Bệnh Tiểu Đường Loại 2

Nguyên tác Anh ngữ: BS. Phạm Hiếu Liêm

Bản Dịch: DS. Nguyễn Hiền

(Bài viết này tóm lược các ý chính cho ngắn gọn dễ hiểu hơn cho người đọc lớn tuổi đeo kính, trình bày bằng chữ lớn và xin phép bỏ các bảng tham khảo tiếng Anh của BS Liêm dù quý giá)

Trong một bài báo mới đây mang tựa đề “Tình trạng Sức khỏe của Người Cao Niên Hoa Kỳ gốc Á”, đăng trên tạp chí có uy tín Journal of the American Geriatrics Society đã tiết lộ nhiều hình trạng đáng lo nơi các Người Việt cao tuổi ở hải ngoại. Khi đối chiếu so sánh với những nhóm người Mỹ gốc Á khác trong văn hóa “dùng đũa” (Khổng giáo) như người Mỹ có gốc Nhật, Trung Quốc và Hàn Quốc, người Mỹ gốc Việt cao niên, được coi như một nhóm có trình độ học vấn kém hơn và nghèo hơn, lại có tỷ lệ cao hơn về bệnh tâm thần, và nhất là có tỷ lệ cao nhất về tiểu đường (22%).

Người ta có thể tìm ra lời giải thích thỏa đáng cho phần lớn những phát hiện trên nơi các Cụ người Việt, ngoại trừ chuyện có tỷ lệ cao với bệnh Tiểu đường Loại 2. Bài viết này cố gắng đưa ra một lời giải thích có khả năng thuyết phục nhất về sự khác biệt và với hy vọng sẽ có thể mang lại một vài lời khuyên bổ ích cho những Cụ này về bệnh Tiểu đường Loại 2.

Tiểu đường Loại 2 là gì?

Tiểu đường Loại 2 là một chứng rối loạn từ lâu đã bị gán cho một cái tên sai, đã bị hiểu lầm và cho đến năm 2008, người ta vẫn còn hoàn toàn lầm lẫn trong chỉ dẫn về phương cách chữa trị.

·Khác với Tiểu đường Loại 1 (Tiểu đường ở Thanh thiếu niên) là bệnh đái tháo đường duy nhất đúng nghĩa, bệnh này do sự thiếu hụt sản xuất Insulin của tuyến tụy– làm ngăn trở khả năng biến đổi chất đường glucose này thành glycogen để dự trữ, do đó lượng glucose trong máu tăng cao.

Bệnh nhân mắc bệnh Tiểu đường Loại 1 do đó phải được chích Insulin để giữ cho lượng glucose trong máu trở lại càng xuống mức bình thường chừng nào càng tốt. (Chữa trị: Nhiều người mang dụng cụ bơm Insulin có cài chương trình để rập khuôn sự phóng thích Insulin từ tuyến tụy đáp ứng nhu cầu vào những bữa ăn.)

·Sự việc lại không đơn giản như thế ở bệnh Tiểu đường Loại 2 vì sự gia tăng glucose trong máu lại gây ra bởi sự kháng cự của các mô chống lại hoạt động của Insulin vẫn được sản xuất (“Insulin Resistant”).

Tuyến tụy phản ứng lại bằng cách bơm thêm Insulin nhiều hơn nữa để lấn áp sự đề kháng này; kết quả là bị mắc chứng Insulin tăng trong máu, ngay cả khi đói bụng.

Ðề kháng lại Insulin rất có thể là do sự thấm nhập chất béo vào trong những cơ quan nội tạng và phản ứng viêm để chống lại tiến trình này.

Dòng thác lũ sưng viêm này và sự rối loạn chức năng của những tế bào mỡ là do hoạt động của những vi hạt organelles trong tế bào nhiều hơn là do adipokines, là những kích thích tố (hormones) có liên quan đến bệnh béo phì, hay là do cytokines (hoặc những chất gây viêm khác) dẫn đến chứng tăng mỡ trong máu, tăng huyết áp, tăng lượng đường trong máu mà kết quả cuối cùng trong nhiều trường hợp là sự hư hại các cơ quan nội tạng, thí dụ như những bệnh tim mạch, những bệnh thận, bệnh võng mạc, bệnh thần kinh ngoại vi và chứng mất trí nhớ Alzheimer. Cũng cần ghi chú thêm là Insulin, tự thân, đã từng được coi là một chất kích thích có chiều hướng gây phản ứng viêm.

Một cách rõ ràng hơn, bệnh Tiểu đường Loại 2 không hẳn là do lượng đường (glucose) cao, mà đúng hơn là do sự gia tăng Insulin trong máu, gây ra sự sưng viêm và rối loạn chức năng của tế bào mỡ adipocyte.

Ðể chỉ chứng này, tôi thích gọi bệnh Tiểu đường Loại 2 là “Hội chứng kháng Insulin”  (có người lại dùng những thuật ngữ Hội chứng Biến dưỡng và Hội chứng X).

Việc chữa trị bệnh Tiểu đường Loại 2 đã bị hiểu sai lạc ra sao trước khi có cuộc nghiên cứu ACCORD?

ACCORD (Action to Control Cardiovascular Risk in Diabetes) là một cuộc nghiên cứu rộng lớn, có hoạch định cẩn thận, với sự tham dự của nhiều trung tâm nghiên cứu, thực hiện trên bệnh nhân mắc chứng Tiểu đường Loại 2; cuộc nghiên cứu được bảo trợ bởi Viện Nghiên cứu Y tế Quốc gia (NIH), khởi sự thiết lập hồ sơ bệnh nhân vào khoảng năm 2005 và cho tới nay (2010) đã thâu lượm được vài kết quả quan trọng:

1. Sự kiểm soát gắt gao lượng glucose trong máu bằng những chế độ dùng Insulin chặt chẽ làm tăng đáng kể số tử vong ở những bệnh nhân này, một điều làm những nhà nghiên cứu ngạc nhiên là họ chết vì những cơn đau tim và đột quỵ chứ không do phản ứng chống lại lượng đường trong máu thấp như người ta vẫn nghi ngờ. Nhánh nghiên cứu này đã chấm dứt trước hạn kỳ, vào năm 2008, do mối quan ngại về sự an toàn của những đối tượng còn lại của cuộc nghiên cứu.

2. Như đã được chứng minh trước đây, sự chế ngự chứng cao huyết áp đặc biệt hữu hiệu khi dùng thuốc ức chế ACE (ACE Inhibitor). Tuy nhiên, làm giảm áp suất tâm thu (systolic pressure) xuống mức thấp hơn 140mmHg không mang lại thêm lợi ích nào cho người bị cao huyết áp (và còn có thể nguy hiểm ở người cao tuổi).

3. Ðiều quan trọng là kiểm soát lượng chất béo trong máu bằng cách dùng những thuốc statine. Dùng thêm những thuốc fibrate để hạ lượng chất béo xuống nữa không giúp gì được cho một kết quả lâm sàng tốt hơn.

Trước khi có cuộc nghiên cứu mang tính mở đường này, các bác sĩ chỉ chăm chăm vào việc chế ngự lượng đường tăng cao trong máu ở những bệnh nhân bị bệnh Tiểu đường Loại 2 và chữa trị họ giống như phương thức chữa trị bệnh Tiểu đường Loại 1. Insulin khi đó thường được dùng khi thuốc uống không còn công hiệu để cố đạt được một lượng glucose khi đói bụng là 110mg% hay ít hơn, hoặc là khi lượng Glycosylated Hemoglobin (HGb A1C) cao hơn 7. Lượng Insulin được đưa thêm vào cho những bệnh nhân vốn đã có một lượng Insulin cao trong máu đã mặc sức tàn phá cơ thể họ và hiển nhiên đã đưa đến những kết quả xấu ban đầu như theo nghiên cứu ACCORD.

Cuộc nghiên cứu ACCORD sẽ được các bác sĩ hiện đang hành nghề thẩm định lại và sẽ được đưa vào trong những sách chuyên khoa Y trong thời gian tới.

Kết Luận

I) Một cách nhìn toàn diện, chế ngự Hội chứng Ðề kháng Insulin hay bệnh Tiểu đường Loại 2 bao gồm những điều sau đây:

a. Phải có một chế độ ăn hợp lý hàng ngày với một lượng calori giới hạn (trong khoảng từ 1700 tới 2000 Kcal mỗi ngày ở nam giới, ở phái nữ là từ 1500 tới 1800 Kcal mỗi ngày). Cách ăn theo kiểu vùng Ðịa Trung Hải (Mediterranean type diet) được đề cao do bởi tác dụng chống sưng viêm có được nhờ:
·chất mỡ đơn chưa no (mono-unsaturated fat, thí dụ như dầu ôliu) là chất chủ yếu trong thực đơn;
·dồi dào lượng acid béo omega-3 có trong đồ biển và chứa ít đường đơn (mono và diglycerides);

  • đủ lượng chất đạm, ăn vào mỗi ngày ít nhất phải là 1,2 gram cho mỗi kg thể trọng (thí dụ cần 72 gram cho người cân nặng 60kg); và
  • chỉ dùng chất bột/đường phức hợp (complex carbonhydrates).

b. Một thời khóa biểu tập thể dục ngắn, 15 – 30 phút mỗi ngày, trong đó bao gồm tập nhảy aerobic, thể dục dụng cụ nhẹ (callisthenic) cho hệ tim mạch và óc được dẻo dai, vài môn tập cử tạ cũng được khuyến khích để duy trì lượng cơ bắp, giúp thêm tác động trên sức kháng cự lại Insulin.

c. Theo dõi kỹ tình trạng cao huyết áp và cao mỡ máu như đã đề cập ở trên.

d. Chấm dứt việc bị ám ảnh bởi chuyện theo dõi lượng glucose. Kiểm tra lượng glucose mỗi ngày 1 lần khi bụng đói (fasting) là quá đủ; mọi mức dưới 200mg% đều có thể chấp nhận được. Ở bệnh Tiểu đường Loại 2 (Hội chứng Ðề kháng Insulin), kết quả tốt tương ứng với một trị số HGb A1C (chỉ số trung bình cho 3 tháng) trong khoảng 7,3 – 7,5; vì thế mọi trị số dưới 8 đều chấp nhận được.Phép trị liệu duy nhất đã được chứng minh là có ích về lâu dài là Metformin bởi vì nó làm cho các “receptor-cảm-ứng-với-Insulin” (Insulin Receptors) nhạy cảm hơn. Những phương cách chữa trị khác hao tốn nhiều và làm cho kết quả glucose xem ra có vẻ tốt hơn, nhưng chúng không chứng tỏ được là có lợi cho bệnh nhân; ngược lại, nhiều khi cho thấy sự nguy hiểm tức thời (thí dụ Insulin, Avandia, v.v…). Cho tới ngày nay, lợi ích duy nhất đã được minh chứng trong việc kiểm soát chặt chẽ lượng glucose ở những bệnh nhân này là sự trì hoãn bệnh võng mạc do tiểu đường mà nguy cơ quá nhiều để có thể kể ra hết.

II) Vì sao người Việt cao tuổi lại có nguy cơ cao hơn về Hội chứng Ðề kháng Insulin (bệnh Tiểu đường Loại 2) và người ta nên làm gì thêm để phòng ngừa?

Bên cạnh cái nhìn toàn diện đã nêu ra trên đây, người Việt cao tuổi có những khó khăn làm cho Hội chứng Ðề kháng Insulin nặng thêm, với bệnh lý như sau:

1. Thiếu Vitamin D: Tình trạng này phổ biến ở những Việt kiều sống ở những quốc gia Tây phương. Sự thiếu hụt Vitamin D (với mức thấp hơn 33) làm cho các mô có khuynh hướng thiên về sự tạo tác dụng phá hoại do sưng viêm và làm trầm trọng thêm sự chống lại Insulin. Tất cả Việt kiều nên đi kiểm tra lượng 25-OH-Vitamine D và dùng Vitamin phụ thêm nếu mức này thấp. Vài năm trước đây cuộc nghiên cứu trong lãnh vực điều dưỡng ở Hoa Kỳ về chứng loãng xương đã bất ngờ cho thấy là nhóm được chỉ định dùng Vitamin D phụ thêm đã có một sự giảm thiểu bệnh Tiểu đường Loại 2 là 35%.

2. Sự tiêu thụ quá độ những “sản phẩm đã được hóa đường ở cấp cao” (hay AGEs, là tên gọi chung những chất đạm đã bị hư hại vĩnh viễn do những nhóm đường kết nối vào và làm phân hóa chúng). AGEs có thể được tạo ra ở ngoài hay bên trong cơ thể:Ở trong cơ thể, chúng xảy ra khi sự chống lại Insulin là nguyên nhân gây cho monosaccharide tạo phản ứng kết nối để thành những hợp chất AGEs (thí dụ như HGb A1C).Ở ngoài cơ thể, AGEs được cấu thành do đồ ăn bị nấu ở nhiệt độ cao; đun cháy đường (thắng đường để làm thành nước màu caramel) tạo nên một lượng lớn AGEs; cách nấu nướng của người Việt dùng đầy dẫy chất này (nước kho, nước màu, nước thắng v.v…) cần bớt đi.AGEs tạo nên một phản ứng oxi-hóa mạnh mẽ nơi những mô sống và được xem như là nguyên nhân chính gây nên hư hại nội tạng ở giai đoạn chót trong Hội chứng Ðề kháng Insulin, đặc biệt là nguyên nhân gây nên đột quỵ và đau tim nơi những bệnh nhân hư hại chức năng thận. Giữ nhiệt độ thấp liên tục trong khi nấu (hấp, đun sôi), và chung với chất chua (dấm, chanh, me v.v…) sẽ làm giảm thiểu sự thành lập AGEs một cách đáng kể.

3. Dùng fructose quá mức trong môi trường sinh sống như ở Mỹ: Hoa Kỳ và những quốc gia kỹ nghệ hóa trên toàn thế giới đã tiêu thụ ít sucrose hơn (chỉ chứa 50% fructose) và nhiều HFCS hơn (HFCS: High Fructose Corn Syrup: mật đường chế từ bắp, chứa 78% fructose) trong 20 năm qua.Gan của người chỉ có thể chuyển hóa khoảng 25gram fructose mỗi ngày thành năng lượng, phần còn lại sẽ thành chất béo triglyceride; acid béo không có VLDLs sẽ kích hoạt phản ứng sưng viêm nơi tạng phủ và phản ứng chống lại Insulin. Fructose cũng dễ dàng tạo AGEs.Cuối cùng, mặc dù không có chứng cớ khoa học vững chắc, những cựu quân nhân Hoa Kỳ đã từng tham chiến ở Việt Nam đang bị bệnh Tiểu đường Loại 2 có thể lấy được tiền bồi thường cho việc họ bị bắt buộc tiếp xúc với Chất độc Da cam trong thời gian thi hành nhiệm vụ ở Việt Nam. Có thể đây cũng là một phần của lý do giải thích tỉ lệ cao của người mắc bệnh Tiểu đường Loại 2 ở người Việt cao tuổi chăng?

BS Phạm Hiếu Liêm hân hạnh dành bài này cho những người Việt cao tuổi ở khắp mọi nơi.

Nguyên tácType 2 Diabetes: A Curse To Older Viet Kieu, Pham H Liem, MD, Professor of Geriatrics, Donald W. Reynolds Department of Geriatrics, College of Medicine at UAMS and Associate Chief of Staff for Geriatrics and Extended Care, at CAVHS; Bản dịch tiếng Việt: DS Nguyễn Hiền.

____________________________________________________________________________

Nguyên tác:

Type 2 Diabetes: A Curse To Older Viet Kieu

Viet Kieu are Vietnamese who have left Viet Nam since 1975 to live in free countries around the world. Most Viet Kieu have settled in the USA; California has the largest number of Viet Kieu and Westminster, CA can boast the highest density of Vietnamese outside of Viet Nam.

A recent paper titled “Health Status of Older Asian Americans in California”, published in the prestigious Journal of the American Geriatrics Society revealed many disturbing patterns in older Viet Kieu. Compared to other Asian-American counterparts in the “chop sticks” (Confucian) culture like Japanese-, Chinese- and Korean-Americans, older Viet Kieu, as a group are less educated, poorer , have higher rate of mental health problems, are more disabled and have the highest rate of diabetes (22%).

One can find a good explanation for most of the above findings in older Viet Kieu with the exception of higher rate of diabetes (type 2). This paper attempts to find the most likely explanation of the discrepancy and hopefully, may be able to offer some educated advice to Viet Kieu regarding Type 2 Diabetes.

What is Type 2 Diabetes?

Type 2 Diabetes is a disorder that has been misnamed, misunderstood and until 2008, the recommended treatment was completely misguided.

Unlike Type 1 Diabetes (Juvenile Diabetes) which is the only true diabetes mellitus where the lack of Insulin production from the pancreas hinders the body ability to regulate glucose by turning it to glycogen for storage therefore plasma glucose is elevated . Patients with Type 1 Diabetes have to take Insulin injections to keep their serum glucose as normal as possible. Many wears an Insulin pump programmed to mimic the pancreas release of Insulin in response to meals consumption.

It’s not that simple with Type 2 Diabetes because the elevation of glucose is caused by tissues’ resistance to the action of Insulin. The pancreas reacts to this by pumping out more and more Insulin to override the resistance; the result is Hyperinsulinemia even in fasting state.

Resistance to Insulin most likely is caused by fat infiltration into various organs and the inflammatory reaction to it. This cascade of inflammation and the dysfunction of adipocytes (fat cells) which are far more active organelles than previously believed with many adipokines, adipo-related hormones , other cytokines and inflammatory reactants cause hyperlipidemia, hypertension, hyperglycemia resulting in many end organ damages i.e. cardio-vascular diseases (strokes and heart attacks), nephropathy, retinopathy, peripheral neuropathy and Alzheimer’s dementia. Of note, Insulin itself has been recognized as a pro-inflammatory reactant.

Clearly, Type 2 Diabetes is not just about high sugar (glucose) but more about hyperinsulinemia, inflammation and adipocyte dysfunction. I prefer to call it “Insulin Resistant Syndrome”, others have coined the terms Metabolic Syndrome and Syndrome X.

How treatment of Type 2 diabetes was so misguided prior to the ACCORD trial.

ACCORD (Action to Control Cardiovascular Risk in Diabetes) study is a major, well designed, multi-center study of patients with Type 2 Diabetes; sponsored by the National Institutes of Health (NIH) which started enrolling patients around 2005 and today has yielded some major findings;

1- Tight control of serum glucose using intensive Insulin regimen significantly increase mortality on those patients who, to the surprise of investigators, died from heart attacks and strokes and not by hypoglycemic reactions as suspected. This branch of the study was prematurely terminated in 2008 due to concern for the safety of the remaining study subjects.

2- As previously proven, it’s beneficial to control hypertension particularly using an ACE Inhibitor. However, lower systolic pressure to below 140 mmHg offers no extra benefit for hypertensive subjects (and might even be harmful for old people).

3- It’s important to control serum lipids using a statin drug. Adding fibrates to further lowering lipid parameters is not helpful for better clinical outcome.

Prior to this landmark study, physicians were fanatical about controlling hyperglycemia in patients with Type 2 Diabetes and treated the same way as Type 1 Diabetes. Insulin was often used when oral medications failed to achieve a fasting glucose of 110 mg% or less or when Glycosylated Hemoglobin (HGb A1C) got higher than 7. The extra Insulin given to patients who were already hyperinsulinemic wreaked havoc on their bodies and no doubt lead to premature poor outcomes as demonstrated in the ACCORD trial.

The ACCORD study should be reviewed by all current practicing physicians and should also be incorporated in the next Medicine textbooks.

A comprehensive approach to management of Insulin Resistant Syndrome should include the following:

a- There should be a sensible daily intake of limited calories ( for men between 1700 to 2000 Kcalories, for women 1500 to 1800 Kcalories per day). A Mediterranean type diet is recommended for it anti-inflammatory effect from using predominantly mono-unsaturated fat (i.e. olive oil), rich in omega-3-fatty acid from seafood and low in simple sugar (mono and disaccharides). Daily intake of protein should be at least 1.2 grams per kilogram of body weight. Only complex carbohydrates are recommended.

b- A short, 15-30 minute daily exercise program which should include aerobic and callisthenic exercises for cardio-vascular and brain fitness and some weight resistant training is recommended to maintain muscle mass to counter the effects of Insulin resistance.

c- Good management of hypertension and hyperlipidemia as mentioned earlier.

d- Stop being obsessed with glucose control. Checking fasting glucose once a day is more than enough; any level of less than 200 mg% is acceptable. Good outcomes for Type 2 Diabetes (Insulin Resistant Syndrome) are associated with HGb A1C values between 7.3-7.5, so anything less than 8 is acceptable. The only medication that has been proven beneficial in the long-term is Metformin because it makes Insulin receptors more sensitive. Other medications cost more and make the glucose readings look better but have not been shown to benefit patients; au contraire, many are downright dangerous (i.e. Insulin, Avandia etc….). Until today, the only proven beneficial effect of tight glucose control of these patients is delay of diabetic retinopathy while the risks are too many to mention.

Why are older Viet Kieu at much higher risk for Insulin Resistant Syndrome (Type 2 Diabetes) and what should be done for prevention?

Beside the comprehensive approach listed above, Viet Kieu have other problems that aggravate Insulin Resistant Syndrome and its pathology:

1- Vitamin D deficiency: this is ubiquitous in Viet Kieu living in western countries. I have yet met an older Viet Kieu with 25OH vitamin D level of greater than 34 unless he/she is taking vitamin D supplement; the reasons are many. Deficient in vitamin D (level less than 33) makes tissue more prone to the destructive effect of inflammation and aggravates Insulin resistance. All Viet Kieu should have level of 25OH vitamin D checked and take supplement if level is low. Several years ago the American Nurses Study for Osteoporosis unexpectedly showed that nurses assigned to the Vitamin D Supplement group had a 35% reduction in Type 2 Diabetes.

2- Excess consumption of Advanced Glycation End products (AGEs): AGEs can form outside or inside of the body. Inside the body, it happens when Insulin resistance causes monosaccharide to be glycolated in to AGEs compound (i.e. HGb A1C). Outside of the body, AGEs is created when food is cooked at high temperature; intentional burning of sugar (caramelize) generates large quantity of AGEs; Vietnamese cooking use this in abundant (nước kho, nước màu, nước thắng etc…). AGEs put severe oxidative stress on live tissues and have been identified as majors causes of end organ damages in Insulin Resistant Syndrome, particularly as the cause of strokes and heart attacks on patients with kidney failure. Cooking in consistently lower temperature (steam, boil) and/or adding acidic ingredients (vinegar, lemon juice, tamarind etc…) will reduce the formation of AGEs significantly.

3- Exposure to excessive amount of fructose in the environment: the USA and the rest of industrialized world have consumed less sucrose (50% fructose) and more HFCS (High Fructose Corn Syrup up to 78% fructose) in the last 20 years. Human liver can only process about 25 grams of fructose per day into energy, the rest becomes triglyceride, VLDLs free fatty acid (excess glucose is stored as glycogen) which trigger the viscera inflammatory reaction and Insulin resistance. Fructose also forms AGEs readily.

4- Lastly, although the scientific evidence is not robust, American Vietnam Veterans suffer from Type 2 Diabetes can get compensation for alleged exposure to Agent Orange during their tour of duty in Viet Nam. Could this be part of the reason for high incidence of Type 2 Diabetes in older Viet Kieu as well?

Affectionately dedicated to older Viet Kieu everywhere.

Pham H Liem QYHD20

Nguồn: https://www.svqy.org/type2diabetes.html

Tiến Trình Bầu Cử Tổng Thống Hoa Kỳ

Trần Xuân Thời

Hầu hết chúng ta đã tham dự các cuộc bầu cử tự do tại Việt Nam trước 1975 và tại các quốc gia tự do mà chúng ta đang cư ngụ sau năm 1975. Trong các quốc gia tự do, dân chủ, phương thức bầu cử tự do được áp dụng trong các cơ chế công quyền và các hiệp hội tư nhân để chọn người đại diện.

Tại Hoa Kỳ, các chính quyền tiểu bang đảm trách công tác tổ chức bầu cử các viên chức công cử tiểu bang và liên bang. Thể thức bầu cử được quy định bởi các đạo luật do chính quyền tiểu bang ban hành, do đó có một số khác biệt về kỹ thuật tổ chức giữa các tiểu bang.

1. Quyền bầu cử

Hiến pháp Hoa Kỳ năm 1787 không quy định quyền bầu cử cho mọi công dân Hoa Kỳ. Vì thế các Tu chính án thứ 15 ban hành năm 1870 quy định thêm quyền bầu cử cho người Mỹ thiểu số…Tu chính án thứ 19 ban hành năm 1920 công nhận quyền bầu cử cho cử tri nữ giới…..Hiến pháp quy định bầu cử Tổng Thống Hoa Kỳ cứ bốn năm một lần vào ngày Thứ Ba sau ngày thứ hai tuần thứ nhất tháng 11.

2. Ghi danh bầu cử

Mọi công dân hội đủ điều kiện đều được ghi danh bầu cử: Công dân Hoa Kỳ, 18 tuổi, không can án hay bị tước quyền bầu cử, phải là cư dân hợp lệ tại tiểu bang nơi bầu cử hay ứng cử, cử tri có thể ghi danh trước hoặc tại phòng phiếu trước khi bầu cử… hoặc theo thủ tục do tiểu bang ấn định.

Năm 1965, Quốc Hội Hoa Kỳ ban hành đạo luật “Voting Rights Act” bãi bỏ các điều kiện cử tri phải biết đọc, biết viết (literacy tests), đóng thuế bầu cử (poll taxes). Các điều kiện này thường được áp dụng tại các tiểu bang miền Nam Hoa kỳ gọi chung là “Jim Crow Laws”. Tuổi được bầu cử cũng thay đổi qua thời gian từ năm 1776 và Tu chính Án thứ 26 (1971) đã thống nhất tuổi được bầu cử là 18 tuổi cho công dân trên toàn quốc cho các cuộc bầu cử tiểu bang và liên bang.

3. Chứng Minh Thư (ID Card)

Đến năm 2016, khoảng 30 tiểu bang buộc phải xuất trình căn cước (ID) trước khi cho ghi danh bầu cử.  Khoảng 20 tiểu bang chưa có luật buộc phải xuất trình căn cước.  Hai đảng CH và DC có hai đường lối khác nhau về vấn đề này.

Đảng Cộng Hòa ủng hộ tiểu bang cấp căn cước cho cử tri nhằm tránh sự gian lận như bầu cử nhiều lần, không đủ điều kiện bầu cử vẫn được đi bầu cử, không phải là công dân Hoa Kỳ, di dân bất hợp pháp,, người chết đi bầu … Vấn đề gian lận bầu cử (election fraud) đã được nêu lên trong nhiều cuộc bầu cử.

Đảng Dân chủ chủ trương ngược lại để cho mọi người được bầu cử tự do không cần chứng minh thư (ID) vì lý do nhiều người không có giấy tờ tùy thân… (Phát biểu của ông Eric Holder, US Attorney General, Pres. Obama Administration).

Sự tranh chấp này khiến cho Tối Cao Pháp Viện (US Supreme Court) phải phân xử.   Năm 2008 Tối Cao Pháp Viện công nhận luật tiểu bang Indiana đòi hỏi cử tri phải có căn cước.  Các tiểu bang khác như Texas, Tennessee, Rhode Island, Kansas, Georgia… năm 2012 đã thông qua luật đòi hỏi cử tri phải có căn cước. Tuy nhiên một số tiểu bang khác còn lại vẫn còn tranh cãi về luật ID card. Trong năm 2016, 17 tiểu bang đã ban hành luật đòi hỏi phải xuất trình khai sinh, chứng chỉ nhập tịch… nhưng vẫn gặp khó khăn khi áp dụng.

4. Các chức vụ dân cử

Có rất nhiều loại chức vụ dân cử tiểu bang và liên bang tại mỗi tiểu bang.  Mỗi tiểu bang, như một tiểu quốc, có đầy đủ cơ chế dân cử:  Lập Pháp với lưỡng viện Quốc hội, Hành Pháp với Thống Đốc và các Bộ, Phủ  và Tư pháp với một  hệ thống tòa án.  Tiểu bang như Nebraska … chỉ có một viện (unicameral), không có lưỡng viện Quốc hội (bicameral) như các tiểu bang khác.

Nghị Sĩ Liên bang (US Senator): Mỗi Tiểu bang đồng đều có 2 Nghị Sĩ Liên bang, nhiệm kỳ 6 năm. Dân biểu Liên bang (US Representative): Có nhiều dân biểu Liên bang cho mỗi tiểu bang tùy theo dân số của tiểu bang, nhiệm kỳ 2 năm. Từ khi lập quốc, khoảng 30,000 dân được bầu một Dân biểu. Ngày nay số Dân biểu gia tăng theo dân số căn cứ trên bảng thống kê dân số cứ 10 năm một lần. Một dân biểu hiện nay có thể đại diện cho trên nửa triệu dân. Tiểu bang nhỏ nhất có 1 dân biểu và 2 Nghị Sĩ. Tiểu bang lớn nhất như CA có 52 Dân biểu và 2 Thượng Nghị Sĩ. Số Thượng Nghị Sĩ không thay thay đổi. Số Dân biểu có thể thay đổi tùy theo dân số gia tăng.

5. Phân khu bầu cử

Vì dân số gia tăng nên có vấn đề tái phân chia khu bầu cử (Congressional redistricting).  Khi tái phân khu như vậy có thể sẽ gây thất lợi cho một trong hai đảng Dân Chủ hay Công Hoà.  Sự tái phân cử tri là nhiệm vụ của chính quyền tiểu bang và có ảnh hưởng đến vấn đề bầu cử dân biểu liên bang và các viên chức công cử tiểu bang nên thường tạo nên các cuộc tranh luận sôi nổi trong quốc hội tiểu bang. Sự tranh dành vấn đề tái phân ranh giới và cử tri lợi cho khu bầu cử, có trường hợp phải nhờ Tối Cao Pháp Viện HK phân xử.

Trường hợp có nhiều cử tri cùng chung khuynh hướng chính trị được tái phân vào một khu bầu cử tạo nên hiện tượng “Vote packing”, có lợi cho vị dân biểu đương nhiệm (incumbent). Ngược lại vị dân biểu đương nhiệm có thể bị thất cử nếu có nhiều cử tri thuộc các khuynh hướng khác chiếm đa số hoặc cử tri thường hỗ trợ dân biểu đương nhiệm bị phân tán “Vote cracking”. Vấn đề tranh cãi là phải phân khu như thế nào để dung hòa các khuynh hướng chính trị trong địa phương liên hệ.

6. Vấn đề tài trợ các cuộc vận động bầu cử

Ứng cử mà thiếu tài chánh thì không có hy vọng đắc cử. Mặt trái của vấn đề vận động tài chánh là các ứng cử viên, sau khi đắc cử, có thể lo “ơn đền, nghĩa trả” cho những người đóng góp tài chính bằng cách thỏa mãn nhu cầu của những người tài trợ, những nhóm quyền lợi (interest groups) áp lực các  viên chức đắc cử. “Pay and play- tiền trao cháo múc”, thay vì dùng thì giờ hay công khố để phục vụ công ích.  Để giảm thiểu vấn đề thiên vị phục vụ cho phe phái đã giúp họ đắc cử. bằng nhiều mánh khóe khác nhau, năm 1907 đạo luật Tillman Act được ban hành để cấm các đại công ty đóng góp tài chính cho các cuộc vận động bầu cử các viên chức liên bang và ấn định mức chi tiêu tối đa cho mỗi ứng cử viên.  Luật Federal Corrupt Practices Act được ban hành năm 1925 ấn định mức đóng góp. Luật Federal Election Campaign Act được ban hành năm 1971 bắt buộc các ứng cử viên tường trình số tiền đóng góp nhận được trong thời gian vận động tranh cử.  Năm 1974, Quốc Hội thành lập cơ quan Federal Election Commission (FEC) do 3 Ủy viên Cộng Hoà và 3 Ủy Viên Dân Chủ kiểm soát tài chính của các cuộc tranh cử…. Dù luật lệ có quy định nhưng trong thực tế các nhóm áp lực vẫn đóng góp tài chính cho các ứng cử viên để được hưởng lợi lộc sau khi các ứng cử viên được đắc cử qua nhiều phương thức khác nhau.

7. Các Uỷ Ban Hoạt Động Chính Trị

Chúng ta thường nghe nói đến danh từ PAC. PAC là Political Action Committee. Các ủy ban vận động chính trị được thành lập tại các tổ chức, công ty, đảm trách vấn đề gây quỹ đóng góp cho các cuộc vận động tranh cử như GOPAC (Republican leadership PAC).  Nhiều đoàn thể chính trị tại các tiểu bang cũng thành hình các ủy ban vận động chính trị.  Những nhóm này được thành lập theo Section 527 của Internal Revenue Code/ IRS Code. Trong cuộc bầu cử năm 2004, cơ quan Swift Boat Veterans for Truth vận động tài chánh để ủng hộ George W. Bush và bài bác John Kerry. Ngược lại, cơ quan America Coming Together (ACT) ủng hộ Kerry chống Bush.  Cả hai cơ quan này đã bị phạt bạc triệu vì hoạt động ngoài sự kiểm soát của Federal Election Commission. (FEC)

Al Gore khi làm Phó Tổng Thống cũng bị khiếu nại vì dùng điện thoại của văn phòng Phó TT vận động tài chánh cho ứng cử viên của đảng DC và Tổng Thống Clinton cũng bị báo chí phanh phui khi mời các mạnh thường quân (donors) đến nghỉ ngơi tại Toà Bạch Ốc.  Thống Đốc Illinois Ron Blagojevich, đảng DC, bị tù vì bán ghế Thượng Nghị Sĩ của Barack Obama để trống của tiểu bang Illinois để lấy tiền tranh cử.

Trong vụ án Citizens United v. Federal Election Commission, (2011) Tối Cao Pháp viện cấm không được hạn chế sự đóng góp của các nghiệp đoàn, công ty thương mại cho các cơ quan bất vụ lợi. Đồng thời xác nhận các hiệp hội sinh lợi và bất vụ lợi có tư cách pháp nhân (không những là legal entity và cũng là legally persons) nên có quyền nhận đóng góp như quyền tự do ngôn luận dành cho mọi công dân! Phán quyết này cũng gây nên sự kinh ngạc cho một số người. Kết quả, các PAC có quyền nhận sự đóng góp vô giới hạn của tư nhân cũng như của các hiệp hội, các công ty  thương mãi và  được mệnh danh là Super PACs, rồi sau đó Super super PAC tha hồ nhận tiền đóng góp để hỗ trợ cho ứng cử  viên gà nhà …khiến cho Lawrence Lessig, giáo sư tại Trường Luật Harvard, viết sách “ Republic, Lost: How Money Corrupts Congress – and a Plan to Stop It ” để chống đối sự nhũng  lạm do tiền tài gây nên tại Washington DC, để cảnh giác  thành viên của chính quyền, Hành Pháp, Lập Pháp không nên chỉ lo vận động tài chánh để tranh cử mà lơ là quốc sự…

Nhiêm vụ của Tối Cao Pháp Viện rất quan trọng trong tiến trình hình thành hệ thống pháp luật Hoa Kỳ. Chánh nhất Hughes (1862- 1948) đã nhận xét rằng ý nghiã của Hiến pháp do Tối cao pháp viện giải thích. Tổng Thống Woodrow Wilson sánh Tối Cao Pháp Viện như là một “Quốc Hội Lập Hiến thường trực” vì vai trò của TCPV như là cơ  quan cuối cùng giải thích Hiến pháp, nói khác đi giải thích Hiến pháp của TCPV có tính cách chung thầm.

Theo Tổng Thống Thomas Jefferson, giao trọng trách giải thích Hiến pháp cho Tối Cao Pháp Viện là một tập tục nguy hiểm. TT Jefferson cho rằng quyền của nhân dân Hoa Kỳ phải để cho nhân dân Hoa Kỳ định đoạt hơn là chấp nhận sự giải thích có tính cách khống chế của riêng một cơ quan. Để cho công dân Hoa kỳ định đoạt qua lá phiếu cũng là một phương cách tốt.

Trước sự kiện  đảng Dân  chủ tấn công TT Trump từ khi đắc cử tháng 11, năm 2016 qua các chiến dịch như  “Russia collusion” tốn phí công khố hơn 30 triệu USD, không có kết quả,  đến “Abuse of Power, Obstruction of Congress” versus “ Executive power” của Tổng Thống.  Tuy nhiên, đảng Dân chỉ có 47 phiếu trên Thượng Viện, làm sao kiếm thêm 20 phiêú hầu có đủ 67/100 thượng Nghị Sĩ để bãi miễn TT Trump. Sau thời gian luận tối Thượng Viện đã phán quyết Trump vô tội.  Vì vậy, dù muốn, dù không, cuộc bầu cử tháng 11, 2020 sẽ có đáp số, xem thử quốc dân Hoa kỳ vẫn tín nhiệm TT Trump hay Dân chủ sẽ đắc cử.

Nhiều vấn đề khó khăn khác được bàn cãi hiện nay với ý kiến chống đổi nhau như vấn đề phá thai, đạo và đời, tự do cá nhân, vấn đề nhân quyền, vấn đề tự do kết liễu sinh mạng… Theo quan niệm của một số giới chức, Tối Cao Pháp Viện đi hơi xa trong vấn đề giải thích Hiến Pháp, do đó hai đảng cố gắng thay đổi chiều hướng giải thích Hiến pháp theo quan điểm của mỗi đảng.  Công Hoà chủ trương Hiến pháp phải được giải thích theo ý chỉ của những bậc khai quốc công thần đã đại diện nhân dân Hoa Kỳ soạn thảo Hiến pháp năm 1787.  Dân Chủ thì muốn thay đổi, cho nên hai đảng phải tranh cho được chức vụ Tổng Thống mới có thẩm quyền bổ nhiệm các vị Thẩm Phán Tối Cao Pháp Viện theo khuynh hướng của mỗi đảng.

8. Đề cử đại biểu

Thủ tục thông thường cho các đảng chính trị (1) tuyển chọn các đại biểu (delegate) từ các phiên hội sơ bộ (caucus) tại các precinct (khu tuyển cử) trong các thành phố. (2) Các đại biểu được các precinct bầu sẽ tham dự đại hội cấp County (County Convention) để bầu đại biểu tham dự đại hội cấp tiểu bang (State Convention) (3) Đại hội cấp tiểu bang sẽ họp để bầu đại biểu tham dự  đại hội đảng Toàn Quốc (National Convention). Tuy vậy, thủ tục có thể thay đổi tùy theo tiểu bang.

Đảng Dân Chủ chọn ứng viên từ các cuộc bầu cử sơ bộ tại cấp tiểu bang.  Các đại biểu cấp tiểu bang sẽ tham dự đại hội toàn quốc để chọn ứng cử viên đại diện cho đảng ra tranh cử Tổng Thống. Số đại biểu đảng Dân Chủ thay đổi trong mỗi kỳ bầu cử, khoảng trên dưới 4000 đại biểu được chọn để tham dự Đại hội đảng toàn quốc để bầu đại diện đảng ra ứng cử Tổng Thống. Các ứng cử viên chỉ cần đa số phiếu tương đối (simple majority) đã được định trước, số phiếu nầy là số đại biểu riêng của mỗi mỗi đảng, để được chọn làm đại diện đảng ra tranh cử Tổng Thống.  Các đại biểu này được gọi là đại biểu có cam kết “Pledged delegates”. Họ thường đã gặp các ứng cử viên tại các phiên hội tại các Precinct, County và State convention hay National Convention. Ngoài các đại biểu chọn từ cấp tiểu bang, cấp lãnh đạo đảng chọn thêm một số đại biểu khác làm “Superdelegates” trong số các Dân biểu, Nghị Sĩ, Thống Đốc của đảng. Trong cuộc vận động bầu cử TT năm 2016, bà Clinton có nhiều Superdelegates và Ông Sanders tỏ ra bất bình về vấn đề phe phái này.   Năm 2008, Đảng DC có đến 796 Superdelegates, là những người có chức vụ, quyền thế và có ngân qủy, có khả năng hỗ trợ cuộc bầu cử. Đa số là thành viên của nhóm Establishment, “Áo xiêm buộc trói lấy nhau”, tạo thành một thành trì bảo vệ quyền lợi của đảng.

Đảng Cộng hòa cũng chọn đại biểu từ cấp Precinct, County, State Conventions, để tham dự National Convention, nhưng chọn khoảng trên dưới 2000 đại biểu mỗi kỳ bầu cử. Đảng CH cũng chọn thêm các đại biểu từ các đại hội tại các tiểu bang và từ giới lãnh đạo đảng, nhưng không dùng danh xưng “superdelegates” mặc dù một số delegates được chọn từ trong giới lãnh đạo đảng CH, hay những thành viên của nhóm Establishment của đảng CH.

Các cuộc bầu cử sơ bộ thường được tổ chức qua ba hình thức: (1) Họp sơ bộ khoáng đại (open primary) trong đó không phân biệt Dân chủ hay Cộng hoà. Đảng viên CH có thể bầu cho ứng viên DC hoặc ngược lại. (2) Họp sơ bộ bán khoáng đại (semi-open system) trong đó các cử tri độc lập (independent voter) có thể bầu cho ứng viên DC hoặc CH. (3) Họp sơ bộ kín (closed primary) chỉ dành cho cử tri ghi danh vào đảng mới được tham dự bầu cử.

9. Vận động tranh cử

Trong tiến trình chọn ứng cử viên từ hàng chục người (contender) của các đảng ghi danh tranh cử cho đến khi chọn được ứng cử viên chính thức đại diện đảng ra tranh cử kéo dài khoảng 2 năm.  Trong cuộc bầu cử Tổng Thống HK, nhiệm kỳ 2016-2020, theo danh sách ứng viên ghi danh với Federal Election Committee có 37 người ghi danh dự tranh và trên phiếu bầu Tổng Thống Hoa Kỳ 2016, có ghi danh ứng cử Viên của chín (9) đảng ra tranh cử.

Trong cuộc chạy đua vào Toà Bạch Ốc, đa số ứng viên đã lần lượt rút lui sau những lần vận động tại một số tiểu bang mẫu như Iowa, New Hampshire và South Carolina… và sau các cuộc tranh luận ”so tài” do các cơ quan ngôn luận tư nhân tổ chức và đặc biệt dựa trên kết quả của các cuộc bầu cử sơ bộ tại các tiểu bang.

Ngoài các tiểu bang đông dân cư, có một số tiểu bang không phải là những tiểu bang đông dân số, nhưng là những tiểu bang tiêu biểu cho các khuynh hướng của cử tri và có tính cách thử thách các ứng viên,  xem thử các ứng viên có được các tiểu bang nhỏ ủng hộ, như Iowa tiêu biểu cho cử tri ngành nông nghiệp.

Từ năm 1976, UCV Dân Chủ Jimmy Carter thắng hạng nhì tại cuộc bầu cử sơ bộ tại Iowa, sau đó đắc cử Tổng Thống. Đảng DC xem sự thành công sơ khởi tại Iowa một dấu hiệu tốt cho sự thành công trên toàn quốc. Thử thách thứ hai thường được thực hiện tại New Hampshire, nơi đây đa số cử tri không thuộc DC hay CH mà đa số là cử tri độc lập (independent voter). NH là một địa bàn tốt thử thách các ứng viên xem thử họ có khả năng thuyết phục các cử tri độc lập? Ngoài hai tiểu bang nêu trên, đảng CH cũng xem tiểu bang South Carolina là một thí điểm tốt để đo lường tâm lý của cử tri và khả năng của UCV.

Các đảng buộc lòng phải hỗ trợ những UCV được nhiều phiếu nhất đại diện đảng ra tranh cử Tổng Thống. Không có chuyện đảng cử những ƯCV không xứng đáng và buộc dân phải bấu như các chế độ độc tài đảng trị. Nhờ thế mà, dù muốn dù không, UCV naò đắc cử sẽ trở thành Tổng Thống của toàn dân.

Các đại hội sơ bộ thường do các tiểu bang tổ chức theo thời gian và địa điểm thuận tiện ấn định như California đã đổi đại hội sơ bộ từ tháng 6 qua ngày 5 tháng 2.  Michigan và Florida tổ chức vào tháng 1.  Các đại hội sơ bộ được tổ chức vào ngày thứ ba trong tuần của nhiều tiểu bang được mệnh danh: “Super Tuesday”. Trong trường hợp không có ứng viên được đa số phiếu cấp bầu cử sơ bộ ấn định để được đại diện đảng ra tranh cử TT, đại hội đảng toàn quốc sẽ bỏ phiếu quyết định theo phương thức “Brokered Convention” như đảng CH đã dự trù trước đây, nếu UCV Trump không đủ phiếu tín nhiệm theo luật định trong cuộc bầu cử  2016, nhưng trường hợp nầy đã không xảy ra.

Hiến pháp Hoa Kỳ ấn định cuộc bầu cử Tổng Thống được tổ chức vào NGÀY THỨ BA sau ngày thứ Hai đầu tiên của tháng 11. Các tiểu bang có tính cách phụ trợ quyết định thắng cử như New Hampshire, Iowa, Ohio, Michigan, Pennsylvania, Florida, New Mexico là những Swing states mà các ứng cử viên cần tranh thủ cử tri ngoài những tiểu bang có số cử tri tương đối cố định như các ”Green states” bầu cho ứng viên Dân chủ hay “Red states” thường bầu cho ứng viên Cộng hoà. Ứng viên đảng DC thường thắng phiếu tại các tiểu bang Minnesota, Washington State, Oregon, California, New York.  Đảng CH thường thắng phiếu tại các tiểu bang taị Trung và Đông Mỹ.  Có những tiểu bang “yellow” là những tiều bang có nhiều cử tri độc lập hay “swing state”mà các ứng cử viên Dân Chủ hay Cộng Hoà cần nỗ lực tranh thủ đế thắng.

10. Thể thức đầu phiếu

Bầu phiếu phổ thông được áp dụng cho hầu hết các cuộc bầu cử cấp tiểu bang và liên bang theo thể thức bầu cử phổ thông (popular), đa số tương đối (simple majority), trực tiếp (direct) và kín (secret). Đa số tương đối có nghĩa là ứng cử viên nào được nhiều phiếu phổ thông thì được đắc cử.

Tuy nhiên, đắc cử vào chức vụ Tổng Thống Hoa Kỳ không chỉ căn cứ vào phiếu phổ thông (popular vote) mà còn căn cứ vào Phiếu của Cử Tri Đoàn (electoral vote). Thông thường, ứng cử viên nào thắng phiếu phổ thông tại một tiểu bang thì thắng luôn phiếu cử tri đoàn (Winner-take all). Nhưng thỉnh thoảng có những trường hợp thất cử dù thắng phiếu phổ thông nhưng thua phiếu cử tri đoàn. “Thi không ăn ớt thế mà cay”!

Trong cuộc bầu cử Tổng Thống Hoa Kỳ  năm 2000, ứng cử Viên Albert “AL” Gore có 600,000 phiếu phổ thông cao hơn phiếu phổ thông của ứng Cử Viên George  W. Bush. Tuy nhiên ứng cử viên George W. Bush thắng phiếu tại Florida nên số phiếu cử tri đoàn cao hơn Al Gore.  Al Gore khiếu nại và Tối Cao Pháp Viện tuyên bố George W. Bush đắc cử Tổng Thống Hoa Kỳ nhiệm kỳ 2000-2004. UCV Bush không phải vì thắng phiếu phổ thông mà nhờ được thắng phiếu cử tri đoàn. Muốn hiểu rõ thêm trường hợp này xin đọc thêm án lệ (Bush v. Gore, 531 US 98 (2000).  Sự kiện này cũng cho chúng ta thấy vai trò của Tối Cao Pháp Viện quan trọng như thế nào.  Tân Tổng Thống nhiệm kỳ 2016-2020 …đã  có cơ hội bổ nhiệm các thẩm phán Tối Cao Pháp Viện có cùng  khuynh hướng chính trị trong thời gian 4 hay 8 năm tới vì hiện nay có 3 vị thẩm phán Tối Cao pháp Viện trên 78 tuổi.

11. Phiếu Phổ Thông và Phiếu Cử Tri Đoàn (Popular vote & Electoral vote)

Mỗi tiểu bang có một số “cử tri đoàn” (electoral college) gồm 2 Nghị Sĩ Liên bang và một số Dân biểu Liên bang tuỳ theo dân số.

Hoa Kỳ có 538 phiếu cử tri đoàn gồm có: 100 Nghị Sĩ Liên bang (US Senator) và 438 Dân biểu Liên bang (US House of Representatives). Số dân biểu có thể được điều chỉnh tuỳ theo dân số…  Muốn đắc cử Tổng Thống, ứng cử viên phải hội đủ 270 phiếu cử tri đoàn trên 538 phiếu. Nghĩa là ít nhất phải hơn đối thủ 2 phiếu. Ứng cử viên nào thắng phiếu phổ thông tại tiểu bang sẽ thắng luôn phiếu của cử tri đoàn tạị tiểu bang đó.

 Bản đồ Phiếu Cử Tri Đoàn theo tiểu bang

Trong lịch sử bầu cử Tổng Thống Hoa kỳ có vài trường hợp bất thường xảy ra. Năm 1787 Quốc Hội Hoa Kỳ đã tranh luận về vấn đề bầu cử Tổng Thống và để dung hoà hai ý kiến: Tổng thống do Quốc hội bầu hay do dân chúng bầu?  Quốc hội đã biểu quyết dùng cả hai phương thức. Ngoài phiếu phổ thông, Tiểu bang có nhiệm vụ chọn đại biểu với Cử tri đoàn (electoral college) cho mỗi tiểu bang. Tổng số đại biểu của cử trì đoàn tại mỗi tiểu bang bằng tổng số dân biểu liên bang và 2 nghị sĩ liên bang. Ví dụ: Tiển bang X có 8 dân biểu liên bang và 2 nghi sĩ liên bang: Tổng số cử tri đoàn là 10 người (10 phiếu).  Cử tri đoàn của 50 tiểu bang gốm.  (100 US nghị sĩ + 438 US dân biểu=538)

Lịch sử bầu Tổng Thống Hoa Kỳ cũng đã ghi lại năm 1800, ứng cử viên Thomas Jefferson và ứng cử viên AAron Burr mỗi người nhận 73 phiếu. Sự kiện này đã được trình Hạ Nghị Viện, chiếu Hiến Pháp Hoa Kỳ để quyết định và UCV Jefferson đã đắc cử.  Cuộc bầu cử năm 1824 và 1876 cũng do Hạ Nghị Viện Hoa Kỳ quyết định mặc dù ứng cử viên trong hai cuộc bầu cử này không nhận được đa số phiếu phổ thông.

Năm 2000, Tối Cao Pháp Viện phán xét cho George W.  Bush đắc cử chức vụ Tổng Thống nhờ có phiếu cử tri đoàn cao hơn phiếu cử tri đoàn của Al Gore, nhưng phiếu phổ thông của Al Gore cao hơn phiếu phổ thông của George W. Bush.   Hiện nay, có khuynh hướng vận động bãi bỏ phiếu phiếu cử tri đoàn. Nếu khuynh hướng này thắng thế thì những tiểu bang đông dân số sẽ đè bẹp các tiểu bang có dân số thấp, tạo nên sự bất công giữa các tiểu bang.

12. Bầu Cử Tổng Thống nhiệm kỳ 2020-2024           

Năm 2020, dân số Hoa Kỳ được phỏng định là 332,528,000 (US population). Trong đó khoảng 235,097,000. công dân đủ điều kiện đi bầu (population eligible to vote). Cử tri đi bấu  khoảng 60%  = 141.000.000. (Source: Weldon Cooper Center, University of Virginia). Dân số người Mỹ gốc Á Châu, gồm 21 sắc tộc. : 22,500.000. Dân số người Mỹ gốc Viêt : 2,100,000, Công dân Viêt Mỹ đủ điếu kiện đi bầu khoảng  1,500,000. Cử tri đi bầu 60% hay khoảng 900,000..

Trên phiếu bầu năm 2020 có ứng cử viên của 9 đoàn thể chính trị ra tranh cử: (1) Republican: Donald J. Trump & Michael Pence; (2) Democratic-Farmer-Labor: Joseph R. Biden & Kamala Harris; (3) Independence-Alliance: Roque De La Fuente  & Darcy Richardson; (4) Green Party:  Howie Hawkins & Angela Walker; (5) Independent: Kanye West& Michelle Tidball ; (6) Independent: Brock Pierce & Karla Ballard; ( 7) Socialism and Liberation: Gloria La Riva & Leonard Peltier; (8) Socialist Worker Party: Alyson Kennedy & Malcolm Jarret; (9) Libertarian Party: Jo Jorgenson & Jeremy “Spike” Cohen.

Ứng cử Tổng Thống nào thắng đa số phiếu phổ thông (popular vote) sẽ thắng (winner-take all) phiếu cử tri đoàn (electoral vote) tại tiểu bang đó.  Muốn thắng cử UCV Tổng Thống phải đạt được ít nhất 270 phiếu cử tri đoàn trên 538 phiếu.  Trong kỳ bầu cử năm 2016, UCV Trump, đảng CH đạt được 309 phiếu cử tri đoàn và đã đánh bại bà Clinton chỉ có 229 phiếu.

Vấn đề sai biệt giữa phiếu cử tri đoàn và phiếu phổ thông có thể xảy ra vì sự sai biệt dân số và số cử tri đoàn giữa các tiểu bang. Tiểu bang không thể quân phân dân số chính xác khi ấn định số dân biểu Liên bang. Do đó đã xảy ra trường hợp, một ứng viên có đa số phiếu phổ thông nhưng lại không có đủ số phiếu cử tri đoàn như trường hợp Al Gore năm 2000 và trường hợp của bà Clinton năm 2016.

Tất cả các khiếu nại, nếu có, về bầu cử Tổng Thống Hoa Kỳ sẽ được chung quyết bởi Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ (US Supreme Court) nếu các biện pháp giải hóa hành chính (administrative mediation) không đạt được kết quả.

Trần Xuân Thời

Phòng ngừa bệnh dịch Coronavirus COVID-19

BS Đỗ Văn Hội tổng hợp

(THEO CƠ QUAN PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH CDC HOA KỲ)

Bài này được áp dụng cho những trường hợp sau đây:

1-    Cho người bình thường khi có dịch.

2-    Cho người có nguy cơ cao mắc bệnh và tử vong.

3-    Cho những nơi có bệnh dịch bùng phát sâu rộng.

4-    Cho những người sắp hoặc đang mắc bệnh.

(Theo cơ quan phòng chống dịch bệnh Hoa Kỳ CDC)

I- Cho người bình thường

Hiện tại không có vắc-xin (thuốc chủng) để ngăn ngừa nhiễm siêu vi 2019-nCoV (hoặc COVID-19). Cách tốt nhất để ngăn ngừa là tránh tiếp xúc với siêu vi (virus) này.

Cũng chưa có thuốc đặc trị cho loại virus này. Chỉ có điều trị hỗ trợ mà thôi. Có nghĩa là giúp cho cơ thể mạnh để tự chống lại con virus.


Hiện nay có một số công ty đã thử thành công hai loại thuốc trên, nhưng còn phải chờ cơ quan hữu tránh Hoa kỳ kiểm nghiệm, tối thiểu phải mất 60 ngày, sau đó phải chờ vài tháng mới có thể sản suất số lượng lớn trong thương mại.

Tuy nhiên, cơ quan CDC luôn khuyến khích nên có những hành động phòng ngừa hàng ngày để giúp ngăn ngừa sự lây lan virus đường hô hấp này, bao gồm:

  • Tránh tiếp xúc với người bị bệnh.
  • Tránh sờ vào mắt, mũi và miệng của mình bằng tay không rửa sạch.
  • Ở lại nhà khi quý vị mắc bệnh.
  • Che miệng bằng khăn giấy khi ho hoặc hắt hơi, sau đó ném vào thùng rác. Rửa tay ngay lập tức.
  • Làm sạch và khử trùng các đồ vật và mặt bằng thường xuyên chạm vào bằng cách sử dụng bình xịt sát trùng (có chứa cồn) hoặc lau chùi thông thường trong gia đình.
  • Hướng dẫn của CDC về việc dùng khẩu trang (mask)
    • Những người khỏe mạnh không cần đeo khẩu trang ở môi trường bình thường.
    • Những người có triệu chứng mắc bệnh coronavirus 2019, nên đeo khẩu trang để bảo vệ người khác khỏi nguy cơ bị nhiễm bệnh.
    • Các nhân viện y tế và những người săn sóc bệnh nhân rất cần đeo khẩu trang hoặc quần áo bảo vệ để ngăn ngừa bệnh (tại nhà hoặc một cơ sở chăm sóc y tế).
  • Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước ấm trong ít nhất 20 giây, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn, và sau khi xì mũi, ho hoặc hắt hơi.
    • Nếu xà phòng và nước không có sẵn, hãy sử dụng chất khử trùng tay chứa cồn với ít nhất 60% cồn (hand sanitizer). Luôn rửa tay bằng xà phòng và nước nếu tay dơ bẩn.

Đây là những thói quen hàng ngày có thể giúp ngăn ngừa sự lây lan của một số loại virus.

Lời khuyên khác của bác sĩ gia đình: Giữ gìn sức khỏe để tăng sức đề kháng và miễn nhiễm giúp cơ thể chống lại siêu vi khuẩn.

Coronavirus 2019-nCoV disease prevention infographic with icons and text, healthcare and medicine concept

II- Cho những người có nguy cơ cao mắc bệnh và tử vong

Những người có nguy cơ cao dễ mắc bệnh và tử vong bao gồm:

–      Người già từ 60’ trở lên. Tuổi càng cao, nguy cơ càng lớn.

–      Người với những bệnh sẵn có như bệnh tim mạch (bệnh tim, cao huyết áp nặng), tiểu đường, bệnh phổi (bệnh suyễn, người hút thuốc lá).

–      Ghi chú: sản phụ và trẻ em hiện nay không được xem là có nguy cơ cao mắc bệnh gây tử vong, theo CDC.

Những người có nguy cơ cao cần phải làm gí?

1- Cần có đủ vật dụng dự trữ thường xuyên (supplies): dược phẩm, thực phẩm và vật dụng cần thiết vì không có thể đi ra ngoài:

–      Thuốc men do toa bác sĩ cung cấp cho thời gian dài (thay vì chỉ 1 tháng)

–      Có thể nhận dược phẩm bằng bưu điện hoặc do các công ty giao hàng mang đến.

–      Cần có đủ các loại thuốc bán tự do trên quầy (over the counter) để sử dụng trong thời gian dài như thuốc giảm sốt, chống đau, giảm ho, giảm nôn ói..

–      Thực phẩm, nước uống, đồ dùng (khăn giấy lau mặt, lau mũi, nước khử trùng)… trong thời gian dài (vài tháng).

2- Giữ đúng cách trong giao dịch đời sống hàng ngày:

–      Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, nước ấm, nhất là sau khi ho, xì mũi, hắt xì, hoặc sau khi ở nơi công cộng về.

–      Có thể dùng dịch sát trùng có cồn trên 60 độ để sát trùng tay.

–      Thường xuyên lau chùi sạch sẽ các mặt phẳng như bàn, ghế, giường, tủ, các núm cửa, tay nắm…

–      Tránh sờ mắt, mũi, miệng nhất là khi tay chưa được rửa sạch

–      Tránh tối đa bắt tay (có thể dùng nắm đấm, khuỷa tay để chào, hoặc gật đầu), sờ núm cửa, sờ tay dựa cầu thang, các mặt bằng nơi công cộng. Rửa tay ngay sau khi rời nơi công cộng.

–      Tránh tối đa đám đông, nhất là ở những nơi có diện tích đóng kín, nhỏ hẹp..

III- KHI CÓ DỊCH BÙNG PHÁT NƠI MÌNH CƯ NGỤ

–      Ở lại nhà tối đa, tránh đám đông…

–      Nhờ bà con, bạn bè hoặc các công ty giao hàng cung cấp mua sắm thực phẩm, đồ dùng dùm cho quý vị.

–      Áp dụng những phương pháp tổng quát nói ở trên.

IV- ĐỐI VỚI NGƯỜI BỊ NGHI HOẶC ĐÃ MẮC BỆNH (Xem hình)

1- Những dấu hiệu của bệnh Coronavirus COVID-19 gồm:

Trường hợp nhẹ: Sốt, ho, khó chịu trong mình, tương tự như cúm thông thường.

Nếu nặng: sốt cao, ho có đàm xanh, khó thở, đau ngực, mệt lả…

Nếu có những triệu chứng nêu trên, nếu nhẹ quý vị cần đến khám với cơ quan y tế ngay; nếu nặng, gọi xe cứu thương khẩn cấp vào phòng cấp cứu (gọi 911).

Người nghi mắc bệnh (du lịch về từ nơi có dịch) cần được cách ly 14 ngày. Sau đó, nếu xét nghiệm thấy âm tính sẽ được cho về nhà (vẫn được theo dõi thường xuyên).

2- Người đã mắc bệnh:

Không có thuốc đặc trị chỉ hỗ trợ. Quý vị cần giữ gìn sức khỏe tốt bằng cách ăn uống đầy đủ, nhiều rau, trái cây, uống đủ nước, không hút thuốc, không uống rượu, ngủ đủ giấc để tăng sức đề kháng. Uống thuốc giảm sốt, đau nhức, chống ho, chống ói… Dĩ nhiên phải đi khám bác sĩ.

Để tránh lây nhiễm cho người khác, người bệnh nên áp dụng các biện pháp như sau:

·         Tự cách ly ở nhà, không đi ra ngoài, hoặc vào bệnh viện để điều trị.

·         Rửa tay thường xuyên.

·         Đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người khác.

·         Dùng khăn giấy che miệng khi ho hoặc hắt xì, sau đó bỏ giấy vào thùng rác rồi rửa tay sạch sẽ.

·         Lau chùi, khử trùng thường xuyên nơi mình ở, các vật dụng thường dùng.

·         Tránh dùng chung khăn mặt, khăn tắm, quần áo, gối…

·         Tránh dùng chung đũa, ly, chén, ăn chung kiểu Á đông khi dùng đũa..

Các cơ quan y tế thường dùng biện pháp cách ly bệnh nhân để ngăn chận sự lây lan.

Thường thường đa số người mắc bệnh nếu giữ được những điều khuyên kể trên bệnh có thể tự khỏi. Nếu nặng hơn, phải vào bệnh viện.

Nên vào trang mạng của cơ quan phòng chống dịch bệnh Hoa Kỳ CDC:

https://www.cdc.gov/coronavirus/2019-nCoV/summary.html

hoặc Tổ chức Y tế thế giới WHO:

https://www.who.int/docs/default-source/coronaviruse/situation-reports/20200121-sitrep-1-2019-ncov.pdf

BS Đỗ Văn Hội tổng hợp

Cập nhật ngày 9 tháng 3, 2020

Email: hoivando@gmail.com

Xem trang mạng:

https://www.cdnvqglbhk.org/phong-ngua-benh-dich-do-coronavirus-vu-han

Vài Khía Cạnh Pháp Luật Trong Truyện Kiều

LS. Ngô Tằng Giao

NÀNG THÚY KIỀU ĐÓNG VAI BỊ CÁO

Trước hết phải kể đến vụ xử án khá đặc biệt mà nàng Thúy Kiều phải đóng vai bị cáo. Trong vụ án này là lúc chàng Thúc Sinh rước Thúy Kiều về làm vợ được nửa năm trời thì ông thân sinh ra chàng bấy lâu vắng nhà, vừa về. Ông cụ nổi giận bắt hai người phải xa nhau. Thúc Sinh không tuân lệnh “Ôm cầm ai nỡ rứt dây cho đành”. Thúc Ông đành phải nhờ đến “ba tòa quan lớn” xét xử hộ.
Quan tòa cho trát về đòi Thúc Sinh và Kiều lên công đường. Hai người vào hầu tòa và ngước nhìn thấy quan tòa “Trông lên mặt sắt đen sì”. Chàng và nàng là bị cáo. Tòa cho rằng hai người không thể yên ổn lấy nhau được vì chàng Thúc Sinh đã có bà “vợ cả” rồi và bên nguyên đơn là Thúc Ông lại không ưng cho chàng lấy Kiều:

“Suy trong tình trạng bên nguyên
Bề nào thì cũng chưa yên bề nào”

Quan Phủ cứ chiếu vào pháp luật mà xử rằng Kiều phải chọn một trong hai cách xử đoán: hoặc là chịu hình phạt hoặc là bị trả về lầu xanh “Phép công chiếu án luận vào”:

“Một là: cứ pháp gia hình
Hai là lại cứ lầu xanh phó về”

Nàng Thúy Kiều đã quyết một bề lấy chồng, dù phải chịu tội trước công đường chứ không muốn trở lại chốn lầu xanh. Thế là nàng bị đem ra làm tội. Bị đánh đòn tơi bời, cắn răng chịu vậy “Đào hoen quyện má, liễu tan tác mày”. Thúc Sinh trông thấy cảnh này, xót xa, vừa khóc vừa khẽ than thầm là “oan khốc vì ta”, tự nhận lấy trách nhiệm làm Kiều phải tội. Quan Phủ nghe lời than nên động lòng hỏi rõ đầu đuôi câu chuyện của Kiều. Nhờ đó mà Thúc Sinh có cơ hội kể hết tự sự đầu đuôi cho quan Phủ nghe. Chàng còn nhân dịp này khoe thêm tài năng của Kiều, thổ lộ là Kiều cũng có biết làm văn, làm thơ nên xin quan xét thương cho. Thời đó đàn bà như vậy là chuyện hiếm có.
Quan ra đầu đề thơ và Kiều lập tức vâng lời tay cầm bút đề thơ. Quan khen thơ rất hay. Lại khen hai người tốt đôi vừa lứa. Quan khuyên Thúc Ông không nên rẽ duyên đôi lứa Thúc Sinh và Kiều. Quan xử theo tình cảm chứ không theo pháp lý:

“Đã đưa đến trước cửa công
Ngoài thì là lý, song trong là tình
Dâu con trong đạo gia đình
Thôi thì dẹp nỗi bất bình là xong”

Sau đó quan truyền sắm sửa làm lễ thành hôn chính thức cho Thúc Sinh và Thúy Kiều lấy nhau. Như vậy Kiều được “tha bổng”. Thúc Sinh ngẫu nhiên đóng vai một “thầy kiện” giỏi mồm mép và khéo léo biện hộ cho Kiều. Thúc Ông thua kiện nhưng “Thúc Ông thôi cũng giẹp lời phong ba”. Thế là êm đẹp cả đôi bên. Quan xét xử vụ kiện này thật là lạ, nhưng thời xưa ông quan là phụ mẫu của dân, thay mặt Vua, nên quyền hành rất rộng.

NÀNG THÚY KIỀU ĐÓNG VAI QUAN TÒA

– Thêm một vụ án nữa là kể từ khi nàng Thúy Kiều về làm vợ của tướng Từ Hải thời mỗi ngày vợ chồng lại càng yêu nhau thêm. “Trong quân có lúc vui vầy” nàng Kiều “Thong dong mới kể sự ngày hàn vi”. Từ Hải nghe chuyện cũ trong cuộc đời gian truân của vợ thì nổi giận đùng đùng như sấm như xét liền ra lệnh nghiêm quân tuyển tướng sẵn sàng để đi tóm cổ những kẻ đã lừa đảo hãm hại đời nàng Kiều trước kia và lôi về trừng phạt. Cả đám những kẻ đã từng hại Kiều thời gian trước dù ở xa xôi khắp nơi cũng vẫn bị quân lính của Từ hải ầm ầm tìm tới tận nơi bắt về “Cửa viên lại dắt một dây dẫn vào” và chờ bị xử tội. Tướng Từ Hải để toàn quyền cho nàng Thúy Kiều đóng vai ngồi làm “quan tòa” xét xử:

“Từ rằng: ‘Ân, oán hai bên,
Mặc nàng xử quyết báo đền cho minh”

Nàng Kiều lên tiếng nhắc đến lý công bằng và nguyên nhân tội ác của bọn tội phạm rồi phán nếu các ngươi không làm hại ai thì khi nào lại bị trình diện ở đây mà lãnh hình phạt. Danh sách các bị can khá xôm tụ:

“Trước là Bạc Hạnh, Bạc Hà
Bên là Ưng, Khuyển, bên là Sở Khanh,
Tú Bà cùng Mã Giám Sinh”

Tuy rằng việc xử đoán do nàng Kiều chủ tọa song mọi mệnh lệnh đều do Từ Hải theo ý Kiều mà truyền ra cho nên khi Kiều phán là các bị can này có tội thời lập tức đội quân đao phủ tâm phúc của chủ tướng Từ Hải ra tay thi hành án ngay. Tất cả nhóm bị can này đều bị chém đầu:

“Các tên tội ấy đáng tình còn sao?
Lệnh quân truyền xuống nội đao
Thề sao thì lại cứ sao gia hình,
Máu rơi thịt nát tan tành”

Nàng Thúy Kiều đóng vai… quan tòa trong vụ xử án này thật quả là không danh chính ngôn thuận và trái với nguyên tắc tố tụng. Thường thì trước “vành móng ngựa” thoạt tiên một bên là phía công tố phải đưa ra bằng chứng rồi lên tiếng buộc tội. Kế đó, ngược lại, bên bị can có quyền lên tiếng biện bạch về tội trạng của mình hay nhờ một ông “thầy kiện” cãi giùm. Quan tòa ngồi giữa nghe lập luận của đôi bên xem phải trái đúng sai ra sao rồi mới xét xử và tuyên án.
Đằng này nàng Thúy Kiều vừa đóng vai công tố, tố cáo, buộc tội người ta rồi lại tự mình đóng vai quan tòa xét xử, tuyên án. Khác gì lời bà con ta thường chê một kẻ vừa tham gia trong trò chơi thể thao lại vừa đóng vai trọng tài “vừa đá banh vừa thổi còi”! Còn đâu sự vô tư nữa?
Như vậy phải gọi vụ xử án này chỉ là một cuộc báo thù mà thôi. Đúng như lời Kiều nói với mụ quản gia nhà Hoạn Thư và sư trưởng Giác Duyên rằng xin hãy dốn ngồi: “Xem cho rõ mặt, biết tôi báo thù!” Đã gọi là trả hận như “Việc nàng báo phục vừa rồi,” thì luật pháp chỉ còn đóng vai trò phụ thuộc. Án tuyên ra hầu như để thoả mãn tình cảm cá nhân riêng tư… và trả mối hận thù.

HOẠN THƯ VÀ QUYỀN BÀO CHỮA

Mặt khác riêng trường hợp Hoạn Thư được lên tiếng giãi bày tâm can kể lể chuyện xưa tích cũ để tự bênh vực cho mình. Chính danh thủ phạm còn được quyền bào chữa cho mình thì tại sao trong vụ xử án này cả đám bị can còn lại chẳng ai được phân trần câu nào, không được lên tiếng cãi một tiếng nào và đều bị hình phạt… tử hình mà không phân biệt tình tiết nặng nhẹ khác nhau.
Trong đám bị cáo đó thấy có hai tên Ưng và Khuyển không đáng tội chết. Ưng và Khuyển là đầy tớ nhà Hoạn Thư và tất nhiên chỉ hành động theo mệnh lệnh sai bảo của chủ nhân chúng mà thôi, như Thiên Lôi chỉ đâu đánh đấy. Chủ mưu việc bắt cóc Kiều là Hoạn Thư và bà mẹ Hoạn Thư. Vậy mà trong khi chính danh thủ phạm là Hoạn Thư được tha bổng thời hai tên tay sai đồng lõa lại bị tử hình.
Trong tác phẩm truyện Kiều cũng đã tạo ra một nhân vật có tài bào chữa ngang tài cãi cọ của một trạng sư lành nghề, đó là nàng Hoạn Thư. Câu chuyện như sau: Nàng Thúy Kiều kể chuyện hồi trước mình bị một số người lừa đảo và hãm hại rất khổ sở. Từ Hải liền ra lệnh cho quân lính dưới trướng đi bắt những kẻ này về để xử tội. Trong đó có “Chính danh thủ phạm tên là Hoạn Thư”. Dù sao thì Hoạn Thư cũng chỉ là một người vợ cả bị anh chồng Thúc Sinh lừa dối và giấu quanh nên phẫn uất mà đánh ghen với Kiều là vợ lẽ mà thôi chứ bản tâm nàng không muốn thế. Bị cáo Hoạn Thư khấu đầu trước mặt Kiều lúc đó là… quan tòa và lên tiếng tự biện hộ cho mình:

“Rằng: ‘Tôi chút phận đàn bà
Ghen tuông thì cũng người ta thường tình’ ”

Rồi Hoạn Thư lẻo mép kể lể những việc mình đối xử trước kia với Kiều không đến nỗi xấu xa tệ hại quá mức. Nào là khi bắt gặp quả tang Thúc Sinh đang tình tự với Kiều ở Quan Âm Các mà nàng không hề nói năng giận dữ gì trái lại nàng đã ngợi khen Kiều hết lời. Nào là sau khi Kiều trốn khỏi Quan Âm Các nàng cố ý bỏ qua chuyện đó không cho người đuổi theo bắt bớ. Nàng muốn chứng tỏ rằng ngoài việc chồng chung ra nàng không thù ghét gì Kiều:

“Lòng riêng riêng những kính yêu;
Chồng chung, chưa dễ ai chiều cho ai
Trót lòng, gây việc chông gai,
Còn nhờ lượng bể thương bài nào chăng?”

Trong lời kêu ca Hoạn Thư không hề nhận là có tội. Nàng đã tự bào chữa và viện cớ để chứng minh rằng nàng vẫn kính yêu Kiều. Thật là đủ cả tình cả lý! Nói năng lễ độ mà đanh thép! Thúy Kiều bèn phán: “Khôn ngoan đến mực nói năng phải lời” và tuyên án tha bổng cho bà vợ cả này:

“Truyền quân lệnh xuống trướng tiền tha ngay”

Xét kỹ ra thì bị cáo Hoạn Thư này mới chính là thủ phạm đầu xỏ đã “đạo diễn” ra bao màn kịch phạm pháp và ra lệnh cho những người dưới quyền mình theo đó mà thi hành. Trong khi các bị cáo khác không được “quan tòa” Kiều cho phép tự lên tiếng “thanh minh thanh nga” bào chữa cho tội trạng của mình để rồi bị “Máu rơi thịt nát tan tành”.

THÚY KIỀU ĐỆ TỬ LƯU LINH

Nói chuyện rượu cũng không nên quên mà không nhắc tới một nhân vật nữ nổi tiếng trong văn học đó chính là nàng Thúy Kiều của cụ Nguyễn Du. Nàng còn trong tuổi “vị thành niên” tức là nàng mới chỉ gần 15 tuổi :

“Xuân xanh sấp sỉ tới tuần cập kê”

Thế mà “ngày vừa sinh nhật ngoại gia” tức là vừa gặp ngày bên họ ngoại ở xa có tiệc mừng sinh nhật, cha mẹ và hai em đều sắm sửa một chút lễ vật để cùng lên đường đem dâng biếu, chỉ riêng nàng ở nhà. Trong cảnh “nhà lan thanh vắng một mình” và buồn tình nên nàng đã lén qua nhà hàng xóm tìm anh Kim Trọng để trút bầu tâm sự. Hai anh chị cùng uống rượu nhậu nhẹt với nhau đã say say:
“Lòng xuân phơi phới chén xuân tàng tàng.”

Và cảm thấy thời giờ đi mau quá, tưởng như ngày ngắn không đầy gang tay “Ngày vui ngắn chẳng đầy gang” Muốn kéo dài mãi thời gian để trò chuyện với nhau. Trông ra “Ác đã ngậm gương non đoài”, mặt trời lặn rồi, sắp tối rồi đấy. Kiều vội nói: “Vắng nhà chẳng tiện ngồi dai” và từ biệt Kim Trọng để quay về. (Gớm! Nàng ngồi lì nhậu nhẹt cả ngày còn vẽ vời mà nói là không tiện ngồi dai, ngồi lâu. Cái nàng Kiều này thật là vớ vẩn!).
Quay về nhà thấy cha mẹ và hai em đi chưa về: “Hai thân còn giở tiệc hoa chưa về” thế là nàng lại vội vàng quay lại, “xăm xăm băng lối vườn khuya một mình” (with a quick step, she rushed out and crossed the garden) mò qua nhà chàng. Khuya rồi đấy nhé! Thật là táo tợn quá! Anh chị cùng nhau thề thốt ghi trên giấy. Kiều lấy dao cắt một món tóc để thề. Rồi hai anh chị lại nhậu tiếp:

“Chén hà sánh giọng quỳnh tương.”

Vừa mới uống rượu say tàng tàng với nhau ban chiều, đêm lại uống rượu nữa. Sự đó đối với chàng Kim Trọng đa tình có lẽ không chi lạ, nhưng đối với nàng Thúy Kiều thì cái vụ chè rượu của nàng khiến chúng ta thấy dễ nể! Hai anh chị thức thâu đêm suốt sáng truyện trò nhậu nhẹt. Các cụ cao niên mô phạm mắng cho là… đồ gái hư! Hư thật đấy! Vừa hư vừa… vi phạm pháp luật vì chưa tới tuổi được phép uống rượu (under age)! Trong những giai đoạn về sau này trong cuộc đời nàng Thúy Kiều đã không còn là… vị thành niên nữa thì OK! Nàng có quyền lai rai ba sợi. Kiều lúc ở lầu xanh uống rượu với khách. Khi say sưa thì không nghĩ ngợi gì. Nhưng khi tỉnh rượu và khi tàn canh, trời sáng, khách ra về thì nàng lại giật mình trơ trọi nên nghĩ ngợi, sợ hãi và thương xót cho thân mình:

“Khi tỉnh rượu lúc tàn canh
Giật mình, mình lại thương mình xót xa”

Khi thì Kiều uống rượu với Thúc Sinh, cùng nhau vui miệng uống nhiều rượu mà không say, tưởng như là rượu tiên, chàng và nàng vừa đối ẩm chuốc rượu mời nhau nhậu nhẹt vừa ngâm thơ nối liền câu thơ với nhau theo phong cách chơi thơ của thi nhân thời xưa:

“Khi gió mát, khi trăng thanh
Bầu tiên chuốc rượu, câu thần nối thơ.”

Khi bị Thúc ông cản trở hôn nhân và đưa hai anh chị ra tòa nhưng được tòa không những tha bổng mà còn kết hợp cho lấy nhau, hai anh chị xum họp vui vẻ trong cảnh phong lưu nhàn nhã lại có màn nhậu rượu, nhậu từ sáng sớm mới đáng nể chứ, đến tận trưa mới chuyển qua uống trà:

“Mảng vui rượu sớm trà trưa
Đào đà phai thắm, sen vừa nảy xanh.”

Sau một năm chung chạ với Thúc Sinh, nàng “vợ lẽ” Thúy Kiều tỏ ra cũng biết điều hay lẽ phải nên tỉ tê khuyên chàng nên quay về nhà thăm bà “vợ cả” cho phải phép. Thế là lại có màn uống rượu tiễn nhau lên đường:

…“Tiễn đưa một chén quan hà”…
…“Chia phôi ngừng chén, hợp tan nghẹn lời”…
…“Chén đưa nhớ bữa hôm nay”…

Gần cuối truyện, nàng Kiều gặp lại chàng Kim Trọng. Khi mới gặp nhau Kiều và Kim Trọng đã có lần uống rượu với nhau suốt ngày suốt đêm. Lần này tái ngộ hai người lại một đêm bầy trò nhậu nhẹt với nhau. Hai anh chị thức rất khuya, nến đã gần cháy hết và hương trong bình đã tàn. Phải nối thêm nến và thắp thêm hương vào bình hương:

“Thêm nến giá, nối hương bình,
Cùng nhau lại chuốc chén quỳnh giao hoan.

Cuộc rượu lại được dịp kéo dài! Thúy Kiều quả thật đáng được liệt vào hàng… cao thủ, đệ tử ruột của Lưu Linh. Nàng không thua kém một đấng mày râu nào khác!

LS. NGÔ TẰNG GIAO
(Trích: “Chuyện Phiếm Pháp Luật”)

Wabi Sabi – Triết Lý Của Sự Bất Toàn

Phổ Lập Mai Thanh Truyết

Kính dâng và tưởng nhớ GS Nguyễn Văn Trường, người luôn luôn tôn trọng và chấp nhận tất cả những bất toàn trong cuộc sống của người viết…

Wabi sabi là một triết lý thẩm mỹ cổ xưa bắt nguồn từ Thiền tông, đặc biệt là trà đạo, một nghi lễ thuần khiết và đơn giản, trong đó các bậc thầy được đánh giá cao cái chén được làm thủ công và hình dạng bất thường, với men không đồng đều, vết nứt, và vẻ đẹp hư hỏng trong sự không hoàn hảo có chủ ý của của người tạo ra cái chén.
Triết lý Nhật Bản tôn vinh vẻ đẹp trong những gì là tự nhiên, sai sót và tất cả những gì không hoàn chỉnh.
Các chén cổ trong phòng khách của bạn được đánh giá cao vì những vết nứt và sứt mẻ của nó?
Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta học cách “phát giải thưởng” những bất toàn, vết nứt trong long và những khiếm khuyết trong cuộc sống lộn xộn của chúng ta?
Khái niệm về Wabi-Sabi – Tại sao sự hoàn hảo là mục tiêu sai lầm
Wabi-Sabi (侘 寂) là một thuật ngữ Nhật Bản có thể hiểu là sự chấp nhận tính phù du (transience) và sự không hoàn hảo. Đây là một phong cách sống giúp chúng ta cảm nhận và trân trọng vẻ đẹp của những thứ không hoàn hảo, không vĩnh viễn, không trọn vẹn và từ những thứ khiếm khuyết nầy, một thứ tưởng chừng vô dụng, xấu xí lại có vẻ đẹp tiềm ẩn đến bất ngờ.

Nếu sự luôn đổi mới là trò chơi của suốt cuộc đời bạn, việc theo đuổi sự hoàn hảo không phải là cách để đạt được điều đó. Chúng ta hãy xem xét vẻ đẹp của một cái chén bị móp méo rồi từ đó chúng ta sẽ nghiệm ra…cái đẹp!
Khi con người chúng ta nhận định những “cái nhứt” như: cà phê tốt nhứt, xe tốt nhứt, điện thoại tốt nhứt, ứng dụng tốt nhứt, trường học tốt nhứt, bác sĩ giỏi nhứt, đầu bếp giỏi nhứt, công ty tốt nhứt, CEO giỏi nhứt, lực sĩ giỏi nhứt, huấn luyện viên giỏi nhứt, các nhà thiết kế tốt nhứt, diễn viên xuất sắc nhứt, phim hay nhứt, trang phục đẹp nhứt, nhà thiết kế tốt nhứt của trang phục đẹp nhứt, đạo diễn xuất sắc nhứt của những nữ diễn viên xuất sắc nhứt mặc trang phục đẹp nhứt và danh mục bắt mắt nhứt.v.v…
Để làm nổi bật sự ngưỡng mộ của chúng ta về các sự “nhứt” trên, chúng ta tạo ra danh sách, viết lên banner và làm các nghi lễ để tưởng thưởng. v.v… như: trải thảm đỏ, chuẩn bị giải thưởng và danh hiệu sáng bóng, làm giấy chứng nhận.

Thực sự, những cái nhứt trên đã là “nhứt” chưa?
Do đó, sẽ còn những cái nhứt tiếp theo khi có sự đổi mới do con người tạo ra.
Tuy nhiên, nơi hoàn hảo nhứt đối với sự đổi mới là gì?
Trong một thế giới hoàn hảo, những ý tưởng hay nhứt sẽ thu hút những người tốt nhứt. Nhưng, trong thực tế, chúng ta hiếm khi nghĩ những ý tưởng tốt nhứt đưa ta đến thành công. Thường xuyên hơn, sự đổi mới bắt đầu với những ý tưởng không hoàn hảo được kết hợp với nhau bởi một nhóm ý tưởng không giống nhau và đồng dạng; tất cả có thể đưa đến cơ hội không hoàn hảo!
Nếu chúng ta có một ý tưởng tuyệt vời – nhưng cần phải mất một thập kỷ để ý tưởng đó được chú ý đến. Đó là không hoàn hảo. Đổi mới không phải là một khoa học hoàn hảo và do đó không nên được thực hiện để hành động như thể nó là hoàn hảo.
Chúng ta cần các số liệu mới, các quy trình mới và các ưu đãi mới để khuyến khích việc theo đuổi và công nhận sự không hoàn hảo của cuộc sống thực tế. Nhưng trước khi chúng ta bắt đầu xây dựng các căn bản hạ tầng để hỗ trợ sự đổi mới, trước hết chúng ta phải thay đổi thế giới quan của mình. Chúng ta không chỉ phải thay đổi cách chúng ta nghĩ, mà là những gì chúng ta tin. Chúng ta phải học cách chấp nhận sự không hoàn hảo như một tài sản trong quá trình đổi mới trong ta.
Vài ý nghĩa của wabi sabi
Lối sống wabi sabi là gì?
Nguồn gốc của wabi-sabi xuất phát từ Thiền tông, có nghĩa là có một khía cạnh tâm linh quan trọng đối với nó. Wabi xuất phát từ gốc “wa” có nghĩa là hòa hợp, hòa bình, yên bình và cân bằng. “Sabi” có nghĩa là “sự nở rộ của thời gian”.

Nghệ thuật nhiếp ảnh wabi sabi là gì?
Wabi-Sabi dành cho nhiếp ảnh gia. … Đơn giản chỉ cần đặt: “wabi-sabi” là thẩm mỹ Nhật Bản/ Zen về vẻ đẹp của sự không hoàn hảo, vô thường, và tự nhiên”. Nếu bạn có một chiếc quần jean yêu thích đã “dính” vào cơ thể của bạn trong những năm dài đằng đẵng, đó là “wabi-sabi”.

Thẩm mỹ Nhật Bản là gì?
Thẩm mỹ Nhật Bản là một tập hợp các lý tưởng cổ xưa bao gồm wabi (vẻ đẹp thoáng qua và rõ rệt), sabi (vẻ đẹp của sự tự nhiên và thời gian), và yūgen (ân sủng sâu sắc và tinh tế). Những ý tưởng này, và những ý tưởng khác, nhấn mạnh đến nhiều tiêu chuẩn văn hóa và thẩm mỹ của Nhật Bản về những gì được coi là trang nhã và ôn nhu.
Phong cách wabi sabi là gì?
Trong tính thẩm mỹ truyền thống của Nhật Bản, wabi-sabi (侘 寂) là quan điểm của thế giới tập trung vào việc chấp nhận sự thoáng qua và không hoàn hảo. Thẩm mỹ đôi khi được mô tả là một trong những vẻ đẹp “không hoàn hảo, vô thường và không đầy đủ”.

Hãy rời xa “hoàn hảo”

Các bạn hình dung trong một thời điểm nào đó, khi con cái của bạn còn trong thời kỳ tuổi thơ, chập chững trong các lớp thời tiểu học. Mỗi lần tan trường về, chúng lượm những lá cây khô, một vài hòn sỏi có góc cạnh “đẹp đẹp”. Đối với chúng, những vật thể trên rất quý giá, được chúng nâng niu, ít nhứt là trong một khoảnh khắc nào đó. Từ đó, bạn có thể nghĩ là, đó là những kho báu của chúng qua những kết cấu, hình dạng và màu sắc đặc biệt của các vật thể trên, mỗi thứ độc đáo mỗi vẽ. Vì vậy, điều kỳ diệu chỉ là cung cách chúng đang có, chỉ vậy thôi!
Trong cuộc sống và văn hóa Nhựt, “sự đơn giản” thường là hình thức bề ngoài cho một cuộc sống đã được tổ chức tỉ mỉ, tính toán cho sự hoàn hảo. Người Nhựt thường được dạy từ nhỏ trong gia đình, là cố gắng tối đa để làm cho tốt nhất, sáng nhất, và phi thường nhất.
Nhưng cái gì có thể nguyên thủy đơn giản hơn là chấp nhận? (But what could be more radically simple than acceptance?)
Richard Powell, tác giả của “Wabi Sabi Simple” nhận định: “Chấp nhận thế giới là không hoàn hảo, chưa hoàn thành, và thoáng qua, và sau đó đi sâu hơn và tung hê thực tế đó, là điều giống như tự do.” (“Accepting the world as imperfect, unfinished, and transient, and then going deeper and celebrating that reality, is something not unlike freedom”).
Do đó, ý tưởng từ bỏ “hoàn hảo” và thậm chí “đủ tốt” (good enough) không thể cưỡng lại sự hấp dẫn trong cuộc sống, thí dụ như các dấu vân tay, vết sẹo trên thân thể và những đường “xếp” trên mặt khi chúng ta cười. Tất cả hoàn toàn không hoàn hảo, và mỗi người trong chúng ta đều có thể ngắm lấy vẻ đẹp không hoàn hảo trong đó.
Nhìn về phương Đông
Để tìm hiểu thêm về sự bất toàn, hãy nhìn về phía Đông.
Wabi-sabi đại diện cho sự chấp nhận sự bất toàn (imperfection). Khái niệm này có nguồn gốc từ giáo lý Phật giáo và bao gồm việc công nhận sự bất đối xứng, bất thường, và khiêm tốn như các thuộc tính của sắc đẹp tùy theo nhãn quan của mỗi người.
Trong một ý nghĩa rất thực tế, ý tưởng của wabi-sabi mời gọi người xem xét sự không hoàn hảo – một vết lõm trong một cái chén đồng hoặc một vết nứt trong một bình thủy tinh – hay những nét đổ nát qua thời gian của bức tượng Phật.

Tất cả như là một vật thể có giá trị.
Ý tưởng ôm lấy sự không hoàn hảo hoàn toàn là cái nhìn ngược lại của chúng ta có trong thế giới Tây phương.
Và như vậy, khi bạn chiêm nghiệm để tạo ra một nền văn hóa của sự đổi mới – để truyền cảm hứng cho những người tốt nhất và sáng nhất của bạn để đổi mới – biết rằng trước tiên bạn phải khuyến khích việc theo đuổi sự không hoàn hảo. Điều này không có nghĩa là chấp nhận thất bại. Nó có nghĩa là để nắm bắt học tập. Các nhà sáng tạo không có ý định thất bại từ ban đầu. Họ quyết định học hỏi, tìm tòi. Họ sử dụng sự không hoàn hảo như một phương tiện để kiểm tra các giả định của họ về những gì có thể. Và một ngày nào đó, họ sẽ có một sản phẩm hoàn hảo vào thời điểm đó.
Robabi Griggs Lawrence, tác giả của cuốn sách “Bất toàn đơn giản: Xem xét lại ngôi nhà Wabi-Sabi” (Simply Imperfect: Revisiting the Wabi-Sabi House), trong đó, nếu một cái rương cũ có ý nghĩa với bạn, hay một ngăn kéo của bàn viết của bạn bị mất đi, thì những điều đó không nhất thiết phải là một chướng mắt. Nó cũng có thể là một dấu hiệu cho thấy các mãnh (có vết tích trên) đã được sử dụng và rất được ưa thích. Utsukushii, một từ ngữ tiếng Nhật có ý nghĩa là cho “đẹp”, đã xuất phát từ ý nghĩa ban đầu là “được yêu.”
Hãy suy nghĩ về màu sắc có trong tự nhiên: xanh, xám, tông màu đất và rỉ sét. Điều này tạo ra một bầu không khí yên bình và hài hòa. Wabi sabi không có nghĩa là ôm lấy sự lộn xộn, mà là “có suy nghĩ và làm việc đằng sau nó, không bỏ bê.” Một ấm trà tinh tế không thể tỏa sáng nếu nó được nằm trong một tủ chất chứa đầy nghẹt những những vật thể khác; mà là bạn phải cần chuẩn bị một không gian để bạn có thể cho nó đứng riêng và thực sự đánh giá cao nó mỗi khi bạn đi qua đi lại.

Mọi đồ vật trong nhà bạn phải đẹp, hữu ích, hoặc cả hai trong cái nghĩa wabi sabi của bạn!
Sự chào đón sự không hoàn hảo này trong cuộc sống của bạn là trọng tâm của khái niệm wabi-sabi của Nhật Bản, có nghĩa là “vô thường, không hoàn hảo và không đầy đủ.” Từ này xuất phát từ hai từ riêng biệt. “Wabi” mô tả sự sáng tạo của vẻ đẹp hoàn hảo thông qua việc bao gồm các loại hoàn hảo đúng, chẳng hạn như một bất đối xứng trong một chén sứ thủ công (tương phản với độ chính xác của chén làm bằng máy). “Sabi” phản ánh loại vẻ đẹp phát triển theo độ tuổi, chẳng hạn như sự xuất hiện của quá trình oxy hóa bề mặt của một bức tượng đồng.
Thông thường, wabi-sabi được áp dụng cho các nguyên tắc thiết kế, chẳng hạn như tạo không gian sống để tránh các phòng khách trùng hợp với nhau vào những năm 1940 hoặc ’50. Điều này bao gồm tập trung vào các loại không đối xứng bạn sẽ tìm thấy trong tự nhiên – ghế bằng gỗ thủ công, sự rủ xuống tự nhiên của một cánh hoa khô trong một chiếc bình hoặc một chiếc túi da mòn đã được đi theo bạn trong suốt một thời gian dài.
Nhưng không phải tất cả wabi-sabi đều có chủ ý. Thiên nhiên là nguồn tốt nhất của thẩm mỹ wabi-sabi. Và khi bạn hòa hợp với thế giới bên ngoài, bạn bắt đầu thấy wabi-sabi ở những nơi khó xảy ra nhất. Đó là:
Các vết nứt trong vỏ cây, một dấu hiệu của sự trưởng thành khỏe mạnh;
Hoặc các vết nứt cằn cỗi trên khuôn mặt của chúng ta khi chúng ta già đi;
Hoặc nét mặt rám nắng, tự tin khi chúng ta đạt được sự khôn ngoan trên suốt quảng đường dài;
Và, Krishnamurti đi sâu hơn, nói rằng linh hồn chúng ta đều được cấu thành bằng cùng một loại giấy báo, xuất phát từ các nếp gấp trong bài báo và qua thời gian từ từ được gấp lại thành những nếp và khi mở ra, thì đó là những trải nghiệm của chính bạn.

 Rốt ráo lại:

Hãy rung những chuông vẫn còn có thể rung
Hãy quên đi lời đón mời hoàn hảo của bạn
Trong mọi thứ đều có vết rạn nứt
Đó là cách ánh sáng len vào”
Leonard Cohen

(Ring the bells that still can ring
Forget your perfect offering
There’s a crack in everything
That’s how the light gets in.
Leonard Cohen)

Hiện tại
Kết luận trong đời thường là:
Ngày hôm nay chúng ta không còn thấy cần thiết phải lấy tư tưởng về giáo dục, luân lý, những lời giảng dạy của Khổng Tử làm mẩu mực trong cuộc sống nữa;
Cũng không còn là lúc bình luận chiến lược, chiến thuật …đánh nhau qua các thế trận của …Binh pháp Tôn Tử nữa!
Chính vì vậy mà con người và Đất Nước Việt phải chịu sự trì trệ biết bao thế hệ, đặc biệt 43 năm qua.
Vì vậy,
Chúng ta cần phải áp dụng ý tưởng dân tộc từ tiền nhân để lại cộng thêm chiều hướng đổi mới của dòng lịch sử dân tộc để tiến đến sự toàn hảo trong cái bất toàn của trời đất.
Xin hãy chấp nhận sự bất toàn của dân tộc để làm kim chỉ nam cho những hướng mới trong việc mưu tìm sự toàn bích trong cái bất toàn…

Phổ Lập Mai Thanh Truyết
Trên bước đường Đoạn Ái 15/8/2018

Tống Táo Thi

Đỗ Chiêu Đức

DCD_LOtan3.jpg

Hằng năm cứ đến ngày 23 tháng Chạp, thì dân Việt Nam ta có tục lệ cúng tiễn đưa Ông Táo về trời, người Hoa thì cúng vào đêm 24. Theo câu nói của dân gian là ” Quan tam, dân tứ, thuyền gia ngũ “, có nghĩa là : Làm quan thì đưa ông Táo ngày 23, dân thì đưa ngày 24, còn những người đi ghe theo cuộc sống thương hồ thì đưa ông Táo ngày 25.


Bỏ qua về xuất xứ của tục lệ nầy, chỉ xét về phần cúng tế. Người Việt và người Hoa ở Việt Nam thường cúng tiễn Táo Quân bằng ” thèo lèo “, bánh mức, chè Ỷ… hương hoa trà nước… và giấy tiền vàng bạc kèm theo các hình cò bay ngựa chạy. Ý là để cho ông Táo cởi ngựa cởi cò về trời ( trong văn học thì cho là cởi cá Chép ), còn ” thèo lèo ” bánh mức… là để ăn cho ngọt miệng đặng báo cáo cho ngọt cho tốt với Ngọc Hoàng Thượng Đế về tình trạng gia đình nơi mà ông Táo đang cư ngụ….    

DCD_Totan4.jpg

Nhớ lúc nhỏ, khi gần Tết , tôi đã đọc được một bài thơ ” Tống Táo Thi ” 送 竈 詩  trên báo để tiễn đưa ông Táo như sau :

      送 竈 詩                      TỐNG TÁO THI
麥芽糖餅餞行蹤, Mạch nha đường bỉnh tiễn hành tung,
拜祝佯癡且作聾。 Bái chúc dương si thả tác lung.
只有一般應開口, Chỉ hữu nhất ban ưng khai khẩu,
煩君報我一年窮。 Phiền quân báo ngã nhất niên cùng !

 

 CHÚ THÍCH :
1. Đường Bỉnh : là Kẹo bánh. Đường là Đường, mà cũng có
 nghĩa là Kẹo nữa.
2. Dương : là Giả đò.Tác : là Làm, ở đây có nghĩa là Làm bộ.
3. Si: là Ngây, là Dại.  Lung: là Điếc.
4. Nhất ban: là Mạo từ ( Article ) chỉ: Một Điều, Một Cái.
5. Nhất niên: là Cả năm, suốt năm, chớ không phải MỘT
 NĂM.

DỊCH NGHĨA :
Mạch nha, Kẹo, bánh… đưa tiễn bước chân ông đi. Khi bái kiến và chúc tụng Thượng Đế xin ông giả ngây giả điếc dùm cho ( đừng nói lung tung những chuyện không tốt của tôi ). Chỉ có một điều ông nên mở miệng nói là…. Cảm phiền ông báo với Ngọc Hoàng là sao tôi lại nghèo suốt cả năm vậy?!

DIỄN NÔM :

                 THƠ TIỄN ÔNG TÁO
Mạch nha kẹo bánh tiễn chân ông,
Lên đó giả ngây giả điếc dùm.
Chỉ có một điều nên mở miệng,
Rằng ta nghèo suốt một năm ròng !
                      Đỗ Chiêu Đức.

 TÁI BÚT :

dcd_Lotan5.jpg

 Xin được nói thêm về 2 chữ THÈO LÈO.
THÈO LÈO là phát theo âm Triều Châu của 2 chữ TRÀ LIỆU 茶料 : là Những Vật Liệu dùng để Uống Trà. VẬT LIỆU ở đây là chỉ những món đồ ngọt như : Kẹo Đậu Phọng, Kẹo mè đen, mè trắng, cốm, và những viên đậu phọng được áo một lớp đường màu trắng mà ta quen gọi là ” Cứt Chuột “.
” Thèo Lèo Cứt Chuột  ” là món ngon dùng để uống trà và là món không thể thiếu khi cúng ông Táo ở quê tôi: Cái Răng, Ba Láng, Vàm Xán, Phong Điền…

        Nhân nói đến thơ đưa Ông Táo, ta không thể không nhắc đến bài ” Tống Táo Thi ” của Lữ Mông Chính, người mà trong ” Hàn Nho Phong Vị Phú ” Nguyễn Công Trứ đã viết như thế nầy :   

       …. Khó ai bằng Mãi Thần, Mông Chính, cũng có khi ngựa  cởi dù che. …

 Sau đây, ta thử tìm hiểu cuộc đời nghèo khó và bài thơ đưa ông Táo nổi tiếng của ông nhé !…


呂蒙正(944或946-1011),字聖功,河南洛陽人,977年宋太宗丁丑科狀元。呂蒙正中狀元後,曾任將作監丞、通判、著作郎、左補闕、參知政事等官銜。988年,呂蒙正出任宰相,病逝於大中祥符四年(1011年),享年67歲 .
LỮ MÔNG CHÍNH ( 944 & 946- 1011 ), Tự là Thánh Công, người đất Lạc Dương tỉnh Hà Nam, đậu Trạng Nguyên năm Đinh Sửu đời Tống Thế Tôn năm 977. Sau khi đỗ Trạng, Lữ Mông Chính đã từng giữ các chức vụ Giám Thừa, Thông Phán, Trứ Tác Lang, Tả Bổ Khuyết, Tham Tri Chính Sự. Năm 988, Lữ nhậm chức Tể Tướng. Bệnh mất năm Đại Trung Tường Phù thứ 4 ( 1011 ), hưởng thọ 67 tuổi.

Sau khi cha mất, gia cảnh ngày một suy vi . Lữ Mông Chính cùng mẹ phải tạm trú ngụ trong một lò gạch cũ, làm nghề ăn xin độ nhật.
Một hôm, thấy trước cửa quan Tể Tướng đông nghịt những người, chen chút nhau rất náo nhiệt. Lữ cũng chen vào để xem, tình cờ một vật gì đó từ trên trời bay xuống rớt đúng vào lòng. Thì ra, thiên kim tiểu thơ của quan Tể Tướng là Lưu Nguyệt Nga đang gieo tú cầu để tìm người hôn phối. Vật bay vào lòng Lữ là trái tú cầu được Lưu tiểu thơ ném từ trên lầu xuống….

         Dĩ nhiên là ông bà Tể Tướng không chịu chấp nhận hôn sự nầy, nhưng tiểu thơ Nguyệt Nga thì lại kiên trì chấp nhận từ bỏ tất cả để đi theo Lữ về sống ở lò gạch bể, vì nàng cho đây là duyên trời định và hơn nữa không thể bội tín được.
Cuối năm đó, đến ngày đưa ông Táo, không hiểu là Lữ Mông Chính đã năn nỉ như thế nào mà ông hàng thịt bán chịu cho một miếng thịt đem về luộc để cúng ông Táo. Nhưng khi bà hàng thịt biết được việc nầy bèn mắng cho ông chồng một trận nên thân : ” Nó nghèo kiết xác, làm sao có tiền trả mà bán chịu ?!”. Bà ta tức tốc chạy đến lò gạch, thấy miếng thịt đang luộc dở dang trên bếp, bèn hứ một tiếng rồi vớt lấy miếng thịt đem về !. Đến nước nầy, Lữ chỉ còn biết đổ nước luộc thịt vào tô mà đưa tiễn ông Táo về trời thôi.

         Trong khi thắp hương để cúng ông Táo, vì cảm khái trước cái nghèo khó của mình và cũng cảm khái trước cái nhân tình thế thái, Lữ Mông Chính đã làm bài thơ tiễn Ông Táo sau đây :

      一柱清香一縷煙,    Nhất trụ thanh hương nhất lũ yên,
灶君今日上朝天;    Táo Quân kim nhật thướng triều thiên.
玉皇若問人間事,    Ngọc Hoàng nhược vấn nhân gian sự,
為道文章不值錢。    Vị đạo văn chương bất trị tiền ! 

 DỊCH NGHĨA :
Một nén nhang thanh thanh tỏa ra một làn khói nhẹ, hôm nay ta đưa tiễn Táo Quân về để chầu Trời. Nếu như Ngọc Hoàng có hỏi đến chuyện của dân gian, thì xin ông hãy vì ta mà đáp rằng, văn chương không đáng giá đồng xu cắc bạc nào cả !

DIỄN NÔM :
Một nén nhang thanh làn khói nhẹ,
Chầu Trời tiễn Táo đến cửa thiên.
Ngọc Hoàng nếu hỏi nhơn gian sự,
Hãy đáp văn chương chẳng đáng tiền !
                           Đỗ Chiêu Đức. 

Câu chót của bài thơ làm ta nhớ đến câu thơ lên Hầu Trời của Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu :
” Văn chương hạ giới rẻ như bèo! “….

Trở lại chuyện của Lữ Mông Chính, theo truyền thuyết dân gian thì….
….Năm đó, sau khi Táo của các nhà đã báo cáo xong, mà đợi mãi vẫn không thấy Táo của lò gạch nơi Lữ cư ngụ. Mọi người đang nóng ruột, thì thấy Táo của Lữ Mông Chính mặt mà xanh lè, đi cà lếch cà lếch vào chầu. Ngọc Hoàng phán hỏi tại sao, thì được trả lời rằng: ” Thần chỉ uống có một tô nước thịt luộc dở dang chưa chín, đã đói lại còn bị… chột bụng nên đi không nổi. “, đoạn trình bài thơ của Lữ lên cho Ngọc Hoàng xem. Ngọc Hoàng phán rằng, số của Lữ sẽ đậu Trạng Nguyên vào khoa sau, đừng lo lắng quá ! Thần Táo mới năn nỉ rằng: ” Anh ta đói quá, sợ sống không nổi đến khoa sau đâu, thôi thì trước sau gì cũng đậu, xin Ngọc Hoàng thương tình.  Ngọc Hoàng bèn sai Nam Tào đem sổ sửa lại cho Lữ đậu ngay khoa nầy, vì thế mà Lữ Mông Chính mới đậu được Trạng Nguyên của khoa Đinh Sửu 977 là vậy !

… Trên đây là theo truyền thuyết dân gian, chớ thực sự thì… Đằng sau sự thành công của người đàn ông, thường có bóng dáng của một người đàn bà, còn ở đây, đằng sau sự đậu đạt của Lữ Mông Chính, có tới  bóng dáng của 2 người đàn bà lận: một là Lưu tiểu thơ, 2 là bà Tể Tướng phu nhân, vì thương con gái mà lén chu cấp đầy đủ vật chất cho con và rể sinh sống, vì vậy Lữ mới yên tâm mà dùi mài kinh sử… chứ đói meo thì làm sao đủ sức mà học hành để đậu Trạng Nguyên cho được !

Đây là ông Tể Tướng xuất thân từ khất cái (ăn mày)  duy nhất của lịch sử Trung Hoa : Lữ Mông Chính.


Nói đến thơ đưa tiễn Ông Táo thì cũng không thể không nhắc tới…

        LA ẨN 羅隱(833-909 ),Tự là Chiêu Gián, người đất Tân Thành ( thuộc trấn Tân Đăng, thành phố Phú Dương, tỉnh Chiết Giang ngày nay ). Ông vốn tên là HOÀNH 橫, vì từ năm 20 tuổi bắt đầu đi thi Tiến Sĩ, nhưng 10 lần vẫn không đậu, nên mới đổi tên là LA ẨN và đi tu theo đạo Lão, là một học giả thuộc Đạo Gia ở cuối đời Đường đầu đời Ngũ Đại. Thơ ông thường mang tính hiện thực, bất cần đời, nổi tiếng với các câu như :

dcd_Lotan6.jpg

             

          今朝有酒今朝醉,   Kim triêu hữu tửu kim triêu túy,
明日愁來明日憂。   Minh nhựt sầu lai minh nhựt ưu.

 Có nghĩa :
Hôm nay có rượu thì hôm nay say,
Ngày mai sầu đến thì ngày mai hãy ưu sầu!


Ông cũng có một bài Tống Táo Thi giống như là của LÃ MÔNG CHÍNH đã nêu ở trên, như sau :

dcd_lotan7.jpg

          

     一盞清茶一縷煙,    Nhất trản thanh trà nhất lũ yên,
灶君皇帝上青天。  Táo quân hoàng đế thượng thanh thiên.
玉皇若問人間事,  Ngọc Hoàng nhược vấn nhân gian sự,
為道文章不值錢。  Vị đạo văn chương bất trị tiền ! 


CHÚ THÍCH :
NHẤT TRẢN : là Một Chung. TRẢN là Ly, Chén nhỏ.
TÁO QUÂN HOÀNG ĐẾ : Là Ông Hoàng Đế ở trong Bếp mà ta quen gọi là VUA BẾP.( Xuất xứ của từ VUA BẾP là do câu thơ nầy mà ra ).

DIỄN NÔM :
Một chén trà thơm làn khói nhẹ,
Chầu Trời Vua Bếp đến cửa thiên.
Ngọc Hoàng nếu hỏi nhơn gian sự,
Hãy đáp văn chương chẳng đáng tiền !

       Ta thấy, chỉ có 2 câu đầu là hơi khác, còn 2 câu sau của bài thơ thì giống y chang như là bài Tống Táo Thi của Lữ Mông Chính, và không cần phải nói ta cũng biết là Lữ đã mượn thơ của La Ẩn để cảm khái cho hoàn cảnh của mình, vì LA lớn hơn LỮ đến 111 tuổi lận, LA ở cuối đời Đường còn LỮ ở đầu đời Tống.

       Để kết thúc bài viết nầy, xin mời cùng đọc câu đối hay và nổi tiếng thường thấy dán cho bàn thờ TÁO QUÂN như sau :

                   有德能司火,   Hữu đức năng ty hỏa,
無私可達天。   Vô tư khả đạt thiên.

Có nghĩa :
Có ĐỨC thì mới có thể trông coi việc củi lửa bếp nút được.
Phải CHÍ CÔNG VÔ TƯ thì mới được lên chầu trời ( để trình tấu mọi việc ).

dcd_lotan8.jpg

       Như vậy là cái TIÊU CHUẨN để được làm ông Táo đâu phải dễ! 

Năm mới vui xuân, mong rằng mọi người rán tích đức để tương lai đều được lên CHẦU TRỜI như ông TÁO vậy !

Đỗ Chiêu Đức

Tìm lại sự thật về cuộc khởi nghĩa thời Hai Bà Trưng

Thành kính ghi nhớ công đức tổ tiên

Đỗ Hoàng Ý

Mùa Thu năm 2016, trong khi tra cứu và thu thập các ghi chép trong sử sách xưa về lịch sử thời Hai Bà Trưng khởi nghĩa, chúng tôi thấy được công trình biên khảo của nhà nghiên cứu người Tàu, Le P. Mathias Tchang, S.J.*, tu học thành một giáo sĩ Jésuite (Jesuits):
Chronologie Complète et Concordance avec L’ère Chrétienne, de toutes les dates concernant l’histoire de l’Extrême-Orient (Chine, Japon, Corée, Annam, Mongolie, etc.) – (2357 AV.J.-C.– 1904 APR.J.-C.), par Le P. Mathias Tchang, S.J.- Variétés Sinologiques No.24, Synchronismes Chinois – Chang-Hai, Imprimerie de la Mission Catholique, Orphélinat de T’ou-se-Wì, 1905.
Sách được biên soạn rất kỹ lưỡng, công phu, tác giả kê cứu và đối chiếu với dương lịch mọi niên biểu, niên hiệu…. những triều đại của các nước miền Viễn Đông. Các tài liệu tham khảo được liệt kê gồm 166 văn bản cổ sử Tàu, trong số đó có các bộ sử cổ được xem trọng nhất ở bên Tàu – Nhị thập tứ sử – và nhiều bộ cổ sử hiếm khi được thấy nhắc đến, ghi chép về sử Việt thượng cổ:

Chúng tôi tra cứu đoạn văn ghi chép về thời Hai Bà Trưng trong biên khảo kể trên, xin trích nguyên văn kèm thêm chú thích như sau:

*Le P. Mathias Tchang,S.J. là cách viết tắt của: Le Père Mathias Tchang, Societas Jesu. Societas Jesu (Latin), Society of Jesus (Anh), La Compagnie de Jesus (Pháp), theo tiếng Việt có mấy cách gọi: Dòng Tên, Dòng Chúa Giêsu hoặc Hội dòng Giêsu. Các giáo sĩ Jésuite được xem như là các Soldats de Jésus (Soldiers of Jesus) (S.J.).

Theo ghi chép của Le P. Mathias Tchang, S.J., có mấy điều quan trọng cần lưu ý:

1. Bà Trưng khởi nghĩa vào khoảng năm 30 tây lịch, vì Thái Thú Tô Định (Sou Ting) cai trị dân Việt quá khắc nghiệt.
2. Nhà Hán đã lập tức phái Mã Viện đem quân đến chống lại lực lượng khởi nghĩa vào khoảng năm 32, nhưng gặp sự kháng cự mãnh liệt đến độ Mã Viện phải rút quân, bỏ ý định đánh chiếm lĩnh thổ Giao Chỉ.
3. Tác giả ghi năm 39 là năm thứ nhất của triều đại Trưng Vương.
Như vậy, cuộc khởi nghĩa đã kéo dài gần 10 năm, từ năm 30 đến năm 39.

Giáo sĩ Le P. Mathias Tchang, S.J. là người Tàu gốc, hẳn tinh thông cổ văn Tàu nên đã tham khảo đến 166 bộ cổ sử Tàu, hoàn thành công trình nghiên cứu theo phương pháp khoa học Âu Tây, như vậy biên khảo có mức độ khả tín đáng trọng. Tuy nhiên, vì những điều trích dẫn trên đây khác hẳn với những ghi chép trong các văn bản sử liệu của các sử quan, văn gia Tàu cũng như Việt đã được lưu truyền từ thế kỷ V đến ngày nay, nên chúng ta cần phải thận trọng kiểm chứng, hầu mong có thể tìm lại được sự thật về cuộc khởi nghĩa thời Hai Bà Trưng.

                                                                                  *****
Vào thế kỷ thứ I, trong khoảng 20 năm sau thời Hai Bà Trưng khởi nghĩa, từ năm 58, Ban Cố (班固- Ban Gu/ Pan Ku (đọc theo Wade-Giles)) khởi công biên soạn bộ Hán thư ( 漢書/ 汉书 – Hànshū – Hán sử), đến năm 82 thì bị gián đoạn. Sau khi Ban Cố (32-92) qua đời, em gái là Ban Chiêu (班昭) cùng Mã Tục tiếp tục hoàn thành việc biên soạn và hoàn tất vào năm 111, tức là vào khoảng 70 năm sau thời Hai Bà Trưng. Hán thư ghi lại những sự việc từ thời Tây Hán, từ năm 206 trước tây lịch đến khi hết loạn Vương Mãng vào năm 23 (Wang Mang 王莽, 45 trước tây lịch – 23, nổi loạn năm 9), vì thế đã không ghi chép gì về triều Đông Hán (khởi đầu năm 25).

Điều đáng lưu ý là tuy các tác giả bộ Hán thư sống vào thời Đông Hán nhưng họ đã không ghi chép gì về lịch sử thời Đông Hán, trong thời gian đó có cuộc khởi nghĩa ở Giao Chỉ và miền Lĩnh Nam.

Trong suốt khoảng 400 năm tiếp theo thời Hai Bà Trưng khởi nghĩa, không thấy có bộ chính sử nào của Tàu được hình thành và còn lưu truyền lại đến nay.
Tương truyền là trong thời kỳ này đã có những bộ du ký địa lý và thần thoại (còn gọi là ký (ji)), ghi lại những truyện truyền khẩu phổ thông trong dân gian hoặc truyện dã sử thần thoại.
Các bộ ký còn được nhắc đến là: Giao Châu Ngoại Vực ký (交州外域記- Jiao Zhou Wai Yu ji, thế kỷ III-IV, không rõ tác giả), Quảng Châu ký (廣州記, tác giả Bùi Uyên 裴淵), Nam Việt chí (南越志, không rõ tác giả), nhưng vì đã tuyệt bản từ lâu, nên các truyện ký này chỉ còn được thấy trích dẫn trong các chính sử hoặc dã sử biên soạn vào đời Đường, đời Tống trở về sau.
Nay chẳng có cách nào để kiểm chứng mức độ khả tín của các truyện ký này.

Mãi cho đến khoảng 400 năm sau thời Hai Bà Trưng khởi nghĩa, các sự kiện về cuộc khởi nghĩa thời Hai Bà mới thấy được ghi lần đầu tiên trong bộ Hậu Hán thư (後漢書 -Hou Han shu), tác giả là 范曄 (Fan Yeh – Phạm Diệp (Việp), 398-446), viết vào khoảng năm 432 và hoàn tất năm 445 (vào thời Lưu Tống (Liu Song, 420-478)). Hậu Hán thư tuy là bộ sách sử cổ xưa thứ ba trong Nhị thập tứ sử của Tàu nhưng là bộ cổ sử đầu tiên viết về giai đoạn triều Đông Hán (từ năm 25 đến năm 220).

Theo tác giả Linh Mục Nguyễn Phương (Việt Nam thời khai sinh-Phòng nghiên cứu sử, Viện đại học Huế, 1965) đoạn chính văn trong bộ Hậu Hán thư, trang 747/3, ghi chép rất vắn tắt về cuộc khởi nghĩa thời Hai Bà như sau:

Phiên âm: “Hựu Giao Chỉ nữ tử Trưng Trắc, cập nữ đệ Trưng Nhị phản, công đầu kỳ quận, Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố, man di giải ứng chi, khấu lược Lĩnh Ngoại lục thập dư thành. Trắc tự lập vi vương”.
Tạm dịch nghĩa: Ở Giao Chỉ có người nữ tên Trưng Trắc cùng em gái là Trưng Nhị làm phản, đánh phá quận, người Man di ở Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố hưởng ứng, cướp chiếm hơn 60 thành ở Lĩnh Ngoại. Trắc tự lập làm vua.

Ghi chú và Khảo luận về đoạn chính văn trích dẫn từ Hậu Hán thư

Theo một số các tác giả khác, phần đầu của đoạn chính văn có khi được chép khác đi đôi chút:
… 交 阯 女 子 徵 側 及 其 妹 徵 貳 …
…giao chỉ nữ tử trưng trắc cập kì muội trưng nhị …

Một số điều chúng ta cần để ý là:
– chữ (âm trắc) trong câu văn Tàu có nghĩa không tốt, nên khi dịch nghĩa thì đành theo sát nguyên văn chữ Tàu. Nhưng khi nhắc đến danh tính Bà Trưng, để tỏ lòng tôn kính, nên ghi là Trưng Chắc. (xin xem bài: Danh tính của Hai Bà Trưng và vị anh hùng tên Thi- Đỗ Hoàng Ý, 2018)
chính văn Hậu Hán thư không thấy ghi Hai Bà Trưng khởi nghĩa năm nào và bà Trưng Chắc lên làm vua năm nào?
– Hậu Hán thư không ghi rõ quê của Hai Bà ở nơi nào trong địa phận Giao Chỉ, và cũng không ghi rõ là Giao Chỉ Bộ hay Giao Chỉ Quận (xin xem thêm bài Đất nước Việt thời thượng cổ trong vùng Đông Á, Đỗ Hoàng Ý, 2015- về sự khác biệt giữa Giao Chỉ Bộ và Giao Chỉ Quận).
– trong chính văn Hậu Hán Thư, Giao Chỉ được ghi là: 交阯
*chữ chỉ (dị thể của chữ 址 với bộ thổ 土),dùng với nghĩa: nơi, chỗ, địa điểm (địa chỉ)
*chứ không phải là chữ chỉ 趾 (với bộ túc 足 ), thường được hiểu là ngón (chân)(túc chỉ)
– chính văn Hậu Hán thư không thấy nhắc đến “chồng” của bà Trưng Chắc, không thấy nói gì đến thái thú Tô Định và cũng không ghi nguyên do của cuộc khởi nghĩa thời Hai Bà.

Trong nhiều thế kỷ qua, đã có nhiều biên khảo dẫn câu văn được ghi là trích từ Hậu Hán thư như sau:
…. 交 阯 太 守 蘇 定 以 法 繩 之 側 忿 故 反
…. giao chỉ thái thú tô định dĩ pháp thằng chi trắc phẫn cố phản…
Tạm dịch nghĩa: Thái thú Giao Chỉ Tô Định lấy luật pháp trói buộc, nên Trắc tức giận, làm phản.

Nhưng theo tác giả Linh Mục Nguyễn Phương (Việt Nam thời khai sinh-Phòng nghiên cứu sử, Viện đại học Huế,1965) thì câu này không phải là chính văn Hậu Hán thư (thế kỷ IV) mà là câu chú thích của Lý Hiền* (thế kỷ VII). Những câu chú được in chung trong bản văn Hậu Hán thư, nhưng được in bằng khổ chữ nhỏ hơn (bản in của Nghệ Văn Ấn Thư Quán, Hương cảng, 1952).

*Ghi chú: Vào thế kỷ VII, khoảng năm 675-680, trong thời gian bị Võ Hậu (Võ Tắc Thiên) đày ra vùng quan ngoại, Chương Hoài Thái tử Lý Hiền (654-684) (con thứ sáu của vua Cao Tông và Võ Hậu nhà Đường (唐朝 – 618-907), đọc lại các sách sử, đã ghi chú thích.
Có tài liệu ghi là Hoàng Thái tử Giám quốc Lý Hiền, sai Trương Ðại Yên và Lưu Nạp Nguyên
chú giải Hậu Hán Thư của Phạm Diệp (398-446).

Điểm cần lưu ý là câu chú thích của Lý Hiền không ghi Tô Định sát hại chồng bà Trưng Chắc.
Chính văn Hậu Hán thư ghi:… Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố, man di giải ứng chi, khấu lược Lĩnh Ngoại lục thập dư thành. Trắc tự lập vi vương.
Theo ghi chép này: Lực lượng khởi nghĩa đã chiếm đoạt lục thập dư thành, vì sự việc đã xảy ra từ 2000 năm trước nên nay chúng ta không thể biết rõ được hơn 60 thành ấy rộng lớn và vững chắc như thế nào. Vào thời ấy, rất có thể thành được dùng để chỉ các khu vực dân cư tụ tập sinh sống, có hào lũy chiến đấu bao quanh để phòng vệ.
Theo Quận quốc chí (trong Hậu Hán thư) thì Nam Hải (khoảng Quảng Đông ngày nay) có 7 thành, Thương Ngô (khoảng Quảng Tây) 11 thành, Uất Lâm (Quảng Tây) 11 thành, Hợp Phố 5 thành, Giao Chỉ 12 thành, Cửu Chân (khoảng Quý Châu ngày nay) 5 thành, Nhật Nam (khoảng giữa Vân Nam, Quảng Tây) 5 thành, như vậy là 56 thành*. Nếu cộng với 12 thành ở Dương Châu và Kinh châu thì được hơn 60 thành, như thế mới đúng với số lục thập dư thành mà quân khởi nghĩa đã chiếm được.

*Ghi chú: Danh sĩ Ngô Thì Sĩ ghi thuộc địa Giao Chỉ bộ gồm bảy (7) quận, 56 thành.
danh sĩ Lê Quí Ðôn ghi 65 thành, nhưng chỉ liệt kê 56 thành (như theo Hậu Hán thư).

Điều này chứng tỏ cuộc khởi nghĩa của các tộc Việt thời Hai Bà đã thành công trong khắp miền Lĩnh Nam, bao gồm các quận Nam Hải, Thương Ngô, Uất Lâm, Hợp Phố, Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, là sự kiện lịch sử khá chắc chắn .

Hơn thế nữa, có những biên khảo cho biết đến cuối thế kỷ XX vẫn còn nhiều đền, miếu thờ các vị tướng của cuộc khởi nghĩa thời Hai Bà quanh vùng hồ Động Đình và trong vùng Lĩnh Nam. Như thế, rất có thể cuộc khởi nghĩa đã lan rộng lên phía bắc Ngũ Lĩnh, đến các vùng hồ Động Đình, Kinh Châu và Dương Châu.
Tuy nhiên, vì đến nay chúng tôi vẫn chưa tìm thấy hình ảnh nào được trưng dẫn về các đền, miếu thờ ấy, nên các sự kiện kể ra trong bản tóm lược sau đây còn cần được kiểm chứng…

Theo Hậu Hán thư, phần chính văn ghi rất vắn tắt:
Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố, man di giải ứng chi, khấu lược Lĩnh Ngoại lục thập dư thành… nhưng cũng đủ rõ cho thấy là tác giả Hậu Hán thư đã quan niệm rặng Ngũ Lĩnh được xem là giới hạn phía Nam của đất nhà Hán, nên ghi là cuộc khởi nghĩa của Hai Bà ở Lĩnh Ngoại, bên ngoài rặng Ngũ Lĩnh.
Đối với sử quan Tàu, miền bên ngoài rặng Ngũ Lĩnh chính là bên phía Nam rặng Ngũ Lĩnh: miền Lĩnh Nam.
(xin xem bài Nam hoàn chí Ngũ Lĩnh – 南還至五嶺, tác giả là sứ thần Nguyễn Thực (1554-1637), làm bài thơ này trong khi đi sứ bên Tàu).
* Theo Thủy Kinh (水經 – Shui-ching,tác giả chưa rõ là Tang Khâm hay Quách Phác, khoảng thời Tam quốc phân tranh, 220-265TL) và Thủy Kinh Chú ( 水經注 -Shuiching zhu- chú giải về Thủy Kinh, tác giả Lịch Đạo Nguyên (Li Dao-Yuan (466 (472?) – 527), đời Bắc Ngụy), Ngũ Lĩnh gồm 5 rặng núi hợp thành, theo thứ tự từ Tây sang Đông như sau:
Việt Thành lĩnh (Yuechengling – 越 城嶺 )
Đô Bàng lĩnh (Dupangling – 都龐嶺)
Manh Chử lĩnh (Mengzhuling – 萌渚嶺)
Kỵ Điền lĩnh (Qitianling – 騎田嶺)
Đại Du (Dữu) lĩnh (Tayuling –大 庾 嶺)

*Khâm Định Việt sử Thông giám Cương mục có ghi:
Theo Nam Khang ký (tác giả Đặng Đức Minh), Ngũ Lĩnh gồm:
Đài lĩnh ở đất Đại Dũ
Kỵ Điền ở đất Quế Dương
Đô Bàng ở đất Cửu Chân
Manh Chử ở đất Lâm Hạ
Việt Thành ở đất Thủy An

*Theo Quảng Châu ký, tác giả Bùi Uyên, Ngũ Lĩnh gồm: Đại Dũ, Thủy An, Lâm Hạ, QuếDương, Yết Dương trong địa phận Quảng Đông và Quảng Tây.

* Theo Sử ký 史记 (tác giả Tư Mã Thiên 司馬遷 Ssu-ma Ch’ien, hoàn thành khoảng năm 91-97 trước Tây lịch), trong Tần Thủy Hoàng bản kỷ có đoạn ghi: “Thủy Hoàng … chiếm lấy đất Lục Lương, đặt làm Quế Lâm, Tượng quận, Nam Hải”. Dưới chữ Tượng quận có chua sáu chữ nhỏ: “Vi Chiêu viết, kim Nhật Nam”, nghĩa là theo Vi Chiêu: Tượng quận đời Tần là Nhật Nam
(theo: Sử thuyết họ Hùng, những điều mới biết- Nhất Nguyên, nguồn internet, 2010).

* Theo Hán thư 漢書: Nhật Nam là Tượng quận đời Tần (về phía tây của Quảng Tây ngày nay) (trích dẫn từ Thủy kinh chú sớ, quyển XXXVI, trang 365)

* Thủy Kinh chú, quyển 36, có trích dẫn những chi tiết sau đây từ Giao châu ngoại vực ký:

Ghi chú: một dặm Tàu bằng khoảng 0.56 km.

* Theo Nam Khang ký: Cửu Chân ở vùng Đô Bàng lĩnh.

(trích từ: Vân Đài Loại Ngữ, Lê Quý Đôn, 1773. Biên dịch, Khảo thích: Trần văn Giáp –
Hiệu đính, giới thiệu tác giả: Cao Xuân Huy – Hà Nội, 1961)

*Theo Thái Bình Hoàn Vũ ký *:
Ái Châu tức Cửu Chân, phía nam giáp quận Nhật Nam, phía tây giáp quận Tường Kha (miền nam của Hồ Nam), phía bắc giáp Ba Thục, phía đông giáp Uất Lâm (vùng Quế Lĩnh, Quảng Tây ngày nay).
Theo như thế, Cửu Chân gồm khoảng phía bắc Quý Châu và phần phía tây bắc của Quảng Tây (ngày nay).
Nhật Nam ở về phía nam của Cửu Chân, phía tây của Uất Lâm.
Theo như thế, Nhật Nam gồm khoảng phía nam Quý Châu và phần phía tây nam của Quảng Tây (ngày nay).
 * (Thái Bình Hoàn Vũ ký (Taiping huanyu ji- 太平寰宇記) tác giả Nhạc Sử, đời Tống (960-1279), triều Tống Thái tông      (976-997), được vua Tống ngự lãm (duyệt), gồm 200 quyển được in năm Quang Tự thứ 8, đời nhà Thanh (1882)).

* Trong An Nam chí lược 安南志略 , bộ sách sử viết bằng văn xuôi chữ Tàu do Lê Tắc biên soạn khi sống lưu vong bên Tàu (vào khoảng năm 1307), có ghi những câu sau:
….Mạnh Hạo Nhiên có câu thi: “Đồng trụ Nhật Nam đoan”, nghĩa là cột đồng đứng đầu đất Nhật Nam…

Ghi chú: Mạnh Hạo Nhiên 孟浩然 (689-740) tên Hạo, tự Hạo Nhiên, người huyện Tương Dương, tỉnh Hồ Bắc), ở ẩn nhiều năm trong vùng núi Chung Nam ( 終南山- Chung Nam sơn, là một nhánh của dãy núi Tần Lĩnh, ở Thiểm Tây).
Khoảng năm 730, Lý Bạch hẹn gặp Mạnh Hạo Nhiên ở lầu Hoàng Hạc (黄鹤楼-Hoàng Hạc lâu) bên bờ Trường giang (Dương Tử) tại Giang Hạ (nay là Vũ Hán). Đấy là lần Lý Bạch tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng (Dương châu) chốn đô thị phồn hoa bậc nhất đời nhà Đường. Thuyền đi, Lý Bạch đứng bên bờ sông ngóng thuyền của bạn khuất bóng trên dòng Trường giang hùng vĩ, Lý Bạch xúc động làm bài thơ Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng (黄鹤楼送孟浩然之广陵).
Theo như thế, cuộc đời Mạnh Hạo Nhiên tuy sống trong vùng phía bắc của Trường giang, mà biết đến Nhật Nam có đồng trụ (Đồng trụ Nhật Nam đoan) thì chúng ta có thể hiểu là Nhật Nam ở cách vùng Trường giang không xa.

….Cuối đời nhà Hán, có người trong ấp*giết huyện lệnh, tự lập thành nước, gọi là Lâm-ấp.
Trong xứ ấy, núi trùng-điệp, cho nên Liễu-Tử-Hậu** có câu thơ rằng:”Lâm-ấp đông hồi
sơn tợ kính” nghĩa là: “từ phía đông quanh lại xứ Lâm-ấp, núi dựng như cây giáo”…..

Ghi chú: Theo ghi chép trong An Nam chí lược thì *ấp/ huyện đây là huyện Tượng Lâm (nhưng theo Thủy kinh chú thì cho đấy là huyện Lâm Ấp).
Theo Liễu Tử Hậu: Lâm-ấp đông hồi sơn tợ kính, nghĩa là nước Lâm Ấp phía đông giáp với núi cao, nhọn và trùng điệp, chứ không giáp biển, nên phải là ở sâu trong đất liền.
**Liễu Tông Nguyên (773-819), tự Tử Hậu, người Hà Đông, nay thuộc huyện Vĩnh Tế tỉnh Sơn Tây (bên Tàu), nên còn được gọi là Liễu Hà Đông, là một trong Đường Tống Bát Đại Văn Gia.
Khoảng năm 805, họ Liễu bị giáng chức từ Lễ Bộ Viên ngoại lang xuống làm Tư Mã trấn nhậm ở Vĩnh Châu (địa phận tỉnh Hồ Nam ngày nay). Năm 1815, được bổ làm Thứ sử Liễu Châu, tỉnh Quảng Tây, vì thế còn được gọi tên là Liễu Liễu Châu, sau
mất ở Liễu Châu năm 819, khi 46 tuổi.
Liễu Tông Nguyên sống trong vùng Hồ Nam 10 năm, làm Thứ Sử Liễu Châu 4 năm, hẳn biết rõ hình thể địa lý vùng Quảng Tây và chung quanh Quảng Tây.Như thế, câu thơ của họ Liễu tả địa thế Lâm Ấp (Lâm Ấp đông hồi sơn tợ kính) rất đáng tin.
Thêm nữa, trên bản đồ Hua Yi tu (華基图 ) khắc lên đá vào năm 1136, tuy không đúng tỉ lệ như bản đồ Âu Tây vào thế kỷ XIX –XX như chúng ta thường quen thấy, nhưng có khắc những hàng chữ cho biết vị trí của Lâm Ấp ở sâu trong đất liền và ở về phía tây và tây nam của quận Giao Chỉ.

Những ghi chép trong các văn bản sử cổ của Tàu từ khoảng thế kỷ IV đến thế kỷ IX-X (đời nhà Đường, nhà Tống), như trong Giao Châu ngoại vực ký, Nam Khang ký, Thái Bình Hoàn Vũ ký, đến các câu thơ của Mạnh Hạo Nhiên, của Liễu Tông Nguyên (tự Tử Hậu)…, đã được biên soạn và sáng tác từ trước khi nước ta có những bộ quốc sử đầu tiên*, cho chúng ta thấy mấy điều quan trọng cần đặc biệt lưu ý về Cửu Chân, Nhật Nam và Giao Chỉ (quận) là:

1. Cửu Chân ở vùng Đô Bàng lĩnh (một trong năm rặng núi thuộc dãy Ngũ Lĩnh), phía tây bắc giáp Ba Thục (chứ không giáp Giao Chỉ như hầu hết các sử liệu Việt đã ghi).
Nhật Nam phía nam của Cửu Chân, phía tây của Uất Lâm (Quảng tây ngày nay).
Theo như thế thì chính các vua quan, văn gia Tàu từ đời Hán đến đời Đường vẫn nhìn nhận Cửu Chân Nhật Nam hai quận trong lĩnh thổ Giao Chỉ (Giao Chỉ Bộ thời Hán) và cả hai quận đều ở phía bắc của quận Giao Chỉ.
*Ghi chú: – Đại Việt sử ký, soạn giả Lê văn Hưu, hoàn thành năm 1272.
– Đại Việt sử lược (tác giả “khuyết danh” biên soạn vào đời nhà Trần,được hoàn thành trong khoảng những năm 1377-1388).

Nhưng từ bao thế kỷ nay, không rõ vì lý do nào và căn cứ vào đâu mà hầu hết các sử gia, các tác giả Việt xưa nay, tuy chưa có sự đồng thuận rõ ràng, lại đều nhận là:
Cửu Chân ở khoảng các vùng Ninh Bình,Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh,
Nhật Nam là từ đèo Ngang, Quảng Bình vào đến Bình Định

2. Vào đời Hán, Giao Châu ngoại vực ký* có ghi:
*theo Aurousseau, tác giả có thể là Cố Vi, viết vào đời nhà Tấn (205-420)
…….Tòng Nhật Nam quận nam khứ đáo Lâm Ấp quốc tứ bách dư lí….
(được trích dẫn trong Thủy kinh chú)
Tạm dịch nghĩa: Từ quận Nhật Nam đi về phía nam hơn 400 dặm thì đến nước Lâm Ấp…
Ghi chú: Theo Liễu Tông Nguyên thì Lâm Ấp ở sâu trong đất liền, nên đúng ra phải nói là:
… từ quận Nhật Nam đi về phía tây nam hơn 400 dặm* thì đến nước Lâm Ấp….
*400 dặm Tàu bằng khoảng hơn 200km.

Hiểu theo các ghi chép kể trên, miền đất trải rộng hơn 400 dặm Tàu (khoảng 200km) ở giữa quận Nhật Nam (phía bắc) và nước Lâm Ấp (phía tây nam), không gì khác hơn, chính là lĩnh vực quận Giao Chỉ.
Nói một cách khác: Cửu Chân và Nhật Nam đều ở phía Bắc của quận Giao Chỉ.
Nhật Nam ở giữa Cửu Chân và quận Giao Chỉ.
Lâm Ấp ở về khoảng phía tây và tây nam của quận Giao Chỉ (đời Hán), khoảng vùng phía tây nam Vân Nam và vùng bắc Ai Lao sau này.
Khi định lại vị trí của các quận Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố trong lĩnh thổ Giao Chỉ (xin xem bản đồ kèm theo), chúng ta thấy rất rõ ràng là cuộc khởi nghĩa thời Hai Bà Trưng đã khởi phát trong vùng lĩnh thổ Giao Chỉ, lan rộng khắp miền Lĩnh Nam, chứ không phải là ở vùng đồng bằng sông Hồng (khi ấy cũng vẫn chưa thành hình rõ rệt như được ghi vẽ trên các
bản đồ từ thế kỷ XV đến nay).
(Xin xem thêm các bài:
Đất nước Việt thời thượng cổ trong vùng Đông Á – Đỗ Hoàng Ý, 2015,
Đồng bằng sông Hồng ngày xưa, Đỗ Hoàng Ý, 2016).

Nguồn ảnh: Internet – Tổng hợp và chú thích – ©2015 ĐHÝ

Khoảng gần 500 năm sau thời Hai Bà khởi nghĩa, tác giả 酈道元 – Li Daoyuan / Lịch Đạo Nguyên (466 – 527) biên soạn Thủy kinh chú (水經注- Shuijing zhu/ Shui-ching zhu – chú thích về Thủy kinh) trong khoảng những năm 515 – 524.
Nhiều bài biên khảo dẫn đoạn văn được ghi là trích từ Thủy kinh chú như sau:
後朱䳒雒將子名詩索麊冷雒將女名徵側為妻。側為人有膽勇 將詩起賊
(案近刻訛為妻) 攻破州郡 服諸雒將 皆屬徵側為王 治麊泠縣 (quyển 37, tờ 62 a).
Phiên âm:
Hậu chu diên lạc tướng tử danh thi sách my linh lạc tướng nữ danh trưng trắc vi thê。 trắc vi nhân hữu đảm dũng tương thi khởi tặc.
(Án cận khắc ngoa vi thê) công phá châu quận phục chư lạc tướng giai chúc* trưng trắc vi vương trị my linh huyện.

*nhiều bản phiên âm là… giai thuộc
Tạm dịch nghĩa:
Sau con trai Lạc tướng ở Chu Diên tên Thi hỏi cưới (lấy) con gái Lạc tướng My Linh tên Trưng Trắc làm vợ. Trắc là người can đảm, dũng lược, cùng Thi khởi loạn.
(Khảo xét: gần đây khắc sai thành “thê”), công phá châu quận, quy phục được các Lạc tướng khác, họ đều tôn Trưng Trắc làm vua, đóng đô ở huyện My Linh.
(trích từ nguồn internet, cần kiểm chứng thêm)
Trong biên khảo Lịch sử Lạc Việt (L.M. Nguyễn Phương, Bách Khoa Thời Đại, Sàigòn-1965)tác giả trích dẫn đoạn văn ghi chép khác hẳn, nhưng cũng ghi chú là trích từ Thủy kinh chú, quyển 37, tờ 62 a:
Phiên âm: Châu Diên Lạc tướng tử, danh Thi, sách Mê Linh Lạc tướng nữ, danh Trưng Trắc, vi thê. Trắc vi nhân hữu đảm dũng, tương Thi khởi tặc. Mã Viện tương binh thảo. Trắc, Thi tẩu nhập Cấm Khê….
Tạm dịch nghĩa: con trai Lạc tướng huyện Châu Diên, tên là Thi, đi hỏi con gái Lạc tướng huyện Mê Linh tên là Trưng Trắc làm vợ, Trắc là người có can đảm và dũng lược, cùng với Thi nổi lên làm giặc. Mã Viện đem quân đánh đuổi. Trắc, Thi chạy vào Cấm Khê.
Theo đoạn văn này, Thủy kinh chú không nói gì đến thái thú Tô Định, không ghi gì về nguyên do của cuộc khởi nghĩa, không nhắc đến bà Trưng Nhị, không ghi bà Trưng khởi nghĩa năm nào và xưng Vương năm nào.
Đoạn văn cũng ghi rõ ràng là khi bà Trưng khởi nghĩa thì ông Thi vẫn còn sống, cùng chiến đấu chống Hán, rồi cùng lui chạy vào Cấm Khê.

Ghi chú: Thiên Nam ngữ lục* cho rằng vị anh hùng “Thi Sách” có tham gia khởi nghĩa với Bà Trưng và tử trận trước khi cuộc khởi nghĩa thành công.
*Thiên Nam ngữ lục, tên gọi đầy đủ là Thiên Nam ngữ lục ngoại kỷ, đến nay không rõ tên tác giả, sáng tác vào cuối thế kỷ 17. Tập sách diễn ca lịch sử Việt từ Kinh Dương Vương đến đời Lê Trung Hưng, gồm 8136 câu thơ lục bát, 31 bài thơ chữ Hán và 2 bài thơ Nôm.
Điểm đáng lưu ý là sách được sáng tác vào cùng thời kỳ khi bộ Đại Việt sử ký toàn thư được khắc bản in (bản Nội Các Quan Bản, mộc bản khắc năm Chính Hòa thứ 18, triều Lê Hy tông (1697)), nhưng lại có nhiều điều ghi chép khác với Đại Việt sử ký toàn thư.

Ghi chú và Khảo luận về đoạn văn trích từ Thủy kinh chú

Vào thế kỷ VI, Lịch Ðạo Nguyên là tác giả đầu tiên ghi tên chồng của bà Trưng Chắc vào sử:
Phiên âm: … chu diên lạc tướng tử danh thi sách my linh lạc tướng nữ tử danh trưng trắc vi thê trắc vi nhân hữu đảm dũng tương thi khởi tặc…
Tạm dịch nghĩa: Con trai của lạc tướng Chu Diên tên (là) Thi, hỏi (sách) con gái lạc tướng My Linh tên (là) Trưng Trắc làm vợ… Trắc là người can đảm, dũng lược, cùng Thi nổi loạn…
Dựa theo câu trên đây của Thủy kinh chú, thái tử Lý Hiền đời Ðường (thế kỷ VII) chú thích vào Hậu Hán thư thành câu:
… 徵 側 者 麊 泠 縣 雒 將 之 女 也 嫁 為 朱 䳒 人 詩 索 妻 甚 雄 勇 …
Phiên âm: ….trưng trắc giả my linh huyện lạc tướng chi nữ dã giá vi chu diên nhân thi sách thê thậm hùng dũng…
Tạm dịch nghĩa: … trưng trắc (là) con gái lạc tướng huyện my linh được gả làm vợ cho người (huyện) chu diên (tên là) thi sách rất hùng dũng….

Trong Hán văn xưa, văn viết không có chấm, phẩy, tên họ người không viết chữ hoa, lại thêm vì cách đặt chữ của Lý Hiền trong chính câu văn này… nên đã gây hiểu nhầm, chữ “sách” được hiểu là một phần của “ tên người”.
Vì dựa theo câu chú của Lý Hiền, từ bao năm nay, hầu hết các sử sách Việt đã ghi sai nhầm tên của vị anh hùng tên Thi là Thi Sách, như trong:
Việt Điện U Linh Tập – 越甸幽靈集
Tác giả “khuyết danh”, người đời nhà Lý. Đến đời nhà Trần, Lý Tế Xuyên viết nối thêm vào, hoàn thành tập sách khoảng năm 1329 (theo học giả Dương Quảng Hàm đọc thấy từ bài Tựa của Gia Cát thị viết năm 1774).
Đại Việt Sử Lược – 大越史略
Tác giả “khuyết danh” biên soạn vào đời nhà Trần, được hoàn thành vào khoảng năm 1377. Trải qua bao nhiêu nạn binh đao vì quan quân Tàu xâm lăng, tàn phá nước ta, Đại Việt Sử Lược bị thất truyền không rõ là tự bao giờ.
Đến thời Càn Long (1736 – 1795) nhà Thanh, quan nhà Thanh Tiền Hy Tộ dùng sách này để tra cứu và bổ túc cho phần ngoại truyện của Tống sử và Nguyên sử, đã tiến hành hiệu đính, cho khắc in, rồi nạp sách vào Khâm định tứ khố toàn thư của
triều Thanh.
Trước khi khắc in, Tiền Hy Tộ đã đổi tên sách là Việt sử lược, trong sách thì đổi danh xưng Đại Việt nước ta là An Nam.
Lĩnh Nam chích quái – 嶺南摭怪
Tương truyền tác giả là Trần Thế Pháp, người đời nhà Trần (thế kỷ XV) (theo ghi chép trong các tác phẩm Vịnh sử thi tập của Đặng Minh Khiêm, Kiến văn tiểu lục của Lê Quý Đôn và Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú).
Đại Việt Sử Ký Toàn Thư -大越史記全書, được hoàn thành vào niên hiệu Hồng Đức thứ 10 (1479). Tác giả Ngô Sĩ Liên biên soạn trên căn bản hiệu đính,bổ sung hai bộ Đại Việt sử ký của Lê Văn Hưu và Phan Phu Tiên soạn vào đời nhà Trần.
Khâm định Việt sử thông giám cương mục – 欽定越史通鑑綱目
Quốc Sử Quán triều Nguyễn được vua Dực tông nhà Nguyễn (Tự Đức) chỉ đạo biên soạn vào năm Tự Đức thứ 8 (1856), giao cho Phan Thanh Giản làm tổng tài (chủ biên). Bộ sách được hoàn thành vào năm 1859, sau đó trải qua các lần “duyệt nghị” (1871), “duyệt kiểm” (1872), “phúc kiểm” (1876), “duyệt định” (1878), “kiểm duyệt” (1884). Đến đời vua Giản tông nhà Nguyễn, năm Kiến Phúc thứ 1(1884), thì được khắc in và ban hành.

Đúng ra, câu chú của Lý Hiền:
….. 嫁  為  朱    䳒     人     詩    索     妻     甚      雄     勇
…. Giá vi chu diên nhân thi sách thê thậm hùng dũng

Nên hiểu là: …Lấy người (ở) chu diên (tên) thi (hỏi) cưới (người) vợ rất hùng dũng.

Ghi chú: chữ 索 (sách) thường được dùng với nghĩa: đòi hỏi, đòi lấy, cầu mong có được,..thí dụ như trong các chữ: yêu sách, sách nhiễu, yêu cầu….
Vào thế kỷ 18, học giả Zhao Yiqing (趙一清 – Triệu Nhất Thanh (1709- 1764)) soạn Thủy kinh chú thích (水經注釋 Shuijing zhu shi – chú thích Thủy kinh chú ), đã ghi rõ: cho chữ “sách” là một phần của “ tên người” là nhầm lẫn.
Zhao Yiqing chú thích: …… 索妻 (sách thê) cũng giống như 娶婦 (thú phụ).
Sau đó, học giả Hui Dong (惠 棟 – Huệ Đống (1697-1758)), có chú thích như sau:
….Cứu Triệu Nhất Thanh viết sách thê do ngôn thú thê*…
tạm dịch là: …tra cứu theo Triệu Nhất Thanh thấy ghi “sách thê” là cưới vợ….
*nhà sử học L.M.Nguyễn Phương đọc thấy chú thích của Huệ Ðống ở phần “Phụ lục” quyển 54 của Hậu Hán thư trong bản in của Nghệ Văn Ấn Thư Quán, Hương Cảng, 1952. L.M. Nguyễn Phương đã công bố điều này trong tác phẩm Phương pháp sử học (Viện Ðại học Huế xuất bản năm 1964) và trong bài Lịch sử Lạc Việt (Bách Khoa Thời Đại, Sàigòn – 1965).
Đến đầu thế kỷ XX, Yang Shoujing (Dương Thủ Kính) và Xiong Huizhen (Hùng Hội Trinh) soạn Thủy kinh chú sớ (水經注疏 Shuijing zhu shu – chú thích kỹ lưỡng về Thủy kinh chú), trong sách có dẫn rằng cổ thư Thái Bình hoàn vũ kí (太平寰宇記 Taiping huanyu ji ) từ thế kỷ X, ghi “sách” là tiếng được dùng ở vùng Giao Chỉ với nghĩa là “hỏi cưới (vợ)”.

Đến hơn 1800 năm sau thời Hai Bà khởi nghĩa, Le P. Mathias Tchang, S.J. biên soạn và ghi chép về cuộc khởi nghĩa thời Hai Bà khác hẳn với những ghi chép trong các văn bản sử

Trích dẫn từ Chronologie Complète et Concordance avec L’ère Chrétienne, de toutes les dates concernant l’histoire de l’Extrême-Orient (Chine, Japon, Corée, Annam, Mongolie, etc.) – (2357 AV.J.-C.– 1904 APR.J.-C.), par Le P. Mathias Tchang, S.J.- Variétés Sinologiques No.24, Synchronismes Chinois – Chang-Hai, Imprimerie de la Mission Catholique, Orphélinat de T’ouse-Wì, 1905.

Khảo luận về ghi chép trong biên khảo của Le P. Mathias Chang, S.J

Theo Đại Việt Sử lược, trong mục “Quan thủ nhậm qua các thời đại” (của Giao Chỉ), có một khoảng thời gian 80 năm- từ năm 48 trước tây lịch đến khoảng năm 28- 29 khi Tô Định được triều Đông Hán cử làm thái thú Giao Chỉ (theo Le P. Mathias Chang, S.J.) – không thấy ghi có ai làm “quan thủ nhậm” Giao Chỉ.


Như thế chúng ta có thể hiểu là các Lạc tướng và dân các tộc Việt đã khởi nghĩa, thành công trong việc giải thoát Giao Chỉ khỏi ách đô hộ của Tàu: Giao Chỉ được độc lập, tự trị từ khoảng năm 48 trước tây lịch đến khoảng năm 28-29* khi triều Đông Hán cử Tô Định đem quân đi trấn nhậm Giao Chỉ.
                      *Nhiều biên khảo ghi là Tô Định được cử làm thái thú năm 34.
Đại Việt sử lược (thế kỷ XIV) không ghi rõ Tô Định được cử làm thái thú năm nào
Điều này dẫn đến nghi vấn là: Vua quan Đông Hán đã khiến Tô Định đem quân đi đánh dẹp cuộc khởi nghĩa hầu mong chiếm lại được Giao Chỉ để có đất mà trấn nhậm.

Theo ghi chép của Le P. Mathias Chang, S.J:

* Tô Định (Sou Ting) đã là thái thú Giao Chỉ từ khoảng năm 28- 29 và tác giả chỉ ghi vì Tô Định cai trị dân Việt quá khắc nghiệt nên bà Trưng Chắc phẫn nộ, hô hào dân chúng nổi dậy, khởi nghĩa chống nhà Đông Hán, thành công trong việc đánh đuổi được Tô Định.

Điều này phù hợp với câu chú trong Hậu Hán thư (thế kỷ V):
…. 交  阯  太  守  蘇  定  以  法  繩  之  側  忿  故  反….
…. giao chỉ thái thú tô định dĩ pháp thằng chi trắc phẫn cố phản….
Ghi chú: đây là câu chú thích của Lý Hiền (thế kỷ VII).

* bà Trưng Chắc khởi nghĩa vào khoảng năm 30*, thành công trong việc đánh đuổi được Tô Định, tự lên ngôi vua Giao Chỉ (…se fit proclamer reine de Kiao-tche…).
*Ghi chú: Điều này khác hẳn với những ghi chép trong hầu hết các văn bản sử liệu của các sử quan, văn gia Tàu cũng như Việt, đã được lưu truyền từ thế kỷ V đến ngày nay.
Đối chiếu các ghi chép kể trên, ta có thể thấy diễn biến tuần tự hợp lý là:
– năm 30, võ quan Tô Định bị đánh thua phải bỏ chạy khỏi Giao Chỉ.
– qua năm 32, cuộc khởi nghĩa lan đến Cửu Chân, văn quan Nhâm Diên biết sức mình, đành mau lo chạy“thoát được thân mình mà thôi”! (theo Hậu Hán thư, trích từ Nhìn lại sử Việt, từ tiền sử đến tự chủ- Lê Mạnh Hùng, Tổ hợp xuất bản miền Đông Hoa Kỳ, 2011).
*Vua Hán thấy tình thế nguy cấp, lập tức cử ngay Mã Viện đem quân đi chống lại bà Trưng (… envoya immédiatement contre elle, Ma Yuen 馬援 …) vào khoảng năm 32.
Nhưng quân khởi nghĩa đã kháng cự mãnh liệt đến độ Mã Viện buộc phải rút quân, bỏ ý định đánh chiếm lĩnh thổ Giao Chỉ (…Mais la reine résista aux troupes chinoises, de sorte que Ma Yuen fut forcé de lui abandonner le territoire.)
Hiểu theo như thế thì rõ ràng là quan quân Hán đã thất bại, không chiếm được Giao Chỉ.

Điều Le P. Mathias Tchang ghi phù hợp với ghi chép theo tác giả Le P. Le Grand de la Liraye (1819-1873): Các cổ sử Tàu cho biết cuộc chiến kéo dài tám năm (… les annales chinoises nous disent que cette guerre dura huit ans, jusqu’à la bataille de Lâm hương…)
(trích từ Notes Historiques sur la Nation Annamite, par Le P. Le Grand de la Liraye, Théophile Marie,1866). Tiếc là Le P. Le Grand de la Liraye đã không kể tên các annales chinoises, không ghi chú địa danh Lâm hương theo chữ Tàu để người đời sau có thể kiểm chứng!


Ghi chú: cách Nhạc Dương khoảng 40km về phía đông bắc có địa danh 臨 湘. (ngữ âm: Lin hsiang, có thể đọc là Lâm Hương hay Lâm Tương).
Chữ 湘 thường để chỉ tên sông Tương, khởi nguồn từ Quảng Tây, chảy qua địa phận
Hồ Nam rồi đổ vào hồ Động Đình. 湘 cũng có khi được dùng để gọi tắt tên tỉnh Hồ Nam.

Tổng hợp các ghi chép của Le P. Mathias Chang và Le P. Le Grand de la Liraye cho thấy cuộc chiến giữa Mã Viện và các lực lượng khởi nghĩa thời Hai Bà đã kéo dài từ năm 32 đến năm 39.
Suy xét kỹ thì thấy rằng sự kiện Mã Viện phải rút quân, bỏ ý định đánh chiếm lĩnh thổ Giao Chỉ, phù hợp với truyền thuyết Mã Viện dựng trụ đồng xem đấy là biên giới cực Nam của đất nhà Hán, giáp ranh với lĩnh thổ Giao Chỉ:
Địa Hán Mã Viện thực đồng trụ dĩ biểu Hán 地漢馬援植銅柱以表漢
(Theo chú thích trên bản đồ Hua yi tu 華基图 khắc lên đá vào năm 1136).

Theo nhận xét trên đây, xin nêu nghi vấn:
1. Tuy truyền thuyết Mã Viện “nãi lập đồng trụ vi Hán cực giới” có đã lâu, nhưng các cổ sử Tàu ghi chép rất mơ hồ và mâu thuẫn nhau. Vì chỉ thấy được nhắc đến nhiều từ đời Đường nên thiển nghĩ khá chắc là vua quan và văn gia nhà Đường cố công ngụy tạo, biến “huyền thoại trụ đồng” thành sự kiện lịch sử, đã ghi chép, thêm thắt tùy tiện theo chủ đích riêng.
Khoảng đời Đường Hiến Tông (Lý Thuần, 806-820), An Nam Đô hộ Mã Tổng (Tống) dựng “hai trụ đồng ở chỗ cũ của nhà Hán” ở Mao lĩnh sơn* (nhưng không ghi rõ vị trí núi ở đâu) để ghi công đức của Mã Viện và để tỏ ra mình là dòng dõi của Phục Ba tướng quân (Mã Viện).
*Tương truyền trên Mao lĩnh sơn có mọc rất nhiều loại cỏ phân mao (分茅)- ngọn ngả theo hai hướng Bắc – Nam, tựa như ranh giới trời định. Do đó mà có tên Phân Mao Lĩnh.
Đồng trụ nếu có trên núi Phân Mao*, thì hàng chữ 銅柱折 交阯滅 (Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt) khắc trên đồng trụ vừa là lời giao ước, vừa có ý hăm dọa: nếu các tộc Việt đánh lấn sang đất nhà Hán, làm gãy đồng trụ, thì Hán sẽ diệt Giao Chỉ!
Suy nghĩ và giải thích câu Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt như thế, thiển nghĩ nhiều phần hợp lý hơn là truyền thuyết kể rằng người Việt vì sợ đồng trụ vô cớ gãy nên mỗi khi đi qua đấy phải ném đá cho đồng trụ được vững, lâu ngày thành núi vùi lấp đồng trụ!.
Vào cuối đời Đường, những đại thần Tàu như Lý Cát Phủ, tác giả Nguyên Hòa Quận Huyện Chí, cho là đồng trụ được Mã Viện dựng ở Khâm Châu, Đỗ Hữu (Hựu), tác giả Thông Điển còn cho là ở xa hơn nữa mãi tận nước Tây Đồ Di (?) ở phía nam của nước Lâm Ấp…
Đến đời Nam Tống, thế kỷ XII, Chu Khứ Phi, từng làm quan ở Quế Lâm (Quảng Tây), tác giả Lĩnh Ngoại Đại Đáp, ghi là đồng trụ được Mã Viện dựng ở khu hang động Cổ Sâm (Cổ Lâu), cách Khâm Châu khoảng ba lí về phía tây.
2. Đến các đời sau, sử quan, văn gia Tàu khi soạn các bộ Nguyên Nhất Thống Chí, Minh Nhất Thống Chí, Đại Thanh Nhất Thống Chí, đã theo các cổ sử từ những đời trước mà ghi là ở Khâm Châu có trụ đồng Mã Viện khắc sáu chữ 銅 柱 折 交 阯 滅“Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt ”.
Theo Đại Thanh Nhất Thống Chí (大清一統志)* thì Phân Mao Lĩnh – 分茅嶺 – tọa lạc tại phía tây của huyện đường Khâm Châu, cách 300 lý và ở trên đường biên giới với Việt Nam.
Ghi chú: *大清一統志 được khắc bản gỗ in năm 1764 theo lệnh của vua Càn Long nhà Thanh, hoàn tất năm 1789.
Gabriel Devéria (1844-1899) dựa theo đấy biên soạn sách La Frontière Sino-Annamite – Description géopraphique et ethnographique (d’après les documents officiels chinois traduits pour la première fois), do Ernest Leroux ấn loát, l’École des Langues Orientales Vivantes xuất bản, Paris, 1886.


Nguồn: Internet  Tổng hợp và chú thích: © 2017 Đỗ HoàngÝ & HồVĩnhHảo

Đến cuối thế kỷ XIX, Chiniac de Labastide, chủ tịch ủy ban phân giới Việt-Trung (1890-
1891) có ghi trong bản báo cáo:
…”riêng về Phân Mao Lĩnh thì quan trọng nhất cho việc xác định đường biên giới… hiện nay có thể xác quyết một cách chắc chắn rằng, không những núi này không có ở đây mà nó còn không hiện hữu trong toàn vùng biên giới mà Ủy Ban Phân Giới đã thám hiểm. Không có một trái núi nào có tên tương tự” …
Chiniac de Labastide còn ghi thêm: …“theo vài tác-giả, núi Phân Mao Lĩnh có thể ở cách Khâm Châu khoảng 360 lí, tức 140 Km… khi tôi cho ông Chủ Tịch Ủy Ban Phân Giới Trung Hoa biết là, mặc dầu bỏ nhiều nỗ lực tìm kiếm, tôi vẫn không tìm ra trái núi “Phân Mao Lĩnh”mà dưới chân nó có trụ đồng để đánh dấu biên giới của tướng Mã Viện. Núi này hoàn toàn không ai biết.
Ông này trước tiên im lặng, và vài ngày sau, ông chỉ cho tôi, ở trên bản đồ, không phải ở phía Ðông Nam mà ở phía Ðông Bắc của Bản Hưng, phía nam Pi-Lao, một trái núi nhỏ và cho đó là Phân Mao Lĩnh. Khi tôi la lớn về sự xác nhận phi lý này thì ông ta mới trả lời cho tôi, bằng một dáng điệu trịnh trọng, trái núi này không phải là Đại Phân Mao Lĩnh, nổi tiếng do nhờ trụ đồng của tướng Mã Viện, mà chỉ là một Tiểu Phân Mao Lĩnh”…Khoảng cách xa xôi của trái núi được chỉ định và cái miếu thờ Phục Ba tướng quân, miếu này cách trái núi 3 cây số,cho ta thấy người Tàu đã lường gạt chúng ta biết bao nhiêu; họ đặt tên, tùy theo sự cần thiết của họ, trái núi này hay trái núi kia, một cái tên lịch sử của một trái núi thuộc vùng khác và dựa vào
đó để thiết lập chủ quyền của họ về đất đai.” …
(Trích từ: Thử nhìn lại một số âm mưu của người Hán đã dàn dựng nhằm lấn đất, giành hải đảo của Việt Nam từ thời Pháp thuộc đến nay, Trương Nhân Tuấn, 2010).
Bản báo cáo của Chiniac de Labastide vào thế kỷ XIX cho thấy rõ ràng là vua quan Tàu đời Thanh đã gian trá bịa đặt tên núi “Mao Lĩnh”, theo ý họ, cho một ngọn núi vô danh ở vùng Khâm Châu xa tắp mãi tận phía Nam (tọa độ: khoảng Vĩ độ 21⁰ 50’, Kinh độ 108⁰ 25’), nhằm dựa vào đấy để lấn chiếm đất của Việt Nam.
Đồng trụ chưa chắc đã có, nhưng núi Phân Mao thực sự có thật.
Vào thế kỷ XVIII, khi danh sĩ Ngô Thì Nhậm (1746-1803) đi sứ bên Tàu năm 1793, có làm bài thơ Phân Mao lĩnh, ghi rõ ràng là trên đường đi đến Hoàng Mao* thì thấy núi Phân Mao**.
Ghi chú: * Hoàng Mao trong vùng Hành sơn, tỉnh Hồ Nam
** Núi Phân Mao ở vùng Hành Châu phủ (Hành Dương ngày nay), phía nam Hành sơn).

Có vị sưu tầm và đăng lên internet bản chép tay bài thơ Phân Mao Lĩnh với lời chú thích:
Phiên âm:
1. Lộ thượng hữu biển đề: “Phân Mao Lĩnh”, lĩnh sơn phân mao nam bắc hướng.
2. “Lễ – Vương chế”: “Nam bất tận Hành sơn”. Hành sơn giả, Sở chi vọng dã.
3. Hồi Nhạn phong tại Hành Tương giang ngạn, Tương giang bắc lưu, nhạn mao thu lạc, nghịch lưu nhi nam, phù vu than giang.
4. Động Đình chi nam hữu Trưng Trắc miếu, Trưng thị cự Mã Viện vu* Hồ Nam, tương trì song nguyệt, hậu dữ Viện giao phong, bại tích vu Tương âm nhi một. Kim hữu miếu, tục xưng Bà Trắc miếu, thậm giả linh dị.”
*Ghi chú: vu có nghĩa là: khắp nơi. …vu Hồ Nam… ở khắp Hồ Nam….

Tạm dịch nghĩa:
1. Trên đường có biển đề: “Phân Mao Lĩnh” (núi Phân Mao), cỏ mao trên núi mọc rẽ về hai phía nam và bắc.
2. Thiên Vương Chế, sách Lễ Ký ghi: “Về phía nam đến Hành sơn chẳng hết”. Hành sơn là chốn từ đất Sở hướng nhìn về phía xa vậy.
3. Đỉnh Hồi Nhạn bên bờ sông Hành Tương, sông Tương chảy về phía bắc, mùa thu lông chim nhạn rơi rụng, đi ngược dòng về phía nam, thấy trôi nổi khắp bãi sông.
4. Phía nam Động Đình (hồ) có miếu thờ Trưng Trắc, họ Trưng chống cự Mã Viện ở khắp Hồ Nam, chống giữ nghiêng ngửa trong đôi tháng, sau cùng Viện giao chiến, bị thua ở Tương âm* mà mất. Nay có miếu thờ, tục gọi là miếu Bà Trắc, rất là linh thiêng khác thường.
* mạn nam sông Tương

Rất mong sẽ được các bậc cao minh kiểm chứng và xác nhận những lời chú thích kể trên đúng thực là của danh sĩ Ngô Thì Nhậm.

Nguồn: Internet Tổng hợp và chú thích: © 2017 ĐỗHoàngÝ & HồVĩnhHảo

Đối chiếu một số địa danh trên các bản đồ cổ của Tàu (thế kỷ XVIII) được nhắc đến trong bài thơ Phân Mao Lĩnh của danh sĩ Ngô Thì Nhậm, với những chi tiết trên các bản đồ vào thế kỷ XX, thì Mao Lĩnh sơn ở vào khoảng Vĩ độ: 26 ⁰ 30’, Kinh độ: 112⁰ 40’, cách Khâm Châu khoảng 400km về phía Tây Bắc, mãi tận vùng phía nam hồ Động Đình.
Vì người xưa chưa có ý niệm về đường biên giới, nên thường chọn một điểm thiên nhiên như dòng sông, ngọn núi để phân định ranh giới giữa hai vùng lĩnh thổ.
Khi tổng hợp và đối chiếu những chi tiết theo các truyền thuyết …Địa Hán Mã Viện thực đồng trụ dĩ biểu Hán… Mã Viện nãi lập đồng trụ vi Hán cực giới… với bài thơ Phân Mao Lĩnh cùng các ghi chú của danh sĩ Ngô Thì Nhậm, chúng ta có thể thấy rõ ràng là điểm phân định biên giới cực Nam của đất nhà Đông Hán là núi Phân Mao trong vùng Hành Châu phủ (phía nam Hành sơn), tỉnh Hồ Nam, ở miền nam hồ Động Đình, và cách xa khoảng hơn 100km về phía bắc rặng Ngũ Lĩnh.
Nay tìm được thêm những ghi chép của Le P. Mathias Tchang, S.J., chúng ta có thể tin là:
* Vào thời Hai Bà Trưng, đất nước Việt thượng cổ vẫn còn bao gồm cả lĩnh thổ Giao Chỉ từ khoảng phía Nam trung lưu Trường giang, vùng hồ Động Đình, vượt qua vùng núi Ngũ Lĩnh, trải rộng khắp miền Lĩnh Nam, đồng bằng Việt giang (Tây giang, Châu giang), ra đến tận biển …
* Cuộc khởi nghĩa của các tộc Việt vào thời Hai Bà Trưng khởi phát đi từ lĩnh thổ Giao Chỉ, chứ không phải ở đồng bằng sông Hồng (Bắc Việt Nam ngày nay).
* Quân khởi nghĩa đã kháng cự mãnh liệt đến độ Mã Viện buộc phải rút quân, bỏ ý định đánh chiếm lĩnh thổ Giao Chỉ.
Vì Mã Viện không thắng nổi lực lượng khởi nghĩa của các tộc Việt nên đã phải giảng hòa, rồi giao ước lấy Mao Lĩnh sơn làm ranh giới giữa đất Hán và lĩnh thổ Giao Chỉ của các tộc Việt.
Mã Viện và quan quân nhà Đông Hán đã thất bại, không chiếm được Giao Chỉ, chưa đến được rặng Ngũ Lĩnh.
Vậy là đoàn quân do Mã Viện chỉ huy chưa hề đặt chân đến vùng đồng bằng sông Hồng.

                                                                                 * * *
Chúng tôi hy vọng bài viết này phần nào sẽ gợi ý người đọc nhận ra được những mâu thuẫn, suy xét những điều vô lý trong các sử liệu từ xưa đến nay, giúp mình thoát ra khỏi được các ngộ nhận về lịch sử Việt thượng cổ để không phụ công đức của tiền nhân đã hy sinh xương máu bảo vệ non sông gấm vóc trải rộng bao la dưới trời Đông Á.
Chúng tôi mong bạn đọc suy nghiệm những dữ kiện nêu ra trong bài, cùng nghiên cứu sâu rộng hơn để thẩm định lại các ghi chép trong cổ sử Tàu về lịch sử thượng cổ nước Việt.
Sự thật về cuộc khởi nghĩa thời Hai Bà Trưng cần được làm sáng tỏ, để chúng ta có thể đóng góp và lưu truyền nhiều thêm các dữ kiện chân thực của lịch sử, của văn hóa dân tộc Việt cho các thế hệ mai sau.

Đỗ Hoàng Ý

Hoa Kỳ, tháng Ba năm 2018

Bài viết này là bản tóm tắt gồm một số đoạn trích từ biên khảo Lịch sử thời Hai Bà Trưng khởi nghĩa, Đỗ Hoàng Ý, 2016-2018.
Xin đọc thêm các bài:
Đất nước Việt thời thượng cổ trong vùng Đông Á, Đỗ Hoàng Ý, 2015-2017
Đồng bằng sông Hồng ngày xưa, Đỗ Hoàng Ý, 2016-2017
Xin chân thành ghi công và tri ân tất cả các học giả, những nhà nghiên cứu biên khảo, các nhà nhiếp ảnh đã dành tâm huyết, công sức để thu thập dữ kiện, hoàn thành các công trình biên khảo, những hình ảnh quý báu và phổ biến trên internet cho chúng tôi, những người đi sau, học hỏi, mở mang kiến thức để có thể hoàn thành bài viết này.
Xin ghi nhận và cảm ơn ông Hồ Vĩnh Hảo đã hợp tác, đóng góp ý kiến, tận tâm sưu tầm các tài liệu sử cổ, bản đồ cổ và bỏ rất nhiều công sức giúp tìm và định vị trí các địa danh lịch sử Việt cổ trong vùng Đông Á.
RECOGNITION and APPRECIATION:
We appreciate all authors, researchers, photographers who dedicated their time and efforts to compile valuable books, articles, to capture unforgettable scenes of our homeland Vietnam and generously posted their work on the internet for public use.
In recognition of their noble sacrifices, all their intellectual properties used in this presentation are for the education and the preservation of the Vietnamese heritage and for honoring their invaluable contributions to the knowledge of humankind.
Notion: Information from this source is evidence-based and objective, and without commercial influence.
This is an open-access article distributed under the terms of the Creative Commons Attribution License, which permits unrestricted use, distribution, and reproduction in any medium, provided the original author and source are credited.
FAIR USE NOTICE: This essay contains copyrighted material the use of which has not always been specifically authorized by the copyright owner. We are making such material available in our efforts to advance understanding of issues of cultural and humanitarian significance. We believe this constitutes a ‘fair use’ of any such copyrighted material as provided for in section 107 of the US Copyright Law. In accordance with Title 17 U.S.C. Section 107, the material in this essay is distributed without profit to those who have expressed a prior interest in receiving the included information for research and educational purposes.
If you wish to use copyrighted material from this essay for purposes of your own that go beyond ‘fair use’, you must obtain permission from the copyright owner.

Con Chim Sơn Ca và Âm Nhạc

Phạm Văn Tuấn

  1/ Truyện Trẻ Em của Hans C. Andersen.

 Lâu đài của Hoàng Đế Trung Hoa là tòa nhà rực rỡ nhất trên thế gian bởi vì bên trong có trang hoàng rất nhiều đồ gốm quý giá. Trong vườn thượng uyển của nhà vua có trồng nhiều loại hoa đẹp nhất và treo trên cành cây là các chuông bằng bạc với tiếng rung leng keng, nhắc nhở mọi người tới ngắm hoa. Khu vườn này thì quá rộng lớn đến nỗi người làm vườn không biết đâu là mức cuối cùng và tiếp theo khu vườn là cánh rừng xanh lan rộng tới tận bờ biển.

