Hình Ảnh Luật Pháp Trong Những Vần Thơ

Nguyễn Văn Thành

Theo các nhà sử luật danh tiếng tỷ như Lord Birkett hay Louis Blom-Cooper, nét nổi bật nhất của thẩm phán Anh đã đi tiên phong, từ nhiều thế kỷ trước đây, đưa văn thơ vào pháp luật qua nhiều ngả như xây dựng một lý thuyết hay đặt ra các nguyên tắc pháp lý để áp dụng vào các vụ tranh tụng thuộc luật pháp Anh Cát Lợi thường được gọi Luật Hồng Mao (Anglo-Saxon). Trái lại, ở lục địa tỷ như Pháp, Bỉ, Hòa Lan, Ðức lại chịu ảnh hưởng của luật La-Hy (Greco-Roman), ta thấy thủ tục pháp lý đặt ra các khuôn mẫu phải tuân theo mỗi khi có quyết định của Tòa. Trong khi đó, thẩm phán Anh không bị gò bó vào các thể thức rập khuôn cứng ngắc, đã có nhiều cơ hội rất thích hợp đưa ra các ý kiến pháp lý, phê bình những lý thuyết, đề ra những nguyên tắc hoặc bàn cãi về phong tục tập quán liên hệ tới thông luật (common law) với ngôn ngữ chọn lọc kỹ càng trong một văn phong pháp lý tuyệt diệu đã đóng góp nhiều công trình giá trị làm phong phú sách báo khảo luật. Ðó là những Pháp Lý Tập San đủ thể loại được coi như không những là kho tàng vĩ đại của luật pháp mà còn là kho tàng đồ sộ của văn học vậy (The Law Reports are not only a great treasury of law but they are a great treasury of literature- Luật Pháp như Văn Học – The Law as Literature – do Louis Blom-Cooper biên soạn).

Nét Đặc Trưng

Về thi ca liên quan tới pháp luật, ta thấy các nhà phê bình văn học và sử luật đều đồng thuận như sau: “Hầu hết các bài thơ đề cập tới chủ đề pháp lý chứa đựng nội dung rất ghê sợ. Không giống như văn xuôi, thật vô cùng khó khăn sưu tầm được những bài thơ kể câu chuyện truyền cảm với lối viết hết sức lôi cuốn đưa ta bay bổng lên cao để tạm vượt thoát khỏi cuộc sống hiện tại”.
Chúng tôi không đi sâu vào các lý thuyết hay quan niệm hoặc khuynh hướng phân tích sự tương đồng và khác biệt giữa luật pháp và văn học. Trong bài này, người viết sẽ nêu lên vài nét đặc trưng của thi ca pháp lý về sự phê phán nói trên, thể hiện qua ba bài thơ tiêu biểu dưới đây:

1- INVICTUS

Theo tiếng La Tinh, invictus có nghĩa không bị bại hay không thể chinh phục được.
Thi sĩ Anh William Ernest Henley mở mắt chào đời ngày 23 tháng 8 năm 1849 tại Gloucester và qua đời ngày 11 tháng 7 năm 1903 tại Woking, gần Luân Ðôn. Thời thơ ấu Henley mắc bệnh lao và sau đó bị cưa cụt một chân. Trong thời gian hai năm ở Bệnh viện tại Edinburg (1873-1875), thi sĩ đã viết bài thơ Invictus về những ngày trải qua tại bệnh xá, nói lên sự khát khao về cuộc sống, và nỗ lực chống lại căn bệnh nan y.
Ðó là bài thơ được nhiều người ưa thích nhất vào thời bấy giờ mà tử tội Mạc Vệ (Timothy McVeigh) đã chép tay trao cho người gác ngục thất Liên Bang Terre Haute, Indiana để đưa cho báo chí và truyền thông phổ biến thay cho lời nói cuối cùng của y, trước khi bị chích ba mũi thuốc độc, để về bên kia thế giới.
Mạc Vệ can tội đặt bom phá hủy Tòa Nhà Liên Bang Alfred P. Murray ngày 19.4.1995 ở Oklahoma làm thiệt mạng 168 người trong đó có 19 trẻ em. Y không hề ăn năn hối hận, cho đến lúc tới giờ hành quyết, tử tội Mạc Vệ vẫn mở mắt trừng trừng nhìn lên trần nhà như hãy còn oán hận chính phủ liên bang đã ra lệnh cho nhân viên thuộc Cục Ðiều Tra Liên Bang FBI tấn công vào trụ sở của giáo phái Branch Davidian ở Waco, Texas, giết chết 70 người vừa trẻ em và đàn bà. Ðó là nguyên nhân vụ trả thù đặt bom ở Oklahoma khiến cho Mạc Vệ bị hành quyết lúc 7 giờ 15 phút ngày thứ hai 11.6.2001 tại ngục thất liên bang Terre Haute, Indiana (tham khảo bài “Án tử hình” của cựu thẩm phán quân sự Nguyễn Ðình Trí, bút hiệu Kinh Huy).

Theo giáo sư Marian Hoctor, bài thơ Invictus phản ảnh chủ nghĩa khắc kỷ (stoicism) mà tác giả muốn nói lên vào thời đó. Còn Mạc Vệ muốn mượn lời thơ của người để nói lên sự chống đối chính phủ liên bang Hoa Kỳ được tiết lộ trong lá thư của y gửi cho báo the Observer qua bản tin của đài BBC. Tác giả Kinh Huy đã trích 4 câu thơ trong số 16 câu trong bài Invictus do nhà thơ Henley làm năm 1875:
“Ðầu ta đẫm máu nhưng không gục
Ngoài nơi đầy hận thù và nước mắt
Ta là chủ soái vận mệnh ta
Ta là giáo chủ linh hồn ta”
(My head is bloody, but unbowed
Beyond this place of wrath and tears
I am the master of my fate
I am the captain of my soul)

INVICTUS

William Ernest Henley

“Out of the night that covers me,
Black as a Pit from pole to pole,
I thank whatever gods may be
For my unconquerable soul.
In the fell clutch of circumstance
I have not winced nor cried aloud,
Under the bludgeonings of chance
My head is bloody, but unbowed.
Beyond this place of wrath and tears
Looms but the horror of the shade,
And yet the menace of the years Finds,
And shall find me, unfraid.
It matters not how strait the gate,
How charged with punishments the scroll,
I am the master of my fate:
I am the captain of my soul.”

BẤT BẠI
Ra tự màn đêm che tôi, phủ khắp,
Ðen như than cực bắc đến cực nam,
Tôi cảm tạ các thần-linh cùng khắp
Ðã cho tôi hồn bất khả chinh an.
Dù thời thế hay cuộc đời khắc-nghiệt
Ghì tắc thở, tôi vẫn chẳng hé môi than,
Và may rủi mà có như đập riết,
Ðầu máu me tôi vẫn cứ ngang tàng.
Sau nơi này đầy phẫn nộ, lệ rơi,
Cùng lắm là tởm ghê nơi Diêm-xứ
Mặc đe dọa của tuổi đời tôi cứ
Vẫn thấy tôi chẳng biết sợ, còn xơi.
Cửa vào Thiên-đường dù như rất hẹp,
Tội-trạng kia cũng có thể đầy bồ
Tôi vẫn là chủ tôi nguyên trọn kiếp,
Là xếp hồn tôi bẻ lái vào hư-vô.

2- FROM THE BALLAD OF READING GAOL

Oscar Wilde (Fingal O’Flahertie Wills), người Anh sinh tại Ái Nhĩ Lan năm 1854 và mất ngày 30.11.1900 tại Paris, Pháp.
Vào năm 40 tuổi, Oscar Wilde, kịch tác gia, tiểu thuyết gia, nhà thơ và người kể chuyện dí dỏm, đã đạt tới đỉnh cao chót vót của danh vọng, nổi tiếng chẳng những ở Anh, ở Ái Nhĩ Lan mà còn vượt đại dương. Nhà văn học Wilde sang Hoa Kỳ năm 1882 thuyết trình về nhiều đề tài. Tiểu sử và tác phẩm của Oscar Wilde chiếm một chỗ trang trọng (trang 218) trong tác phẩm vĩ đại lưu tại Thư Viện Quốc Hội, Washington DC (Luật Một Kho Tàng của Nghệ Thuật và Văn Học – Law A Treasury of Art and Literature – Edited by Sara Robbins).
Rủi thay, Wilde có liên hệ tình dục với người cùng phái, bị Tòa Án tại Luân Ðôn, kết án ngày 26.05.1895, phạt hai năm tù với khổ dịch về tội “kê gian” (sodomy). Luật hình Anh Quốc rất khắt khe, vào thời đó, cấm chỉ việc làm tình với người cùng phái tại phòng riêng của mình dù là thành niên hay thuận tình. Khi nghe Tòa tuyên án, Wilde đã khóc, khóc cho mối tình mà không dám nói rõ tên ở thế kỷ này hay khóc cho những ngày tháng dài lê thê trong ngục tù?
Phạm nhân Wilde khai phá sản trong vụ kiện tai tiếng nhất được gọi The Queensberry Case, một trong một trăm vụ án lớn nhất trên thế giới, về sự giao du thân mật với Lord Alfred Douglas, 22 tuổi, thứ nam của Hầu Tước Qeensberry. Cả hai người, Wilde và Douglas, không bao giờ có cơ hội gặp lại nhau nữa kể từ ngày Wilde bị truy tố ra Tòa và bị kết án.
Trong thời gian trên, bị áp lực của Hầu Tước Queensberry và các cuộc tranh cãi lớn giữa cha con, Douglas phải sống lưu vong tại Ý nhưng đã viết xong bài thơ mang tựa đề “Hai Mối Tình”. Còn Wilde, có lẽ lời nói cuối cùng về cuộc đời ngắn ngủi và bi thảm nằm trong sáu câu thơ chót mà đương sự hoàn tất, trước khi lìa đời, coi như lời kết “Bài Ca Nhà Tù Rét-Ðinh”, muốn nói lên nỗi tuyệt vọng không còn được đoàn tụ với Alfred Douglas nữa.
Sau khi thụ án xong hai năm, ra khỏi tù, Wilde cảm thấy bơ vơ không có nơi dung thân tại Anh nên di chuyển sang Âu Châu tự buộc mình sống cuộc đời lưu vong và cuối cùng quyết định định cư tại Paris, Pháp quốc.
Sống trong tủi nhục và nghèo khổ, Wilde mắc bệnh viêm màng óc, từ giã cõi đời năm 46 tuổi tại Paris, để lại nhiều tác phẩm nổi tiếng tỷ như The Importance of Being Earnest and An Ideal Husband.

THE BALLAD OF READING GAOL
(Trích 6 câu)
Oscar Wilde
I know not whether Laws be right,
Or whether Laws be wrong;
All that we know who lie in gaol
Is that the wall is strong;
And that each day is like a year,
A year whose days are long

BÀI CA NHÀ TÙ RÉT- ĐINH
Tôi chẳng biết luật thế-gian có đúng
Hay là sai;
Tôi chỉ biết là ở trong nhà tù túng
Tường thật dầy
Nên mỗi ngày dài bằng cả năm
Lê thê rụng

3- LAW LIKE LOVE

Thi sĩ Auden (Wystan Hugh) sinh năm 1907 tại Yorkshire, Anh Quốc, sau nhập tịch Hoa Kỳ, tạ thế năm 1973 tại Vienne. Tác phẩm nổi tiếng nhất của thi sĩ Anh Auden là bài thơ Luật Như Tình. Nhiều tác phẩm văn xuôi lớn tỷ như Luật Pháp trong Văn Học hay Luật Pháp như Văn Học đã chọn đăng ngay trang đầu sách, một bài thơ duy nhất, đó là bài Luật Như Tình. Sau nhiều năm sưu tầm tại các thư viện, người viết chưa tìm thấy được bài thơ nào có nội dung và văn phong như bài thơ nói trên.

LAW LIKE LOVE
W. H. Auden

Law, say the gardeners, is the sun,
Law is the one
All gardeners obey
Tomorrow, yesterday, today.
Law is the wisdom of the old
The impotent grandfathers shrilly scold;
The grandchildren put out a treble tongue,
Law is the senses of the young.
Law, says the priest with a priestly look,
Expounding to an unpriestly people,
Law is the words in my priestly book,
Law is my pulpit and my steeple.
Law, says the judge as he looks down his nose,
Speaking clearly and most severely,
Law is as I’ve told you before,
Law is as you know I suppose,
Law is but let me explain it once more,
Law is The Law.
Yet law-abiding scholars write;
Law is neither wrong nor right,
Law is only crimes
Punished by places and by times,
Law is the clothes men wear
Anytime, anywhere,
Law is Good-morning and Good-night.
Others say, Law is our Fate;
Others say, Law is our State;
Others say, others say
Law is no more
Law has gone away.
And always the loud angry crowd
Very angry and very loud
Law is We,
And always the soft idiot softly Me.
If we, dear, know we know no more
Than they about the law,
If I no more than you
Know what we should and should not do
Except that all agree
Gladly or miserably
That the law is
And that all know this,
If therefore thinking it absurd
To identify Law with some other word,
Unlike so many men
I cannot say Law is again,
No more than they can we suppress
The universal wish to guess
Or slip out of our own position
Into an unconcerned condition.
Although I can at least confine
Your vanity and mine
To stating timidly
A timid similarity,
We shall boast anyway:
Like love I say.
Like love we don’t know where or why
Like love we can’t compel or fly
Like love we often weep
Like love we seldom keep.

LUẬT NHƯ TÌNH
W. H. Auden

Luật là mặt trời, dân làm vườn bảo vậy
Luật là luật
Mà bất cứ ai làm vườn cũng phải tuân theo
Hôm nay, ngày mai cũng như trong quá khứ.
Luật chính là trí tuệ của người xưa
Mà các ông già bất lực cau có mắng;
Mà đàn cháu con thè lè lưỡi ra the thé,
Luật chính là cái lý của tuổi trẻ.
Luật, vị tu sĩ với bộ mặt thầy tu phán,
Khi ông giảng luật cho bọn dân vô luật, không tu
Luật là những lời trong kinh sách của ta,
Luật là bục giảng cũng như tháp chuông ta.
Luật, ông quan tòa nhìn dọc mũi mình ngó xuống,
Giọng rành rành và cũng rất nghiêm minh,
Luật là như ta đã từng dạy trước đây,
Luật là như ta nghĩ các ngươi phải biết,
Luật là… nhưng thôi, hãy để ta giảng thêm cho lần nữa,
Luật là… LUẬT!
Vậy mà các học giả trọng luật viết:
Luật chẳng thị mà cũng chẳng phi,
Luật chỉ là những tội tình
Mà có nơi có thời xem là đáng phạt,
Luật là áo quần mà người ta mặc
Bất cứ đâu, bất cứ lúc nào,
Luật là Chào buổi sáng và Ngủ yên đêm.
Lại có người cho rằng Luật là Ðịnh Mệnh;
Hay theo người khác, Luật là Nhà Nước;
Rồi lại có kẻ, lại có kẻ nói
Luật làm gì còn nữa
Luật đã biến từ lâu.
Và luôn luôn đám đông giận dỗi la ó
Giận thật giận và cũng rất ồn ào
Luật đích thị là Chúng Ta đây,
Và luôn luôn còn thằng ngu nhỏ nhẹ: Tui nữa chớ!
Nếu như chúng ta, bạn hỡi, biết là ta ngốc nghếch
Chẳng biết gì hơn người về luật,
Nếu tôi cũng chẳng biết gì hơn em
Và điều ta nên hay chẳng nên làm
Ngoại trừ mỗi một điều là mọi người đồng ý
Dù muốn dù không
Là luật có thật
Và ai cũng biết điều này,
Do đó nên nếu ta cho luật là phi lý
Ðể cho Luật đồng nghĩa với lời nào khác,
Thì khác cả mọi người
Ta không còn nói được Luật là có thật nữa,
Không hơn gì họ ta khó mà đè nén
Ðiều mong ước phổ cập là đoán định
Hay tìm cách lách ra khỏi vị trí
Của chúng ta để vào một mảnh đất vô ưu.
Thế cho nên dù ít ra ta có thể giới hạn
Nhốt cái vênh vang của em lẫn ta
Ðể rụt rè mà nói
Một điều nhỏ nhẹ giống nhau,
Một điều ta cứ sẽ vênh vang:
Như tình yêu là Luật, ta phán.
Như tình yêu, ta chẳng biết vì sao hay ở đâu nó đến
Như tình yêu, chẳng buộc được mà cũng không thả được cho nó bay
Như tình yêu, ta đôi khi cũng khóc
Như tình yêu mà ta ít khi giữ trọn.
(Trích từ trong The Law as Literature, do Louis Blom-Cooper biên tập. Nguyễn Ngọc Bích dịch)

TẠM KẾT

Ba bài thơ trình bày ở trên, đặc biệt bài “Luật Như Tình” dù cho rằng chỉ có giá trị hoàn toàn về mặt giải trí mà thôi, đều nằm trong đường hướng của các nhà khảo luật đề ra nhắm mục đích rút ngắn khoảng cách khá xa giữa các nhà chuyên môn hay không chuyên môn về khoa luật học. Do đó, cần phải phổ biến rộng rãi những tài liệu quý nằm trong kho Pháp Lý Tập San, qua các tác phẩm có giá trị đề cập tới chủ đề pháp lý của các nhà văn và nhà thơ tên tuổi trên thế giới.

Trích: “LUẬT PHÁP VÀ VĂN HỌC NGHỆ THUẬT” Của soạn giả: TP. Nguyễn Văn Thành.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *