Rene Francois Sully Prudhomme (1839 – 1907) Văn Hào Pháp Lãnh Giải Thưởng Nobel Văn Chương đầu tiên

Phạm Văn Tuấn

Rene Francois Armand Sully Prudhomme là nhà thơ và nhà viết bình luận người Pháp. Ông là thi nhân lãnh Giải Thưởng Nobel Văn Chương đầu tiên vào năm 1901.

Sully Prudhomme trước tiên theo học ngành kỹ sư rồi chuyển sang bộ môn triết học và thơ phú. Ông liên hệ với trường phái Parnassus nhưng các tác phẩm của ông mang các đặc tính riêng.

1/ Cuộc đời của nhà thơ Sully Prudhomme. 

            Sully Prudhomme là con trai của một chủ tiệm tạp hóa, đã theo học trường trung học Bonaparte nhưng vì mắt kém nên ông đã bỏ dở việc học rồi làm việc trong xưởng đúc thép Schneider trong miền Creusot, sau đó lại theo học luật tại một văn phòng chưởng khế.

Sully Prudhomme là hội viên của một hội sinh viên đặc biệt có tên là “Conference La Bruyere” (hội Thảo Luận La Bruyere), hội này đã khuyến khích ông đi vào con đường văn thơ.

Tập thơ đầu tiên của Sully Prudhomme có tên là “Stances et Poems” (Stanzas and Poems, 1865 = Thơ tứ tuyệt và thơ) đã được nhà thơ Sainte-Beuve khen ngợi. Trong tập thơ này có bài thơ nổi tiếng nhất của tác giả: Le Vase brisé (Chiếc Bình rạn vỡ).

Trước khi cuộc chiến tranh Pháp Phổ bùng nổ (the Franco-Prussian War), Sully Prudhomme đã cho phổ biến nhiều bài thơ rồi ông đã thảo luận về cuộc chiến tranh qua hai tác phẩm “Impressions de la guerre” (Cảm tưởng về chiến tranh, 1872) và “La France” (Nước Pháp, 1874).

Trong thời gian làm thơ, Sully Prudhomme đã dần dần chuyển từ thể văn tình cảm sang thể văn có tính cách cá nhân hơn do phối hợp hình thức của trường phái Parnassus với sở thích về triết học và khoa học. Cảm hứng này thấy rõ khi Sully Prudhomme dịch thơ của Lucretius trong tác phẩm “De rerum natura”.

Đường lối triết học của Sully Prudhomme được diễn tả trong hai cuốn sách “La Justice” (Công Lý, 1878) và “Le Bonheur” (Hạnh Phúc, 1888).

Vào năm 1881, Sully Prudhomme được bầu vào Hàn Lâm Viện Pháp Quốc (Academie francais) rồi qua năm 1895, ông nhận đựoc danh dự Hiệp Sĩ (Chevalier de la Légion d’honneur).

Sau tác phẩm “Le Bonheur” (Hạnh Phúc), Sully Prudhomme chuyển từ thơ phú sang các bài bình luận (essays) về thẩm mỹ học (aesthetics) và triết học (philosophy). Ông cho phổ biến hai bài bình luận quan trọng, đó là “L’Expression dans les beaux-arts” (sự diễn đạt trong nghệ thuật, 1884) và “Réflexions sur l’art des vers” (Suy nghĩ về nghệ thuật của các câu thơ, 1892). Sully Prudhomme còn viết một loạt bài báo về Blaise Pascal trong tạp chí “La Revue des deux Mondes” (Tạp chí hai thế giới, 1890) cũng như trong tạp chí “Revue de métaphysique et de morale” (Tạp chí siêu hình và đạo đức, 1906).

Vào năm 1901, Sully Prudhomme lãnh được Giải Thưởng Nobel Văn Chương, với lời ca ngợi như sau: “công nhận đặc biệt về cách bố cục thơ của ông, đây là sự hiển nhiên về lý tưởng cao cả, sự toàn hảo nghệ thuật và sự phối hợp hiếm thấy vì các phẩm chất cả về tấm lòng lẫn trí thức” (in special recognition of his poetic composition, which gives evidence of lofty idealism, artistic perfection and a rare combination of the qualities of both heart and intellect).

Sully Prudhomme đã dùng phần lớn của số tiền thưởng cao quý này để tạo nên một giải thưởng thơ do Hội Các Văn Nhân (La Societé des gens de lettres). Vào năm 1902, Sully Prudhomme cũng thành lập Hội Các Nhà Thơ Pháp (La Société des poèts francais) với Jose-Maria de Heradia và Leon Dierx.

