Thiền sư cất túp lều tranh Một mình ẩn dật tu hành rừng sâu Thị thành xa lánh từ lâu Tâm hồn thanh thản, đạo mầu kiên trinh. Một đêm đầy ánh trăng thanh Thiền sư lên núi dạo quanh ngắm trời Bóng hằng vằng vặc muôn nơi Thiên nhiên, vạn vật chơi vơi ảo huyền Giữa vùng thanh tịnh thần tiên Sư bừng khai ngộ thấy liền được ra “Tự tính bát nhã” thăng hoa Từ lâu tiềm ẩn cao xa trong người Chính là trí tuệ tuyệt vời Thấu nhìn đạo lý, việc đời thật chân. * Thiền sư hoan hỷ vô ngần Vội vàng rảo bước về am tu hành Nào ngờ khi tới lều tranh Nhìn vào thấy trộm viếng mình bên trong Loay hoay lục lọi lung tung Có chi quý giá mà mong kiếm tìm, Tội thay cho kẻ nghèo hèn Tay không thất thểu muộn phiền bước ra Vô tình chạm mặt sư già, Thật ra sư đã về nhà từ lâu Đứng ngoài nấn ná chẳng vào Sợ làm cho trộm chợt đâu giật mình. Trộm vừa ra khỏi lều tranh Thiền sư cầm sẵn một manh áo choàng Cà sa cũ kỹ ố vàng Hiền từ lên tiếng, dịu dàng, thiết tha: “Con từ xa tới thăm ta Lều tranh nghèo mạt, thật là tiếc thay! Trời khuya, gió lạnh heo may Nào ta còn có gì đây làm quà Chỉ còn manh áo cà sa Tặng con kỷ niệm gọi là chút thôi!” Nói xong sư mỉm nụ cười Nhẹ choàng tấm áo lên người trộm kia, Ngỡ ngàng chẳng biết nói chi Trộm bèn lầm lũi ra đi vội vàng. Nhìn theo sư khẽ thở than: “Lòng ta cảm thấy vô vàn héo hon! Ước gì tặng được cho con Vầng trăng rực rỡ trên non đêm này!” Trăng khuya phô sắc đẹp thay Sáng tươi, tinh khiết, tròn đầy, sạch trong Nhìn thêm thanh thoát cõi lòng Núi rừng cảnh vật chập chùng thênh thang Ánh trăng tỏa thật dịu dàng Sáng soi đều khắp non ngàn nơi nơi Tượng trưng tự tính con người, Tiếc thay trộm lại buông lơi tâm mình Mắt mờ bởi bóng vô minh Chạy theo dục vọng thường tình nhân gian Như trăng trên đỉnh non ngàn Bỗng nhiên che phủ bởi làn mây đen Thật là bất hạnh vô biên Còn đâu sáng suốt mà tìm hướng đi! Còn đâu ánh sáng lương tri Phá tan tăm tối u mê thân mình! * Hôm sau vừa rạng bình minh Thiền sư thức dậy, quả tình ngạc nhiên Nhận ra áo cũ để bên Món quà đêm trước vừa đem tặng người Nay người hoàn trả lại rồi Cà sa ngay ngắn xếp nơi cạnh mình, Thiền sư vui vẻ thật tình Hoa lòng nở rộ, lặng thinh mỉm cười, Bước ra ngắm cảnh núi đồi Thiền sư khe khẽ nói lời thiết tha: “Kẻ đáng thương, đáng xót xa Cuối cùng ta tặng được quà cho ngươi Một vầng trăng sáng tuyệt vời Sáng nơi trần thế, rạng nơi tâm người!”
TÂM MINH NGÔ TẰNG GIAO
(phỏng theo tập truyện văn xuôi
NHỮNG HẠT ĐẬU BIẾT NHẢY
của Lâm Thanh Huyền, Phạm Huê dịch)
Có những cuốn phim sau khi coi xong khiến tôi thích thú hoặc bực bội, nhưng cũng có cuốn phim khiến tôi băn khoăn, dường như vui, cũng dường như buồn, cuốn phim đó chính là phim “Hồn Việt”.
“Hồn Việt” là một bộ phim trình bày lịch sử Quốc Kỳ và Quốc Ca của Việt Nam Cộng Hòa – nơi tôi đã sinh ra và lớn lên cho tới ngày mất nước. Đấy chỉ là một bộ phim tài liệu với những dữ liệu thực tế. Lá cờ vàng ba sọc đỏ, quốc kỳ của một chính thể đã bị xóa sổ, không ngờ có ngày tung bay phất phới, đứng ngang hàng với những lá cờ quốc gia khác tại nhiều nơi trên thế giới. Đáng lẽ tôi, một người từng sống trên 10 năm dưới lá Cờ Vàng, phải cảm thấy xúc động và tự hào chứ? Nhưng không hiểu sao tôi chỉ cảm thấy vui buồn lẫn lộn?
Nếu bảo Việt Nam là người mẹ khổ đau qua những năm tháng chiến tranh, thì Việt Nam Cộng Hòa là cha, người cha đã bị bức tử, người cha tôi đã phải xa khi còn tấm nhỏ. Quá nhỏ để hiểu được chiến tranh đang xảy ra khốc liệt chung quanh, quá nhỏ để hiểu đang có rất nhiều người ngày đêm chiến đấu bảo vệ miền Nam, bảo vệ cuộc sống yên ổn cho hàng triệu sinh mạng trong đó có tôi.
Sẽ chẳng ai trách cứ một đứa con gái nhỏ ngượng ngùng với cha nếu nó đã bị lìa xa cha ngay từ lúc nhỏ. Cũng thế, hẳn không ai trách nếu tôi thú thực rằng giờ đây, sau hơn 20 năm trên xứ người, tôi cảm thấy chẳng có mấy rung động trước lá cờ ấy dù lý trí vẫn biết rằng đó là lá cờ Tổ Quốc của mình.
