Category Archives: SÁNG TÁC
Nhìn Người Lại Thấy…
Thơ Trần Văn Lương
Dạo:
Nhìn người anh dũng chống Nga,
Nhìn quê mình lại xót xa trăm phần.
Nhìn Người Lại Thấy…
Xóa biên giới, lính Nga tràn ngập,
Chiến tranh đà sầm sập tới nơi.
Hỏa châu, đạn pháo đầy trời,
Tưởng chừng bão tố ngoài khơi ập vào.
Quân giặc tiến ào ào như thác,
Mạng người so cỏ rác nào hơn,
Đạn gào, bom thét từng cơn,
Đau thương vỡ đất, oán hờn tung mây.
Chuỗi tàn phá đêm ngày tiếp nối,
Trời Ukraine lửa khói mịt mù,
Từng khu cháy lại từng khu,
Người dân vô tội, đạn thù chẳng dung.
Tổng thống với lính cùng cam khổ,
Nơi tuyến đầu bom nổ đạn bay,
Bảo rằng nếu số chẳng may,
Cũng mừng sẽ được táng ngay quê nhà.
Dân chúng phải bôn ba lánh nạn,
Mong cuối đường di tản gặp may.
Giặc thù pháo kích liền tay,
Khắt khe định mệnh, đắng cay cơ trời.
Trạm truyển mộ, người người tiếp nối,
Tình nguyện cùng đánh đuổi xâm lăng,
Nhìn nhau chẳng nói chẳng năng,
Mắt rưng rưng mắt, lòng hăng hái lòng.
Thầm biết rõ giặc đông gấp bội,
Mình phải còn chống chọi nhiều nơi,
Chỉ mong làm hết sức người,
Thắng thua phó mặc cho Trời lo toan.
Người dân sống bình an ngoài nước,
Cũng ghi danh để được trở về,
Góp bàn tay giữ gìn quê,
Khổ đau, sống chết chẳng hề để tâm.
Toàn dân tộc âm thầm chịu đựng,
Quyết hy sinh giữ vững cơ đồ,
Cho dù quân ít thế cô,
Cho dù có thể không mồ che thây.
Giặc tàn ác thẳng tay oanh tạc,
Xác người dân rải rác xa gần,
Nơi ăn chốn ở mất dần,
Trẻ già lớn bé nương thân chốn nào?
Nhưng bạo lực không sao diệt được
Những tấm lòng yêu nước nơi đây,
Vững tin chẳng chóng thì chầy,
Bọn xâm lăng sẽ bó tay tan hàng.
***
Việt nam lại vô vàn khác biệt,
Bạo quyền đà bán hết non sông,
Cắt từng mảnh đất cha ông,
Từ rừng đến biển cúc cung dâng Tàu.
Nhìn quê cũ, càng đau đớn dạ,
Càng vật vờ buồn bã xót xa.
Dân đông hơn hẳn người ta,
Sao không chống giặc lại ra cõng vào?
Lũ thái thú quyền cao trâng tráo,
Trước toàn dân, dám bảo công khai,
Rằng mình chém giết lâu nay,
Chính là thí mạng đánh thay Nga Tàu.
Ai cũng biết vì đâu dân Việt
Đánh cá thường bị giết liên miên,
Nhưng mà bọn Vẹm đảo điên,
Bảo do “tàu lạ”, chính quyền nào hay.
Lòng yêu nước ngày nay đã chết,
Dân bây giờ dẹp hết đấu tranh,
Chỉ cần thắng một trận banh,
Quê hương mất hoặc tan tành, chẳng sao!
***
Nhân loại ở nơi nào cũng thế,
Khác nhau vì thể chế mà thôi,
Nước người hào khí sục sôi,
Nước mình hí hởn làm tôi giặc Tàu.
Nhỡ con cháu ngày sau cắc cớ
Hỏi quê mình nay ở nơi nao,
Bản đồ mới vội nhìn vào,
Quê xưa nào thấy, nghẹn ngào lặng thinh.
Trần Văn Lương
Cali, 3/2022
Nỗi Nhớ Khôn Nguôi
Thơ Cao Nguyên
Cao Nguyên
Nhạc: Đình Đại / Ca sĩ: Thu Sương
Life is a Gift
Thơ chuyển ngữ
Life is a gift
Today before you think of saying an unkind word –
Think of someone who can’t speak.
Before you complain about the taste of your food –
Think of someone who has nothing to eat.
Before you complain about your husband or wife –
Think of someone who’s crying out to God for a companion.
Today before you complain about life –
Think of someone who went too early to the grave.
Before you complain about your children –
Think of someone who desires children but they’re barren.
Before you argue about your dirty house,
someone didn’t clean or sweep –
Think of the people who are living in the streets.
Before whining about the distance you drive –
Think of someone who walks the same distance
with their feet.
And when you are tired and complain about your job –
Think of the unemployed, the disabled and
those who wished they had your job.
But before you think of pointing the finger
or condemning another –
Remember that not one of us are without sin
and we all answer to one maker.
And when depressing thoughts seem to get you down –
Put a smile on your face and thank God
you’re alive and still around.
Anonymous
Đời là một tặng phẩm
Hôm nay suy nghĩ kỹ đi
Trước khi nói một điều gì xấu xa
Nhớ rằng có kẻ quanh ta
Nào đâu nói được vì là người câm.