Trong cánh rừng này có một con chim Sơn Ca nhỏ hót hay đến nỗi anh chàng đánh cá nghèo khó phải dừng chân lại, lắng nghe tiếng chim hót vào ban đêm. Anh ta thốt lên: “Tiếng chim hót thật là hay biết bao!” và qua đêm hôm sau, anh chàng đánh cá quay lại khu rừng để nghe tiếng chim hót và vẫn phải cất tiếng khen ngợi “Thật là hay biết bao!”.

Các du khách trong cả nước Trung Hoa đều tới kinh đô để ngắm lâu đài và khu vườn thượng uyển, nhưng khi họ tới cánh rừng và được nghe tiếng chim Sơn Ca hót, họ đều phải nói rằng “đây là thứ hiếm quý nhất”. Các học giả Trung Hoa đã viết nhiều sách, nói về kinh đô, lâu đài và khu vườn thượng uyển, họ cũng không quên nói tới con chim Sơn Ca và con chim này được khen ngợi nhiều nhất. Vài cuốn sách nói về loại chim hiếm quý tới tay Hoàng Đế và nhà vua đã đọc sách khi ngồi trên ngai vàng. Nhà vua sửng sốt khi con chim Sơn Ca được đánh giá cao hơn tòa lâu đài vàng son, hơn khu vườn thượng uyển rực rỡ. Nhà vua đã phải thốt lên: “Tại sao có chuyện lạ vậy? Ta chưa hề biết gì về con chim Sơn Ca này”. Vị Tể Tướng được gọi đến. Hoàng Đế phán: “Mọi người nói về một thứ rực rỡ nhất trong vương quốc của ta, đây là một con chim đặc biệt nhất, gọi là chim Sơn Ca. Tại sao không ai nói cho ta biết điều này?”. Vị Tể Tướng đáp: “Tâu Bệ Hạ, hạ thần cũng chưa hề được nghe ai nói tới con chim đó! Xin để hạ thần tìm hiểu thêm”. Nhưng biết tìm con chim này ở đâu? Hỏi mọi người trong tòa lâu đài nhưng không ai được nghe nói

tới con chim Sơn Ca nên Vị Tể Tướng tâu lên nhà vua: “Bệ Hạ đừng tin những gì viết ra trong sách”. Hoàng Đế bèn đáp lại: “Nhưng cuốn sách gửi tặng ta là từ Hoàng Đế của nước Nhật Bản, vậy điều này không thể sai lầm được và ta phải được nghe tiếng hót của con chim Sơn Ca. Con chim này phải ở đây vào buổi tối nếu không, tất cả triều thần sẽ bị trị tội”.

Vị Tể Tướng cùng triều thần rất lo lắng. Họ đi hỏi thăm về con chim Sơn Ca. Cuối cùng họ gặp một cô gái nhỏ làm việc trong nhà bếp và cô bé cho biết: “Cháu biết rõ con chim Sơn Ca này. Có một lần cháu xin phép mang một chút đồ ăn còn dư cho mẹ của cháu đang bị ốm nặng và trên đường về nhà vào ban đêm, vừa mệt mỏi vừa buồn chán, cháu đã nghe thấy tiếng chim hót. Cháu quá sung sướng đến nỗi phải rơi nước mắt, tưởng rằng đang được mẹ cháu ôm hôn”.

Vị Tể Tướng nói: “Này cô phụ bếp nhỏ bé, cháu sẽ được gặp nhà vua nếu cháu dẫn ta đi tới chỗ có con chim Sơn Ca”. Rồi cả nhóm người đi vào cánh rừng, nơi con chim Sơn Ca thường hay hót. Trên đường đi, họ nghe thấy tiếng bò rống, tiếng ếch nhái kêu, nhưng cô gái phụ bếp cho biết những tiếng kêu này đâu phải là tiếng chim hót. Rồi một lúc sau, con chim Sơn Ca bắt đầu cất tiếng. Cô gái nhỏ kêu lên: “Con chim đó” và cô bé chỉ tay về hướng một con chim nhỏ màu sám đậm đang đậu trên cành cây. Vị Tể Tướng nhìn thấy con chim, bèn nói: “Có thể như vậy sao? Con chim trông tầm thường quá! Có thể nó bị rụng mất lông đẹp khi gặp gỡ nhiều nhân vật cao sang?”. Cô bé phụ bếp nói với con chim: “Chim Sơn Ca nhỏ bé ơi, Hoàng Đế muốn chim hót cho Ngài nghe!”. Con chim trả lời: “Sẵn Sàng”, và nó hót thật hay. Vị Tể Tướng cho biết: “Tiếng chim giống như tiếng chuông pha lê vậy. Con chim này sẽ thành công tại triều đình”.

Con chim Sơn Ca tưởng rằng nhà vua có mặt nơi đó, nên hỏi: “Tôi có nên hót một lần nữa cho Hoàng Đế nghe không?”. Vị Tể Tướng trả lời: “Chim Sơn Ca nhỏ bé thân mến ơi, ta rất hân hạnh được mời chim tới triều đình tối nay và Hoàng Đế sẽ rất vui mừng khi nghe tiếng hót của chim”. Chim Sơn Ca đáp lại: “Tiếng chim hót hay nhất khi trong cánh rừng xanh”, và rồi con chim cũng vui lòng bay tới tòa lâu đài.

Tại hoàng cung, mọi nơi đều được trang hoàng rực rỡ, nào là tường vách bằng sứ trắng và sàn nhà bóng loáng phản chiếu các ngọn đèn vàng. Các hoa tươi được đặt trên hành lang. Tiếng chuông reo vang khắp nơi. Tất cả triều thần đều có mặt và cô bé phụ bếp đứng bên cạnh cửa. Con chim Sơn Ca hót vang, hay đến nỗi Hoàng Đế phải xúc động và rơi lệ trên má. Vị Hoàng Đế quá hân hạnh về con chim, nên nói rằng chim đáng được đeo một chiếc vòng vàng quanh cổ. Nhưng con chim trả lời rằng nó đã được tưởng thưởng đủ nhiều: “Chim đã nhìn thấy các giọt nước trong mắt của Bệ Hạ, đây là một phần thưởng lớn cho chim này. Nước mắt của Hoàng Đế có sức mạnh biết bao”. Rồi con chim lại hót với giọng trầm bổng hay tuyệt vời. Các bà mệnh phụ đứng quanh đó đều phải nói: “Tiếng chim hót thật là hấp dẫn”.

Kể từ nay, con chim Sơn Ca ở trong triều đình. Nó có một cái lồng riêng và được phép ra khỏi lồng hai lần vào ban ngày và một lần vào ban đêm. Nó được 12 người hầu chăm sóc, mỗi người cầm một sợi dây lụa buộc quanh chân của chim. Thực ra bay lượn với dây buộc như thế này thì không thoải mái.

Một hôm, Hoàng Đế nhận được một hộp quà có ghi hàng chữ “Chim Sơn Ca”. Nhà vua nói: “Đây phải là một cuốn sách mới viết về con chim danh tiếng của ta”. Nhưng đây không phải là cuốn sách, mà là một món đồ chơi cơ khí nhỏ, một con chim Sơn Ca máy trông giống như thật, nhưng chung quanh thân chim có gắn các hột soàn, ngọc hồng và ngọc xanh. Khi lên dây thiều, con chim này có thể hót giống như một con chim thực với đuôi vẫy lên, vẫy xuống, và thân hình chim lóng lánh vàng và ngọc. Chung quanh cổ của con chim máy này có đeo một vòng bằng nhung, ghi giòng chữ: “Con chim của Hoàng Đế Nhật Bản thì không thể so sánh với con chim của Hoàng Đế Trung Hoa”. Mọi người khi nhìn thấy con chim máy này, đều phải nói “Thật là rực rỡ”.

Sau đó, vị nhạc trưởng của triều đình đề nghị: “Bây giờ hãy để hai con chim cùng hót, chúng ta sẽ được nghe một bản song ca”. Nhưng khi chúng hót với nhau, giọng của chúng không hợp nhau, bởi vì con chim Sơn Ca thật hót theo cách của nó, còn con chim Sơn Ca máy hót theo các điệu luân vũ! Rồi con chim máy được phép hót một mình. Nó đã đem lại nhiều niềm vui như con chim thật, nó lại đẹp đẽ hơn khi ngắm nhìn, nó lóng lánh như các vòng đeo tay và vòng đeo cổ. Con chim máy hót cùng một bản nhạc 33 lần mà không mệt mỏi. Mọi người muốn nghe nó hót nữa, nhưng Hoàng Đế tới lúc này nghĩ tới con chim thật, nhưng nó ở đâu? Không ai để ý rằng nó đã bay ra khỏi lồng, về cánh rừng xanh của nó! Hoàng Đế hỏi: “Chúng ta phải làm gì bây giờ?” Cả triều thần đều tức giận, cho rằng con chim Sơn Ca thật bội bạc và rồi họ nói: “Chúng ta còn có con chim hạng nhất”.

Về sau, con chim nhân tạo phải hót và mọi người phải nghe cùng một điệu hót 34 lần. Vị nhạc trưởng lên tiếng khen ngợi con chim máy hết lời, ông ta quả quyết với mọi người rằng con chim máy này hót hay hơn con chim thật, không những hơn về bộ lông đẹp và các hạt kim cương, mà cả về bên trong. “Xin Bệ Hạ, các quý ngài và các quý bà, hãy nhìn kỹ con chim thật, rồi không ai có thể nói trước được về con chim này, nhưng mọi người đều biết rõ con chim nhân tạo. Quý vị có thể cắt nghĩa về nó, mở nó ra và cho mọi người thấy rõ các bản nhạc luân vũ nằm ở đâu, chúng sẽ được trình bày như thế nào và tiếp theo nhau ra sao”. Mọi người đồng ý: “Đây cũng là những gì chúng tôi nghĩ”. Nhà vua cũng ra lệnh cho mọi người được nghe con chim máy hót, rồi viên nhạc trưởng được phép biểu diễn con chim nhân tạo cho công chúng xem vào ngày Chủ Nhật sau đó. Nhưng anh chàng đánh cá đã từng nghe con chim Sơn Ca thật hót, nói rằng: “con chim nhân tạo hót khá hay, nhưng điệu hót sai và tôi biết có một thứ gì thiếu vắng”.

Kể từ nay, con chim Sơn Ca thật bị loại ra khỏi cung đình và con chim nhân tạo được đặt trên chiếc gối lụa, đặt bên giường nằm của Hoàng Đế, tất cả các quà tặng dành cho nó, từ vàng bạc tới ngọc quý, đều được bày chung quanh và nó được tặng danh hiệu “con chim hót đêm của Hoàng Gia”. Và viên nhạc trưởng viết một tác phẩm 25 tập về con chim nhân tạo.

Một năm trường trôi qua. Hoàng Đế, tất cả triều thần và mọi thần dân đều thuộc lòng từng nốt nhạc của con chim nhân tạo. Họ cũng ưa thích hơn vì có thể hát cùng với con chim này. Tuy nhiên vào một buổi chiều, khi con chim máy đã hót bài hát hay nhất, một thứ gì đó trong mình nó bị gẫy, có tiếng kêu rắc rắc. Mọi bánh xe bên trong mắc kẹt và âm nhạc cũng ngừng lại. Hoàng Đế bật dậy, kêu gọi vị y sĩ tới. Nhưng ông này làm được gì? Rồi một người thợ đồng hồ đến và sau một thời gian dài xem xét, anh ta đã xếp theo thứ tự máy móc bên trong mình con chim và nói rằng mọi cơ phận đã bị mòn và không thể đặt vô các cơ phận mới. Đây quả là một tai họa. Con chim nhân tạo chỉ có thể hót một năm một lần và điều này cũng là quá sức rồi.

Năm năm trôi qua, rồi một tin buồn tới với quốc gia này. Người Trung Hoa trông đợi mọi thứ vào vị Hoàng Đế mà giờ đây, nhà vua này đang đau bệnh, có thể không sống nổi. Một vị vua mới được chọn ra. Người ta hỏi vị Tể Tướng về nhà vua già và viên quan đầu triều chỉ lắc đầu, không nói. Vị vua già vừa xanh xao, vừa run rẩy, nằm trong chiếc giường rực rỡ. Cả triều đình tin rằng ông đã băng hà nên từng người xa cách ông để tôn kính vị Hoàng Đế mới. Trên các lối đi tại mọi nơi trong hoàng cung, thảm quý được trải ra để không ai nghe thấy tiếng bước chân. Tất cả là cảnh yên lặng. Vị Hoàng Đế già trông đợi một thứ gì mới xẩy đến, để phá tan sự yên tĩnh giống như cảnh chết chóc này. Nếu có một người nào đó tới nói chuyện cho nhà vua nghe nhỉ? Nhà vua nói lớn với con chim máy: “Âm Nhạc! Âm Nhạc! Con chim nhỏ bé rực rỡ bằng vàng ơi, ta đã ban cho mi vàng bạc và ngọc quý, chính tay ta đã treo vòng vàng chung quanh cổ của mi, hãy hót lên, hót đi!”. Nhưng con chim máy vẫn im lặng. Không có ai lên dây thiều cho con chim, vì thế nó không thể hót được. Tất cả là cảnh yên lặng, lặng thinh đến khủng khiếp!

Nhưng ngay lập tức tại nơi cửa sổ vang lên tiếng chim hót tuyệt vời nhất! Đậu trên cành cây bên ngoài, con chim Sơn Ca thật nhỏ bé đã nghe thấy lời cầu mong của vị Hoàng Đế già nên đã tới để hót cho nhà vua được yên lòng và hy vọng. Và càng nghe chim hót, giòng máu trong huyết quản của nhà vua càng chạy nhanh hơn, cuộc sống bắt đầu trở lại. Vị vua già nói với con chim: “Cảm ơn, ồ, cảm ơn con chim tuyệt vời. Ta biết mi. Ta đã đuổi mi ra khỏi vương quốc của ta nhưng mi đã mang lại cho ta đời sống. Làm sao ta có thể tưởng thưởng mi được?”. Con chim Sơn Ca trả lời: “Bệ Hạ đã tưởng thưởng cho chim rồi. Lần đầu tiên khi tôi hót, các giọt nước mắt đã lăn trên má của Bệ Hạ. Đó là các viên ngọc quý làm vui lòng trái tim của ca sĩ! Bây giờ Bệ Hạ nên ngủ đi để lấy lại sức khỏe”. Và nhà vua chìm trong giấc ngủ sâu, yên lành, trong khi con chim Sơn Ca hót vang.

Khi mặt trời chiếu sáng qua khung cửa sổ, vị Hoàng Đế già tỉnh dậy, cảm thấy mạnh khỏe, phục hồi. Không một người hầu nào tới thăm nhà vua cả bởi vì họ tưởng nhà vua đã chết. Nhưng con chim Sơn Ca đã đến và hót các giọng trầm bổng cho nhà vua nghe. Vị Hoàng Đế già nói với con chim: “Mi phải luôn luôn sống gần ta nhé! Mi hãy hót lên khi nào vui thích rồi ta sẽ đập vỡ con chim nhân tạo ra làm trăm mảnh”. Con chim thật trả lời: “Xin Bệ Hạ đừng làm thế. Con chim đó làm công việc của nó bao lâu tùy theo khả năng của nó. Tôi không thể xây tổ trong cung điện và sống nơi hoàng cung, xin hãy cho phép tôi tới đây khi nào tôi ưa thích. Vào mỗi buổi tối, tôi sẽ đậu trên cành cây bên ngoài cửa sổ và tôi sẽ hót các bài ca làm cho Bệ Hạ cảm thấy Hạnh Phúc. Tôi sẽ hót các bản nhạc vui và các bản nhạc buồn, tôi cũng hót lên những gì tốt và xấu mà Bệ Hạ không biết tới. Con chim nhỏ này sẽ bay vòng quanh, tới túp lều của anh chàng đánh cá nghèo nàn, tới căn nhà lá của người nông dân, tới những người sống xa Bệ Hạ và triều đình. Tôi yêu thương Tấm Lòng của Bệ Hạ hơn là Ngai Vàng của Ngài. Bây giờ tôi hót cho Bệ Hạ nghe một lần nữa nhưng Bệ Hạ phải hứa với tôi một điều – “.

Vị Hoàng Đế đứng dậy, mặc vào chiếc long bào và trả lời con chim: “Bất cứ điều gì”. Con chim nói: “Tôi chỉ xin Bệ Hạ một điều. Xin đừng nói với ai là Bệ Hạ đã có một con chim nhỏ bé kể lại cho Bệ Hạ nghe mọi sự việc. Tốt hơn là không nói ra”. Rồi con chim Sơn Ca bay đi. Khi các người hầu cận tới nơi, coi xem vị vua già đã băng hà chưa, thì nhà vua nói với họ: “Chào Buổi Sáng”./.

Hans Christian Andersen

(Truyện “The Nightingale” trong cuốn The Children’s Treasure, biên tập do Alice Mills, nhà xuất bản Global Book Publishing Pty, Ltd., Australia).

 2/ Nhà Văn Hans Christian Andersen.

Loại truyện trẻ em bao gồm những chuyện thần tiên, chuyện nhân gian, thường hàm chứa các đức tính tốt, các sự việc cao đẹp, mô tả các đời sống đơn giản hơn thông thường, với các điều lành và điều dữ dễ dàng nhận rõ. Loại truyện này cũng liên quan tới các con vật biết nói, với phần kết có những người tốt, người thiện được tưởng thưởng và các kẻ xấu, kẻ gian bị trừng phạt. Trong cốt truyện cũng kể tới các cuộc đi xa, các biến động, nhiều vấn đề rắc rối… nhưng cuối cùng, đời sống tiếp tục tươi sáng với tương lai nhiều hứa hẹn.

Có nhiều truyện trẻ em danh tiếng được nhiều người biết tới, chẳng hạn như chuyện Bạch Tuyết, Cô Bé Lọ Lem, Nàng Công Chúa Ngủ Trong Rừng… Các nhà văn viết truyện trẻ em lừng danh như Charles Perrault người Pháp, anh em Grimm người Đức, đã tạo nên những câu chuyện rất phổ thông, gây ảnh hưởng tới nền văn chương của phương Tây. Một bậc thầy khác về nghệ thuật viết truyện thần tiên hay truyện trẻ em là nhà văn Hans Christian Andersen. Các truyện của Andersen có nguồn gốc từ các truyền thuyết nhân gian, lại hàm chứa bên trong thể văn cá nhân và các yếu tố tự thuật hay tính châm biếm xã hội đương thời.

Hans Christian Andersen (1805–1875) là nhà văn danh tiếng nhất của nước Đan Mạch. Các truyện của ông được phổ biến rộng rãi trong nền văn chương thế giới bởi vì các tác phẩm này đã làm cho giới độc giả trẻ tuổi tin tưởng và say mê qua nhiều thế hệ. Andersen sinh ra đời tại Odense, Đan Mạch, là con trai của một người thợ đóng giầy nghèo khó, qua đời lúc cậu mới 11 tuổi. Vào thuở thiếu thời, cậu bé này đã phải sống trong khu nhà tồi tàn, phải tranh đấu để vươn lên trong một xã hội có nhiều giai cấp gò bó. Sau khi theo học tại một ngôi trường dành cho các trẻ em nghèo, Andersen rời bỏ Odense vào tuổi 14 để theo nghề nghệ sĩ tại thủ đô Copenhagen. Mặc dù cố gắng kiếm ăn bằng các công việc như kịch sĩ, ca sĩ, diễn viên múa, Andersen vẫn nằm trong cảnh túng thiếu. Tại Copenhagen, Andersen được ông Jonas Collin, một trong các giám đốc của Rạp Hát Hoàng Gia giúp đỡ và ông này trở thành người bạn thâm niên.

Nhờ ông Jonas Collin, Andersen nhận được một học bổng để theo đại học Copenhagen vào năm 1828. Năm sau, Andersen viết ra vở kịch đầu tiên, có tên là “Tình Yêu trong Tháp của Nhà Thờ Thánh Nicolai” (Love in St. Nicolai Church Tower). Andersen cũng viết các tiểu thuyết và các vở kịch nhưng các sáng tác này ít khi được đọc bên ngoài miền đất Scandinavia. Cuốn tiểu thuyết danh tiếng nhất của ông là “Ứng Tác” (Improvisation, 1835).

 Hans Christian Andersen

Vào năm 1835, Hans Christian Andersen cho xuất bản tập truyện thần tiên đầu tiên và ông tiếp tục viết tới tập thứ 156 trước khi qua đời. Tập thứ nhất gồm các câu chuyện như “Chiếc Hộp dễ cháy” (The Tinder Box), “Claus nhỏ và Claus lớn” (Little Claus and Big Claus), “Nàng Công Chúa và Hạt Đậu” (The Princess and the Pea), “Các Bông Hoa của Bé Ida” (Little Ida’s Flowers)… Các truyện của Andersen trở nên phổ biến vào đầu thập niên 1840.

Các tác phẩm của Hans Christian Andersen đã mở ra một đường hướng mới về nội dung và thể văn bởi vì ông là một nhà cải cách thực sự trong phương pháp kể chuyện. Các câu chuyện của ông hấp dẫn trẻ em lẫn người lớn do tác giả đã đưa vào trong truyện các cảm xúc và ý tưởng ngoài tầm hiểu biết tức thời của trẻ em, trong khi những yếu tố này vẫn còn nằm trong tầm nhìn của lớp thiếu niên. Andersen đã khéo léo phối hợp khả năng kể chuyện tự nhiên và trí tưởng tượng dồi dào, đã dùng các đặc tính phổ thông trong các truyền thuyết nhân gian để sáng tạo ra những câu chuyện liên quan tới nhiều nền văn hóa.

Do là một nhà văn danh tiếng, Hans Christian Andersen đã quen với nhiều nhân vật trong hoàng gia Đan Mạch, thân với các nghệ sĩ lừng danh như nhạc sĩ Franz Liszt, nhà thơ Heinrich Heine, các tiểu thuyết gia như Victor Hugo và Charles Dickens. Ông Andersen cũng từng du lịch khắp châu Âu và viết ra nhiều cuốn sách liên quan đến các kinh nghiệm của ông, trong số này đáng kể nhất là cuốn “Tạp Ghi của Nhà Thơ” (A Poet’s Bazaar, 1842) và “Tại Thụy Điển” (In Sweden, 1851). Một cuốn sách tự thuật khác của ông là cuốn “Chuyện Thần Tiên của Đời Tôi” (The Fairy Tale of My Life, 1855).

Hans Christian Andersen là một nhân vật thành công và danh tiếng do các tác phẩm nhưng ông không lập gia đình. Ông đã từng yêu ba phụ nữ trong đó có nữ ca sĩ người Thụy Điển Jenny Lind và cô ái nữ của ông Jonas Collin, nhưng không người đẹp nào đáp lại tình yêu của ông.

 3/ Tiếng chim hót trong bản nhạc của Vivaldi.

Trong truyện trẻ em kể trên của Hans Christian Anderson, nhân vật quan trọng thứ hai là con chim Sơn Ca. Con chim này đã hót nhiều giọng vui, buồn, trầm, bổng, với cung điệu rất hấp dẫn, truyền cảm, đã mang lại xúc động cho nhiều người nghe, từ anh chàng đánh cá nghèo khó, cô gái nhỏ phụ bếp tới Hoàng Đế Trung Hoa. Con chim Sơn Ca có khả năng mang lại sức khỏe cho nhà vua, đã khiến cho vị vua già không còn cô đơn. Nhà vua đã vui lên, tin tưởng hơn nhờ thứ âm nhạc của cánh rừng xanh mà con chim Sơn Ca là một ca sĩ trình diễn.

Như vậy Âm Nhạc là gì, có các công dụng nào và các thể loại nào? Âm nhạc là các âm thanh được xếp đặt theo các mẫu (patterns) êm tai và hấp dẫn. Mọi người dùng âm nhạc để diễn tả các cảm xúc và tư tưởng. Âm nhạc cũng được dùng để giải trí và thư dãn tâm hồn, vì vậy âm nhạc là một phần quan trọng trong đời sống hàng ngày, trong nhiều hoạt động xã hội và văn hóa.

Âm nhạc là một nghệ thuật trình diễn. Khác với vài bộ môn nghệ thuật như Thơ Phú và Hội Họa trong đó người nghệ sĩ sáng tạo ra tác phẩm rồi phổ biến hay trưng bày cho mọi người nghe hoặc thưởng lãm; trong bộ môn âm nhạc, nhạc sĩ sáng tác cần tới nhiều ca sĩ trình diễn để diễn tả các bài ca, các nhạc phẩm, giống như nhà soạn kịch cần tới các diễn viên trên sân khấu. Như vậy công việc trình tấu âm nhạc là sự phối hợp giữa các nghệ sĩ sáng tác và các nghệ sĩ biểu diễn.

Âm nhạc là một trong các nghệ thuật lâu đời nhất và có lẽ con người bắt đầu biết ca hát khi ngôn ngữ mới phát triển. Các nhà khảo cổ đã tìm thấy các khúc xương rỗng được dùng làm cây sáo (flute) vào khoảng 10,000 năm trước Tây Lịch (TL) và bản nhạc đầu tiên được viết ra có lẽ từ 2,500 năm trước TL. Các dân tộc với nền văn minh cổ như các người Ai Cập, Trung Hoa và Babylonians đã biết dùng âm nhạc trong các lễ nghi cung đình và tôn giáo.

Âm nhạc giữ các vai trò quan trọng trong mọi nền văn hóa. Nhiều người dùng âm nhạc trong các buổi lễ hội, trong công việc làm hay trong các sinh hoạt cá nhân và tập thể. Ngày nay, âm nhạc có nhiều hình thức. Loại âm nhạc của châu Âu và châu Mỹ được gọi chung là Âm Nhạc Tây Phương (Western music) trong khi châu Phi và châu Á cũng có loại âm nhạc riêng. Trong nền âm nhạc Tây Phương, có hai loại chính là “cổ điển” (classical) và “phổ thông” (popular). Nhạc Cổ Điển gồm các bản giao hưởng (symphonies), nhạc kịch (operas) và nhạc vũ ba lê (ballets). Nhạc Phổ Thông có các loại chính như nhạc đồng quê (country music), nhạc nhân gian (folk music), nhạc jazz và nhạc rock…

Trong bộ môn nhạc cổ điển cũng có nhiều hình thức. Nhiều bản nhạc cổ điển rất dài với nhạc phong và nhịp độ biến đổi. Cũng có các bản nhạc ngắn với cùng nhịp độ và nhạc phong được giữ nguyên trong suốt thời gian trình tấu. Vài bản nhạc cổ điển mang chủ đích trình bày một đề tài, diễn tả một ý tưởng, mô tả một cảm xúc hay kể ra một câu chuyện.

Các nhà nghiên cứu âm nhạc cũng chia nhạc cổ điển ra làm hai loại: nhạc dùng đàn (instrumental music) và thanh nhạc (vocal music). Nhạc dùng đàn thường được trình tấu bằng một nhạc cụ, một nhóm nhỏ nhạc cụ hay một dàn nhạc (orchestra), còn thanh nhạc được viết cho một ca sĩ hát, hay một nhóm ca sĩ, hoặc một ban hợp ca đông người. Ngày nay các nhạc cụ được chia làm 5 loại chính: (1) nhạc cụ dây (stringed), (2) nhạc cụ gió (wind), (3) nhạc cụ gõ (percussion), (4) nhạc cụ phím (keyboard) và (5) nhạc cụ điện tử (electronic instruments).

Tùy theo số nhạc sĩ trình diễn mà bản nhạc được phân loại ra làm:

(1) nhạc độc tấu (solo music): được viết cho một thứ đàn như dương cầm, vĩ cầm, sáo… Các bản sonata dương cầm danh tiếng nhất là của các nhạc sĩ Ludwig van Beethoven người Đức, Wolfgang Amadeus Mozart người Áo… trong khi Johann Sebastian Bach người Đức cũng sáng tác các sonata xuất sắc, dùng cho đàn vĩ cầm (violin) và hồ cầm (cello).

(2) nhạc thính phòng (chamber music): dùng cho từ 2 tới 5 nhạc sĩ, với mỗi người trình bày mỗi phần khác nhau. Loại bản nhạc này gồm loại hòa tấu 3 đàn dây (string trio), hòa tấu dương cầm 3 đàn (piano trio), hòa tấu 4 đàn (string quartet), hòa tấu 5 đàn (string quintet)…

(3) nhạc đại hòa tấu (orchestra music): được trình diễn trước khán giả đông người. Dàn nhạc của loại này gồm từ 15 tới trên 100 nhạc sĩ, được chia làm 4 nhóm chính: a) loại dây, b) loại gió, c) loại kèn đồng và d) loại gõ. Loại bản nhạc thường được các dàn nhạc đại hòa tấu trình diễn gồm các bản giao hưởng (symphonies), các concerto và các tổ khúc (suites).

Bản nhạc giao hưởng thường diễn tả các cảm xúc, các ý tưởng. Bản giao hưởng “Eroica” (1804) của Beethoven lúc đầu có chủ đích ca ngợi danh tướng Napoleon với nhiều đoạn nhạc hùng tráng, và phần hai (2nd movement) là hành khúc tang lễ (funeral march) dành cho bậc anh hùng quá vãng… Bản giao hưởng “Mùa Xuân” (Spring, 1841) của Robert Schumann diễn tả niềm hạnh phúc khi lập gia đình.

Các bản concerto được viết ra cho một thứ đàn riêng biệt, chẳng hạn như đàn vĩ cầm hoặc đàn dương cầm. Nhà soạn nhạc danh tiếng người Ý Antonio Vivaldi đã viết ra nhiều concerto xuất sắc, chủ yếu dùng cho các loại đàn dây.

Từ thế kỷ 18, các tổ khúc (suites) là loại nhạc dành cho vũ điệu (dances), chẳng hạn như hai tổ khúc danh tiếng “Peer Gynt Suite” (1876) của nhà soạn nhạc Edvard Grieg người Na Uy, và “Nutcracker Suite” (1892) của nhà soạn nhạc Peter Ilich Tchaikovsky người Nga.

Âm nhạc là một loại ngôn ngữ quốc tế có sức mạnh truyền thông lớn nhất, đã dùng tới các giai điệu trầm bổng để gợi lên trong tâm hồn người nghe nhiều cảm xúc nội tâm đa dạng. Âm nhạc trực tiếp ảnh hưởng tới các giác quan của thính giả và các nhạc sĩ sáng tác là những nghệ sĩ dùng âm thanh để mô tả những gì không thể nói ra bằng lời, vui cũng như buồn, say mê cũng như hùng tráng…

Trở về một thí dụ đơn giản là tập Concerto “Bốn Mùa” (The Four Seasons) của Antonio Vivaldi, phổ biến vào năm 1725. Mở đầu trong concerto thứ nhất “Mùa Xuân” là tiếng chim hót vui vẻ, chào đón một mùa nắng ấm, sau đó là tiếng nước chảy róc rách của một giòng suối với gió nhẹ thổi qua, với các tiếng sấm, và rồi lại nghe thấy tiếng chim hót diễn tả nhờ cây vĩ cầm độc tấu.

Mùa Xuân đang tới. Nhạc và Thơ là hai bộ môn nghệ thuật chuyên chở rất nhiều tình cảm. Nếu Antonio Vivaldi sáng tác ra các giòng nhạc bắt chước tiếng chim, giống như giọng hót của con chim Sơn Ca, thì Đại Thi Hào Nguyễn Du cũng mô tả tiếng đàn lả lướt của nàng Thúy Kiều bằng bốn câu thơ sau:

Trong như tiếng hạc bay qua,

Đục như tiếng suối mới sa nửa vời,

Tiếng khoan như gió thoảng ngoài,

Tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa…

 

Phạm Văn Tuấn.

 

Nguyễn Trãi với lẽ xuất xử

Phạm Doanh

Nguyễn công Trứ sau này mới nói rõ: “xưa nay xuất xử thường hai lối “. Nhưng trước đó Nguyễn Trãi chắc chắn đã từng biết rõ hơn ai hết , khi người cha của mình là Nguyễn phi Khanh đã viết trong “Thanh hư động kí 清虛洞記”: vào ngày giáp tí, tháng chạp, năm Xương-phù thứ tám (1384), tại làng Nhị-khê :
Hiền đạt giả chi xuất xử, kỳ động giả dĩ thiên, kỳ lạc dã dĩ thiên. 賢達者之出處,其動也以天,其樂也以天 (Trong việc “xuất”, “xử” của kẻ hiền đạt, thì “xuất” là để hành động theo lẽ trời, “xử” là để tìm thú yên vui, cũng theo lẽ trời.) và rồi trong đoạn kết :
“ Nhược phù đại thần nhất thân tiến thoái hệ quốc khinh trọng, tắc quân tử cố hữu chung thân chi ưu, phi nhược bỉ phu chi sự quân giả, ký hoạn đắc hựu hoạn thất, kỳ đắc dã, thụ du hiến nịnh, vô sở bất vi; kỳ thất dã, phất nhiên viễn khứ, tâm hoài ương ương. Thử ô túc trí xỉ ư hiền đạt xuất xử chi luận da? 若夫大 臣一身進退繫國輕重,則君子固有終身之懮,非若鄙夫之事君者,既患得又患失,其得也,售諛獻佞,無所不為;其失也,艴然遠去,心懷怏怏。此烏足置齒於賢達出處之論耶 ( Ôi! Thân phận một kẻ đại thần, khi tiến, khi lui, đều có quan hệ với vận mệnh của nước nhà, cho nên người quân tử vẫn ôm mối lo suốt đời, nào phải như kẻ bỉ phu thờ vua, đã lo được lại lo mất, khi được thì a dua, nịnh hót, chẳng việc gì là chẳng làm; khi mất thì hất hủi bỏ đi, trong lòng hậm hực. Như vậy, sao đáng cùng họ mà bàn việc “xuất” và “xử” của người hiền đạt được?)
(Theo TRẦN LÊ SÁNG, trong Thơ văn Lý Trần, Tập 3, nhà Xuất bản Khoa Học Xã hội, Hà nội, 1977, pp 494 et suiv.)

Vậy Nguyễn Trãi đã Xử như thế nào và Xuất ra sao? Qua thơ văn và hành trạng đời ông, ông đã chứng tỏ đã hoà hợp hai ngả : khi xử có xuất và khi xuất có xử. Ông đã thực hành các phương châm :
A. Thân cư sơn lâm, tâm tại ngự khuyết. [* Miếu đường 廟堂 : thời xưa, cửa bên ngoài cung. Trang Chu 莊周 trong Nam Hoa Kinh 南華經 thiên Ngoại thiên 外篇, chương Tại hựu 在宥 : “ Cố hiền giả phục xử đại sơn khàm nham chi hạ, nhi vạn thặng chi quân ưu lật hồ miếu đường chi thượng 故賢者伏處 大山嵁岩之下, 而萬乘之君憂慄 乎廟堂之上 (Cho nên người hiền thì ẩn cư trên núi cao hang sâu, mà các vua nước lớn thì ngồi trong cung mà lo lắng, sợ sệt. ) “. Theo Hoài nam tử 淮南子, chương Chủ thuật huấn 主術訓 : “ Quân nhân giả, bất hạ miếu đường chi thượng nhi tri tứ hải chi ngoại giả, nhân vật dĩ thức vật, nhân nhân dĩ tri nhân dã 君人者, 不下廟堂 之上而 知四海之外者, 因物以識物, 因人以知人也 (Kẻ làm vua, không bước xuống hỏi thềm cúa cung mà biết được các việc sảy ra trong bốn bể, đó là qua vật mà hiểu vật, nhân người để môn thường có hai lầu cao hai bên. Bên dưới là nơi niêm yết thông báo của nhà nước . Cũng mượn dùng chỉ triều đình. Miếu đường tâm sự tích lâm khâu. 廟堂心事蹟林丘 : nỗi lòng lo việc nhà nước mà dấu chân in nơi núi rừng. Tử Mâu 子牟, người thời Chiến quốc 戰國, nhân vì được phong đất Trung-sơn 中山, nên còn được gọi là Trung-sơn công tử Mưu 中山公子牟 hay Ngụy công tử Mâu 魏公子牟 cũng có câu nói tương tự : “ Thân tại giang hải chi thượng, tâm cư hồ ngụy khuyết chi hạ 身在江海之上, 心居乎 魏 闕之下 (Thân sống trên sông biển, mà lòng gửi nơi triều đình ) “. Sau này câu nói dùng ám chỉ lòng trung quân ái quốc. Tham khảo Lữ thị Xuân Thu 呂氏春秋, chương Thẩm vi 審為. *] mà biết người vậy ) “. Phạm trọng Yêm 范仲淹 , 989 – 1052, nhà văn thời Bắc Tống 北 宋 trong Nhạc-dương lâu kí 岳陽樓記 : “ Bất dĩ vật hỉ, bất dĩ kỉ bi , cư miếu đường chi cao, tắc ưu kì dân ; xử giang hồ chi viễn, tắc ưu kì quân 不以物 喜, 不以己悲, 居廟堂 之高, 則憂其民; 處江湖之遠, 則憂其君 ( Không lấy cái ngoại vật làm vui, không lấy cái nội tâm làm buồn. Khi giữ chức vụ cao trong chính quyền thì lo cho dân, khi tuy không ở trong chính quyền nhưng vẫn lo cho nước.

B. Tiên ưu hậu lạc. Cũng trong Nhạc-dương lâu kí 岳陽樓記 : “.Thị tiến diệc ưu, thối diệc ưu ; nhiên tắc hà thì nhi nhạc da ? Kì tất viết : “ tiên thiên hạ chi ưu nhi ưu, hậu thiên hạ chi lạc nhi lạc dư ! . 是進亦憂, 退亦憂; 然 則何時而樂 耶?其 必曰: “先天下之憂而憂, 後天下之樂 而樂歟!” ( Như thế ở trong cũng lo mà ở ngoài cũng lo, Thế thì thấy vui vào lúc nào? Ắt đáp : “ Lo trước cái lo của thiên hạ, Vui sau cái vui của thiên hạ “ sao? ) “ *],

C. Đạm bạc, Ninh tĩnh luôn luôn tinh tiến
Hoài-nam tiểu sơn 淮南小山, bút hiệu tập thể cúa các tân khách trong nhà Hoài-nam vương Lưu An 淮南王 劉安, trong sách Hoài nam tử 淮南子, chương Chủ thuật huấn 主術訓 : “ Thị cố phi đạm bạc vô dĩ minh đức, phi ninh tĩnh vô dĩ trí viễn, phi khoan đại vô dĩ kiêm phúc, phi từ hậu vô dĩ hoài chúng , phi bình chánh vô dĩ chế đoạn 是故非澹薄無以明德 , 非寧靜無 以致遠, 非寬大無以兼覆, 非慈厚無以懷眾, 非平正無以制斷 (Chính vì vậy cho nên thiếu đạm bạc thì không làm rõ cái đức của mình, không trầm tĩnh thì khó suy nghĩ sâu xa, thiếu độ lượng thì lấy gì mà đối xử với nghịch cảnh, không nhân hậu thì thương người sao được, không công bình ngay thẳng thì lấy gì để mà đoán quyết) “ *]. Gia cát Lượng 諸葛亮 tự Khổng Minh 孔明, 181 – 234, nhà quân sự nước Thục 蜀, thời Tam quốc 三國, trong Giới tử 誡子 : “ Phi đạm bạc vô dĩ minh chí , Phi ninh tĩnh vô dĩ trí viễn . Phù học tu tĩnh dã 非澹泊無以明志, 非寧靜無以致遠. 夫學須靜也 ( Không giản dị, thì không làm rõ chí mình, Không suy nghĩ kĩ thì không thể tiến xa. Phải học tính điềm đạm ) “ *]

Chúng ta hãy phân tích qua thi ca và thân thế ông.
[* Về tiểu sử, chúng tôi đã dựa vào chương Tiểu sử Nguyễn Trãi trong Văn Tân et als (Eds) : Nguyễn Trãi Toàn Tập , Nhà xuất bản Khoa-học Xã-hội, Ha-nội – 1969, từ trang 9 – 20 *]

Hành trình của chàng thanh niên yêu nước.

Ngày 28 tháng 2 năm canh thìn (1400), Hồ quí Li chiếm ngôi của nhà Trần, đặt tên nước là Đại-ngu, Nguyễn ứng Long đểi tên là Nguyẫn phi Khanh và ra nhận chức ̣ái lí tử khanh thị lang toà trung thơ, hàn-lâm viện học sĩ kiêm lĩnh chức tư-nghiệp Quốc tử giám. Cũng trong năm này Nhà Hồ mở khoa thi đầu tiên. Nguyễn Trãi ứng thí, ông trúng tuyển thái học sinh. Sau khi thi đỗ, ông được Hồ Quý Ly trao cho chức Ngự sử đài chánh chưởng. Thế là hai cha con cùng làm quan ở triều đình và cùng giúp cho Hồ Quý Ly thi hành cải cách về kinh tế, chính trị và văn hóa nhằm đưa xã hội Việt Nam sang một giai đoạn phát triển hơn.
Hồ Quý Ly đang thi hành các cải cách thì quân Minh do Trương Phụ chỉ huy mở một cuộc xâm lược vào nước Đại Ngu, Hồ Quý Ly cùng con là Hồ Nguyên Trừng mang quân ra chống cự. Quân Hồ bị quân Minh đánh bại. Cha con Hồ Quý Ly và các triều thần bị bắt và đưa về Trung Quốc. Trong số triều thần bị bắt có Nguyễn Phi Khanh.
Được tin cha bị bắt, Nguyễn Trãi cùng em là Nguyễn Phi Hùng đến chỗ quân Minh giam giữ tù binh để tìm cha, rồi hai anh em theo đoàn xe lên ải Nam Quan với ý định biên giới để hầu hạ cha già trong lúc bị cầm tù.
Nguyễn Phi Khanh biết rằng ông đi chuyến này là sẽ không bao giờ trở về Tổ quốc nữa, cho nên nhân một lúc vắng vẻ, ông bảo Nguyễn Trãi rằng: “Con là người có học, có tài nên tìm cách rửa nhục cho nước, trả thù cho cha. Như thế mới đại hiếu. Lọ là cứ phải đi theo cha khóc lóc như đàn bà mới là hiếu hay sao?”. Rồi Phi Khanh bảo Nguyễn Trãi quay trở về, chỉ để Phi Hùng theo ông sang Trung Quốc, để khi ông chết thì đem hài cốt về nước…
Nguyễn Trãi gạt nước mắt từ biệt cha và em rồi quay trở lại đi tìm con đường “rửa nhục cho nước, trả thù cho cha”, đúng như lời giáo huấn cuối cùng của Nguyễn Phi Khanh.

1. Trước khi tham gia kháng chiến chống Minh.

• Về đến thành Đông Quan, Nguyễn Trãi bị quân Minh bắt. Tướng giặc là Trương Phụ biết Nguyễn Trãi là một nhân vật có tài cao chí cả, y cố dụ dỗ ông ra làm quan với quân Minh. Nguyễn Trãi kiên quyết từ chối. Tức giận, Trương Phụ định đem ông ra chém. Thượng thư Hoàng Phúc khôn khéo hơn, biết rằng muốn dụ dỗ một người như Nguyễn Trãi thì một ngày không thể làm được. Y can Trương Phụ rồi tha cho Nguyễn Trãi, nhưng y buộc ông phải sống ở thành Đông Quan là nơi có đại bản doanh của quân xâm lược.
• Hiện nay chưa đủ tài liệu để khẳng định dứt khoát rằng trong khoảng thời gian từ 1407 đến năm 1416, Nguyễn Trãi ở Đông Quan hay đi đâu. Trong thơ chữ Hán của ông có nhiều chỗ nói ông đã sống mười năm luân lạc hay mười năm phiêu chuyển lênh đênh ở nơi góc biển chân trời xa quê hương. Trong những bài thơ chữ Hán ấy, có nhiều bài nói ông sang Trung Quốc nữa. Do đó, có người đã đoán rằng Nguyễn Trãi đã đi sang Trung Quốc. Thuyết này hiện nay chưa biết là đúng hay sai. Chỉ biết rằng Nguyễn Trãi đã sống ở Đông Quan, nhưng có lẽ ông chỉ sống ở đấy trong một thời gian nào đó mà thôi.
• Vào khoảng năm 1416 hoặc khoảng năm 1420, Nguyễn Trãi đến Lỗi Giang trao cho Lê Lợi, thủ lĩnh nghĩa quân Lam Sơn, bản Bình Ngô sách, trong đó ông vạch ra chiến lược, chiến thuật đánh quân Minh. Theo bài tựa của Ngô Thế Vinh trong Ức Trai thi tập thì Bình Ngô sách “hiến mưu chước lớn, không nói đến việc đánh thành mà lại khéo nói đến việc đánh vào lòng người, cuối cùng nhân dân và đất nước của mười năm lãnh đạo nước ta đều đem về cho ta cả”.
• Nghe lời cha dặn, về nước tìm cơ hội : Nguyễn Trãi không có tên trong bản Hội thề Lũng Nha, và khi được tin Lê Lợi khởi nghĩa, ông đã tham gia hết mình.
Về thơ văn, trong giai đoạn này ông từng than thở như trong bài

Loạn hậu cảm tác.
亂 後 感 作

Thần-châu nhất tự khởi can qua,
神州一自起干戈
Vạn tánh ngao ngao khả nại hà ?
萬姓嗷嗷可奈何
Tử Mĩ cô trung Đường nhật nguyệt,
子美孤忠唐日月
Bá Nhân song lệ Tấn sơn hà.
伯仁雙淚晉山河
Niên lai biến cố xâm nhân lão,
年來變故侵人老
Thu việt tha hương cảm khách đa.
秋越他鄉感客多
Táp tải hư danh an dụng xứ,
卅載虛名安用處
Hồi đầu vạn sự phó Nam-kha.
回頭萬書付南柯
Giải xuôi : Viết ra sau hồi loạn.
Đất nước yêu quí [* thần-châu 神州 nói gọn của thần-châu lục trầm 神州陸沉 , tương tự với cụm quốc thổ luân hãm 國土淪陷 : đất nước bị ngoại xâm, chỉ cuộc xâm lăng Việt Nam của quân Minh . Lưu nghĩa Khánh 劉義慶, 403 – 444, nhà văn nước Tống 宋 thời Nam Bắc triều 南北朝, trong Thế thuyết tân ngữ 世說新語, chương Khinh để 輕詆: “ Hoàn công nhập Lạc, quá Hoài, Tứ, tiễn bắc cảnh, dữ chư liêu chúc đăng Bình-thừa lâu, thiếu chúc trung nguyên, khái nhiên viết: “ Toại sử thần châu lục trầm, bách niên khâu khư, Vương di Phủ chư nhân, bất đắc bất nhâm kì trách. 桓公入洛,過淮, 泗, 踐北境, 與諸僚屬登平乘樓, 眺矚中原, 慨然曰: “ 遂使神州陸沈, 百年丘墟,王夷甫諸人,不 得 不任其責!( Hoàn công tiến vào vùng Lạc, qua sông Hoài, sông Tứ, đặt chân lên vùng phía bắc, cùng các ban tham mưu lên lầu Bình-thừa, nhòm xuống vùng trung nguyên , cảm khái mà nói rằng : “ Cứ để cho nước bị giặc ngoai xâm, cả đời tàn hại, bè lũ Vương di Phủ ( Vương Diễn 王衍 ), không thể không gánh vác nhiệm vụ ) “. Có khi dùng chỉ vùng đất trung nguyên một nước . Lưu nghĩa Khánh 劉義慶 , trong chương Ngôn ngữ 言语: “ Vương thừa tướng thiểu nhiên biến sắc viết :‘ đương cộng lục lực vương thất, khắc phục thần châu, hà chí tác Sở tù tương đối khấp da!王丞相 愀然變色曰: ”當共戮力王室, 剋復神州, 何至作 楚囚相 對泣邪!( Vương thừa tướng 王丞相 ( Vương Đạo 王導 ) biến sắc mặt, quát lên : “Đang cùng cố sức giúp nhà vua, khôi phục đất nước, sao lại biến thành kẻ tù vùng Sở này mà khóc lóc. ) “. Trương nguyên Can 張元干, 1109―1170 nhà văn thời Bắc Tống 北 宋 , trong bài Hạ tân lang : tống Hồ bang Hành đãi chế phó Tân-châu 賀新郎·送胡邦衡待製赴 新州 : “ Mộng nhiễu thần châu lộ, trướng thu phong, liên doanh họa giác, cố cung li thử 夢繞神 州路, 悵秋風, 連營畫角, 故宮離黍 ( Mộng vượt đường cái quan, gió thu nổi, doanh trại tù và, cung xưa hoang phế ) “ *] từ khi trải qua cuộc loạn lạc; muôn dân ai oán biết làm sao được. Tử Mĩ [* hiệu của Đỗ Phủ, 712 – 770, nhà thơ lớn của Trung Quốc, gặp loạn An Lộc Sơn 安祿山, đã phải sống lang bạt. Trong bài Trung dạ 中夜, ông viết : “ Cố quốc phong vân khí, Cao đường chiến phạt trần. Hồ sồ phụ ân trạch, Ta nhữ thái bình nhân. 故國風雲氣, 高堂戰伐塵. 胡雛負恩 澤,嗟爾太平人 ( Quê cũ gió mây khuất, Bụi trận bám nhà cao. Nhãi Hồ phủi ân huệ, Dân lành khổ biết bao ) “ *] giữ mãi tấm lòng trung cô đơn với giang sơn nhà Đường; Bá Nhân [* Bá Nhân 伯仁, tên tự của Chu Nghĩ 周 顗, người vùng An-thành 安成 Nhữ-nam 汝南 ( nay là phía đông nam huyện Nhữ-nam 汝南縣, tỉnh Hà-nam 河南省 ), từng giữ chức thượng thư tả bộc xạ 尚書左僕射, hưởng công cha mà được phong tước hầu, nên còn có tên là Chu hầu 周侯. Tham khảo Tấn thư 晉書, chương Vương Đạo truyện 王導傳. Vào thời Tấn Huệ đế 晉惠帝, các danh sĩ lánh nạn phía bắc, xuống nơi này tụ tập ( tham khảo do cụm Vĩnh-gia chi họa 永嘉之禍 mà có cụm từ Y quan nam độ 衣冠南渡. ). Trong một cuộc họp, Bá Nhân đã khảng khái mà thốt ra câu “ Phong cảnh bất thù, cử mục hữu giang hà chi dị 風景不殊, 舉目有江河之 異 ( Cảnh vật không khác, mà sao ngước mắt nhìn sông nước thấy xa lạ ). Nói rồi nước mắt rưng rưng. *] giỏ hai hàng lệ khóc than cho vận mệnh nước Tấn. Mấy năm gần đây các biến cố khiến cho con người già đi; thu về nơi xứ lạ khiến lòng khách chan chứa. Ba chục năm trời danh hão [* hư danh 虛名: ( a. Lời khen không xứng với thực tế . Theo Hạt quan tử 鶡冠子, chương Độ vạn 度萬: “ Hư danh tương cao, tinh bạch vi hắc 虛名相高, 精白為黑 ( Lời quá khen, trắng toát thành đen ) “ . Từ Can 徐干, cũng viết là 徐 幹, 170 – 217, nhà văn thời Đông Hán 東漢, trong Trung luận 中論, chương Vong quốc 亡國 : “ Mãng chi vi nhân dã , nội thật gian tà , ngoại mộ cổ nghĩa, diệc sính cầu danh nho, trưng mệnh thuật sĩ … đồ trương thiết hư danh dĩ khoa hải nội , Mãng diệc tốt dĩ diệt vong 莽 之為人也, 內實姦邪, 外慕古義, 亦聘求名 儒, 徵命術士 … 徒張設虛 名以誇海內,莽 亦卒以 滅 亡 ( Vương Mãng là một người, trong lòng thật là gian tà, nhưng vẻ bề ngoài lại tỏ ra trọng nghĩa cũ, lại ưa thích lôi kéo những học giả danh tiếng, thu phục kẻ cơ hội,… để huênh hoang mang cái danh hão khoe cùng mọi người, Mãng sớm bị tiêu ma mà thôi ) “. Tần Quan 秦觀 , 1049 – 1100, nhà văn thời Bắc Tống 北 宋 trong Tài dụng thượng 財用上 : “ Tấn nhân Vương Diễn giả, khẩu bất ngôn tiền nhi chỉ dĩ vi a đổ vật, thần thiết tiếu chi, dĩ vi thử nãi gian nhân cố vi kiểu kháng, đạo hư danh vu ám thế dã 晉 人 王衍 者, 口不言錢 而指以為 阿堵物, 臣竊笑之, 以為此乃姦 人故為矯亢, 盜虛名 於暗世也 ( Vương Diễn, người nước Tấn, miệng không nói tiền mà dùng cụm “ cái của khỉ kia “. Thần chỉ cười thầm, đó là người gian mà làm bộ khác người, trộm cái lời rỗng tuếch mà loè thiên hạ ) “)*] có làm được cái gì; muôn việc cũ quay đầu nghĩ lại thôi đều phó cho giấc mộng nơi cành phiá nam [* Nam kha 南柯: cành phía nam , trong cụm Nam-kha mộng 南柯夢 , Nam-kha là một quận trong Hoè quốc, Hoè quốc mộng 槐國夢 hay Hoè-an mộng 槐安夢 đúng hơn là Đại hòe an quốc mộng 大槐安國 夢 theo truyện thần kì của Lí công Tá 李公佐, nhà văn thời Đường 唐, nhan là Nam kha thái thú truyện 南柯太守傳, Thuần vu Phần 淳於棼 ngồi uống rượu dưới gốc cây hoè , khi say rồi mơ thấy tới nơi cửa thành có đề chữ Đại hòe an quốc 大槐安國 . Được vua nước này tuyển làm phò mã , bổ nhiệm chức thái thú quận Nam kha ( Nam kha thái thú 南柯 太守 ) , làm được ba mươi năm , hưởng giàu sang phú quí. Khi tỉnh giấc, thấy dưới gốc cây hoè có tổ kiến lớn, cành phía nam cũng có một tổ nhỏ . Suy ra từ giấc mơ tổ̉ kiến lớn là Đại hòe an quốc , tổ nhỏ là quận Nam-kha. Sau này cụm từ dùng chỉ “ cuộc đời là một giấc mộng “, “ giàu sang chỉ là cảnh vô thường “. Lục Du 陸游, 1125—1210 nhà thơ thời Nam Tống 南 宋, trong Thu vãn 秋晚 : “ Huyễn cảnh hòe an mộng, Nguy cơ trúc tiết than 幻境 槐安 夢, 危機竹節灘 ( Mơ Hoè an cảnh ảo, Thác Trúc tiết khi nguy ) “. Nguyễn gia Thiều : trong Cung oán ngâm khúc câu 83-84 “ Giấc Nam-kha khéo bất bình, Bừng con mắt dậy thấy mình tay không “*]
Dịch vần :

Nước nhà từ lúc loạn lên rồi,
Muôn dân cực khổ biết nhờ ai!
Đời Đường, Tử Mĩ lòng trung giữ,
Nước Tấn, Bá Nhân lệ tiếc rơi.
Mấy năm loạn lạc người đâm cỗi,
Thu tới chân trời dạ rối bời.
Ba chục năm dư, danh dự hão,
Mọi sự suy ra hệt mộng thôi!

Và về thăm làng , với một tâm trạng não nề trong bài

Qui Côn-sơn chu trung tác.
歸 崑 山 舟 中 作

Thập niên phiêu chuyển thán bồng bình,
十年飄轉嘆蓬萍
Qui tứ dao dao nhật tự tinh
歸思搖搖日似旌
Kỷ thác mộng hồn tầm cố lý,
幾托夢魂尋故里
Không tương huyết lệ tẩy tiên oanh.
空將血淚洗先塋
Binh dư cân phủ ta nan cấm,
兵餘斤斧嗟 難禁
Khách lí giang sơn chỉ thử tình.
客裡江山只此情
Uất uất thốn hoài vô nại xử,
灪灪寸懷無奈處
Thuyền song thôi chẩm đáo thiên minh.
船窗推枕到天明
Giải xuôi : Viết ra khi đi thuyền về Côn Sơn.
Mười năm trôi nổi than cảnh bồng bềnh [* bồng bình 蓬萍 hay đảo ngược thành bình bồng 萍蓬 : cỏ bồng và bèo. Bèo trôi trên sông, phó mặc cho nước cuốn, Bồng : loại cỏ rễ cạn, mọc thành hình cầu, vào mùa thu lá bị khô héo, khi gió thổi cuốn đi cả cụm. Dùng để thí dụ thân thế long đong qua cụm chuyển bồng 轉蓬 . Theo Hậu Hán thư 後漢書, chương Dư phục chí 輿服志: “ Thượng cổ thánh nhân, kiến chuyển bồng thủy tri vi luân 上古聖人, 見轉蓬始知為輪 ( Thánh nhân thời cổ, thấy cỏ bồng theo gió cuốn đi mà chế ra bánh xe )”. Tào Thực 曹植, 192 – 232 , nhà thơ nước Ngụy 魏 thời Tam quốc 三國 trong Tạp thi 雜詩: “ Chuyển bồng li bổn căn , Phiêu diêu tùy trường phong 轉蓬離本根, 飄颻隨長風 ( Bồng cuốn rời gốc chính, lênh đênh theo gió mạnh )”. Lí Thiện 李善 chú có dẫn sách Thuyết uyển 說苑 : “ Lỗ ai công viết : Thu bồng ác kì bổn căn, mĩ kì chi diệp, thu phong nhất khởi , căn bổn bạt hĩ 魯哀公 曰 :秋蓬惡 其本根,美其枝葉, 秋風一起,根本拔矣 ( Lỗ ai công nói rằng : Cỏ bồng vào mùa thu ghét cái gốc chính của mình, mà tự hào về cái đẹp của lá, Khi gió thu vừa nổi, gốc chính bật lên cả ) “. Sầm Tham 岑參 ,715 – 770 , nhà thơ thời Đường 唐 trong Tống Kì Nhạc qui Hà-đông 送祁樂歸河東 : “ Điểu thả bất cảm phi, Tử hành như chuyển bồng 鳥且不敢飛, 子行如轉蓬 ( Chim đã không dám bay, Anh đi hệt cỏ cuốn ) “. Đỗ Phủ 杜甫, 712 – 770 nhà thơ thời Đường 唐 trong Tương biệt Vu-giáp tặng Nam khanh huynh Nhương tây quả viên tứ thập mẫu 將別巫峽贈南卿兄瀼西果園四十畝: “ Đài trúc tố sở hảo, Bình bồng vô định cư 苔竹素所好, 萍蓬無定居 ( Rêu trúc phô vẻ đẹp, Bèo, bồng cứ nổi trôi. ) “ *] ; ý mong về quê náo nức lúc nào cũng như cờ lộng gió. Bao nhiêu lần nhờ mộng mà về quê cũ; chỉ đem nước mắt rướm máu mà rưới lên mộ tổ tiên. Trong cảnh chiến tranh gươm dáo [* cân phủ 斤斧 : vũ khí, binh khí . Tôn quang Hiến 孫光憲, 900 – 968, nhà thơ thời Bắc Tống 北 宋 trong Bắc mộng tỏa ngôn 北夢瑣言, quyển 7 : “ Tuyên tông sách Triệu Hỗ thi, kì quyển thủ hữu “ Đề Tần hoàng thi “, kì lược vân : “ Đồ tri lục quốc tùy cân phủ, Mạc hữu quần nho định thị phi 宣宗索 趙嘏 詩,其卷首有 ”題秦皇詩”,其略云:‘ 徒知六國隨斤 斧,莫有羣儒 定是非 ( Vua Tuyên Tông theo bài thơ của Triệu Hỗ, trong tập có bài Đề Tần hoàng thi, tóm lược như sau : “ Tóm thâu sáu nước nhờ binh khí, Phải trái đừng nghe bọn hủ nho.” ) “ *], khó tránh nổi được; nơi đất khách chỉ có mỗi mối tình này. Tấm lòng tấm tức biết làm sao được; nơi cửa thuyền trằn trọc trên gối, cho đến sáng trời.
Dịch vần :

Mười năm lưu lạc khổ bơ vơ,
Lòng về náo nức hệt ngọn cờ.
Chỉ cậy hôn mê tìm lối xóm,
Uổng mang máu lệ rưới trên mồ.
Giữa chốn giáo gươm khôn tránh hoạ,
Trong nơi đất khách, trí toan lo.
Tấm lòng ấm ức không nơi giải,
Mạn thuyền trằn trọc gối vò tơ.

Tuy thế lòng vẫn mong trả nợ nước; trong bài :

Đoan-ngọ nhật.
端午日
[* Đoan-ngọ nhật 端午日: là ngày mồng 5 tháng 5 theo nông lịch. Chữ Ngọ 午 là do chữ Ngũ 五 viết tháu mà thành. Theo truyền thống trong dân gian là một tiết trong năm. Ngày này đã trở thành lễ hội tưởng niệm ngày Khuất Nguyên trầm mình trên sông Mịch-la 汩羅. Trong lễ hội có tập tục gói bánh tro ( khỏa tống tử 裹粽子 ) và đua thuyền rồng ( trại long chu 賽龍舟 ), trong dân gian còn có tục gọi là ngày giết sâu bọ *]
Thiên trung cộng hỉ trị giai thần,
天中共喜值隹辰
Tửu phiếm xương bồ tiết vật tân.
酒泛菖蒲節物新
Tiến thiếp đương niên tư Vĩnh Thúc,
進帖當年思永叔
Trầm Tương để sự thán Linh Quân.
沉湘底事嘆靈圴
Tịch tà bất dụng ti triền tý,
闢邪不用絲纏臂
Tùy tục liêu vi ngải kết nhân.
隨俗聊為艾結人
Nguyện bả lan thang phân tử hải
願把蘭湯分四海
Tòng kim táo tuyết cựu ô dân.
從今澡雪舊污民
Giải xuôi : Ngày đoan ngọ.
Giữa trưa ai cũng mừng gặp được lúc trời đẹp, nhân sang tiết mới nên rót rượu ngâm cỏ xương bồ [* xương bồ 菖蒲 tên một loại thực vật danh , thuộc loại thảo sống dưới nước, có hương thơm. Theo Hiếu kinh 孝經, chương Viên thần khế 援神契 : “ Tiêu khương ngự thấp, Xương bồ ích thông 椒薑禦濕, 菖蒲益聰 ( Tiêu, gừng ngăn nhức, Xương bồ tỉnh thêm ). Li đạo Nguyên 酈道元, 470 – 527, nhà văn hóa Bắc Ngụy 北魏, trong Thủy kinh chú 水經註, chương Y thủy 伊水 : “ Thạch thượng xương bồ , nhất thốn cửu tiết, vi dược tối diệu , phục cửu hóa tiên 石上菖蒲, 一寸九 節, 為藥最妙, 服久化僊 ( Xương bồ trên đá, Một tấc chín cành. Làm thuốc rất hay, Uống lâu thành tiên ) “ *] để uống. Vẫn nhớ chuyện Vĩnh Thúc [* Vĩnh Thúc 永叔 tên tự của Âu Dương Tu 歐 陽 修, 1007 – 1072, hiệu Tuý ông 醉翁, nhà thơ thời Bắc Tống 北 宋 . Ông có bài thiếp Hoàng đế cáp đoan ngọ thiếp tử từ 皇帝閤端午帖子詞 : “Thuấn vũ lai hà tục 舜舞來遐俗/, Nghiêu nhân hiệp cửu khu 堯仁洽九區 / ngũ binh tiêu dĩ đức 五兵消以德, / hà dụng xích linh phù, / 何用赤靈符 ( Chốn xa mưa Thuấn rưới, Khắp nước Nghiêu nhân nhuần. Dùng đức, binh triệt hết, Bùa rồng đỏ đâu cần. ) “*] dâng giấy năm xưa, Than tiếc Linh Quân [* Linh Quân 靈圴 là tên tự của Khuất Nguyên 屈原 340 BC – 278 BC, tên là Bình 平, cũng có tên hiệu là Chính Tắc 正則 , người nước Sở 楚, thời Chiến-quốc 戰國. Sinh quán vùng Đan-dương丹陽 ( nay là huyện Tỉ-qui 秭歸縣, Hồ-bắc ) Từng giữ chức Tam lư đại phu 三閭大夫. Thời vua Hoài Vương 懷王 mắc lỗi và bị phóng trục lên vùng bắc Hán, bi phẫn viết ra thiên Li tao 離騷 để tỏ lòng trung trinh. Sau đó lại gọi về. Ít lâu sau lại mắc lỗi ‘ nói bừa ‘, lần này phóng trục xuống vùng nam Sở ( Giang Nam 江南 ). Vào tháng năm năm BC 278, quân nhà Tần phá tan kinh đô Dĩnh 郢 của nước Sở, ông quá bi phẫn, nên ôm đá mà nhảy xuống sông Mịch-la 汩羅 trong vùng Trường-sa 長沙. Thêm các chương Thiên Vấn 天問, Cửu Chương九章, gom chung lại là Sở Từ 楚辭 *] về việc chìm xuống đáy sông Tương. Để trừ tà, không buộc chỉ nơi cổ tay [* ti triền tí 絲纏臂 : buộc chỉ cổ tay . Theo tập tục Trung-quốc, vào tiết đoan ngọ dân chúng kỉ niệm ngày Khuất Nguyên tự trầm, có làm bánh tro, bánh ú ( tống tử 粽子, hay vụ giác thử 鶩角黍 ), có bọc lá tre hay lá lau , cột chỉ năm mầu. thả xuống sông. Có người giải thích để cho cá ăn thay vì rỉa xác Khuất Nguyên. Theo Sơ học kí 初學記 , quyển tứ trích dẫn sách Phong thổ kí 風土記 của Chu Xử 周處, 236 – 297, nhà văn học thời Tây Tấn 西晋 : “ Trọng hạ đoan ngọ, phanh vụ giác thử 仲夏端午, 烹鶩角黍 ( Giữa hè, vào dịp tiết đoan ngọ, luộc bánh ú ) “ . Ngô Quân 吳均 , nhà thơ nước Lương 梁 , thời Nam Bắc triều 南北朝, trong Tục tề hài kí 續齊諧記 , chương Ngũ hoa ti tống 五花絲粽 : “ Khuất nguyên ngũ nguyệt ngũ nhật đầu Mịch-la thủy, Sở nhân ai chi, chí thử nhật , dĩ trúc đồng tử trữ mễ, đầu thủy dĩ tế chi … kim thế ngũ nguyệt ngũ nhật tác tống , tịnh đới đống diệp ngũ sắc ti, giai Mịch-la di phong dã 屈原 五月五日投 汨羅水 , 楚 人哀之, 至此日, 以竹筒子貯米, 投水以祭之…世五月五日作粽, 並帶棟 葉五色絲, 皆 汨羅 遺風也 ( Khuất Nguyên vào ngày mồng năm tháng năm nhảy xuống sông Mịch-la, Người nước Sở đau lòng, nên hàng năm tới ngày này, lấy ống tre chứa gạo, thả xuống sông để tế…. Đời sau vào ngày mồng năm tháng năm làm bánh cùng cột vào sống lá có tơ năm mầu, đều là phong tục còn truyền lại từ vùng sông Mịch-la ) “. Tô Thức 蘇軾, 1036 – 1101 nhà thơ thời Bắc Tống 北 宋 trong bài Trúc chi ca 竹枝歌 : “ Thủy tân kích cổ hà huyên điền, Tương tương khấu thủy cầu Khuất Nguyên 水濱擊鼓何喧闐, 相將扣水求 屈原 ( Bên sông trống đánh sao náo nhiệt, Tưởng như khuấy nước tìm Khuất Nguyên ) “ . Âu dương Tu 歐陽修 , 1007 – 1072, nhà thơ thời Bắc Tống 北 宋 trong Ngư gia ngạo 漁家傲 bài Ngũ nguyệt lựu hoa yêu diễm hồng từ 五月榴花妖艷烘 詞 : “ Lục dương đới vũ thùy thùy trọng, Ngũ sắc tân ti triền giác tống 綠楊帶雨垂垂 重, 五色新絲纏角粽 ( Dương xanh bị mưa, nặng nên rũ ,Tơ năm mầu mới cột bánh ú ) “ . Trương Củ 張榘 ???- 1208 – ???, nhà thơ thời Bắc Tống 北 宋 trong Niệm nô kiều 念奴嬌 : “ Sở Tương cựu tục , Kí bao thử trầm lưu , miễn hoài trung tiết . Thùy vãn Mịch-la thiên trượng tuyết , Nhất tẩy ta hồn li biệt . Doanh đắc nhi đồng , hồng ti triền tí, giai thoại niên niên thuyết . Long chu tranh độ , khiên kì chúy cổ kiêu liệt 楚湘舊俗, 記包黍 沈流, 緬懷忠節. 誰輓汨羅千丈 雪, 一洗些魂離 別. 贏得兒童, 紅絲纏臂, 佳話年年說. 龍舟爭渡, 搴旗捶鼓驕劣 ( Tục xưa Sở Tương, Nhớ gói gạo thả trôi,Thương hoài lòng trung. Ai khóc ngàn trượng tuyết nơi Mịch-la, Để rửa hồn xa cách kia, Có được lũ trẻ, Tơ hồng cột tay, Giai thoại năm năm kể lại. Thuyền rồng tranh đua, Vung cờ, gióng trống ngạo nghễ ) “ . Tô Thức 蘇軾, 1036 – 1101, nhà thơ thời Bắc Tống 北 宋 trong bài Hoán khê sa : “ Khinh hãn vi vi thấu bích hoàn , Minh triêu đoan ngọ dục phương lan . Lưu hương trướng nị mãn tình xuyên , Thái tuyến khinh triền hồng ngọc tí , tiểu phù tà quải lục vân hoàn 輕汗微微透碧紈,明朝端午浴芳蘭. 流香漲膩滿 晴川, 彩綫輕纏紅 玉臂, 小符斜掛綠 雲鬟 ( Sáng ngày đoan ngọ tắm nước thơm. Hương trôi sáp bóng dòng yên ắng, Sợi đẹp nhẹ đeo tay ngọc hồng. Bùa nhỏ đeo nghiêng, tóc mây biếc ) “ . Triệu trường Khanh 趙長卿 , ??? – ???, nhà thơ thời Nam Tống 南 宋 trong tập Túy Bồng-lai 醉蓬莱 , bài Đoan ngọ 端午: “ Na cánh ân cần 那更殷勤, / Tái tam chúc nguyện 再三祝願. / Đấu xảo hợp hoan 鬥巧合歡, / Thái ti triền tí 彩絲纏臂. / Khắc ngọc hương bồ 刻玉香蒲, / Phiếm kim quang nghênh túy 泛金觥迎醉 / . Ngọ nhật huân phong 午日熏風 , / Sở từ cao vịnh 楚詞高詠, / Độ át vân thanh thúy 度遏雲聲脆 / Xích khẩu bạch thiệt 赤口白舌, / Tòng kim tiêu diệt 從今消滅, / Chư dư khả ý 諸餘可意 ( Sao mà náo nức, Ba lần cầu xin. Họp nhau khoe khéo. Tơ óng cột tay, Cỏ bồ hương ngát. Chén vàng cùng say, Mép đỏ lũ vẹt, Từ nay chết hết, Bọn nó hiểu ý ) “ *], theo phong tục cũ cũng lấy lá ngải bện hình người [* Ngải kết nhân 艾結人 : lấy lá ngải cứu kết thành hình người nộm. Tông Lẫm 宗懍 , 501 – 565 , nhà văn nước Lương 梁 thời Nam Bắc triều 南北朝, trong Kinh Sở tuế thì kí 荊楚歲時記: “ Ngũ nguyệt ngũ nhật tứ dân tịnh đạp bách thảo… thái ngải dĩ vi nhân, huyền môn hộ thượng, dĩ nhương độc khí 五月五日四民並蹋百草… 采艾以為人, 懸門戶上, 以禳毒氣 ( Ngày mồng năm tháng năm, dân các nơi, cùng dẫm cỏ…hái lá ngải bó thành hình người, treo trước cửa nhà, để trừ khí độc ) “ *]. Nguyện đem nước thơm [* lan thang 蘭湯: nước tắm có pha dầu thơm. Khuất Nguyên 屈原 trong Sở Từ 楚辭 chương Cửu ca 九歌 , bài Vân trung quân 雲中君 : “ Dục lan thang hề mộc phương, hoa thải y hề nhược anh 浴蘭湯兮沐芳,華採衣兮若英 ( Tắm nước lan chừ gội nước thơm, Áo năm mầu chừ hoa đỗ nhã ) “. Nguyễn Tịch 阮籍, 210 – 263, nhà thơ thời Tam quốc 三國, nước Ngụy 魏 trong Tiển hầu phú 獮猴賦 : “ Mộc lan thang nhi tư uế hề, Phỉ Tống triều chi mị nhân 沐蘭湯而滋穢兮, 匪宋朝之媚人 ( Nước ấm mộc lan rửa dơ chừ, Không phải là người đẹp triều Tống sao ) “ . Vũ đế 武帝 nước Lương 梁 , thời Nam Bắc triều 南北朝, trong bài Hoạ thái tử sám hối thi 和太子懺悔詩 : “ Lan thang dục thân cấu, Sám hối tịnh tâm linh 蘭湯浴身垢,懺悔淨心靈 ( Nước lan rửa thân dơ, Sám hối khiến tâm tĩnh. ) “*] chia đều khắp bốn biển, để từ nay rửa sạch cái nhơ nhớp cũ của nhân dân.
Dịch vần :
Giữa trưa trời đẹp lại vui cùng,
Tiết mới, xương bồ ngâm rượu trong.
Không quên Vĩnh Thúc, ngày dâng sớ,
Còn tiếc Linh Quân lúc nhảy sông.
Theo tục, người ngải bện thành, có,
Trừ ma, cổ tay tơ cột, không.
Xin lấy nước thơm vung bốn biển,
Nhục cũ nhân dân rửa sạch bong.

Và rồi nơi cửa sông Bạch-đằng, chiến thắng quân xăm lăng của dân Việt bừng lên trong lòng ông.

Bạch-đằng hải khẩu.
白 藤 海 口

Sóc phong xuy hải, khí lăng lăng ,
朔風吹海,氣凌凌
Khinh khởi ngâm phàn quá Bạch-đằng.
輕起吟帆過白藤
Ngạc đoạn kình khô sơn khúc khúc,
鱷斷鯨刳山曲曲
Qua trầm kích chiết ngạn tằng tằng.
戈沉戟折岸層層
Quan hà bách nhị do thiên thiết,
關河百二由天設
Hào kiệt công danh thử địa tằng.
豪傺功名此地曾
Vãng sự hồi đầu ta dĩ hĩ,
往事回頭嗟已矣
Lâm lưu phủ ảnh ý nan thăng.
臨流撫影意難勝

Giải xuôi : Cửa biển Bạch-đằng .
Gió bấc thổi trên biển, hơi biển ngùn ngụt; nhẹ kéo cánh buồm thuyền ngắm cảnh làm thơ để đi qua cửa Bạch Đằng. Từng khúc núi [* rải rác *] như cá sấu bị chặt, cá kình bị mổ; chồng từng lớp như những mũi giáo chìm, cây xích gãy. Ải sông hiểm trở [* Bách nhị 百二 Dùng hai người chống lại trăm người, lấy ít chọi nhiều . Sau này dùng chỉ non sông hiểm trở. Tư-mã Thiên 司馬遷 trong Sử kí 史記 chương Cao tổ bổn kỉ 高祖本紀 : “ Tần, hình thắng chi quốc , đái hà sơn chi hiểm, huyền cách thiên lí , trì kích bách vạn , Tần đắc bách nhị yên 秦, 形勝之國, 帶 河 山之險, 縣隔千里, 持戟百萬, 秦 得百二焉 ( Nước Tần có hình thể thuận lơi, có núi sông chắn hiểm, cách xa cả ngàn dặm, ngăn chặn được cả trăm vạn người. Tên được dùng mô tả cái thế chỉ cần hai người mà chống giữ được trăm kẻ địch. Nước Tần có được cái thế “ Trăm hai “.) “. Bùi Nhân 裴駰 trong Tập giải 集解 có viện dẫn Tô Lâm 蘇林 nói : “ Tần địa hiểm cố , nhị vạn nhân túc đương chư hầu bách vạn nhân dã 秦 地險固, 二萬人 足當諸侯百萬人也 ( Đất Tần hiểm trở, hai vạn người có thể địch lại trăm vạn người của các chư hầu ) “. Đỗ Phủ 杜甫, 712 – 770 nhà thơ thời Đường 唐 trong Chư tướng ngũ thủ 諸將五首, bài ba : “ Lạc-dương cung điện hóa vi phong, Hưu đạo Tần-quan bách nhị trùng. 洛陽 宮殿化為烽,休道秦關 百二重 ( Cung điện Lạc-dương bị cháy tiêu, Trăm hai Tần ải, chớ kêu rêu ) “. Tư-mã Trinh 司馬貞, ??? – ???, sử gia đời Bắc Tống trong Sách ẩn 索隱, có dẫn lởi Ngu Hỉ 虞喜 nói rằng : “ Ngôn chư hầu trì kích bách vạn, Tần địa hiểm cố, nhất bội vu thiên hạ, cố vân đắc bách nhị yên , ngôn bội chi dã, cái ngôn Tần binh đương nhị bách vạn dã 言諸侯持戟百萬,秦 地險固,一倍 於天下, 故云得百二焉, 言倍之也, 蓋言 秦 兵當二百 萬也 ( Nói rằng chư hầu có trăm vạn người cầm dáo, mà đất Tần hiểm cố, hơn trong thiên hạ, cho nên mới nói rằng được trăm hai , nói là hơn vậy. Vì nói quân Tần đương đầu với hai trăm vạn ) “. Trương Tải 張載, 1020 – 1077, nhà văn thời Bắc Tống 北 宋 trong bài Kiếm các minh 劍閣銘 : “ Tần đắc bách nhị, tính thôn chư hầu 秦 得百二,並吞諸侯 ( Tần được trăm hai, nuốt gọn chư hầu. ) “. Theo Chu thư 周書 , chương Hạ lan Tường truyện 賀蘭祥傳 : “ Cố tắc thần cao Tây nhạc , hiểm tắc bách nhị do tại 固則神皋 西岳 , 險則百二猶在 ( Xưa vì thần minh ở̉ núi Tây, hiểm tất bách vạn trong đó ) “. Vương thanh Huệ 王清惠, 1265 – 1294, nhà thơ thời Nam Tống 南 宋 trong Mãn giang hồng 滿江紅 , bài Đề dịch bích 題驛壁 : “ Long hổ tán, phong vân diệt , thiên cổ hận , bằng thùy thuyết!Đối sơn hà bách nhị , lệ triêm khâm huyết 龍虎散, 風雲滅, 千古恨, 憑誰説!對山河百二, 淚沾 襟血 ( Rồng cọp tan, gió mây ngưng, suốt đời hận, nói cùng ai. Với non sông bách nhị, lệ rơi áo máu ) “.*] là do trời đặt ra; sự nghiệp của các bậc anh hùng từng sảy ra nơi đất này [* Sông Bạch Đằng nổi tiếng với 3 chiến công của dân tộc Việt Nam: Trận thủy chiến sông Bạch Đằng năm 938: Ngô Quyền đánh thắng quân xâm lược Nam Hán. Trận thủy chiến sông Bạch Đằng năm 981: Hoàng đế Lê Đại Hành đập tan quân Tống xâm lược. Trận thủy chiến sông Bạch Đằng năm 1288: Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đại thắng quân xâm lược Nguyên (trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ ba). Hiện ở khu vực cửa sông Bạch Đằng có 3 ngôi đền thờ 3 vị anh hùng trên đó là đình Hàng Kênh (Lê Chân, Hải Phòng) thờ Ngô Quyền, đền Vua Lê Đại Hành ở thị trấn Minh Đức (Thủy Nguyên, Hải Phòng) và đền Trần Hưng Đạo ở xã Yên Giang,( Quảng Yên, Quảng Ninh). Nguồn : http://vi.wikipedia.org/wiki/ *] . Quay đầu xem việc cũ, thôi hết rồi; cúi xuống dòng mò bóng, nói không hết ý.
Dịch vần :

Hơi bể bừng lên, gió bắc đưa,
Bạch đằng đi tới, cuốn buồm thơ.
Gươm gãy, dáo chìm, bờ khuất khúc,
Kình băm, ngạc chặt, núi lô nhô.
Cửa ải trăm hai, trời đã đặt,
Anh hùng sự nghiệp, đất từng phô.
Nghĩ coi việc cũ, thôi đành hết,
Dưới sông tìm bóng ý ngẩn ngơ.

Rồi tìm người đồng chí, mưu đồ việc lớn :

Kí hữu.
寄友
Bình sinh thế lộ thán truân chiên,
平生世路嘆迍邅
Vạn sự duy ưng phó lão thiên.
萬事惟應付老天
Thốn thiệt đãn tồn không tự tín,
寸舌但存空自信
Nhất hàn như cố diệc kham liên.
一寒如故亦堪憐
Quang âm thúc hốt thì nan tái,
光陰倏忽時難再
Khách xá thê lương dạ tự niên.
客舍淒涼夜似年
Thập tải độc thư bần đáo cốt,
十載讀書貧到骨
Bàn duy mục túc tọa vô chiên.
盤惟苜蓿坐無氈

Giải xuôi : Gửi bạn.
Trong cuộc đời thường than vãn là đường đi vất vả [* truân chiên 迍邅 , cũng viết là 屯邅: ở vào hoàn cảnh bất lợi, khó khăn , khốn đốn . Cụ thể chỉ đường đi găp gềnh. Tả Tư 左思, 250 – 305, nhà văn học thời Tây Tấn 西晋 trong bài Vịnh sử 詠史, bài 7 : “ Anh hùng hữu truân chiên , Do lai tự cổ tích 英雄有迍邅, 由來自古昔 ( Anh hùng gặp khó khăn, Gốc vốn từ thời trước ) “. Trương Trạc 張鷟, 660 – 740, nhà thơ thời Đường 唐 trong Du tiên quật 游仙窟: “ Ta vận mệnh chi truân chiên, Thán hương quan chi miễu mạc 嗟運命之迍邅, 嘆鄉關之眇邈 ( Kêu vận mệnh gặp khó khăn, Than làng cũ nơi xa tắp ) “. Sái Ung 蔡邕, 133 – 192, nhà thư pháp thời Hán 漢, trong Thuật hành phú 述行賦 : “ Đồ truân chiên kì kiển liên, Lạo ô trệ nhi vi tai 途迍邅其蹇連, 潦污滯而為災 ( Đường khấp khểnh, bước gập gềnh, Lội nước lụt nên gặp nạn ) “ *] , nên mọi sự cứ phó mặc cho ông trời già. Tấc lưỡi vẫn còn thì vẫn còn tự tin, cái nghèo như xưa thì nghĩ cũng đáng thương. Ngày tháng qua vun vút, thời gian khó lấy lại; quán trọ buồn tênh, một đêm mà dài như một năm. Mười năm đọc sách [* thập tải độc thư 十載讀書 : học tập trong mười năm , tương đồng với thập niên độc thư 十年讀書. Nam sử 南史 , quyển 37 : Thẩm Khánh chi truyện 沈慶之傳: “ Tảo tri cùng đạt hữu mệnh, hận bất thập niên độc thư 早知窮達有 命, 恨不十年讀書 ( Sớm biết thành bại do số, Tiếc chẳng mười năm học hành ) “ . Hoàng đình Kiên 黃庭堅, 1045 -1105, nhà thơ thời Bắc Tống 北 宋 , trong bài Tống lưu quý triển tòng quân Nhạn môn 送劉季展從軍鴈門, bài thứ nhất : “ Thiên lí hạ qua phòng khuyển dương, thập niên độc thư yếm lê hiện 千里荷戈防犬羊, 十年讀書厭 藜莧 ( Ngàn dặm vác đao phòng chó dại, Chục năm đèn sách chán rau sam ) “ *] mà vẫn nghèo trơ xương; mâm cơm chỉ có rau [* mục túc 苜蓿 : tên loại rau được viết theo âm của ngôn ngữ Đại-uyển 大苑 là buksuk . Một loại thực vật thuộc họ đậu mà ngựa thích ăn, Anh ngữ alfalfa . Các nước vùng Tây-vực 西域 thấy mọc nhiều. Thời vua Hán vũ Đế 漢武帝, Trương Khiên 張騫 đi sứ vùng Tây-vực 西域, lần đầu tiên mang từ Đại-uyển vào Trung quốc. Còn có tên là Hoài phong thảo 懷風草, Quang phong thảo 光風草 , Liên chi thảo 連枝草. Tư mã Thiên 司馬遷 trong Sử kí 史記 chương Đại-uyển liệt truyện 大宛 列傳 : “ ( Đại uyển ) tục thị tửu , mã thị mục túc . Hán sứ thủ kì thật lai . Vu thị thiên tử thủy chủng mục túc , bồ đào phì nhiêu địa . Cập thiên mã đa, ngoại quốc sử lai chúng, tắc li cung biệt quan bàng tẫn chủng bồ đào, mục túc cực vọng ( 大宛 ) 俗嗜酒,馬嗜苜蓿. 漢 使取其實來. 於是天子始種苜蓿, 蒲陶 肥饒 地. 及天馬多,外國 使來眾,則 離宮別觀旁盡種蒲萄, 苜蓿極 望 ( ( Người Đại uyển ) Thích uống rượu, ngựa ưa gặm cỏ mục túc . Sứ nhà Hán mang hột về. Nhờ đó nhà vua mới bắt đầu trồng mục túc, nho trên vùng đất mầu mỡ. Tới khi có nhiều ngựa tốt, các sứ giả nước ngoài tới nhiều, nên bên cạnh các nhà trọ, quán tiếp tân trồng mục túc, nho đầy trông hút mắt. ) “. Có cụm từ liên quan : Mục túc trường lan can 苜蓿長欄干, theo Đường thi kỉ sự 唐詩紀事 : Tíết lệnh Chi 薛令之, 683 – 756, nhà thơ thời Đường 唐 trong bài Tự điệu 自悼 : “ Triêu nhật thượng đoàn đoàn , Chiếu kiến tiên sinh bàn . Bàn trung hà sở hữu ? Mục túc trưởng lan can. Phạn sáp thi nan oản, canh hi trứ dịch khoan . Chỉ khả mưu triêu tịch, Hà do bảo tuế hàn ? 朝日上團團, 照見先生 盤. 盤中何所有?苜蓿長闌 干. 飯澀匙難綰, 羹稀箸易寬. 隻 可謀朝夕, 何由保歲寒? ( Rạng đông trời tròn vạnh, Chiếu rõ mâm nhà thầy. Trên đó có gì nhỉ ? Rau muống bàn để đầy. Cơm khô thìa khó múc, Canh ít đũa dễ quay. Đơn người đủ sáng tối, Lấy gì chống lạnh đây? ) “ . Mục túc phong vị 苜蓿風味 theo Nho lâm ngoại sử 儒林外史 , hồi thứ 48 : “ Ngã môn lão đệ huynh yếu thì thường khuất nhĩ lai đàm đàm, liêu bất hiềm ngã mục túc phong vị đãi mạn nhĩ 我們老弟兄要時常屈你來談 談, 料不嫌我 苜蓿風味怠慢你 ( Bọn tôi, anh em thân quen, nhiều lúc thường tới nói chuyện bù khú, chẳng nề hà rau cỏ xuề xoà ) *], ngồi ghế chẳng có đệm.
Dịch vần :
A.
Đời thường than vãn quãng đường xa,
Mọi việc đành trao cụ trời già.
Tấc lưỡi vẫn còn, nên cứ nói,
Nỗi nghèo như cũ, đáng thương ta.
Vun vút thời gian, khôn kéo lại,
Buồn tênh quán trọ, tối dài ra.
Mười năm đèn sách, nghèo vạc mặt,
Ngồi bệt, cơm ăn chỉ có cà.

B.
Vẫn thường than khó quãng đường đời,
Mọi sự đều trao mặc cụ trời.
Tấc lưỡi còn đây, lòng vẫn vững,
Cảnh nghèo như cũ, đáng thương thôi.
Đêm tưởng bằng năm, dài quán trọ,
Ngày qua vùn vụt, khó quay lui.
Công học mười năm, nghèo vẫn đó,
Ăn chỉ có rau, chẳng đệm ngồi.
Và trong bài :

Hoạ hương tiên-sinh vận giản chư đồng chí.
和鄉先生韻柬諸同志

Sầu lai “đốt đốt” mạn thư không
愁來咄咄漫書空
Thiên địa vô cùng thán chuyển bồng.
天地無窮嘆轉蓬
Thế sự hôi tâm đầu hướng bạch,
世事灰心頭向白
Suy nhan tá tửu vựng sinh hồng.
衰顏借酒暈生紅
Lãm huy nghĩ học minh dương phượng,
覽輝擬學鳴陽鳳
Viễn hại chung vi tỵ dực hồng.
遠害終為避弋鴻
Luân lạc thiên nhai câu thị khách,
淪落天涯俱是客
Niên lai xuất xử lược tương đồng.
年來出處略相同

Giải xuôi : Họa vần bài “ Gửi các đồng chí “ của ông trong làng .
Buồn đến, chỉ biết viết hai chữ ‘cha chả ‘ [* “đốt đốt” 咄咄 hệt như Ân Hạo 殷浩 đời Tấn, chán nản việc đời, cứ lấy tay viết bốn chữ ‘ Đốt đốt quái sự 咄咄怪事 ‘ ( Chà chà chuyện lạ ) trong không trung, tỏ ý bất mãn một cách tiêu cực . Đỗ Phủ 杜甫, 712 – 770 nhà thơ thời Đường 唐 trong Đối tuyết 對雪 : “ Sầu tọa đối thư không 愁坐正書空 ( Ngồi buồn viết chữ trên không ) và trong bài Kí Lưu Giáp-châu bá Hoa sử quân tứ thập vận 寄劉峽 州伯 華使君四十韻 : “ Đốt đốt ninh thư tự 咄咄寧書字 ( Sao viết chữ ” chà chà “, lên thế, ) “, cụm từ tỏ ý bất mãn một cách tiêu cực *] trong không khí [* thư không 書空 : lấy ngón tay làm bút để viết trong không, nói gọn của cụm Ân Hạo thư không 殷浩書空: Ân Hạo lấy ngón tay làm bút, viết câu “ Chà chà chuyện lạ ( Đốt đốt quái sự 咄咄怪事 ) “ vào trong không. Tham khảo Tấn thư 晉書 quyển 77 : Ân Hạo truyện 殷浩傳 . Vào thời Tấn, Ân Hạo được lệnh mang quân đi đánh dẹp vùng biên giới, để giữ yên vùng trung nguyên. Sau khi bị bại trận ở Diêu-tương 姚襄, khiến cho Hoàn Ôn 桓溫 khiến trách, Ân Hạo bị truất phế thành thường dân . Không tỏ ý bất mãn, mà chỉ suốt ngày ngồi lấy ngón tay viết lên không trung bốn chữ “ Đốt đốt quái sự 咄咄怪事 “. Sau này cụm từ dùng chỉ chuyện kì quặc, không nói lên được. Nguyên đại tướng Hoàn Ôn và Ân Hạo vốn bất hoà. Khi Ân Hạo đang giữ chức Dương-châu thứ sử 揚州刺史, Vương hi Chi 王羲之 có khuyên Ân Hạo, thế địch đang mạnh, nên coi việc nước là trọng, Ân Hạo không nghe, nhận nhiệm vụ đi đánh dẹp phía bắc, thua trận nên mới bị phát vãng tới Tín-an 信安, trong lòng bất bình mà không nói ra lời được. Lưu nghĩa Khánh 劉義慶, 403 – 444, nhà văn nước Tống 宋 thời Nam Bắc triều 南北朝, trong Thế thuyết tân ngữ 世說新語, chương Truất miễn 黜免: “ Ân trung quân ( Ân Hạo ) bị phế tại Tín-an, chung nhật hằng thư không tác tự , Dương- châu lại dân tầm nghĩa trục chi, thiết thị, duy tác ‘ đốt đốt quái sự ’ tứ tự nhi dĩ 殷中軍 ( 殷浩 ) 被廢在信安, 終日恆書 空作字, 揚州吏民尋義 逐之, 竊視, 唯作 ’咄咄怪事’ 四字而已 ( Quan trung-quân họ Ân ( Ân Hạo ) bị phát vãng tới Tín-an, suốt ngày viết chữ trong không. Các nhân viên ở Dương-châu tới dò coi là chữ gì, lến nhìn , chỉ thấy bốn chữ “ Chà chà chuyện lạ “ mà thôi )*], trong quãng trời đất vô cùng, thân mình xoay chuyển như cỏ bồng [* bồng蓬 : loại cỏ rễ cạn, mọc thành hình cầu, vào mùa thu lá bị khô héo, khi gió thổi cuốn đi cả cụm. Dùng để thí dụ thân thế long đong qua cụm chuyển bồng 轉蓬 . Theo Hậu Hán thư 後漢書, chương Dư phục chí 輿服志: “ Thượng cổ thánh nhân, kiến chuyển bồng thủy tri vi luân 上古聖人, 見轉蓬始知為輪 ( Thánh nhân thời cổ, thấy cỏ bồng theo gió cuốn đi mà chế ra bánh xe )”. Tào Thực 曹植, 192 – 232 , nhà thơ nước Ngụy 魏 thời Tam quốc 三國 trong bài Tạp thi 雜詩: “ Chuyển bồng li bổn căn , Phiêu diêu tùy trường phong 轉蓬離本根, 飄颻隨長風 ( Bồng cuốn rời gốc chính, lênh đênh theo gió mạnh )”. Lí Thiện 李善 chú có dẫn sách Thuyết uyển 說苑 : “ Lỗ ai công viết : Thu bồng ác kì bổn căn, mĩ kì chi diệp, thu phong nhất khởi , căn bổn bạt hĩ 魯哀公 曰 :秋蓬惡其 本根,美其枝葉, 秋風一起,根本拔矣 ( Lỗ ai công nói rằng : Cỏ bồng vào mùa thu ghét cái gốc chính của mình, mà tự hào về cái đẹp của lá, Khi gió thu vừa nổi, gốc chính bật lên cả ) “. Sầm Tham 岑參 ,715 – 770 , nhà thơ thời Đường 唐 trong Tống Kì Nhạc qui Hà-đông 送祁樂歸河東 : “ Điểu thả bất cảm phi, Tử hành như chuyển bồng 鳥且不敢飛, 子行如轉蓬 (Chim đã không dám bay, Anh đi hệt cỏ cuốn ) “. Đỗ Phủ 杜甫, 712- 770 nhà thơ thời Đường 唐 trong Tương biệt Vu-giáp tặng Nam khanh huynh Nhương tây quả viên tứ thập mẫu 將別巫峽 贈南 卿兄瀼西果 園四十畝: “ Đài trúc tố sở hảo, Bình bồng vô định cư 苔竹素所 好, 萍蓬無定居 ( Rêu trúc phô vẻ đẹp, Bèo, bồng cứ nổi trôi. ) “ *] . Đối với việc đời, lòng mình đã thành tro nguội, đầu lại bạc, sắc mặt cằn cỗi, nên mượn rượu làm cho ửng hồng. Nhìn thấy vẻ sáng nên muốn học con chim phượng kêu dưới ánh dương [* Minh dương phượng 鳴陽鳳 tương tự với cụm Minh phượng triều dương 鳴鳳朝陽: tỏ ý kính trọng bậc hiền tài. Người đời sau dùng chỉ bề tôi hiền gặp được vua anh minh Trong Thi Kinh 詩經, phần Đại nhã 大雅 chương Quyền A 卷阿 : “ Phượng hoàng minh hĩ, Vu bỉ cao cương. Ngô đồng sinh hĩ, Vu bỉ triêu dương 鳳皇鳴矣, 於彼高岡. 梧桐生矣, 於彼朝陽 ( Phượng hoàng kêu kià, Tại nơi gò cao. Ngô đồng mọc kìa, tại nơi nắng chói ) “. Trịnh Huyền 鄭玄 giải thích : “Phượng hoàng minh vu sơn tích chi thượng giả, cư cao thị hạ, quan khả tập chỉ, dụ hiền giả đãi lễ nãi hành, tường nhi hậu tập . Ngô đồng giả, do minh quân xuất dã . Sinh vu triêu dương giả, bị ôn nhân chi khí, diệc quân đức dã 鳳皇鳴於山 脊之上者, 居高視下, 觀可集止, 喻賢者待禮乃行, 翔而後集. 梧 桐者, 猶明君出也. 生於朝陽者, 被溫仁之氣, 亦君德也 ( Phượng hoàng kêu ở trên chóp núi, từ trên cao nhìn xuống, thấy có thể xuống đậu được, ý nói rằng kẻ hiền tài theo lễ mà hành động, lượn trước đậu sau. Ngô đồng là tượng trưng cho vua anh minh, mọc nơi ánh sáng chói lọi, có hơi ấm áp hiền hoà, cũng là đức tính của vị vua vậy ) “. Phạm thành Đại 範成大, 1126—1193 nhà thơ thời Nam Tống 南 宋 trong Lưu đức Tu thiếu khanh tị thử Huệ sơn nhân tiện kí tặng 劉德修 少卿避暑惠山因便寄贈 : “ Minh phượng triêu dương xích ngũ thiên, Thông thông hốt quá bạch âu biên 鳴鳳朝陽尺五天, 匆匆 忽過白鷗邊 ( Phượng kêu vang gần trời năm thước, Vội vàng vượt khỏi cò trắng bên ) “. Khổng bình Trọng 孔平仲 , ???- 1065- ???, nhà văn thời Bắc Tống 北 宋 trong Tục thế thuyết 續世說, chương Trực gián 直諫 : “ Tự Trử toại Lương , Hàn Viện chi tử, trung ngoại dĩ ngôn vi húy, kỉ nhị thập niên . Cập thiện cảm thủy gián , thiên hạ giai hỉ, vị chi minh phượng triêu dương 自褚遂良,韓瑗 之死, 中外以言為諱, 幾二十年. 及善感始諫, 天下皆 喜,謂 之鳴鳳朝陽 ( Từ khi Trử toại Lương, Hàn Viện qua đời, cả trong triều lẫn ngoài đều sợ không dám nói, kể đã tới hai mươi năm. Kịp tới khi có ý tốt đối với lời can, tất cả đều vui mừng, mà nói rằng chim phượng kêu nơi trời sáng chói ) “ . Lưu khắc Trang 劉剋莊, 1187 – 1269, nhà thơ thời Nam Tống 南 宋 trong Hoạ Hưng-hóa Triệu lệnh quân lương thị 和興化趙令君 良侍 , bài hai : “ Phù điện tuấn phiên thành bả miết, Minh dương phượng hóa tác hàn thiền 扶電駿翻成 跛鱉,鳴陽鳳化作寒蟬 ( Ngựa chớp nhoáng nay rùa bò hoá, Phượng véo von hoá thành ve câm ) “ *] , tránh việc dữ nên cuối cùng làm con chim hồng né cung [* tị dực 避弋 : né ná, tương đồng với kinh cung 驚弓 sợ cung . Theo Tấn thư 晉書 , quyển 71 : Vương Giám truyện 王鑒傳 : “ Độc vũ chi chúng dị động, kinh cung chi điểu nan an 黷武之眾易動, 驚弓之鳥難安 ( Bọn háu chiến dễ gây, Chim sợ cung khó tĩnh ) “ *]. Chúng ta đều là khách lưu lạc nơi phương trời, từ xưa đến nay, ra làm quan hay lui về ẩn, đều giống nhau cả!

Dịch vần :
Khi buồn , ” cha chả” viết trong không,
Trời đất mênh mang kiếp cỏ bồng.
Việc đời hoá nguội ra đầu bạc,
Mặt nhợt nên tươi cậy rượu nồng.
Mừng trời, thấy sáng mong theo phượng,
Tránh dữ, e cung lại hệt hồng.
Chân trời cùng kiếp thân lận đận,
Xuất xử lâu nay vốn rất thường!

2. Trong khi kháng chiến.
• Lê Lợi xem Bình Ngô sách, khen là phải dựa vào đấy để cùng Nguyễn Trãi vạch ra chiến lược, chiến thuật đánh quân Minh. Ngay sau khi xem Bình Ngô sách, Bình Định Vương Lê Lợi đã trao cho Nguyễn Trãi chức Tuyên Phụng đại phu Hàn lâm thừa chỉ và luôn luôn giữ ông ở bên mình để bàn mưu tính kế đánh quân Minh.
• Ngoài việc cùng Lê Lợi vạch ra chiến lược, chiến thuật, Nguyễn Trãi còn làm tất cả các công việc giao thiệp với quân Minh. Nhân danh nghĩa quân Lam Sơn, cụ thể là nhân danh Lê Lợi, Nguyễn Trãi đã viết thư cho bọn chỉ huy quân Minh như Sơn Thọ, Phương Chinh, Thái Phúc, Vương Thông, v.v… để hoặc mắng nhiếc chúng, hoặc khiêu khích chúng, hoặc dụ hàng. Nguyễn Trãi đã làm công tác địch vận rất tài tình. Chính ông đã đích thân đến thành Tam Giang ( Việt Trì ) chiêu dụ quân Minh, tướng giữ thành là Lưu Thanh đã đem toàn quân đội ra hàng. Cũng chính Nguyễn Trãi đã viết thư chiêu dụ quân Minh ở Nghệ An, Thuận Hóa, Tây Đô, các thành này đều “không phải đánh mà giặc ra hàng cả” (Đại Việt sử ký toàn thư). Tướng Minh giữ thành Nghệ An là Đô Đốc Thái Phúc đã nghe lời khuyên của Nguyễn Trãi, mở cửa thành ra hàng.
• Nhận thấy chính nghĩa của quân Lam Sơn, Thái Phúc đã đến chân thành Tây Đô để chiêu dụ quân Minh ở đấy. Thái Phúc lại bày cho quân Lam Sơn phép chế tạo công cụ đánh thành Đông Quan nữa.
• Cuối năm Bính Ngọ (1426), quân Lam Sơn bắt đầu vây đánh Đông Quan. Lê Lợi đóng bản doanh trấn Bồ Đề (thuộc xã Phú Viên, huyện Gia Lâm). Tại đây ông cho làm một cái chòi cao ngang bằng tháp Báo Thiên ở Đông Quan để ngày ngày lên đấy mà quan sát quân địch (ở Đông Quan) và chỉ huy các cuộc hành quân của quân Lam Sơn. Lê Lợi ngồi trên tầng thứ nhất của cái chòi, Nguyễn Trãi ngồi ở tầng thứ hai. Hai người thường thường bàn mưu tính kế để đánh quân Minh.
• Tháng 10 năm 1427, Liễu Thăng bị giết ở gò Mã Yên. Tình thế bọn Vương Thông ở thành Đông Quan vốn đã khốn quẫn do đó lại càng thêm khốn quẫn. Thông cho người cầm thư đến bản doanh quân Lam Sơn (ở Bồ Đề) đề nghị giảng hòa. Các tướng khuyên Lê Lợi nên tiếp tục đánh thành để giết cho hết quân giặc. Nhưng ý kiến của Nguyễn Trãi thì lại khác. Do bắt được một bức thư bí mật bọc sáp của Vương Thông gửi về nước cho vua Minh Tuyên tôn, Nguyễn Trãi biết quân Minh ở vào một tình thế buộc chúng phải cầu hòa. Vì vậy ông đã khuyên Lê Lợi nên tìm cách dụ hàng hơn là dùng lực lượng quân đội đánh Vương Thông. Nghe lời Nguyễn Trãi, Lê Lợi một mặt sai nới vòng vây, một mặt sai Nguyễn Trãi viết thư cho Vương Thông khuyên Vương Thông sớm ra hàng. Kết quả là Vương Thông không đợi lệnh vua Minh, tự ý giảng hòa với quân Lam Sơn rồi kéo quân về nước ( theo Tiên sinh sự trạng khảo của Dương Bá Cung ).
• Có lẽ trong mười năm kháng chiến chống quân Minh này, Nguyễn Trãi không có thời gian làm thơ, nhưng số lượng về văn thư quân sự, ngoại giao trao đổi với quân địch, khiến cho người sau càng khâm phục văn tài của ông. Và tột đỉnh là bài Bình Ngô đại cáo.

3. Sau khi toàn thắng.
• Khi luận công hành thưởng, Nguyễn Trãi được ban quốc tính và phong tước Quan phục hầu. Về quan chức, ông giữ chức Nhập nội hành khiển kiêm Lại bộ thượng thư quản công việc cơ mật viện. Chức vị của Nguyễn Trãi tuy lớn nhưng không đủ quan trọng để cho phép ông có thể thi thố tài kinh bang tế thế của ông. Đã thế nhiều việc làm của Lê Thái Tổ sau khi kháng chiến thắng lợi tỏ ra nhà vua nghi ngờ những nhân vật lỗi lạc đã cùng nhà vua lãnh đạo cuộc đấu tranh võ trang chống quân Minh. Năm Thuận Thiên thứ hai tức năm Kỷ Dậu (1429), nhà vua sai bắt Trần Nguyên Hãn phải nhảy xuống sông tự tử. Cuối năm Kỷ Dậu, nhà vua lại sai giết Thái úy Phạm Văn Xảo, một đệ nhất công thần khác, và tịch thu tất cả tài sản.
• Chính sử nhà Lê không chính thức nói đến việc Nguyễn Trãi bị Lê Thái Tổ bắt và hạ ngục. Nay chúng ta có đủ tài liệu để có thể tin rằng trong thời gian Trần Nguyên Hãn phải tự trầm và Phạm Văn Xảo bị giết, thì Nguyễn Trãi bị tống giam. Trong Tang thương ngẫu lục, Dương Bá Cung cho biết “Nguyễn Trãi từng có việc bị hạ ngục rồi lại bắt tha”. Trong thơ chữ Hán (của Nguyễn Trãi) có bài “Oán thán” nói về việc bị hạ ngục cho chúng ta biết rằng Nguyễn Trãi bị bắt khi ông năm mươi tuổi tức vào khoảng năm Thuận Thiên thứ hai (1429) – năm Lê Thái Tổ bắt Trần Nguyên Hãn và giết Phạm Văn Xảo. Bài thơ thứ 125 trong Quốc âm thi tập có câu:
Tội ai cho thấy nấy cam danh phận
Chớ có thân sơ mới trượng phu.
• Với những câu này, Nguyễn Trãi có ý muốn thanh minh rằng: ông là người thân của Trần Nguyên Hãn, nhưng tội của Trần Nguyên Hãn thì Nguyên Hãn chịu. Rất có thể là Nguyễn Trãi bị nghi ngờ là có liên quan đến Trần Nguyên Hãn, nên bị bắt , sau vì một lẽ nào đó lại được thả ra.
• Trong tờ biểu tạ ân khi ông được vua Lê Thái tôngtiến cử giữ chức Gián nghị đại phu kiêm Tri tam quán sự, Nguyễn Trãi có viết: “Nếu không được tiên đế ( Lê Thái Tổ ) xét rõ đáy lòng, thì hầu khiến tiểu thần ngậm cười ở nơi chín suối”.
• Như vậy rõ ràng là dưới thời Lê Thái Tổ có xảy ra việc Nguyễn Trãi bị bắt rồi lại được tha.Lê Thái Tổ tha Nguyễn Trãi, nhưng nhà vua vẫn không tin Nguyễn Trãi. Đó là lý do chủ yếu khiến cho suốt thời gian Lê Thái Tổ ở ngôi, Nguyễn Trãi không làm việc gì quan trọng cả. Bị vua nghi ngờ, ghét bỏ, nhưng ông vẫn phải làm quan. Xem Quốc âm thi tập, chúng ta có thể biết rằng Nguyễn Trãi chỉ sống ở Thăng Long một thời gian rồi ông lại về Côn-sơn để vui với cỏ cây.
• Trong Quốc âm thi tập, bài Chín bài Trần tình, bài thứ 4 :
Ngoài năm mươi tuổi ngoài chưng thế
Ắt đã tròn bằng nước ở bầu.
• Trong Toàn Việt thi lục, Lê Quý Đôn có viết rằng: “Thái tông lên ngôi thì do cố mệnh của Thái Tổ mà Nguyễn Trãi phụ chính”. Câu này làm cho chúng ta nghĩ rằng trước khi chết, Lê Thái Tổ đã nhìn thấy lầm lỗi của mình, và đã dặn Thái tử Nguyên Long (Thái Tôn) phải đặt Nguyễn Trãi lên một chức vị xứng đáng. Lê Thái tông đã làm đúng như lời cha dặn. Vì vậy, thời Lê Thái tông ở ngôi là thời Nguyễn Trãi đắc chí nhất, được trọng dụng nhất.
• Suốt trong thời gian làm quan dưới triều Lê Thái Tổ cũng như dưới triều Lê Thái Tông, lúc nào Nguyễn Trãi cũng sống một cuộc đời giản dị, cần kiệm liêm chính. Không những thơ văn của Nguyễn Trãi cho ta biết như thế, mà các nho sĩ sống cùng thời với ông như Nguyễn Mộng Tuân, Lý Tử Tán, v.v… cũng cho biết như thế.
• Tháng 5 năm Giáp Dần (1434) đời vua Lê Thánh Tông, triều đình sai Tuyên phủ sứ Nguyễn Trụ và Hoàng môn thị lang Thái Quân Thực đem biểu văn và sản vật Việt Nam sang nhà Minh cầu phong. Biểu văn do Nguyễn Trãi soạn.
• Xem biểu văn, viên Nội mật viện Nguyễn Thúc Huệ và viên học sĩ Lê Cảnh Xước muốn đổi vài chữ. Nguyễn Trãi nổi giận mắng vào mặt chúng rằng: “ – Đổi với chác gì? Hai ông giỏi sao không viết thay tôi? Hiện nay trong nước đương hạn hán, mà sở dĩ có tai nạn ấy, chính là tự lũ các ông. Các ông chỉ là đồ thích sưu cao thuế nặng, vơ vét của dân cho nhiều, nên trời mới giáng tai tỏ ý trừng phạt. “. Nguyễn Thúc Huệ đem câu nói này mách với Lê Sát và Lê Vấn là những nhân vật đang nắm giữ chức quyền lúc bấy giờ. Lê Vấn giận lắm, nói với Nguyễn Trãi rằng: “ – Gây ra tai nạn không phải là lỗi tại bọn ty thuộc, mà chính bởi vua và tướng, sao ông quở trách nặng lời như vậy? “. Nguyễn Trãi trả lời:: “ – Thúc Huệ là kẻ tài thì rất thông thường, mà lại hay có thói bòn vét, hẳn ở địa vị then chốt, mỗi khi có việc tâu bày chỉ thấy bàn sự đục khoét của dân cho nặng để làm giàu cho công khố cốt làm vui lòng quân thượng.”. Cũng năm 1434, có bảy tên tội tái phạm đáng tội tử hình. Lê Sát và Lê Ngân phân vân không biết xử trí ra sao. Vua Thái tông hỏi Nguyễn Trãi, thì ông nói: “ – Hình phạt không bằng nhân nghĩa là rõ ràng rồi. Bây giờ một lúc giết bảy mạng người e không phải việc có đức cao. Kinh thư có nói: “An như chi” nghĩa là phải làm cho được đúng chỗ. Thí dụ như trong cung là đúng chỗ của Bệ hạ, thỉnh thoảng có đi tuần du chỗ khác, thì không thường được thoải mái, đến khi trở về cung mới thật đúng chỗ, ông vua đối với nhân nghĩa cũng vậy.Lê Sát nói với Nguyễn Trãi: “ – Ông là người nhân nghĩa có thể cảm hóa kẻ ác trở nên người thiện, thì đây xin giao bọn cướp cho ông. “ Nguyễn Trãi nói: “ – Bọn chúng là đồ hung ác, gian giảo, pháp luật và chế độ của triều đình không răn chữa được chúng, nữa là Trãi này có đức độ gì mà cảm hóa nổi.” Cuối cùng triều đình vẫn nghe lời Nguyễn Trãi, chỉ đem chém hai đứa cầm đầu, còn năm tên khác thì chỉ khép vào tội lưu mà thôi.
• Tháng giêng năm Đinh Tỵ (1437), niên hiệu Thiệu Bình thứ tư, vua Thái tông sai Nguyễn Trãi và hoạn quan là Lương Đăng trông nom việc làm xe loan và thẩm định nhã nhạc. Nhân dịp này Nguyễn Trãi đã nói với Thái tông như sau: “ – Thời loạn thì dùng võ, thời bình thì dùng văn: Ngày nay định ra lễ nhạc chính là phải thời lắm. Song không có gốc thì không thể đứng vững, không có văn thì không thể lưu hành. Hòa bình là gốc của nhạc, thanh âm là văn của nhạc. Thần vâng theo chiếu chỉ thẩm định nhã nhạc, không dám không hết lòng. Song học vấn sơ sài, nông cạn sơ trong áng thanh luật khó làm cho được hài hòa. Dám mong bệ hạ rủ lòng yêu thương và chăm nuôi muôn dân khiến cho trong thôn cùng xóm vắng, không có một tiếng hờn giận oán sầu. Đó tức là giữ được cái gốc của nhạc. “ Vua Thái tông khen và chấp nhận lời tâu của Nguyễn Trãi ( Việt sử thông giám cương mục tập IX, trang 60-91).
• Tháng 11 năm Đinh Tỵ (1437), Lương Đăng dâng kiến nghị về các mục nghi thức của các buổi lễ coi chầu hoặc yến tiệc trong những ngày sinh nhật nhà vua hay Tết Nguyên đán, v.v… Nguyễn Trãi cùng với bọn Nguyễn Truyền, Đào Công Soạn, Nguyễn Văn Huyến và Nguyễn Liễu tâu rằng: “ – Lễ nhạc là cốt ở ngoài mới đặt ra được. Phải là bậc tài thức như Chu Công rồi sau mới không thể chê trách được việc đặt lễ tế nhạc. Nay nhà vua để cho hạng bầy tôi hèn mọn ở trong cung chuyên việc xếp đặt lễ nhạc, như vậy chẳng tủi nhục cho nước nhà lắm sao? Vả lại việc làm của Đăng đều là dối vua lừa dưới không căn cứ vào đâu cả… Lương Đăng là tên bầy tôi hèn mọn ra vào nơi cung cấm, hầu hạ ở bên vua, như vậy chúng tôi trộm lấy làm ngờ lắm. “ Lương Đăng tâu: “ – Thần là kẻ vô học, không biết chế độ thời xưa ra sao. Những việc bây giờ làm đó chỉ là biết thế nào làm thế ấy mà thôi. “ Nguyễn Liễu tâu: “ – Từ xưa đến nay chưa có bao giờ hoạn quan lại tự chuyên làm nát thiên hạ như vậy. “. Bỗng một tên quan là Đinh Thắng từ trong nội đi ra, mắng lớn lên rằng: “ – Hoạn quan làm gì mà nát thiên hạ? Nếu nát thiên hạ thì phải chém đầu mày! “ Vua Thái tông liền giao Nguyễn Liễu cho hình quan xét xử. Kết quả Liễu bị kết tội chém đầu. Nhưng vua hạ chiếu giáng xuống tội thích chữ vào mặt và đày đi nơi xa.
• Sau việc này, hình như Nguyễn Trãi buồn lắm, nên ông xin về Côn-sơn hưu trí vào khoảng cuối năm 1437 hay đầu năm 1438 gì đó. Nhưng đến năm 1439, vua Thái tông lại xuống chiếu vời ông ra giữ chức cũ kiêm Trung thư sảnh tri tam quân sự, và coi cả việc quân và dân ở hai đạo Đông Bắc.
• Tháng 3 năm Nhâm Tuất (1442), Nguyễn Trãi với danh nghĩa là Hàn lâm viện thừa chỉ kiêm Quốc Tử Giám ra chủ trì kỳ thi tiến sĩ và đã lấy Nguyễn Trực đỗ Trạng nguyên.Những năm làm quan dưới triều Lê Thái Tông, nhất là từ năm 1439 trở về sau, Nguyễn Trãi sống những ngày tương đối hả hê, thoải mái. Hồi này vua Thái tông đã mười bảy mười tám tuổi. Vị vua trẻ tuổi này bắt đầu nhìn thấy sự thật của cuộc đời. Nhà vua đã nắm lấy quyền hành và thẳng tay trừng trị bọn quyền thần: cách chức Tể tướng Lê Sát, giết Đăng Đắc, giáng chức bọn chân tay của Lê Sát và Lê Văn Vinh, Lê Hi, và cuối cùng giết cả Lê Sát và Lê Ngân. Đọc những câu thơ sau đây trong tờ biểu tạ ân sẽ thấy rõ sự hả hê của Nguyễn Trãi: “ Thương thần như ngựa đến tuổi già, còn kham rong ruổi, Cho thần như thông quan năm rét, còn rạn tuyết sương Quần ngôn mặc kệ dèm pha: Thánh ý cứ bền tín nhiệm. Khiến cho suy nát trở lại quanh hoa Chức giữ Đông dài thực việc triều đình rất trọng. Việc kiêm tan quán ấy điều nho giả cực vinh. Huống ban quốc tính để rạng tông môn, Lại với công thần xếp cùng hàng liệt. Cảm mà chảy nước mắt, mừng mà sợ trong lòng. “ Tuy Nguyễn Trãi trở lại nhận chức vị của triều đình, nhưng Lê Thái tôngvẫn cho ông được ở Côn-sơn để làm việc, nhất là để chỉ huy công việc ở hai đạo Đông Bắc. Do đó, hằng ngày Nguyễn Trãi vẫn ở Côn-sơn, thỉnh thoảng ông mới về triều.

Côn-sơn ca.
崑山歌
Côn-sơn hữu tuyền,
崑 山 有 泉,
Kì thanh lãnh lãnh nhiên,
其 聲 冷 冷 然,
Ngô dĩ vi cầm huyền.
吾 以 為 琴 弦。
Côn-sơn hữu thạch,
崑 山 有 石,
Vũ tẩy đài phô bích,
雨 洗 苔 鋪 碧,
Ngô dĩ vi điệm tịch.
吾 以 為 簞 席。
Nham trung hữu tùng,
岩 中 有 松,
Vạn lí thúy đồng đồng,
萬 里 翠 童 童,
Ngô ư thị hồ yển tức kì trung.
吾 於 是 乎 偃 息 其 中。
Lâm trung hữu trúc,
林 中 有 竹,
Thiên mẫu ấn hàn lục,
千 畝 印 寒 綠,
Ngô ư thị hồ ngâm khiếu kì trắc.
吾 於 是 乎 吟 嘯 其 側。
Vấn quân hồ bất qui khứ lai,
問 君 胡 不 歸 去 來,
Bán sinh trần thổ trường giao cốc.
半 生 塵 土 長 膠 梏。
Vạn chung cửu đỉnh hà tất nhiên,
萬 鐘 九 鼎 何 必 然,
Ẩm thủy phạn sơ tùy phận túc.
飲 水 飯 蔬 隨 分 足。
Quân bất kiến :
君 不 見:
Đổng Trác hoàng kim doanh nhất ổ,
董 卓 黃 金 盈 一 塢,
Nguyên Tải hồ tiêu bát bách hộc.
元 載 胡 椒 八 百 斛。
Hựu bất kiến:
又 不 見:
Bá Di dữ Thúc Tề,
伯 夷 與 叔 齊,
Thủ Dương ngạ tử bất thực túc.
首 陽 餓 死 不 食 粟?
Hiền ngu lưỡng giả bất tương mâu,
賢 愚 兩 不 相 侔,
Diệc các tự cầu kì sở dục.
亦 各 自 求 其 所 欲。
Nhân sinh bách tuế nội,
人 生 百 歲 內,
Tất cánh đồng thảo mộc.
畢 竟 同 草 木。
Hoan bi ưu lạc điệt vãng lai,
歡 悲 憂 樂 迭 往 來,
Nhất vinh nhất tạ hoàn tương tục.
一 榮 一 謝 還 相 續。
Khâu sơn hoa ốc diệc ngẫu nhiên,
丘 山 華 屋 亦 偶 然,
Tử hậu thùy vinh cánh thùy nhục.
死 後 誰 榮 更 誰 辱。
Nhân gian nhược hữu Sào Do đồ,
人 間 箬 有 巢 由 徒,
Khuyến cừ thính ngã sơn trung khúc.
勸 渠 聽 我 山 中 曲。

Giải xuôi : Bài ca về cảnh Côn -sơn.
Côn-sơn có suối; tiếng suối reo trong trẻo làm sao; ta coi nó như tiếng đàn vậy. Côn-sơn có đá; mưa thấm nhuần khiến rêu nẩy màu xanh biếc; ta lấy đó làm chiếu nằm. Trong khe có thông; vạn dặm màu xanh bát ngát; ta nhân đó mà nằm nghỉ ngơi dưới bóng. Trong rừng có trúc; ngàn mẫu nổi màu xanh rờn; ta nhân đó mà hát nghêu ngao ở dưới gốc. Ta hỏi mi sao chẳng chịu đi về cho rồi; đã nửa đời chìm trong cảnh bụi bậm mà cứ còn bon chen hoài. Vạn chuông, chín vạc [* sống trong cảnh giàu sang, thành ngữ Trung quốc ‘ chung minh đỉnh thực 鍾鳴鼎食 ‘ : nhà nhiều khách khứa khi ăn phải đánh chuông báo hiệu, và nấu bằng những vạc lớn. Chung 鍾 : một loại nhạc khí thời cổ và đỉnh 鼎 nồi lớn nấu cơm cho nhiều người ăn. Tới bữa, đánh chuông và nồi bày la liệt. Cụm từ xuất phát từ Sử kí 史記 của Tư mã Thiên, chương Hoá thực liệt truyện 貨殖列傳:” Sái tước, bạc kĩ dã , nhi Chất thị đỉnh thực. Mã y thiển phương, trương lí kích chung 灑削, 薄技也, 而郅氏鼎食. 馬醫淺方, 張裏擊鍾 ( Đã không có tài mài dao mà anh chàng họ Chất lại đãi ăn bằng đỉnh , Không biết cách xử sự khi gặp cảnh khó khăn , mà trong nhà lại khua chuông) “. Đời Đường 唐, Vương Bột 王勃 , trong bài “ Đằng vương các tự 滕王閣序” có viết : ” Lư diêm phác địa, chung minh đỉnh thực chi gia 闾閻撲地, 鍾鳴鼎食之家 *] có ra cái gì đâu; uống nước lã, ăn rau, cứ theo phận mình là đầy đủ rồi. Mi lại không thấy sao : Đổng Trác [* Đổng Trác 董卓, tên người, ?? – 192 tự là Trọng Dĩnh 仲穎, người tời Hán 漢 vùng Lâm-thao 臨洮 ( nay là huyện Mân 岷縣 tỉnh Cam-túc 甘肅省 ) . Đời vua Tuyên đế 桓帝 , giữ chức vũ lâm lang 羽林郎, sang đời vua Linh đế 靈帝 nắm chức tiền tướng quân 前將軍. Khi Linh đế qua đời mang quân về kinh sư, giết bọn hoạn quan, bỏ vua Thiếu đế 少帝, lập vua Hiến đế 獻帝, giết thái hậu , tự đảm nhiệm chức thái sư , dâm loạn hung bạo . Phe đảng Viên Thiệu 袁紹 nhân đó khởi binh thảo phạt Đổng Trác, nhưng sau đó y bị Lữ Bố 呂布 giết chết. *] có vàng chất đầy kho; Nguyên Tải [* Nguyên Tải 元載 , tên người , ?- 777 , tự là Công Phụ 公輔 , người vùng Kì-sơn 岐山, Phượng- tường 鳳翔 ( nay là Kì sơn, Thiểm tây 陝西 ) . Thời nhỏ gia đình nghèo khổ . Đời vua Túc tông làm quan tới chức thị lang bộ hộ , chức độ chi sứ 度支使 kiêm chư đạo chuyển vận sứ 諸道轉運使 coi về tổng ngân khố nhà nước. Sau này câu kết cùng hoạn quan Lí phụ Quốc 李輔國, được thăng giữ chức tể tướng 宰相. Khi Đại tông 代宗 lên ngôi, y vẫn còn được làm tể tướng . Hắn thâm thụt ngân quỹ , dùng tiền mua chuộc hoạn quan Đổng Tú 董秀, nên càng được Đại Tông tin dùng. Hắn càng lộng hành, nhưng cuối cùng vào năm Đại lịch thứ mười ( 777 ) bị nhà vua ra lệnh giết. *] có đến tám trăm thùng hồ tiêu [* Khi kiểm tra tài sản nhà Nguyên Tải ngoài vàng bạc châu báu , còn có đến tám trăm thùng hồ tiêu ( Hồ tiêu sao xuất bát bách thạch胡椒抄出八百 石 ) *]. Mi cũng chẳng thấy : Bá Di với Thúc Tề [* Bá Di 伯夷 : vào cuối đời nhà Thương 商, là con của vua nước Cô Trúc 孤竹 cùng với em là Thúc Tề 叔齊 đã phản đối nhà Chu vì đã không ngăn cản được vua nhà Chu là Chu vũ Vương 周武王 diệt nhà Thương. Hai ông đã bỏ vào núi Thủ-dương hái rau vi mà sống, không chịu ăn thóc nhà Chu cho đến chết *] ; không chịu ăn thóc [* của nhà Chu *] đã thà chết đói nơi núi Thủ-dương [* Thủ dương 首陽 : tên núi, còn có tên là Lôi thủ sơn 雷首山, tương truyền là nơi Bá Di, Thúc Tề náu ẩn hái rau vi mà sống. Trong Thi Kinh 詩經, phần Quốc phong 國風 chương Đường phong 唐風, chương Thái linh 採苓 : “Thái linh thái linh, Thủ dương chi điên 採苓採苓, 首陽 之巔 ( Hái rau, hái rau, Trên đỉnh Thủ-dương ) “.” Họ Mao 毛 chú : ’ Thủ dương , sơn danh dã 首陽, 山名也 ‘ Theo Mao thi chính nghĩa 毛詩正義, chương Đường phổ 唐譜 thì “ Đường 唐 là tên nước mà vua Chu thành Vương 周成王 phong cho người em Nghiêu 虞, con ông này là Tiếp 燮 đối tên nước thành Tấn 晉, là dải đất chạy dọc sông Phần 汾水 vùng Thái-nguyên 太原 thuộc tỉnh Sơn-tây ngày nay . Vậy toàn thể chương “ Đường phong ” trong Kinh Thi là những bài dân ca mô tả sinh hoạt của vùng này. Chu Hi 朱熹 , người đời Tống, khi chú giải Kinh Thi, có nói :” Kì thi bất vị chi Tấn nhi vị chi Đường , cái nhưng kì thủy phong chi cựu hiệu nhĩ 其詩不謂之晉 而謂之唐,蓋仍其始封之舊號耳 ( Những bài thơ này không gọi là phong tục vùng Tấn mà gọi là phong tục vùng Đường chỉ vì rằng muốn tôn trọng cái tên được phong tặng trước kia ) “ *]. Người hiền với kẻ ngu, dù không giống nhau; nhưng họ đã cùng đạt được cái mình muốn. Trong đời người dài trăm năm; cuối cùng cũng như cây cỏ thôi. Vui, mừng, sướng khổ cứ đổi thay nhau; lúc tươi khi héo cứ tuần tự thay nhau. [* Dù là khi chết *] Gò núi [* sơn khâu 山丘, chỉ phần mộ 墳墓 , mồ mả khi chết. Giang Yêm 江淹 ,444 – 505, nhà thơ nước Lương 梁 , thời Nam Bắc triều 南北朝, trong Hoài cựu thi thương Vương Kham 懷舊詩 傷王諶 :“Hoan yến vị chung tất, Linh lạc ủy sơn khâu 歡宴未終畢, 零落委山丘 ( Tiệc vui chưa chấm dứt, Lạnh lẽo vùi dưới mồ. ) “ *] hay [* khi còn sống *] nhà đẹp [* Hoa ốc 華屋 : căn nhà lộng lẫy lúc sống. Tào Thực 曹植 , 192 – 232, nhà thơ nước Ngụy 魏 thời Tam quốc 三國 trong Không hầu dẫn 箜篌引 :” Thịnh thì bất khả tái, Bách niên hốt ngã tù. Sinh tồn hoa ốc xứ, linh lạc qui sơn khâu 盛時不可再,百年忽我遒; 生在華 屋處,零落 歸山丘 ‘ ( Lúc vui không có mãi, Trăm năm cứ qua vù. Lúc sống ở nhà đẹp, chết rồi về núi gò )*] đó cũng là do ngẫu nhiên; sau khi chết rồi có còn ai vinh với ai nhục. Đời nay nếu có người nào giống như Sào, Do [* Sào Do 巢由 : nói gom tên hai người Sào Phủ 巢父 và Hứa Do 許由, hai vị cao sĩ thời vua Nghiêu, Trung quốc, không muốn nghe nói đến lợi, danh, ở ẩn trong núi rừng . Hứa Do tự là Vũ Trọng 武仲, vua Nghiêu nghe nói ông ta là người hiền , bèn đem đất nước mà trao cho ông, ông bèn lánh vào trong rừng, mạn bắc sông Dĩnh , dưới núi Kì ( Dĩnh thủy chi dương, Kì sơn chi hạ 潁水之陽,箕山之下 ) . Sào Phủ dữ Hứa Do : khi vua Nghiêu ngỏ ý nhường thiên hạ , Hứa Do đã bỏ vào rừng rồi, mà vua Nghiêu còn tiếp tục mời ông làm chủ chín châu ( Cửu châu 九州: chỉ lãnh thổ Trung Hoa thời cổ ), Hứa Do xuống suối rửa tai. Ngay khi đó có Sào Phủ 巢父 đang cho trâu uống nước, thấy cảnh Hứa Do rửa tai, hỏi nguyên nhân. Đáp rằng “ Vua Nghiêu muốn tôi ra làm chủ chín châu, ghét nghe câu đó, nên xuống suối rửa tai ( Nghiêu dục triệu ngã vi cửu châu trường, ố văn kì thanh, thị cố tẩy nhĩ 堯欲召我為九州長, 惡聞其聲, 是故洗耳 ). Sào Phủ nghe thế nói rằng :” Ông đã ở trong vùng núi cao hang sâu , người đi không tới, Ai là kẻ có thể gặp được ông. Lòng ông vẫn còn ham cảnh phù du , muốn được người nghe nói đến tên mình , tôi sợ nước rửa tai của ông làm bẩn miệng con trâu của tôi.( Tử nhược xử cao ngạn thâm cốc, nhân đạo bất thông , thùy năng kiến tử ? tử cố phù du , dục văn cầu kì danh dự. ô ngô độc khẩu 子若處高岸深谷, 人道不通, 誰能見子?子故浮游, 欲聞求其 名譽. 污吾 犢口 )’. Nói xong Sào Phủ giắt trâu lên đầu nguồn cho trâu uống nước. *], Thì xin mời lắng nghe ta hát bài ca trong núi.
Dịch vần :
A.
Côn-sơn suối mát,
Tiếng nước rơi róc rách,
Ta coi là đàn hát.
Côn-sơn đá phẳng,
Mưa tưới rêu mượt bóng,
Ta lấy làm chiếu chõng.
Trong khe có thông,
Vạn dặm xanh một vùng,
Ta nương bóng nghỉ ngơi thật thong dong.
Trong rừng có trúc,
Ngàn mẫu in màu lục,
Ta nhờ đó mà nghêu ngao dưới gốc.
Hỏi ngươi sao chẳng về cho rồi,
Nửa đời bụi bám, còn lăn lóc.
Vạn chuông, chín vạc có ra gì,
Nước lã, cơm rau, đủ tùy lúc.
Ngươi chẳng thấy :
Đổng Trác, vàng bạc đầy một kho,
Nguyên Tải, hồ tiêu tám trăm hộc.
Lại chẳng thấy :
Bá Di với Thúc Tề,
Thủ Dương đói chết, không ăn thóc.
Hiền, ngu hai cái tuy khác nhau,
Nhưng cái mình ước đều đạt được.
Trăm năm, một đời người,
Như cây cỏ, rốt cuộc.
Vui buồn, lo sướng cứ thay phiên,
Khi tươi, lúc héo thường liên tục.
Gò núi, lầu hoa do ngẫu nhiên,
Chết rồi còn có ai vinh, nhục.
Đời nay bạn Sào, Hứa nếu còn,
Hãy vào núi nghe ta ca khúc.

B.
Côn-sơn có suối trong veo,
Thác nước đổ xuống tiếng reo rầm rầm.
Ta coi đó là đàn cầm,
Côn-sơn có đá như bàn phẳng phiu.
Mưa rơi thấm ướt nẩy rêu,
Chiếu êm thảm mượt là điều ta mong.
Trong núi có mọc đầy thông,
Muôn dặm xanh biếc một vùng mênh mông.
Tha hồ ta nghỉ ở trong,
Lại thêm trúc mọc đầy rừng xanh tươi.
Ngàn mẫu in sắc lạnh người,
Thảnh thơi bên gốc ta thời ngâm nga.
Còn ngươi sao chẳng về cho,
Nửa đời cát bụi vẫn lò dò đi.
Muôn chung ngàn đỉnh ra gì,
Cơm rau nước lã miễn khi đủ dùng.
Ngươi chẳng thấy :
Đổng Trác vàng bạc đầy vung,
Nguyên Tải, có tám trăm thùng hồ tiêu.
Lại chẳng thấy :
Bá Di, Thúc Tề rủ nhau
Thủ-dương đói chết, chẳng cầu thóc Chu .
Hiền ngu có khác gì đâu,
Nhưng cùng thoả mãn điều cầu đấy thôi.
Trăm năm là cõi con người,
Cuối cùng tàn rũ như đời cỏ cây.
Vui buồn, sướng khổ luôn thay,
Khi tươi, khi héo kéo bày theo nhau.
Ngẫu nhiên : gò núi, lầu cao,
Chết rồi vinh nhục ai nào biết cho.
Đời nay còn có Sào, Do,
Xin mời vào núi nghe ta hát hò.

Vụ án vườn Lệ-chi

• Mọi việc đang diễn ra tốt đẹp, thì đánh đùng một cái, vụ án Lệ Chi viên xảy ra như một tiếng sét làm tan nát cuộc đời Nguyễn Trãi và gia tộc ông.Đầu đuôi vụ án như sau:

• Ngày 27 tháng 7 năm Nhâm Tuất niên hiệu Đại Bảo thứ ba tức ngày mồng 1 tháng 9 năm 1442, vua Lê Thái tông đến Côn-sơn thăm Nguyễn Trãi. Nguyễn Trãi có một người vợ lẽ yêu là Nguyễn Thị Lộ vừa đẹp vừa hay chữ. Thị Lộ từng được vua Thái tông vời vào triều phong cho chức Lễ nghi học sĩ giữ công việc dạy dỗ cung nhân. Khi Lê Thái Tông đến Côn-sơn thì Thị Lộ đã về đấy thăm Nguyễn Trãi từ trước. Lúc nhà vua rời Côn-sơn thì Thị Lộ được lệnh theo nhà vua về Thăng Long. Ngày mồng 4 tháng 6 năm Nhâm Tuất tức ngày mồng 7 tháng 9 năm 1442, xa giá vua Thái Tông về đến Lệ Chi viên tục gọi là Trại Vải ở làng Đạo Lai, huyện Gia Bình tỉnh Bắc Ninh (nay là huyện Gia Lương). Nửa đêm hôm ấy, nhà vua bị cảm, và đến sáng thì mất. Các quan hộ giá giữ kín tin, và đến ngày mồng 6 tháng 8 mới rước linh cữu vua về Thăng Long, Thị Lộ cũng bị bắt. Thị Lộ cũng như Nguyễn Trãi bị buộc tội là âm mưu với nhau giết vua. Tại sao triều đình nhà Lê lại khoác vào cổ Nguyễn Trãi, người đã dày công chiến đấu gian khổ để dựng ra nó, cái tội tày đình như thế?
• Lê Thái tông có 5 vợ. Trong số năm người vợ này có Nguyễn Thị Anh và Ngô Thị Ngọc Dao. Nguyễn Thị Anh sinh ra Bang Cơ được phong làm thái tử. Nguyễn Thị Anh biết bà phi Ngô Thị Ngọc Dao đang có mang và nằm chiêm bao thấy Ngọc Hoàng thượng đế sai một vị tiên đồng đầu thai vào bà Ngọc Dao. Thị Anh sợ rằng khi bà Ngọc Dao sinh hạ quý tử, thì cái ngôi thái tử của Bang Cơ sẽ không còn nữa. Thị Anh bèn tìm đủ cách để hãm hại bà Ngô Thị Ngọc Dao. Thị Anh đã từng vu cho bà Ngọc Dao có dính líu vào vụ làm bùa của bà Huệ phi và có ý làm hại thái tử. Chính Thị Anh đã xui Thái tông khép bà Ngọc Dao vào tội voi giày.
• Nguyễn Trãi đã tìm cách cứu bà Ngọc Dao. Ông bảo Thị Lộ khuyên vua Thái tông không nên nghe lời xúc xiểm mà làm một việc thất đức. Nghe lời Thị Lộ, vua Thái tông đã cho phép đưa bà Ngô Thị Ngọc Dao giấu ở chùa Huy Văn. Ở đây vài tháng sau, bà Ngọc Dao đã sinh ra một người con trai đặt tên là Tư Thành (vua Thánh Tông sau này). Để tránh sự mưu hại của Nguyễn Thị Anh, Nguyễn Trãi đưa hai mẹ con bà Ngọc Dao ra An Bang (Quảng Ninh ngày nay). Những việc này cuối cùng đến tai Nguyễn Thị Anh. Từ đấy Thị Anh đâm thù Nguyễn Trãi và Thị Lộ. Thị đang chờ cơ hội để trả thù, thì xảy ra vụ Thái tông đột nhiên chết ở Lệ Chi viên. Thế là bà nắm ngay lấy việc này để trả thù. Bà lại càng dễ trả thù, sau khi Bang Cơ, mới hai tuổi, được lên ngôi vua và bà được ra thính chính. Bọn gian thần cũng căm thù Nguyễn Trãi, chúng vẫn coi Nguyễn Trãi là cái gai ở triều đình. Khi xảy ra vụ án Lệ Chi viên, chúng liền vào hùa với nhau để cùng với Thị Anh hãm hại Nguyễn Trãi và gia tộc ông.
• Như trên đã nói, sau khi đưa linh cữu Thái tông về Thăng Long, Nguyễn Thị Lộ bị bắt, và sau đó Nguyễn Trãi cũng bị bắt. Nguyễn Thị Lộ bị tra tấn cực kỳ dã man. Khi mang Thị Lộ ra thẩm vấn, trước sau hình quan chỉ hỏi Thị Lộ có một câu: – Có phải mày đã tiến độc cho đức Đại Hành Hoàng đế, và cáo mưu thị nghịch là do Nguyễn Trãi không? Do bị tra tấn quá tàn nhẫn, Thị Lộ đành phải nhận tất cả các tội lỗi mà bọn hình quan đã bày đặt ra theo một lệnh không biết từ đâu. Thế rồi cả gia quyến Nguyễn Trãi bị bắt giam: con gái bị sung làm nô tỳ ở cung vua hay ở các nhà quan, con trai thì chờ ngày ra pháp trường chịu tội tử hình.
• Vào cái ngày đau xót không những cho Nguyễn Trãi mà còn cho cả dân tộc nữa, là ngày 16 tháng 8 năm Nhâm Tuất tức ngày 19 tháng 9 năm 1442: Nguyễn Trãi và gia tộc đã rụng đầu dưới lưỡi dao oan nghiệt của cái triều đình hèn hạ và ngu muội mà chính ông đã chiến đấu gian khổ để dựng nên.
• Hai mươi hai năm sau, vào năm Quang Thuận thứ 5 tức năm 1464, nhìn thấy nỗi oan uổng của Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông mới xuống chiếu tẩy oan cho ông. Nguyễn Trãi được vua Lê Thánh Tông truy phong chức Đặc tiến kim tử Vinh Lộc đại phu trước Tán trù bá và cho một người con duy nhất trốn , thoát nạn tru di là Nguyễn Anh Vũ làm tri huyện. Nhà vua lại cấp cho gia đình họ Nguyễn một trăm mẫu ruộng để dùng vào việc thờ cúng. Và vua Lê thánh Tông đã ca ngợi tấm lòng trong sáng của Nguyễn Trãi :

Ức Trai tâm thượng quang khuê tảo.
抑 齋 心 上 光 奎 早
( Ức Trai lòng sáng tựa sao Khuê )

Lê Thánh Tông

Phạm Doanh

Góp ý xin l/l Phamdoanh1999@gmail.com

( Trích đoạn trong Nguyễn phi Khanh  & Nguyễn Trãi : Hai đời chung một luồng thơ Chữ , sắp xuất bản).


Tư liệu tham khảo :

1. Văn Tân et als ( Eds ) : Nguyễn Trãi Toàn Tập , Nhà xuất bản Khoa-học Xã-hội, Hà-nội 1969 , 798 pps.
2 Lê cao Phan (Trans. ) : Ức Trai thi tập , Nhà xuất bản Văn-học, 2000, 447 pps.
.3 Phan sĩ Tấn et als ̣( Eds ): Thơ văn Nguyễn Trãi , Nhà xuất bản Giáo-dục 1980, 256 pps.
4 Hoàng công Khanh : Vằng vặc sao Khuê, Nhà xuất bản Văn-học, Hà-nội , 1998 779 pps

Lịch Sử Ngày Lễ Độc Lập của Hoa Kỳ July 4 – U.S. Independence Day

William Hoàng

Cộng đồng Việt Nam tham dự Diễn Hành Lễ Độc Lập Hoa Kỳ tại Washington D.C.

Trong khoảng 10 năm kể từ 1775, mười ba tiểu bang đầu tiên ở Bắc Mỹ Châu đã kết hợp với nhau tiến hành một cuộc chiến chống Mẫu Quốc Anh để thành lập một quốc gia mới, trẻ trung, và lấy tên là Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ (The United States Of America).

Hàng năm, cứ đến Ngày 4 Tháng 7, Hoa Kỳ cử hành Lễ Ðộc Lập của Hoa Kỳ tức Independence Day để nhớ lại rằng sau nhiều năm thương thảo chỉ gặp những áp chế càng ngày càng khắc nghiệt hơn, Quốc Hội Lục Ðịa cuối cùng đã vùng lên đồng thanh chấp thuận đưa ra Bản Tuyên Ngôn Ðộc Lập(Declaration of Independence) vào ngày 4 Tháng 7, 1776, hai ngày sau khi đại biểu các tiểu bang biểu quyết dứt khoát đoạn tuyệt với Mẫu Quốc. 

 Vào ngày tuyên ngôn này, Hoa Kỳ chưa chuẩn bị để có lá quốc kỳ và bài quốc ca mới.  Bài ca hồi đó là “Hail, Columbia”, lá cờ là Grand Union Flag có 13 sọc cùng hình lá cờ Anh ở góc trái, và chưa có ngôi sao nào.  Cho tới ngày 14 tháng 7 năm 1777 Quốc Hội II Lục Ðịa Mỹ Châu mới ra nghị quyết nhìn nhận lá cờ hình chữ nhật có 13 sọc trắng và đỏ với 13 ngôi sao kết thành một vòng tròn trên nền xanh dương.  
 *
Cuộc Chiến Cách Mạng Mỹ Châu (CCCMMC) và Tuyên Ngôn Ðộc Lập
Nguyên nhân và những yếu tố đưa cuộc cách mạng đến thành công
 Cuộc Chiến Cách mạng Mỹ Châu năm 1775 không kéo dài và ít đổ máu nhưng sự thành công của Cuộc Chiến Cách Mạng đó cùng với Bản Tuyên Ngôn Ðộc Lập đã có một ý nghĩa hết sức quan trọng không riêng chỉ đối với Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ mà còn đối với cả thế giới năm châu: sự thành công đó tạo một niềm hứng khởi say mê cho những con người vốn khao khát Tự Do của thời đại Bừng Sáng (Enlightenment) và là nguồn hy vọng tuyệt vời của những con người bị  áp chế muốn vùng dậy đòi lại quyền làm người.
 
Tình hình Châu Mỹ La Tinh trước CCCMMC bùng nổ
 Nhờ Christopher Columbus tình cờ khám phá ra Châu Mỹ trong những năm 1490, dân Âu Châu đổ xô đến đây để tìm vàng và lập nghiệp.  Có hai sự kiện lịch sử:
    (1) Jamestown ở Ðông Nam Virginia là ngôi làng đầu tiên của một số dân thuộc địa (colonist) người Anh ở Bắc Mỹ định cư vĩnh viễn vào năm 1607,
    (2) Plymouth ở Ðông Nam Massachusetts là nơi những vị Tiền Bối Tị Nạn Tôn Giáo – the Pilgrim Fathers – đổ bộ từ con Tầu Mayflower vào năm 1620. 
 Từ đó, các nước cường thịnh ở Âu Châu như Tây Ban Nha, Anh, Pháp, Bồ Ðào Nha, v.v. đã dần dần thiết lập các thuộc địa trên khắp dải đất rộng lớn và nhiều tài nguyên của Mỹ Châu với diên tích khoảng 17 triệu dặm vuông, đứng hàng thứ nhì thế giới sau Châu Á.  Hoa Kỳ có diện tích khoảng 3 triệu 6 trăm ngàn dặm vuông đứng hàng thứ nhì sau Canada với 3 triệu 8 trăm ngàn dặm vuông.  Miền Bắc Mỹ Châu lúc đó có 13 tiểu bang, mỗi bang đứng đầu là vị Thống Ðốc. 
 Cuộc Chiến Cách Mạng Mỹ Châu bắt đầu bùng nổ với Trận Lexington và Concord (Tháng Tư, 1775) và với tiếng hô hào rất lớn của Patrick Henry “Cho Tôi Tự Do hay là Cho Tôi Chết” (Give Me Liberty or Give Me Death).  Thi sĩ Emerson đặt hai câu thơ:
 Hence once the embattled farmers stood
And fired the shot heard round the world
 Nhập cuộc chiến các nông gia đứng dậy
Phát súng đầu nghe thấy khắp năm châu
 
Tại sao xẩy ra Cuộc Chiến Cách Mạng Mỹ Châu?
 Nguyên nhân dẫn đến Cuộc Chiến Cách Mạng Mỹ Châu là sự bất mãn cao độ về chính sách thuế khóa quá cưỡng ép và không khoan nhượng, cùng với vấn đề quyền hạn của thuộc địa bị hạn chế qua sự kiện “đánh thuế mà không có sự đại diện” (taxation without representation).  Nguyên nhân sâu xa là người dân thuộc địa từ lâu vẫn hoài bão một cuộc sống tự do, bình đẳng, và độc lập đối với Mẫu Quốc Anh.
 
Cuộc cách mạng thành công nhờ những yếu tố nào?

Cuộc Chiến Cách Mạng Mỹ Châu thành công nhờ 5 yếu tố chính:

  1. Lòng bất mãn cao độ của dân thuộc địa Mỹ Châu trước sự ngoan cố của Anh Hoàng và Nghị Viện Anh.
  2. Cuộc chiến được lãnh đạo bởi những nhân vật có tài và có đức, tiêu biểu là George Washington.
  3. Ảnh hưởng của tham luận “Common Sense” cổ võ cho một nền cộng hòa độc lập.
  4. Ảnh hưởng của Bản Tuyên Ngôn Ðộc lập của nhóm Thomas Jefferson.
  5. Lòng ái quốc của các bà trong Cuộc Cách Mạng Mỹ Châu.

Tính Ngoan Cố của Anh Hoàng và Nghị Viện Anh quốc

 Anh Hoàng, George III có tiếng là đần độn từ nhỏ (học dốt) và chuyên chế; các triều thần tỏ ra bảo thủ không chịu lắng nghe nguyện vọng của các thuộc địa và quyết tâm dẹp trừ phản loạn.  Hai sử gia Hoa Kỳ ghi về George III, đại ý là “Năm 1760, George III lên ngôi.  Ông vua 22 tuổi này không muốn chấp nhận ý kiến quyền hành của vua nên bị hạn chế.  Mẹ ông ta nói với ông ta: ‘George, con phải là Vua’ và ông ta đã thực hiện câu nói đó của mẹ.”   
 Anh Hoàng ban hành các điều luật mới như Sugar Act, Stamp Act, Tea Act, Declaratory Act (thuộc địa là thuộc cấp, Nghị Viện có thể ban hành luật buộc dân thuộc địa phải tuân theo.), và Thuế Quan Townshend (đánh vào hàng hóa xuất nhập cảng) nhằm tăng giá biểu các loại thuế đánh vào thuộc địa để bù đắp cho cuộc chiến với Pháp (1754-1763). 
Sự bất mãn bùng nổ qua sự kiện có tên là “Boston Tea”: Ngày 27.11.1773, Tầu Dartmouth chở 1700 thùng trà tới Boston.  Ðám dân chống không cho đem trà xuống trong khi Thống Ðốc Hutchinson buộc phải thu thuế trà.  Tới ngày 16.12, dân biểu tình giả làm những thổ dân lên tầu và đổ hết trà xuống biển. Tin này bay tới London, nhiều người ở Anh nghĩ là phải dạy thuộc địa một bài học.  Anh Hoàng George III nói: “Ta phải buộc chúng phục tùng hay bỏ mặc chúng” (We must master them or leave them to themselves). 
 Mùa xuân năm sau (1784), Nghị Viện Anh ra “Những Ðạo Luật Cưỡng Chế” (Coercive Acts) và chuẩn bị đưa binh sĩ vượt 3000 dặm sang Mỹ Châu để dẹp loạn.  Tại Mỹ Châu, Massachusetts, thủ phủ của dân thuộc địa tị nạn, kêu gọi một cuộc họp các đại biểu của tất cả các thuộc địa để nghiên cứu đưa ra hành động chung. 
 Quốc Hội Lục Ðịa Ðầu Tiên (First Continental Congress) nhóm tại Philadelphia vào tháng Chín, 1774.  Có nhiều tranh cãi về “Hòa” hay “Chiến”.  Cuối cùng đa số chấp nhận lý luận của John Adams (sau này là Tổng Thống kế TT Washington): dân chúng thuộc địa phải cầm súng để bảo vệ các quyền của họ.  Lúc đó, John Adams phát biểu: “Cuộc cách mạng đã hoàn tất trong tâm trí của dân chúng và Khối thuộc địa, trước khi cuộc chiến khởi sự.  (The revolution was complete in the minds of the people and the Union of the colonies before the war commenced.)”
*
Thân Thế và Sự Nghiệp của George Washington (1732 – 1799)
(TC: The American Nation, tr. 106)

George Washington by Gilbert Stuart, 1797

Dường như Washington sinh ra để trở thành một vị lãnh đạo có công lao lớn nhất dẫn dắt Cuộc Chiến Cách Mạng Châu Mỹ tới thành công.  Ông thực sự xứng đáng được mọi người Hoa Kỳ gọi là “Cha của Ðất Nước” – “Father of His Country”.    

 Ông sinh ngày 22.2.1732 trong một gia đình trồng trọt thuốc lá giầu có ở Westmoreland, Virginia.  Cha mẹ ông sở hữu chừng 10 ngàn mẫu và khoảng 50 nô lệ.  Ông đối xử với các nô lệ rất tử tế và lịch sự, và không bao giờ đặt vấn đề ông có quyền sở hữu nô lệ.  Ông không theo học chính thức trường lớp nhiều, nhưng có thày dạy kèm (tutors), đặc biệt dạy ông về công dân giáo dục.  Ông siêng năng và rất kỷ luật. 
Ông có một thân thể rất tráng kiện như cha ông: cao 6 feet và cân nặng 200 pounds.  Giống như các bạn đồng lứa, ông rất ngưỡng mộ các vị anh hùng của thời Cộng Hòa La Mã tỉ như Cato the Young, nổi tiếng về tính thật thà và tận tụy với công vụ.  
 Ông không thích môn Văn nhưng giỏi Toán.  Từ nhỏ đã có khiếu về khảo sát địa hình (survey).  Năm 1749, ông làm trắc địa viên (surveyor) cho Công Ty Culpeper.
  Năm 1752, ông gia nhập dân quân Virginia.  Ông được phái tới Ohio River Valley ở đông Pennsylvania để tấn công một lực lượng nhỏ của Pháp để khởi sự Cuộc Chiến Pháp và Thổ Dân (French & Indian War) và trở thành Tư Lệnh của Dân Quân Virginia (1755- 58).  Cuối 1758, ông từ nhiệm nghĩa vụ này vì: là một dân Mỹ Châu, ông sẽ không thể thăng tiến trong quân đội Anh Quốc mặc dầu ông dũng cảm và có tài quân sự. 
 Ông chuyển sang sự nghiệp chính trị bằng cách nhận một ghế trong Hạ Viện của Nhóm Burgesses (Ðại Biểu Thị Xã, 1759- 74), làm thẩm phán tòa hòa giải (1760- 74), quản lý sở đất Virginia của ông ở Mount Vernon, và cưới bà Martha Dandrid ngày 6.1.1759. 
Khi Cuộc Cách Mạng Châu Mỹ sắp bùng nổ trong giữa những năm 1770, ông đắc cử vào Quốc Hội Lục Ðịa Kỳ I (1774 – 75).  Ngày 15.6.1775, Quốc Hội Lục Ðịa Kỳ II bổ nhiệm ông là Tổng Tư Lệnh Quân Ðội Lục Ðịa.  Ông nắm quyền chỉ huy vào ngày 3.7.1775.  Ông đã xây dựng từ những binh đoàn kém huấn luyện và thiếu trang bị thành những đơn vị có kỷ luật và tác chiến tốt, và bảo vệ được Boston (1776).  Tuy nhiên ông suýt bị tiêu tan sự nghiệp vì thất trận ở Long Island. 
Sau những thành công trong các trận ở Trenton và Princeton, ông gỡ được một chút tín nhiệm.  Ông tránh khỏi được một toan tính bãi nhiệm ông.  Trong các năm 1777- 78, ông rút các đơn vị về thủ ở Valley Forge.  Nhờ kết đồng minh với Pháp (1778) và Tây Ban Nha (1779), lực lượng của ông chiếm được Yorktown (1781).  Khi hòa bình ký kết (1783), ông từ chức trở về trang trại ở Mount Vernon.
 Bất bình với những Ðiều Khoản về Liên Hiệp Chế (Confederacy) 1781, ông đóng vai trò chính trong nỗ lực bảo vệ chấp nhận Hiến Pháp Hiệp Chủng Quốc
 Năm 1789 được Quốc Hội nhất loạt bầu làm vị Tổng Thống đầu tiên.  
Ông làm lễ nhậm chức Tổng Thống vào ngày 30 Tháng 4, 1789.   Tin tưởng mãnh liệt vào một chính quyền trung ương mạnh, ông thành lập ngành tư pháp liên bang (1789) và một ngân hàng quốc gia (1791). 
Năm 1792, ông lại được Quốc Hội nhất loạt bầu làm Tổng Thống nhiệm kỳ hai.
 Trong nhiệm kỳ hai, nhìn thấy đã có nhiều dấu hiệu chia rẽ đảng phái, TT Washington đã đưa ra lời tiên đoán rằng “đất nước sau này chắc chắn sẽ rơi vào nạn chia rẽ đảng phái rất trầm trọng” và trong bài diễn văn từ giã cuối nhiệm kỳ hai vào Tháng Chín, 1796,  ông phát biểu sẽ không nhận đề cử làm TT cho nhiệm kỳ ba và ông biện bác cho một quốc gia đoàn kết hơn là chia rẽ bởi các đảng phái, bởi các chính sách kinh tế, hay đối ngoại.   Hết nhiệm kỳ hai, ông trở lại Mount Vernon vui thú điền viên. 
Với đức tính liêm khiết, lòng kiên nhẫn, trái tim yêu công lý, và tinh thần trách nhiệm cao, ông là một vị lãnh đạo vĩ đại và rất xứng đáng với danh hiệu “Cha của Ðất Nước”.  Ông qua đời ngày 14.12.1799.
 Nhưng Cuộc Chiến Cách Mạng giành độc lập thành công hẳn nhiên còn nhờ tới những bài luận thuyết nẩy lửa của những nhân vật tài ba viết làm bùng lên khí thế đấu tranh rất mãnh liệt và kiên cường của đông đảo quần chúng.
 
Ảnh Hưởng của Bản Tham Luận “Common Sense” của Thomas Paine (1737- 1809)

Thomas Paine
Portrait by Auguste Millière (1880)

Thomas Paine sinh trưởng ở Anh và là một nhà văn cấp tiến, một khuôn mặt lãnh đạo của Cuộc cách Mạng Mỹ Châu.  Ông di cư sang Mỹ Châu năm 1774.  Hơn 150 ngàn ấn bản tham luận (pamphlet)Common Sense (Ý Thức Thông Thường) rất có ảnh hưởng của  ông được bán ra năm 1776 thúc đẩy các thuộc địa tuyên bố hoàn toàn độc lập.  Ông gọi Anh Hoàng George III là “Bạo Chúa” (Royal Brute) và nói với những người còn e ngại, sợ xệt: “Một chính quyền của chính chúng ta là quyền tự nhiên của chúng ta” (A government of our own is our natural right”). 

Ông nhấn mạnh: “Hỡi nhân loại yêu quý!  Chúng ta dám chống không phải chỉ với sự bạo ngược mà chống ngay cả tên bạo ngược nữa” (O! ye that love mankind!  Ye that dare oppose not only tyranny but the tyrant itself!).  
 Bản Common Sense ảnh hưởng mạnh trong Quốc Hội.  Tháng 3, 1776, Quốc Hội phái các tầu võ trang chống thương thuyền Anh; cho mở các cửa cảng châu Mỹ cho tầu ngoại quốc vào; thúc đẩy các đại hội tỉnh hình thành hiến pháp và chính quyền tiểu bang.  Ngày 7.6.1776, Richard Lee đưa ra bản quyết nghị của đại hội Virginia như sau:
Quyết Nghị: Rằng các thuộc địa thống nhất là và có quyền là những tiểu bang tự do và độc lập; rằng các thuộc địa xóa bỏ hết mọi liên thuộc với Vương Quốc Anh; và rằng mối liên lạc chính trị giữa các thuộc địa và Anh Quốc thì và phải là hoàn toàn giải tán.
 
Bản Tuyên Ngôn Ðộc Lập của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ
 
Ðể chính thức tuyên bố cắt đứt mọi dính líu và lệ thuộc vào mẫu quốc, Quốc Hội Lục Ðịa thành lập một nhóm gồm năm nhân vật: Thomas Jefferson, Benjamin Franklin, John Adam, Roger Sherman, và Robert Livingston với nhiệm vụ soạn thảo bản tuyên ngôn độc lập. 

Thomas Jefferson (by Rembrandt Peale, 1800)

Thomas Jefferson được coi như là soạn thảo viên chính vì ông là một luật gia có văn tài và thông minh. Sau đó ông được cử làm Thống Ðốc bang VA (1779- 81) và bầu làm Tổng Thống hai nhiệm kỳ (1801 – 1809).

 Bản Tuyên Ngôn Ðộc Lập (Declaration of Independence) được ký ngày 4 tháng 7 năm 1776 là một văn kiện đánh dấu kỷ nguyên mới của nhân loại trong thế kỷ 18 nói lên tiếng nói đoạn tuyệt với chế độ quân chủ để xây dựng một chính thể mới gọi là chính thể cộng hòa (the republic) với nội dung quyền hành của đất nước là của toàn dân.  Ý niệm này xuất phát từ những tư tưởng trong các luận thuyết của các triết gia điển hình là Jean Jacque Rousseau (Pháp) viết cuốn “Nguồn Gốc của Sự Bất Bình Ðẳng của Con Người (Origin of Inequality of Man, 1755). 
Bản Tuyên Ngôn Ðộc Lập của Hoa Kỳ vang dội khắp thế giới.  Ðặc biệt là ở Pháp, Cuộc Cách Mạng 1789 đã đưa ra bản tuyên ngôn tương tự gọi là Tuyên Ngôn của Pháp Quốc về Quyền của Con Người(French Declaration of the Rights of Man).   
 Nội dung Bản Tuyên Ngôn Ðộc Lập của Hoa Kỳ như sau:
 Chúng tôi coi những sự thật sau đây là hiển nhiên rằng mọi người sinh ra là bình đẳng, rằng Tạo Hóa ban cho họ một số quyền bất khả chuyển nhượng, rằng trong những quyền đó có quyền Sống, quyền Tự Do, và quyền theo đuổi Hạnh Phúc.  Rằng để bảo đảm những quyền này, Chính Quyền phải được xây dựng bởi luật pháp và quyền hạn chính đáng của chính quyền phải xuất phát từ sự đồng ý của những Người Dân.  Rằng bất cứ khi nào bất cứ một Hình Thức Chính Quyền trở nên phá hoại đối với những cứu cánh này thì Người Dân có Quyền thay đổi hay hủy bỏ chính quyền đó, và thiết lập Chánh Quyền mới. …
 Xin thưởng thức bài thơ:
 
Mừng Độc Lập Hoa Kỳ
-Hải Bằng.HDB
 
Quyết rời mẫu quốc tái xây đời
Dân chủ đa nguyên đạt mới thôi
Ðộc Lập châm ngôn soi vạn thế
Tự Do lý tưởng sáng muôn thời
Phát huy Bình Ðẳng trên toàn cõi
Bảo vệ Nhân Quyền tại khắp nơi
Mở rộng vòng tay ôm tị nạn
Tạ ơn Nước Mỹ bút thay lời
 
Ngoài những lực lượng kiên cường và các bài viết hùng hồn, cuộc chiến giành độc lập cho Mỹ Châu còn dựa vào sự góp sức hết lòng của phụ nữ Hoa Kỳ.  Họ đã toàn bộ đứng lên làm những công tác nâng cao tinh thần binh sĩ lúc đó đang xuống thấp và phải lui về tái bố trí ở Valley Forge. 
 
Lòng Ái Quốc của Các Bà trong Cuộc Cách Mạng Mỹ Châu
 Thật ra không phải tất cả mọi người đều hưởng ứng ngay phong trào cách mạng. 
Trái lại còn khá nhiều phân tử trung thành với mẫu quốc gọi là “bảo hoàng” (loyalists) vì tâm lý sợ hãi thế lực còn mạnh của Anh Quốc và vả lại họ chưa ý thức được thế nào là hạnh phúc, là tự do, và bình đẳng bởi vì họ đã quá quen với những nếp sống cũ: phục tùng và chịu đựng.  Ngay cả đối với mười ba tiểu bang bỏ phiếu biểu quyết cho bản Tuyên ngôn Ðộc Lập, cũng chỉ có 9 đại biểu bỏ phiếu thuận; còn hai đại biểu bỏ phiếu chống là Pennsylvania và South Carolina và hai đại biểu lưng chừng là Delaware và New York. 
 Cuộc chiến ban đầu gây nhiều tổn thất cho thuộc địa vì quân số ít và trang bị thiếu thốn.  Tin về quân Anh đã chiếm Chaleston, South Carolina, truyền tới Philadelphia trong tháng Năm, 1780, chính quyền và các thương gia lập tức tìm mọi cách gây quỹ yểm trợ cuộc chiến và nâng tinh thần của binh đội.  Bỗng có một cuộc vận động không ai ngờ được là các bà ở Phila lần đầu tiên trong lịch sử Hoa Kỳ đứng ra lập hội nhằm kêu gọi tất cả các thuộc địa yểm trợ cuộc chiến.  Cuộc vận động bắt đầu từ ngày 10.6.1780 và người có sáng kiến lập hội này là bà Esther de Berdt Reed 33 tuổi và là một người yêu nước kiên cường viết một bài vận động tâm lý có nhan đề là “Tâm Tình của một Phụ Nữ Mỹ” (The Sentiments of An American Woman) và trở thành chủ tịch của Hội Của Quý Bà (Ladies Association).   

Esther de Berdt Reed by Charles Peale

 Trong bản “Tâm Tình”, bà Berdt xác định rằng phụ nữ Mỹ phải cương quyết làm nhiều hơn là hứa suông (barren wishes).  Bà nêu lên sự nghiệp vĩ đại của vị Nữ Anh Hùng Joan of Arc của Pháp (1412 – 1431), người nữ nông dân nghèo đã đứng lên hô hào giải phóng nước Pháp khỏi Anh Quốc.  Bà hô hào phụ nữ Mỹ nên từ bỏ “các món trang sức tầm thường” (vain ornaments) và dành món tiền mua sắm quần áo lòe loẹt hay làm tóc kiểu để mua quà tặng cho binh sĩ gọi là “quà của Quý Bà” (the offering of the Ladies). 

 Lời kêu gọi này được đáp ứng ngay lập tức.  Ba ngày sau khi bài “Tâm Tình của Một Phụ Nữ” xuất hiện, ba mươi sáu bà ở Philadelphia hội lại để quyết định làm thế nào tiến hành những đề xuất của bà Berdt. Những quyết nghị của họ in trong một phụ chương của bài Những Tâm Tình đăng tải trên báoPennsylvania Zazette ngày 21.6.1780.  Bản kế hoạch có nhan đề “Những Ý Kiến, liên quan tới cách gửi tới Các Binh Sĩ Mỹ, các Món Quà của các Phụ Nữ Mỹ” và bản kế hoạch không đề nghị gì hơn là động viên toàn bộ nữ giới.  Những đóng góp sẽ được nhận từ bất cứ một phụ nữ nào với bất kỳ số lượng nào.  Môt “Nữ thủ quỹ” sẽ được chỉ định trong mỗi quận kiểm tra thu góp tiền bạc, ghi cẩn thận tất cả những khoản tiền thu.  Kiểm tra những công việc của những nữ thủ quỹ quận sẽ là phu nhân của Thống Ðốc trong chức vụ “Nữ Tổng Thủ Quỹ”.  Nhất loạt, tất cả các món quyên góp sẽ được gửi cho Martha Washington (phu nhân của George Washington) để tặng binh sĩ. 
Công tác quyên góp được tiến hành ngay.  Thành phố Phila chia thành mười khu, mỗi khu có hai tới năm bà phụ trách.  Từng cặp vận động viên như vậy đi đến từng nhà quyên góp không trừ một ai.  Nhóm vận động viên bao gồm đủ thành phần xã hội.  Vào đầu tháng Bẩy, số tiền lạc quyên lên tới ba trăm ngàn đô la thuộc địa ($300, 000. dollars thuộc địa).  Trong tháng Bẩy, báo chí khắp nơi tái đăng bài “Những Tâm Tình kèm theo kế hoạch chi tiết về lạc quyên. 
Các bà ở Trenton, New Jersey, là nhóm đầu tiên theo gương Philadelphia.  Họ cũng cho đăng tải bài kêu gọi lấy tên là “Tâm Tình của Các Bà ở New Jersey”.  Trung tuần tháng Bẩy, New Jersey chuyển số tiền khởi thủy $15,500. cho George Washington.  Ở Maryland, hội các bà gửi $16,000. mới chỉ quyên góp ở thành phố Annapolis thôi.  Chủ bút báo Pennsylvania Packet viết một bài đặc biệt gửi cho cư dân Matyland: “Phụ nữ ở mọi nơi trên hoàn cầu đang mắc nợ các phụ nữ ở Mỹ Châu vì họ đã tỏ ra rằng nữ giới có khả năng làm công đức chính trị cao nhất.” (the women of every part of the globe are under obligations to those of America for having shown that females are capable of the highest political virtue). 
 Số tiền quyên góp đã được dùng để làm gì?  Kế hoạch sử dụng tiền quyên góp của các bà rất khác với kế hoạch của vị Tổng Tư Lệnh Quân Ðội, George Washington.  Ông muốn làm các áo sơ mi cho binh sĩ hơn bất cứ các món quà nào khác.  Nhưng bà Esther Reed báo cáo rằng không những vải rất khó kiếm mà hơn nữa Pennsylvania đang có kế hoạch gửi hai ngàn áo sơ mi cho binh sĩ và hàng đã được chở từ Pháp qua nhiều rồi.  Bà thêm rằng một số người đưa ý kiến là đổi hết số tiền ra dollar nặng và tặng cho binh sĩ mỗi người hai đồng để tùy nghi sử dụng.  Tuy nhiên, bà viết thêm cho vị Tổng Tư Lệnh Quân Ðội, George Washington, rằng nếu binh sĩ còn cần sơ mi thì Hội Các bà sẽ dành một khoản tiền để thực hiện. 
 Washington trả lời đại ý rằng: tặng tiền có thể sẽ tạo cho binh sĩ phạm ký luật nếu họ uống rượu.  Nếu quý bà muốn sử dụng tiền tặng dữ làm phước đó tốt đẹp, thì nên mua sơ mi tặng cho binh sĩ. 
Rút cục các bà thực hiện đúng ý Washington.  Bất hạnh thay, công việc chưa thực hiện xong thì bà Esther de Berdt qua đời vì bịnh kiết lỵ (1780) và công việc điều hành hội trao cho bà Sarah Franklin Bache (con gái của Benjamin Franklin) đảm nhiệm.  Cho tới đầu tháng 12 thì đã hoàn tất hơn 2000 sơ mi có in tên của một bà đã lập gia đình hay chưa lập gia đình may tấm áo đó.  Cuối tháng 12, số sơ mi được trao cho viên Tổng Quân Nhu ở Philadelphia.   
Một người dân Philadelphia dấu tên viết: “Tôi thú nhận rằng chúng tôi đã tiến hành công việc một cách nghiêm trang và với lý do cao quý.  Chúng tôi hy sinh từng giờ phút mà chúng tôi có thể dành ra từ những công việc nhà cho công ích.  Chúng tôi quên tất cả những mệt nhọc vì sung sướng và hãnh diện là trong khi các binh sĩ chịu gian khổ và hiểm nguy trên chiến địa để bảo vệ chúng tôi thì chúng tôi ở nhà chỉ làm những lao động nhỏ thôi nhằm tạo những phút thoải mái và làm nhẹ đi những nỗi nhọc nhằn của họ.”
*
Tóm lại, Cuộc Chiến Cách Mạng Châu Mỹ mở đầu một kỷ nguyên mới của nhân loại, kỷ nguyên của Tự Do, Bình Ðẳng, và Tiến Bộ với một quốc gia mới, rất trẻ trung được khai sinh, đó là Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ (The United States of America).  Bản Tuyên Ngôn Ðộc Lập minh định “Mọi người sinh ra bình đẳng” và “Quyền hạn của chính quyền phải xuất phát từ sự đồng ý của người dân”.  Ðó là những tư tưởng hoàn toàn mới mẻ và đầy hấp dẫn khi mà những hình thức và tập tục của chế độ quân chủ vẫn còn ngự trị trong tâm trí nhiều người. 
 
Pháp là nước đầu tiên noi gương Hoa Kỳ tiến hành Cuộc Cách Mạng Pháp 1789 nhằm triệt hạ chế độ quân chủ của Louis XVI và nhân ngày lễ Ðộc Lập của Hoa Kỳ thứ 100, nước Pháp tặng Mỹ Quốc bức Tượng Nữ Thần Tự Do hiện đặt trong cảng New York. 
 
Hoa Kỳ vẫn phải tự cho mình trách nhiệm bảo vệ và phát huy những lý tưởng nêu trong bản Tuyên Ngôn Ðộc Lập trên mô hình toàn cầu trong ý niệm về Một Nền Trật Tự Mới Thế Giới.

 William Hoàng

Hải Bằng HDB