Tắm Ao

Nguyễn Phú Long

Lời giới thiệu:  Vào thời thanh bình của Miền Nam Tự Do, chàng là dân Biên Hòa, vào một buổi trưa hè nóng nực, bèn trèo lên cây bưởi để hái hoa, bất ngờ nhìn xuống cái ao phía dưới, thấy một thiểu nữ thật đẹp, da trắng, bỏ xiêm y, tắm ao, nàng đâu ngờ rằng có chàng thi sĩ đang ở trên cây bưởi nhìn xuống. Lỗi tại ai?

Xin mời đọc các dòng thơ diễn tả tấm lòng "rộn ràng" của nhà thơ, bởi vì chàng đã nhìn thấy "dày dày sẵn đúc một tòa thiên nhiên", và kết quả là "bèo trôi, cá lặn, ra vào phân vân", giống như tác giả.

(PVT)

 

Tắm Ao

"Trèo lên cây bưởi hái hoa

Bước xuống vườn cà..." lòng dạ xôn xao!

Ô kìa! Thiếu nữ má đào

Bỏ xiêm y lội dưới ao rất tình

Nước trong leo lẻo lung linh

Giữa trời cô lấy tay mình rửa tay.

Nhẹ nhàng vuốt sợi lông mày

Bèo trôi, cá lặn, bên này ngẩn ngơ.

 

Trèo lên cây bưởi thẫn thờ

Dưới ao phẳng lặng trên bờ vắng hoe

Đang vui sao vội bỏ đi

Áo xiêm chẳng để chút gì cho nhau.

Hỡi cô thiếu nữ má đào

Bèo trôi, cá lặn, ra vào phân vân

Nụ tầm xuân, nụ tầm xuân

Mai sau còn biết có lần nữa chăng?

 Nguyễn Phú Long.

 

 

 

tam-ao

(tranh Renoir)

(Trích trong: Tuyển Tập Thơ Văn, (trang 108) của Ba Nhà Thơ: Hoa Văn, Nguyễn Phú Long và Trần Quốc Bảo (2016)).

Rene Francois Sully Prudhomme (1839 – 1907) Văn Hào Pháp Lãnh Giải Thưởng Nobel Văn Chương đầu tiên

Phạm Văn Tuấn

Rene Francois Armand Sully Prudhomme là nhà thơ và nhà viết bình luận người Pháp. Ông là thi nhân lãnh Giải Thưởng Nobel Văn Chương đầu tiên vào năm 1901.

Sully Prudhomme trước tiên theo học ngành kỹ sư rồi chuyển sang bộ môn triết học và thơ phú. Ông liên hệ với trường phái Parnassus nhưng các tác phẩm của ông mang các đặc tính riêng.

1/ Cuộc đời của nhà thơ Sully Prudhomme. 

            Sully Prudhomme là con trai của một chủ tiệm tạp hóa, đã theo học trường trung học Bonaparte nhưng vì mắt kém nên ông đã bỏ dở việc học rồi làm việc trong xưởng đúc thép Schneider trong miền Creusot, sau đó lại theo học luật tại một văn phòng chưởng khế.

Sully Prudhomme là hội viên của một hội sinh viên đặc biệt có tên là “Conference La Bruyere” (hội Thảo Luận La Bruyere), hội này đã khuyến khích ông đi vào con đường văn thơ.

Tập thơ đầu tiên của Sully Prudhomme có tên là “Stances et Poems” (Stanzas and Poems, 1865 = Thơ tứ tuyệt và thơ) đã được nhà thơ Sainte-Beuve khen ngợi. Trong tập thơ này có bài thơ nổi tiếng nhất của tác giả: Le Vase brisé (Chiếc Bình rạn vỡ).

Trước khi cuộc chiến tranh Pháp Phổ bùng nổ (the Franco-Prussian War), Sully Prudhomme đã cho phổ biến nhiều bài thơ rồi ông đã thảo luận về cuộc chiến tranh qua hai tác phẩm “Impressions de la guerre” (Cảm tưởng về chiến tranh, 1872) và “La France” (Nước Pháp, 1874).

Trong thời gian làm thơ, Sully Prudhomme đã dần dần chuyển từ thể văn tình cảm sang thể văn có tính cách cá nhân hơn do phối hợp hình thức của trường phái Parnassus với sở thích về triết học và khoa học. Cảm hứng này thấy rõ khi Sully Prudhomme dịch thơ của Lucretius trong tác phẩm “De rerum natura”.

Đường lối triết học của Sully Prudhomme được diễn tả trong hai cuốn sách “La Justice” (Công Lý, 1878) và “Le Bonheur” (Hạnh Phúc, 1888).

Vào năm 1881, Sully Prudhomme được bầu vào Hàn Lâm Viện Pháp Quốc (Academie francais) rồi qua năm 1895, ông nhận đựoc danh dự Hiệp Sĩ (Chevalier de la Légion d’honneur).

Sau tác phẩm “Le Bonheur” (Hạnh Phúc), Sully Prudhomme chuyển từ thơ phú sang các bài bình luận (essays) về thẩm mỹ học (aesthetics) và triết học (philosophy). Ông cho phổ biến hai bài bình luận quan trọng, đó là “L’Expression dans les beaux-arts” (sự diễn đạt trong nghệ thuật, 1884) và “Réflexions sur l’art des vers” (Suy nghĩ về nghệ thuật của các câu thơ, 1892). Sully Prudhomme còn viết một loạt bài báo về Blaise Pascal trong tạp chí “La Revue des deux Mondes” (Tạp chí hai thế giới, 1890) cũng như trong tạp chí “Revue de métaphysique et de morale” (Tạp chí siêu hình và đạo đức, 1906).

Vào năm 1901, Sully Prudhomme lãnh được Giải Thưởng Nobel Văn Chương, với lời ca ngợi như sau: “công nhận đặc biệt về cách bố cục thơ của ông, đây là sự hiển nhiên về lý tưởng cao cả, sự toàn hảo nghệ thuật và sự phối hợp hiếm thấy vì các phẩm chất cả về tấm lòng lẫn trí thức” (in special recognition of his poetic composition, which gives evidence of lofty idealism, artistic perfection and a rare combination of the qualities of both heart and intellect).

Sully Prudhomme đã dùng phần lớn của số tiền thưởng cao quý này để tạo nên một giải thưởng thơ do Hội Các Văn Nhân (La Societé des gens de lettres). Vào năm 1902, Sully Prudhomme cũng thành lập Hội Các Nhà Thơ Pháp (La Société des poèts francais) với Jose-Maria de Heradia và Leon Dierx.

Do sức khỏe suy kém từ năm 1870, Sully Prudhomme phải sinh sống như một người ẩn dật tại Chartenay-Malabry, rồi ông bị liệt trong khi đang viết các bài luận văn. Sully Prudhomme đột ngột qua đời vào ngày 6 tháng 9 năm 1907, rồi được chôn cất tại nghĩa trang Père-Lachaise trong thành phố Paris.

2/ Phần Thơ tiếng Pháp.

 LE VASE BRISÉ

Le vase où meurt cette verveine

D’un coup d’éventail fut fêlé;

Le coup dut l’effleurer à peine,

Aucun bruit ne l’a révélé.

Mais la légère meurtrissure,

Mordant le cristal chaque jour,

D’une marche invisible et sûre

En a fait lentement le tour.

Son eau fraîche a fui goutte à goutte,

Le suc des fleurs s’est épuisé;

Personne encore ne s’en doute:

N’y touchez pas, il est brisé.

Souvent aussi la main qu’on aime,

Effleurant le coeur, le meurtrit;

Puis le coeur se fend de lui-même,

La fleur de son amour périt.

Toujours intact aux yeux du monde,

Il sent croître et pleurer tout bas

Sa blessure fine et profonde;

Il est brisé, n’y touchez pas.

Sully Prudhomme.

pvt2

(Tranh Van Gogh)

 3/ Phần Thơ Chuyển Ngữ của Nhà Thơ Nguyễn Thị Ngọc Dung.

BÌNH HOA RẠN VỠ

Cỏ tiên héo úa trong bình,

Quạt hương thơm ngát vô tình lướt qua,

Dù không rung động cành hoa,

Mà nghe rạn nứt, xót xa tủi hờn.

Nhẹ nhàng như cánh bướm vờn,

Ngày trôi xuyên lịm tím hồn pha lê,

Trăm đường vạch cắt lê thê,

Vết thương gậm nhấm ê chề đậm sâu.

Âm thầm cạn rỉ giọt sầu,

Mật hoa khô héo vương màu phôi phai,

Hững hờ tri kỷ nào ai,

Bình hoa rạn vỡ, chớ hoài chạm thêm.

Bàn tay măng nõn nà êm,

Ơ thờ mơn chớn, rũ mềm nỗi yêu,

Tâm tư day dứt cô liêu,

Hoa lòng ngập phủ tiêu điều mộ tim.

Vẹn nguyên qua mắt thường tình,

Buồn thêm tê tái, lệ mình tuôn rơi,

Niềm đau vực thẳm rã rời,

Trái tim tan nát, xin người buông tha.

NGUYỄN THỊ NGỌC DUNG (chuyển ngữ)

4/ Phần Thơ tiếng Pháp: Rosées.

Rosées

Je rêve, et la pâle rosée

Dans les plaines perle sans bruit,

Sur le duvet des fleurs posée

Par la main fraîche de la nuit.

D’où viennent ces tremblantes gouttes?

Il ne pleut pas, le temps est clair;

C’est qu’avant de se former, toutes,

Elles étaient déjà dans l’air.

D’où viennent mes pleurs? Toute flamme,

Ce soir, est douce au fond des cieux;

C’est que je les avais dans l’âme

Avant de les sentir aux yeux.

On a dans l’âme une tendresse

Où tremblent toutes les douleurs,

Et c’est parfois une caresse

Qui trouble, et fait germer les pleurs.

Sully Prudhomme.

pvt3   

5/ Phần Thơ Chuyển Ngữ của Nhà Thơ Tâm Minh Ngô Tằng Giao.

NHỮNG GIỌT SƯƠNG

Ta mơ, sương giọt mong manh

Trong đồng cỏ biếc long lanh im lìm,

Đọng trên những cánh hoa hiền

Đêm vươn tay mát dịu êm đặt vào.

Nhẹ rung sương đến từ đâu?

Trời mây quang đãng, mưa nào tuôn rơi;

Trước khi giọt đọng muôn nơi

Từng không sương đã buông lơi chập chùng.

Bởi đâu lệ chợt trào dâng?

Chiều nay lửa ấm khắp vầng trời cao;

Vì hồn ta lệ sẵn trào

Trước khi cảm thấy giọt sầu hoen mi.

Hồn người êm ái xuân thì

Nơi đây xao động sầu bi cũng nhiều,

Đôi khi ve vuốt thương yêu

Vẫn gây phiền não, vẫn khêu lệ tràn.

Tâm Minh Ngô Tằng Giao (chuyển ngữ, 11-2016)

Phạm Văn Tuấn biên khảo./.

 

Thanksgiving Delights

thanksgiving-cornucopia-bountiful-harvest-910x500

On Thanksgiving Day we’re thankful for
Our blessings all year through,
For family we dearly love,
For good friends, old and new.

For sun to light and warm our days,
For stars that glow at night,
For trees of green and skies of blue,
And puffy clouds of white.

We’re grateful for our eyes that see
The beauty all around,
For arms to hug, and legs to walk,
And ears to hear each sound.

The list of all we’re grateful for
Would fill a great big book;
Our thankful hearts find new delights
Everywhere we look!

By Joanna Fuchs

happy-thanksgiving

Niềm Vui Ngày Tạ ơn

Nhân vào ngày Lễ Tạ Ơn
Chúng ta cảm tạ vô vàn thành tâm
Những lời cầu nguyện quanh năm,
Tạ ơn gia cảnh muôn phần yêu thương,
Tạ ơn bạn quý muôn phương
Dù là cố cựu hay dường mới quen,

Tạ ơn tia sáng êm đềm
Vầng dương sưởi ấm áp thêm tháng ngày,
Tạ ơn tinh tú đẹp thay
Hằng đêm lấp lánh đó đây rạng ngời,
Tạ ơn cây cối xanh tươi,
Cùng bầu trời mãi tuyệt vời thẳm xanh,
Và mây từng đám xây thành
Giăng khoe sắc trắng bồng bềnh nhẹ trôi.

Chúng ta cảm tạ hết lời
Nhờ đôi mắt để nhìn đời xung quanh
Thấy bao cảnh đẹp như tranh,
Nhờ vòng tay để nhiệt tình ấp ôm,
Nhờ đôi chân dạo xa gần
Và tai nghe tiếng thì thầm thương yêu.

Tạ ơn thời có lắm điều
Sách dày ghi được bao nhiêu cho vừa;
Bao niềm vui mới nên thơ
Theo lòng cảm tạ bất ngờ hiện ra
Khi ta nhìn khắp gần xa
Thấy chân hạnh phúc thăng hoa dạt dào!

Tâm Minh Ngô Tằng Giao
(chuyển ngữ)

“Blowin’ In The Wind”

Bob Dyland

bob-dylan-press-image-crop-480x270

How many roads must a man walk down
Before you call him a man?
How many seas must a white dove sail
Before she sleeps in the sand?
Yes, and how many times must the cannon balls fly
Before they’re forever banned?
The answer, my friend, is blowin’ in the wind
The answer is blowin’ in the wind

Yes, and how many years can a mountain exist
Before it’s washed to the sea?
Yes, and how many years can some people exist
Before they’re allowed to be free?
Yes, and how many times can a man turn his head
And pretend that he just doesn’t see?
The answer, my friend, is blowin’ in the wind
The answer is blowin’ in the wind

Yes, and how many times must a man look up
Before he can see the sky?
Yes, and how many ears must one man have
Before he can hear people cry?
Yes, and how many deaths will it take ’till he knows
That too many people have died?
The answer, my friend, is blowin’ in the wind
The answer is blowin’ in the wind

BOB DYLAN

 

“THỔI BAY THEO GIÓ”

 Người bao nhiêu dặm đường trần phải bước
Để thiên hạ gọi là được thành nhân?
Bao biển xa bồ câu cần bay lướt
Mới về được cồn cát mượt ngủ yên?
Vâng! Đại bác bắn bao viên tàn phá
Rồi người ta mới lệnh cấm ban ra?
Câu trả lời, bạn ơi, hòa trong gió
Câu trả lời theo gió thổi bay xa!
 
Ngọn núi kia tồn tại được bao đời
Trước khi bị nước cuốn trôi ra biển?
Kiếp người phải sống thêm bao năm tháng
Rồi mới được xếp vào hàng tự do?
Vâng! Bao lần ta chỉ lo ngoảnh mặt
Và làm ngơ như mắt chẳng thấy gì?
Câu trả lời, bạn ơi, mờ trong gió
Câu trả lời, bay theo gió còn chi!
 
Biết bao lần ta phải ngước mắt lên
Mới nhìn thấy trời cao ngất phía trên?
Ta cần phải có thêm bao tai nữa
Mới nghe được ai nức nở canh trường?
Vâng! Phải thấy nhiều cái chết thảm thương
Mới nhận ra sinh mạng chỉ vô thường!
Câu trả lời, bạn ơi, vương trong gió
Câu trả lời, theo gió lượn muôn phương!

 TÂM MINH NGÔ TẰNG GIAO
(chuyển ngữ, Nov-2016)
 
 

Khi Tiếng Mỹ Được “Chêm” Vào Tiếng Việt

Đàm Trung Pháp

MỘT ĐIỀU KHÓ TRÁNH

Sau bốn thập kỷ tỵ nạn tại Mỹ, nhiều người Việt chúng ta sử dụng tiếng Mỹ thành thạo trong đời sống hàng ngày cũng như trong công ăn việc làm. Cũng vì vậy mà khi nói tiếng Việt với nhau tại quê hương mới này, chúng ta có khuynh hướng “chêm” khá nhiều tiếng Mỹ vào ngôn ngữ mẹ đẻ của mình. Trong các câu chuyện xã giao, trong báo chí, và ngay cả trong văn chương nữa, sự giao thoa giữa hai ngôn ngữ Việt và Mỹ là một hiện tượng tự nhiên và khó tránh.

Các tiệm ăn mới khai trương thường không tính tiền nước uống cho thực khách và diễn đạt ý tưởng ấy bằng nhóm chữ Free nước ngọt. Kỳ diệu thay, nhóm chữ này dùng cú pháp Mỹ rất chỉnh: tĩnh từ free mô tả danh từ nước ngọt được trịnh trọng đặt trước danh từ ấy! Vài tiệm phở có sáng kiến bán phở làm sẵn cho người mua mang về nhà, và quảng cáo thứ phở đó là Phở to go. Khỏi phải nói, nhóm chữ này cũng đúng cú pháp Mỹ luôn!
Người viết được đọc trên báo chí một bài thơ vui của tác giả Nguyễn Phú Long, trong đó tiếng Mỹ thoải mái sánh vai cùng tiếng Việt. Mời quý bạn thưởng lãm bài thất ngôn tứ tuyệt “mang hai dòng ngôn ngữ” được sáng tác để mừng tân xuân buồn tẻ nơi hải ngoại:
Xe thư bưu điện đến rồi đi,
Ngoài coupons ra chả có gì.
Bạn tới chúc xuân khui nước ngọt,
Buy one ngoài chợ get one free.
HIỆN TƯỢNG ĐẠI ĐỒNG
Hiện tượng giao thoa ngôn ngữ của chúng ta thực ra là một khuynh hướng đại đồng. Mọi sắc tộc di dân khác tại xứ này đều “chêm” tiếng Mỹ vào tiếng mẹ đẻ của họ, chẳng khác gì chúng ta cả. Khả năng sáng tạo của bộ óc loài người trong cách sử dụng hai ngôn ngữ thoải mái bên nhau để truyền thông hữu hiệu thực là thần kỳ.
Các ngữ học gia tại Mỹ ngày nay mệnh danh hiện tượng giao thoa ngôn ngữ ngoạn mục này là code-switching và phản bác những lời phê bình lỗi thời  lên án người sử dụng nó là cẩu thả, lai căng, hoặc hỗn loạn trí tuệ. Trái lại, họ cho rằng những người có khả năng cho hai ngôn ngữ hòa hợp với nhau một cách hữu hiệu là những người thực sự đã làm chủ được cả hai ngôn ngữ ấy, và khi cần thiết (như khi giao dịch với một cá nhân đơn ngữ) họ dư khả năng sử dụng chúng một cách “tinh tuyền” không pha trộn chút nào.
Người ta từng ví von một cá nhân “đơn ngữ” (monolingual) như một ca sĩ chỉ có thể đơn ca, một cá nhân “song ngữ” (bilingual)” như một ca sĩ có thể một mình song ca, và một cá nhân “đa ngữ” (multilingual) như nhạc trưởng một ban hợp ca!
LÝ DO CỦA CODE-SWITCHING
–  Tiếng Việt không có ngữ vựng hoặc thành ngữ thỏa đáng để diễn tả một ý niệm mà chúng ta đã quá quen trong tiếng Mỹ. Thí dụ, khi còn ở quê nhà trước 1975, lúc bị bệnh không đi làm được, chúng ta đâu có gọi điện thoại vào sở để “cáo ốm” được? Thành ra, khi diễn tả ý niệm đó trong cuộc sống hiện tại, chúng ta liền cho thành ngữ rất tiện dụng của người Mỹ là call in sickgiao duyên ngay với tiếng Việt mến yêu, để nẩy sinh ra câu “Bữa nọ mình bịnh quá, đi làm hết nổi, thành ra phải call in sick rồi nhờ người ta đưa đi bác sĩ đấy!”
Những từ ngữ chuyên môn như software, blueprint, email, workshop, những công thức ngắn gọn để chào hỏi, chúc tụng, cảm tạ, hoặc chia tay trong tiếng Mỹ như hello, good morning, sorry, congratulations, thank you, bye cũng rất được chúng ta chiếu cố và sẵn sàng chêm vào tiếng nói chúng ta một cách tự nhiên.
–  Code-switching là một cách ngăn chặn không cho người khác “nghe lóm” chuyện riêng tư của mình. Chẳng hạn, hai người Việt đang tâm sự với nhau bằng tiếng Mỹ trong thang máy mà chợt thấy một người Mỹ đứng bên cạnh có vẻ tò mò lắng nghe. Họ bèn chuyển câu chuyện buồn ấy sang tiếng Việt để được “yên tâm” hơn: “My wife has asked for a divorce since I lost my job last year, you know … Đã mất việc rồi lại sắp mất cả vợ nữa, tôi chẳng còn thiết sống, anh ạ.”
–  Yếu tố Mỹ chêm trong tiếng Việt là một cách gián tiếp nói lên một mối liên kết giữa những người “đồng hội đồng thuyền” với nhau. Người viết biết chắc nhiều Việt kiều áo gấm về làng khi gặp nhau tại quê cũ thế nào cũng “pha” ê hề tiếng Mỹ vào tiếng Việt của họ, như thể để nhắc nhở mọi người mọi giới rằng họ là những “người Mỹ gốc Việt” chính cống sáng giá lắm đấy, chứ không phải là đồ bỏ đâu: “Hey guys, are you from Little Saigon, too? Sẽ stay tại Huế bao lâu?”
Các người Mỹ gốc Việt tranh cử vào các chức vụ công quyền mà không chêm tiếng Việt vào tiếng Mỹ khi tiếp xúc với cử tri đồng hương thì khó mà lấy được phiếu bầu của họ: “When I get elected as mayor of this city, kính thưa bà con cô bác, I will do my best to serve the needs of elderly folks in our dear cộng đồng…”
–  Yếu tố Mỹ trong tiếng Việt cũng cho thấy người nói sắp chuyển sang một thái độ mới, như để cảnh giác người nghe. Này nhé, khi thấy sắp đến giờ đi học mà đứa nhỏ còn nằm dài trên giường, người mẹ song ngữ Việt-Mỹ có thể phát ngôn: “Này cu Tý, gần bảy giờ sáng rồi đấy nhá. Ngủ nhiều rồi mà. Now get up!” Nghe bà mẹ hiền đang nói tiếng Việt rồi bà bất chợt chuyển sang tiếng Mỹ ở câu cuối cùng thì cu Tý, dù có lì lợm đến mấy, chắc cũng phải nhảy ra khỏi giường tức khắc!
CHÊM TIẾNG MỸ VÀO CHỖ NÀO TRONG CÂU?
–  Các danh từ, động từ, tĩnh từ Mỹ có thể được chêm vào chỗ phù hợp trong câu: “Chị ơi, em đang depressed quá vì em và boyfriend vừa split rồi!”
–  Các số từ, giới từ, liên từ Mỹ không thể chêm vào câu Việt. Không ai nói:“Tôi nghĩ fifteen ngày nữa việc này mới xong.”  “Làm ơn dẫn con chó ấy across con đường dùm tôi!”  “Although Lan nghèo, cô ta rất hạnh phúc.”
–  Các từ ngữ thông dụng tiếng Mỹ thường được chêm vào đầu hay cuối câu: “As a matter of fact, nó vừa đến thăm tôi hôm qua mà.”  “Tay ấy thì xạo hết chỗ nói rồi, you know.”
–  Trong một câu kép (compound sentence) hoặc một phức hợp (complex sentence), tiếng Mỹ có thể chiếm nguyên một mệnh đề trong đó: “You can drink coffee, nhưng tôi sẽ uống nước trà.” || “Nếu mà anh mệt, please stay home tomorrow!”
Người viết mạn phép “chêm” tiếng Mỹ vào trong phần kết luận dưới đây. Rất mong quý bạn đọc không nghĩ là người viết ôm đồm nhiều ngoại ngữ quá cho nên đã bị “tẩu hỏa nhập ma” rồi:
Code-switching giữa hai ngôn ngữ Việt và Mỹ là một natural phenomenon, cho nên chúng ta chẳng phải worry gì cả về issue này, OK?  Vả lại, cái habit chêm tiếng Mỹ vào tiếng Việt này nó khó quit lắm! Quý bạn cứ try your best nói tiếng Việt “tinh tuyền” về politics hoặc jobs trong một bữa cơm gia đình mà coi. It will be a pain, tin tôi đi!”
 

Đàm Trung Pháp

* Sưu tầm, trình bày tranh và câu chữ minh họa: Ngọc Dung.

William Wordsworth (1770 – 1850), Thi Bá của Nước Anh

Phạm Văn Tuấn

william_wordsworth_at_28

William Wordsworth lúc 28 tuổi

William Wordsworth được nhiều học giả coi là thi sĩ lãng mạn quan trọng nhất của nước Anh. Vào năm 1795, Wordsworth đã gặp thi sĩ Samuel Taylor Coleridge, họ cộng tác với nhau trong tập thơ “Lyrical Ballads” (Thơ Ballad Trữ Tình, 1798), đây là tập thơ được coi là khởi đầu cho phong trào Lãng Mạn tại nước Anh và trong tập thơ này, phần lớn các bài thơ là của Wordsworth.

William Wordsworth là Thi Bá (Poet Laureate) của nước Anh từ năm 1843 cho tới khi ông qua đời vào năm 1850.

1/ Thời niên thiếu.

             William Wordsworth sinh ngày 7 tháng 4 năm 1770 trong căn nhà Wordsworth tại Cockermouth, Cumberland, là con trai thứ hai của ông John Wordsworth và bà Ann Cookson. Cumberland là khu vực có nhiều phong cảnh đẹp thuộc miền tây bắc của nước Anh, nơi đây còn được gọi là “Khu Vực Hồ Nước” (the Lake District). Năm sau 1771, ra đời là người em gái Dorothy, cùng rửa tội với William. Dorothy cũng là một nhà thơ. William có một người anh trai tên là Richard là một luật sư, một người em trai tên John sinh sau Dorothy.

Ông John Wordsworth, cha của William, là người đại diện luật pháp của ông James Lowther, Hầu Tước thứ Nhất của miền Lonsdale, nhờ chức vụ này, gia đình ông John đã cư ngụ trong một tòa nhà to lớn trong một tỉnh nhỏ, nhưng ông John thường đi công tác xa nhà, vì vậy tình cảm giữa người cha và các con không được đằm thắm cho tới khi ông John qua đời vào năm 1783, tuy nhiên ông John đã khuyến khích William phải đọc nhiều sách văn thơ, đặc biệt là của các tác giả Shakespeare và John Milton. William còn được phép dùng các sách trong thư viện của cha và cũng có thời gian sinh sống tại Penrith là nơi quê ngoại.

William Wordsworth được mẹ dạy tập đọc, theo học một trường tiểu học tại Cockermouth rồi tại một trường ở Penrith, nơi dành cho các trẻ em của các gia đình quý phái. Chính tại Penrith mà William đã gặp gia đình Hutchinsons, trong đó có cô Mary, sau này là người vợ của William Wordsworth. Sau khi bà mẹ qua đời, ông John gửi con trai theo học trường trung học Hawkshead tại Lancashire (bây giờ là Cumbria).

2/ Thời trưởng thành và sáng tác.

             William Wordsworth bắt đầu là nhà thơ vào năm 1787 khi ông cho phổ biến một bài thơ “sonnet” (thơ 14 câu) trên tờ Tạp Chí Châu Âu (the European Magazine). Cũng vào năm này, William theo học Đại Học St. John, Cambridge, đậu văn bằng Cử Nhân (BA degree) vào năm 1790.

Năm 1790, William Wordsworth đi du lịch khắp châu Âu, thăm miền Núi Alps, tới các nước Pháp, Thụy Sĩ và Ý. Vào tháng 11 năm 1791, Wordsworth tới nước Pháp khi đó đang có cuộc Cách Mạng nên ông rất say mê phong trào Cộng Hòa (the Republican movement). Tại nước Pháp, Wordsworth đã yêu thương một thiếu nữ tên là Annette Vallon, năm 1792 cô này sinh cho ông một bé gái đặt tên là Caroline. Vấn đề tài chính và sự căng thẳng chính trị giữa nước Anh và nước Pháp khiến cho Wordsworth phải trở về nước Anh một mình.

Thời kỳ khủng bố (the Reign of Terror) tại nước Pháp đã làm cho Wordsworth mất niềm tin vào cuộc Cách Mạng Pháp rồi cuộc tranh chấp giữa nước Anh và nước Pháp khiến cho ông không liên lạc được với cô Annette và đứa con gái Caroline

Vào năm 1793, Wordsworth cho xuất bản hai tập thơ có tên là “An Evening Walk” (Cuộc Đi Dạo Buổi Chiều) và “Descriptive Sketches” (Phác Họa). Qua năm 1795, ông nhận được tài sản thừa kế là 900 bảng Anh từ Raisley Calvert nên nhờ vậy, ông có đủ lợi tức để theo đuổi nghề làm thơ.

Tới năm 1795, Wordsworth đã gặp Samuel Taylor Coleridge tại Somerset, cả hai nhà thơ này trở nên đôi bạn thân và cùng nhau phổ biến tập thơ “Lyrical Ballads” (Thơ Ballad Trữ Tình, 1798), đây là một tác phẩm quan trọng trong phong trào Lãng Mạn tại nước Anh. Trong ấn bản lần thứ hai của tập thơ kể trên, Wordsworth cho rằng thơ phú có thể mô tả đời sống thường ngày và nên viết bằng ngôn ngữ bình thường, được thực sự xử dụng bởi mọi người. Ông cũng cho rằng “thơ phú” (poetry) là các hồi tưởng của cảm xúc trong cảnh tĩnh lặng và nhà thơ là một người nói với nhiều người trong cách nhậy cảm của nhà thơ. Wordsworth cũng định nghĩa Thơ Phú bằng lời nói nổi tiếng như sau: “Thơ phú là sự tuôn trào của các cảm giác quá mạnh, có nguồn gốc từ cảm xúc hồi tưởng trong tĩnh lặng“.

Từ năm 1795 tới năm 1797, Wordsworth đã viết ra một vở kịch duy nhất “The Borderers” (Người Dân Biên Giới), đây là thời đại của Vua Henry III của nước Anh khi người Anh xung đột với các kẻ cướp biển Tô Cách Lan.

Vào mùa thu năm 1798, Wordsworth, Dorothy và Coleridge đã cùng nhau đi du lịch qua nước Đức, trong dịp mùa đông của năm này, Wordsworth và Dorothy cư ngụ tại Goslar và Wordsworth băt đầu viết tập thơ “The Prelude” (Thơ Mở Đề). Wordsworth thường được ca ngợi là Thi Sĩ khéo léo mô tả thiên nhiên, riêng trong tập Thơ Mở Đề này, Wordsworth đã nói rằng “tình yêu thiên nhiên dẫn tới tình yêu nhân loại” (the love of nature leads to the love of humanity), và trí tưởng tượng đã tạo nên các giá trị tinh thần ở bên ngoài trí nhớ về các cảnh nhìn và âm thanh trong thiên nhiên. Cũng tại Goslar, Wordsworth đã viết ra nhiều bài thơ danh tiếng, kể cả bài “The Lucy poems” (Các Vần Thơ Lucy).

Qua mùa thu năm 1799, Wordsworth cùng người em gái Dorothy trở về nước Anh, họ thăm viếng gia đình Hutchinsons tại Sockburn, rồi định cư tại Dove Cottage của Grasmere trong Khu Vực Hồ Nước (the Lake District), chính vào dịp này, Wordsworth đã gặp nhà thơ Robert Southey ở gần đó. Bộ ba thi sĩ Wordsworth, Coleridge và Southey trở nên các Nhà Thơ Hồ Nước (the Lake Poets). Cũng chính trong giai đoạn này, thơ phú của Wordsworth xoay quanh các đề tài là sự chết, tính chịu đựng, sự chia ly và nỗi buồn.

Hội Nghị Hòa Bình Amiens đã cho phép Wordsworth đi du lịch qua nước Pháp vào năm 1802 với người em gái Dorothy để viếng thăm cô Annette và cháu gái Caroline tại Calais. Mục đích của cuộc viếng thăm này là để Wordsworth chuẩn bị làm lễ cưới với người vợ là Mary Hutchinson. Sau đó Wordsworth đã viết ra bài thơ sonnet “It is a beauteous evening, calm and free” (Đó là một buổi chiều đẹp, bình yên và tự do), mô tả cuộc đi bộ nơi bờ biển với đứa con gái 9 tuổi.

Vào năm 1802, người thừa kế của gia đình Lowther đã trả cho Wordsworth món nợ cũ là 4,000 bảng Anh, nhờ món tiền này, ông đã lập gia đình với người bạn gái thưở xưa là Mary Hutchinson vào ngày 4 tháng 10 năm 1802, họ có 5 người con.

Tới năm 1805, người em trai John của Wordsworth qua đời vì bị đắm tầu biển, Wordsworth đã đau buồn mà viết ra tập thơ “Elegiac Stanzas Suggested by a Picture of Peele Castle” (Các Vần Thơ bi ai bởi một hình ảnh của lâu đài Peele, 1806). Tập thơ này đánh dấu cuối giai đoạn sáng tác trẻ trung của tác giả. Có vẻ như Nhà Thơ này đã từ bỏ các niềm tin lạc quan thuở trước mà đã được tác giả xác nhận trong bài thơ ‘Tintern Abbey” với ý nghĩa rằng “Tạo Hóa không bao giờ phản bội trái tim đã yêu thương Tạo Hóa”.

Qua năm 1807, Wordsworth cho xuất bản tập thơ danh tiếng nhất trong nền Văn Chương Anh: “Ode: Intimations of Immortality” (Thơ Ca Ngợi: Các Thân Tình của sự Bất Tử). Trong tập thơ này, tác giả ca ngợi thời niên thiếu và thúc dục mọi người nên dùng trực giác (intuition).

Wordsworth dọn gia đình tới Núi Rydal, Ambleside, vào năm 1813 cùng với Dorothy rồi tại nơi này, ông sinh sống cho tới cuối đời. Wordsworth cho phổ biến tập thơ “The Excursion” (Cuộc Dạo Chơi) như là phần thứ hai của tập thơ 3 phần có tên là “The Recluse” (Người Ẩn Dật).

Vào năm 1838, Wordsworth được trao tặng danh hiệu Tiến Sĩ Danh Dự (an honorary doctorate in Civil Law) của trường Đại Học Durham rồi năm sau, cũng danh dự này của trường Đại Học Oxford. Tới năm 1842, chính quyền Anh đã tặng cho Nhà Thơ William Wordsworth món tiền hưu 300 bảng Anh mỗi năm. Qua năm 1843, Wordsworth trở nên Thi Bá (Poet Laureate) của nước Anh.

William Wordsworth qua đời vào ngày 23 tháng 4 năm 1850 tại nhà riêng khi ông cư ngụ tại Núi Rydal, vì chứng viêm màng phổi (pleurisy) và được chôn cất trong nghĩa trang của Nhà Thờ St. Oswald, Grasmere.

William Wordsworth đã sáng tác  ra các vần thơ hay nhất vào thời kỳ trước năm 1807. Qua các tập thơ, ông đã thảo luận về đức tính, giáo dục và niềm tin tôn giáo. Các tác phẩm thơ xuất sắc nhất của William Wordsworth gồm có: “Lyrical Ballads” (Thơ Ballad Trữ Tình), “The Excursion” (Cuộc Dạo Chơi), “The Prelude” (Thơ Mở Đề) và “The Daffodils” (Hoa Thủy Tiên) với câu thơ “I wandered Lonely as a Cloud” (Tôi đi lang thang cô độc như một Đám Mây).

Tổng cộng các bài thơ Sonnet của William Wordsworth là 523 bài, số lượng này khiến cho nhiều học giả so sánh ông với William Shakespeare và John Milton./.

daffodils-wallpaper-5

3/ Bài Thơ The Daffodils (Hoa Thủy Tiên) của William Wordsworth.

A/ Phần tiếng Anh.

The DAFFODILS

I wandered lonely as a cloud

That floats on high o’er vales and hills,

When all at once I saw a crowd, –

A host, of golden daffodils

Beside the lake, beneath the trees,

Fluttering and dancing in the breeze.

Continuous as the stars that shine

And twinkle on the Milky Way,

They stretched in never-ending line

Along the margin of a bay:

Ten thousand saw I, at a glance,

Tossing their heads in sprightly dance.

The waves beside them danced, but they

Outdid the sparkling waves in glee;

A poet could not but be gay

 In such a jocund company;

I gazed – and gazed – but little thought

What wealth the show to me had brought.

For oft, when on my couch I lie,

In vacant or in pensive mood,

They flash upon that inward eye

Which is the bliss of solitude;

And then my heart with pleasure fills,

And dances with the daffodils.

WILLIAM WORDSWORTH (1770-1850)

B/ Phần Thơ Chuyển Ngữ của Nhà Thơ Tâm Minh Ngô Tằng Giao

HOA THỦY TIÊN

Lang thang như mây trời cô độc

Bồng bềnh qua lũng thấp đồi xa,

Chợt đâu ta thấy thảm hoa

Thủy tiên đồng nội thướt tha óng vàng

Bên hồ vắng dưới hàng cây mát

Theo gió ngàn phơ phất múa chào.

Hoa tươi giăng tựa ngàn sao

Long lanh chiếu sáng đường vào Sông Ngân,

Hoa trải thảm xa gần phô sắc

Dọc theo bờ xanh ngắt vịnh bên:

Muôn hoa rực rỡ một miền

Đùa vui lả ngọn trao duyên, kết tình.

Dù bờ vịnh lung linh sóng nước

Nào đẹp hơn tha thướt dáng hoa;

Nhà thơ thi hứng chan hòa,

Cùng hoa tấu khúc hoan ca tuyệt vời;

Ta mải ngắm lộc trời vui thú

Cảnh thiên nhiên lúc đó như mơ.

Sau này ngồi tựa án thư,

Thả hồn hoang vắng, trầm tư cõi lòng,

Đồng hoa cũ về trong ký ức

Nỗi đơn côi hạnh phúc thăng hoa;

Niềm vui rộn rã bao la,

Thủy tiên khiêu vũ cùng ta dập dìu.

TÂM MINH NGÔ TẰNG GIAO chuyển ngữ.

C/ Phần Thơ Chuyển Ngữ của Nhà Thơ Hà Bỉnh Trung.

HOA THỦY TIÊN

Tôi bước một mình như đám mây

Vượt ghềnh vượt núi nhẹ cao bay,

Bỗng nhiên tôi thấy bên hồ biếc

Đám thủy tiên vàng, dưới khóm cây.

Hằng hà sa số là hoa đẹp

Nhẩy múa rung rinh đón gió qua

Bát ngát như sao bừng sáng tỏ

Thi nhau lấp lánh giải Ngân Hà.

Miên man vô tận hoa khoe sắc

Rải rác đầy bên vũng nước dài:

Tôi thấy muôn ngàn hoa thắm ngát

Ngả nghiêng đầu sẽ múa vui chơi.

Sóng nước, bên hoa, cùng múa hát,

Nhưng hoa hơn sóng, lúc âu ca:

Thi nhân chỉ thấy lòng vui vẻ

Trước cảnh tưng bừng sóng rỡn hoa!

Tôi trông ngơ ngẩn, thầm suy nghĩ

Cảnh đẹp làm tôi sướng tuyệt vời;

Từ đấy, nằm dài trên ghế nghỉ

Luôn luôn hoài tưởng, nghĩ xa xôi.

Hoa lại sáng ngời trong khóe mắt

Cho tôi hạnh phúc lúc cô miên;

Lòng tôi phấn khởi, đời vui vẻ,

Nhảy múa vui cùng đám thủy tiên.

HÀ BỈNH TRUNG chuyển ngữ

D/ Phần Thơ Chuyển Ngữ của Nhà Thơ Nguyễn Thị Ngọc Dung

HOA THỦY TIÊN
 
Lang thang như  áng mây trôi
Xưa qua thung lũng lên đồi dốc cao
Bàng hoàng chợt thấy lao xao
Thủy tiên vàng thắm đón chào khách du
Bên hồ bóng lá xanh mơ
Dập dìu khiêu vũ say sưa gió đàn.
 
Như sao chiếu sáng Ngân giang
Long lanh muôn cánh hoa vàng trinh nguyên
Bao la thảm dệt thủy tiên
Trải thêu bờ vịnh bình yên chân trời
Ngàn hoa lóng lánh tuyệt vời
Tưởng chừng luân vũ với người yêu thương
 
Rập rờn bên sóng đại dương
Thủy tiên ca múa nghê thường mừng xuân
Ngất ngây lãng đãng thi nhân
Ngỡ đâu hội ngộ tri âm bao giờ
Miên man dạo chốn mộng mơ
Rạt rào ý hứng vần thơ trữ tình.
 
Nệm dài thường vẫn ngả mình
Với niềm hoang vắng lung linh cõi lòng
Hoa vương ánh mắt bên song
Cô đơn hạnh phúc tìm trong thú buồn
Phiêu diêu đầy ắp tâm hồn
Bềnh bồng lạc giữa cánh đồng Thủy Tiên.
 
NGUYỄN THỊ NGỌC DUNG chuyển ngữ

Phạm Văn Tuấn biên khảo./.

 

Chờ Nắng

Cao Nguyên

caonguyen-cho-nang

vùng trời Bắc Mỹ mùa tàn thu 
gió cuộn mây bay sương tỏa mù 
cánh cửa vườn xưa vàng lá khép 
ngã bóng thơ buồn lên áng thư
 
còn chút nắng hanh vờn bước nhẹ
cũng chạnh lòng em gợi thắm tươi
xin trời muộn trút dòng băng tuyết
cho bướm hoa còn rong nắng chơi!
 
*
người lính già về thăm cổ mộ
gọi thằng bạn thuở máu hồng khơi
nhâm nhi bữa rượu còn dang dở
từ vội xa miền châu thổ tôi
 
đời vẫn thênh thang sầu viễn mộng
cổ lai truyền thuyết kỷ nhân hồi
tiếc nỗi lòng mình không đủ rộng
chứa cả thiên thu tiếng gọi người!
 
*
mây bạc ngàn bay guồng gió buốt
buộc trời Đông Bắc lạnh lòng se
chờ mai mùa nắng hồng tha thướt
ta trải thơ lên cánh phượng hè
 
để nghe lại tiếng ve ngày trước
còn rộn lời vui sau lũy tre
mừng em thả cánh diều bay lướt
vút thẳng lên trời xanh thắm quê!
 
*
chờ nhé bạn ơi, chờ nhé em
rồi thơ và nắng sẽ hồng lên
ta về cổ mộ thay hoa mới
và ghé em mời hương rượu quen!

Cao Nguyên

Ảo Ảnh

Tâm Minh Ngô Tằng Giao

seagull

Ngày xưa, ngày xửa, ngày xưa

Có hoàng tử nọ khi vừa sinh ra

Tin lành tràn ngập quốc gia

Vua, hoàng hậu với muôn nhà mừng vui,

Rồi hoàng hậu sớm qua đời

Tiếc thay mẹ kế là người xấu xa

Muốn giành ngôi cho con bà

Âm mưu giết hại thật là bất lương

Sai người tâm phúc tìm đường

Đưa hoàng tử nhỏ vào rừng giết đi.