Trước khi chê những món ăn
Không ngon! Rất dở! Ta cần biết thêm
Rằng bao nhiêu kẻ kề bên
Đồ ăn thiếu thốn, triền miên đói lòng.
Trước khi than chuyện vợ chồng
Bất hòa trong cuộc sống cùng bên nhau
Chớ quên nhiều kẻ muộn sầu
Kêu Trời! Than khóc! Có đâu bạn đời.
Hôm nay trước lúc thốt lời
Than phiền cuộc sống tứ thời bi ai
Thì nên nghĩ đến có người
Giờ này an nghỉ sớm nơi mộ phần
Trước khi lên giọng thở than
Than vì con cái chỉ mang chuyện buồn
Thời xin hãy nghĩ đến luôn
Có người hiếm muộn không con nối dòng
Trước khi bực bội trong lòng
Vì nhà dơ bẩn mà không ai làm
Xin nghĩ đến kẻ lầm than
Đầu đường xó chợ lang thang không nhà
Khi than phải lái đi xa
Lái xe mệt mỏi thật là không vui
Thời xin nghĩ đến những người
Cũng con đường đó tứ thời lê chân
Than việc làm chán vô ngần
Thì xin nghĩ đến người tàn tật kia
Và người thất nghiệp não nề
Ước mong kiếm được việc chi để làm
Trước khi cáo buộc tha nhân
Trách người tội lỗi! Ta cần lưu tâm
Có người đôi lúc sa chân
Ít nhiều cũng phạm sai lầm tránh đâu.
Và khi tâm trí u sầu
Khiến ta chán nản! Hãy mau mỉm cười
Cúi đầu cảm tạ ơn Trời
Ta còn được sống, dong chơi vui vầy.
Tâm Minh Ngô Tằng Giao
(chuyển ngữ)
________________________________________
Hãy Cho Nhau Nụ Cười
Thơ Trần Quốc Bảo
Cuộc đời ta, vốn đã nhiều phiền não,
Trọn một chu kỳ: sinh, lão, bịnh, vong,
Những khổ đau, lại tích lũy trong lòng
Hóa nên thấy, cuộc đời là bể khổ!
Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ (*)
Thì cười lên, cho sầu khổ tan dần!
Nụ cười, là đặc tính của hiền nhân,
Thái độ văn minh; tinh thần xã hội.
Hãy cười lên, cho thù hận tan đi.
Hãy cười lên, mà lướt cảnh sầu bi.
Mỉm nụ cười, khiến tinh thần thoải mái!
Trong gia đình, giữa vợ chồng, con cái,
Luôn cười tươi, thì hạnh phúc dồi dào.
Bằng hữu gặp nhau, cười hỏi đón chào,
Tứ hải giao tình; quí hơn mâm cỗ!
Khi rộng tay, bố thí người nghèo khổ,
Xin đừng quên, tặng họ một nụ cười.
Tấm lòng vị tha; một trở thành mười!
Bởi “tình người” quí giá hơn “tặng vật”
Cười còn lợi ích phương diện thể chất,
Trợ giúp tim mạch, kich thích thần kinh,
Khi ốm đau, cười sẽ giảm bệnh tình,
Nếu ủ rũ, ắt khó bề trị liệu.
Muốn hạnh phúc, nụ cười không thể thiếu.
Gặp gian nan, cũng cần thiết nụ cười,
Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ (*)
Trần Quốc Bảo
Richmond, Virginia
Tụng Trà
Thơ Trần Quốc Bảo
Thuở xa xưa, lúc tuổi còn thơ ấu,
Những sớm mai, khi phụ mẫu dùng trà
Tôi thường ngồi trong lòng mẹ hoặc cha,
Thỉnh thoảng được mẹ cha cho uống ké.
Thế nên tôi ghiền trà từ tấm bé,
Cho tới nay, tám chín chục năm qua.
Nhìn khay trà, liên tưởng đến mẹ cha,
Uống nước nhớ nguồn… nhớ ơi là nhớ !!!
Rồi trưởng thành, ngày đầu tiên lấy vợ
Cùng người yêu, khi làm lễ Thành hôn,
Nghi thức trao nhau cả xác lẫn hồn,
Là uống chung một ly trà hạnh phúc.
Trà tiếp sức, suốt con đường thế tục,
Trà, niềm vui, giải tỏa mọi ưu phiền.
Trên đường đời, khi gặp được bạn hiền,
Họp bạn “trà đàm”, là những giờ hạnh ngộ.
Trà chính thực, chất keo sơn gắn bó,
Tứ hải giao tình; Tri kỷ tri âm.
Cuộc đời ta, dù trôi nổi, thăng trầm,
Uống ly trà, coi nguy hiểm nhẹ tênh!
Gặp thời kỳ vận Nước đảo điên,
Thân bách chiến, bỗng sa vòng tù ngục.
Lúc vô phúc; mới biết trà là “phúc”,
Chiêu ngụm trà, chuyện khổ nhục, coi pha!
Lao động tay chân mà có hớp trà,
Giải mệt nhọc, sức tăng cường bền bĩ.
Trà đem tới cho văn nhân thi sĩ,
Cảm hứng trào dâng, ngôn ngữ xuất thần!
Tọa ẩm “trà thiền”, giúp vị tu hành,
Lòng đại từ bi; Tâm năng hỉ xả.
Trà rất thường, nào có gì xa lạ,
Nhưng trà là vưu vật của đời ta.
Biết dùng trà, thì hưởng được tinh hoa,
Của : -Trời đất – Quê hương và -Tư tưởng.
Thưởng thức trà, với tâm hồn hướng thượng
Phúc dạt dào vô lượng, ở tầm tay !
Hân hoan tụng trà, muôn vạn điều hay !!!
Trà thấm đượm vị Quê Hương bát ngát!!!
Trần Quốc Bảo
Richmond, Virginia
Địa chỉ điện thư của Tác Giả: quocbao_30@yahoo.com
Mưu Sinh Ở Mỹ và Tuổi Già
Phạm Thành Châu
Đây là chuyện kể của mấy ông bà già người Việt ở Mỹ. Già rồi, hưu trí, không biết làm gì, ngồi nhớ chuyện xưa. Tôi nhớ rất nhiều chuyện xưa, nếu kể ra đây, biết bao giờ cho hết! Chỉ một chuyện kể sau đây thôi, cũng khiến bạn, đọc mệt nghỉ. Đó là chuyện cách nay khoảng ba mươi năm, từ ngày đầu đến xứ Mỹ, tha phương cầu thực với hai bàn tay trắng cho đến hôm nay, tuổi đã trên tám mươi, sắp lên đường vào cõi hư vô. Bôn ba một kiếp ngưòi, để rồi gia tài đem theo với mình cũng chỉ là cỗ quan tài!
Đúng ra, đây là những “Kỷ niệm” mà đa số những người lớn tuổi đến Mỹ đã trải qua. Với thế hệ trẻ, về sau, khi đọc bài nầy, chúng sẽ không ngờ ông bà, cha mẹ chúng đã phải mưu sinh với quá nhiều khổ cực, vất vả nơi xứ người.
Mấy ông, bà HO, khi đến Mỹ, tuổi đã trên năm mươi, lo kiếm tiền mà nuôi con, lo chuyện ăn, ở, thời gian, tâm trí đâu mà học với hành như bọn trẻ! Phần khác, sức lực đã cạn kiệt vì cả chục năm trong nhà tù Cộng sản, mang trong người nhiều thứ bịnh, nên chỉ có thể làm được những việc lao động nhẹ với đồng lương ít ỏi.
Năm 1991, gia đình chúng tôi qua Mỹ theo chương trình HO. Người bạn đồng môn (Quốc Gia Hành Chánh) vừa là bạn tù, là Ngô Đình Hoa, vượt biên qua trước, bảo trợ gia đình tôi về ở tạm dưới basement trong nhà anh ta. Ở miền Đông Bắc Hoa Kỳ, đa số các nhà đều có tầng hầm, gọi là basement. Người Mỹ xây nhà có cái basement nầy (ông bạn tôi đã mua lại) là để chứa máy giặt, máy sấy, máy nước nóng, máy điều hòa nhiệt độ (AC). Người Mỹ không nghĩ rằng sẽ có những người Việt tị nạn như gia đình chúng tôi sẽ vào ở trong đó. Thế nên họ đã bắt ống nước, ống hơi dẫn nhiệt, ống nước thải, dây điện… chạy lung tung trên trần basement, chẳng khác gì mấy cái xưởng máy trong phim trinh thám mà James Bond thường mò vô để truy tìm bọn tội phạm quốc tế.
Khi chúng tôi đến Mỹ thì ông bạn kêu thợ đến ngăn ra một phòng ở basement cho gia đình tôi trú ngụ. Anh thợ nầy, cũng người Việt, loại tay ngang, làm rất nhanh nhưng cũng rất ẩu tả. Anh ta chỉ làm bốn bức vách cách nhiệt với cửa ra vào là thành một cái phòng! Đến mùa đông, (thường lạnh dưới 0 độ C) hơi lạnh từ các kẻ hở của vách cách nhiệt, bốc ra như sương khói, thấy rõ như hơi lạnh trong ngăn đá của tủ lạnh vậy. Lạnh đến độ đắp mấy cái mền cũng lạnh, đắp không kỹ, hơi lạnh từ chỗ hở luồn vào như cái lưỡi của con ma le, liếm cái lưng, cái bụng, nên người cứ run lên, vợ con cũng run cầm cập, ngủ không được. Vợ chồng tôi phải ôm thằng con hai tuổi vào lòng để truyền hơi ấm cho nó. Lúc mới đến Mỹ, chưa quen giờ giấc nên cứ đến một, hai giờ trưa (ở Việt Nam là khuya) là tôi buồn ngủ ríu mắt, nhưng tối lại, hai mắt cứ mở thao láo, nằm để thấm thía cái lạnh lẻo nơi xứ người.
Bạn sẽ hỏi “Sao không mua một cái máy sưởi điện về mà sưởi?” Có máy sưởi đấy chứ! Chủ nhà cũng có để sẵn một cái heater nhưng nhỏ chút xíu, mỗi cạnh chưa đến gang tay, để sát tay vào thì thấy ấm, nhưng dùng cho cả cái phòng thì chẳng hiệu quả gì. Thời đó chưa có cái heater to như cái nón như bây giờ. Mới đến Mỹ, như mán xuống phố, có biết mô tê gì! Tôi cứ nghĩ trên lầu, chắc ai cũng lạnh như mình, nhưng họ “quen rồi” mình than lạnh thì lòi cái “nhà quê” ra. Trước đó, đọc báo, tôi thấy ở Iceland, mùa đông, lạnh dưới 0 độ C mà người ta cho em bé ngủ ngoài trời, cho trẻ có sức đề kháng tốt, nên tôi nghĩ, ở Mỹ cũng vậy. “Lạnh cỡ nầy đối với người đã từng ở Mỹ, có lẽ là bình thường!”. Bấy giờ tôi chưa biết cái máy điều hòa nhiệt độ (AC) là gì cả! Mà cái máy nầy cứ chạy ầm ầm dưới basement, ngay cạnh phòng chúng tôi, chỉ thổi hơi nóng lên tầng trên, nên cái basement vẫn là cái tủ đá lạnh ngắt.
Ở basement có thêm cái khổ nữa là nghe tiếng nước chảy trong các ống thoát nước. Tầng trên làm gì, dưới nầy biết hết. Nghe nước chảy ro ro mãi thì cầu cho trên đó tắm mau xong. Nước chảy cái ào rồi róc rách qua các ống bự trên trần basement lại tưởng tượng đến chất thải của con người đang vui vẻ jogging (chạy thể thao) vòng vèo trên đầu mình.
Chắc bạn lại hỏi “Sao không “mu” (move) chỗ khác? Ăn eo phe (welfare, trợ cấp), có tiền chính phủ cho, tìm cái apartment mà thuê?” Thì tôi cũng nghĩ như bạn vậy. Nhưng hết trợ cấp thì tiền đâu mà trả tiền thuê nhà? Nhưng mùa hè, ở basement lại mát vì nó nằm dưới mặt đất. Hơn nữa, mình từ xứ cộng sản, đã từng ở tù khổ sai, ra tù vẫn đói rách, được vậy là tốt rồi. Tạm trú nhà bạn thì tiền trả tượng trưng thôi, dành giụm chút đỉnh, “rủi có gì!”, nơi xứ người còn xoay xở được. Đó là lo xa. Ngay chính tôi, khi còn ở Việt Nam, đi tù về mà lúc nào cũng chuẩn bị sẵn một cái xách nhỏ, đựng áo quần, mùng mền, thuốc men. Hễ nghe công an Việt Cộng gõ cửa là cầm luôn cái xách trong tay ra mở cửa. Có đi tù tiếp cũng đã chuẩn bị sẵn rồi. Thế nên, ông HO nào qua Mỹ, tìm được đồng nào, lận lưng đồng đó, xin đừng cười là keo kiệt.
Trợ cấp của chính phủ chỉ đủ lây lất trong thời gian đầu, nên phải lo mà tìm việc sớm nếu không muốn cả nhà lâm nguy. Thế nên, khi đến Mỹ, không lâu, chúng tôi phải tìm việc làm. Nhưng muốn đi làm phải có chiếc xe là phương tiện đi lại. Nhờ vợ chồng Ngô Đình Hoa và các con của bạn đưa, đón mãi cũng bất tiện. Nhân tiện đây, xin cám ơn vợ chồng bạn Ngô Đình Hoa và các cháu đã vui vẻ giúp đỡ chúng tôi trong những ngày khó khăn khi mới đến xứ lạ còn ngơ ngáo. Một ông bạn cùng tù, Đinh Văn Kỷ, qua trước, xin đâu đó một chiếc xe cũ. Đi inspection (xét xe) không passed vì cái dè xe cọ vào bánh xe. Tôi đục cái dè cho hở xa bánh xe. Thật may! passed! Xong thủ tục cho chiếc xe, tôi lái đi làm. Không hiểu sao, đang ngon trớn, đến đèn đỏ, tôi đạp thắng, xe cứ chạy tuột, không chịu ngừng! May quá. Đường vắng! Tôi bỏ xe bên đường, đi tìm điện thoại công cộng (lúc đó chưa có handphone), nhờ cậu con của Ngô Đình Hoa đến chở về, xe thì câu đi sửa.
Ngày trước, tôi lái công xa đi làm nên qua Mỹ, tôi chỉ tập lái cho quen rồi đi thi lấy bằng lái không khó khăn lắm. Lúc thi lái (có ông Mỹ, giám khảo ngồi bên cạnh), tôi để ý và nhớ những con đường nào đã lái đi qua. Sau nầy, tôi giúp rất nhiều đồng hương đi thi lấy bằng lái, bằng cách tôi hướng dẫn họ lái xe (thi thử) qua những con đường mà giám khảo thường bảo thí sinh lái vào. Chỉ chạy vài lần là họ thuộc lòng, (còn nhớ cả những bảng stop), không còn lo lắng, bối rối khi có giám khảo ngồi bên cạnh. Đồng hương HO. mới qua, tiền đâu mà đóng học phí lái xe, cũng chưa có tiền mua xe. Xe cũ, dơ dáy, giám khảo không chịu ngồi vào. Tôi phải đem xe tôi cho họ tập lái. Trước hết, tôi đưa họ vào công viên, lúc vắng người, cho tập lái lòng vòng, đến khi vững tay mới cho ra đường phố. (Rồi mượn xe mới cho họ đi thi). Đường sá ở Mỹ tấp nập mà người tập lái thì ngơ ngáo, lóng ngóng. Khi tôi nhắc chừng, họ càng quýnh quáng! Cũng may, người Mỹ thấy cách lái xe đó là họ biết liền nên thường tránh đường cho xe qua. Lúc đó tôi không biết rằng. Người không có tên trong hợp đồng bảo hiểm xe mà gây tai nạn thì hãng không chịu bồi thường. Bây giờ nhớ lại mà lạnh người. Tính ra lúc đó tôi đã giúp vài ba chục gia đình, vợ chồng, con cái, khỏi tốn tiền học lái xe.
Khi đã có xe rồi, tôi tìm việc làm.Việc gì cũng làm, miễn có tiền là được. Chủ trả bao nhiêu cũng tốt vì tôi có biết mô tê gì mà so sánh hơn thua! Công việc đầu tiên của tôi là làm vệ sinh các cao ốc, nhưng bị người chủ thầu đồng hương bóc lột dữ quá. Tên chủ nầy, miệng dẻo quẹo, lúc nào cũng nói nhân đạo “Tội nghiệp đồng hương! Để tôi cho mấy anh lãnh tiền mặt, chính phủ không biết. Nếu biết, họ cắt eo-phe (trợ cấp) còn bỏ tù nữa” Sau nầy tôi (cùng với mấy ông HO) mới biết là hắn dọa rồi bắt mỗi người tụi tôi làm gấp ba người khác (mà tiền công chỉ tính một người)
Sau khi chia tay với tên chủ đồng hương ác ôn, tôi tìm được job khác là rửa chén dĩa, nồi niêu, làm vệ sinh, phụ việc vặt cho mụ làm bếp của một nhà hàng người Á Châu (không phải người Việt). Nhiệm vụ tôi là buổi chiều đến sớm hút bụi nhà hàng, làm vệ sinh mọi nơi. Mụ nhà bếp cũng đến sớm để chuẩn bị thức ăn, đồ nhậu. Tối, khách mới đến. Mụ bếp nầy, tiếng Anh, chỉ dùng động từ “Tu quơ” (tay) để sai tôi. Chúng tôi đến sớm, chẳng có ai, nên mụ bắt tôi đấm lưng, bóp chưn, bóp tay cho mụ. Mụ khoảng gần năm mươi, mập nu, mắt một mí, híp lại như mắt heo luộc, trên ngón tay không thấy đeo nhẫn cưới, chắc còn là “nàng trinh nữ tên Thi”. Đấm bóp cho mụ ta xong tôi mới được làm việc khác. Một lần tôi đến, cửa mở nhưng không thấy mụ ta. Tôi đi hút bụi xong thì lấy đồ nghề đi dọn vệ sinh. Khi vô phòng vệ sinh nữ, tôi vô tình mở cửa một ngăn, thấy mụ ta ngồi chóc ngóc trong đó (mà không gài cửa!) Tôi dội ngược. Vậy mà tối hôm đó, mặt mụ ta hầm hầm. Tôi thấy thế báo với bà chủ nhà hàng, nghỉ việc. Có làm, mụ nhà bếp sẽ gièm pha, chủ cũng së cho nghỉ thôi.
Sau đó, tôi xin làm thu ngân (cashier) cho một cây xăng. Cây xăng nầy của một ông chủ Mỹ và một mụ phụ tá người Á châu (không phải người Việt) Mụ ta không phải vợ ông Mỹ, có lẽ hùn hạp bằng “vốn tự có”.
Tôi nghe một anh chàng thợ sửa xe người Việt làm ở đó kể rằng. Có lần anh ta vô tình đẩy cửa văn phòng mụ ta, thấy thằng thợ máy (người Trung Đông) đang bóp chưn cho mụ ta. Mỗi khi người chủ Mỹ kia đi vắng thì anh chàng thợ máy được gọi vào văn phòng để “bóp chưn bóp tay”, (Lại bóp chưn, bóp tay!) Mụ nầy đi chân vòng kiềng. Sách tướng có nói “Đàn bà đi chân vòng kiềng, mỗi ngày không có đàn ông, sẽ phát điên!”. Mụ phụ tá nầy đã làm một việc bất lương, là khi không có chủ ở đấy, hễ khách trả tiền sửa xe bằng tiền mặt thì mụ ta xé bỏ (phi tang) cái bản lưu (copy) sửa xe, tiền mặt thì bỏ túi, sau khi dúi cho thợ sửa xe một ít tiền và dặn đừng cho chủ biết. Thời đó (thập niên 1990), đa số xài tiền mặt, ít người dùng thẻ tín dụng (credit card) Ít lâu sau, cây xăng phá sản! Tôi làm cashier cho một cây xăng khác.
Trong việc ngồi bán xăng, buổi tối, nhất là về khuya, cũng có vài chuyện vui. Có bà khách mỗi khi đền đổ xăng còn làm thêm việc truyền giáo. Bà ta nói nhiều lắm. Đại ý. Phải tin Chúa để khi chết không phải vào hỏa ngục mà còn được cứu rỗi, lên Thiên Đàng. Tôi ậm ừ cho qua chuyện, nhưng bà ta lại tưởng tôi xiêu lòng, nên có dịp là nói về cứu rỗi. Tôi đành phải nói với bà ta “Bản thân tôi, tôi còn không tin được mình, làm sao tôi tin được người khác?” Bà ta không giận, chỉ cười. Thêm một chuyện nữa. Có bà khách buổi tối, đến đổ xăng, cứ rủ tôi về nhà bà ta để làm điều gì đó (do something)? Tôi nói cám ơn. “Sorry!” Một bà khác, còn táo bạo hơn. Gần cây xăng, có một tiệm rượu, có vũ sexy, (nhiều bà cũng thích đến xem) có lẽ bà nầy uống rượu ở đó, say khước, đậu xe ngay trước cửa quầy, vào hỏi tôi “Mấy giờ mầy (you) về?” Tôi nói “Khoảng mười một giờ” “Tao chờ. Tao sẽ cùng về nhà với mầy” “Không được đâu! Nhà tôi đông người lắm!” “Thì mầy về nhà tao. Tao ra ngoài xe chờ mầy”. Rồi bà ta ra xe, nằm ngủ khò! Hết giờ làm. Tôi rón rén, ra xe, về. Ở Âu Mỹ, chuyện các bà gạ tình là bình thường, Nhưng có ông nào dám đụng đến người đàn bà say rượu nầy không? Tù mục xương đấy!
