Hình Ảnh Luật Pháp Trong Những Vần Thơ

Nguyễn Văn Thành

Theo các nhà sử luật danh tiếng tỷ như Lord Birkett hay Louis Blom-Cooper, nét nổi bật nhất của thẩm phán Anh đã đi tiên phong, từ nhiều thế kỷ trước đây, đưa văn thơ vào pháp luật qua nhiều ngả như xây dựng một lý thuyết hay đặt ra các nguyên tắc pháp lý để áp dụng vào các vụ tranh tụng thuộc luật pháp Anh Cát Lợi thường được gọi Luật Hồng Mao (Anglo-Saxon). Trái lại, ở lục địa tỷ như Pháp, Bỉ, Hòa Lan, Ðức lại chịu ảnh hưởng của luật La-Hy (Greco-Roman), ta thấy thủ tục pháp lý đặt ra các khuôn mẫu phải tuân theo mỗi khi có quyết định của Tòa. Trong khi đó, thẩm phán Anh không bị gò bó vào các thể thức rập khuôn cứng ngắc, đã có nhiều cơ hội rất thích hợp đưa ra các ý kiến pháp lý, phê bình những lý thuyết, đề ra những nguyên tắc hoặc bàn cãi về phong tục tập quán liên hệ tới thông luật (common law) với ngôn ngữ chọn lọc kỹ càng trong một văn phong pháp lý tuyệt diệu đã đóng góp nhiều công trình giá trị làm phong phú sách báo khảo luật. Ðó là những Pháp Lý Tập San đủ thể loại được coi như không những là kho tàng vĩ đại của luật pháp mà còn là kho tàng đồ sộ của văn học vậy (The Law Reports are not only a great treasury of law but they are a great treasury of literature- Luật Pháp như Văn Học – The Law as Literature – do Louis Blom-Cooper biên soạn).

Nét Đặc Trưng

Về thi ca liên quan tới pháp luật, ta thấy các nhà phê bình văn học và sử luật đều đồng thuận như sau: “Hầu hết các bài thơ đề cập tới chủ đề pháp lý chứa đựng nội dung rất ghê sợ. Không giống như văn xuôi, thật vô cùng khó khăn sưu tầm được những bài thơ kể câu chuyện truyền cảm với lối viết hết sức lôi cuốn đưa ta bay bổng lên cao để tạm vượt thoát khỏi cuộc sống hiện tại”.
Chúng tôi không đi sâu vào các lý thuyết hay quan niệm hoặc khuynh hướng phân tích sự tương đồng và khác biệt giữa luật pháp và văn học. Trong bài này, người viết sẽ nêu lên vài nét đặc trưng của thi ca pháp lý về sự phê phán nói trên, thể hiện qua ba bài thơ tiêu biểu dưới đây:

1- INVICTUS

Theo tiếng La Tinh, invictus có nghĩa không bị bại hay không thể chinh phục được.
Thi sĩ Anh William Ernest Henley mở mắt chào đời ngày 23 tháng 8 năm 1849 tại Gloucester và qua đời ngày 11 tháng 7 năm 1903 tại Woking, gần Luân Ðôn. Thời thơ ấu Henley mắc bệnh lao và sau đó bị cưa cụt một chân. Trong thời gian hai năm ở Bệnh viện tại Edinburg (1873-1875), thi sĩ đã viết bài thơ Invictus về những ngày trải qua tại bệnh xá, nói lên sự khát khao về cuộc sống, và nỗ lực chống lại căn bệnh nan y.
Ðó là bài thơ được nhiều người ưa thích nhất vào thời bấy giờ mà tử tội Mạc Vệ (Timothy McVeigh) đã chép tay trao cho người gác ngục thất Liên Bang Terre Haute, Indiana để đưa cho báo chí và truyền thông phổ biến thay cho lời nói cuối cùng của y, trước khi bị chích ba mũi thuốc độc, để về bên kia thế giới.
Mạc Vệ can tội đặt bom phá hủy Tòa Nhà Liên Bang Alfred P. Murray ngày 19.4.1995 ở Oklahoma làm thiệt mạng 168 người trong đó có 19 trẻ em. Y không hề ăn năn hối hận, cho đến lúc tới giờ hành quyết, tử tội Mạc Vệ vẫn mở mắt trừng trừng nhìn lên trần nhà như hãy còn oán hận chính phủ liên bang đã ra lệnh cho nhân viên thuộc Cục Ðiều Tra Liên Bang FBI tấn công vào trụ sở của giáo phái Branch Davidian ở Waco, Texas, giết chết 70 người vừa trẻ em và đàn bà. Ðó là nguyên nhân vụ trả thù đặt bom ở Oklahoma khiến cho Mạc Vệ bị hành quyết lúc 7 giờ 15 phút ngày thứ hai 11.6.2001 tại ngục thất liên bang Terre Haute, Indiana (tham khảo bài “Án tử hình” của cựu thẩm phán quân sự Nguyễn Ðình Trí, bút hiệu Kinh Huy).

Theo giáo sư Marian Hoctor, bài thơ Invictus phản ảnh chủ nghĩa khắc kỷ (stoicism) mà tác giả muốn nói lên vào thời đó. Còn Mạc Vệ muốn mượn lời thơ của người để nói lên sự chống đối chính phủ liên bang Hoa Kỳ được tiết lộ trong lá thư của y gửi cho báo the Observer qua bản tin của đài BBC. Tác giả Kinh Huy đã trích 4 câu thơ trong số 16 câu trong bài Invictus do nhà thơ Henley làm năm 1875:
“Ðầu ta đẫm máu nhưng không gục
Ngoài nơi đầy hận thù và nước mắt
Ta là chủ soái vận mệnh ta
Ta là giáo chủ linh hồn ta”
(My head is bloody, but unbowed
Beyond this place of wrath and tears
I am the master of my fate
I am the captain of my soul)

INVICTUS

William Ernest Henley

“Out of the night that covers me,
Black as a Pit from pole to pole,
I thank whatever gods may be
For my unconquerable soul.
In the fell clutch of circumstance
I have not winced nor cried aloud,
Under the bludgeonings of chance
My head is bloody, but unbowed.
Beyond this place of wrath and tears
Looms but the horror of the shade,
And yet the menace of the years Finds,
And shall find me, unfraid.
It matters not how strait the gate,
How charged with punishments the scroll,
I am the master of my fate:
I am the captain of my soul.”

BẤT BẠI
Ra tự màn đêm che tôi, phủ khắp,
Ðen như than cực bắc đến cực nam,
Tôi cảm tạ các thần-linh cùng khắp
Ðã cho tôi hồn bất khả chinh an.
Dù thời thế hay cuộc đời khắc-nghiệt
Ghì tắc thở, tôi vẫn chẳng hé môi than,
Và may rủi mà có như đập riết,
Ðầu máu me tôi vẫn cứ ngang tàng.
Sau nơi này đầy phẫn nộ, lệ rơi,
Cùng lắm là tởm ghê nơi Diêm-xứ
Mặc đe dọa của tuổi đời tôi cứ
Vẫn thấy tôi chẳng biết sợ, còn xơi.
Cửa vào Thiên-đường dù như rất hẹp,
Tội-trạng kia cũng có thể đầy bồ
Tôi vẫn là chủ tôi nguyên trọn kiếp,
Là xếp hồn tôi bẻ lái vào hư-vô.

2- FROM THE BALLAD OF READING GAOL

Oscar Wilde (Fingal O’Flahertie Wills), người Anh sinh tại Ái Nhĩ Lan năm 1854 và mất ngày 30.11.1900 tại Paris, Pháp.
Vào năm 40 tuổi, Oscar Wilde, kịch tác gia, tiểu thuyết gia, nhà thơ và người kể chuyện dí dỏm, đã đạt tới đỉnh cao chót vót của danh vọng, nổi tiếng chẳng những ở Anh, ở Ái Nhĩ Lan mà còn vượt đại dương. Nhà văn học Wilde sang Hoa Kỳ năm 1882 thuyết trình về nhiều đề tài. Tiểu sử và tác phẩm của Oscar Wilde chiếm một chỗ trang trọng (trang 218) trong tác phẩm vĩ đại lưu tại Thư Viện Quốc Hội, Washington DC (Luật Một Kho Tàng của Nghệ Thuật và Văn Học – Law A Treasury of Art and Literature – Edited by Sara Robbins).
Rủi thay, Wilde có liên hệ tình dục với người cùng phái, bị Tòa Án tại Luân Ðôn, kết án ngày 26.05.1895, phạt hai năm tù với khổ dịch về tội “kê gian” (sodomy). Luật hình Anh Quốc rất khắt khe, vào thời đó, cấm chỉ việc làm tình với người cùng phái tại phòng riêng của mình dù là thành niên hay thuận tình. Khi nghe Tòa tuyên án, Wilde đã khóc, khóc cho mối tình mà không dám nói rõ tên ở thế kỷ này hay khóc cho những ngày tháng dài lê thê trong ngục tù?
Phạm nhân Wilde khai phá sản trong vụ kiện tai tiếng nhất được gọi The Queensberry Case, một trong một trăm vụ án lớn nhất trên thế giới, về sự giao du thân mật với Lord Alfred Douglas, 22 tuổi, thứ nam của Hầu Tước Qeensberry. Cả hai người, Wilde và Douglas, không bao giờ có cơ hội gặp lại nhau nữa kể từ ngày Wilde bị truy tố ra Tòa và bị kết án.
Trong thời gian trên, bị áp lực của Hầu Tước Queensberry và các cuộc tranh cãi lớn giữa cha con, Douglas phải sống lưu vong tại Ý nhưng đã viết xong bài thơ mang tựa đề “Hai Mối Tình”. Còn Wilde, có lẽ lời nói cuối cùng về cuộc đời ngắn ngủi và bi thảm nằm trong sáu câu thơ chót mà đương sự hoàn tất, trước khi lìa đời, coi như lời kết “Bài Ca Nhà Tù Rét-Ðinh”, muốn nói lên nỗi tuyệt vọng không còn được đoàn tụ với Alfred Douglas nữa.
Sau khi thụ án xong hai năm, ra khỏi tù, Wilde cảm thấy bơ vơ không có nơi dung thân tại Anh nên di chuyển sang Âu Châu tự buộc mình sống cuộc đời lưu vong và cuối cùng quyết định định cư tại Paris, Pháp quốc.
Sống trong tủi nhục và nghèo khổ, Wilde mắc bệnh viêm màng óc, từ giã cõi đời năm 46 tuổi tại Paris, để lại nhiều tác phẩm nổi tiếng tỷ như The Importance of Being Earnest and An Ideal Husband.

THE BALLAD OF READING GAOL
(Trích 6 câu)
Oscar Wilde
I know not whether Laws be right,
Or whether Laws be wrong;
All that we know who lie in gaol
Is that the wall is strong;
And that each day is like a year,
A year whose days are long

BÀI CA NHÀ TÙ RÉT- ĐINH
Tôi chẳng biết luật thế-gian có đúng
Hay là sai;
Tôi chỉ biết là ở trong nhà tù túng
Tường thật dầy
Nên mỗi ngày dài bằng cả năm
Lê thê rụng

3- LAW LIKE LOVE

Thi sĩ Auden (Wystan Hugh) sinh năm 1907 tại Yorkshire, Anh Quốc, sau nhập tịch Hoa Kỳ, tạ thế năm 1973 tại Vienne. Tác phẩm nổi tiếng nhất của thi sĩ Anh Auden là bài thơ Luật Như Tình. Nhiều tác phẩm văn xuôi lớn tỷ như Luật Pháp trong Văn Học hay Luật Pháp như Văn Học đã chọn đăng ngay trang đầu sách, một bài thơ duy nhất, đó là bài Luật Như Tình. Sau nhiều năm sưu tầm tại các thư viện, người viết chưa tìm thấy được bài thơ nào có nội dung và văn phong như bài thơ nói trên.

LAW LIKE LOVE
W. H. Auden

Law, say the gardeners, is the sun,
Law is the one
All gardeners obey
Tomorrow, yesterday, today.
Law is the wisdom of the old
The impotent grandfathers shrilly scold;
The grandchildren put out a treble tongue,
Law is the senses of the young.
Law, says the priest with a priestly look,
Expounding to an unpriestly people,
Law is the words in my priestly book,
Law is my pulpit and my steeple.
Law, says the judge as he looks down his nose,
Speaking clearly and most severely,
Law is as I’ve told you before,
Law is as you know I suppose,
Law is but let me explain it once more,
Law is The Law.
Yet law-abiding scholars write;
Law is neither wrong nor right,
Law is only crimes
Punished by places and by times,
Law is the clothes men wear
Anytime, anywhere,
Law is Good-morning and Good-night.
Others say, Law is our Fate;
Others say, Law is our State;
Others say, others say
Law is no more
Law has gone away.
And always the loud angry crowd
Very angry and very loud
Law is We,
And always the soft idiot softly Me.
If we, dear, know we know no more
Than they about the law,
If I no more than you
Know what we should and should not do
Except that all agree
Gladly or miserably
That the law is
And that all know this,
If therefore thinking it absurd
To identify Law with some other word,
Unlike so many men
I cannot say Law is again,
No more than they can we suppress
The universal wish to guess
Or slip out of our own position
Into an unconcerned condition.
Although I can at least confine
Your vanity and mine
To stating timidly
A timid similarity,
We shall boast anyway:
Like love I say.
Like love we don’t know where or why
Like love we can’t compel or fly
Like love we often weep
Like love we seldom keep.

LUẬT NHƯ TÌNH
W. H. Auden

Luật là mặt trời, dân làm vườn bảo vậy
Luật là luật
Mà bất cứ ai làm vườn cũng phải tuân theo
Hôm nay, ngày mai cũng như trong quá khứ.
Luật chính là trí tuệ của người xưa
Mà các ông già bất lực cau có mắng;
Mà đàn cháu con thè lè lưỡi ra the thé,
Luật chính là cái lý của tuổi trẻ.
Luật, vị tu sĩ với bộ mặt thầy tu phán,
Khi ông giảng luật cho bọn dân vô luật, không tu
Luật là những lời trong kinh sách của ta,
Luật là bục giảng cũng như tháp chuông ta.
Luật, ông quan tòa nhìn dọc mũi mình ngó xuống,
Giọng rành rành và cũng rất nghiêm minh,
Luật là như ta đã từng dạy trước đây,
Luật là như ta nghĩ các ngươi phải biết,
Luật là… nhưng thôi, hãy để ta giảng thêm cho lần nữa,
Luật là… LUẬT!
Vậy mà các học giả trọng luật viết:
Luật chẳng thị mà cũng chẳng phi,
Luật chỉ là những tội tình
Mà có nơi có thời xem là đáng phạt,
Luật là áo quần mà người ta mặc
Bất cứ đâu, bất cứ lúc nào,
Luật là Chào buổi sáng và Ngủ yên đêm.
Lại có người cho rằng Luật là Ðịnh Mệnh;
Hay theo người khác, Luật là Nhà Nước;
Rồi lại có kẻ, lại có kẻ nói
Luật làm gì còn nữa
Luật đã biến từ lâu.
Và luôn luôn đám đông giận dỗi la ó
Giận thật giận và cũng rất ồn ào
Luật đích thị là Chúng Ta đây,
Và luôn luôn còn thằng ngu nhỏ nhẹ: Tui nữa chớ!
Nếu như chúng ta, bạn hỡi, biết là ta ngốc nghếch
Chẳng biết gì hơn người về luật,
Nếu tôi cũng chẳng biết gì hơn em
Và điều ta nên hay chẳng nên làm
Ngoại trừ mỗi một điều là mọi người đồng ý
Dù muốn dù không
Là luật có thật
Và ai cũng biết điều này,
Do đó nên nếu ta cho luật là phi lý
Ðể cho Luật đồng nghĩa với lời nào khác,
Thì khác cả mọi người
Ta không còn nói được Luật là có thật nữa,
Không hơn gì họ ta khó mà đè nén
Ðiều mong ước phổ cập là đoán định
Hay tìm cách lách ra khỏi vị trí
Của chúng ta để vào một mảnh đất vô ưu.
Thế cho nên dù ít ra ta có thể giới hạn
Nhốt cái vênh vang của em lẫn ta
Ðể rụt rè mà nói
Một điều nhỏ nhẹ giống nhau,
Một điều ta cứ sẽ vênh vang:
Như tình yêu là Luật, ta phán.
Như tình yêu, ta chẳng biết vì sao hay ở đâu nó đến
Như tình yêu, chẳng buộc được mà cũng không thả được cho nó bay
Như tình yêu, ta đôi khi cũng khóc
Như tình yêu mà ta ít khi giữ trọn.
(Trích từ trong The Law as Literature, do Louis Blom-Cooper biên tập. Nguyễn Ngọc Bích dịch)

TẠM KẾT

Ba bài thơ trình bày ở trên, đặc biệt bài “Luật Như Tình” dù cho rằng chỉ có giá trị hoàn toàn về mặt giải trí mà thôi, đều nằm trong đường hướng của các nhà khảo luật đề ra nhắm mục đích rút ngắn khoảng cách khá xa giữa các nhà chuyên môn hay không chuyên môn về khoa luật học. Do đó, cần phải phổ biến rộng rãi những tài liệu quý nằm trong kho Pháp Lý Tập San, qua các tác phẩm có giá trị đề cập tới chủ đề pháp lý của các nhà văn và nhà thơ tên tuổi trên thế giới.

Trích: “LUẬT PHÁP VÀ VĂN HỌC NGHỆ THUẬT” Của soạn giả: TP. Nguyễn Văn Thành.

Lord Byron (1788 – 1824) Nhà Thơ lãng mạn nhất của nước Anh

Phạm Văn Tuấn

            Lord Byron được nhiều người coi là nhà thơ người Anh lãng mạn nhất. Cuộc đời mạo hiểm và các bài thơ đặc sắc là những điều hấp dẫn của nhà thơ này. Thi sĩ Byron thường hay dùng các dòng thơ để mô tả tình cảm khi ông đang sinh sống tại châu Âu hay miền Cận Đông (the Near East) và các lời thơ của Byron đã phản ánh các kinh nghiệm và các niềm tin của tác giả. Thơ phú của Byron thi đôi khi mãnh liệt, đôi khi dịu dàng, đôi khi kỳ lạ nhưng trong nội dung của các bài thơ, thi sĩ Byron đã nhấn mạnh rằng mọi người được tự do chọn lựa lối sống riêng tư của mình.

1/ Cuộc đời của Lord Byron.

            George Gordon Byron chào đời vào ngày 22/1/1788 trong thành phố London nhưng trong 10 năm đầu, hầu như cậu Byron sinh sống với người mẹ tại Tô Cách Lan (Scotland). Cha của Byron là Đại Úy John “Mad Jack” Byron đã bỏ bê vợ con rồi ông ta qua đời khi cậu bé Byron lên 3 tuổi. Byron thừa hưởng danh hiệu “Lord” khi lên 10 tuổi sau khi ông chú qua đời. Sau đó Byron trở lại nước Anh, theo học tại Harrow School rồi Đại Học Cambridge, là hai trong vài ngôi trường danh tiếng nhất của nước Anh.

            Tập thơ đầu tiên của Byron có tên là “Hours of Idleness” (Các Giờ Nhàn Rỗi, 1807) đã bị tạp chí Edinburgh phê bình nặng nề, đây là một tạp chí văn chương của miền Tô Cách Lan. Đế tấn công hầu như mọi nhân vật văn chương của thời kỳ đó, Byron đã đáp lại bằng các lời thơ châm biếm trong tập thơ “English Bards and Scotch Reviewers” (Các Nhà Thơ Anh và các Nhà Phê Bình Tô Cách Lan, 1809).

            Từ năm 1809 tới năm 1811, Byron đã du lịch qua miền nam của châu Âu và một phần của miền Cận Đông (the Near East). Vào năm 1812, Byron cho phổ biến 2 tập thơ ngắn (2 cantos) của Quyển Thơ Childe Harold’s Pilgrimage (cuộc Hành Hương của Childe Harold). Các tập thơ này được viết tại các nước Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Albania và Hy Lạp, ngay sau đó đã khiến cho tác giả nổi danh.

            Các tập thơ kể chuyện về miền đất phía đông như “The Bride of Abydos” (Cô Dâu của Abydos, 1813) và “The Corsair” (Người Corsair, 1814), đều làm cho mọi người phải chú ý.

            Vào năm 1815, Byron kết hôn với cô Anne Isabella Milbanke, họ có một con gái tên là Ada nhưng gia đình này không được hòa thuận bởi vì có tin đồn rằng Byron đã phạm tội vô luân khi kết hôn với người em gái cùng cha khác mẹ tên là Augusta Leigh. Byron rời nước Anh vĩnh viễn vào năm 1816.

            Byron đã trải qua nhiều tháng trường tại Thụy Sĩ, nơi đây ông gặp nhà thơ Percy Bysshe Shelley. Byron sau đó định cư tại nước Ý và đã có mối tình với bà Bá Tước Teresa Guiccioli, rồi về sau cũng tham gia vào cuộc cách mạng của nước Ý.

            Byron cũng viết ra các kịch thơ như “Manfred” (1817) và “Cain” (1821). Công trình thơ văn cuối cùng của Byron là tập thơ dài anh hùng ca chưa hoàn thành “Don Juan”. Vào năm 1823, khi đang viết dở dang tập thơ Don Juan, Byron tham gia vào chiến tranh giành độc lập của người Hy Lạp chống lại các người Thổ Nhĩ Kỳ (Turks), nhưng sau một thời gian ngắn mắc bệnh, Byron qua đời vào ngày 19/4/1824 tại Missolonghi, nước Hy Lạp.

2/ Các Thơ Phú của Lord Byron.

            Tập thơ đầu tiên có tên là “Hours of Idleness” (Các Giờ  Nhàn Rỗi, 1807) bao gồm các lời thơ lãng mạn và trí thức của nhà thơ trẻ tuổi, nhưng trong tập thơ “English Bards and Scotch Reviewers” (Các Thi Sĩ Anh và các Nhà Phê Bình Tô Cách Lan, 1809), Byron đã dùng thể văn châm biếm, chỉ trích, của nhà thơ Alexander Pope trong tập thơ “Dunciad”.

            Hai tập thơ ngắn đầu tiên của Quyển Thơ “Childe Harold’s Pilgrimage” (Cuộc Hành Hương của Childe Harold, 1812) gồm các lời thơ ẩn dụ, giả tưởng, dùng tới các đoạn thơ và các nét văn chương của nhà thơ Edmund Spencer trong thời đại Elizabeth.

            Tác phẩm “Turkish Tales” (Các Truyện Thổ Nhĩ Kỳ, 1813-16) mang đặc tính được gọi là “nét anh hùng Byron” (the Byronic hero). Các đặc tính của loại anh hùng này là u sầu, thách đố, tự tin một cách hãnh diện. Trong hai tập thơ ngắn số III (Canto III, 1816) và số IV (Canto IV, 1818), Byron đã nhận mình là Harold qua đó trình bày sự mất mát và thách thức mà nhà thơ đã cảm thấy khi sinh sống ở nước ngoài.

            Trong các năm về cuối, Byron đã viết ra nhiều loại văn thơ, chẳng hạn như các bi kịch lịch sử và dựa theo Thánh Kinh, như “Sardanapalus” (1821) và “Cain”. Nhưng tác phẩm chính của thời kỳ sinh sống tại nước Ý là tập thơ dài “Don Juan”, trong đó người kể truyện có tinh thần tự do, tự mâu thuẫn, với giọng văn thay đổi vừa tình cảm, vừa châm chọc, vừa tự tin… , rồi trong thơ phú của Byron, sự khinh thường (scorn) là sức mạnh chính được mô tả từ lúc khởi đầu tới thời kỳ cuối cùng của nhà thơ Byron./.

3/ Bài Thơ “Love” của Lord Byron và phần chuyển ngữ của Nhà Thơ Hà Bỉnh Trung.

 A/ Phần tiếng Anh.

 LOVE

Yes, love indeed is light from heaven

A spark of that immortal fire

With angels shared, by Alla given,

To lift from earth our low desire.

Devotion wafts the mind above

But heaven itself descends in love;

A feeling from the Godhead caught,

To ear from self each sordid thought;

A ray of Him who formed the whole

A glory circling round the soul!

Lord Byron.

(Tranh của Họa Sĩ P. Nedsinov)

 

B/ Phần Chuyển Ngữ.

 Tình Yêu.

Vâng, thưa đúng thế thưa người

Tình yêu là ánh sáng trời anh linh,

Một tia lửa tự lửa tình

Muôn đời bất diệt trời dành vẹn nguyên,

Những cơn mê vọng thấp hèn

Thiên thần chia sẻ vượt trên cõi trần.

Lòng tin hướng thượng tin thần

Nhưng Trời lại tự xuống gần nhân duyên;

Cảm thông ý Chúa Bề Trên

Xin từ bỏ những cuồng điên tục trần;

Xin nhờ ánh sáng hồng ân

Hào quang vinh dự sáng ngần hồn ta!

Hà Bỉnh Trung (chuyển ngữ)

4/ Bài thơ “So We’ll Go No More A Roving” của Lord Byron và phần thơ chuyển ngữ của Nhà Thơ Tâm Minh Ngô Tằng Giao.

 A/ Phần Tiếng Anh.

 So We’ll Go No More A Roving.

 So we’ll go no more a roving

So late into the night,

Though the heart be still as loving

And the moon be still as bright.

For the sword outwears its sheath,

And the soul wears out the breast,

And the heart must pause to breathe,

And Love itself have rest.

Though the night was made for loving

And the day returns too soon,

Yet we’ll go no more a roving

By the light of the moon.

Lord Byron.

(Tranh của Họa Sĩ P. Nedsinov)

B/ Phần Thơ Chuyển Ngữ.

Rong Chơi Chi Nữa Đôi Ta.

Rong chơi chi nữa đôi ta

Dưới trời khuya khuắt nhạt nhòa bóng đêm,

Dù tình vẫn rộn con tim,

Và trăng còn sáng êm đềm trên cao.

Bởi vì kiếm đã mòn bao,

Và tâm hồn đã hanh hao lòng người,

Tim cần đôi lúc thảnh thơi,

Ngày thuyền tình cũng có thời thả neo.

Dù đêm dành để thương yêu,

Và ngày vội vã về gieo ánh hồng,

Đôi ta tuy vẫn mặn nồng

Lang thang chi nữa dưới vầng trăng treo.

Tâm Minh Ngô Tằng Giao  (chuyển ngữ)

 

Phạm Văn Tuấn biên khảo.

(Dec. 2016)

 

 

 

Rene Francois Sully Prudhomme (1839 – 1907) Văn Hào Pháp Lãnh Giải Thưởng Nobel Văn Chương đầu tiên

Phạm Văn Tuấn

Rene Francois Armand Sully Prudhomme là nhà thơ và nhà viết bình luận người Pháp. Ông là thi nhân lãnh Giải Thưởng Nobel Văn Chương đầu tiên vào năm 1901.

Sully Prudhomme trước tiên theo học ngành kỹ sư rồi chuyển sang bộ môn triết học và thơ phú. Ông liên hệ với trường phái Parnassus nhưng các tác phẩm của ông mang các đặc tính riêng.

1/ Cuộc đời của nhà thơ Sully Prudhomme. 

            Sully Prudhomme là con trai của một chủ tiệm tạp hóa, đã theo học trường trung học Bonaparte nhưng vì mắt kém nên ông đã bỏ dở việc học rồi làm việc trong xưởng đúc thép Schneider trong miền Creusot, sau đó lại theo học luật tại một văn phòng chưởng khế.

Sully Prudhomme là hội viên của một hội sinh viên đặc biệt có tên là “Conference La Bruyere” (hội Thảo Luận La Bruyere), hội này đã khuyến khích ông đi vào con đường văn thơ.

Tập thơ đầu tiên của Sully Prudhomme có tên là “Stances et Poems” (Stanzas and Poems, 1865 = Thơ tứ tuyệt và thơ) đã được nhà thơ Sainte-Beuve khen ngợi. Trong tập thơ này có bài thơ nổi tiếng nhất của tác giả: Le Vase brisé (Chiếc Bình rạn vỡ).

Trước khi cuộc chiến tranh Pháp Phổ bùng nổ (the Franco-Prussian War), Sully Prudhomme đã cho phổ biến nhiều bài thơ rồi ông đã thảo luận về cuộc chiến tranh qua hai tác phẩm “Impressions de la guerre” (Cảm tưởng về chiến tranh, 1872) và “La France” (Nước Pháp, 1874).

Trong thời gian làm thơ, Sully Prudhomme đã dần dần chuyển từ thể văn tình cảm sang thể văn có tính cách cá nhân hơn do phối hợp hình thức của trường phái Parnassus với sở thích về triết học và khoa học. Cảm hứng này thấy rõ khi Sully Prudhomme dịch thơ của Lucretius trong tác phẩm “De rerum natura”.

Đường lối triết học của Sully Prudhomme được diễn tả trong hai cuốn sách “La Justice” (Công Lý, 1878) và “Le Bonheur” (Hạnh Phúc, 1888).

Vào năm 1881, Sully Prudhomme được bầu vào Hàn Lâm Viện Pháp Quốc (Academie francais) rồi qua năm 1895, ông nhận đựoc danh dự Hiệp Sĩ (Chevalier de la Légion d’honneur).

Sau tác phẩm “Le Bonheur” (Hạnh Phúc), Sully Prudhomme chuyển từ thơ phú sang các bài bình luận (essays) về thẩm mỹ học (aesthetics) và triết học (philosophy). Ông cho phổ biến hai bài bình luận quan trọng, đó là “L’Expression dans les beaux-arts” (sự diễn đạt trong nghệ thuật, 1884) và “Réflexions sur l’art des vers” (Suy nghĩ về nghệ thuật của các câu thơ, 1892). Sully Prudhomme còn viết một loạt bài báo về Blaise Pascal trong tạp chí “La Revue des deux Mondes” (Tạp chí hai thế giới, 1890) cũng như trong tạp chí “Revue de métaphysique et de morale” (Tạp chí siêu hình và đạo đức, 1906).

Vào năm 1901, Sully Prudhomme lãnh được Giải Thưởng Nobel Văn Chương, với lời ca ngợi như sau: “công nhận đặc biệt về cách bố cục thơ của ông, đây là sự hiển nhiên về lý tưởng cao cả, sự toàn hảo nghệ thuật và sự phối hợp hiếm thấy vì các phẩm chất cả về tấm lòng lẫn trí thức” (in special recognition of his poetic composition, which gives evidence of lofty idealism, artistic perfection and a rare combination of the qualities of both heart and intellect).

Sully Prudhomme đã dùng phần lớn của số tiền thưởng cao quý này để tạo nên một giải thưởng thơ do Hội Các Văn Nhân (La Societé des gens de lettres). Vào năm 1902, Sully Prudhomme cũng thành lập Hội Các Nhà Thơ Pháp (La Société des poèts francais) với Jose-Maria de Heradia và Leon Dierx.

Do sức khỏe suy kém từ năm 1870, Sully Prudhomme phải sinh sống như một người ẩn dật tại Chartenay-Malabry, rồi ông bị liệt trong khi đang viết các bài luận văn. Sully Prudhomme đột ngột qua đời vào ngày 6 tháng 9 năm 1907, rồi được chôn cất tại nghĩa trang Père-Lachaise trong thành phố Paris.

2/ Phần Thơ tiếng Pháp.

 LE VASE BRISÉ

Le vase où meurt cette verveine

D’un coup d’éventail fut fêlé;

Le coup dut l’effleurer à peine,

Aucun bruit ne l’a révélé.

Mais la légère meurtrissure,

Mordant le cristal chaque jour,

D’une marche invisible et sûre

En a fait lentement le tour.

Son eau fraîche a fui goutte à goutte,

Le suc des fleurs s’est épuisé;

Personne encore ne s’en doute:

N’y touchez pas, il est brisé.

Souvent aussi la main qu’on aime,

Effleurant le coeur, le meurtrit;

Puis le coeur se fend de lui-même,

La fleur de son amour périt.

Toujours intact aux yeux du monde,

Il sent croître et pleurer tout bas

Sa blessure fine et profonde;

Il est brisé, n’y touchez pas.

Sully Prudhomme.

pvt2

(Tranh Van Gogh)

 3/ Phần Thơ Chuyển Ngữ của Nhà Thơ Nguyễn Thị Ngọc Dung.

BÌNH HOA RẠN VỠ

Cỏ tiên héo úa trong bình,

Quạt hương thơm ngát vô tình lướt qua,

Dù không rung động cành hoa,

Mà nghe rạn nứt, xót xa tủi hờn.

Nhẹ nhàng như cánh bướm vờn,

Ngày trôi xuyên lịm tím hồn pha lê,

Trăm đường vạch cắt lê thê,

Vết thương gậm nhấm ê chề đậm sâu.

Âm thầm cạn rỉ giọt sầu,

Mật hoa khô héo vương màu phôi phai,

Hững hờ tri kỷ nào ai,

Bình hoa rạn vỡ, chớ hoài chạm thêm.

Bàn tay măng nõn nà êm,

Ơ thờ mơn chớn, rũ mềm nỗi yêu,

Tâm tư day dứt cô liêu,

Hoa lòng ngập phủ tiêu điều mộ tim.

Vẹn nguyên qua mắt thường tình,

Buồn thêm tê tái, lệ mình tuôn rơi,

Niềm đau vực thẳm rã rời,

Trái tim tan nát, xin người buông tha.

NGUYỄN THỊ NGỌC DUNG (chuyển ngữ)

4/ Phần Thơ tiếng Pháp: Rosées.

Rosées

Je rêve, et la pâle rosée

Dans les plaines perle sans bruit,

Sur le duvet des fleurs posée

Par la main fraîche de la nuit.

D’où viennent ces tremblantes gouttes?

Il ne pleut pas, le temps est clair;

C’est qu’avant de se former, toutes,

Elles étaient déjà dans l’air.

D’où viennent mes pleurs? Toute flamme,

Ce soir, est douce au fond des cieux;

C’est que je les avais dans l’âme

Avant de les sentir aux yeux.

On a dans l’âme une tendresse

Où tremblent toutes les douleurs,

Et c’est parfois une caresse

Qui trouble, et fait germer les pleurs.

Sully Prudhomme.

pvt3   

5/ Phần Thơ Chuyển Ngữ của Nhà Thơ Tâm Minh Ngô Tằng Giao.

NHỮNG GIỌT SƯƠNG

Ta mơ, sương giọt mong manh

Trong đồng cỏ biếc long lanh im lìm,

Đọng trên những cánh hoa hiền

Đêm vươn tay mát dịu êm đặt vào.

Nhẹ rung sương đến từ đâu?

Trời mây quang đãng, mưa nào tuôn rơi;

Trước khi giọt đọng muôn nơi

Từng không sương đã buông lơi chập chùng.

Bởi đâu lệ chợt trào dâng?

Chiều nay lửa ấm khắp vầng trời cao;

Vì hồn ta lệ sẵn trào

Trước khi cảm thấy giọt sầu hoen mi.

Hồn người êm ái xuân thì

Nơi đây xao động sầu bi cũng nhiều,

Đôi khi ve vuốt thương yêu

Vẫn gây phiền não, vẫn khêu lệ tràn.

Tâm Minh Ngô Tằng Giao (chuyển ngữ, 11-2016)

Phạm Văn Tuấn biên khảo./.

 

Joseph Rudyard Kipling (1865 – 1936) Văn Hào của Nước Anh Lãnh Giải Thưởng Nobel Văn Chương Năm 1907

Phạm Văn Tuấn

Rudyard Kipling

Rudyard Kipling

Joseph Rudyard Kipling là nhà văn kiêm nhà thơ người Anh, ra đời tại nước Ấn Độ, nổi tiếng về các truyện trẻ em của ông như The Jungle Book (Truyện Rừng Xanh, 1894), The Second Jungle Book (Truyện Rừng Xanh Thứ Hai, 1895), Just So Stories (Các Truyện Như Vậy, 1902), Puck of Pook’s Hill (Ngọn Đồi của Pook, 1906), cuốn tiểu thuyết Kim (1901), các bài thơ Mandalay (1890), Gunga Din (1890) và If (Nếu, 1910)…

Kipling được coi là nhà văn cải tiến về nghệ thuật của truyện ngắn, các truyện trẻ em của ông thuộc loại văn chương thiếu nhi cổ điển. Kipling là một trong các nhà văn người Anh được mọi người biết tới nhiều nhất, cả về văn xuôi lẫn thơ phú, trong cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Nhà văn danh tiếng Henry James đã nói về Kipling như sau: “Kipling gây ấn tượng tới cá nhân tôi như là một thiên tài toàn hảo nhất mà tôi đã từng biết“.

Vào năm 1907, Kipling được trao tặng Giải Thưởng Nobel Văn Chương, ông là nhà văn viết tiếng Anh đầu tiên lãnh nhận Giải Thưởng cao quý này và cho tới ngày nay, là nhà văn trẻ nhất lãnh được vinh dự đó. Ngoài ra, Kipling còn được bầu là Thi Sĩ Khôi Nguyên của nước Anh (the British Poet Laureateship) và nhiều lần ông được đề nghị trao tặng tước vị Hiệp Sĩ (Knighthood) nhưng tất cả các danh vọng này đã bị ông từ chối.

Vào lúc cuối cuộc đời, Kipling được nhiều người coi là “nhà tiên tri của chủ nghĩa Đế Quốc Anh (a prophet of British imperialism), theo như lời của nhà văn George Orwell. Người ta đã tìm thấy trong các tác phẩm của ông các thành kiến và chủ nghĩa quân phiệt (militarism) và cuộc tranh luận này đã kéo dài trong thế kỷ 20. Theo nhà phê bình Douglas Derr: “Khi chủ nghĩa đế quốc của châu Âu thoái hóa thì Kipling được coi là người có một không hai, ngay cả khi gây tranh luận, đã diễn tả đế quốc đã trải qua các kinh nghiệm như thế nào“.

1/ Thời niên thiếu của Joseph Rudyard Kipling.

             Rudyard Kipling sinh vào ngày 30 tháng 12 năm 1865 tại Bombay, nước Ấn Độ thời đó còn là thuộc địa của nước Anh, là con của ông John Lockwood Kipling và bà  Alice Kipling, với tên con gái là Alice MacDonald. Bà Alice là một phụ nữ hoạt bát còn ông Lockwood là một nhà điêu khắc, nhà vẽ kiểu đồ gốm, hiệu trưởng và giáo sư về điêu khắc kiến trúc (architectural sculpture) tại ngôi trường mới được thành lập tại Bombay, có tên là Trường Nghệ Thuật và Kỹ Nghệ Jejeebhoy (The Jejeebhoy School of Art and Industry).

            Trước kia, hai ông bà Lockwood đã gặp nhau bên bờ Hồ Rudyard thuộc miền thôn dã Staffordshire, nước Anh, họ đã say sưa với phong cảnh hữu tình của hồ nước nên họ đã đặt tên của người con đầu lòng là Rudyard Kipling.

            Kipling được cha mẹ nuôi nấng tại Bombay cho tới khi lên 6 tuổi thì theo tập tục của các người Anh làm việc tại Ấn Độ, Kipling và cô em gái Alice, còn được gọi là Trix, được gửi về nước Anh, cư ngụ tại Southsea (Portsmouth), sinh sống trong một gia đình nhận nuôi giữ các trẻ con mà cha mẹ ở nước ngoài. Hai đứa trẻ này đã lưu trú trong nhà của Đại Úy và bà Holloway tại Lorne Lodge trong 6 năm. Trong cuốn sách tự thuật mà tác giả phổ biến 65 năm về sau, Kipling đã nhớ lại thời kỳ này với sự kinh hãi bởi vì ông đã gặp cảnh tàn nhẫn và thiếu chăm sóc trong cách đối xử của bà chủ nhà Holloway. Người em gái Trix của Kipling thì cảm thấy dễ chịu hơn tại Lorne Lodge bởi vì bà Holloway muốn rằng sau này Trix sẽ kết hôn với một trong các con trai của bà ta.

            Hai đứa trẻ này cũng có các người họ hàng sinh sống tại nước Anh nhờ vậy chúng được trải qua các kỳ nghỉ Lễ Giáng Sinh với bà dì ruột tên là Georgiana (Georgy) với ông chồng là nghệ sĩ Edward Burne-Jones tại nhà của họ tên là “The Grange” (Trang Trại) tại Fulham, London, nơi đây Kipling coi là “một thiên đường đã cứu giúp tôi”.

            Vào mùa xuân năm 1877, bà mẹ Alice Kipling từ Ấn Độ trở về nước Anh nên đã dẫn hai đứa trẻ ra khỏi miền Lorne Lodge. Tới tháng 1 năm 1878, Kipling được nhận vào trường United Services College (Đại Học Tổng Hợp Công Tác) tại Westward Ho!, Devon, đây là một ngôi trường mới được thành lập vài năm về trước để chuẩn bị cho các thiếu niên bước vào nghề quân sự.

            Đầu tiên lối sống tại ngôi trường này khá cực nhọc nhưng rồi Kipling đã có vài người bạn thân và nơi đây là khung cảnh để ông viết ra các truyện dành cho con trai có tên là Stalky & Co., xuất bản nhiều năm về sau. Trong thời gian này, Kipling đã gặp rồi say mê cô Florence Garrad, một cô bạn gái của Trix, cùng cư ngụ tại Southsea, nơi mà Trix đã trở lại. Cô Florence này là nhân vật Maisie mà Kipling mô tả trong cuốn tiểu thuyết đầu tiên có tên là “The Light that failed” (Ánh Sáng không còn, 1891).

            Vào cuối thời kỳ theo học bán quân sự, Kipling đã thiếu điểm văn hóa để được nhận học bổng của trường Đại Học Oxford và do cha mẹ cũng không có đủ tiền để trợ cấp học hành cho con, vì vậy ông Lockwood Kipling đã xin cho con trai một việc làm tại Lahore (bây giờ thuộc nước Pakistan), tại nơi này, ông Lockwood là Viện Trưởng của trường Đại Học Nghệ Thuật Mayo (the Mayo College of Art) và cũng là Giám Đốc Quản Thủ Viện Bảo Tàng Lahore.

            Tại Lahore, Kipling là phụ tá chủ nhiệm của một tờ báo địa phương nhỏ có tên là “Báo Dân Sự và Quân Đội” (the Civil & Military Gazette). Tới ngày 20/9/1882, Kipling xuống tầu đi Bombay rồi tới nơi này vào ngày 18/10/1882.

2/ Các cuộc Du Lịch.

             Tờ “Báo Dân Sự và Quân Đội” tại Lahore được Kipling gọi là “người tình đầu tiên của tôi và là tình yêu thực sự nhất” (my first mistress and most true love). Tờ báo này xuất bản 6 ngày một tuần trong suốt năm và chỉ đóng cửa 2 ngày vào Lễ Giáng Sinh và Lễ Phục Sinh. Kipling làm việc rất bận rộn với viên chủ nhiệm Stephen Wheeler nhưng dù thế, nhu cầu bài viết rất nhiều. Vào năm 1886, Kipling cho phổ biến tập thơ đầu tiên có tên là Departmental Ditties (các bài thơ ca ngắn cục bộ). Cũng vào năm này, tờ báo kể trên có viên chủ nhiệm mới là ông Kay Robinson, ông này đã cho phép Kipling làm việc tự do hơn và Kipling được mời đóng góp bằng các truyện ngắn cho tờ báo.

            Trước kia vào năm 1883, Kipling đã thăm viếng Simla (bây giờ là Shimla), là thủ đô Mùa Hè của Đế Quốc Anh tại Ấn Độ. Đây là trung tâm quyền lực và tiêu khiển với vị Phó Vương Ấn Độ, và chính quyền cũng di chuyển về đây trong 6 tháng. Tại Simla, ông Locwook được mời vẽ một bức tranh fresco cho nhà thờ Chúa Kitô; từ năm 1885 tới năm 1888, Kipling thường thăm viếng nơi này và đã dùng địa điểm này để viết ra 39 truyện ngăn cho tờ báo Gazette từ tháng 11 năm 1886 tới tháng 6 năm 1887. Tập truyện “Plain Tales from the Hills” (Các Truyện bình thường từ các Ngọn Đồi) được Kipling cho phổ biến tại Calcutta vào tháng 1 năm 1888, một tháng sau ngày sinh nhật thứ 22 của tác giả.

            Qua tháng 11 năm 1887, Kipling được đổi sang làm việc cho tờ báo lớn hơn tên là The Pioneer (Người Tiên Phong) tại thành phố Allahabad nhưng tác giả Kipling vẫn viết văn với tốc độ thực nhanh, nhờ vậy qua năm sau Kipling đã cho xuất bản 6 tuyển tập truyện ngắn, đó là các truyện Soldiers Three (Lính 3 Người), The Story of the Gadsbys (Truyện của Gadsbys), In the Black and White (Trong Màu Đen và Trắng), Under the Deodars, The Phantom Rickshaw (Con Ma Rickshaw) và Wee Willie Winkie, tất cả gồm 41 truyện với vài truyện khá dài.

            Ngoài ra Kipling còn làm phóng viên đặc biệt cho tờ báo The Pioneer tại miền phía tây của Raiputana, nơi đây ông đã viết ra nhiều tập phác thảo để về sau gom lại thành tập “Letters of Marque” (Các Bức Thư của Marque) rồi được phổ biến trong cuốn truyện “From Sea to Sea” (Từ Biển tới Biển) và “Letters of Travel” (Các Bức Thư Du Lịch).

            Vào đầu năm 1889, Kipling bán bản quyền của 6 bộ truyện để lấy 200 bảng Anh và bán truyện “Plain Tales” (Các Truyện Bình Thường) lấy 50 bảng, rồi tờ báo The Pioneer trả lương 6 tháng cho Kipling, dùng số tiền gom lại này, Kipling di chuyển về London bởi vì nơi đây là trung tâm văn chương của Đế Quốc Anh.

            Vào ngày 9 tháng 3 năm 1889, Kipling rời khỏi xứ Ấn Độ, đi du lịch qua Rangoon, Singapore, Hong Kong, Nhật Bản rồi tới San Francisco. Trong khi đi đường, Kipling vẫn viết các bài cho tờ báo The Pioneer, tất cả được gom lại trong tuyển tập “Letters of Travel” (Các Bức Thư Du Ngoạn). Tại Hoa Kỳ, Kipling đã thăm viếng rất nhiều nơi, đã gặp nhà văn Mark Twain tại Elmira, New York. Kipling vượt qua Đại Tây Dương, tới Liverpool vào tháng 10 năm 1889.

            Trong 2 năm kế tiếp, Kipling cho phổ biến cuốn tiểu thuyết “The Light that Failed” (Ánh Sáng không còn), đã gặp một nhà văn và cũng là nhà xuất bản tên là Wolcott Balestier, với ông này Kipling cộng tác trong cuốn tiểu thuyết “The Naulakha”.

            Qua năm 1891, Kipling đã dùng đường biển đi du lịch qua các xứ Nam Phi, Úc, Tân Tây Lan và Ấn Độ rồi ông hưởng Lễ Giáng Sinh với gia đình tại Ấn Độ. Khi nghe tin ông Balestier đột ngột qua đời vì bị bệnh sốt thương hàn, Kipling bèn trở về London nhưng trước khi đi, ông đã dùng điện tín để cầu hôn với cô em gái của ông Balestier, tên là Caroline (Carrie), đây là người thiếu nữ mà ông đã gặp 1 năm trước. Trong khi đó vào cuối năm 1891, Kipling cho xuất bản tại London truyện ngắn viết về người Anh tại Ấn Độ “Life’s Handicap” (Khuyết Tật của Đời Sống).

            Vào ngày 18/1/1892, cô Carrie Baristier (29 tuổi) và Rudyard Kipling (26 tuổi) đã thành hôn tại London, trong nhà thờ All Souls Church, Langhan Place, với Henry James là người dẫn cô dâu. Tân lang và tân giai nhân đã trải qua thời kỳ trăng mật tại Vermont, Hoa Kỳ, rồi Nhật Bản. Trong khi đang ở Yokohama, Nhật Bản, Kipling được tin ngân hàng của họ là The New Banking Corporation đã bị thất bại, vì vậy ông bà Kiping đã phải trở lại Hoa Kỳ và trong thời gian này, bà Carrie mang bầu đứa con đầu lòng, họ thuê một căn nhà nhỏ tên là Bliss Cottage, gần Brattleboro với tiền thuê một tháng là 10 đô la.

3/ Viết ra các tác phẩm danh tiếng.

             Chính tại căn nhà Bliss Cottage, đứa con gái đầu lòng Josephine ra chào đời vào ngày 29/12/1892 trong khi bên ngoài có 3 feet tuyết rơi. Cũng chính trong căn nhà nhỏ này, Kipling bắt đầu viết cuốn “The Jungle Book” (Sách Rừng Xanh).

            Bé Josephine ra đời đã làm cho căn nhà nhỏ Bliss Cottage trở nên chật hẹp, vì vậy Kipling đã mua lại của người anh vợ 10 mẫu đất nhìn xuống giòng sông Connecticut và xây cất tại nơi đây một căn nhà mà ông đặt tên là Naulakha, đây là tên của một sợi dây chuyền trong truyền thuyết của một bà hoàng hậu Ấn Độ. Căn nhà một mái này ngày nay còn tồn tại trên Đường Kipling.

            Trong cuộc sống ẩn dật tại Vermont, cùng với sức khỏe tốt, Kipling đã viết ra, ngoài cuốn truyện “The Jungle Book”, còn có tuyển tập các truyện ngắn “The Day’s Work” (Công Việc trong Ngày), cuốn tiểu thuyết “Captain Courageous” (Thuyền Trưởng Can Đảm) và rất nhiều bài thơ, gồm cả tập thơ “The Seven Seas” (Bẩy Đại Dương). Tuyển tập thơ “Barrack-Room Ballads” được xuất bản vào tháng 3 năm 1892 trong đó có hai bài thơ nổi tiếng là “Mandalay” và “Gunga Ding”.

            Trong thời gian sinh sống tại căn nhà Naulakha, Kipling đã gặp lại cha là ông Lockwood khi ông về hưu năm 1898, gặp Arthur Conan Doyle và nhà văn này đã dạy cho Kipling cách đánh golf. Nhưng Kipling ưa thích nhất là phong cảnh tuyệt vời của miền Vermont khi là vàng rực rỡ lúc mùa Thu sang. Vào tháng 2 năm 1896, đứa con gái thứ hai tên là Elsie ra đời nhưng gia đình của Kipling đã gặp cảnh bất hòa.

            Vào khoảng năm 1890, nước Anh và xứ Venezuela đã tranh chấp nhau vì miền Guiana thuộc Anh, rồi sau đó, vị Bộ Trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ lại can thiệp vào vụ xung đột khiến cho hai nước Anh và Mỹ chuẩn bị chiến tranh. Cuộc khủng hoảng này khiến cho Kipling bị ngỡ ngàng trước các tình cảm chống Anh tại Hoa Kỳ.

            Về gia đình bên vợ, người anh Beatty bất hòa với em gái là Carrie. Tới tháng 5/1896, ông Beatty này say rượu, đã gặp Kipling ở ngoài đường phố và muốn hành hung người em rể, nên bị bắt. Tới tháng 7/1896, một tuần lễ trước khi vụ xử tiếp tục thì gia đình Kipling đã đóng hành lý, từ bỏ căn nhà Naulakha, Vermont, rồi vĩnh viễn rời Hoa Kỳ.

            Trở lại nước Anh vào tháng 9 năm 1896, gia đình Kipling cư ngụ tại Torquay trên bờ biển Devon, một nơi sườn đồi nhìn ra biển. Kipling bây giờ đã là một nhân vật danh tiếng, thường viết các bài báo mang tính cách chính trị. Hai bài thơ “Recessional” (Bài thơ cuối lễ, 1897) và “The White Man’s Burden” (Gánh Nặng của người Da Trắng, 1899) đã tạo nên cuộc tranh cãi khi phổ biến. Vài người cho rằng các bài thơ này có tính cách tuyên truyền cho chế độ đế quốc và các thái độ kỳ thị chủng tộc.

            Trong thời gian sinh sống tại Torquay, Kipling đã viết cuốn truyện “Stalky & Co.”, đây là tuyển tập các truyện về trường học gồm các kinh nghiệm của tác giả tại trường The United Services College ở Westward Ho! Theo gia đình tác giả kể lại sau này, Kipling thường đọc lại vài mẩu truyện rồi cười lớn về cách pha trò của mình.

            Vào đầu năm 1898, Kipling và gia đình thường đi du lịch qua xứ Nam Phi (South Africa), đây là thói quen đi chơi vào mùa đông kéo dài tới năm 1908. Với danh tiếng là nhà thơ của Đế Quốc (the poet of empire), Kipling được tiếp đón bởi các chính trị gia mạnh thế nhất tại Cape Colony, gồm có Cecil Rhodes, Sir Alfred Milner và Leander Starr Jameson. Ngược lại, Kipling cũng rất khâm phục 3 vị này với đường lối chính trị của họ.

            Thời kỳ 1898 – 1910 là giai đoạn lịch sử của xứ Nam Phi, kể cả cuộc chiến tranh Boer thứ hai (the Second Boer War, 1899-1902), tiếp theo là hiệp ước hòa bình và việc thành lập xứ Đoàn Kết Nam Phi (the Union of South Africa) vào năm 1910.

            Trở lại nước Anh, Kipling viết ra các bài thơ ủng hộ lý do của nước Anh trong cuộc chiến tranh Boer rồi một cuộc viếng thăm Nam Phi vào đầu năm 1900 đã khiến cho Kipling bắt đầu làm tờ báo “The Friend” (Bạn Hữu) dành cho quân đội Anh tại Bloemfontein, một thủ đô mới chiếm được của xứ Orange Free State.

            Kipling bắt đầu thu gom tài liệu để viết ra một truyện trẻ em cổ điển có tên là “Just So Stories for Little Children” (Các Truyện dành cho Trẻ Em nhỏ), tác phẩm này được phổ biến vào năm 1902, rồi tới cuốn truyện dài “Kim”.

            Trong chuyến viếng thăm Hoa Kỳ vào năm 1899, Kipling và người con gái lớn Josephine đã bị sưng phổi rồi sau đó, Josephine đã qua đời.

            Về phạm vi không giả tưởng, Kipling liên quan tới cuộc tranh luận về cách nước Anh đối phó với sự tiến triển của lực lượng Hải Quân Đức. Loạt bài viết này được ông cho phổ biến vào năm 1898 bằng cuốn sách A Fleet in Being (Hạm Đội đang hình thành).

            Vào thập niên thứ nhất của Thế Kỷ 20, Kipling ở đỉnh cao của danh vọng khi ông được trao Giải Thưởng Nobel Văn Chương vào năm 1907. Ủy Ban Nobel đã dẫn chứng về tác giả như sau: “Cứu xét về năng lực quan sát, nguồn gốc của trí tưởng tượng, sức mạnh của các ý tưởng và tài năng đáng kể về kể chuyện, và đây là đặc tính sáng tạo của tác giả danh tiếng này trên thế giới” (in consideration of the power of observation, originality of imagination, virility of ideas and remarkable talent for narration which characterize the creations of this world-famous author).

            Các Giải Thưởng Nobel được thành lập vào năm 1901 và Joseph Rudyard Kipling là tác giả người Anh đầu tiên được nhận lãnh danh dự này. Vào Buổi Lễ Phát Giải tại thành phố Stockholm ngày 10/12/1907, ông Tổng Thư Ký của Hàn Lâm Viện Thụy Điển đã ca ngợi Tác Giả Rudyard Kipling cùng với 3 thế kỷ của nền Văn Chương Anh Quốc.

            Vào năm 1910, Kipling cho xuất bản tập thơ Rewards and Fairies (Các Phần Thưởng và các Nàng Tiên) trong dó có bài thơ “If – ” (Nếu – ). Bài thơ này được coi là nổi tiếng nhất của tác giả.

            Trong Thế Chiến Thứ Nhất, Kipling đã gặp thảm cảnh là đứa con trai duy nhất của ông tên là John đã bị tử trận vào năm 1915 trong Trận Loos (the Battle of Loos). Do thảm cảnh này, Kipling đã tham gia với Sir Fabian Ware vào Ủy Ban của Các Ngôi Mộ Chiến Tranh của Đế Quốc Anh (the Imperial War Graves Commission), bây giờ được đổi tên thành “Ủy Ban của các Ngôi Mộ Chiến Tranh của Khối Thịnh Vượng Chung” (the Commonwealth War Graves Commission).

            Vào năm 1922, Kipling đã dùng các bài viết và các bài thơ phú để nói về các công trình của các kỹ sư của trường Đại Học Toronto, Canada, rồi ông trở nên Viện Trưởng của Đại Học Saint Andrew (Lord Rector of St. Andrew University) tại Tô Cách Lan (Scotland), một chức vụ tới năm 1925.

            Rudyard Kipling qua đời vì bị ung thư cuống bao tử (duodenal ulcer) vào ngày 18/1/1936, thọ 70 tuổi. Cốt tro của Kipling được chôn tại Góc của các Nhà Thơ (the Poets’ Corner) trong Tu Viện Wesminster Abbey, tại nơi này nhiều Văn Nhân danh tiếng của nước Anh được an nghỉ và tưởng niệm.

4/ Ảnh Hưởng của Nhà Văn Kipling.

            Các bài viết và các bài thơ của Rudyard Kipling thường diễn tả các quan điểm xã hội và chính trị của tác giả và nhiều người đã chỉ trích các quan điểm này là kỳ thị chủng tộc (racist), chẳng hạn trong Tập Thơ Recessional (Bài thơ cuối lễ), các người dân thuộc địa bị coi là “nửa ác quỷ và nửa trẻ con” (half-devil and half-child). Các bài viết của Kipling trước Thế Chiến Thứ Nhất bị coi là mang giọng điệu “đế quốc” (imperialist tone). Các truyện và thơ của Kipling, ngoại trừ các truyện trẻ em, đã bị cấm đoán tại nước Ấn Độ, ngoài công việc dùng để tìm hiểu chủ nghĩa đế quốc (imperialism).

            Về một phương diện khác, ông Baden-Powell, người sáng lập ra Hướng Đạo Quốc Tế (Scouting) đã dùng nhiều đề tài trong cuốn truyện “Sách Rừng Xanh” (The Jungle Book) và truyện “Kim” của Kipling để thiết lập các sói con (the wolf cubs). Ngoài ra, cuốn “Sách Rừng Xanh” còn được chuyển thành nhiều bộ phim ảnh đầu tiên bởi nhà sản xuất Alexander Korda, rồi về sau do Công Ty Walt Disney.

5/ Bài Thơ If- , Bản Tiếng Anh.

If…

If you can keep your head when all about you

    Are losing theirs and blaming it on you,

If you can trust yourself when all men doubt you,

    But make allowance for their doubting too;

If you can wait and not be tired by waiting,

    Or being lied about, don’t deal in lies,

Or being hated, don’t give way to hating,

    And yet don’t look too good, nor talk too wise:

If you can dream—and not make dreams your master;

    If you can think—and not make thoughts your aim;

If you can meet with Triumph and Disaster

    And treat those two impostors just the same;

If you can bear to hear the truth you’ve spoken

    Twisted by knaves to make a trap for fools,

Or watch the things you gave your life to, broken,

    And stoop and build ’em up with worn-out tools:

If you can make one heap of all your winnings

    And risk it on one turn of pitch-and-toss,

And lose, and start again at your beginnings

    And never breathe a word about your loss;

If you can force your heart and nerve and sinew

    To serve your turn long after they are gone,

And so hold on when there is nothing in you

    Except the Will which says to them: ‘Hold on!’

If you can talk with crowds and keep your virtue,

    Or walk with Kings—nor lose the common touch,

If neither foes nor loving friends can hurt you,

    If all men count with you, but none too much;

If you can fill the unforgiving minute

    With sixty seconds’ worth of distance run,

Yours is the Earth and everything that’s in it,

    And—which is more—you’ll be a Man, my son!

RUDYARD KIPLING (1865 -1936)‏

6/ Bài Thơ “Nếu…”, Thơ Chuyển Ngữ của Nhà Thơ Tâm Minh Ngô Tằng Giao.

 Nếu…

Nếu con tự tại an nhiên

Khi người chao đảo và phiền trách con;

Nếu con tin tưởng mình luôn

Mặc người nghi kỵ không buồn tin con;

Nếu con quyết chí chờ trông,

Hay người gian dối, mình không theo người,

Ai sân hận, mình thảnh thơi,

Không khoe bản ngã, không lời tự kiêu;

Nếu con mơ ước đủ điều

Không sùng bái mộng, sớm chiều buông lơi;

Nếu con suy nghĩ chuyện đời

Không dùng, lại bỏ ra ngoài mục tiêu;

Nếu con đối xử hai điều

Thành Công, Hoạn Nạn đồng đều như nhau;

Nếu con nhẫn nhục trước sau

Nghe chân lý vốn từ lâu đẹp lời

Nay phường gian xảo dong chơi

Cố tình xuyên tạc bẫy người vô minh;

Hay con nhìn sự nghiệp mình

Cả đời xây dựng, tan tành phút giây,

Và con quyết tạo lại ngay

Dù không phương tiện, trắng tay, tiêu điều;

 

Nếu thâu góp của rất nhiều

Đỏ đen nướng hết khi liều ăn thua

Rồi con khởi nghiệp như xưa

Không than tài sản mình vừa tiêu tan;

Nếu con tâm trí lỡ làng

Sức tàn, lực kiệt chẳng màng làm chi,

Rồi vươn lên tiếp bước đi

Giữ nguyên Ý Chí kiên trì: “Quyết tâm!”

 

Nếu con đạo hạnh vẹn phần,

Không phân Vua hoặc thường dân cận kề;

Nếu thù hay bạn đôi bề

Khó làm con bị não nề tổn thương,

Nếu người tính toán đủ đường

Nhưng con vẫn thấy tầm thường đáng chi;

Nếu từng phút lãng trôi đi

Con đều tận dụng không hề bỏ qua;

Thì con ơi, cõi Ta Bà

Cùng muôn sự vật: con là chủ nhân

Và hơn nữa quý bội phần

Con sẽ là kẻ Thành Nhân con à!

Tâm Minh NGÔ TẰNG GIAO (chuyển ngữ)

Phạm Văn Tuấn biên khảo./.

BORIS L. PASTERNAK (1890 – 1960) Nhà Văn, Nhà Thơ Nga trong thời đại Stalin Lãnh Giải Thưởng Nobel Văn Chương Năm 1958

Phạm Văn Tuấn

http://to-name.ru/

1/ Nhà Thơ kiêm Nhà Văn Boris L. Pasternak.
Boris Leonidovich Pasternak chào đời vào ngày 10 tháng 2 năm 1890, là con trai của họa sĩ Leonid Pasternak, giáo sư của trường Mỹ Thuật Moscow, và bà Rosa Kaufmann, một nhạc sĩ dương cầm có tài. Boris đã trải qua thời niên thiếu trong một gia đình gốc Do Thái thấm nhuần văn hóa và nghệ thuật cao. Tài năng ban đầu của Boris thể hiện trong phạm vi Âm Nhạc. Boris đã đam mê các nhạc phẩm của Scriabine rồi vào tuổi 19, dồn thời giờ theo học bộ môn sáng tác nhạc trong 6 năm, nhưng khi bước chân vào đại học Moscow, Boris đã ưa thích môn Triết Học, đã theo học các khóa hè với giáo sư Hermann Cohen, một người theo trường phái Triết Học Kant Mới (néo-Kantien).
Boris Pasternak cũng thán phục các nhà văn biểu tượng A. Blok và A. Biely nên vào năm 1913, đã tham gia vào nhóm thi sĩ thuộc trường phái “Tương Lai” (futurism) có tên là “Ly Tâm” (Centrifuge) và do ở trong nhóm thi sĩ này, Pasternak đã cho ra đời tập thơ đầu tay có tên là “Người sinh đôi ở trong mây” (The Twin in the Clouds, 1914). Các vần thơ của Pasternak rất đặc sắc nhờ ngữ vựng phong phú, âm điệu mới mẻ, tiết điệu thay đổi, nhiều lặp âm (alliterations) và cách diễn tả các hình ảnh giống như của Maiakovski là thi sĩ mà Pasternak rất thán phục và chịu ảnh hưởng.
Trong thời kỳ Thế Chiến Thứ Nhất, Boris Pasternak đã làm việc trong một nhà máy hóa chất thuộc miền núi Urals, rồi sau cuộc Cách Mạng Cộng Sản 1917, ông phục vụ tại một thư viện của bộ Giáo Dục.
Boris Pasternak đã cho xuất bản các thi tập tiếp theo: “Vượt qua các trở ngại” (Over the Barriers, 1917), “Em tôi, cuộc đời” (My sister, Life, 1922), và “Sinh lần thứ hai” (Second Birth, 1932) qua đó thể hiện các ảnh hưởng của trường phái biểu tượng (symbolism) của thế kỷ 19 với cách chú trọng vào các tính bí ẩn, ấn tượng và thẩm mỹ, tuy nhiên cũng mang các đặc tính canh tân với cách phối hợp các hình ảnh và cách tới gần lịch sử và thiên nhiên.
Các thi phẩm của Boris Pasternak đã chứng tỏ ông là một nhà thơ xuất sắc, tuy nhiên các nhà phê bình văn học cộng sản Liên Xô đã khiển trách ông là thơ phú của ông đã không theo đúng các kiểu mẫu của trường phái hiện thực xã hội chủ nghĩa (socialist realism), vì vậy sau năm 1932, chỉ có hai tập thơ của Boris Pasternak xuất hiện: “Trên chuyến tầu sớm” (On Early Trains, 1943) và “Khoảng trống địa cầu” (The Terrestrial Expanse, 1945).
Vào thập niên 1930, nhất là vào các năm 1936-38, các khủng bố của chính quyền Stalin đã hành hạ các nhà văn và nhà thơ vì họ đã không theo đúng các giáo điều nghiêm khắc của đảng Cộng Sản, đặc biệt là nhóm thi sĩ miền Georgia mà Pasternak là một thành viên vào năm 1931. Người ta cho rằng trong thời kỳ thanh trừng đỏ của Stalin, Boris Pasternak được an toàn bởi vì ông đã chuyển ngữ một số bài thơ của Stalin viết bằng tiếng địa phương Georgia. Trước các đe dọa, ông Pasternak đành phải im tiếng, không sáng tác thơ văn, dành thời giờ vào công việc dịch thuật các tác phẩm của Keats, Shelley, Verlaine, Petrofi, rồi trong khoảng thời gian từ năm 1941 tới năm 1949, ông đã chuyển dịch 6 bi kịch lớn của Shakespeare cùng tác phẩm Faust của Goethe, tác phẩm Marie Stuart của Schiller, cũng như các tác phẩm của nhiều nhà văn, nhà thơ người Đức, người Anh khác.
Chính trong bầu không khí khủng bố và nghi kỵ của thời đại Stalin, Boris Pasternak đã phác thảo một cuốn tiểu thuyết duy nhất bắt nguồn từ các suy nghĩ đã có trước cuộc Thế Chiến Thứ Hai: “Bác Sĩ Zhivago” (Dr. Zhivago, 1957). Iouri Zhivago là một y sĩ người Nga đã trải qua nhiều kinh nghiệm đau đớn và rối loạn trong thời kỳ Cách Mạng của đất nước. Ông ta là một nhà trí thức, do tấm lòng thành thực, do niềm tin tôn giáo và tinh thần độc lập, đã xung khắc với lý thuyết và cách thi hành tàn bạo của chế độ Cộng Sản. Iouri Zhivago không thể chấp nhận các luật lệ nghiêm khắc của chế độ này, nên đã cố gắng đi tìm hạnh phúc trong tình yêu và trong vẻ đẹp của thiên nhiên. Ioui Zhivago cũng là một nhà thơ, vì vậy các câu thơ đã chiếm một phần tác phẩm.
“Bác Sĩ Zhivago” là một cuốn tiểu thuyết lịch sử và xã hội, mang tính cách trở về với truyền thống hiện thực, đã trình bày một toàn cảnh của xã hội Nga vào thời kỳ của cuộc Cách Mạng Cộng Sản 1917. Do chỉ trích chế độ Cộng Sản, cuốn tiểu thuyết “Bác Sĩ Zhivago” của Boris Pasternak bị các nhà phê bình Xô Viết tố cáo là “đã phỉ báng cuộc Cách mạng Tháng 10, nói xấu nhân dân và cách xây dựng xã hội của Liên Xô”, đồng thời các nhà xuất bản từ chối ấn hành tác phẩm, tác giả Pasternak bị trục xuất khỏi Hội Các Nhà Văn Xô Viết (the Soviet Writers Union) nhưng tác phẩm này đã được đưa lén qua Phương Tây và chuyển dịch sang 18 ngôn ngữ khác. Cuốn tiểu thuyết “Bác Sĩ Zhivago” này trở nên một tác phẩm quốc tế bán chạy nhất (an international best-seller) nhưng chỉ được lưu hành trong bí mật trên miền đất quê hương của tác giả.
Vào năm 1958, Boris Pasternak được trao tặng Giải Thưởng Nobel về Văn Chương, nhưng ông đã bị các nhà văn Xô Viết khác coi là một kẻ phản bội. Sau khi đã tuyên bố công khai rằng ông không muốn đi sống lưu vong, Boris Pasternak đã viết thư cho Thủ Tướng Nikita S. Khrushchev như sau: “Rời khỏi đất mẹ cũng là cách làm cho tôi chết”, ông từ chối nhận Giải Thưởng Nobel vì áp lực của chính quyền. Ông qua đời vì bệnh ung thư và bệnh tim vào ngày 30 tháng 5 năm 1960 tại Peredelkino, một nơi gần thành phố Moscow.
Sau khi nhà lãnh tụ Liên Xô Michail Gorbachev chủ trương chính sách “Cởi Mở” (glasnost), tác phẩm “Bác Sĩ Zhivago” được chính thức xuất bản tại nước Nga vào năm 1987, 27 năm sau khi tác giả qua đời, vào thời điểm này giới văn học Nga đã phục hồi danh tiếng của nhà thơ kiêm nhà văn Boris Pasternak và căn nhà của ông tại thị trấn Peredelkino được chuyển thành một viện bảo tàng.
Các tác phẩm khác của Boris Pasternak gồm có: “Các lối đi thanh thản” (Airy Paths, 1925), cuốn tự thuật “Đối xử an toàn” (Safe Conduct, 1931), “Tôi nhớ lại” (I Remember, 1957), và một vở kịch dang dở “Vẻ Đẹp mù” (The Blind Beauty, 1969).

2/ Một Bài Thơ trong Tác Phẩm “Bác Sĩ Zhivago” của Boris Pasternak.

MEETING
The snow will bury roads
And houses to the roofs
If I go to stretch my legs
I see you at my door.

In a light fall coat, alone,
Without overshoes or hat,
You try to keep your calm,
Sucking your snow-wet lips

The tree and fences draw
Far back into the gloom.
You watch the street, alone
Within the falling snow.

Your scarf hangs wet with snow,
Your collar and your sleeves,
And stars of melted flakes
Gleam dewy in your hair.

A shining wisp of hair
Lights suddenly your face,
Your figure in the cold,
In that thin overcoat.

Flakes gleam beneath your lashes
And anguish in your eyes.
You were created whole,
A seamless shape of love.

It seems as if your image
Drawn fine with pointed steel
Is now in silver lines
Cut deep within my heart.

Forever there you live
In your true humility
It does not really matter
If the world is hard as stone.

I feel I am your double
Like you outside, in dark
I cannot draw the line
Dividing you from me.

For who are we, and whence,
If their idle talk alone
Lives long in aftertime
When we no longer live?

Boris Pasternak (1890-1960)
(Translated by Eugene M. Kayden
in the Poems of Doctor Zhivago)

GẶP GỠ
Tuyết vùi chôn những lối mòn
Và rơi phủ trắng trên muôn mái nhà
Khi anh dạo bước chân qua
Thấy em bên cửa thướt tha bóng hồng.

Đơn côi manh áo thu phong
Chân trơ hài lạnh, đầu không mũ hàn,
Vẻ thản nhiên, dáng bình an
Đôi bờ môi nhấm tuyết tan ướt mềm.

Hàng cây bờ dậu im lìm
Xa, buồn, ảm đạm như chìm trong sương,
Em nhìn hiu quạnh phố phường
Bóng cô đơn giữa tuyết vương khắp trời.

Tuyết rơi làm ướt em tôi,
Ướt khăn, ướt áo, ướt người tôi thương,
Một trời hoa tuyết vấn vương
Long lanh tinh tú gieo sương mái đầu.

Tóc mây óng ánh tươi màu
Khuôn trăng xinh đẹp chợt đâu rạng ngời,
Dáng em vùng lạnh chơi vơi
Phong phanh áo khoác giữa trời giá băng.

Bờ mi tuyết đọng sáng ngần
Sáng thêm đôi mắt sầu dâng võ vàng.
Từ em sáng tạo vẹn toàn
Tình yêu hình tượng vô vàn tinh nguyên.

Dường như nếu bóng hình em
Vẽ bằng nét nhọn dễ chìm nét hoa
Thì giờ đây cũng khó nhòa
Khắc sâu nét bạc đậm đà tim anh.

Ấp e nơi đó mộng lành
Bóng em sống mãi, chân thành, khiêm cung,
Mặc cho trần thế mịt mùng
Khó khăn gian khổ chập chùng sá chi.

Trong anh tâm tưởng mãi ghi
Rằng hai ta chẳng cách ly bóng hình,
Anh đâu vạch được đường tình
Phân ranh đôi lứa chúng mình lìa xa.

Cội nguồn lai lịch chúng ta
Có chăng ai biết cũng là thế thôi,
Mai này còn mãi chuyện đời
Dù đôi ta hết rong chơi cõi trần.

Tâm Minh Ngô Tằng Giao
(chuyển ngữ)

 

 

Phạm Văn Tuấn biên khảo

William Wordsworth (1770 – 1850), Thi Bá của Nước Anh

Phạm Văn Tuấn

william_wordsworth_at_28

William Wordsworth lúc 28 tuổi

William Wordsworth được nhiều học giả coi là thi sĩ lãng mạn quan trọng nhất của nước Anh. Vào năm 1795, Wordsworth đã gặp thi sĩ Samuel Taylor Coleridge, họ cộng tác với nhau trong tập thơ “Lyrical Ballads” (Thơ Ballad Trữ Tình, 1798), đây là tập thơ được coi là khởi đầu cho phong trào Lãng Mạn tại nước Anh và trong tập thơ này, phần lớn các bài thơ là của Wordsworth.

William Wordsworth là Thi Bá (Poet Laureate) của nước Anh từ năm 1843 cho tới khi ông qua đời vào năm 1850.

1/ Thời niên thiếu.

             William Wordsworth sinh ngày 7 tháng 4 năm 1770 trong căn nhà Wordsworth tại Cockermouth, Cumberland, là con trai thứ hai của ông John Wordsworth và bà Ann Cookson. Cumberland là khu vực có nhiều phong cảnh đẹp thuộc miền tây bắc của nước Anh, nơi đây còn được gọi là “Khu Vực Hồ Nước” (the Lake District). Năm sau 1771, ra đời là người em gái Dorothy, cùng rửa tội với William. Dorothy cũng là một nhà thơ. William có một người anh trai tên là Richard là một luật sư, một người em trai tên John sinh sau Dorothy.

Ông John Wordsworth, cha của William, là người đại diện luật pháp của ông James Lowther, Hầu Tước thứ Nhất của miền Lonsdale, nhờ chức vụ này, gia đình ông John đã cư ngụ trong một tòa nhà to lớn trong một tỉnh nhỏ, nhưng ông John thường đi công tác xa nhà, vì vậy tình cảm giữa người cha và các con không được đằm thắm cho tới khi ông John qua đời vào năm 1783, tuy nhiên ông John đã khuyến khích William phải đọc nhiều sách văn thơ, đặc biệt là của các tác giả Shakespeare và John Milton. William còn được phép dùng các sách trong thư viện của cha và cũng có thời gian sinh sống tại Penrith là nơi quê ngoại.

William Wordsworth được mẹ dạy tập đọc, theo học một trường tiểu học tại Cockermouth rồi tại một trường ở Penrith, nơi dành cho các trẻ em của các gia đình quý phái. Chính tại Penrith mà William đã gặp gia đình Hutchinsons, trong đó có cô Mary, sau này là người vợ của William Wordsworth. Sau khi bà mẹ qua đời, ông John gửi con trai theo học trường trung học Hawkshead tại Lancashire (bây giờ là Cumbria).

2/ Thời trưởng thành và sáng tác.

             William Wordsworth bắt đầu là nhà thơ vào năm 1787 khi ông cho phổ biến một bài thơ “sonnet” (thơ 14 câu) trên tờ Tạp Chí Châu Âu (the European Magazine). Cũng vào năm này, William theo học Đại Học St. John, Cambridge, đậu văn bằng Cử Nhân (BA degree) vào năm 1790.

Năm 1790, William Wordsworth đi du lịch khắp châu Âu, thăm miền Núi Alps, tới các nước Pháp, Thụy Sĩ và Ý. Vào tháng 11 năm 1791, Wordsworth tới nước Pháp khi đó đang có cuộc Cách Mạng nên ông rất say mê phong trào Cộng Hòa (the Republican movement). Tại nước Pháp, Wordsworth đã yêu thương một thiếu nữ tên là Annette Vallon, năm 1792 cô này sinh cho ông một bé gái đặt tên là Caroline. Vấn đề tài chính và sự căng thẳng chính trị giữa nước Anh và nước Pháp khiến cho Wordsworth phải trở về nước Anh một mình.

Thời kỳ khủng bố (the Reign of Terror) tại nước Pháp đã làm cho Wordsworth mất niềm tin vào cuộc Cách Mạng Pháp rồi cuộc tranh chấp giữa nước Anh và nước Pháp khiến cho ông không liên lạc được với cô Annette và đứa con gái Caroline

Vào năm 1793, Wordsworth cho xuất bản hai tập thơ có tên là “An Evening Walk” (Cuộc Đi Dạo Buổi Chiều) và “Descriptive Sketches” (Phác Họa). Qua năm 1795, ông nhận được tài sản thừa kế là 900 bảng Anh từ Raisley Calvert nên nhờ vậy, ông có đủ lợi tức để theo đuổi nghề làm thơ.

Tới năm 1795, Wordsworth đã gặp Samuel Taylor Coleridge tại Somerset, cả hai nhà thơ này trở nên đôi bạn thân và cùng nhau phổ biến tập thơ “Lyrical Ballads” (Thơ Ballad Trữ Tình, 1798), đây là một tác phẩm quan trọng trong phong trào Lãng Mạn tại nước Anh. Trong ấn bản lần thứ hai của tập thơ kể trên, Wordsworth cho rằng thơ phú có thể mô tả đời sống thường ngày và nên viết bằng ngôn ngữ bình thường, được thực sự xử dụng bởi mọi người. Ông cũng cho rằng “thơ phú” (poetry) là các hồi tưởng của cảm xúc trong cảnh tĩnh lặng và nhà thơ là một người nói với nhiều người trong cách nhậy cảm của nhà thơ. Wordsworth cũng định nghĩa Thơ Phú bằng lời nói nổi tiếng như sau: “Thơ phú là sự tuôn trào của các cảm giác quá mạnh, có nguồn gốc từ cảm xúc hồi tưởng trong tĩnh lặng“.

Từ năm 1795 tới năm 1797, Wordsworth đã viết ra một vở kịch duy nhất “The Borderers” (Người Dân Biên Giới), đây là thời đại của Vua Henry III của nước Anh khi người Anh xung đột với các kẻ cướp biển Tô Cách Lan.

Vào mùa thu năm 1798, Wordsworth, Dorothy và Coleridge đã cùng nhau đi du lịch qua nước Đức, trong dịp mùa đông của năm này, Wordsworth và Dorothy cư ngụ tại Goslar và Wordsworth băt đầu viết tập thơ “The Prelude” (Thơ Mở Đề). Wordsworth thường được ca ngợi là Thi Sĩ khéo léo mô tả thiên nhiên, riêng trong tập Thơ Mở Đề này, Wordsworth đã nói rằng “tình yêu thiên nhiên dẫn tới tình yêu nhân loại” (the love of nature leads to the love of humanity), và trí tưởng tượng đã tạo nên các giá trị tinh thần ở bên ngoài trí nhớ về các cảnh nhìn và âm thanh trong thiên nhiên. Cũng tại Goslar, Wordsworth đã viết ra nhiều bài thơ danh tiếng, kể cả bài “The Lucy poems” (Các Vần Thơ Lucy).

Qua mùa thu năm 1799, Wordsworth cùng người em gái Dorothy trở về nước Anh, họ thăm viếng gia đình Hutchinsons tại Sockburn, rồi định cư tại Dove Cottage của Grasmere trong Khu Vực Hồ Nước (the Lake District), chính vào dịp này, Wordsworth đã gặp nhà thơ Robert Southey ở gần đó. Bộ ba thi sĩ Wordsworth, Coleridge và Southey trở nên các Nhà Thơ Hồ Nước (the Lake Poets). Cũng chính trong giai đoạn này, thơ phú của Wordsworth xoay quanh các đề tài là sự chết, tính chịu đựng, sự chia ly và nỗi buồn.

Hội Nghị Hòa Bình Amiens đã cho phép Wordsworth đi du lịch qua nước Pháp vào năm 1802 với người em gái Dorothy để viếng thăm cô Annette và cháu gái Caroline tại Calais. Mục đích của cuộc viếng thăm này là để Wordsworth chuẩn bị làm lễ cưới với người vợ là Mary Hutchinson. Sau đó Wordsworth đã viết ra bài thơ sonnet “It is a beauteous evening, calm and free” (Đó là một buổi chiều đẹp, bình yên và tự do), mô tả cuộc đi bộ nơi bờ biển với đứa con gái 9 tuổi.

Vào năm 1802, người thừa kế của gia đình Lowther đã trả cho Wordsworth món nợ cũ là 4,000 bảng Anh, nhờ món tiền này, ông đã lập gia đình với người bạn gái thưở xưa là Mary Hutchinson vào ngày 4 tháng 10 năm 1802, họ có 5 người con.

Tới năm 1805, người em trai John của Wordsworth qua đời vì bị đắm tầu biển, Wordsworth đã đau buồn mà viết ra tập thơ “Elegiac Stanzas Suggested by a Picture of Peele Castle” (Các Vần Thơ bi ai bởi một hình ảnh của lâu đài Peele, 1806). Tập thơ này đánh dấu cuối giai đoạn sáng tác trẻ trung của tác giả. Có vẻ như Nhà Thơ này đã từ bỏ các niềm tin lạc quan thuở trước mà đã được tác giả xác nhận trong bài thơ ‘Tintern Abbey” với ý nghĩa rằng “Tạo Hóa không bao giờ phản bội trái tim đã yêu thương Tạo Hóa”.

Qua năm 1807, Wordsworth cho xuất bản tập thơ danh tiếng nhất trong nền Văn Chương Anh: “Ode: Intimations of Immortality” (Thơ Ca Ngợi: Các Thân Tình của sự Bất Tử). Trong tập thơ này, tác giả ca ngợi thời niên thiếu và thúc dục mọi người nên dùng trực giác (intuition).

Wordsworth dọn gia đình tới Núi Rydal, Ambleside, vào năm 1813 cùng với Dorothy rồi tại nơi này, ông sinh sống cho tới cuối đời. Wordsworth cho phổ biến tập thơ “The Excursion” (Cuộc Dạo Chơi) như là phần thứ hai của tập thơ 3 phần có tên là “The Recluse” (Người Ẩn Dật).

Vào năm 1838, Wordsworth được trao tặng danh hiệu Tiến Sĩ Danh Dự (an honorary doctorate in Civil Law) của trường Đại Học Durham rồi năm sau, cũng danh dự này của trường Đại Học Oxford. Tới năm 1842, chính quyền Anh đã tặng cho Nhà Thơ William Wordsworth món tiền hưu 300 bảng Anh mỗi năm. Qua năm 1843, Wordsworth trở nên Thi Bá (Poet Laureate) của nước Anh.

William Wordsworth qua đời vào ngày 23 tháng 4 năm 1850 tại nhà riêng khi ông cư ngụ tại Núi Rydal, vì chứng viêm màng phổi (pleurisy) và được chôn cất trong nghĩa trang của Nhà Thờ St. Oswald, Grasmere.

William Wordsworth đã sáng tác  ra các vần thơ hay nhất vào thời kỳ trước năm 1807. Qua các tập thơ, ông đã thảo luận về đức tính, giáo dục và niềm tin tôn giáo. Các tác phẩm thơ xuất sắc nhất của William Wordsworth gồm có: “Lyrical Ballads” (Thơ Ballad Trữ Tình), “The Excursion” (Cuộc Dạo Chơi), “The Prelude” (Thơ Mở Đề) và “The Daffodils” (Hoa Thủy Tiên) với câu thơ “I wandered Lonely as a Cloud” (Tôi đi lang thang cô độc như một Đám Mây).

Tổng cộng các bài thơ Sonnet của William Wordsworth là 523 bài, số lượng này khiến cho nhiều học giả so sánh ông với William Shakespeare và John Milton./.

daffodils-wallpaper-5

3/ Bài Thơ The Daffodils (Hoa Thủy Tiên) của William Wordsworth.

A/ Phần tiếng Anh.

The DAFFODILS

I wandered lonely as a cloud

That floats on high o’er vales and hills,

When all at once I saw a crowd, –

A host, of golden daffodils

Beside the lake, beneath the trees,

Fluttering and dancing in the breeze.

Continuous as the stars that shine

And twinkle on the Milky Way,

They stretched in never-ending line

Along the margin of a bay:

Ten thousand saw I, at a glance,

Tossing their heads in sprightly dance.

The waves beside them danced, but they

Outdid the sparkling waves in glee;

A poet could not but be gay

 In such a jocund company;

I gazed – and gazed – but little thought

What wealth the show to me had brought.

For oft, when on my couch I lie,

In vacant or in pensive mood,

They flash upon that inward eye

Which is the bliss of solitude;

And then my heart with pleasure fills,

And dances with the daffodils.

WILLIAM WORDSWORTH (1770-1850)

B/ Phần Thơ Chuyển Ngữ của Nhà Thơ Tâm Minh Ngô Tằng Giao

HOA THỦY TIÊN

Lang thang như mây trời cô độc

Bồng bềnh qua lũng thấp đồi xa,

Chợt đâu ta thấy thảm hoa

Thủy tiên đồng nội thướt tha óng vàng

Bên hồ vắng dưới hàng cây mát

Theo gió ngàn phơ phất múa chào.

Hoa tươi giăng tựa ngàn sao

Long lanh chiếu sáng đường vào Sông Ngân,

Hoa trải thảm xa gần phô sắc

Dọc theo bờ xanh ngắt vịnh bên:

Muôn hoa rực rỡ một miền

Đùa vui lả ngọn trao duyên, kết tình.

Dù bờ vịnh lung linh sóng nước

Nào đẹp hơn tha thướt dáng hoa;

Nhà thơ thi hứng chan hòa,

Cùng hoa tấu khúc hoan ca tuyệt vời;

Ta mải ngắm lộc trời vui thú

Cảnh thiên nhiên lúc đó như mơ.

Sau này ngồi tựa án thư,

Thả hồn hoang vắng, trầm tư cõi lòng,

Đồng hoa cũ về trong ký ức

Nỗi đơn côi hạnh phúc thăng hoa;

Niềm vui rộn rã bao la,

Thủy tiên khiêu vũ cùng ta dập dìu.

TÂM MINH NGÔ TẰNG GIAO chuyển ngữ.

C/ Phần Thơ Chuyển Ngữ của Nhà Thơ Hà Bỉnh Trung.

HOA THỦY TIÊN

Tôi bước một mình như đám mây

Vượt ghềnh vượt núi nhẹ cao bay,

Bỗng nhiên tôi thấy bên hồ biếc

Đám thủy tiên vàng, dưới khóm cây.

Hằng hà sa số là hoa đẹp

Nhẩy múa rung rinh đón gió qua

Bát ngát như sao bừng sáng tỏ

Thi nhau lấp lánh giải Ngân Hà.

Miên man vô tận hoa khoe sắc

Rải rác đầy bên vũng nước dài:

Tôi thấy muôn ngàn hoa thắm ngát

Ngả nghiêng đầu sẽ múa vui chơi.

Sóng nước, bên hoa, cùng múa hát,

Nhưng hoa hơn sóng, lúc âu ca:

Thi nhân chỉ thấy lòng vui vẻ

Trước cảnh tưng bừng sóng rỡn hoa!

Tôi trông ngơ ngẩn, thầm suy nghĩ

Cảnh đẹp làm tôi sướng tuyệt vời;

Từ đấy, nằm dài trên ghế nghỉ

Luôn luôn hoài tưởng, nghĩ xa xôi.

Hoa lại sáng ngời trong khóe mắt

Cho tôi hạnh phúc lúc cô miên;

Lòng tôi phấn khởi, đời vui vẻ,

Nhảy múa vui cùng đám thủy tiên.

HÀ BỈNH TRUNG chuyển ngữ

D/ Phần Thơ Chuyển Ngữ của Nhà Thơ Nguyễn Thị Ngọc Dung

HOA THỦY TIÊN
 
Lang thang như  áng mây trôi
Xưa qua thung lũng lên đồi dốc cao
Bàng hoàng chợt thấy lao xao
Thủy tiên vàng thắm đón chào khách du
Bên hồ bóng lá xanh mơ
Dập dìu khiêu vũ say sưa gió đàn.
 
Như sao chiếu sáng Ngân giang
Long lanh muôn cánh hoa vàng trinh nguyên
Bao la thảm dệt thủy tiên
Trải thêu bờ vịnh bình yên chân trời
Ngàn hoa lóng lánh tuyệt vời
Tưởng chừng luân vũ với người yêu thương
 
Rập rờn bên sóng đại dương
Thủy tiên ca múa nghê thường mừng xuân
Ngất ngây lãng đãng thi nhân
Ngỡ đâu hội ngộ tri âm bao giờ
Miên man dạo chốn mộng mơ
Rạt rào ý hứng vần thơ trữ tình.
 
Nệm dài thường vẫn ngả mình
Với niềm hoang vắng lung linh cõi lòng
Hoa vương ánh mắt bên song
Cô đơn hạnh phúc tìm trong thú buồn
Phiêu diêu đầy ắp tâm hồn
Bềnh bồng lạc giữa cánh đồng Thủy Tiên.
 
NGUYỄN THỊ NGỌC DUNG chuyển ngữ

Phạm Văn Tuấn biên khảo./.

 

Alphonse de Lamartine (1790 – 1869) – Thi Sĩ Lừng Danh của Nước Pháp.

Phạm Văn Tuấn

OLYMPUS DIGITAL CAMERA

Alphonse Marie Louis de Prat de Lamartine (21/10/1790 – 28/2/1869) là nhà văn, nhà thơ và nhà chính trị của nước Pháp, ông là nhân vật giúp công vào nền Đệ Nhị Cộng Hòa (the Second Republic) và vào công tác bênh vực lá cờ Ba Màu (the Tricolor), tức là Quốc Kỳ của nước Pháp.

            Tập thơ trữ tình của Lamartine với tên là “Suy Tưởng Thơ Phú” (Meditations Poetiques, 1820) đã khiến cho ông trở nên một trong các thi nhân quan trọng trong Phong Trào Lãng Mạn (the Romantic Movement) của nền Văn Chương Pháp.

1/ Tiểu Sử của Lamartine.

            Alphonse de Lamartine sinh ra đời tại Macon, Burgundy vào ngày 21 tháng 10 năm 1790, trong một gia đình quý tộc Pháp, ông đã trải qua thời kỳ niên thiếu nơi trang trại của gia đình. Cha của Alphonse de Lamartine là một nhà quý phái, đã bị giam cầm vào thời đại khủng bố của cuộc Cách Mạng Pháp đang lên cao, nhưng rất may là ông Lamartine cha đã không bị đưa lên máy chém.

            Alphonse được giáo dục tại trường trung học Belley, giảng dạy do các Cha Dòng Tên (the Jesuits) dù cho vào thời gian này, các tu sĩ tại nước Pháp đều bị áp bức. Alphonse de Lamartine muốn phục vụ trong quân đội hay trong ngành ngoại giao nhưng vào thời bấy giờ, nước Pháp do Hoàng Đế Napoleon cai trị trong khi cha mẹ của ông lại là những người trung thành với chế độ Bảo Hoàng, vì vậy Lamartine đã không được chấp nhận vào các công vụ.

            Vào năm 1814, khi chế độ quân chủ Bourbon được phục hồi, Lamartine phục vụ trong đội cận vệ của Vua Louis 13. Vào năm sau khi Hoàng Đế Napoleon trở lại chính trường của nước Pháp sau khi đã bị đi đầy tại đảo Elbe, Lamartine di chuyển sang Thụy Sĩ. Sau khi Hoàng Đế Napoleon bị thua Trận Waterloo và triều đại Bourbon được phục hồi lần thứ hai, Lamartine bỏ nghề quân sự.

            Do bị hấp dẫn bởi thú văn thơ, Alphonse de Lamartine đã viết ra vài bài thơ bi ai và các bi kịch bằng thơ. Trước kia vào đầu năm 1812, Lamartine đã yêu say đắm một thiếu nữ lao động trẻ tên là Antoniella, tới năm 1815, ông được biết tin cô gái này đã qua đời nên sau này ông đã viết ra cuốn truyện “Graziella” với các giai thoại về cô gái kể trên.

            Khi sức khỏe bị yếu đi, Lamartine đã tới Aix-les-Bains là một nơi nghỉ mát có suối nước khoáng và đã gặp rồi say mê một người đẹp nhưng đang bị bệnh nặng tên là Julie Charles. Do cô Julie có quen biết nhiều nhân vật quyền thế tại thành phố Paris, cô Julie đã giúp Lamartine xin được một chức vụ trong công quyền. Lamartine đã làm nhiều bài thơ để tặng cô Julie, đặc biệt là bài thơ “Le Lac” (The Lake – Hồ Nước) qua đó nhà thơ hồi tưởng mối tình nồng ấm của đôi cặp tình nhân. Tới khi cô Julie qua đời vào tháng 12 năm 1817, Lamartine đã làm nhiều bài thơ tưởng nhớ Cô này, đáng kể là bài thơ “Le Cruxifx” (Thánh Giá). Lamartine đã trở nên một bậc thầy trong các thể thơ của Văn Chương Pháp.

            Vào năm 1820, Lamartine kết hôn với cô Maria Ann Birch, một người đàn bà trẻ gốc Anh. Cũng vào năm này, ông cho xuất bản tập thơ đầu tiên có tên là “Meditations Poetiques” (Suy Tưởng Thơ Phú), đồng thời ông cũng tham gia vào Ngoại Giao Đoàn, làm thư ký cho Tòa Đại Sứ Pháp tại Naples.

            Tập thơ “Suy Tưởng” ngay lập tức đã thành công bởi vì âm điệu lãng mạn và cảm xúc chân thành của các lời thơ. Tập thơ này đã mang lại cho nền Thơ Phú của nước Pháp một nét nhạc mới với các chủ đề thân mật và có tính cách tôn giáo. Tính ngân vang của các câu thơ, sức mạnh của nhịp thơ và sự đam mê vì cuộc sống đã tương phản với lối thơ của thế kỷ 18 trước đây.

            Tập thơ “Suy Tưởng” này đã thành công tới độ nhà thơ Lamartine đã khai triển trong hai năm về sau bằng hai tập thơ “Nouvelles Meditations Poetiques” (Suy Tưởng Thơ Phú Mới) và “Mort de Socrates” (Socrates qua đời). Trong hai tập thơ này có thêm phần siêu hình (metaphysics). Tập thơ “Le dernier chant du pelerinage d’Harold” (Câu hát cuối cùng của người hành hương Harold) xuất bản vào năm 1825, đã diễn tả được sự duyên dáng mà sau này Byron đã mô tả theo phong cách tương tự.

            Alphonse de Lamartine được phong tước Hiệp Sĩ (Chevalier of the Legion of Honour) vào năm 1825 rồi làm việc trong Tòa Đại Sứ Pháp tại nước Ý từ năm 1825 tới năm 1828. Ông được bầu vào Hàn Lâm Viện Pháp (the French Academy) vào năm 1829 rồi năm sau, ông cho phổ biến hai tập thơ “Harmonies Poetiques et Religieuses” (Hòa Điệu Thơ Phú và Tôn Giáo) trong đó có các lời ca ngợi Thiên Chúa (alleluia) một cách nhiệt tình.

            Cũng vào năm 1830 khi ông Louis Philippe lên làm Vua theo nền Quân Chủ Lập Hiến sau cuộc Cách Mạng Tháng 7 (the July Revolution), Lamartine đã từ bỏ ngành ngoại giao để tham gia vào chính trị, tuy nhiên ông từ chối liên hệ vào chế độ quân chủ để có thể duy trì tính cách độc lập của mình. Lamartine bắt đầu chú ý tới các vấn đề xã hội. Sau hai lần tranh cử không thành công, Lamartine đã được bầu làm Dân Biểu vào năm 1833. Dù vậy, ông vẫn còn làm thơ. Tập thơ “Les Visions” (Các Tầm Nhìn) đã được ông suy ngẫm từ năm 1821, nay được ông coi là một thiên anh hùng ca của tâm hồn (an epic of the soul). Chủ đề của tập thơ này là về một thiên thần bị đuổi ra khỏi Thiên Đường vì đã chọn yêu thương một phụ nữ và thiên thần này đã bị kết tội tái sinh nhiều lần cho đến khi nào thiên thần đó “yêu thích Thượng Đế hơn”.

            Từ năm 1832-33, Lamartine du lịch qua các xứ Lebanon, Syria và Đất Thánh (the Holy Land). Trong chuyến du lịch này và khi đang lưu tại Beirut, vào ngày 7/12/1832, Lamartine được tin người con gái duy nhất của ông tên là Julia đã qua đời.    Trong chuyến du lịch tới xứ Lebanon, Lamartine đã gặp Hoàng Tử Bashir Shihab II và Hoàng Tử Simon Karam, là hai người đam mê thơ văn. Một thung lũng của miền Lebanon ngày nay còn được gọi bằng tên “Thung Lũng Lamartine” (the Valley of Lamartine) để kỷ niệm cuộc thăm viếng này và trong rừng cây bách hương (cedar) tại Lebanon, có một cây to lớn mang danh “cây Bách Hương Lamartine” (the Lamartine Cedar) bởi vì gần 200 năm về trước, Lamartine đã ngồi làm thơ dưới gốc cây bách hương này.

            Năm 1835, Lamartine cho phổ biến cuốn sách “Voyage en Orient” (Du Lịch tới miền Trung Đông), kể lại cuộc hành trình sang trọng nhưng cũng từ nay, ông mất đi niềm tin vào Thiên Chúa.

            Vào năm 1836, Lamartine đã viết ra cuốn truyện “Jocelyn”. Đây là câu chuyện của một thanh niên trẻ trước kia đã muốn đi theo đời sống tôn giáo, nhưng đã bị cuộc Cách Mạng Pháp đuổi ra khỏi tu viện. Anh chàng này đam mê một thiếu nữ trẻ nhưng vì nhớ lại mệnh lệnh của vị giám mục già sắp qua đời, anh ta đã từ chối tình yêu để trở nên một “người con của Thiên Chúa” (a man of God), chỉ biết hy sinh đời sống của mình cho công việc phục vụ các đồng loại. Tới năm 1838, Lamartine cho phổ biến phần đầu của một tập thơ siêu hình dài với tên là “La chute d’un Ange” (the Fall of an Angel = Sự sa ngã của một Thiên Thần).

                        Sau khi tập thơ tên là “Recueillements Poetiques” (Poetic Meditation = Tuyển Tập Thơ Phú), Lamartine không còn quan tâm tới văn thơ nữa mà quay sang hoạt động chính trị một cách tích cực. Ông tin rằng các vấn đề xã hội mà ông gọi là “các câu hỏi của giai cấp vô sản” (the questions of the proletariat) phải là vấn đề chính của thời đại. Lamartine thương xót các hoàn cảnh của các công nhân, ông chối bỏ các niềm tin vào chính quyền rồi trong hai bài diễn văn vào các năm 1838 và 1846, ông cho rằng cuộc cách mạng của giới lao động sẽ không tránh khỏi.

            Vào năm 1847, Lamartine cho xuất bản cuốn sách “Histoire de Girondins” (Lịch Sử của các Nhà Cách Mạng Girondists), đây là cuốn lịch sử của đảng Girondin ôn hòa và sau cuộc Cách Mạng Pháp. Cuốn sách này đã khiến cho nhiều người biết tới danh tiếng của Lamartine, nhất là các đảng phái phe tả.

            Sau cuộc Cách Mạng xẩy ra vào ngày 24/2/1848, nền Cộng Hòa Thứ Hai (the Second Republic) được công bố tại thành phố Paris và Lamartine đã là Bộ Trưởng Ngoại Giao từ ngày 24/2/1848 tới ngày 11/5/1848. Vì cao tuổi, ông Jacques Charles Dupont de l’Eure, Chủ Tịch của Chính Phủ Lâm Thời đã giao nhiều nhiệm vụ quan trọng của ông ta cho Lamartine. Lamartine cũng ở trong Ủy Ban Hành Pháp (the Executive Commission), đây là Bộ Chỉ Huy của nước Pháp. Lamartine cũng được ủy nhiệm việc công bố Nền Cộng Hòa trên bao lơn của Tòa Thị Chính của thành phố Paris và duy trì việc dùng lá cờ Ba Màu (the Tricolor) là Quốc Kỳ của nước Pháp. Lamartine đã nói như sau: “Đây là lá cờ của nước Pháp, lá cờ của các đạo quân chiến thắng, của vinh quang của chúng ta. Nước Pháp và lá cờ Ba Màu có chung một ý tưởng, cùng một uy tín và ngay cả nỗi sợ hãi nếu cần dành cho kẻ thù của chúng ta. Hãy cứu xét xem phải mất bao nhiêu máu đào để tạo nên một lá cờ khác… Lá cớ Ba Màu đã đi vòng quanh thế giới với nền Cộng Hòa và Đế Quốc, với sự tự do và vinh quang của quý vị…

            Trong cuộc Cách Mạng năm 1848, giai cấp tư hữu đã không chấp nhận giai cấp lao động có quyền sở hữu vũ khí để bảo vệ chính họ. Vào tháng 4/1848, Lamartine được bầu vào Quốc Hội Pháp. Những người tư sản thuộc đảng phái phe hữu cho rằng họ bầu Lamartine vô chính quyền để làm hòa giải với giai cấp vô sản trong khi lực lượng quân sự có thể duy trì được trật tự. Nhưng giới tư sản đã nổi giận khi thấy Lamartine công bố rằng ông là người phát ngôn của giới lao động. Vào ngày 24/6/1848, Lamartine bị đẩy ra khỏi chính quyền và cuộc nổi dậy của giới vô sản bị đàn áp.

            Lamartine trở nên 60 tuổi vào năm 1850 và đi vào cảnh hoàng hôn của cuộc đời với các món nợ lớn, không phải vì ông là người tiêu xải phung phí mà vì ông đã cho các người em gái của ông các món tiền để hoàn bù vào tổng số tài sản mà ông đã thừa hưởng của gia đình do ông là người con trai duy nhất.

            Trong 20 năm trường, Lamartine đã phấn đấu một cách tuyệt vọng đối với cảnh phá sản, ông đã cho xuất bản nhiều cuốn sách viết về nhiều đề tài: lịch sử, phê bình, tâm sự cá nhân (personal confidences), đàm thoại văn chương (literary conversations)…

            Lamartine cũng cho phổ biến tạp chí xuất bản định kỳ tên là “Cours Familiers de Litterature” (Tạp Chí Văn Chương) (1856-1869) trong đó đã xuất hiện các bài thơ của ông như “La vigne et la maison” (Cây nho và căn nhà), “Le Desert” ( Sa Mạc)…

            Alphonse de Lamartine qua đời vào ngày 28/2/1869 tại thành phố Paris, thọ 78 tuổi. Nhà Thơ người Pháp Frederic Mistral, đoạt Giải Thưởng Nobel Văn Chương năm 1904, đã nổi tiếng nhờ các lời ca ngợi Lamartine và nhờ thi phẩm dài tên là Mireio.

            Alphonse de Lamartine được coi là Nhà Thơ lãng mạn đầu tiên của nước Pháp, được nhà thơ Paul Verlaine đề cao và ông đã gây ảnh hưởng tới các nhà văn, nhà thơ biểu tượng (the Symbolists).

2/ Bài Thơ danh tiếng “Cô Đơn” của Lamartine.

                   L’ I S O L E M E N T

         Souvent sur la montagne, à l’ombre du vieux chêne,

         Au coucher du soleil, tristement je m’assieds ;

         Je promène au hasard mes regards sur la plaine,

         Dont le tableau changeant se déroule à mes pieds.

         Ici gronde le fleuve aux vagues écumantes,

         Il serpente et s’enfonce en un lointain obscur ;

         Là, le lac immobile étend ses eaux dormantes

         Où l’étoile du soir se lève dans l’azur.

         Au sommet de ces monts couronnés de bois sombres,

         Le crépuscule encor jette un dernier rayon ;

         Et le char vaporeux de la reine des ombres,

         Monte, et blanchit déjà les bords de l’horizon.

         Cependant, s’élancant de la flèche gothique

         Un son religieux se répand dans les airs ;

         Le voyageur s’arrête,et la cloche rustique

         Aux derniers bruits du jour mêle de saints concerts.

         Mais à ces doux tableaux mon âme indifférente

         N’éprouve devant eux ni charme, transports ;

         Je contemple la terre ainsi qu’une âme errante ;

         Le soleil des vivants n’échauffe plus les morts.

         De colline en colline en vain portant ma vue,

         Du Sud à l’aquillon, de l’aurore au couchant,

         Je parcours tous les points de l’immense étendue ;

         Et je dis: Nulle part le bonheur ne m’attend…

         Mais peut-être au delà des bornes de sa sphère,

         Lieu où le vrai soleil éclaire d’autres cieux,

         Si je pouvais laisser ma dépoulle à la terre,

         Ce que j’ai tant rêvé paraitrait à mes yeux.

         Là, je m’enivrerais à la source où j’aspire :

         Là, je retrouverais et l’espoir et l’amour,

         Et ce bien idéal que toute âme désire,

         Et qui n’a pas de nom au terrestre séjour.

         Que ne puis-je porter sur le char de l’aurore,

         Vague objet de mes voeux, m’élancer jusqu’à toi.

         Sur la terre d’exil pourquoi resté-je encore ?

         Il n’est rien de commun entre la terre et moi.

         Quand la feuille des bois tombe dans la prairie,

         Le vent du soir s’élève et l’arrache aux vallons

         Et moi, je suis semblable à la feuille flétrie :

         Emportez-moi comme elle, orageux aquilons !

                                   Alphonse de Lamartine

                  C Ô  Đ Ơ N

(chuyển ngữ do Nhà Thơ Hoàng Song Liêm).

      Tôi thường ngồi lặng khi chiều xuống,

      Trên đỉnh non cao, dưới bóng sồi ;

      Mắt vẩn vơ nhìn đồng bát ngát,

      Cảnh đồng biến hiện dưới chân tôi.

      Đây sông gầm sóng, xô bàng bạc,

      Uốn lượn chìm trong bóng tối xa:

      Kia, hồ tĩnh mịch nằm êm ả

      Một ánh sao chiều đáy nước sa.

      Rừng nhỏ âm u vòng chóp núi,

      Hoàng hôn gieo nhẹ nắng sau cùng;

      Chị Nguyệt như xe êm nhẹ lướt

      Đỉnh trời tuôn bạc giải mênh mông.

      Rồi tự góc nhà thờ chót vót

      Thu âm đồng vọng khắp nơi xa:

      Lãng du ngừng bước nghe yên lặng

      Chuông giáo đường hòa khúc thánh ca.

      Trước cảnh êm đềm, tôi lãnh đạm

      Chẳng hề cảm xúc luyến thương qua;

      Tôi ngắm đất trời, hồn lạc lõng:

      Nắng đời chẳng ủ ấp thây ma.

      Lơ đãng mắt nhìn Nam lại Bắc,

      Núi đồi lại tiếp núi đồi xa,

      Phương kia phương nọ quanh vô tận;

      Tôi nhủ: Nào đâu hạnh phúc chờ…

      Nhưng biết đâu ngoài biên vũ trụ,

      Có trời nắng rọi khắp muôn phương,

      Nếu tôi gửi xác trong lòng đất,

      Mơ sẽ về nơi mắt mở giương.

      Tôi sẽ say sưa nguồn khát vọng:

      Nào nguồn hy vọng, suối yêu đương,

      Lý tưởng bao người hoài bão mãi,

      Không tên chi gọi ở trần gian.

      Sao chẳng cho tôi theo ánh sáng,

      Ruổi niềm mơ ước tới xa xăm

      Giữ tôi đầy ải trần gian mãi?

      Tôi vướng tình chi với thế nhân?

      Khi lá rừng rơi trên nội cỏ,

      Gió chiều lên, cuốn lá về thung.

      Còn tôi như lá khô tàn úa:

      Mang kiếp tôi cùng, hỡi Bắc-phong!

(Nhà Thơ Hoàng Song Liêm chuyển ngữ sang Thơ Việt năm 1953)

Phạm Văn Tuấn.

 

Chánh Ngữ trong Phật Giáo

Tâm Minh Ngô Tằng Giao

lotus-1205631_1920

Ý kiến hay sự kiện

Trước khi đề cập tới “chánh ngữ” cần phân biệt sự khác biệt giữa lời phát biểu thuộc dạng bày tỏ “ý kiến” hay phát biểu về “sự kiện”.

 Ý kiến (opinion): Khi đưa ra cái nhận xét, đánh giá về một sự vật, một con người, hay một hành động thì đó được gọi là “ý kiến”. Thí dụ một nhân vật trong cộng đồng, có người ca tụng là giỏi giang và khiêm tốn. Nhưng lại có người chê là tầm thường và hám danh. Lời bày tỏ ý kiến của hai người trên hoàn toàn khác nhau, không dễ chứng minh được là đúng hoặc sai.

 Sự kiện (fact): là khái niệm về một sự thật và có thể chứng mình được là đúng hay sai. Thí dụ một người đi kiếm việc làm tự khai là có bằng kỹ sư và đã làm giám đốc nhiều năm. Sự kiện này có thể kiểm chứng được nhờ vào việc xuất trình bằng cấp và giấy tờ của cơ sở cũ nơi đương sự làm việc.

Phỉ báng và vu khống

 Về mặt pháp luật thời với quyền “Tự do ngôn luận” người ta có quyền phát biểu “ý kiến” dù không đúng hay quá đáng cũng có thể được miễn trách, nếu không nêu lên các sự kiện thất thiệt khác mang tính chất “phỉ báng và vu khống”.

Tùy theo hình luật của từng quốc gia, tội “phỉ báng và vu khống” thường gồm những yếu tố:    1.Phải là hành động phổ biến những tin tức, nói ra những điều giả dối, không đúng sự thật về một người khác; 2.Lời nói giả dối đó làm tổn hại thanh danh, uy tín người khác; 3.Đặc biệt là phải được loan truyền, được phổ biến ra công chúng một cách công khai khiến người thứ ba nghe được.

Tội “phỉ báng và vu khống” có khi chỉ bị kiện ra tòa về mặt “dân sự”, có khi lại bị kiện về “hình sự”. Nếu bị xếp vào loại hình sự thì hậu quả là kẻ phạm tội có thể bị tuyên phán ở tù một thời gian, bị phạt tiền, bị phạt hình phạt thử thách (probation), bị phạt phải làm công tác cộng đồng, làm việc nặng (hard labor) hay phải viết thư xin lỗi v.v…

Thông thường người lập lại và loan truyền tin đồn thất thiệt có tính phỉ báng và vu khống cũng phải chịu trách nhiệm về tội này y như người đầu tiên tung ra tin đồn này.

Nguyên đơn thắng kiện có thể được bồi thường, gồm có các loại: 1.“Thiệt hại đặc biệt” (tiền luật sư, bác sĩ, thuốc men, tiền lương bị khấu trừ…); 2.“Thiệt hại hiện thực” nhưng có tính cách “tổng quát” (chẳng hạn nỗi đau tinh thần, tổn hại tới uy tín…) Thiệt hại này phải được chứng minh; 3.“Thiệt hại phỏng đoán” (dù rằng nguyên đơn có thể không có chứng cớ gì cụ thể). 4.“Thiệt hại trừng phạt” hay “thiệt hại làm gương”…

Tội phỉ báng, nhục mạ hay vu khống, vu cáo theo pháp luật của Việt Nam kể cả trước hay sau năm 1975 đều là một tội hình sự.

Chánh ngữ trong Phật giáo

Vượt ra ngoài phạm vi pháp lý có lẽ tôn giáo nào cũng dạy con người phải nói lời chân thật, tránh dối trá. Những lời nói dịu dàng làm đẹp lòng người nghe là những điều rất cần thiết để tô hồng cuộc sống trong cái cõi ta bà này vì lời nói có một ảnh hưởng vô cùng quan trọng không những đối với đời sống hạnh phúc của mỗi cá nhân mà còn có thể định đoạt được cả sự an nguy của xã hội, bảo tồn sự đoàn kết giữ cho xã hội được ổn cố.

Trong Phật giáo các từ ngữ như “chánh ngữ” và “ái ngữ” luôn luôn được đề cập tới để khuyên dạy các Phật tử khi sử dụng tự do ngôn luận. Người Tây tạng có câu: “Lời nói không mang gươm giáo, nhưng có thể làm thương tổn trái tim” nên bước quan trọng nhất để phát triển chánh ngữ là suy nghĩ kỹ trước khi nói hay viết.

Chánh ngữ (Samma vaca) là:

1.Không dối trá; 2.Không nói lời mắng nhiếc mạ lỵ khiến người khác đau lòng hay tổn thương; 3.Không thêu dệt thêm bớt để chia rẽ hay đả phá; 4.Không nói lời nhảm nhí vô ích. 

Hãy phân tích thấu đáo hơn về bốn đặc tính của Chánh ngữ:

1.  Không dối trá: là luôn chân chính trung thực, nói sự thật. Đức Phật dạy chúng ta, đừng bao giờ nói dối dầu vì lợi ích của bản thân, hay lợi ích của ai đó, hay vì bất cứ sự lợi ích gì. Chúng sinh nên tránh “vọng ngữ”. Không nên nói không đúng sự thật, chuyện có nói không, chuyện không nói có. Không vu oan giá họa cho ai. Nhất là kẻ học Đạo, nếu nói dối rằng mình đã chứng quả Thánh, hay đắc đạo để cho người kính phục, sùng bái mình, thì sẽ mắc tội đại vọng ngữ, bị đọa vào ba đường ác.

2. Không nói lời mắng nhiếc mạ lỵ khiến người khác đau lòng hay tổn thương: không xúc phạm bằng lời nói hung ác, xiên xỏ, nguyền rủa, nói lời kiêu căng, chỉ trích nặng lời, lời nói cộc cằn, thô lỗ. Lời nói là một công cụ đầy quyền lực có thể được dùng cho việc tốt hay việc xấu. Đức Phật đã so sánh lời nói với một cái búa:

“Mỗi người sinh ra đời

được sinh ra với cái búa trong miệng.

Kẻ ngu dùng những lời thô tục

là tự làm mình và người khác bị thương

bằng cái búa đó.”

Nên nói lời hoà nhã, dịu dàng, hiền hậu, toàn là lời đạo đức, từ bi, lợi lạc cho tất cả chúng sinh, ai nghe cũng hân hoan, kính trọng.

3. Không thêu dệt thêm bớt để chia rẽ hay đả phá: tránh dùng “tà ngữ” với ác tâm. Không nói lời hai lưỡi, đòn xóc hai đầu, làm cho hai người khác ghét nhau, thù nhau. Không được nói lời thêu dệt, thêm bớt, nói châm chọc làm cho người nghe buồn phiền và khởi tà niệm. Không được xui bảo người khác nói các điều như trên. Không đứng trung gian gây ác cảm cho hai đàng thù oán, cho đôi bên sân hận đấu tranh. Khi thấy người khác nói những lời không đẹp ấy thì phải khuyên can:

 “Lưỡi là một vũ khí không có xương

 bị dính giữa hai hàm răng.”

4. Không nói lời nhảm nhí vô ích: Không nói chuyện phù phiếm, vô nghĩa hay u mê vì chúng làm quấy động sự yên tĩnh và định tâm. Nói sau lưng người (gossip) là tà ngữ, không cần biết những gì chúng ta nói về người đó có đúng hay không.

Ngũ Giới

Chánh ngữ được đề cập tới trong “ngũ giới” là năm giới. Ðối với người tại gia, Ðức Phật khuyên giữ năm giới đó là: “1.Không sát sinh; 2.Không nói dối; 3.Không trộm cắp; 4.Không tà dâm; 5.Không uống rượu say sưa.”

Giới là hàng rào ngăn cấm những việc xấu của Thân (việc làm), Khẩu (lời nói), Ý (ý nghĩ). Năm giới là năm thành trì ngăn chặn cho chúng ta đừng đi vào đường ác, là năm hàng rào cản cho chúng ta khỏi rơi vào vực sâu tội lỗi và tương lai sẽ hưởng được quả báo tốt đẹp. Năm giới không những đưa người mạnh tiến trên đường giải thoát khỏi vòng, sinh tử luân hồi, và giải thoát khỏi, phiền não khổ đau mà còn đem lại trật tự, an vui, hòa bình cho gia đình, quốc gia, xã hội nữa.

Trong ngũ giới thời giới thứ hai là không nói dối. Giới này khuyên người Phật Tử tại gia chân chánh, không nên dùng lời nói để lợi mình hại người, khủng bố tinh thần người khác, vì đó là “vọng ngữ”, “tà ngữ” hay “ác ngữ”. Chỉ nên dùng lời nói để lợi mình lợi người, gọi là “chánh ngữ”, dù người đó là người thân hay kẻ thù. Khi dùng lời nói dối để hại người khác, tâm của chính mình, chắc chắn biến động, làm cho công phu, tu tâm dưỡng tánh, từ bao lâu nay, trở nên vô ích mà lại tạo ra “khẩu nghiệp”! Phật tử cần giữ giới này vì đạo Phật là đạo của sự thật nên phải tôn trọng sự thật, vì nuôi dưỡng lòng từ bi, người Phật tử phải tránh sự dối trá lừa gạt.

Trong Kinh Đại Phương Tiện Phật Báo Ân, Phật bảo Tôn Giả A Nan: “Người ta sinh ra ở đời, họa từ trong miệng mà sinh ra, nên phải giữ gìn cửa miệng hơn cả lửa mạnh, vì lửa mạnh có đốt cháy cũng chỉ đốt cháy một đời này mà thôi, còn như nói ác sẽ đốt cháy trong vô số kiếp. Lửa chỉ đốt cháy nhà cửa, của cải của thế gian, còn lời nói ác đốt cháy bảy thứ của cải của Thánh nhân. Vì thế, này A Nan, chúng sanh họa từ trong miệng mà sinh ra, miệng lưỡi thực là búa sắc tự bổ vào mình, là cái họa để tự diệt mình”.

Bát Chánh Đạo

Chánh ngữ cũng được đề cập tới trong “Bát Chánh Đạo”, trong chân lý thứ tư của Tứ Diệu Đế. Tứ Diệu Đế là bốn chân lý cao cả, là gốc cơ bản của Phật Giáo. Trong Tứ Diệu Đế thì chân lý thứ tư là Đạo Đế, chân lý về con đường dẫn đến diệt khổ.

Bát Chánh Đạo gồm tám điều chân chánh, là con đường đúng đắn, đưa chúng sanh đến chỗ giác ngộ và giải thoát khỏi khổ.  Tám điều đó là:

1.Chính kiến (thấy biết chân chính); 2.Chính tư duy (suy nghĩ chơn chính); 3.Chính ngữ (nói năng chân chính); 4.Chính nghiệp (hành động chân chính); 5.Chính mạng (chính mệnh, nghề sống chân chính); 6.Chính tinh tấn (gắng làm chân chính); 7.Chính niệm (nhớ nghĩ đạo chân chính); 8.Chính định (nhập thiền định chân chính, vô lậu và thanh tịnh).

Trong ba phép tu tập: tu Giới (shila), tu Định (samatha) và tu Tuệ (prajna) trong Bát Chánh Đạo thì chánh ngữ thuộc vào lãnh vực tu Giới và được định nghĩa như sau, như đã ghi trong Tương Ưng Bộ Kinh: “Thế nào là chánh ngữ? Đó là từ bỏ nói láo, từ bỏ nói hai lưỡi, từ bỏ nói lời độc ác, từ bỏ nói lời phù phiếm”. Đó là về mặt tiêu cực. Về mặt tích cực, Đức Phật cũng dạy rằng chúng ta phải cố gắng tu tập để có những lời nói chân thật, trung thực, ôn hòa và lợi ích.

Kinh Hoa Nghiêm

Trong kinh Hoa Nghiêm, Đức Phật dạy: “Các đệ tử! Các ngươi nên bỏ lời nói dối, thường nói lời chơn thiệt, lời chắc chắn, dù là trong mộng cũng chẳng nên nói dối.

Và: “Không nên nói lời vô nghĩa. Phải giữ gìn lời nói. Lời nói phải chân thật, đúng lúc, hợp Chánh pháp, ích lợi cho mình và cho người”.

Lời nói phải đúng lúc, tức là phải phù hợp với hoàn cảnh (khế cơ) khi nói. Điều này đòi chúng ta phải biết đối tượng mà mình đang nói là ai? Họ đang ở trong hoàn cảnh và có trình độ nhận thức ở mức độ nào? Nếu không, dù lời nói đúng sự thật cũng trở thành phi pháp. Vì vậy mà đức Phật căn dặn các thầy Tỳ kheo phải biết: “Nói năng như Chánh pháp, im lặng như chánh pháp

Kinh Pháp Cú

Khi Đại đức A Nan bạch hỏi Đức Phật về những việc làm của chư Phật quá khứ trong những ngày giới, Đức Phật giảng rằng tất cả chư Phật đều dạy ba câu sau đây (được ghi lại trong Kinh Pháp Cú, khuyên nên tránh lời nhục mạ, phỉ báng):

(185) “Chớ nên phỉ báng một ai

Đừng gây tổn hại cho người xung quanh

Giữ gìn giới luật nghiêm minh

Uống ăn chừng mực cho thành thói quen

Lánh riêng sống chỗ tịnh yên

Chuyên tu thiền định, hướng miền thanh cao

Lời chư Phật dạy lành sao!”

Đại đức Mục Kiền Liên hỏi thăm nhiều vị Trời nhờ công đức gì mà được tái sinh vào cảnh Trời. Các vị này kể ra các hành động xem như có vẻ không quan trọng là “chân thật, nhẫn nại và bố thí”. Đức Phật giải thích là các hạnh đó tuy nhỏ vẫn có thể dẫn đến các cõi Trời (được ghi lại trong Kinh Pháp Cú, khuyên không nên nói dối):

(224) “Nói lời chân thật luôn luôn,

Dẹp cơn nóng giận dỗi hờn khó coi,

Dù ta có ít của thôi

Cũng chia bố thí cho người đến xin,

Nhờ ba việc tốt lành trên

Đưa ta đến cõi chư thiên, cõi trời.

Trong Kinh Pháp Cú Đức Phật cũng khuyên không nên nói sai, nói ác mà nên nói lành, nói thiện, phải chế phục khẩu nghiệp:

(232) “Giữ gìn kiểm soát Lời người

Đừng vì nóng giận để rồi nói sai

Lời đừng nói ác, hại ai

Nói lành, nói thiện miệt mài tu thân.”

Còn thêm rất nhiều lời dạy của Đức Phật về chánh ngữ…
  1. Trong kinh Lời Nói (Tăng Chi 5.198): Đức Phật giảng 5 yếu tố của một lời nói thiện lành trong đó có ghi cần nói đúng sự thật: “Bậc thiện tri thức nói một lời phải dựa trên sự thật, không ngụy biện, không lừa dối” và phải nói lời đem đến lợi ích “Lời nói phải có mục đích và ý nghĩa của nó, dù là lời chân thật nhưng không có mục đích đem lại lợi ích cho ai, thì đó cũng chỉ là lời nói nhảm, vô dụng.
  2. Trong kinh số 58, (Trung Bộ), có ghi lời Đức Phật trả lời Vương tử Vô Úy, “Lời nói nào Như Lai biết không như thật, không như chân, không tương ứng với mục đích, và lời nói ấy khiến những người khác không ưa, không thích, Như Lai không nói lời nói ấy.”
  3. Trong Kinh A Hàm, Ðức Phật lại dạy: “Tâm khẩu nhứt như”. Nghĩa là: “Tâm khẩu không khác”. Tâm nghĩ sao, miệng nói vậy. Khi miệng thường nói tốt, tâm nên nghĩ tốt. Như vậy, mới được an lạc, mới đúng là người tu đạo. Ngược lại, tâm nghĩ một đàng, miệng nói một nẻo, miệng nói như vậy, tâm không như vậy, dù có hình tướng nào, cũng là người dối trá, giả mạo mà thôi.
  4. Tứ Nhiếp Pháp: Trong 4 phương pháp nhiếp thụ, 4 phương pháp thực hành để dẫn dắt chúng sinh tin theo chính đạo có ghi “Ái ngữ”. Đây là lời khuyên nên theo căn tính chúng sinh, nói ra những lời nói hiền lành, dịu hòa và an ủi họ, do đó họ sinh tâm thân ái, tin theo chính đạo.
  5. Thập Thiện Nghiệp: Nghiệp có thể chia ra ba tánh cách: lành, dữ, hoặc không lành không dữ (vô ký). Những loại nghiệp này do ba chỗ phát khởi là Thân, Khẩu và Ý. Những nghiệp dữ về Khẩu có bốn thứ là:“Nói dối, nói thêu dệt, nói lưỡi hai chiều, nói lời hung ác”.Ngược lại Thập Thiện Nghiệp là Mười Nghiệp Lành: “1.Không nói dối; 2 Không nói thêu dệt; 3.Không nói lưỡi hai chiều; 4.Không nói lời hung ác.” Lành, theo đạo Phật, nghĩa là có lợi ích cho chúng sinh trong hiện tại cũng như trong tương lai. Không nói dối được giải thích là không nói sai sự thật như:
    Không thấy nói thấy, thấy nói không thấy.
    Nghe nói không nghe, không nghe nói nghe.
    Biết nói không biết, không biết nói biết.
    Biết trái nói phải, biết phải nói trái.”
  1. Lục Hòa: Để trong một đoàn thể luôn luôn được sự hòa hợp đức Phật nói ra “Lục Hòa” là sáu pháp hòa kính với mục đích đem lại sự an hòa cho mọi người, để sống theo lời Phật dạy, tinh tấn trên đường xây dựng và giải thoát. Trong sáu pháp đó có “Khẩu hòa vô tránh” tức là miệng hòa, không cãi cọ nhau, luôn luôn nói lời hòa dịu, lợi ích, tụng Kinh, niệm Phật, tán dương công đức Phật.
  2. Mười Bốn Điều Răn Của Phật: nội dung của bản văn này được nhiều người xem như đã được trích ra từ những ý tưởng trongkinh Phật. Trong điều răn thứ 2 ghi là: Ngu dốt lớn nhất của đời người là dối trá.
  3. Nói Rỡn Chơi: Có người cho rằng nói dối để lừa phỉnh chơi, thì không hại gì. Thật ra, sự nói dối ấy vẫn có hại, vì nó làm cho ta quen với thói xấu ấy, và làm cho người xung quanh không tin ở lời nói của ta nữa, dù đôi khi ta nói thật.Trong Kinh Hoa Nghiêm Phật dạy: “Các đệ tử! Các con nên bỏ những lời vô nghĩa, thường tự giữ gìn lời nói; nói phải biết thời, nói phải thuận pháp. Những lời nói ngoài việc lợi ích cho người, dù là nói chơi cũng không nên nói.”Trong Kinh Di Giáo Đức Phật cấm hý luận. Không nên nói rỡn chơi: “Bất hý luận.”Sau vụ khủng bố ngày 11-9-2011 tại Hoa kỳ, luật hàng không đã được bổ sung, ai nói đùa trên máy bay có bom, hoặc khủng bố v.v… chẳng những bị phạt mà còn có thể ở tù vài năm. Theo luật an ninh, khi có người loan tin hoặc báo cáo có bom, nguy hiểm đến tính mạng, máy bay không được cất cánh, nếu đã cất cánh phải đáp ngay lập tức.
  1. Trong Kinh Di Giáo, Ðức Phật còn dạy: “Không nên quan tâm chuyện thế gian. Không nên loan truyền các tin đồn.” Bởi vì, các chuyện thế gian, thường là những chuyện, nhân ngã thị phi, không rõ phải quấy đúng sai, tranh chấp hơn thua, thường không căn cứ, không có xác thực, không đáng tin cậy, khó kiểm chứng được, có thể làm hại thanh danh người khác. Những chuyện này thảy đều làm cho, tâm trí con người, bất an, dao động, chỉ có hại, chẳng ích lợi gì! Chúng ta không cần, phung phí thì giờ, một cách vô ích, để đi đính chính, những lời đồn đãi, sai lạc hoàn toàn, nếu như hoàn cảnh, không bị bắt buộc, phải làm sáng tỏ.
Nhiều hình thức bị coi là nói dối
  1. Nói dối bằng cách im lặng: Cũng có khi chúng ta được hỏi một câu hỏi mà thái độ im lặng cũng hàm ý là một sự trả lời.  Nếu sự im lặng của chúng ta phản ảnh một điều sai sự thật thì đó là nói dối. Thí dụ, người ta điều tra ở một nơi vừa xảy ra án mạng hỏi đám đông đứng quanh là có ai nhìn thấy gì không. Nếu ai chứng kiến vụ án mạng nhưng lại giữ im lặng không nói gì thì sự im lặng đó bị coi là nói dối.
  2. Nói dối bằng ngôn ngữ của thân: Đôi khi một cái nhún vai hay nhíu mày có thể bị hiểu lầm là “Tôi không biết”, nhưng nếu bạn thực sự biết, thì cái nhún vai của bạn là một sự dối trá. Ngôn ngữ cũng có thể biểu lộ bằng thân, thí dụ như khi đưa lên ngón tay cái lên là hoan hô nhưng nếu chỉ đưa ngón tay giữa lên là chửi bởi v.v…
  3. Buộc tội oan và khai man: là hai hình thức khác của lời nói dối mà Đức Phật khuyên các đệ tử nên tránh vì sẽ gây tai họa cho bản thân người nói cũng như những người xung quanh.
  4. Hứa suông: Đức Phật xếp những kẻ khéo miệng hay hứa suông chỉ nhằm đạt được lợi lộc cho bản thân cũng là một hình thức nói dối. Hoặc người có khả năng giúp đỡ bạn, nhưng viện đủ lý do để thoái thác cũng thuộc loại nói dối (Trường Bộ Kinh).
  5. Giả danh: Giả danh đưa ra những thông tin sai lệch về trình độ chuyên môn, khả năng, thành tích, đức hạnh hay thổi phồng về mức độ chứng đạt tâm linh hầu đạt được những lợi lộc mà bản thân họ không xứng đáng được hưởng. Giả danh này cũng là một hình thức nói dối.
  6. Nhân chứng: Khi bạn được hỏi làm nhân chứng để nói những gì bạn biết. Nếu biết, thì nói, “Tôi biết”; nếu không biết, thì nói, “Tôi không biết”; không thấy, thì nói, “Tôi không thấy”; nếu thấy, thì nói, “Tôi thấy”. Không cố ý nói sai sự thật vì ích lợi của mình hay của ai đó, hay cho những lợi ích tầm thường trong thế gian.
Đôi khi cần nói lời không thật

Tuy nhiên cũng có những trường hợp sự thật cần phải được giữ kín vì nếu nói ra có thể làm hại người khác. Như vậy là thực hành hạnh Từ Bi. Nói dối, chỉ trong trường hợp để cứu khổ độ nguy cho người và vật mới không phạm tội. Thí dụ một bác sĩ biết người bệnh sắp chết nhưng không nên nói thật với bệnh nhân điều này.

Hoà thượng Thích Thanh Từ dạy: “Trừ trường hợp vì lợi người lợi vật, không nỡ nói thật để người bị hại hoặc khổ đau, do lòng nhân cứu người cứu vật nói sai sự thật mà không phạm.
Đức Đạt Lai Lạt Ma từng lên tiếng rằng: “…Đức Phật cấm quý Sư không được nói dối. Ví dụ một vị Tỳ kheo phát nguyện luôn luôn nói sự thật, nhưng khi thấy một con nai đang chạy ngang qua khu rừng. Thình lình gặp anh thợ săn đến hỏi quý Sư có trông thấy con nai ở đâu không? Mặc dù luật Đức Phật cấm vị Tăng không được nói vọng ngữ, nhưng vì muốn cứu mạng sống chú nai vàng cho nên lúc bấy giờ Sư đã trả lời: ‘Tôi không thấy con nai nào chạy qua đây cả…’” (Ocean of Wisdom).
Một thí dụ khác là khi Đức Phật nói với bà Gotami rằng đứa con đã chết của bà sẽ được làm sống lại, nhưng để chữa trị cho đứa bé, Đức Phật bảo bà phải tìm đem về một nắm hạt cải từ một gia đình chưa bao giờ có người chết. Đức Phật sử dụng chính điều không thật này như là một hảo ý để trì hoãn việc nói lên sự thật. Phương cách này đã giúp bà Gotami dần dần tỉnh ngộ và chấp nhận cái chết của đứa con.

Thái độ của Phật Tử khi bị phỉ báng và vu khống

1. Nhẫn nhục: Khinh rẻ, phỉ báng, nguyền rủa là thói thường của thế gian. Cả những người đạo cao đức trọng, trong sạch cũng có thể bị chỉ trích, chê bai, vu oan v.v… Chính Đức Phật cũng từng bị phỉ báng và vu khống. Nên nhớ rằng trên đời này không ai tránh khỏi bị khiển trách, bị chê bai, khó tránh khỏi miệng thế gian. Trong tương lai và trong hiện tại cũng chưa hề có người nào bị tất cả mọi người chê bai hay được tất cả mọi người khen ngợi. Đúng như lời Đức Phật dạy trong Kinh Pháp Cú:

 (227) “Người con Phật hãy nghe đây

Chuyện không phải chỉ đời này mà thôi

Từ đời xưa đã nói rồi:

‘Làm thinh thời sẽ có người chê bai,

Nói nhiều cũng bị chê hoài,

Dù cho nói ít cũng người chê thôi’.

Làm người không bị chê cười

Thực là chuyện khó ở nơi cõi trần.”

(228) “Ở đời toàn bị chê bai

Hay toàn nghe tiếng người ngoài khen ta

Từ xưa chẳng thấy xảy ra,

Tìm trong hiện tại thật là khó sao,

Tương lai cũng chẳng có nào.”

Nhưng vì bị chê bai mà nổi sân thời tai hại vô cùng vì lúc nóng giận thì con người không còn đủ bình tĩnh để tự kiểm soát hành vi và ngôn ngữ của mình. Khi sân hận phát khởi, nó có khả năng hủy hoại công đức và tâm an lạc.

Kinh Hoa Nghiêm có nói: “Một niệm lòng sân hận nổi lên, thì trăm ngàn cửa nghiệp chướng đều mở ra.” Và: “Một đốm lửa sân, có thể đốt hết muôn mẫu rừng công đức.”

Đức Phật khuyên: “Hãy từ bỏ nóng giận thì phiền não sẽ không đến với các ngươi.”

Kinh Tăng Chi khi nói đến sức mạnh có 8 loại. Trong đó loại thứ 8 “sức mạnh của sa môn là nhẫn nhục.

Kinh Di Giáo: “Kẻ nào không thể tiếp nhận cái độc nhục mạ một cách hoan hỷ như uống nước cam lộ kẻ ấy không thể được ca tụng là người nhập đạo có trí.”

Vài vị tỳ kheo thường nặng lời lăng mạ một vị khác và vị này trả lời lại. Đức Phật khuyên các thầy không nên gây thù trả oán và Ngài giảng dạy về sự lợi ích của người biết giữ im lặng trước những lời lăng mạ của kẻ khác như ghi trong Kinh Pháp Cú:

(134) “Nếu mà ngươi giữ lặng yên

Như chuông bể nứt im lìm chẳng vang

Trước lời ác độc phũ phàng

Niết Bàn ngươi đã thênh thang bước vào:

Chẳng còn sân hận chút nào.” 

Đức Phật dạy rằng con người cũng có thể tạo cho mình tiềm lực vật chất, nghị lực tinh thần, lòng kiên nhẫn và sức mạnh, chẳng khác một con voi chiến lâm trận, bình thản vững tiến giữa lằn tên mũi đạn, sẵn sàng và thản nhiên hứng chịu những lời phỉ báng và vu khống. Luyện được lòng nhẫn nhục mới là khó như ghi trong Kinh Pháp Cú:

(320) “Như voi ra trước trận tiền

Luôn luôn hứng chịu cung tên bắn mình

Như Lai nhẫn nhục tu hành

Chịu điều phỉ báng cũng đành lòng thôi,

Sống vô tư cách lắm người

Xa điều giới luật, ghét nơi cửa thiền.”

(321) Luyện voi dự hội, tài thay

Luyện voi vua cưỡi cũng hay vô cùng,

Nhưng mà nếu luyện được lòng

Luôn luôn nhẫn nhục, chẳng còn nổi sân

Khi nghe phỉ báng bản thân

Mới là điêu luyện, muôn phần tài hơn. 

banner_dalailama_new

Đức Đạt Lai Lạt Ma cũng từng dạy: “Hãy cám ơn kẻ thù của quý vị vì họ là những vị thầy quan trọng nhất của mình. Họ tập cho quý vị đương đầu với khổ đau và phát huy sự nhẫn nhục, sự bao dung và lòng từ bi. Họ không chờ đợi bất cứ một sự hồi đáp nào.” (108 perles de sagesse du Dalai-Lama pour parvenir à la sérénité).

2. Tâm xả: Trước 8 ngọn gió trong giông tố của cuộc đời (“bát phong”), giữa những thăng trầm của thế sự làm tâm con người dao động chao đảo là “thành hay bại, được hay mất, khen hay chê, hạnh phúc hay đau khổ” Đức Phật dạy các Phật tử nên luôn luôn giữ Tâm thản nhiên, bình thản bằng cách hành tâm xả thì sẽ được vững chắc như tảng đá lớn sừng sững giữa trời.

Trong Kinh Pháp Cú, Ðức Phật có dạy: “Như ngọn núi vững vàng. Trong phong ba bão táp. Người trí cũng như vậy. Bình thản trước khen chê”.

Đức Phật dạy (trong “Túc sanh truyện”): “Trong hạnh phúc, trong đau khổ, lúc thăng, lúc trầm, ta phải giữ tâm như đất. Cũng như trên đất ta có thể vất bất cứ vật gì, dù chua dù ngọt, dù sạch dù dơ, đất vẫn thản nhiên. Đất không giận cũng không thương.” Hiểu được như vậy, hành được như vậy, chính là pháp môn, tu theo hạnh “Xả”, một trong Tứ Vô Lượng Tâm của đạo Phật, gồm có: Từ, Bi, Hỷ, Xả.

3. Oan ức không cần biện bạch: Ðiều thứ mười trong “Mười điều tâm niệm” dạy rằng: “Oan ức không cần biện bạch, vì biện bạch là nhân ngã chưa xả.  Hãy lấy oan ức làm cửa ngõ đạo hạnh

Vì biện bạch là nhân quả chưa tiêu, oán thù lại càng tăng thêm. Bởi vì con người kiếp trước tạo ít phước báo, gây nhiều nghiệp báo, cho nên kiếp này mới gặp nhiều điều oan ức. Cho nên không cần phải than trách gì cả. Chỉ cần tích cực tu tâm dưỡng tánh, cần cố gắng làm phước nhiều hơn, cố tránh đừng gieo tiếng oán, đừng loan truyền tin đồn, đừng vu oan giá họa, đừng làm đau khổ cho người khác, dù cho đó là kẻ thù của mình, kẻ mình không ưa cũng vậy.

Nhịn được như vậy chứng tỏ chúng ta không còn chấp “mình nhận chịu khổ đau”, không còn chấp “người tạo đau khổ cho mình”, tức là chúng ta đã thấu rõ và hành được “giáo lý vô ngã” của đạo Phật. Trong giáo lý vô ngã của đạo Phật, không có cái gì là “Ta”, nên không có gì là “của Ta”. Được như vậy, oan ức chính là cửa ngõ tiến vào con đường đạo hạnh.

“Mặc tấn”: lời giáo huấn cuối cùng của đức Phật.

Lúc Đức Phật sắp nhập Niết bàn. Thầy A Nan nghe nói òa lên khóc, Đức Phật an ủi và khuyên bảo thầy A Nan là không nên quyến luyến hình hài, vì hữu hình hữu hoại là lẽ đương nhiên. Thầy A Nan quỳ xuống hỏi Phật: “Làm sao điều phục kẻ dữ? Khi gặp những Tỳ kheo, cư sĩ và một số người có tính xấu ác, chúng con phải xử lý như thế nào?”

Đức Phật dạy rằng: “Ðiều đó rất dễ, các ông nên dùng phép Mặc Tấn. Mặc là không nói chuyện với họ, Tấn là không để ý đến họ nữa.”

Ðiều này có nghĩa là khi gặp phải những người có tính xấu ác, thì để điều phục kẻ dữ ta nên làm lơ đừng giao thiệp cãi vã, dùng định lực chẳng để cho họ xoay chuyển. Gặp những hạng người này thì không nên nói chuyện với họ, hãy giữ im lặng, không để ý đến họ, tự họ sẽ rút lui.

Theo Từ điển Phật Quang: Mặc tấn (默擯): “Chúng tăng giữ thái độ im lặng, không chuyện trò giao du là phương thức trừng phạt vị tì khưu vi phạm giới luật mà không chịu sự điều phục.”

****

Để chấm dứt về đề tài “Chánh Ngữ Trong Phật Giáo” xin ghi lại đây lời Hòa thượng Thích Thanh Từ dạy về “Ngũ Giới” trong “Bước đầu học Phật”: “Nói lời trái với sự thật để mưu cầu lợi mình, hoặc hại người là nói dối. Do động cơ tham lam ác độc, sự kiện xảy ra thế này lại nói thế khác, sửa trái làm mặt, đổi phải thành quấy, khiến người mắc họa. Người nói như thế trái với đạo đức, mất cả lòng nhân, không xứng đáng là một Phật tử. Phật tử là người đạo đức nên ăn nói có mẫu mực, thấy biết thế nào nói thẳng thế ấy, không điêu xảo dối trá… Không nói dối là giữ lòng tin đối với mọi người xung quanh.

 Hòa thượng cũng nói về nghiệp ác là một động cơ của luân hồi: “Miệng ưa nói lời dối trá, lời ác độc, lời ly gián, lời thêu dệt, là nghiệp ác của miệng vì những lời nói nầy khiến người nghi ngờ bực tức đau khổ mang tai họa, nên hiện tại hoặc vị lai mình cũng phải nhận lấy hậu quả đau khổ ấy”.

Tâm Minh Ngô Tằng Giao

(Mùa Phật Đản, tháng 5 năm 2016)

Khía Cạnh Pháp Lý Của Phỉ Báng và Vu Khống

LS Ngô Tằng Giao 

phibang va vu khong image
1.  Hiện tượng phỉ báng mạ lỵ trong lịch sử Anh-Mỹ

Vào năm 1637, một cây viết người Anh tên là William Prynne đã phạm một lỗi lầm rất lớn khi viết một cuốn sách trong đó chỉ trích Nữ Hoàng.  Bị đưa ra xét xử trước tòa án anh chàng Prynne xui xẻo đó bị đoàn thẩm phán kết cho tội phỉ báng (libel) với bản án tù chung thân.  Ngoài ra, bị cáo còn bị thêm một hình phạt phụ nữa là bị xẻo tai trước khi bị tống vào nhà giam.

Thời thuộc địa, cho tới năm 1734, việc phỉ báng quan chức, dù nội dung có đúng hay không, đều bị coi là phạm tội. Nếu cây viết Prynne này mà sống trong thế giới tân tiến Hoa Kỳ vào thời buổi này thì có thể phóng bút thật là thỏa chí, tự do mà viết lách, muốn phê bình ai cũng được, dù là Nữ Hoàng hay là Tổng Thống mà chẳng sợ bị xẻo tai hay ở tù.

Nhưng từ năm 1734, khi Hoa Kỳ vẫn còn là thuộc địa của Anh, đã có một vụ án lịch sử, đó là vụ Zenger. John Peter Zenger là một chủ nhiệm báo tại tiểu bang New York, ông đã đăng tin trên tờ New York Weekly Journal của mình chỉ trích vị thống đốc hoàng gia Anh tiểu bang này là bất tài và nhận hối lộ. Ông bị kiện ra tòa và đã phải vào tù về tội phỉ báng và mạ lỵ. Nhưng luật sư Andrew Hamilton bào chữa cho Zenger đã tạo nên một bước ngoặt về pháp lý. Luật sư đã thắng kiện (1735) khi nêu ra được sự thật rằng những điều chỉ trích là đúng và do đó làm chứng cứ miễn trách hoàn toàn cho Zenger về tội trên. Tòa án tuyên bố Zenger vô tội.

Tại Hoa Kỳ trước năm 1964, các tiểu bang thường quyết định rằng phỉ báng và mạ lỵ không được Tu Chính Án Số Một (First Amendment) của Hiến Pháp bảo vệ. Các nhà báo tuyệt đối chịu trách nhiệm về bài viết của mình, cứ chỉ trích là bị tội, dù đó là sự thật. Toà án không phân biệt nội dung của sự phỉ báng mạ lỵ là đúng hay sai.

Phải đợi tới khi Tối Cao Pháp Viện, vào năm 1964, trong vụ án “New York Times vs Sullivan” mới thẩm định rằng các nhân vật được xếp vào thành phần “chính khách, viên chức” (public official), nếu muốn thắng kiện phải chứng minh rằng tin tức phổ biến là thất thiệt, có tính cách phỉ báng, mạ lỵ và bị đơn (người phổ biến) có manh tâm ác ý, biết rõ đó là tin thất thiệt mà vẫn phổ biến gây phương hại cho nguyên đơn.

Vụ án “New York Times vs Sullivan” xuất phát từ một trang quảng cáo đăng trên tờ New York Times của một số mục sư nhằm quyên tiền để bào chữa cho mục sư Martin Luther King là nhà hoạt động nhân quyền lừng danh nước Mỹ, sau khi ông mục sư này bị bắt giam. L.B Sullivan, người phụ trách sở cảnh sát thành phố Montgomery, tiểu bang Alabama, cho rằng nội dung quảng cáo đã nói không đúng về các hành vi của lực lượng cảnh sát và phỉ báng mình, nên đã kiện New York Times và các mục sư ra tòa án. Xét thấy nội dung quảng cáo có một số thông tin không đúng, tòa án đã quyết định cho Sullivan thắng kiện, buộc các bị đơn phải bồi thường cho ông này 500 ngàn USD.

New York Times và các mục sư đã kháng cáo lên Tối Cao Pháp Viện. Tòa tối cao cho rằng không thể áp đặt hình phạt đối với việc phê phán hành vi ứng xử của các công chức. Tòa cho rằng, những công chức Nhà nước muốn thắng kiện trong trường hợp này không những phải chứng minh những nội dung được đăng tải là sai mà còn phải chứng minh những người đăng tải nội dung này là “có ác ý”. Trong vụ kiện trên tòa nhận thấy không có bằng chứng nào chứng tỏ tờ New York Times và các mục sư đã “có ác ý” khi đăng nội dung đó vì vậy, tòa phán quyết New York Times và các mục sư thắng kiện.

Từ thời điểm này án lệ trên được áp dụng cho tất cả các vụ kiện về tội phỉ báng: một nguyên đơn là quan chức Nhà nước muốn thắng kiện nhất thiết phải chứng minh rằng những lời phỉ báng của bị đơn là sai, đồng thời phải chứng minh được cái sai đó là “có ác ý”.

 Tối Cao Pháp Viện còn mở rộng tầm ảnh hưởng của án lệ “Sullivan” nói trên không chỉ dành cho các quan chức nhà nước mà và áp dụng cả với thành phần những “người của công chúng” (public figure), đó là những người “thường xuyên thu hút sự quan tâm của giới truyền thông”, các nhân vật có tiếng tăm như nhà kinh doanh, nhà tài phiệt hoặc các cây viết nổi tiếng, các nhà thể thao và ngôi sao giải trí, tài tử màn bạc được ưa chuộng v.v…. hoặc một người nổi danh, giữ địa vị quan trọng trong cộng đồng. Khi nguyên đơn là người của công chúng, nếu muốn thắng kiện thì chính nguyên đơn không những phải chứng minh những lời phỉ báng sai sự thật, mà còn phải chứng minh là bị đơn có ác ý, vì biết là sai mà vẫn nói, lại thiếu thận trọng không phân biệt được thế nào là giả, thế nào là thật, kết quả của sự “cẩu thả, coi thường sự thật” (reckless disregard of the truth).

Còn nguyên đơn, nếu là “dân thường”, là “tư nhân” (private figure), để thắng kiện, chỉ cần chứng minh trước tòa án là lời phỉ báng do chính bị đơn loan truyền và bị đơn không chứng minh được lời đó đúng sự thật mà chỉ có tính cách vu khống, thất thiệt là đủ yếu tố tội phạm của tội phỉ báng và mạ lỵ. Nguyên đơn không cần chứng minh thêm sự manh tâm ác ý của người đã loan tin đó. Nguyên đơn cũng không có trách nhiệm phải chứng minh ngược lại những điều bị đơn nói về mình.

2.  Tu Chính Án Thứ Nhất

Hoa Kỳ không có đạo luật nào về tự do báo chí, tự do ngôn luận. Quyền này chỉ được ghi cùng với các quyền khác trong một điều khoản đó là “Tu Chính Án Thứ Nhất” của Hiến Pháp (The First Amendment to the United States Constitution). Toàn văn của Tu Chính Án này như sau: “Congress shall make no law respecting an establishment of religion, or prohibiting the free exercise thereof; or abridging the freedom of speech, or of the press; or the right of the people peaceably to assemble, and to petition the Government for a redress of grievances” (Quốc hội không được ban hành đạo luật nào nhằm thiết lập tôn giáo hoặc ngăn cấm tự do tín ngưỡng, hoặc hạn chế tự do ngôn luận hay báo chí hoặc quyền của dân chúng được hội họp và kiến nghị chính phủ sửa chữa những điều gây bất bình).

Lời văn trong điều khoản này cho thấy không có sự quy định là người dân có quyền tự do ngôn luận hay báo chí, nó chỉ ngăn chặn nhà nước ra các đạo luật làm hạn chế quyền này mà thôi. Đối với các nhà lập quốc Hoa Kỳ, đây là một trong những “quyền tự nhiên” của con người, không ai đủ tư cách ban phát, Hiến Pháp chỉ ngăn chặn việc xâm phạm quyền tự nhiên ấy. Tu Chính Án Thứ Nhất được ban hành có vẻ là để nhắm tới chính quyền, chứ không phải nhắm vào người dân hay báo chí.

Tự do ngôn luận là sự tự do phát biểu mà không bị kiểm duyệt hoặc hạn chế. Thuật ngữ đồng nghĩa với tự do diễn đạt hoặc tự do thể hiện, biểu lộ (freedom of expression) Tuy nhiên luật pháp Hoa Kỳ cũng bảo vệ mạnh mẽ chống lại những sự vu khống làm thiệt hại đến thanh danh của người khác. Tại Hoa Kỳ, tự do ngôn luận là quyền bất khả xâm phạm, và cũng là niềm hãnh diện của người dân ở đất nước có tự do dân chủ. Nhưng không phải bất cứ ai cũng có thể nói bất cứ điều gì họ muốn. Quyền tự do ngôn luận thật ra không phải là quyền tuyệt đối trong mọi tình huống. Một lời vu khống, một lời tuyên bố sai sự thật, được loan truyền vô tội vạ, có thể gây thiệt hại nghiêm trọng đến uy tín và cuộc sống của một công dân.

Quyền tự do ngôn luận cũng được thừa nhận như là một quyền con người trong Điều 19 Tuyên Ngôn Quốc Tế Về Nhân Quyền và được thừa nhận trong luật nhân quyền quốc tế tại Điều 19 Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị (International Covenant on Civil and Political Rights – ICCPR).

3.  Tinh thần “McCarthy”

Thời đại McCarthy là tên gọi thời thập niên 1950, khi Joe McCarthy thúc đẩy một loạt các cuộc điều trần tại Quốc Hội, tố cáo người này người kia là cộng sản, là tay sai Liên Xô, làm cả nước Mỹ nóng lên với cơn sốt chống cộng, chỉ để dẫn tới nhiều người bị chụp mũ và cũng nhiều người khác chán nản bỏ nước Mỹ mà đi.

Joseph Raymond “Joe” McCarthy (1908-1957) là một chính trị gia người Mỹ, thượng nghị sĩ đảng Cộng Hòa tiểu bang Wisconsin từ 1947 cho đến khi qua đời năm 1957. Từ 1950, McCarthy đã trở thành gương mặt công chúng tiêu biểu nhất ở giai đoạn mà những căng thẳng của chiến tranh lạnh càng khiến gia tăng nỗi sợ về sức ảnh hưởng ngày càng lớn của chủ nghĩa cộng sản. Ông nổi tiếng vì đưa ra những lời tuyên bố rằng đang có khá đông người cộng sản và các điệp viên Xô Viết cũng như những người có cảm tình với Liên Xô bên trong chính quyền liên bang Mỹ và những nơi khác. Rốt cuộc, thượng viện Hoa Kỳ đã chỉ trích những sách lược của ông cũng như sự bất lực của ông trong việc chứng minh những tuyên bố của mình.

Thuật ngữ chủ nghĩa McCarthy ra đời năm 1950 thoạt tiên đã sớm được áp dụng cho những hoạt động chống cộng. Ngày nay, thuật ngữ này được dùng theo nghĩa rộng hơn liên quan đến những lời buộc tội mị dân, thiếu suy nghĩ và vô căn cứ, cũng như công kích công khai nhằm vào tính cách hoặc lòng yêu nước của các đối thủ chính trị.

4.  Tội phỉ báng và vu khống

     Trong tiếng Anh phỉ báng là “defamation”. Trong tiếng Pháp là “diffamation” và trong Tự Điển Pháp Luật Pháp Việt giáo sư Vũ Văn Mẫu dịch là “phỉ báng, hủy báng”.

     Về phương diện pháp luật thời “phỉ báng” muốn cấu thành một tội phạm thì phải được hội đủ những yếu tố sau:

     1- Phỉ báng là hành động phổ biến những tin tức, nói ra những điều không đúng sự thật và giả dối về một người khác (the act of making untrue, false statements about another).

     2- Lời nói xuyên tạc sự thật đó làm tổn hại thanh danh, uy tín người khác (which damages his/her reputation).

     3- Đặc biệt là những hành động và lời nói bịa đặt đó được loan truyền, được phổ biến ra công chúng một cách công khai khiến người thứ ba nghe được (particularly when the false statement is published).

     Hành động phổ biến có hai hình thức, hoặc là bằng lời nói (slander) hay là bằng chữ viết (libel):

     1- Sự phỉ báng, mạ lỵ (slander): Phỉ báng, mạ lỵ là việc thể hiện hành vi thường là bằng lời nói với những người khác về một nhân vật nào đó nhưng không đúng sự thật (making false statements in a non-print format, usually statements that are spoken to others).

    2- Sự vu khống, vu cáo (libel): Vu khống, vu cáo là lời phát biểu sai quấy được viết ra trên giấy, chẳng hạn viết trên những nhật báo và tạp chí, viết trên trang báo mạng (Internet online), media, hoặc bản in, hoặc tranh ảnh, hình vẽ hoặc bằng hình thức nào đó mà người ta có thể nhìn thấy được, đọc được (the issuance of false statements in print, like newspapers and magazines, even in their online formats).

     Nói chung các hành vi phỉ báng, mạ lỵ và vu khống, vu cáo là bày tỏ công khai bằng lời nói, hay bằng cách viết, hoặc bản in, tranh vẽ nhằm ý đồ triệt hạ người khác một cách bất chính, nhằm làm tổn hại thanh danh, danh dự (reputation), uy tín (credibility) của người khác hoặc tổn hại cho công việc, công tác của người ta dưới bất cứ khía cạnh nào đó.

     Nhưng xét kỹ ra thì vào thời buổi này cái khái niệm pháp lý về sự khác biệt giữa phỉ báng và vu cáo, giữa “slander và libel” hầu như đã không còn tồn tại nữa vì sự phát triển lớn lao của các hệ thống truyền thông thời buổi điện tử. Thí dụ như các mạng lưới truyền hình Hoa Kỳ đôi khi bị kiện cáo về tội “libel” mặc dù chẳng có lời lẽ nào được viết ra trên giấy trắng mực đen. Trái lại những phóng viên, nhà báo, bình luận gia, chủ bút, cơ sở truyền thông… đã chỉ “nói”, chỉ “phát ngôn” những lời lẽ của họ cho các khán thính giả ngồi nhà vừa “nghe” vừa “nhìn” chứ không ngồi “đọc” chi cả.

5.  Một số vụ án về phỉ báng và vu khống trong cộng đồng người Việt

Xin liệt kê một số vụ đã bị toà án xử phạt về tội phỉ báng, mạ lỵ và vu khống, vu cáo trong cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ:

     1- Năm 2003, bồi thẩm đoàn thuộc tòa án quận Denver, tiểu bang Colorado kết tội nhà sư Lê Kim Cương và ban quản trị chùa Như Lai tại Colorado là đã mạ lỵ, phỉ báng và vu khống hai chị em cô Hồ Thị Thu và Hồ Thị Thi là cộng sản sau khi họ tố cáo một nhà sư của chùa này có hành vi tình dục bất chánh. Hai cô này thắng kiện và tòa xử cho được bồi thường $4.8 triệu.

     2- Năm 2006, tại Saint Paul, Minnesota, ông Tuấn Phạm, một cựu quân nhân QLVNCH và là chủ nhân ngôi chợ Capital Market, thắng kiện và được bồi thường $693,000 thiệt hại vì một số người Việt ở đây đã chụp mũ ông là cộng sản, là tay sai cộng sản và vi phạm 18 tội mà họ liệt kê ra. Nhưng các người này không chứng minh được tội nào cả. Sự vu cáo này gây nhiều tổn thất về cả tinh thần và kinh tế cho ông và gia đình.

     3- Năm 2009, ông Tân Thục Ðức, 65 tuổi, cựu trung úy QLVNCH bị chụp mũ là cộng sản. Tòa Thượng Thẩm của tiểu bang Washington phán quyết năm cá nhân trong Ủy Ban Chống Cờ Việt Cộng phải liên đới bồi thường $225,000 cho ông.

      4- Năm 2011, ông Hoài Thanh dựa trên chứng cớ cho rằng bà Ngô Thị Hiền (thuộc Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo cho Việt Nam) và người em là Ngô Ngọc Hùng (đài phát thanh Việt Nam Hải Ngoại Vietnamese Public Radio) ở Maryland, đã dùng hệ thống truyền thông của mình để chụp mũ ông là cộng sản. Tòa án của quận Montgomery, tiểu bang Maryland đã ra lệnh cho bà Ngô Thị Hiền và ông Ngô Ngọc Hùng phải bồi thường $1 triệu đô la cho ông Hoài Thanh (cựu chủ nhiệm tuần báo Ðại Chúng tại Maryland).            

      5- Năm 2011, ông Michael Do, tức Đỗ Văn Phúc (một doanh nhân ở vùng Austin) đã phổ biến những bài viết có tính cách “phỉ báng, mạ lỵ, vu khống, gây tổn hại tinh thần và vật chất” cho Bà Nancy Bui (hội trưởng của Vietnamese American Heritage Foundation). Bà Nancy Bui (tức ký giả Triều Giang) bị vu là cộng sản hay thân cộng, tay sai cộng sản và làm ăn với Việt cộng. Tòa án của quận Travis thuộc tiểu bang Texas đã phán quyết ông Phúc phải bồi thường cho bà Nancy $1.9 triệu. Trong đó $800,000 là  tiền bồi thường thiệt hại, và $1,100,000 là tiền phạt để làm gương, gọi là “exemplary damages”.

     6- Năm 2013 thì chấm dứt một vụ kiện khởi sự từ năm 2003. Trong vụ này ba ông Norman Lê, Phiệt Nguyễn, Đạt Hồ và hai bà Nhàn Trần và Nga Phạm đã bị ông Tân Thục Đức, hiệu trưởng Trường Việt Ngữ ở Thurston County, kiện về tội họ đã chụp mũ cho ông là cộng sản. Họ công khai tố cáo ông Đức là một nhân viên bí mật của Việt cộng (undercover Viet Cong agent). Vụ kiện kéo dài đến tháng 4 năm 2009 thì Tòa Superior Court ở Thurston County, Washington State, mới xử và tuyên phạt những người này phải bồi thường cho ông Đức một số tiền là $310.000. Các bên tranh tụng đã kháng cáo bản án lên Tòa Phúc Thẩm rồi sau đó thượng tố lên Tối Cao Pháp Viện Washington State. Kết quả là vào ngày 9.5.2013 Tối Cao Pháp Viện đã y án Tòa Thurston County.

     7- Năm 2014 trong một bài báo bà Hoàng Dược Thảo, bút hiệu Ðào Nương, viết rằng cộng sản Việt Nam đã mua nhật báo Người Việt và để cho ông Phan Huy Ðạt đứng tên làm chủ nhân (The Vietnamese communistes bought the Nguoi Viet Daily News and asked Dat Huy Phan act as owner for them) và ông Phan Huy Đạt đã dối trá khi nộp đơn xin giấy phép hành nghề. Cũng trong bài viết ấy, bà loan tin đồn về đời tư của bà Vĩnh Hoàng (phụ tá tổng giám đốc, phụ trách thương vụ), rằng bà này không có khả năng trí tuệ, đã có chồng mà có nhiều tai tiếng xấu về tình ái, một phụ nữ thiếu trong trắng (an unchaste woman who is unqualified for her profession and known to have many scandalous affairs).

Tại Tòa Thượng Thẩm tiểu bang California, Quận Cam, ba nguyên đơn gồm công ty Người Việt Daily News Inc., ông Phan Huy Ðạt, và bà Vĩnh Hoàng, thắng vụ kiện hệ thống tuần báo Saigon Nhỏ và bà Hoàng Dược Thảo, chủ nhân hệ thống này về các tội phỉ báng và vu khống. Bồi thẩm đoàn 12 người cùng bỏ phiếu thuận, xác định mức bồi thường cho các nguyên đơn $3,000,000, để đền bù các tổn hại về danh dự, uy tín, và tinh thần. Thêm vào đó, 10 bồi thẩm viên cũng bỏ phiếu xác định mức phạt thêm bị cáo $1,500,000 để làm gương (punitive damage), vì hành xử bị cho là có ác ý. Tổng số tiền bồi thường và phạt là $4.5 triệu.  Ngoài ra bồi thẩm đoàn cũng yêu cầu tuần báo Saigon Nhỏ đính chính về những câu viết có tính phỉ báng và vu khống, đồng thời xin lỗi ba nguyên đơn.

Trong các vụ điển hình vừa thuật lại ở trên, chúng ta thấy chỉ có vụ thứ 6 (vụ ba ông và hai bà bị ông Tân Thục Đức kiện về tội chụp nón cối) là vừa kháng cáo sau đó lại thượng tố lên Tối Cao Pháp Viện tiểu bang. Nhưng trong phán quyết ngày 9.5.2013. Tối Cao Pháp Viện đã quyết định với tỉ số 6-1, y án tòa nguyên thẩm và minh định: “Không có sự bảo vệ của Tu Chính Án Thứ Nhất đối với những hình thức tuyên bố sai sự thật và gây thiệt hại; quả thật, mục đích của luật về phỉ báng chính là để trừng phạt những lời phát biểu như thế” (There is no First Amendment protection for the type of false, damaging statements; indeed, the purpose of the law of defamation is to punish such statements).

6. Bồi thường thiệt hại

Sau khi đã chứng minh được là bị đơn phỉ báng và vu khống cho mình, nguyên đơn thắng kiện có thể được bồi thường. Việc bồi thường thiệt hại đó gồm có các loại sau:

     1- Loại thứ nhất là “thiệt hại đặc biệt” (special damage), còn gọi là thiệt hại kinh tế, nghĩa là thiệt hại bằng tiền cụ thể mà nguyên đơn đã phải chi ra, thí dụ như tiền chi trả cho luật sư của mình, tiền khám bệnh trả cho bác sĩ, tiền mua thuốc men, tiền lương bị khấu trừ trong thời gian phải tạm nghỉ làm việc v.v…

     2- Loại thứ nhì là “thiệt hại hiện thực” (actual damage) nhưng có tính cách “tổng quát” (general damage), chẳng hạn nỗi đau tinh thần, tổn hại tới uy tín, tới cương vị của nguyên đơn trong cộng đồng… Tuy không nhất thiết phải đưa ra một con số thiệt hại cụ thể nhưng các nguyên đơn vẫn phải chứng minh là mình đã chịu những thiệt hại này.

     3- Loại thiệt hại thứ ba là “thiệt hại phỏng đoán” (presumed damage). Theo luật hiện hành, mọi lời phỉ báng được phỏng đoán là đương nhiên gây ra thiệt hại cho nguyên đơn dù rằng nguyên đơn có thể không có chứng cớ gì cụ thể hoặc không biết là đã  phải gánh chịu những thiệt hại đó. Bồi thẩm đoàn có toàn quyền ấn định số thiệt hại này.

     4- Loại thiệt hại thứ tư là “thiệt hại trừng phạt” (punitive damage) hay “thiệt hại làm gương” (exemplary damage) trong trường hợp nguyên đơn có thể chứng minh được ác ý của bị đơn. Chứng minh rằng bị đơn, dù biết hành động của mình là sai trái, là sai sự thật mà vẫn nhất định cố tình làm để gây tổn hại cho nguyên đơn. Theo luật pháp Hoa Kỳ, khoản tiền phạt này đồng thời nhắm mục đích làm gương, ngăn ngừa người khác phạm những vi phạm tương tự. Tiền phạt làm gương có khi cao hơn tiền bồi thường thiệt hại. Mặc dù mục đích của tiền phạt làm gương không phải là bồi thường cho nguyên đơn, nhưng trên thực tế, nguyên đơn sẽ nhận được toàn phần hay một phần của tiền phạt này.

7.  Ý kiến hay sự kiện

Trong những vụ kiện về phỉ báng, mạ lỵ, và vu khống, tòa án phân biệt lời phát biểu của bị đơn khi nói về người khác thuộc dạng lời nói “bày tỏ ý kiến” (statements of opinion) hay “phát biểu về sự kiện” (statements of fact). Quyền tự do ngôn luận cho phép người ta tự do bày tỏ ý kiến mà không phạm tội phỉ báng. Ý kiến là một câu nói không thể chứng minh đúng hay sai. Chẳng hạn, viết rằng một người “thiếu thông minh” thì đó là một “ý kiến” (opinion). Ngược lại, “sự kiện” (fact) là điều có thể chứng minh đúng hay sai. Chẳng hạn, viết rằng một người là “cộng sản” tức là đang nói về “sự kiện.” Tuy thế sự phân biệt giữa “ý kiến” và “sự kiện” không luôn luôn rõ ràng. Thông thường một từ ngữ miêu tả (descriptive word) ám chỉ dữ kiện và một từ ngữ thẩm định (evaluative word) ám chỉ quan điểm.

     1- Opinion: Khi bạn đưa ra cái nhận xét, cái đánh giá của bạn về một sự vật, về một con người, hay một hành động thì đó được gọi là “opinion”. Thí dụ một nhân vật trong cộng đồng được nhiều người biết đến. Có người ca tụng ông ta là một nhân vật giỏi giang và khiêm tốn. Nhưng lại có người nói rằng ông ta là người tầm thường và hám danh. Rõ ràng, cảm nhận hay lời bày tỏ ý kiến của hai người trên hoàn toàn khác nhau. Hay nói cách khác opinion đối lập tùy từng người. Tự do ngôn luận cho phép người ta phát biểu “ý kiến” mà không bị kết tội phỉ báng. Ý kiến là một điều không dễ chứng minh được là đúng hoặc sai.

     Hoặc khi một người nói “Cô ấy là ca sĩ có giọng ca hay nhất” thì câu này thuộc dạng bày tỏ ý kiến (statement of opinion). Câu nói thuộc loại này thường gây tranh luận, người thì thấy cô ta hát hay thật, người khác thì lại thấy cô ta hát không hay, chỉ chuyên ăn mặc hở hang uốn éo khêu gợi mà thôi. Khó phán đoán ai đúng ai sai.

     Ý kiến dù không đúng hay quá đáng cũng có thể được miễn trách, nếu không nêu lên các sự kiện thất thiệt khác. Như thí dụ ở trên, nói cô ca sĩ ăn mặc hở hang có vẻ “khiêu dâm” thì tạm được miễn trách nếu không có ác ý. Nhưng nếu nói thêm là đương sự đã từng bị bắt về tội “bán dâm” thì câu này mang tính chất bôi nhọ (defamation) và dâm tục (obscenity) tất nhiên người phát biểu câu đó có thể bị coi là đã phạm tội phỉ báng, vu cáo nếu không có bằng chứng cụ thể.

     2- Fact: là khái niệm về một sự thật, một điều có thật và có thể chứng mình được. Thí dụ một người đi kiếm việc làm tự giới thiệu là có bằng tốt nghiệp ở một trường Đại Học và đã có 5 năm kinh nghiệm làm việc cho một công ty nào trước đó. Đây là một câu nói thuộc dạng “statement of fact”, một lời phát biểu về sự kiện. Cả hai thông tin này đều có thể kiểm chứng được nhờ vào việc xuất trình bằng cấp và hợp đồng lao động với công ty cũ đó. Tuy câu nói thuộc dạng này có thể đúng và cũng có thể không đúng, nhưng đó là loại câu nói mà tòa án có thể tìm hiểu một cách dễ dàng để xác định đúng hay sai, căn cứ vào những dữ kiện (fact) là bằng cấp (của trường Đại Học) và  hợp đồng (với công ty cũ).

8.  Tin đồn

Một lời tuyên bố sai sự thật được tòa án coi là phỉ báng, dù lời tuyên bố này là sự lập lại của tin đồn đãi, truyền miệng, rỉ tai…. Nói cách khác, người lập lại và loan truyền tin đồn thất thiệt có tính phỉ báng mạ lỵ cũng phải chịu trách nhiệm về tội phỉ báng mạ lỵ, y như người đầu tiên tung ra tin đồn này.

Án lệ toà án Hoa Kỳ từng tuyên phán: “Một người lặp đi lặp lại lời mạ lỵ phỉ báng của một người khác vẫn phải chịu trách nhiệm cho việc tái phổ biến đó, ngay cả nếu người tái phổ biến quy lời tuyên bố phỉ báng cho người phổ biến gốc.” (Vụ Moritz v. Kansas City Star Co., 258 S.W.2d 583 tuyên ngày June 8, 1953 bởi Supreme Court of Missouri).

Đây cũng là trường hợp bà Hoàng Vĩnh kiện bà Hoàng Dược Thảo trong vụ kiện Người Việt vs Saigon Nhỏ. Bà Hoàng Dược Thảo trong một bài báo viết rằng “Bà (Hoàng Vĩnh) lại là một người nhiều tai tiếng về tình ái”. Bà kết luận như vậy vì bà khai trước tòa rằng “bà phỏng vấn nhiều người trong cộng đồng, nhiều người trong nhà thờ, và trong nhiều tổ chức từ thiện, những người này xác nhận rằng những lời đồn này là sự thật”. Rất tiếc vì toàn là những tin đồn nên Bà Hoàng Dược Thảo sau khi lặp lại mà không đưa ra được một bằng chứng nào cả và do đó đích thân chịu trách nhiệm về lời tuyên bố công khai này.

9.  Phỉ báng và vu khống có là một tội hình sự hay không?

Tội phỉ báng hay vu cáo theo luật pháp của Việt Nam Cộng Hòa trước năm 1975 là một tội hình sự. Một người bị truy tố về tội phỉ báng hay vu cáo, nếu bị tòa xử có tội, có thể bị phạt vạ (tiền) hay phạt tù. Nhưng về bồi thường thiệt hại thì người đi kiện thường chỉ được bồi thường $1 danh dự (tượng trưng) mà thôi.

Tại Hoa Kỳ kể từ khi có án lệ Zenger (1735) với tài hùng biện của luật sư Andrew Hamilton (như đã tường thuật ở phần đầu bài viết này), phỉ báng và vu khống không còn là một tội về hình sự (criminal) nữa, mà được thụ lý như một vụ hộ (civil case). Bồi thẩm đoàn sẽ quyết định về nội vụ và cấp bồi thường thiệt hại dân sự, dưới sự hướng dẫn về mặt pháp lý của thẩm phán chủ tọa xét xử.

Theo luật pháp Hoa Kỳ, ở cấp Liên Bang, phỉ báng và vu khống không phải là tội hình sự. Nhưng tính tới nay hơn một nửa con số tiểu bang lại xếp tội này vào loại hình sự. Nếu vi phạm luật phỉ báng và vu khống sẽ bị xếp vào tội hình sự và hình phạt sẽ nặng hơn, ngoài việc phải nộp tiền phạt, bị can có thể đi tù (imprisonment) hoặc bị làm việc nặng (hard labor).

Một tài liệu ghi rằng tại Hoa Kỳ từ năm 1992 tới tháng 8 năm 2005 đã có 41 vụ án hình sự về tội nhục mạ được tòa thụ lý, trong đó 6 bị cáo đã bị kết tội. Từ 1965 tới 2004 có 16 vụ đã bị xét xử chung thẩm, trong đó có 9 vụ bị tuyên phán tù ở (jail sentences), trung bình là 173 ngày tù. Tổng cộng những vụ hình sự khác còn lại thời đi tới kết quả là bị phạt tiền (fines) trung bình là $1,700, bị phạt hình phạt thử thách (probation) trung bình là 547 ngày, bị phạt phải làm công tác cộng đồng (community service) trung bình là 120 giờ, hay phải viết thư xin lỗi.

California và Texas không xem vi phạm luật vu khống và phỉ báng là tội hình sự. District of Columbia bãi bỏ luật hình về vu khống và phỉ báng vào năm 2001. Virginia vẫn duy trì luật này. Điều § 18.2-209 của Bộ Luật Virginia nói như sau: “Bất cứ ai hiểu biết và cố ý tuyên bố, phân phát hay loan truyền bằng bất cứ phương tiện nào đến bất cứ một nhà xuất bản hay nhân viên của nhà xuất bản, bất cứ tờ báo, tạp chí, hay ấn phẩm, hay bất cứ chủ nhân hay nhân viên của một đài phát thanh, một đài truyền hình, hãng tin hay dịch vụ truyền thông dây cáp, bất cứ lời tuyên bố sai trái và không đúng sự thật, biết rõ rằng điều này sai trái và không đúng sự thật, liên quan đến bất cứ người nào hay một đoàn thể nào, với mục đích rằng lời tuyên bố này sẽ được phổ biến, phát thanh, hay loan truyền, sẽ bị coi là phạm tội cấp 3 (class 3 misdemeanor)”.

Tại Hoa Kỳ, “misdemeanor” là một tội phải gánh chịu hình phạt tù giam tối đa tới 1 năm (a misdemeanor is a crime that is punishable with jail time of up to 1 year). Có 3 loại misdemeanor: Loại 1 là nghiêm trọng nhất. Loại 3 thời ít nghiêm trọng hơn và hình phạt tối đa cho Loại 3 này là phạt tiền tới $500 và 30 ngày nằm nhà đá (the maximum punishment for Class 3 misdemeanor is fine of up to $500 and 30 days in jail).

10. Gọi một người là cộng sản có phạm tội phỉ báng và vu khống hay không?

Nếu trong một đám đông ai đó gọi một người Mỹ là “cộng sản” thì điều này rất bình thường. Lý do là ngoài hai đảng Dân Chủ và Cộng Hòa tại nước Mỹ này còn có cả đảng Cộng Sản nữa. Nếu người được gọi tên đó là ông John Bachtell thì chắc ông ta vui lắm và sẽ “welcome” ngay vì ông ta chính là Chủ Tịch Đảng Cộng Sản Hoa Kỳ.

     Được biết Đảng Cộng Sản Hoa Kỳ (tiếng Anh là Communist Party of the United States of AmericaCommunist Party USA, viết tắt là CPUSA) là một đảng chính trị theo chủ nghĩa Marx-Lenin ở Hoa Kỳ. Trong nửa đầu thế kỷ 20, đây đã là đảng cộng sản lớn nhất và có ảnh hưởng sâu rộng nhất ở Hoa Kỳ và có một vai trò nổi bật trong phong trào lao động từ thập niên 1920 đến 1940, thành lập phần lớn các nghiệp đoàn công nghiệp chính của Hoa Kỳ. Đến thập niên 1950, ảnh hưởng của đảng này bị giảm đi đáng kể và từ đó không còn là một thế lực hoạt động đáng kể trong chính trường Hoa Kỳ.

Trái lại nếu trong đám đông đó ta gọi một người Việt Nam là “cộng sản” thì chắc sẽ gặp nhiều rắc rối. Chúng ta là người “tỵ nạn cộng sản” trên đất nước này. Hai chữ cộng sản gợi lại bao cảnh xấu xa đầy thương đau: người chết chóc, kẻ bị hành hạ tù đày, người mất nhà mất tài sản, kẻ mất mạng trên biển Đông, rồi thảm sát Mậu Thân ở Huế, pháo kích bừa bãi trong thành phố v.v… Bên trong nước Việt hiện nay mấy từ ngữ “độc lập, tự do, hạnh phúc” chỉ là một cái bánh vẽ lừa bịp người dân. Gọi ai là “cộng sản” tức là chụp mũ xấu xa cho họ, chụp cái nón cối lên đầu họ khiến mọi người chung quanh khinh ghét, căm thù! Nếu lời nói đó vừa không đúng sự thật lại hàm chứa nhiều ác ý thì đã đủ yếu tố cấu thành một tội hình sự rồi, đó là tội “phỉ báng và vu khống”!

Nên hiểu rằng các từ ngữ như: cộng sản, Việt cộng, Việt gian, thân cộng, tay sai cộng sản và làm ăn với Việt cộng v.v… đều bị coi như lời “phỉ báng”. Lại thêm từ ngữ “quốc doanh” cũng vậy. Từ điển Việt cộng định nghĩa “quốc doanh” là “do nhà nước đứng ra kinh doanh” (state-run; state-managed). Nhà nước đây tức là cộng sản Việt Nam. Vậy phải được hiều rằng từ ngữ này tương đồng với từ ngữ “cộng sản”. Viết báo, viết sách, phổ biến e-mail, đăng trên facebook, tuyên bố nơi công cộng v.v… để chụp mũ ai là “cộng sản” hay “quốc doanh” mà không có bằng cớ rõ rệt để minh chứng điều đó là sự thật đều có thể bị kết vào tội phỉ báng và vu khống! Trong cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ 7 vụ án đã bị toà án xử phạt về tội phỉ báng và vu khống như được tường thuật ở phần trên bài này chắc đã đủ để minh chứng điều đó!:

Cũng cần lưu ý thêm là kẻ xấu muốn “ném đá giấu tay” mà chỉ nói rằng mình “nghe nói” điều đó thì người nhắc lại “tin đồn” có tính cách phỉ báng, mạ ly, vu cáo với ác ý này cũng vẫn phải chịu trách nhiệm như “chính danh thủ phạm”. Các vụ án “Moritz v. Kansas City Star Co.,” và vụ “Người Việt v. Saigon Nhỏ” như đã đề cập ở phần trên bài này cũng đã minh chứng điều đó!.

Bà Nancy Bui (tức ký giả Triều Giang) nói trong vụ kiện Đỗ Văn Phúc: “Mạo danh lý tưởng chống cộng cao đẹp để chụp mũ người quốc gia là cộng sản là một trọng tội đối với đất nước, dân tộc. Vì việc làm này gây chia rẽ, hoang mang, nghi kỵ trong cộng đồng. Từ đó, nó làm giảm tiềm năng đấu tranh của người Việt tự do của chúng ta, và nó làm người trẻ chán ngán, xa lánh sinh hoạt cộng đồng.”

Một người bên ngoài cộng đồng, cũng nghĩ vậy, và so sánh nạn chụp mũ trong cộng đồng với thời đại “McCarthy” của nước Mỹ thập niên 1950, khi nhiều người Mỹ cũng bị chụp mũ cộng sản. Người đó là bà Toalson, chủ tọa bồi thẩm đoàn. Bà nói với báo Người Việt: “Hai cộng đồng chúng ta (Mỹ và Việt) thật ra có nhiều điểm giống nhau hơn là khác nhau. Trong suốt thời gian tham dự phiên tòa, tôi không khỏi liên tưởng tới những gì mà người Mỹ chúng tôi đã trải qua trong thời đại McCarthy.”

***

Vượt ra ngoài phạm vi pháp lý có lẽ tôn giáo nào cũng dạy con người phải nói lời chân thật, tránh dối trá. Những lời nói dịu dàng làm đẹp lòng người nghe là những điều rất cần thiết để tô hồng cuộc sống trong cái cõi ta bà này.

Trong Phật giáo các từ ngữ như “chánh ngữ” và “ái ngữ” luôn luôn được đề cập tới để khuyên dạy các Phật tử. Chánh ngữ (Samma vaca) là: “1. Không dối trá; 2. không nói lời mắng nhiếc mạ lỵ khiến người khác đau lòng hay tổn thương; 3. không thêu dệt thêm bớt để chia rẽ hay đả phá; 4. không nói lời nhảm nhí vô ích”. Chúng ta cũng cần lưu ý lời nói khủng bố tinh thần (abusive speech, terrorist words) thì được gọi là “ác ngữ” cách nói mà người con Phật chân chánh cũng nên tránh.

phibang end image

ÁI HỮU LUẬT KHOA CALIFORNIA
LS NGÔ TẰNG GIAO
(Virginia Feb. 2016)

Lái Xe An Toàn

Phạm Văn Tuấn

car driving3

I/ Hệ thống giao thông.

Khi một người được cấp “bằng lái xe”, người này đã được phép tham gia vào một phạm vi hoạt động mới, đó là hệ thống giao thông và bằng lái xe tượng trưng cho nhiều trách nhiệm mới.

Hệ thống giao thông gồm ba phần, là con người, xe cộ và đường lộ. Mục đích của hệ thống giao thông là di chuyển nhiều người từ một nơi này tới một nơi khác trong các điều kiện an toàn, tiết kiệm và hữu hiệu. Đây là một tổ chức rất phức tạp gồm các người đi bộ, đi xe đạp, các người lái hay ngồi trên xe gắn máy và xe hơi… Những loại người này đã không được huấn luyện kỹ càng như trong phạm vi thuộc các hệ thống vận chuyển khác, chẳng hạn như các phi công lái máy bay.Đọc thêm…