May thay kẻ đó từ bi

Nào đâu nỡ giết trẻ kia bao giờ

Gặp người săn bắn bất ngờ

Vội giao hoàng tử cậy nhờ trông coi,

Thợ săn sống ở ven đồi

Bên triền núi thẳm xa nơi kinh thành.

Cậu hoàng tử lớn lên nhanh

Vô tư như một cây xanh giữa trời

Đùa cùng nắng gió trùng khơi

Hoàn toàn đâu biết về đời xa xưa

Cội nguồn vương giả con vua,

Cậu vui ngày tháng êm ru dòng đời.

*

Một ngày hoàng tử lớn rồi

Tấm thân cường tráng, vóc người nở nang

Sống thong dong dưới nắng vàng

Như là thú giữa rừng hoang an lành

Như tùng vươn ngọn trời xanh

Trầm luân cuộc sống kinh thành nào hay.

Thế rồi bỗng có một ngày

Chàng theo bác thợ săn này về kinh

Nơi chàng thuở trước mới sinh

Dân bày hương án linh đình mừng vui.

Chàng trai kinh ngạc ngây người

Thấy dân phố thị khắp nơi dập dìu

Xa hoa, lộng lẫy đủ điều

Đắm chìm trong cuộc chơi nhiều tang thương

Trò đời cười khóc trăm đường

Thật là ấu trĩ, điên cuồng lắm thay!

Chàng trai nhàm chán nơi này

Rong chơi hai tháng hôm nay trở về

Theo chân bác thợ săn kia

Bụi nơi đô hội chẳng hề vương mang.

Rừng hoang vẫy gọi rộn ràng

Thầy trò rảo bước thênh thang lối về

Dừng chân nghỉ mệt bên khe

Vốc tay nước suối cận kề giải lao

Chợt nghe lối cỏ lao xao

Chàng trai ngẩng mặt xiết bao sững sờ

Mỹ nhân xuất hiện bất ngờ

Khiến chàng kinh ngạc ngẩn ngơ cõi lòng.

Cô nàng xinh đẹp vô cùng

Khuôn trăng tươi tắn, hình dung mỹ miều

Núi rừng chợt ngát hương yêu

Trong tim chàng khúc tình reo tuyệt vời

Tiếng lòng bùng dậy chơi vơi

Sau cơn mê mệt ngủ vùi ngàn năm

Thần tình ái đã ghé thăm

Mũi tên định mệnh đã găm tim người.

Thợ săn già cả lõi đời

Thấy niềm xao xuyến nơi người thanh niên

Ông bồi hồi nhớ lại liền

Cuộc đời trai trẻ cuồng điên của mình

Và ông bất giác rùng mình

Âu lo cho kẻ ái tình vương mang,

Cánh chim vương giả đại bàng

Đến thời sắp sửa ra ràng rồi đây

Hoang vu hốc đá hẹp này

Đại bàng dang cánh tung bay dễ nào,

Lòng ông đau xót biết bao

Biển tình sóng gió thét gào gian truân

Đời trai hăm hở dấn thân

Mai này bại liệt vô ngần thương đau.

Cho nên chỉ ít lâu sau

Khi chàng trai trẻ cúi đầu khẽ thưa

Xin rời rừng núi âm u

Thời ông im lặng thầm lo vô cùng.

*

Sau khi từ biệt núi rừng

Đại bàng tung cánh vào vùng trời xanh

Cô nàng bên suối đẹp xinh

Khiến chàng thức giấc an bình thuở nao

Nàng xinh đẹp nên tự hào,

Chàng trai quỳ gối biết bao nhiêu lần

Xin làm nô lệ hiến thân

Tiếc thay nàng vẫn muôn phần thờ ơ

Lạnh lùng chẳng ghé mắt qua

Chàng đâu sánh gót kiêu xa của nàng.

Song thân cô lại nhìn chàng

Thấy ra sức mạnh tiềm tàng thân trai

Cho nên chấp thuận tạm thời

Khiến chàng có dịp tới lui cận kề

Lấy lòng họ đủ mọi bề

Phá rừng, vỡ núi chẳng hề quản công

Quẩn quanh để thấy bóng hồng

Lao đầu bể khổ lòng không sóng sầu.

Thật thà, vụng dại từ lâu

Tâm hồn chất phác có đâu muộn phiền.

*

Một ngày rộn rã khắp miền

Kèn vang rừng núi, vua hiền đi săn

Tới vùng đất hứa dừng chân

Có cô gái đẹp tuyệt trần dễ thương,

Nàng tìm đến vị quân vương

Quyền uy, trai trẻ nàng thường ước mơ

Thuyền tình vừa ghé tới bờ

Vừa reo vang khúc đường tơ tuyệt vời

Tên thù đã phóng tới nơi

Quân vương ngã gục, hết đời xuân xanh

Ai ngờ chàng trẻ thất tình

Cung tên thiện xạ tài danh lâu rồi

Trong khi tuyệt vọng lứa đôi

Phóng tên cuồng nộ cho vơi hận lòng.

Đoàn săn nhốn nháo hãi hùng

Đua nhau đuổi bắt truy lùng kẻ gian

Chàng trai chạy trốn băng ngàn

Tâm hồn điên loạn hoang mang rối bời

Khi kiệt sức, lúc hết hơi

Gục bên bờ suối thân người mê man

Chập chờn hình bóng mỹ nhân

Như là một mũi tên găm ngực chàng.

Thương thay cho cánh đại bàng

Mới tung bay giữa thênh thang ít ngày

Dường như gục chết nơi này

Mộng đời theo cánh mây bay cuối trời.

*

Khi chàng tỉnh dậy, bồi hồi

Nào hay mình hiện ở nơi chốn nào

Tỉnh hay đang giấc chiêm bao

Thực hay là mộng mà sao lạ lùng,

Đệm rơm êm ấm dưới lưng

Nhìn qua bục đá sư đương ngồi thiền

Mặt sư thoáng nụ cười hiền

Đôi mày bạc trắng, da tiên hồng hào.

Cạnh bên chàng thấy vui sao

Rổ khoai chín luộc, ngại đâu đói lòng

Mãi hôm sau lúc hoàng hôn

Thiền sư xuất định mặt còn nét tươi

Sư nhìn chàng khẽ mỉm cười

Nửa như an ủi, nửa thời tiếc thương

Chàng bèn dâng nước cho ông

Như là chú tiểu mới trong cửa thiền

Hai thầy trò đều lặng yên

Dám đâu nói trước trò bèn chờ trông.

Sau khi vừa uống nước xong

Thầy thiền trở lại chứ không nói gì

Mặt thầy an lạc kể chi

Chàng trai cảm thấy những gì đớn đau

Những gì mình gánh muộn sầu

Chỉ như trò trẻ từ lâu trong đời

Từ hồi thơ ấu xa xôi

Đùa cùng trẻ nít, đến hồi lớn khôn

Đuổi theo người đẹp điên cuồng

Trò chơi chưa hết! Hãy còn hăng say

Giờ đây thân liệt chốn này

Chẳng còn sức sống! Bó tay mất rồi!

Còn sư an tịnh tuyệt vời

Chốn đây phẳng lặng như nơi mặt hồ

Phải chăng thầy lắng tâm tư

Cuộc chơi nhân thế giã từ đã lâu.

Bảy ngày ròng rã qua mau

Ngoài giờ tĩnh tọa sư đâu nói gì

Lặng im như tảng đá kia

Chàng không chịu nổi nên chi đợi chờ

Một ngày sư xả thiền ra

Chàng bèn kể lể gần xa chuyện mình

Sư nghe nhưng vẫn lặng thinh

Đến khi chàng hỏi tâm tình một câu

Sư bình thản khẽ lắc đầu

Trả lời: “Ảo ảnh!”. Sư đâu nói nhiều.

Chàng thất vọng biết bao nhiêu

Hỏi thêm gằn giọng: “Mọi điều giả sao

Thưa thầy ảo ảnh chỗ nào?”

Sư cầm bình nước vội trao cho chàng

Mỉm cười, khẽ nói nhẹ nhàng:

“Hiện ta đang khát nói năng chẳng nhiều

Có dòng suối mát chân đèo

Bình đây con hãy mang theo múc về!”

*

Chàng ôm bình vội ra đi

Khom người múc nước, đến khi ngẩng đầu

Tim chàng rộn rã đập mau

Bên kia bờ suối ai đâu đang chờ

Chao ơi người cũ trong mơ

Mỹ nhân đứng đó bất ngờ lắm thay!

Thấy chàng nàng chạy qua ngay

Ôm hôn khóc lóc tràn đầy xót xa

Lòng chàng trai chợt mềm ra

Hận tình xưa cũ nhạt nhòa trôi đi.

Rồi thêm bao chuyện ly kỳ

Hệt như cổ tích lâm ly tuyệt vời:

“Này là tin tức tới nơi

Kinh thành vua đã qua đời mới đây,

Người ta tiết lộ thêm ngay

Rằng chàng hoàng tử của ngày xa xưa

Vẫn còn sống! Thật bất ngờ!

Quần thần náo nức đón chờ tân vương,

Đón chàng về ngự ngai vàng

Quả là tốt đẹp huy hoàng biết bao,

Này ngôi hoàng hậu tối cao

Trao cho người đẹp ai nào xứng hơn,

Họ sinh ra những đứa con

Đẹp xinh, kháu khỉnh, tinh khôn, hiền lành.

Mười lăm năm thoáng trôi nhanh

Nước nhà có giặc, kinh thành lâm nguy

Chàng làm vua bị bắt đi

Giặc giam ngục đá còn chi ngai vàng,

Bầy con nằm chết thảm thương

Mỹ nhân hoàng hậu điên cuồng khóc la…

Tim chàng như nứt rạn ra

Rã rời từng mảnh xót xa vô vàn

Chao ơi số mệnh bạo tàn

Đè lên nặng trĩu nát tan tim chàng

Sa ngục tối, mất ngai vàng

Tóc phai bạc trắng, thân tàn già nua

Đời người sao mãi ganh đua

Cuộc chơi trần thế được thua, mất còn…”

Đang khi chua xót tâm hồn

Nửa mê, nửa tỉnh giữa cơn mơ màng

Chàng nghe thoảng vọng âm vang

Tiếng thiền sư nói nhẹ nhàng bên tai:

“Nước thời múc một bình thôi

Mà đi đến cả giờ rồi chưa xong

Tại sao lâu vậy hả con?”

Chàng trai choàng tỉnh, hoàn hồn nhìn quanh

Thấy thầy đang đứng cạnh mình

Còn mình đang đứng ôm bình nước không

Bên bờ suối chảy xuôi dòng

Tóc còn xanh mướt xoã trong gió rừng.

Thiền sư khẽ nói ung dung:

“Thế là ảo ảnh, vô thường đó con!”

Chàng trai sống mãi trên non

Kể từ ngày đó chẳng còn về kinh

Chẳng rời rừng núi an bình

Nên không ai rõ sự tình về sau

Đời chàng ẩn dật nơi đâu

Qua đời lặng lẽ khi nào chẳng hay!

Tâm Minh Ngô Tằng Giao

(thi hóa phỏng theo Truyện Cổ Phật Giáo)

Chí Thành Thông Thánh

至  誠  通  聖
Phan Chu Trinh

phan-chu-trinh

至 誠 通 聖  (*)

世 事 迴 頭 已 一 空
江 山 無 淚 泣 英 雄
萬 家 奴 隸 強 權 下
八 股 文 章 睡 夢 中
長 此 百 年 甘 唾 罵
更 知 何 日 出 牢 籠
諸 君 未 必 無 心 血
試 向 斯 文 看 一 通
潘 珠 征

(*) Ngục trung Huyết thơ của Cụ Phan Chu Trinh, từ Côn đảo gửi lén về cho các sĩ phu ở trong Nước (1910)

Chí thành thông thánh

Thế sự hồi đầu dĩ nhất không,
Giang sơn vô lệ khấp anh hùng.
Vạn gia nô lệ cường quyền hạ,
Bát cổ văn chương thuỵ mộng trung.
Trường thử bách niên cam thoá mạ,
Cánh tri hà nhật xuất lao lung?
Chư quân vị tất vô tâm huyết,
Thí hướng tư văn khán nhất thông.

Phan Chu Trinh

Lời Rất Thành,  Mong Thấu Tới Thần Thánh.

Ngẫm sự đời, âu một số không

Núi sông cạn lệ khóc anh hùng

Cường quyền thì hiếp dân nô lệ

Kẻ sĩ lại văn thơ viển vông

Suốt cả trăm năm đầy xỉ nhục

Bao giờ một sớm thoát xiềng gông

Lẽ đâu bạn chẳng người tâm huyết

Liệu đọc thơ này có cảm thông?

Bài dịch của Trần Quốc Bảo (Richmond, VA)

 

Anh Hùng Hào Kiệt

phan-b-chau-phanchutrinh

Thơ:  Phan Bi Châu  (*)

英 雄 豪 傑

飄 蓬 我 輩 各 他 鄉

辛 苦 偏 君 分 外 嘗

性 命 幾 回 頻 死 地

鬚 眉 三 度 入 囹 堂

驚 人 事 業 天 陶 鑄

不 世 風 雲 帝 主 張

假 使 前 途 盡 夷 坦

英 雄 豪 傑 也 庸 常.

潘 佩 珠

Anh Hùng Hào Kit

Phiêu bồng ngã bối các tha hương

Tân khổ thiên quân phận ngoại thường

Tính mạng kỷ hồi tần tử địa

Tu mi tam độ nhập linh đường

Kinh nhân sự nghiệp thiên đào chú

Bất thế phong vân đế chủ trương

Giả sử tiền đồ tận di thản

Anh hùng hào kiệt dã dung thường.

 

                                                            Phan Bi Châu

(*) bài “Anh Hùng Hào Kit trích trong tp “”Ngc Trung Thư

Thơ ca c Phan Bi Châu gi c Phan Chu Trinh khi c hai đang b thc dân Pháp bt tù đy ngoài Côn đo (1907-1911)

Bn Dch ca Trn Quc Bo (Richmond, VA)

Anh Hùng Hào Kit

Bác với tôi phương trời lận đận

Riêng bác ôm thân phận đắng cay

Tử thần mấy độ ra tay

Gông cùm ba lượt tù đày oan khiên

Vì đại sự cao thiên thử thách

Bước phong vân đế thánh phò trì

Đường đời ví chẳng gian nguy (*)

Thì trang hào kiệt có gì hơn ai

(*) Còn dch: Đường đi ví th phng lì