Bấy giờ coi như tôi có việc làm, lương rất thấp, chỉ đủ chi tiêu các thứ. Vợ tôi thì đi may ăn công, theo sản phẩm. (Thời đó, may gia công chưa chuyển qua Trung Cộng) Ví dụ may cái túi áo giá mấy xu đó, ngày may được bao nhiêu túi áo cứ tính thành tiền mà lãnh, cố lắm, ngày được vài chục đô là tối đa. Thấy khó sống, vợ tôi đi bán “hotdog” (bán thức ăn và nước ngọt) trên một xe nhỏ (trailer) đặt dọc lề đường thủ đô Hoa Thịnh Đốn (Washington DC). Cứ bán được trăm đô, chủ trả hai mươi đô. Cũng đỡ khổ, nhưng mùa đông, đã lạnh mà tuyết bay mù trời, chẳng có du khách nào ra đường. Cả ngày, bán tối đa được trăm đô, chủ chia cho hai mươi đô, bằng một giờ làm việc của một công nhân Mỹ hạng bét. Tóm lại gia đình tôi đủ sống qua ngày, nhưng chả lẽ ở mãi dưới cái basement của người bạn?
Có người quen xúi mua nhà “Mầy mướn nhà cũng trả chừng đó, mua nhà trả hơn chút đỉnh, nhưng sau đó mầy sẽ có nhà, nếu mướn nhà, mầy hết mướn là ra tay không” Tôi nghe cũng có lý, nên có ý tìm nhà. Tôi xem báo hoặc xách xe lội xóm. Thấy giá nhà, tôi tính nhẩm. Với số lương lúc đó của cả hai vợ chồng, thì dù có dán băng keo bốn cái miệng lại (vợ chồng và hai con), nghĩa là không ăn uống, không tiêu xài gì hết, chúng tôi cũng không đủ trả góp tiền nhà hàng tháng. Tôi bàn với vợ, tôi sẽ làm thêm vài jobs nữa, vợ tôi đi học nghề hớt tóc. Thế là tôi làm ba jobs cả thảy, cũng chỉ một nghề thu tiền cho cây xăng. Buổi sáng, tôi dậy thật sớm, đến cây xăng thứ nhất làm việc, từ bảy giờ sáng đến ba giờ chiều, xong shift (buổi làm), tôi chạy qua cây xăng thứ hai, gần mười hai giờ khuya mới về. Thứ Bảy, Chủ Nhật, tôi “chơi” luôn cây xăng thứ ba. Tính ra tôi làm hơn chín chục tiếng mỗi tuần. Tôi chịu đựng trong mấy năm, khi vợ tôi học xong, ra nghề hớt tóc, uốn tóc, lương cũng khá. Sau hơn ba năm, chúng tôi để dành được một ít tiền. Tôi lại tìm nhà để mua. Có người bạn chỉ cho tôi một ngôi nhà trong xóm, gần chỗ chúng tôi đang ở. Anh ta bảo “Nhà nầy lúc đầu đòi hai trăm nghìn đô (thời giá năm 1992). Hai năm rồi, nghe nói bớt còn trăm sáu cũng không ai mua. Bây giờ có lẽ chủ hạ giá nữa. Anh đến xem” Tôi đến, thấy cái nhà đó giống cái chuồng gà công nghiệp bên Việt Nam, thấp tè, cũng không đến nổi. Nhưng sao giá thấp như thế mà không có ai mua? Tôi nghĩ nhà có ma, người ta sợ. Tôi gọi một ông bạn làm realtor (môi giới mua bán nhà). Ông bạn nầy đưa tôi vô nhà và bắt đầu chê nhà cũ, chỗ nầy phải sửa, cái kia phải thay, mục đích cho chủ nhà nghe. Realtor mà chê là phải đúng. Theo luật, người môi giới (realtor) bên mua không được tiếp xúc thẳng với chủ nhà mà phải liên lạc với môi giới bên bán. Anh ta xúi tôi vô gặp chủ nhà đòi bớt giá. Có lẽ mấy năm mà không bán được nhà, chủ nhà phát nản, nên sau một lúc kỳ kèo, chủ nhà chịu bán. Tính ra hơn ba năm chúng tôi mới ra khỏi cái basement của người bạn.