Do sức khỏe suy kém từ năm 1870, Sully Prudhomme phải sinh sống như một người ẩn dật tại Chartenay-Malabry, rồi ông bị liệt trong khi đang viết các bài luận văn. Sully Prudhomme đột ngột qua đời vào ngày 6 tháng 9 năm 1907, rồi được chôn cất tại nghĩa trang Père-Lachaise trong thành phố Paris.

2/ Phần Thơ tiếng Pháp.

 LE VASE BRISÉ

Le vase où meurt cette verveine

D’un coup d’éventail fut fêlé;

Le coup dut l’effleurer à peine,

Aucun bruit ne l’a révélé.

Mais la légère meurtrissure,

Mordant le cristal chaque jour,

D’une marche invisible et sûre

En a fait lentement le tour.

Son eau fraîche a fui goutte à goutte,

Le suc des fleurs s’est épuisé;

Personne encore ne s’en doute:

N’y touchez pas, il est brisé.

Souvent aussi la main qu’on aime,

Effleurant le coeur, le meurtrit;

Puis le coeur se fend de lui-même,

La fleur de son amour périt.

Toujours intact aux yeux du monde,

Il sent croître et pleurer tout bas

Sa blessure fine et profonde;

Il est brisé, n’y touchez pas.

Sully Prudhomme.

pvt2

(Tranh Van Gogh)

 3/ Phần Thơ Chuyển Ngữ của Nhà Thơ Nguyễn Thị Ngọc Dung.

BÌNH HOA RẠN VỠ

Cỏ tiên héo úa trong bình,

Quạt hương thơm ngát vô tình lướt qua,

Dù không rung động cành hoa,

Mà nghe rạn nứt, xót xa tủi hờn.

Nhẹ nhàng như cánh bướm vờn,

Ngày trôi xuyên lịm tím hồn pha lê,

Trăm đường vạch cắt lê thê,

Vết thương gậm nhấm ê chề đậm sâu.

Âm thầm cạn rỉ giọt sầu,

Mật hoa khô héo vương màu phôi phai,

Hững hờ tri kỷ nào ai,

Bình hoa rạn vỡ, chớ hoài chạm thêm.

Bàn tay măng nõn nà êm,

Ơ thờ mơn chớn, rũ mềm nỗi yêu,

Tâm tư day dứt cô liêu,

Hoa lòng ngập phủ tiêu điều mộ tim.

Vẹn nguyên qua mắt thường tình,

Buồn thêm tê tái, lệ mình tuôn rơi,

Niềm đau vực thẳm rã rời,

Trái tim tan nát, xin người buông tha.

NGUYỄN THỊ NGỌC DUNG (chuyển ngữ)

4/ Phần Thơ tiếng Pháp: Rosées.

Rosées

Je rêve, et la pâle rosée

Dans les plaines perle sans bruit,

Sur le duvet des fleurs posée

Par la main fraîche de la nuit.

D’où viennent ces tremblantes gouttes?

Il ne pleut pas, le temps est clair;

C’est qu’avant de se former, toutes,

Elles étaient déjà dans l’air.

D’où viennent mes pleurs? Toute flamme,

Ce soir, est douce au fond des cieux;

C’est que je les avais dans l’âme

Avant de les sentir aux yeux.

On a dans l’âme une tendresse

Où tremblent toutes les douleurs,

Et c’est parfois une caresse

Qui trouble, et fait germer les pleurs.

Sully Prudhomme.

pvt3   

5/ Phần Thơ Chuyển Ngữ của Nhà Thơ Tâm Minh Ngô Tằng Giao.

NHỮNG GIỌT SƯƠNG

Ta mơ, sương giọt mong manh

Trong đồng cỏ biếc long lanh im lìm,

Đọng trên những cánh hoa hiền

Đêm vươn tay mát dịu êm đặt vào.

Nhẹ rung sương đến từ đâu?

Trời mây quang đãng, mưa nào tuôn rơi;

Trước khi giọt đọng muôn nơi

Từng không sương đã buông lơi chập chùng.

Bởi đâu lệ chợt trào dâng?

Chiều nay lửa ấm khắp vầng trời cao;

Vì hồn ta lệ sẵn trào

Trước khi cảm thấy giọt sầu hoen mi.

Hồn người êm ái xuân thì

Nơi đây xao động sầu bi cũng nhiều,

Đôi khi ve vuốt thương yêu

Vẫn gây phiền não, vẫn khêu lệ tràn.

Tâm Minh Ngô Tằng Giao (chuyển ngữ, 11-2016)

Phạm Văn Tuấn biên khảo./.

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *