ai, chống ai… Hãy bắt đầu từ số không, và chỉ nhìn vào những sự việc có thật, rồi từ đấy mới có thể có cái nhìn rõ ràng.

Sự thật không thể chối bỏ

Trước hết, những người chống lại nhóm làm phim đưa ra lập luận: Nội vụ đã xảy ra hai ba chục năm rồi, giới hữu trách đã có gắng nhiều, vẫn không tìm ra thủ phạm, không ai bị truy tố, tại sao làm sống lại chuyện này? Nhằm mục đích gì? Có âm mưu gì? Ai chi tiền? Đằng sau có ai? Và đằng sau ai có ai nữa? Tại sao lúc này?… Trong khi ấy, những người có thành kiến với Mặt Trận [Quốc gia Thống nhất Giải phóng Việt Nam của Tướng Hoàng Cơ Minh – gọi tắt là Mặt Trận], cũng như với chính đảng kế tục Mặt Trận là Việt Tân, đều nhấn mạnh về nghi vấn Mặt Trận là thủ phạm. Nội dung cuốn phim gây tranh cãi cũng thiên về khuynh hướng này, và cũng không nêu được sự thật mới nào.

Vậy sự thật ở đâu? Bắt đầu từ chỗ nào?

Dù chưa bắt được thủ phạm, chưa ai bị truy tố, nhưng có một sự thật không ai chối cãi được, là có những người bị giết. Sự thật này không ai có thể né tránh, không thể thay đổi, không thể xoá bỏ. Dù nhắc tới nó hay không, dù can đảm đối diện hay hèn mạt chối bỏ, nó vẫn còn đó. Chưa có ai bị truy tố, không có nghĩa là không có thủ phạm, không có người chết. Có nhiều người bị giết mà chưa bắt được thủ phạm, rất nhiều nguy hiểm; vì thủ phạm vẫn thong dong sống trà trộn với người lương thiện trong xã hội, “đã quen mất nết đi rồi,” có thể tái phạm tội ác bất cứ lúc nào; là mối đe dọa thường trực cho mọi người. Hơn nữa, có người chết, thì phải làm cho sáng tỏ. Không làm được là bất lực, vô trách nhiệm, vô cảm.

Theo những tài liệu rõ ràng, không ai chối cãi được, là trong mười năm, từ 1981 đến 1990 thế kỷ trước, có nhiều vụ khủng bố mà nạn nhân thuộc thành phần người Việt tại Mỹ. Kẻ bị đe doạ, bị hành hung, người bị đốt nhà, nhiều người bị bắn chết, có người chỉ bị thương, thoát chết. Nội dung cuốn phim gây tranh cãi chỉ nói tới năm người bị giết, nên ở đây, cũng chỉ đề cập tới những người này.

Năm người bị giết không chỉ là con số đơn độc vô tri vô giác. Mỗi người không chỉ là một phân số 1/5 của một tổng số. Họ là những con người bằng xương bằng thịt, có tên tuổi, diện mạo, có sở thích, chí hướng, có gia đình, bạn hữu và nguồn gốc. Đó là sự thật.

Sự thật khác là cả năm người khi bị giết đều cùng đang sống trên lãnh thổ Hoa Kỳ, là cường quốc dân chủ số một trên thế giới, là “thành phố ánh sáng trên đồi cao” cho cả thế giới noi theo về tinh thần trọng luật, và tôn trọng nhân quyền. Sự thật kế tiếp là những người này đã bị giết hai ba chục năm, mà chính quyền Hoa Kỳ vẫn chưa tìm ra thủ phạm để đem ra trước công lý. Nếu đây là một vết nhơ, một điều đáng xấu hổ, đáng nhục thì, ai xấu hổ, ai nhục? Có người nói: khơi lại nội vụ là làm nhục cộng đồng người Việt. Sự thật, có phải vậy không?

Một sự thật khác liên hệ tới nhà báo bị giết không thể bỏ qua: Ngày 7 tháng 1 năm 2015, hai sát thủ xông vào tuần báo châm biếm Charlie Hebdo ở Paris, bắn chết 12 người. Cả thế giới phẫn nộ. Tổng Thống Pháp từng bị tờ báo này mạ lỵ thậm tệ nhiều lần, ra lệnh treo cờ rủ, cả nước Pháp để tang, hàng triệu người xuống đường đeo huy hiệu, tự nhận “Tôi là Charlie” (Je suis Charlie). Tổng Thống Mỹ Obama lên án vụ tấn công là “horrific shooting” (vụ bắn khủng khiếp), hứa giúp đỡ mọi sự cần thiết để đưa bọn khủng bố ra trước công lý. Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon tuyên bố: “Đó là một tội phạm máu lạnh, kinh hoàng không thể biện minh được. Nó cũng là cuộc tấn công thẳng vào nền tảng của dân chủ, vào truyền thông và vào tự do phát biểu.” Thủ Tướng Anh Cameron bầy tỏ trên twitter: “Những vụ giết người tại Paris là bệnh hoạn. Chúng tôi sát cánh với dân tộc Pháp trong trận đánh chống lại kinh hãi và bảo vệ tự do báo chí.”

jesuischarlieKhác nhau giữa các nhà báo Pháp bị giết ở Paris, và nhà báo gốc Việt bị giết ở Mỹ là ở chỗ, một đằng bị giết cùng một nơi, cùng lúc, một đằng bị giết lẻ tẻ, rải rác nhiều nơi, trong nhiều năm. Thủ phạm giết nhiều người một lúc, là phạm pháp một lần. Thủ phạm giết người nhiều lần, mỗi lần một vài người, dù tổng số người bị giết ít hơn, nhưng là phạm pháp nhiều lần, có yếu tố tái phạm. Một yếu tố khiến tội phạm nặng thêm.

Vậy, vụ các nhà báo gốc Việt bị giết ở Mỹ phải được coi là nghiêm trọng hơn vụ Charlie Hebdo. Tuần báo Charlie Hebdo là một cá thể trong cộng đồng dân Pháp, dù nhiều người không ưa cá thể này, nhưng từ tổng thống trở xuống, cả dân Pháp đã đau buồn, cùng nhau chịu tang, thế giới chia buồn.

Các nhà báo Việt bị sát hại tại Mỹ, dù có người không ưa họ – chẳng ai được mọi người cùng ưa – trước hết, họ là những cá thể trong cộng đồng người Việt, cùng lúc, họ cũng thuộc về cộng đồng tất cả mọi người sống trên đất Mỹ. Trước hết, cái chết của họ là nỗi đau chung, là tang chung cho cả cộng đồng người Việt. Và theo cách đối xử của dân Pháp trước vụ Charlie Hebdo, họ cũng đáng được dân Mỹ chia sẻ niềm đau, chính quyền Hoa Kỳ giúp đỡ, và thế giới quan tâm.

Bây giờ, xin nhìn thẳng vào sự thật, trước những cái chết của họ, cộng đồng người Việt đã làm gì? Chính quyền Hoa Kỳ đã làm gì? Thế giới đã làm gì?