Khi dọn vào, tôi mới biết lý do người ta chê. Nhà quá cũ, tuổi cũng trên nửa thế kỷ. Thiết kế hết sức kỳ cục! Cái máy điều hòa không khí (AC) đặt ngay giữa nhà, ba căn phòng nhỏ chút xíu vây quanh. Khi cái máy (AC) đó chạy thì giống như xe lửa qua cầu. Nghe ầm ầm, nhà rung rinh như động đất. Mà nó chạy cho còn quí. Mùa đông mở máy, con quái vật đó chỉ kêu lên chứ không “chạy” Nghĩa là hơi cũng có xịt ra nhưng không thấy hơi nóng đâu cả! Tôi gọi cho một người thợ quen. Anh ta đến “Có sửa cũng xài tạm, máy quá cũ!” Sửa xong, nó có nóng chút đỉnh, nhưng anh thợ vừa đi khỏi thì hơi nóng cũng theo anh ta đi đâu mất! Đành mua mỗi phòng một cái hít (heater) nhỏ xài tạm.
Đến mùa hè, mở máy lạnh, cũng có xịt hơi nhưng chẳng lạnh gì cả! Tôi lại kêu thợ. Anh ta đến, bảo “Bôm gas!”. Bôm gas xong, nó cũng chỉ thổi hơi nóng chứ chẳng lạnh chút nào! Anh thợ bảo “Cái máy AC nầy có lẽ là sản phẩm đầu tiên của hãng sản xuất. Xưa quá! Rã rệu lắm rồi!Phải thay cái mới” Giá mà cái máy AC nầy biết nói, có lẽ nó sẽ chửi thề ghê lắm. “Tao già sáu bảy chục tuổi rồi mà còn bắt xịt hơi nóng rồi xịt hơi lạnh. Mầy hỏi ông già mầy có xịt nổi không mà bắt tao xịt?” Sau cái máy AC thì đến mấy cái vòi nước. Tắt nước rồi mà nước vẫn chảy, giống như mấy bà đi cắt mắt, nhắm mắt mà mắt vẫn mở vậy. Kêu thợ đến thay xong thì nước lại nghẹt, chỗ nào cũng nghẹt, nước không chịu thoát đi, nhất là cái phòng vệ sinh! Kêu thợ, anh ta đến “Nhà nầy cũ quá rồi. Mấy cái ống thoát nước bằng gang, bị rỉ sét nghẹt cứng rồi” “Bây giờ phải làm sao?” “Thì đục tường mà thay ống mới” Lại tốn thêm mớ tiền nữa! Nếu kể ra cho đủ các phiền toái, bực mình khi mua nhà cũ thì chẳng bao giờ hết. Mái nhà dột, thay mái xong thì đến mấy cánh cửa. Cửa nào cũng hở, mùa đông hơi lạnh theo các khe hở vào nhà, lại kêu thợ! Lại móc túi! Tiền có bao nhiêu cũng chỉ đủ trả mấy cái bills (giấy đòi tiền) điện, nước, rác, điện thoại, bảo hiểm xe, sửa nhà…
Kể ra tụi tôi cũng liều mạng mua nhà, chứ lương hướng chẳng bao nhiêu. Nhưng tụi tôi cũng gặp may. Thứ nhất là vợ tôi làm nghề hớt tóc ngày càng đông khách rì quếch (request, khách đến chỉ yêu cầu một người thợ mà họ thích) nên tiền “típ” cũng khá.
Chuyện mua nhà ở Mỹ của vợ chồng tôi cách đây hơn hai mươi năm, thuộc thế hệ thứ nhất của dân HO. Tuổi cao, sức khỏe suy nhược, chỉ làm được những việc nhẹ, lương hướng chẳng bao nhiêu. Mà mình không có cái nhà để cho con cái đi, về, cũng tủi thân chúng.
Nhà tôi tuy nhỏ hẹp nhưng tấm lòng rộng mở, bạn bè rất hứng thú khi được vợ chồng tôi mời đến ngắm hoa và ăn uống, cười đùa, thân ái như anh em trong gia đình. Vợ tôi nấu ăn ngon, được các bạn khen thật tình. Anh em trong hội cựu SV Quốc Gia Hành Chánh. Bà con trong hội Quảng Đà, mỗi lần họp mặt khoảng trên hai mươi người. Nhà nhỏ nhưng vườn rộng. Mỗi năm, sau mùa đông lạnh giá, chúng tôi trồng hoa khắp nơi. Trước sân, quanh nhà, các loài hoa đua nhau khoe sắc. Các bạn vui thích ngắm hoa, chụp hình. Tôi có máy copy, sang hình, bỏ vào khung hình nhỏ, tặng các bạn làm kỷ niệm. Hàng xóm cũng đến ngắm hoa và chụp hình, nhất là các cô gái trẻ.
Đến thế hệ thứ hai. Con của mấy ông bà HO học hành nên người, lương cao thì chuyện chúng mua nhà to, biệt thự, coi như chuyện nhỏ.
Nhưng dù sao, mỗi khi vợ chồng chúng cùng các cháu về thăm ông bà, chắc chắn chúng vẫn cảm nhận được mùi mồ hôi vì lao động chân tay vất vả của cha mẹ còn phảng phất trong nhà. Chúng cũng như nghe được tiếng lịch kịch của cha mẹ dậy rất sớm đi làm. Rồi đến khuya, đang ngủ, chúng nghe tiếng mở cửa, tiếng đóng cửa của cha mẹ đi làm về. Công việc của cha mẹ chúng đâu có ngồi trước cái computer như chúng mà phải chịu đựng tuyết lạnh hay cái nóng nung người ngoài trời, kiếm mấy đồng một giờ về nuôi chúng ăn học, trả tiền nhà, tiền điện, nước.