Cho tới khi xem Phim “Hồn Việt”, tới đoạn trình bày về lược sử hình thành Quốc Kỳ và Quốc Ca Việt Nam, tôi bỗng cảm thấy dâng lên trong lòng một nỗi chua xót xen lẫn giận hờn.
Tôi tiếc ngày ấy đã không được dạy bảo kỹ lưỡng về nguồn gốc Quốc Kỳ và Quốc Ca trong những giờ Công Dân Giáo Dục. Tôi chỉ biết chào cờ và hát quốc ca như một thói quen. Giống như một đứa con, chỉ được nguời ta chỉ vào ảnh cha mà bảo “Cha con đó!” chứ không giải thích thêm cha là ai, cuộc đời cha như thế nào, cha đang chiến đấu nghiệt ngã trong những hoàn cảnh nào…
May mắn thay, trong đại gia đình dân tộc, vẫn còn những người anh, người chị đã từng sống với cha, đã từng biết đến cha. Những anh chị ấy đã giữ cha trong trái tim họ cho đến cuối đời. Tôi muốn nói tới những người Việt lưu lạc khắp nơi trên thế giới, những người đã kiên quyết giữ vững lá cờ Việt Nam tự do, đã đấu tranh không mệt mỏi để cuối cùng lá cờ ấy tung bay cùng với những lá cờ khác tại nơi họ cư ngụ.
Những anh chị ấy đã cống hiến tuổi thanh xuân để xây dựng và bảo vệ miền Nam để những đứa trẻ như tôi được thảnh thơi đến trường. Trên xứ người, những người anh người chị ấy vẫn miệt mài tìm mọi cách gìn giữ những di sản tốt đẹp của đất nước để một ngày nào đó khi chúng tôi – những đứa trẻ đi lạc, muốn quay về sẽ thấy vẫn còn đó mái nhà xưa.
Ngày hôm nay, mỗi khi có những dịp tụ họp đông người, việc chào cờ hay không chào cờ vẫn là một đề tài nhạy cảm, có khi gây tranh cãi. Bên muốn chào cờ cho rằng không thể hưởng niềm vui họp mặt trên xứ sở tự do mà quên đi công lao to lớn của những người đã nằm xuống. Còn bên không muốn chào cờ thì bảo việc cử hành quốc kỳ và quốc ca là nghi lễ trang trọng, nếu làm trong một tiệc dịp tiệc tùng vui chơi sẽ mất đi ý nghĩa và giảm lòng tôn kính.
Cả hai phía đều có lý của họ. Riêng tôi, tôi cho rằng những người thực tâm giữ gìn sự tồn tại của Quốc Kỳ và Quốc Ca Việt Nam không quanh quẩn trong lý lẽ mà họ chỉ muốn hành động từ tiếng gọi của trái tim.
Nếu không là tiếng gọi từ trái tim, Đại Tá Phạm Bá Hoa đã không kiên trì sưu tầm mọi tin tức và hình ảnh về các cuộc tranh đấu của người Việt khắp nơi để cho Quốc Kỳ Việt Nam được công nhận tại các thành phố trên khắp thế giới. Mỗi một chiến thắng là một tin vui làm nức lòng người Việt hải ngoại, và là kiểu mẫu cho những nơi khác noi theo, để rồi chiến thắng nối tiếp chiến thắng. Kết quả là cho tới nay, trên đất nước Hoa Kỳ đã có 16 tiểu bang, 8 quận hạt, 103 thành phố công nhận lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ là đại diện của Việt Nam đã công nhận lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ là đại diện của Việt Nam.
Nếu không là tiếng gọi từ trái tim, ông Chu Lynh đã không quyết tâm bắt tay vào việc thực hiện cuốn phim “Hồn Việt” dù biết sẽ rất khó khăn, lấy ý nghĩ từ chuyến đi thăm nghĩa trang Biên Hoà năm 2003. Nhìn tấm bia mộ của một người lính, lá cờ nhỏ bé khắc trên ấy bị đục nát chỉ còn dấu vết lờ mờ, ông đau thắt lòng. Người lính, người đồng đội của ông, cả một đời hy sinh chẳng được gì, đến khi chết chỉ có mỗi lá cờ, vậy mà người ta vẫn nhẫn tâm tước đoạt.
Và nếu không từ tiếng gọi từ trái tim, nhạc sĩ Lê Văn Khoa, người đã đưa âm nhạc Việt Nam đến với thế giới, đã không thể soạn hòa âm phối khí cho bản quốc thiều Việt Nam trở nên sống động tha thiết đến thế. Và những nhạc sỹ Ukraina – những người vừa thoát khỏi địa ngục cộng sản, đã cảm thông, đã bắt nhịp cùng tiếng gọi trái tim ấy để tấu lên một bản quốc thiều hùng tráng gây rúng động lòng người.
Nhạc Sĩ Lê Văn Khoa và Dàn Nhạc Ukraina – Ảnh VFC
Tôi muốn ngừng lại một chút để kể một câu chuyện lý thú về lá cờ hiện nay của nước Nga mà lịch sử của nó có đôi điều tương tợ với lá Cờ Vàng VNCH.
Bắt đầu từ năm 1896, Quốc Kỳ Nga có ba màu: trắng, xanh dương và đỏ. Sau Cách Mạng Tháng Mười 1917, lá cờ ấy bị bỏ đi, thay bằng cờ đỏ búa liềm. Đến năm 1991, khi chế độ cộng sản tan rã, Liên Bang Xô Viết (Soviet Union) trở thành Liên Bang Nga (Russian Federation), cờ đỏ búa liềm bị dẹp bỏ, người Nga quay về với lá cờ ba màu -Триколор (Tricolor) lúc trước.