Nói theo Nguyễn Ngọc Lan, trước tội ác xảy ra cho thành viên của mình, cộng đồng người Việt đã “làm thinh”! Nói “làm thinh” là đã nhẹ bớt quá nhiều. Sự thật còn tệ hơn nữa. Trả lời nhóm làm phim ProPublica, người đã bắn Trần Khánh Vân, chỉ vì ông này chủ trương đối thoại và giao thương với Việt Cộng, Trần Văn Bé Tư, sau bảy năm ngồi tù, vẫn còn hãnh diện: “Tôi bắn, hắn đổ xuống như một cái cây.” Và cho biết thêm: “Dân chúng ở Orange County coi những người giết những kẻ bị coi là Cộng Sản như anh hùng.” Ông còn nói đã được tuyển mộ gia nhập K-9 nhưng từ chối, tuy vậy, ông thán phục việc làm của họ.

Còn chính phủ Hoa Kỳ, Tổng Thống Obama hứa giúp nước Pháp “đưa bọn khủng bố ra trước công lý,” nhưng đối với bọn khủng bố giết người trên nước ông, ông cũng làm thinh luôn. Còn thế giới? Cộng đồng Việt như vậy, chính quyền Mỹ như vậy, hà tất thế giới phải quan tâm.

Sự thật đáng buồn

Một sự thật đáng buồn hơn cả thái độ làm thinh: Sau khi điều tra phóng sự Kinh hoàng tại Little Saigon công chiếu, đã có cuộc vận động trong cộng đồng chống lại nỗ lực của nhóm người làm sống lại vụ án này, với lý do âm mưu làm xấu hình ảnh cộng đồng. Như đã trình bầy, những người bị giết là nạn nhân, cộng đồng người Việt là tang gia. Ở đâu có chuyện lạ đời, nhiều thành viên trong gia đình bị giết mà tang gia bị nhục? Cộng đồng không bao bọc thành viên của mình, và làm thinh, hay còn vui mừng trước hoạn nạn của thành viên, cái đó mới đáng nhục. Và nhục nhã nhất ở đời là không biết nhục.

Phía chống đối ProPublica còn nêu nghi vấn: Có thể những nhà báo bị giết là do bàn tay Việt Cộng, để tạo nghi ngờ và chia rẽ trong cộng đồng Việt tị nạn. Nếu vậy, nội vụ càng cần làm sáng tỏ, thay vì bỏ qua. Bởi vì, cái nước Mỹ số một thế giới, cùng với cộng đồng Việt chống cộng nổi tiếng hoàn cầu, mà để Việt Cộng gửi sát thủ sang đây hoành hành như chỗ không người, thỉnh thoảng giết một nhà báo để bịt miệng, kéo dài cả chục năm, vẫn không bắt được thủ phạm. Nhục nào bằng?

Chính quyền Mỹ có trách nhiệm bảo vệ an ninh cho mọi cư dân. Để cho người dưới trách nhiệm bảo vệ của mình bị giết là một cái nhục. Nhục kế tiếp là bó tay, không tìm ra thủ phạm. Nhóm làm phim đánh động dư luận, làm sống lại nội vụ, trước hết là góp phần tìm ra thủ phạm để bộ mặt Hoa Kỳ không bị nhem nhuốc, sau là đem lại một kết thúc bình an cho gia đình các nạn nhân. Thế mà, điều đáng ngạc nhiên, một nghị sĩ gốc Việt tại Viện Lập Pháp Tiểu Bang California đã vội vàng lên tiếng phản đối. Nghị sĩ Janet Nguyễn có một vai trò kép, vừa là đại diện dân Mỹ, vừa là một thành viên cộng đồng Việt. Đáng lẽ bà phải vui mừng gấp đôi trước việc làm của ProPublica, vì cố gắng của họ vừa làm đẹp cho nước Mỹ, vừa đem lại lợi ích cho cộng đồng Việt. Một tuần sau ngày công chiếu phóng sự điều tra, trong lá thư ngày 10 tháng 11 gửi ProPublica, bà tỏ vẻ bất bình và yêu cầu tổ chức này phải xin lỗi cộng đồng Việt. Lý do bất bình, bà viết: “Trái với những gì được trình bầy xuyên tạc trong phóng sự của ông, trên 1.7 triệu người Mỹ gốc Việt là những công dân tôn trọng pháp luật đã cống hiến cho sự thịnh vượng của xã hội Hoa Kỳ.” (Contrary to what was portrayed in your slanted reporting, the more than 1.7 million Vietnamese Americans are law abiding citizens that contribute to the rich tapestry of America’s society).

clip1Để Nghị Sĩ Nguyễn dễ phân biệt giữa vinh với nhục, và giữa cá thể với cộng đồng, chẳng cần tìm đâu xa, có thể nhìn ngay vào lịch sử hiện đại của Hoa Kỳ. Năm 1972, Tổng Thống Nixon bao che cho một nhóm tay chân bộ hạ ở Bạch Ốc đột nhập trụ sở Đảng Dân Chủ ở chung cư Watergate. Hai nhà báo trẻ của The Washington Post, được sự đồng ý của chủ bút, cố truy tìm nguồn gốc của việc làm phạm pháp này. Lúc đầu. vì chưa đủ bằng chứng, nhà báo gặp rất nhiều khó khăn. Họ cũng bị đe doạ, nhưng nhà báo đã cố làm việc vì công tâm, để bảo vệ những giá trị cao đẹp của Mỹ, không phải để bôi nhọ nước Mỹ. Trong trường hợp này, truy nguyên để chứng minh ông tổng thống phạm pháp, là cố gắng can đảm, đáng trân trọng, không phải là việc làm cần ngăn chặn.Ngoài ra, khi có những người, hay nhóm người gốc Việt phạm pháp, đó là chuyện cá nhân hay băng đảng riêng, họ làm họ chịu. Một người hay một nhóm phạm pháp không phải cả cộng đồng phạm pháp. Uy tín cộng đồng không bị suy giảm khi có một cá nhân, hay một nhóm trong cộng đồng phạm pháp. Chỉ khi nào cộng đồng cố tình bao che cho một cá nhân hay một nhóm trong tập thể của mình, lúc ấy, uy tín cộng đồng bị thương tổn. Ngược lại, khi cộng đồng tham gia việc tìm ra kẻ phạm pháp trong tập thể của mình, là góp phần rửa sạch bộ mặt mình, càng làm cho uy tín của cộng đồng lên cao.Nghị sĩ Nguyễn nói mà không cần để ý tới thực tế. Sự thật là sắc dân nào, cộng đồng nào cũng vậy, đều có một số do thiếu hiểu biết, hay cố tình vi phạm pháp luật. Vì thế mới cần có hệ thống tư pháp. Trên nước Mỹ, năm nào cũng có những người Việt phạm pháp, bị truy tố ra toà. Đó là chuyện bình thường. Nếu tất cả trên một triệu bảy trăm ngàn người gốc Việt đều là những công dân tôn trọng pháp luật, vậy những người bị truy tố hay đang thi hành án trong tù, họ ở đâu ra? Nghị sĩ Nguyễn còn trẻ, tương lai còn nhiều hứa hẹn, không nên phát biểu giống như những người phát ngôn từ Bắc Kinh hay Hà Nội, lúc nào cũng gân cổ tuyên bố “chúng tôi không có tù chính trị,” nhưng trong “kho dự trữ” luôn đầy ắp, sẵn sàng đem ra làm quà mở đường cho một chuyến công du, hay đổi lấy chữ ký cho một thoả hiệp béo bở.

Khi ông Nixon hết đường nói quanh, phải từ chức, tuy ông là đương kim tổng thống, đại diện cho cả nước Mỹ, nhưng hành vi sai trái của ông chỉ riêng ông phải chịu. Mình ông xấu mặt. Nước Mỹ chẳng những không xấu, còn được cả thế giới kính phục. Lần đầu tiên trong lịch sử, nhà báo chỉ với cây bút trong tay, làm cho một ông tổng thống quyền lực hàng đầu thế giới, nắm chìa khoá nguyên tử trong tay, phải từ chức.

Một trùng hợp khá hy hữu, trong cùng ngày Nghị sĩ Nguyễn viết thư cho ProPublica, nói tất cả người Việt ở Mỹ đều là những công dân tôn trọng pháp luật, ông Nguyễn Xuân Nghĩa, một cựu lãnh đạo cao cấp của Mặt Trận cho biết: K-9 có thật, do ông Phạm Văn Liễu điều động, mục tiêu ám sát đầu tiên là chính ông (Nguyễn Xuân Nghĩa), mục tiêu thứ nhì là chủ báo Người Việt Đỗ Ngọc Yến, nhưng cuối cùng, ông Trần Khánh Vân lãnh đạn! Kẻ bắn ông Vân vẫn còn đó, sau khi mãn án tù vẫn hãnh diện về hành vi bắn người của mình. Nếu cho đây là niềm hãnh diện chung của cộng đồng, terror chính là đấy, phải tìm đâu xa?

Ngoài ngạc nhiên về nội dung thư phản đối của Nghị sĩ Janet Nguyễn, là ngạc nhiên về câu nói của một nhà lãnh đạo Mặt Trận vốn nổi tiếng khôn ngoan, ông Hoàng Cơ Định. Trong cuộc phỏng vấn do Hà Giang báo Người Việt thực hiện ngày 6 tháng 11, ông Định tuyên bố: “Nhưng nếu trong một cộng đồng, cứ một người cầm bút tử nạn là lập tức cho là họ bị đàn áp vì sự nghiệp viết lách thì cộng đồng đó có đáng cho là đã trưởng thành hay chăng.” Nếu chỉ là câu nói vô tình, đó là sự đáng tiếc. Nếu cố ý, đó là câu nói nhằm mục đích đánh lạc hướng dư luận. Nói chung, ông nêu một nhận định đúng. Nhưng nó không đúng với trường hợp các nhà báo bị giết. Từ trước tới nay, có nhà báo từ trần do nguyên nhân không bình thường, nhưng tên tuổi không nằm trong danh sách những người bị đàn áp vì sự nghiệp viết lách. Trong khi ấy, qua bằng chứng còn lại, tất cả những người bị giết, trừ một người là chuyên viên kỹ thuật, đều là những nhà báo cương quyết bầy tỏ lập trường của họ, bất chấp áp lực. Họ đích thực là nạn nhân của những vụ giết người để bịt miệng. Trong số này không có ai là nhà báo ra đường bị xe cán, rồi cộng đồng hô hoán lên là họ chết vì sự nghiệp viết lách.

Diện mạo những nạn nhân

clip2Theo thứ tự thời gian, nạn nhân đầu tiên là Dương Trọng Lâm, 27 tuổi, chủ bút báo Cái Đình Làng, bị giết 1981, tại San Francisco, California. Theo “bản án tử hình” bằng tiếng Anh đề ngày 7 August 1981, được thi hành bởi “Tổ Chức Người Việt Diệt Cộng Phục Quốc” (VOECRN). Tóm tắt tội trạng liệt kê: Lâm được Việt Nam Cộng Hòa cho đi du học năm 1971, thay vì phục vụ Quốc Gia lại theo Cộng Sản, làm báo Cái Đình Làng để tuyên truyền cho cộng sản. Sau khi Terror in Little Saigon công chiếu, một nhân vật uy tín trong cộng đồng Bắc Cali là cựu Đại Tá Vũ Văn Lộc cho biết thêm, cha Lâm là Trung Tá Việt Nam Cộng Hòa Dương Văn Lạng, nay cũng đã qua đời. Vẫn theo ông Lộc, xác Lâm lúc đầu đã được chôn trong nghĩa trang cộng đồng, nhưng có một số quý vị phản đối. Tuy không ép buộc, gia đình tự ý mang Lâm đi chôn nơi khác, để tránh bị phá hoại.Chỉ cần riêng sự thật trên đây, một sự thật không ai chối cãi được, và chỉ cần một vụ này thôi, có cần thế lực nào, có cần âm mưu nào, có cần ai làm thêm gì nữa để bôi xấu cộng đồng Việt?

Hỏi lý do tại sao bỏ nước chạy sang Mỹ, có lẽ bất cứ ai trong cộng đồng Việt tị nạn, dù đang ngủ mơ, cũng có thể trả lời trôi chảy: “Sang đây để có tự do dân chủ.” Tự do có phải muốn lên án tử ai cũng được, dân chủ có phải người dân nào cũng có thể tự mình làm quan toà, kiêm đao phủ? Và giết người rồi, còn không muốn cho chôn! Lời tuyên bố của Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon sau vụ Charlie Hebdo rất phù hợp cho ở đây: “Đó là một tội phạm máu lạnh, kinh hoàng không thể biện minh được. Nó cũng là cuộc tấn công thẳng vào nền tảng của dân chủ, vào truyền thông và vào tự do phát biểu.” (It was horrendous, unjustifiable and cold-blooded crime. It was also a direct assault on a cornerstone of democracy, on the media and on freedom of expression.)

Người thứ nhì là Nguyễn Ðạm Phong, 45 tuổi, bị ám sát Tháng Tám, 1982, tại nhà ở Houston, Texas. Đạm Phong làm báo từ thời ở Sài Gòn, sang Mỹ, làm chủ nhiệm tờ Tự Do ở Houston. Những bài báo còn lại cho thấy Đạm Phong công kích Mặt Trận khá nặng nề, qua những bài báo chiếm đầy trang nhất. Theo thân nhân công khai kể lại, Đạm Phong đã sang tận Thái Lan tìm hiểu về “chiến khu” của Mặt Trận, từng bị Mặt Trận mua chuộc, áp lực và liên tục đe doạ.

clip3Qua vụ chiếu phim Terror in Little Saigon, và những lên tiếng tiếp theo của con trai ông, dư luận được biết khi bị ám sát, Đạm Phong có tới 10 con. Số con mồ côi đông đảo này của Đạm Phong, dù khi bố chết hãy còn bé, đến nay chắc đã biết rõ bố chết như thế nào, và tại sao. Nhưng với mấy chục đứa con của các con Đạm Phong, những đứa trẻ không có ông như các bạn cùng trang lứa, những đứa trẻ không bao giờ được ông đưa đón ở cửa trường hay dắt ra công viên, những đứa cháu không bao giờ được gặp ông, bố mẹ các cháu sẽ giải thích như thế nào, để các cháu hiểu được: Tại sao ông đưa cả nhà sang Mỹ để có tự do, rồi lại chết vì làm báo Tự Do?

Nạn nhân thứ ba là Phạm Văn Tập (tức Hoài Ðiệp Tử), 45 tuổi, chủ nhiệm tạp chí Mai, chết ngộp khi văn phòng của ông bị đốt Tháng Tám, 1987, tại Garden Grove, California. Người viết không biết nhiều về nhà báo này. Chỉ được biết, trước khi chết, ông đã từng bị cảnh cáo, vì báo Mai đăng quảng cáo cho những dịch vụ làm ăn với Việt Cộng. Nếu còn sống, bây giờ, chẳng những đăng quảng cáo, ông còn có thể mang tiền về Việt Nam làm ăn, du lịch và du hí, cùng với hàng trăm ngàn khúc ruột ngàn dặm mỗi năm. Làm báo đi trước thời cuộc, thường là ưu điểm, nhưng sống giữa cộng đồng Việt mà đi trước thời cuộc, mất mạng như chơi!

Người thứ tư bị giết là ông Ðỗ Trọng Nhân, 56 tuổi, chuyên viên kỹ thuật cho tạp chí Văn Nghệ Tiền Phong, bị bắn chết trong xe, tại Fairfax, Virginia, Tháng Mười Một, 1989. Ông Nhân là cựu sĩ quan cấp Tá, quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Không phải là nhân viên toà soạn, không viết bài, nên ông không bị đe doạ, hay gây tranh cãi gì liên hệ tới bài vở của tạp chí. Ông sống một mình nên chẳng có ai thắc mắc khi không thấy ông trở về vào cuối ngày làm việc. Ông rời sở làm chiều Thứ Hai. Phu đổ rác phát giác ông chết ngồi trước tay lái trong xe sáng Thứ Tư. Không biết ông bị bắn bao giờ. Báo Văn Nghệ Tiền Phong chỉ loan một tin nhỏ, chẳng mấy ai chú ý, nói ông bị giết vì chuyện riêng. Nội vụ rơi vào lãng quên. Không hiểu nhà báo căn cứ vào đâu để loan tin như vậy? Không bắt được thủ phạm, sao biết được chết vì lý do riêng tư.

Ít lâu trước khi bị giết, ông Lê Triết, một cây viết quan trọng của Văn Nghệ Tiền Phong, và cũng là tham vấn cho Chủ Nhiệm Nguyễn Thanh Hoàng, nói với người thân rằng: “Anh Nhân đã chết thay tôi. Người ta đã giết anh ấy, vì tưởng lầm là tôi.” Lê Triết giải thích thêm: “Anh ấy không viết bài, chẳng thù oán với ai, đi làm rất chăm chỉ.” Vẫn theo Lê Triết, anh và anh Nhân xấp xỉ tuổi nhau, cả hai cùng tầm vóc, hơi gầy, cùng đeo kính và cùng đi xe mầu xanh. Chỉ có một khác biệt: Lê Triết tới toà soạn bất thường, phần vì có thể viết bài ở nhà, phần vì lý do an ninh, để tránh bị theo dõi. Anh Nhân đi làm theo giờ nhất định, dễ bị theo dõi, bị nhận lầm là Lê Triết, và bị bắn khi ra về. Sau này, người nghe chuyện cảm thấy hối hận, vì chỉ “nghe rồi bỏ”; tưởng Lê Triết muốn “quan trọng hoá” cá nhân mình. Bỏ qua vì nghĩ rằng, cùng người Việt chống cộng với nhau, ai nỡ dã man thế.

Nạn nhân cuối cùng là Lê Triết, 61 tuổi, và vợ là Đặng Trần Thị Tuyết, 52 tuổi. Cả hai cùng bị hạ sát tại chỗ đậu xe ở đầu nhà, khoảng gần nửa đêm 21 rạng 22 tháng 9, 1990. Qua bút hiệu Tú Rua trên mục “Ngày Lại Ngày” của Văn Nghệ Tiền Phong, Lê Triết gây sóng gió trên tờ báo này trong một thập niên, danh vang khắp nơi, oán thù cũng lắm. Đe doạ cũng nhiều.

Khi Mặt Trận ra đời, Lê Triết và Văn Nghệ Tiền Phong nói chung rất phấn khởi, và tích cực ủng hộ. Toà báo đã cử ký giả Hoàng Xuyên đi “chiến khu” của Mặt Trận để làm phóng sự. Nhưng từ khi những thầm kín nội bộ của Mặt Trân dần dần lộ diện, nhà báo thành kẻ thù, bị đe doạ, qua thư cũng như điện thoại. Lê Triết không phải là người dễ chịu áp lực. Càng bị đe doạ, anh càng cương quyết, càng chứng tỏ con đường anh theo đuổi là đúng. Thay vì khuất phục, anh đề phòng, mua súng tự vệ, lắp camera bốn góc nhà, cộng với con chó Bobby do Nguyễn Thanh Hoàng mua cho.

Tại party của gia đình một người bạn, mừng con trai hoàn tất chương trình y khoa bác sĩ, vào tối Thứ Bảy 21 tháng 9, Lê Triết tâm sự với bạn hữu: Qua Mỹ từ 1975, anh không muốn vào quốc tịch, vì còn mẹ già ở quê cũ, không muốn cắt đứt chút liên hệ pháp lý còn lại. Chẳng lẽ mẹ người Việt, con công dân Mỹ, như người ngoại quốc. Mãi đến cuối thập niên 80, trước tình hình khối cộng sản Liên Xô sụp đổ, anh xin về hưu sớm, và xin nhập quốc tịch Mỹ, để dễ dàng xin thông hành đi Nga. Cả gia đình là nạn nhân cộng sản, rất phấn khởi trước tình hình mới, anh khoe: “Tôi làm xong mọi thủ tục đi Mạc Tư Khoa rồi. Chỉ mấy tuần nữa, tôi sẽ chụp một tấm hình đứng giữa Công Trường Đỏ, gửi về cho mẹ tôi, không cần nói gì cả, Cụ sẽ mừng và hiểu là tôi đã thoả chí bình sinh.”

Rời party khoảng 11 giờ đêm, anh chị về đến nhà quãng 11:30, lái xe vào chỗ đậu thường lệ ở đầu nhà. Cũng là nơi sát thủ chờ sẵn, ra tay ngay, gọn lẹ và chuyên nghiệp. Lê Triết chưa kịp mở cửa xe, chết gục trước tay lái. Chị Triết đã mở được cửa xe, người nửa trong nửa ngoài, chân co chân duỗi, chết nằm trên sàn xi măng carport.

clip4Trong vòng vài ngày sau, nhà người thân Lê Triết, điện thoại reo liên hồi. Khi nhấc lên, thay vì tiếng nói, chỉ là những tràng cười, như thích thú, như chế diễu, như đe dọa, lạnh lùng, ghê rợn!

Gia đình Lê Triết ở Việt Nam giữ kín, không dám cho thân mẫu anh biết tin dữ, vì không biết cách giải thích thế nào cho cụ bà 90 tuổi hiểu được, tại sao con mình bỏ mẹ chạy lấy người, để khỏi bị chết vì tay Cộng Sản, bây giờ lại chết giữa tập thể đồng hương chống cộng, ở Mỹ!

Ngày giỗ đầu, các con đem phim cũ ra chiếu. Khi hình ảnh ông bà Lê Triết xuất hiện, con Bobby đang ngồi ở góc nhà, vừa vẫy đuôi, vừa sủa, chạy tới hít hít vào màn hình, như mừng chủ đi xa về. Mừng cho nó, có vẻ an phận, nhờ không ý thức được thế nào là terror. Nhưng người có mặt đã không cầm được nước mắt. Nó cũng đã đi theo chủ, lâu rồi.

Kinh hãi trái khoáy

Cuốn phim Terror in Little Saigon (Kinh hãi tại Little Saigon), như mọi người đã biết, có nội dung nói về cái chết của những nhà báo gốc Việt bị giết tại Mỹ từ 1981 đến 1990. Nhưng thực tế, nó đã tạo một hiệu ứng trái ngược trong cộng đồng Việt: Hầu như chẳng ai cảm thấy “kinh hãi” khi các nhà báo bị giết. Như đã trình bầy, cả cộng đồng và làng báo Việt hồi đó đều “làm thinh.” Trái lại, đã có một không khí “kinh hãi” trong cộng đồng, trước và sau hôm công chiếu ngày 3 tháng 11. Nhiều cá nhân và đoàn thể trong cộng đồng khắp nơi trên đất Mỹ nhảy dựng, thảo luận, kết án, chống đối, hội họp, tìm cách đối phó… ngay từ trước khi xem phim. Và sau khi xem phim, mức độ kinh hãi càng tăng. Hoạt động đối phó cũng tăng: mời họp, thông cáo, kiến nghị, thư phản đối, họp báo, cả kế hoạch biểu tình trước PBS.

Trong khi cộng đồng sôi nổi như vậy, lại bị các nhân vật rất gần gũi với cộng đồng chê bai. Ông Hoàng Cơ Định nghi ngờ về trình độ trưởng thành của cộng đồng, trong khi ông Nguyễn Xuân Nghĩa viết: “Chỉ mong rằng cộng đồng chúng ta không mắc bệnh câm, điếc hay mù!” Người viết không tin quý vị trong cộng đồng thiếu trình độ. Cũng không tin quý vị mắc bệnh câm, điếc, hay mù. Thật ra, quý vị là những người rất năng động và nhậy cảm, nhưng không đúng lúc, thành ra đôi khi lẫn cẫn. Lúc đáng lẽ cảm thấy kinh hãi, như khi có người bị giết vì bất đồng chính kiến, hay để bịt miệng, thì quý vị im lặng. Khi đáng phấn khởi hay vui mừng, như khi nhà báo tìm hiểu quá khứ, đánh động lương tâm để giúp tìm ra thủ phạm, thì lại cảm thấy hãi hùng, lo sợ. Tình trạng này, có thể tạm gọi là bệnh “kinh hãi trái khoáy” (improper terror).

Ngoài kinh hãi vì những vụ giết người, có thế nói, qua cuốn phim “terror”, còn có thể thấy cả kinh hãi ngay trong đời sống cộng đồng:

Tại Cali, hàng năm cộng đồng Việt đều có tổ chức lễ giỗ và tưởng niệm Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Một trong những đức tính hàng đầu của Tổng Thống Diệm được nêu ra hàng năm, là sự quý trọng mạng sống con người. Bằng chứng: Hà Minh Trí, sát thủ Việt Cộng toan ám sát Tổng Thống tại Ban Mê Thuột ngày 22 tháng 2 năm 1957, và phi công Phạm Phú Quốc, bỏ bom Dinh Độc Lập sáng 27 tháng 2 năm 1962. Cả hai người này, một là Việt Cộng, một là sĩ quan phản loạn, xử đúng luật, đều đáng án tử hình. Nhưng ông Diệm đã không giết họ. Dù yêu hay ghét ông, đó là sự thật, không thể chối cãi. Trường hợp này, ông Diệm còn nhân từ, rộng lượng hơn Charles de Gaulle. Ngày 22 tháng 8, 1962, có cuộc ám sát hụt Tổng Thống Pháp de Gaulle ở Paris, do Trung Tá Không Quân Pháp Jean Bastien-Thiry chủ mưu. Ông này bị toà án Paris kết án tử hình ngày 4 tháng 3, 1963, không được de Gaulle ân xá, và bị xử bắn chỉ một tuần sau đó, ngày 11 tháng 3, 1963. Một tên Việt Cộng, một sĩ quan phản loạn, chủ tâm giết, đã ra tay và giết hụt Tổng Thống. Mặc dầu có đầy đủ quyền hành hợp pháp để xử tử họ, nhưng ông không làm. Ông trọng mạng sống của họ, dù họ đã cố tình giết ông. Cứ giả tỉ Dương Trọng Lâm là Cộng Sản, anh ta chưa hề giết ai, không có âm mưu giết ai. Vậy mà có người tự tiện giết anh ta, còn nhân danh cái này cái nọ, và công bố “bản án.” Trước sự việc khủng khiếp như vậy, có đáng gọi là “kinh hãi,” terror? Lúc xảy ra chuyện thực sự kinh hãi, quý vị không làm gì. Chẳng những thế, giết người vô cớ còn không muốn cho chôn! Đáng kinh hãi hơn nũa! Trong khi đề cao Cụ Diệm, vẫn thản nhiên làm ngược lại những đức tính tốt của cụ, có phải là tình trạng đáng kinh hãi không?

Ai chưa cảm thấy kinh hãi đủ, người viết xin trình bầy tiếp: Trở lại vụ ông de Gaulle không ân xá cho tử tội Bastien-Thiry. Thật ra, lúc đầu ông đã định ân xá, nhưng sau khi suy nghĩ, ông đã đưa ra 5 lý do để bác. Trong số này, hai lý do đầu và cuối rất đáng lưu ý:

– Lý do đầu, hung thủ đã xả súng vào xe trong đó có chở một người đàn bà vô tội; đó là Bà Yvonne de Gaulle, vợ ông, ngồi chung xe với ông.

– Lý do cuối, các hung thủ sử dựng võ khí tấn công, chính họ đối diện với hiểm nguy khi hành động, họ được giảm án. Nhưng người chủ mưu Bastien-Thiry, không trực tiếp hành sự, mà ngồi chỉ huy ở một nơi an toàn, không đáng được ân xá.

Cả hai lý do trên, đều có thể áp dụng cho vụ ám sát ông bà Lê Triết, với mức độ trầm trọng hơn; vì ông de Gaulle và người đàn bà vô tội vợ ông đều thoát chết, trong khi ông Triết và người đàn bà vô tội của ông không may mắn như vậy. Đồng thời, theo hồ sơ cảnh sát, hung thủ là kẻ giết người chuyên nghiệp; nghĩa là kẻ chủ mưu cũng chỉ huy từ một nơi an toàn, như Bastien-Thiry.

Người vô tội bị giết, kẻ đáng tử hình vẫn ngoài vòng pháp luật, trong một phần tư thế kỷ. Đủ kinh hãi chưa?

Còn nữa: Sau khi chống đối A.C. Thompson, một phần sinh hoạt nhộn nhịp trong cộng đồng rọi đèn chiếu vào Tony Nguyễn: Eureka! Nó đây rồi! Lại một thằng cộng sản nữa! Nó là bạn của Dương Trọng Lâm, lấy tiền của cộng sản để bôi nhọ cộng đồng! Nếu quả thật Tony Nguyễn là cộng sản, hay thân cộng, thì thật đáng kinh hãi. Không phải kinh hãi vì anh ta là cộng sản, mà kinh hãi cho cộng đồng. Tất cả mọi người trong cộng đồng Việt tị nạn, kể cả người viết bài này, xưa nay chống cộng, vì tin rằng tất cả những gì liên hệ tới cộng sản đều xấu. Nếu Tony Nguyễn là cộng sản, và ngày nay anh ta xả thân cố làm sáng tỏ cái chết của người bạn tên Lâm xảy ra từ 34 năm trước, như vậy là tình bạn của những người cộng sản hay thân cộng đối với nhau rất sâu đậm. Trong khi ấy, những người quốc gia có chính nghĩa sáng ngời, không lo làm sáng tỏ cái chết của những thành viên chống cộng như Đạm Phong, Lê Triết, mà trước nỗ lực truy tầm thủ phạm của nhà báo, lại cảm thấy “terror,” như chính mình là thủ phạm sắp bị hành quyết. Còn kinh hãi nào hơn?

Vẫn chưa hết: Trong khi trả lời phỏng vấn trên đài Cali Today ngày 6 tháng 11, một nhân vật uy tín trong cộng đồng Bắc Cali đã phát biểu ý kiến, giống như một số người khác, về cuốn phim Terror in Little Saigon, rằng đây là chuyện cũ, xảy ra trong lúc lòng người còn giao động, không nên nói tới nữa. Trong khi ấy, từ trước tới nay, cộng đồng chống cộng vẫn nhắc tới, vẫn đòi cộng sản phải làm sáng tỏ những vụ giết người từ thời Cải Cách Ruộng Đất, thời Mậu Thân, thời Tù Cải Tạo, và những vụ bịt miệng thời Nhân Văn, Giai Phẩm, vụ Xét Lại… Tất cả terror này đều cũ hơn những terror trên đất Mỹ. Chỉ nhìn thấy lỗi ở người mà không nhìn thấy lỗi ở mình, căn bệnh này có đáng kinh hãi không?

Lại nữa, Đại Tá Lộc chê cuốn phim “đầu voi đuôi chuột,” chưa đưa ra được những bằng chứng thuyết phục. Ký giả và cơ sở truyền thông tư nhân không phải là cảnh sát hay FBI. Họ đã cố gắng, và họ mới làm được đến thế thôi. Cộng đồng gốc Việt là tập thể có liên hệ, nếu thấy còn thiếu sót, nên tiếp tay họ để làm tốt hơn, thay vì coi họ như kẻ thù. Họ mới đem lại được cái “đuôi chuột,” cộng đồng đã hoảng loạn lên. Nếu họ đem lại cái đuôi voi? Terror!

Ngoài chuyện terror, nhóm làm phim còn bị công kích về việc dùng chữ “Little Saigon,” nói rằng địa danh xuất hiện sau các vụ giết người, và có những vụ ám sát xảy ra ngoài Cali, như ở Virginia, hay Texas. Little Saigon đã trở thành tượng trưng cho tập thể người Việt tị nạn tại Mỹ. Nếu bảo tên này chỉ dành riêng cho một nơi nhất định nào, tại sao đã có Little Saigon ở Nam Cali, Bắc Cali cũng đòi y hệt cho San Jose? Sau vụ khủng bố tại Paris hôm Thứ Sáu 13 tháng 11, nhiều người nước khác đã đeo biểu hiệu “Je suis Paris.” Sao không ai nói với những người này là khủng bố tận bên Pháp, anh đang ở Mỹ, anh là (cái chó) gì mà tự xưng Je suis Paris?

* * *

Từ đầu bài, người viết chỉ nhìn vào những gì dựa trên sự thật. Để đổi khẩu vị, xin thay lời kết bằng một mẩu chuyện giả tưởng, thật ngắn:

Cuối năm Con Dê (2015), Ngọc Hoàng Thượng Đế mở com pú tờ, vào gú gồ tìm chuyện lớn, để hỏi táo quân các nơi trong buổi tiếp kiến tất niên. Thấy nổi bật: tin khủng bố làm nổ máy bay Nga ở Sinai; công an giết người và hành hung luật sư ở Việt Nam. Lại thấy nhiều bài nói người Việt giống người Do Thái. Thiết triều ngày 23 tháng Chạp, Ngọc Hoàng hỏi Táo Do Thái:

– Sa mạc Sinai hẹp, sao dân Do Thái xưa mất 40 năm để vượt qua?

Táo Do Thái thưa:

– Tâu Ngọc Hoàng, vì một người trong đám dân di tản đánh rơi một quarter.

Ngọc Hoàng vuốt râu cười hiền: “I see!” Rồi hỏi Táo Việt Tị Nạn:

– Thái Bình Dương rộng, nay chỉ cần một ngày để vượt qua, sao 40 năm vẫn chưa về giải phóng quê hương?

Táo Việt Tị Nạn thưa:

– Bẩm Ngọc Hoàng, chúng con còn bận cắm cờ, và…

– Và gì? Ngọc Hoàng hỏi tiếp.

– Rước cờ, và…

– Gì nữa? Ngọc Hoàng hỏi thêm.

– Phủ cờ!

Ngọc Hoàng vẫn giữ vẻ uy nghi, lẩm bẩm một mình: “Đéo hiểu!”

Đinh Từ Thức

Tạ Ơn

Cao Nguyên
 image
Tạ Ơn đời xóa căm hờn
Gieo hoa nhân ái ngát vườn nhân sinh
 
Tạ Ơn cha mẹ sinh thành
nuôi con lớn giữa ngọn ngành quê hương
 
Tạ Ơn người gởi yêu thương
trong dòng ân nghĩa trên đường tình đi
 
Tạ Ơn dòng thác lương tri
vẫn nồng nhịp chảy giữa nghi vấn đời
 
Tạ Ơn bằng hữu quanh tôi
chung chia vinh nhục buồn vui cõi người
 
Tạ Ơn đất, Tạ Ơn trời
cho tôi còn đứng giữa đời hôm nay .
 
Cao Nguyên

Phóng Sự Cộng Đồng

“Tâm” Và “Tướng” Trong Số Mệnh Con Người

Sơn Tùng

tranquangquyen sáchCụ Diễn là một nhà tướng số được nhiều người khâm phục tại Việt Nam trong những năm giữa Thế kỷ 20 và đã “coi” cho nhiều nhân vật quan trọng vào giai đoạn xảy ra những biến động lớn trong lịch sử Việt Nam. Những danh hiệu như “Thày ma xó”, như “Thiên Linh sư”, hay “thánh” được gán cho Nhà Tướng số Ngô Hùng Diễn thời ấy đã nói lên lòng ngưỡng mộ của nhiều người đối với Cụ Diễn. Tuy nhiên, đây chỉ là những lời truyền tụng trong dân gian, cho đến hai năm trước đây, khi cuốn Tướng Pháp Ngô Hùng Diễn được ấn hành ở hải ngoại, những gì liên quan đến Cụ Diễn mới được “bạch hoá” và những tướng pháp căn bản của Cụ mới được viết ra một cách có hệ thống như một khoa học thực nghiệm.

Tác giả cuốn sách này là Thái Minh Trần Quang Quyến, người học trò tâm đắc của Cụ Diễn trong gần suốt một thập niên tại Việt Nam, và sau đó tiếp nối con đường của người thầy đã đi với những khai triển mới theo tinh thần khoa học hiện đại để đem ánh sáng của lý luận vào khoa nhân tướng – cho đến nay vẫn được coi là “huyền bí”, giống như nhiều khoa bói toán “hoang đường” khác. Nhiều người vì vô tình đã đặt tin tưởng vào những kẻ bất lương lợi dụng bịp bợm làm tiền có khi đi đến chỗ tán gia, bại sản.

Phải chăng mỗi con người sinh ra dưới vòm trời này đều có một số mệnh định sẵn do ngày, giờ, tháng, năm khi lọt lòng mẹ, hoặc một tướng mệnh bất di bất dịch do một diện mạo bên ngoài? Phải chăng số mệnh hay tướng mệnh này do “trời ban cho”?

Không ít người đã tin như vậy, và dại dột “nuôi” những “thầy bói” bất lương  để họ tiếp tục quảng bá những điều dị đoan, mê tín, phản khoa học, gieo rắc những nhận định sai lầm, đẩy nhiều người vào thái độ buông xuôi, tuyệt vọng trước nghịch cảnh.

Với quyển Tướng Pháp Ngô Hùng Diễn, tác giả Trần Quang Quyến đã giới thiệu với người đọc một khoa nhân tướng được trình bày theo tinh thần khoa học, từ cách quan sát các sự kiện, cách lập luận, cách xử dụng các tướng luật như những chià khoá để mở cánh cửa vào lãnh vực thường được coi như “huyền bí” của vận mệnh con người.

Ngay ở “Lời Mở Đầu”, tác giả đã viết rõ quan niệm của Cụ Diễn về vận mệnh con người trong khoa nhân tướng trên căn bản tướng pháp Ngô Hùng Diễn: “Cụ Ngô Hùng Diễn quan niệm ‘định mệnh’ không bất di, bất dịch. Quan niệm này không phải là mới. Đại thi hào Nguyễn Du trong Đoạn Trường Tân Thanh đã viết: ‘Xưa nay nhận định thắng thiên cũng nhiều’, và cổ nhân cũng dạy: ‘tướng tự tâm sinh, tướng tùy tâm diệt’. Xây dựng trên quan niệm như vậy, Tướng pháp Ngô Hùng Diễn trong nhiều trường hợp đã trực tiếp ‘can thiệp’ vào diễn tiến của thân, nghiệp, duyên để thay đổi kết quả hoặc hậu quả của luật này. Nhưng  Cụ luôn luôn nói cho biết một cách rõ ràng là:Dù có đạt được ít nhiều kết quả do sự can thiệp của tướng pháp, nhưng đó chỉ là tạm bợ, nhất thời. Để thay đổi nghiệp phải làm phúc và tạo nhiều duyên lành.”

Như vậy, theo tướng pháp Ngô Hùng Diễn, sống với tâm thiện thì vận tốt sẽ tăng lên, vận xấu sẽ bớt đi. Sống với tâm ác thì nghiệp dữ càng ngày càng chồng chất, phước sẽ chẳng còn mà họa thì “vô đơn chí”.

Đây là một quan niệm tuy không phải là mới, nhưng muốn hiểu thấu đáo để ứng dụng vào đời sống thì không dễ. Trong quyển Tướng Pháp Ngô Hùng Diễn với gần 300 trang khổ lớn được soạn thảo công phu, tác giả đã ghi lại những điều đã học được từ Cụ Diễn trong suốt 9 năm gần gũi Cụ. Tác giả cho biết đã chứng kiến tận mắt lòng từ tâm của Cụ đối với mọi người, không kể sang hèn, giàu nghèo, đôi khi ngay cả với cây cỏ. Khi xem cho ai, Cụ luôn khuyên người ta nên làm phúc và tránh tạo thêm nghiệp. Khoa nhân tướng Ngô Hùng Diễn gồm hình tướng, sắc tướng, thanh tướng. Thần tướng được coi như đứng đầu trong bốn tướng. Tuy nhiên khi đề cập tâm tướng thì tâm tướng sẽ đứng đầu trên cả năm tướng. Diễn trình tương quan của năm tướng này như sau: Tâm tướng sinh thần tướng, thần tướng sinh sắc, thanh và hình tướng. Sự liên hệ này xảy ra từng giây, từng phút, nhất là mỗi khi cái “tâm” bị khích động bởi lựa chọn hoặc hành động dựa trên thiện, ác.

Tác giả đã thận trọng và tỉ mỉ nói về vai trò của tâm tướng trên vận mệnh của con người từ những trang đầu tới những trang cuối của quyển Tướng Pháp Ngô Hùng Diễn. Tuy nhiên, ông đã khiêm nhường viết: “Tác giả không nhằm viết một quyển sách toàn bộ về khoa nhân tướng học mà chỉ biên soạn lại những tướng pháp căn bản đã được Cụ chỉ dạy cho”.

Dù vậy, sự đóng góp của tác giả vào khoa nhân tướng không phải là nhỏ. Ông đã luôn luôn nhắc nhở người đọc về “phép lạ” của cái tâm trên hình, sắc, thanh và thần tướng, tức là trên mọi lãnh vực của đời sống con người, hay “định mệnh” như ta thường nói. Thí dụ như khi tác giả nói: “Tâm” bất an thì “thần” sẽ loạn. Thần loạn thì sắc hãm, khi đen, khi trắng, thanh âm thì yếu, khi mất, khi còn. Mệnh như ngọn đèn trước gió. Họa đến thì chết dữ.

Hy vọng của tác giả Trần Quang Quyến là quyển Tướng Pháp Ngô Hùng Diễn sẽ giúp người đọc tự tìm thấy nơi mình sự bình an những khi bị mất thăng bằng trong cuộc sống. Ngoài ra, nội dung quyển sách cũng có thể giúp người đọc nắm được những điều căn bản để phân biệt người tốt, xấu trong việc chọn bạn hoặc người chung đụng làm ăn, và quan trọng hơn nữa là hiểu được những khó khăn của người trong gia đình để giúp đỡ tìm giải pháp. Ông cho biết khi xem tướng cho ai thì “tâm phải an, trí phải tĩnh, luận lý phải vững”. Ông còn nói: “Y thì có y lý, Tướng thì có tướng lý. Nghĩa là trước một việc nếu lý đã không đứng vững thì kết luận chưa chắc đã có thể đứng vững”.

Hy vọng của tác giả Trần Quang Quyến đã phần nào trở thành hiện thực sau khi cuốn Tướng Pháp Ngô Hùng Diễn được phát hành và được đón nhận nồng ấm, ở hải ngoại cũng như tại Việt Nam. Tác giả đã được nhiều báo, truyền thanh, truyền hình phỏng vấn, và ông đã có cơ hội nói rõ thêm những điều chưa được viết trong sách.

Qua các cuộc phỏng vấn này, người ta càng thấy môn nhân tướng rất thâm sâu, tinh tế, không phải ai cũng có thể học và trở thành nhà tướng số, bất kể trình độ học vấn tới đâu. Muốn trở thành một nhà tướng số chính danh, trước hết phải có một nhãn quan đặc biệt, khác thường, và một khả năng luận giải bén nhạy, xuất chúng, cộng với một đức tính không thể thiếu là có thiện tâm và ý hướng giúp người, làm tốt cho đời.

Cũng qua cuốn Tướng Pháp Ngô Hùng Diễn và qua các cuộc phỏng vấn tác giả, người ta thấy các đặc điểm trên đây hội đủ nơi ông Trần Quang Quyến. Với 9 năm học hỏi thân cận Cụ Ngô Hùng Diễn và 45 năm ứng dụng, khai triển các điều đã nhập tâm, ông Trần Quang Quyến không bao giờ coi việc “xem tướng” như một phương tiện để tìm kiếm lợi, danh, hay ân huệ. Ông nói: “Tôi chỉ xem và nói cho bạn tôi và bạn của bạn tôi một vài câu những lúc họ cần ý kiến của tôi. Đâu có gì mà nói tới chuyện thù lao hay ân huệ.”

Khi còn ở Việt Nam, ông Trần Quang Quyến là một giáo sư Toán tại các trường Trung học ở Sài-gòn như Võ Trường Toản, Hưng Đạo, Nguyễn Bá Tòng, Phan Sào Nam, là chuyên viên của Hội Đồng Kinh Tế, Xã Hội, là giảng sư môn Tài chánh Xí-nghiệp tại Trường Chính Trị Kinh Doanh, Viện Đại Học Đà-Lạt, và sau đó là một thành viên Ban Tham Vấn của Qũy Phát Triển Kinh Tế Quốc gia. Sau 1975, ông là một chuyên viên tài chánh của Ngân Hàng Thế Giới (The World Bank) ở Washington DC. Ngoài ra, ông dành thì giờ cho những hoạt động xã hội, cộng đồng, từ thiện (như đã tặng toàn thể số sách Tướng Pháp Ngô Hùng Diễn cho Hội Bạn Người Mù do ông thành lập năm 2003 để gây quỹ mổ mắt cho những người nghèo bị khiếm thị tại quê nhà. Để biết về hoạt động của hội thiện nguyện này, có thể vào trang nhà:www.tuongphap.com ).

Dựa trên nền tảng “Tướng tự tâm sinh, tướng tùy tâm diệt”, ông Trần Quang Quyến bác bỏ ý niệm về “ngày, giờ tốt xấu” do người Tàu du nhập vào nước ta, nhất là lại áp dụng  chung cho cả hàng trăm triệu người trong mọi cảnh huống của cuộc sống, ở rải rác trên khắp quả địa cầu, nơi là ngày, nơi là đêm. Ông nhấn mạnh vai trò của “tâm” trong khoa nhân tướng và trên vận mệnh con người. Ông viết:“Người có tâm thiện, tạo được duyên lành thì thần khí sung mãn. Trong điều kiện này, hình tướng sẽ nở nang, sắc tướng sẽ tươi nhuận, thanh tướng có hùng lực.Vận tốt sẽ tới. Người có tâm ác, tạo nhiều nghiệp dữ thì thần khí suy đồi. Trong điều kiện này, hình tướng sẽ dữ tợn, sắc tướng sẽ u ám, thanh tướng sẽ yếu ớt. Vận xấu sẽ tới.”

Nhân loại hiện với hơn 7 tỉ người, sống trên một hành tinh không ngừng di chuyển với những biến thái do ngoại cảnh luôn tác động, ảnh hưởng vào vận mệnh của mỗi con người, và tùy cách ứng xử của từng người, mỗi người sẽ phải có một vận mệnh khác nhau.

Nhìn xa rộng hơn, vận mệnh con người còn bị ảnh hưởng bởi thời thế và không thể tách rời khỏi vận mệnh quốc gia hay những biến động quốc tế. Hitler gây ra trận Thế Chiến II đã làm hàng chục triệu người thiệt mạng và làm thay đổi vận mệnh hàng trăm triệu người khác. Karl Marx khai sinh ra chủ thuyết cộng sản được Lenin, Stalin thi hành và những đàn em Mao-Trạch-Đông, Hồ-Chí-Minh, Castro, Pol Pot… bắt chước theo đã khiến hàng trăm triệu người vô tội chết oan và ảnh hưởng đến vận mệnh hàng tỉ người khác trên mặt đất cho đến ngày nay. Điều hiển nhiên là nếu không có Hitler, Karl Marx… thì vận mệnh của hàng tỉ con người trên hành tinh này đã đi theo những chiều hướng khác. Ông Trần Quang Quyến giải thích cho vấn đề này trong Tướng Pháp Ngô Hùng Diễn: “Vận người thua vận nước, vận nước thua vận trời.”

Tiến bộ khoa học cũng đã làm thay đổi vận mệnh của loài người. So với các thế kỷ trước, nhờ môi sinh được cải thiện và điều kiện sinh sống tốt hơn, tuổi thọ của con người được nâng cao rất nhiều. Tiến bộ y khoa giúp phòng ngừa hay chữa được những bệnh nan y từng giết chết hàng triệu sinh linh trong quá khứ. Ngược lại, tiến bộ khoa học cũng là mối tai họa lớn của loài người. Các loại vũ khí giết người ngày càng tinh vi và có sức sát hại lớn. Hai quả bom nguyên tử thả xuống Hiroshima và Nagasaki vào cuối cuộc Thế Chiến II đã giết hàng trăm ngàn người trong chớp mắt và biến hàng trăm ngàn người khác thành phế nhân. Nhưng các loại vũ khí giết người tập thể ngày nay càng khủng khiếp hơn nhiều, và nếu được đem ra xử dụng trong một trận thế chiến nữa có thể biến trái đất thành một hành tinh chết. Thật nghịch lý khi vẫn còn nhiều người tin rằng vận mệnh của từng con người đã được định đoạt trên lá số tử vi chỉ dựa vào ngày, tháng, năm sinh theo âm lịch, hay do nhân tướng ngoại hình bất biến qua những khoảng thời gian dài, ngắn của người đó, rồi được giải thích dựa trên những yếu tố mang tính cách hoàn toàn “huyền bí” mà khoa học hiện đại cũng phải bó tay, không thể giải thích được.

Trở lại câu thơ của Nguyễn Du: “Xưa nay nhân định thắng thiên cũng nhiều”và câu nói của người xưa: “Tướng tự tâm sinh, tướng tùy tâm diệt” thì chính “tâm” của mỗi con người sẽ định đoạt vận mệnh của người ấy trong một thế giới luôn luôn thay đổi và biến động. Vậy, những khoa học liên quan tới vận mệnh của con người nên được hiểu theo ý niệm “tâm tướng” mà ông Trần Quang Quyến đã viết trong cuốn Tướng Pháp Ngô Hùng Diễn và đã được ông giải thích rõ thêm trong những cuộc phỏng vấn.

Giáo sư Trần Quang Quyến đã đưa “Tâm, Trí , Luận Lý” vào một lãnh vực được coi là “huyền bí”, thường là nơi gieo rắc những điều phản khoa học, nguy hại cho sự phát triển con người và tiến bộ của xã hội.

Sơn Tùng

Virginia, Tháng 8/2012