Có nhiều giải thích cho nguồn gốc ba màu trên quốc kỳ Nga. Một giả thuyết cho rằng đó là huy hiệu trên khiên của vương quốc Grand Ducchy of Moscow. Huy hiệu này có hình thánh Saint George mang giáp bạc, cỡi ngựa trắng, choàng khăn và cầm khiên màu xanh trên nền đỏ. Một gỉa thuyết khác lại cho rằng đấy chính là ba màu trên khăn áo Đức Mẹ Maria.
Như thế, nước Nga – cái nôi sản sinh ra chủ nghĩa cộng sản, cuối cùng đã quay về với lá cờ truyền thống. Một lá cờ với ba màu hòa dịu, ẩn chứa những niềm tin thiêng liêng, có thể đó là lòng dũng cảm quên mình của thánh St. George, cũng có thể là lòng từ ái bao la của Đức Mẹ.
So sánh với lá cờ nước Nga, lá cờ Việt Nam nền vàng ba sọc đỏ cũng có màu sắc hòa dịu với những ý nghĩa nhân ái: Màu vàng tượng trưng cho dân tộc Việt. Ba sọc đỏ là ba miền Nam Trung Bắc. Tuy người dân thuộc ba miền (ba sọc đỏ) nhưng vẫn sống chung một nhà (nền vàng). Dưới mái Nhà Việt Nam, con dân muôn đời thương yêu đùm bọc lẫn nhau. Màu đỏ trên nền vàng còn là màu của nhiều lá quốc kỳ Việt Nam qua nhiều triều đại khác nhau.
Khi kể câu chuyện nước Nga tìm về lá cờ dân tộc phải chăng tôi muốn nói đến việc phục hoạt lá cờ vàng truyền thống của nước Việt Nam?
Hoàn toàn không. Lá Cờ Vàng đã được chính quyền của môt số thành phố và tiểu bang Hoa Kỳ công nhận là “Lá Cờ Tự Do và Di Sản” (Heritage and Freedom Flag). Người Việt tị nạn sau khi nhập tịch là nguyện đứng dưới lá cờ của đất nước thứ hai. Việt Nam tuy vẫn là tổ quốc thân yêu nhưng không còn thuộc quyền quyết định của những người chúng tôi. Việc chọn lá cờ nào, bài hát nào cho Việt Nam tương lai sẽ hoàn toàn tùy thuộc vào một chính phủ và một quốc hội không còn cộng sản.
Những người ấy sẽ hiểu biết thấu đáo về lịch sử của những lá cờ để nhìn cho ra lá cờ nào mang “Hồn Việt”, còn lá cờ nào chỉ mang giả trá và thương đau.
Nếu đã nói tới quốc kỳ thì không thể không nhắc tới quốc ca. Nghe ban nhạc Ukraina hòa tấu Quốc Thiều Việt Nam, tôi mới thấy Quốc Ca Việt Nam có giai điệu thật phong phú, khi hùng tráng, khi du dương như một nhắn nhủ thiết tha.
Là một học sinh qua hai chế độ, tôi vẫn không thể quên bài hát Tiến Quân Ca của cộng sản. Nhạc điệu quân hành nhưng khá nhạt nhẽo, chưa kể trong đó có những lời lẽ khát máu đến ghê người. Một ca khúc tầm thường, thậm chí vô nhân có thể nào xứng đáng làm biểu tượng cho một dân tộc lãng mạn và hiếu hòa như người Việt chăng? Nhưng công bằng mà nói, bài hát Tiến Quân Ca có lịch sử riêng của nó và xứng đáng được ghi nhận như ca khúc của một thời. Những người dân Việt trong tương lai sẽ tìm ra quyết định cho quốc ca cũng như quốc kỳ vậy.
Phim “Hồn Việt” ra đời, hai năm tôi sau mới biết, cũng như tôi đã không biết rõ về Quốc Kỳ và Quốc Ca Việt Nam sau hơn hàng chục năm. Thật khá trễ tràng. Cảm giác buồn vui lẫn lộn, vui vì biết được thêm quá khứ anh dũng của cha anh, buồn vì suốt bao lâu nay lơ đãng trước những hy sinh cao cả ấy.
Mong sao bộ phim tài liệu “Hồn Việt” sẽ giúp cho những thế hệ sau hiểu rõ về quốc kỳ và quốc ca, từ đó thấy rõ tính cách Việt, mơ ước Việt, tâm hồn Việt thể hiện thế nào qua quốc kỳ và quốc ca, để rồi có quyết định sáng suốt về con đường đi tới của dân tộc.
Tổng Thống Woodrow Wilson từng nói:
“The things that the flag stands for were created by the experiences of a great people. Everything that it stands for was written by their lives. The flag is the embodiment, not of sentiment, but of history.”
(Những gì một lá cờ biểu tượng, đó là những kinh nghiệm đã được tạo dựng bởi một dân tộc tuyệt vời. Tất cả những gì lá cờ biểu tượng đã được viết nên từ chính mạng sống của họ. Lá cờ là hiện thân, không phải của cảm xúc, mà là của chính lịch sử).
Qua phim “Hồn Việt” tôi thấy lời của Tổng Thống Wilson thật đúng, Quốc Kỳ và Quốc Ca Việt Nam thực sự đã được viết nên từ mạng sống của biết bao người con dân Việt Nam kiên quyết chiến đấu vì Đất Nước, vì Hòa Bình, vì Tự Do. Tôi dù biết điều ấy trễ nhưng vẫn còn chưa quá muộn. Khi hiểu ra được như thế tôi chợt thấy mình tháo gỡ được mối băn khoăn.
Người cha bị bức tử của tôi chưa bao giờ chết. Người vẫn còn đó cùng Lá Cờ Vàng lồng lộng bay trong gió như chuyển trao mọi nỗi bi thương nhưng đồng thời cũng là niềm hân hoan về một Đất Việt, một Dân Việt, và một Hồn Việt muôn đời.
Trịnh Bình An
Sơ lược về phim “Hồn Việt”
“Hồn Việt” là một phim tài liệu dài 57 phút về quốc kỳ và quốc ca Việt Nam do Vietnam Film Club thực hiện vào năm 2012. Phim gồm có 9 đề mục:
– Lược sử hình thành Quốc Kỳ Việt Nam (cờ vàng ba sọc đỏ)
– Lược sử hình thành Quốc Ca Việt Nam
– Quốc Kỳ theo mệnh nước (đi theo người tỵ nạn sau biến cố 1975)
– Quốc Kỳ Việt Nam tại hải ngoại
– Quốc Kỳ Việt Nam trên thế giới
– Những câu chuyện về Quốc Kỳ Việt Nam
– Quốc Kỳ trong tim người Việt
– Quốc Kỳ và người ngoại quốc
– Trình tấu Quốc Thiều Việt Nam tại Kiev, thủ đô của Ukraina.
Sơ lược về “Viet Nam Film Club”
Vietnam Film Club được thành lập tháng 9 năm 2010 sau một thời gian dài vận động. Nhằm đáp ứng nhu cầu đi tìm sự thật của người Việt, đặc biệt người dân trong nước về lịch sử Việt Nam giai đoạn cận đại, Vietnam Film Club thực hiện các phim tài liệu lịch sử liên quan đến Chiến Tranh Việt Nam, Đảng CS Việt Nam, và những hệ lụy của cuộc chiến.
VFC – “The Soul of Vietnam – The Vietnamese National Flag and Anthem”
* Cuốn phim tài liệu có sự đóng góp cuối cùng của Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích đang đi vào giai đoạn cuối: phim Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa, dự trù sẽ phát hành bằng DVD vào tháng 7 năm 2016. Xin mời xem Trailer dưới đây (8 phút):
* Nhân tưởng niệm 49 ngày mất của Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích, Vietnam Film Club đã thực hiện Video Nguyễn Ngọc Bích: Tấm Lòng Cho Quê Hương, được phổ biến theo Link dưới đây:
Cảnh trong phim “Ride the Thunder”Ảnh: http://www.ridethethundermovie.com/photos/
Có những mắc xích lịch sử đau thương đan xen nhau trong cùng một thời điểm làm tâm trí mình giao động chông chênh qua từng cảm xúc và sự kiện. Hôm qua đi xem phim “Ride the Thunder” và hôm nay đi diễn hành nhân ngày chiến sĩ trận vong của Hoa Kỳ (Memorial Day). Những hình ảnh về chiến tranh và hòa bình tạo nên những xung đột qua cảm xúc từ an tới nguy, từ nhân bản đến tội ác. Nhân Bản là nguyên ủy của sự sống, Tội Ác phát sinh từ sự sống, một luân chuyển nhịp nhàng nhưng đối nghịch. Mức độ tội ác trong chiến tranh cũng nẩy sinh khác biệt giữa một xã hội quyền sống của con người được minh định và bảo vệ bởi luật pháp như Hoa Kỳ, khác với tội ác trong chiến tranh được khởi xướng bởi chủ nghĩa tàn bạo được xác mình trong chủ thuyết của đảng cộng sản “thà giết lầm hơn bỏ sót” bất cứ ai có thể gây hại đến hệ thống đảng trị và nhân sự điều hành guồng máy chiến tranh.
Trong cuộc chiến 20 năm tại Việt Nam vừa qua (1954 – 1975) cộng sản đã giết hằng triệu người dân vô tội dưới đủ mọi hình thức. Số lượng người dân bị giết chết qua thống kê không còn lạ với tầm nhìn và ý nghĩ của nhân loại trên khắp địa cầu.
Riêng với phim “Ride the Thunder” ngoài tính chất ác liệt của cuộc chiến, người xem càng thấy rõ hơn sự bạo tàn của chủ nghĩa cộng sản đối với những người của “bên thua cuộc” (theo cách nói của cộng sản). Chúng bất chấp qui ước về tù binh chiến tranh của Liên Hiệp Quốc, tàn bạo vượt quá sức tưởng tượng ngay khi người xem liên tưởng và so sánh với tội ác chiến tranh của Đức quốc xã.
Phim diễn đạt từ truyện, truyện diễn tả thực trạng của các nhân vật trong mỗi sự kiện với sự dẫn trình của các nhân chứng còn hiện hữu. Ai đã từng bị giam trong các nhà tù cộng sản hẳn đã phải chịu sự khổ nhục. lắm lúc muốn tự hủy mình vì danh dự của một người chiến binh và nhân cách của một con người, nhưng đồng thời luôn nhắc nhủ mình cần phải sống. Sống để chống lại sự tàn ác, sống để còn cơ hội gặp lại những thân thương của gia đình và bằng hữu đã bị bức bách chia xa.
Tình cảm gia đình đã dìu người tù binh gượng dậy với ý chí kiên trì sống vượt qua sự khổ nhục để khỏi phụ lòng mong đợi của người thân. Đúng là người tù binh phải “cỡi ngọn sấm” (tựa của bản dịch Việt ngữ) để sống còn.
Tù “cải tạo” (cảnh trong phim “Ride the Thunder”) – Ảnh: http://www.ridethethundermovie.com/photos/
Bối cảnh chiến tranh Việt Nam trong thập niên 1970 qua sách và qua phim “Ride the Thunder” với tôi là rất thực. Bởi tôi vừa là nạn nhân, vừa là chứng nhân của giai đoạn lịch sử đau thương đó. Thực trạng của mỗi sự kiện tôi đều đã trải qua, nên sự xúc động càng dấy lên mạnh hơn với cảnh người tù binh quay lưng bước trở vào phòng giam theo lệnh, cũng là lúc hai dòng nước mắt của người vợ vỡ òa qua rèm mi vừa chớp. Nước mắt được nén lại trong đôi mắt khổ đau đến cùng tận khi nhìn thấy thân thể chồng mình quá đỗi suy nhược. Sự xúc động lắng trong tôi làm loạn nhịp thở, tay tôi bấu vào mép ghế ngồi chạm phải tay người Mỹ ngồi bên cạnh. Chúng tôi nhìn nhau như có cùng một luồng cảm xúc. Qua va chạm bất thường và qua chuyện trao đổi, tôi biết người Mỹ là hậu duệ của một cựu chiến binh Mỹ đã từng tham chiến bên cạnh quân lực Việt Nam Cộng Hòa.
Thêm một kỷ niệm đáng nhớ trong buổi xem phim là sau khi rồi phòng chiếu ra về. Đến cầu thang tôi gặp thêm một hậu duệ chiến binh Mỹ khác đang đứng nói chuyện với 2 cháu nhỏ mặc quân phục thủy quân lục chiến Mỹ. Tôi dừng lại gợi chuyện và muốn được chụp một tấm hình kỷ niệm với hai cháu bé đẹp và dễ thương. Lời yêu cầu của tôi được chấp thuận và chính người mẹ của hai cháu chụp cho chúng tôi tấm hình kỷ niệm. Tôi bắt tay tạm biệt hai cháu với lời cảm ơn, tiếng cười phả lấp nỗi buồn còn tồn động trong tôi từ cảm xúc của phim.
Không hiểu tôi có gì hấp dẫn khi nói chuyện với các cháu trẻ, mà cháu nào cũng vui vẻ và thân thiện với tôi. Như hôm nay đi diễn hành, tôi cũng được làm quen thêm vài cháu nữa. Và lại có thêm vài tấm hình kỷ niệm với hậu duệ của hậu duệ chiến binh Mỹ. Cuộc sống được những niềm vui bất chợt cũng tạo nên hạnh phúc.
Cảm ơn đời, cảm ơn tình thân mến người với người trao nhau.
Có đi mới biết
Có tiếc mới thương
Có kinh địa ngục
Có phục thiên đường!
Sau khi nghe em kể chuyện trên băng truyền thông RFA về chuyến đi Việt Nam. Anh muốn viết đôi dòng gởi đến em với niềm vui lòng cầu mong được hồi báo: Em đã trở về bình an sau gần một tuần mất tích.
Em nói đi để biết thế nào là trại giam và cách hành xử của những người đại diện cho chế độ cộng sản ở Việt Nam hiện nay. Anh nghĩ em đã chọn một hành động táo bạo và rất nguy hiểm. Càng nguy hiểm hơn khi là trước khi đi, em báo cho người thân biết về mục đích của mình và công khai phổ biến hình của em tại Dòng Chúa Cứu Thế khi vừa đến Sài Gòn.
Đây không phải là cảm nghĩ riêng anh mà của những người thân và đồng bạn rất lo cho sự an toàn của em. Bởi tính chất chuyến đi em đã nói rõ trong thư em gởi cho gia đình. Nên chuyến đi trở thành sự thách thức từ một người trẻ yêu đồng bào và quê hương với chính quyền cộng sản.
Tuy nhiên, qua giải bày của em trên đường trở về Mỹ đã cho người nghe thấm hơn về chủ trương của một chính quyền chỉ thấy cái bóng của tự do dân chủ là hoảng sợ. Sự hoảng sợ đến mất lý trí, nên ra lệnh bắt khẩn cấp người mà chúng cho là có thể tạo ra nguy cơ làm bùng phát phong trào đấu tranh đòi dân chủ, tạo ra tiền đề làm sụp đổ chế độ và dìm chết luôn hàng ngũ cầm quyền vốn chỉ coi nhân dân là phương tiện phục vụ lợi ích của đảng và tập đoàn lãnh đạo.
Nghĩ mà thương một người con gái dám từ bỏ cả tuổi thanh xuân và hạnh phúc gia đình, vượt nửa vòng trái đất để học hỏi kinh nghiệm sống và chiến đấu chống những cái ác bẩm sinh đang phá hủy và tiêu diệt sức sống của một dân tộc.
Em không học để biết cho riêng em mà giúp những người cùng đồng hành với em trên hành trình tranh đấu biết được phương cách ứng xử khi giáp mặt với lực lượng thi hành pháp luật không có luật.
Những người thân và bạn đồng hành qua một tuần lễ mong ngóng tin em, càng sốt ruột càng thương em. Nên không thể trách có người nghĩ đến những điều không may em phải gánh chịu mà tiếc cho một một người thân, một chiến hữu ra đi không thể trở về. Tâm trạng này giống như khi anh ngồi ở hậu cứ thấp thỏm lo về sinh mạng của các chiến hữu đang thâm nhập vào vùng đất địch để gom tin phục vụ cho kế hoạch hành quân. Đã biết đi vào chiến trường là chấp nhận sự hy sinh khi mình đã xác định được trách nhiệm của một người chiến sĩ bảo quốc, an dân. Nhưng mà lo vẫn lo. Mạng sống mỗi con người luôn quí trọng, sinh lực của một lực lượng cần được bảo toàn.
Em đã trở về từ quê hương mang nỗi đau là đất của ngục tù. Không như quê hương xưa, toàn Miền Nam trong cuộc sống của đồng bào không nghe ai nói đến những chữ: tù, đày, giam, nhốt, chém và giết. Bởi vì trại giam và nhà tù không có trong ngôn ngữ của người dân lành yêu cuộc sống và chân lý trong một thể chế tự do, dân chủ. Hoàn toàn khác với một thể chế độc đảng toàn trị luôn xây dựng trại giam và nhà tù vừa để răn đe, vừa để khống chế người dân yêu nước thương nòi muốn vùng lên phản kháng sự áp bức và bất công. Mọi phản kháng của người dân đều được ghép vào tội “chống phá nhà nước”. Riêng bốn chữ “chống phá nhà nước” cần phải làm rõ hơn trong cái luật rừng u tối của cộng sản Việt Nam.
Thông thường và trên căn bản dân sinh dân chủ, nhà nước thỏa mãn quyền lợi của nhân dân thì còn ai có ý nghĩ chống và phá với nhà nước. Song phương phục vụ lẫn nhàu đều tốt thì không cần có sự răn đe trên bình diện tinh thần và thể chất .
Tuy em rất sáng suốt, kiên cường và không kinh hãi khi bước vào và bước ra khỏi địa ngục. Nhưng những ấn tượng về răn đe, khống chế đã tạo một áp lực không nhỏ trong tinh thần của em. Những ám ảnh của bạo lực trong bóng tối cần có thời gian để xóa nhòa nhờ ý thức kiên định lập trường tranh đấu chống mọi sự bất công trong xã hội, tranh đấu cho sự sinh tồn bản thân và đồng chủng.
Viết về địa ngục không thể không nghĩ đến thiên đường nơi chúng ta đang sống. Trên mỗi vùng đất tự do, mỗi con người được thụ hưởng một suộc sống do mình chọn lựa trong tất cả các sinh hoạt thường ngày. Không bị hoảng sợ bởi một thế lực nào, vì đời sống của mỗi người luôn được luật pháp bảo vệ. Đó là thiên đường có thật, đơn giản nhưng đầy đủ trong tình người với người thương yêu nhau dù khác màu da và ngôn ngữ.
Tự mình ngưỡng phục thiên đường mình đang sống đã nẩy ra ý niệm được chia sẻ phần nào những tích lũy sinh tồn và vươn lên của chính mình với người khác đang còn chịu đựng sự khổ cực và áp bức. Đó là sự thiết tha trong khao khát của một cuộc đời luôn quí trọng ánh sáng của ba chiều Chân Thiện Mỹ hội tụ.
Từ lúc nhận được tin báo an của em trên đường bay từ địa ngục về thiên đường, anh chấp tay tạ ơn Đấng đã cưu mang em giữa cuộc đời luôn tìm ẩn sự bất trắc, cho dù em muốn thử sức mình trong sự bất trắc đó để kiểm nghiệm và định vị khả năng trưởng thành của mình. Sự vui mừng của mọi người hòa vào niềm vui của em từ khẳng định bản thân được trui rèn thêm qua thử thách.
Chỉ vậy thôi em cũng đủ tư cách đứng lên trên những nghi hoặc và nghị luận. Đôi chân tuổi trẻ trên hành trinh nhân ái được hướng dẫn từ Tâm, thì còn điều gì làm em chùng bước.
Những người trong thế hệ của anh không thiếu những băn khoăn khi ngoái nhìn quá khứ, vẫn còn muốn điều chỉnh những sai lầm để gom sinh lực của lý tưởng quốc gia dân tộc tiếp truyền vào thế hệ của em. Với niềm mong ước duy nhất quê hương mình rồi sẽ đẹp. Ánh sáng thiên đường sẽ tràn qua mọi ngõ ngách của địa ngục, hủy diệt mọi sự tàn ác. Nhân dân được sống bình đẳng trong một thể chế tự do dân chủ.
Xin được gởi niềm mong ước này vào những người bạn trẻ như em đang quyết tâm thực hiện một cuộc cách mạng nhân bản trên quê hương mình. Hy vọng và niềm tin đang bừng lên theo lời hát của nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang trong bài “Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ”:
“Ta khuyên cháu con ta còn tiếp tục làm người
Làm người huy hoàng phải chọn làm người dân Nam”
Anh gởi lời chào quí mến và trân trọng đến em – người con gái ngoan cường của Mẹ Việt Nam. Mong em luôn an vui và thành công trong chí hướng phục vụ Dân Sinh và Dân Chủ.
Đứng sững nhìn rừng cá chết nằm phơi, Lửa uất hận nung mắt người rát bỏng. Dãy thuyền gỗ kẹt trên bờ lóng ngóng, Đoàn ngư dân tuyệt vọng ngước nhìn trời.
Đã mấy chục năm rồi, Biển đã biến thành nơi chứa xác. Với chế độ bạo tàn độc ác, Đến trùng dương cũng tan tác tả tơi.
****
Biển ngày xưa vốn là chốn vui chơi, Nhưng từ buổi đổi đời đau thương đó, Khi dân phải trốn chạy làn sóng đỏ, Đã thành nơi máu lệ đổ tuôn dòng.
Tháng Tư đen, bao bất hạnh chất chồng, Ách nô lệ đã tròng lên nước Việt. Giặc Cộng giở trò trả thù khốc liệt, Bao anh hùng gặp cái chết không may.
Vì tự do nên chấp nhận lưu đày, Toàn dân Việt đêm ngày lo vượt biển. Triệu người dấn thân vào nơi nguy biến, Có mấy phần được đến bến bình an.
Nào biên phòng, nào hải tặc Thái lan, Cái chết vẫn tham lam đeo từng bước. Đem tính mạng trả treo cùng sóng nước, Đáy biển đen chôn ước nguyện không thành.
****
Biển ngày nay vẫn đậm máu dân lành, Dù súng đạn chiến tranh không còn nữa. Đất nước khổ hơn cả thời khói lửa, Dân mỏi mòn đợi mãi chữ tự do.
Sống phập phồng trong hốt hoảng âu lo, Vì lũ Vẹm luôn bày trò đốn mạt. Với Tàu Cộng, chúng khom lưng hèn nhát, Nhưng hung hăng tàn ác với dân mình.
Những ngư dân, vì sinh kế gia đình, Phải hứng chịu khổ hình trên sóng cả. Thuyền bè Chệt, chúng gọi là “tàu lạ”, Giết dân lành, giành cá, lấn biển khơi.
Chúng thông đồng rải chất độc khắp nơi, Sau chim cá, đến con người bị diệt. Của độc hại, ai ai mà chẳng biết, Nhưng đói đành liều chết nuốt qua cơn.
****
Biển ngày mai rồi sẽ thảm thê hơn, Khi dân Việt chịu thêm hờn mất nước, Khi mảnh đất của tổ tiên ngày trước Lọt vào tay bầy xâm lược Bắc phương.
Dân giờ đây đã đến lúc cùng đường, Mất căn cước, quê hương cùng ngôn ngữ, Mất luôn cả mấy ngàn năm lịch sử, Trên đất nhà, làm lữ khách lưu vong.
Trong đau buồn, ngày ngày hướng biển Đông, Thân nhiễm độc, ngóng trông giờ giải thoát, Ôm bệnh hoạn, tật nguyền cùng đói khát, Bất lực nhìn Tàu phá nát non sông.
Tự do không và tổ quốc cũng không, Kẻ mất nước chợt đau lòng nhận thấy, Đường giải thoát, sống chết gì cũng vậy, Cuối cùng rồi chỉ còn đáy biển sâu.
Sau này ai có hỏi: – Nước anh đâu? Kẻ sống sót đành cúi đầu lặng lẽ, Thương khóc chốn xưa kia là quê mẹ, Nay xót xa thành tỉnh lẻ của Tàu.
Nếu hỏi dồn : – Thế dân Việt anh đâu? Sẽ được chỉ về biển sâu trước mặt, Kèm theo tiếng trả lời trong nước mắt: – Đấy là nơi người sẽ gặp dân tôi.
****
Đêm đen dài, bối rối giọt sương rơi, Trên bãi cạn, bóng ma Hời thấp thoáng.
Lời BBT: Có những bài thơ rất dung dị, nhưng có khả năng thấm sâu vào lòng người, lay động lương tâm, đánh thức trách nhiệm và tình tự quê hương, dân tộc. Bài thơ “Đất Nước Mình Ngộ Quá Phải Không Anh” đăng tải trên Facebook ngày 25/4/2016 của cô giáo Trần Thị Lam, Hà Tĩnh, Việt Nam, trong phút chốc đã lan truyền khắp Việt Nam và thế giới, nhanh như một cơn lốc… Nhiều người gọi đó là một “Bài Thơ Yêu Nước”.
Đất nước mình ngộ quá phải không anh
Bốn ngàn tuổi mà dân không chịu lớn
Bốn ngàn tuổi mà vẫn còn bú mớm
Trước những bất công vẫn không biết kêu đòi…
Đất nước mình lạ quá phải không anh
Những chiếc bánh chưng vô cùng kì vĩ
Những dự án và tượng đài nghìn tỉ
Sinh mạng con người chỉ như cái móng tay…
Đất nước mình buồn quá phải không anh
Biển bạc, rừng xanh, cánh đồng lúa biếc
Rừng đã hết và biển thì đang chết
Những con thuyền nằm nhớ sóng khơi xa…
Đất nước mình thương quá phải không anh
Mỗi đứa trẻ sinh ra đã gánh nợ nần ông cha để lại
Di sản cho mai sau có gì để cháu con ta trang trải
Ngày nay dân hết sợ rồi! Người dân can đảm nói lời đấu tranh Ngay giữa lò Cộng sản gian manh Đỉnh cao hung tàn, tội lỗi Tôi đã thấy chị Giáo viên Hà Nội Tọa kháng biểu tình Đơn độc một mình với hàng biểu ngữ: “Cứ đánh vào mặt tôi nếu muốn Nhưng trả Biển và Quyền làm người cho dân!” Chao ôi !!! Can đảm thay! Dũng liệt thay! Coi thường: thủ tiêu, đánh đập, tù đày! Thiệt đáng mặt trang Anh Thư Nước Việt Lời thách thức đến vô cùng quyết liệt! Như lằn roi quất vào mặt bọn sài lang Chị ngồi im, mà tiếng nói vang vang Khắp Thế giới đã lắng nghe tiếng chị! Chị Giáo viên hiền lành, Nhưng chính là Chiến Sĩ Đứng hàng đầu “Diệt Cộng cứu Quê Hương” Người Việt Nam tỵ nạn khắp bốn phương Hãnh diện với năm Châu vì có chị.
Trần Quốc Bảo Richmond, VA
Một giáo viên tại Hà Nội tọa kháng biểu tình ôn hòa. Ảnh Internet.
Tặng những chiến sĩ vô danh tranh đấu cho tổ quốc Việt Nam
Họ là những anh hùng không tên tuổi
Sống âm thầm trong bóng tối mênh mông
Không bao giờ được hưởng ánh quang vinh
Nhưng can đảm và tận tình giúp nước
Họ là kẻ tự nghìn muôn thủa trước
Đã phá rừng, xẻ núi, lấp đồng sâu
Và làm cho những đất cát hoang vu
Biến thành một sơn hà gấm vóc
Họ là kẻ không nề đường hiểm hóc
Không ngại xa hăng hái vượt trùng sơn
Để âm thầm chuẩn bị giữa cô đơn
Cuộc Nam Tiến mở giang sơn rộng lớn
Họ là kẻ khi quê hương chuyển động
Dưới gót giầy của những kẻ xâm lăng
Đã xông vào khói lửa, quyết liều thân
Để bảo vệ Tự Do cho Tổ Quốc
Trong chiến đấu không nề muôn khó nhọc
Cười hiểm nguy bất chấp nỗi gian nan
Người thất cơ đành thịt nát xương tan
Nhưng kẻ sống lòng son không biến chuyển
Và đến lúc nước nhà vui thoát hiểm
Quyết khước từ lạc lộc với vinh hoa
Họ buông gươm quay lại chốn quê nhà
Để sống lại cuộc đời trong bóng tối
Họ là kẻ anh hùng không tên tuổi
Trong loạn ly như giữa lúc thanh bình
Bền một lòng dũng cảm, chí hi sinh
Dâng đất nước cả cuộc đời trong sạch
Tuy công nghiệp không ghi trong sổ sách
Tuy bảng vàng bia đá chẳng đề tên
Tuy mồ hoang phiêu dạt dưới trời quên
Không ai đến khấn nguyền dâng lễ vật
Nhưng máu họ đã len vào mạch đất
Thịt cùng xương trộn lẫn với non sông
Và anh hồn chung với tấm tình trung
Đã hòa hợp làm linh hồn giống Việt.
Đằng Phương Nguyễn Ngọc Huy
Ngâm Thơ: Nguyễn Xuân Thưởng Đàn tranh: Giáo sư Kim Oanh Sáo: Vũ Phương Trong buổi TƯỞNG NIỆM 49 NGÀY TANG Giáo Sư NGUYỄN NGỌC BÍCH (1937-2016) Tại Providence Center, Falls Church, VA – Ngày 14 Tháng 5 Năm 2016 Video: Toan Thien Vo
À ơi! Hạ hời ơi! Canh một con ngủ cho say Để mẹ ra chợ ăn mày nuôi con Xót xa mấy chục năm tròn Quỉ ma ngự trị trên non sông này Sống trong tủi nhục đắng cay Mất tự do, mất luống cầy nương khoai Mất hiện tại, mất tương lai Như câm điếc, dưới gót giầy Cộng nô Toàn dân uất hận giặc Hồ Tôn thờ Cộng sản dày mồ Việt Nam Dòng lịch sử bốn ngàn năm Ai ngờ nay lại tối tăm thảm sầu Mười nước mạt nhất hoàn cầu Việt Nam giờ đứng hàng đầu con ơi!
Ru con, Canh 2
À ơi! Hạ hời ơi! Canh hai con ngủ cho vùi Để mẹ ra chợ buôn chui, bán lòn Mánh mung chằng đủ nuôi con Đồ nhà chôm hết, đâu còn thứ chi Hết cơm, hết cả khoai mì Bo bo sống sượng, lấy gì con ăn Gườm gườm mũi súng công an Lao tù cải tạo gian nan chất chồng Cột điện mà nó biết rông Thì nó đã bỏ, nó dông tám đời! Một năm ba mét vải sồi Ăn lông ở lỗ như thời sơ khai Vậy mà nói láo thiệt tài “Tự do, hạnh phúc, vượt ngoài chỉ tiêu! (?) ”
Ru con, Canh 3
À ơi! Hạ hời ơi! Canh ba con ngủ cho yên Đừng nghe Việt Cộng tuyên truyền ba hoa Tối ngày ông ổng qua loa “Hòa bình, độc nập, rân ta phú cường! ” Người dân đội đất nằm sương Những câu bịp bợm dễ thường ai tin Thiên đường Các-mác Lê-nin Là nơi đầy đọa ăn xin ngủ đường Việt Nam mình thật đáng thương Dưới tay Đảng trị, tai ương dập dồn Với Tầu Cộng, Đảng cúi luồn Với dân, đàn áp đến muôn kinh hoàng Núi sông phủ một mầu tang Mẹ nhìn con ngủ hai hàng lệ rơi!
Ru con, Canh 4
À ơi! Hạ hời ơi! Canh tư con ngủ cho ngoan Ru con lòng mẹ nát tan thảm sầu Đắng cay nhìn khắp năm châu Việt Nam mình có phải đâu ngu hèn Vốn dòng Hồng-Lạc Rồng-Tiên Giang sơn như gấm hoa miền Á Đông Biết bao liệt nữ anh hùng Biết bao tuấn kiệt, kiếm cung văn đàn Thế mà Nước mất nhà tan Quốc dân gánh chịu muôn vàn khổ đau Sĩ phu … sao chịu …cúi đầu ??? Anh thư, hào kiệt … lánh đâu hết rồi ??? Da vàng máu đỏ con ơi! Có nghe lời mẹ ru hời năm canh ???
Ru con, Canh 5
À ơi! Hạ hời ơi! Canh năm con ngủ đã lâu Niềm đau sông núi con đâu biết gì Hỡi ơi! … Tổ Quốc lâm nguy !!! Tầu-Cộng xâm lấn biên thùy Nước ta Nam Quan lùi mốc thiệt xa Ngoài khơi, Quần đảo Hoàng sa mất rồi! Nội địa, Đảng dâng núi đồi Đảng dâng Vũng Áng cho người ngoại bang Chúng làm nhà máy thép gang Làm chim, cá chết, tàn hoang xứ mình Than ôi! vận Nước điêu linh Ai người cứu Nước hi sinh anh hùng ? Qua đêm tăm tối mịt mùng Con ơi! Tỉnh dậy rạng đông rồi kìa !
*** Ru con nước mắt đầm đià “Con ơi! Nước Việt mai kia mất còn Tương lai Tổ Quốc tay con Mau mau vùng dậy cứu non sông nhà !!!”