Có lẽ bạn sẽ hỏi “Vậy cái nhà chuồng gà của anh bây giờ ra sao? Sửa lại chưa? Bán, mua nhà khác chưa?” Xin thưa. Vợ chồng tôi vẫn ở nhà đó. Có điều lạ, sau đó, nhà vùng tôi ở đột nhiên lên giá. Ông bạn realtor hỏi tôi “Nhà ông bây giờ bán giá gấp đôi, vẫn có người mua ngay” Nhưng tôi trả lời “Để sau nầy con tôi bán“
Bụi hoa ngoài sân tôi cũng thương, những vết bẩn trên tường các con tôi làm bẩn, tôi cũng thương (và cứ để nguyên cho đến bây giờ). Vả lại, vợ chồng tôi đã lớn tuổi, chẳng muốn ganh đua, hơn thua ai. Ngu gì mua cái nhà cho bự, nhiều phòng, chỉ ngủ vài phòng, để rồi cày mà nuôi mấy tay tư bản, cho vay cắt cổ.
Phạm Thành Châu
Thơ Chuyển Ngữ Mùa Vu Lan
Tâm Minh Ngô Tằng Giao
In memory of my Grandfather
You are remembered by each passing day
In our hearts and soul for you we pray.
Looking back to the days I woke up to you
And to the days you spent with me to.
I’d run to you, and sit on your knee,
Rocking in the chair, was just you and me.
With you I always went along for a ride,
I sat by you, right by your side.
You would hold my hand, and give a good night kiss.
These days remembered, I will always miss.
Sometimes as I remember you, I beg and I cry,
Wishing that you would have never died.
But as the days go on, for you I will pray,
And remember you by each passing day.
Christina Hintenberger
Tưởng nhớ đến Ông tôi
Cháu thường tưởng nhớ đến Ông
Mỗi ngày đều nhớ, cõi lòng khôn nguôi
Vì Ông chúng cháu thốt lời
Thành tâm cầu nguyện đất trời hồng ân.
Nhớ ngày xưa đã bao lần
Cháu thường tỉnh giấc ở gần bên Ông
Bao ngày Ông cháu vui chung.
Nhiều khi cháu chạy tới Ông tức thời
Leo lên lòng mà đòi ngồi,
Cùng chung ghế để hai người đu đưa.
Ông thường chở cháu sớm trưa
Cạnh Ông là chỗ cháu ưa được ngồi.
Đêm đi ngủ lúc tối trời
Ông cầm tay cháu, hôn rồi mới đi.
Những ngày này đẹp kể chi
Cháu luôn nhớ mãi, khắc ghi trong lòng.
Đôi khi tưởng nhớ đến Ông
Cháu thường cầu khẩn, lệ tuôn tràn trề,
Ước sao Ông cháu cận kề
Ước Ông còn sống, không hề mất đi.
Nhưng ngày trôi mãi còn gì,
Nhớ Ông nên cháu xin quỳ lạy đây
Thành tâm cầu nguyện mỗi ngày
Nhớ thương, hồi tưởng, quắt quay tâm hồn.
Tâm Minh Ngô Tằng Giao
(chuyển ngữ)
And Grandma’s too…
While we honor all our mothers
with words of love and praise.
While we tell about their goodness
and their kind and loving ways.
We should also think of Grandma,
she’s a mother too, you see….
For she mothered my dear mother
as my mother mothers me.
Anonymous
Cả Bà nữa chứ…
Trong khi tất cả chúng ta
Vinh danh Mẹ quý, ngợi ca hết lời
Với lòng yêu mến tuyệt vời
Đề cao đức tính của người mẹ thương
Từ tâm, dễ mến mọi đường
Chúng ta có lẽ cũng đừng có quên
Phải nên nghĩ đến Bà liền
Bà từng là một Mẹ hiền đấy thôi,
Ngẫm xem quả đúng như lời…
Xưa kia Bà đã một thời dưỡng nuôi
Nuôi Mẹ ta suốt một đời
Rồi Mẹ ta mới là người nuôi ta.
Tâm Minh Ngô Tằng Giao
(chuyển ngữ)
Mother
If I could give you diamonds
for each tear you cried for me.
If I could give you sapphires
for each truth you’ve helped me see.
If I could give you rubies
for the heartache that you’ve known
If I could give you pearls
for the wisdom that you’ve shown.
Then you’ll have a treasure, mother,
that would mount up to the skies
That would almost match
the sparkle in your kind and loving eyes.
But I have no pearls, no diamonds,
As I’m sure you’re well aware
So I’ll give you gifts more precious
My devotion, love and care.
Anonymous
Mẹ
Nếu con có thể dâng lên
Biếu cho Mẹ quý Mẹ hiền kim cương
Đền bù mỗi giọt lệ vương
Mẹ thường than khóc vì thương con mình.
Nếu con có được ngọc xanh
Để mà dâng Mẹ đáp tình bấy lâu
Về từng chân lý nhiệm mầu
Giúp cho con thấy trước sau tỏ tường.
Nếu con có được ngọc hồng
Để mà dâng Mẹ thỏa lòng tri ân
Về từng nỗi khổ vô ngần
Mẹ thường phải chịu bao phần bi ai.
Nếu con có được ngọc trai
Để mà dâng mẹ một mai đáp đền
Về lời Mẹ dạy khó quên
Khôn ngoan, trí tuệ, lành hiền lắm thay.
Thời mẹ ơi! Mẹ có ngay
Một kho châu báu chất đầy biết bao
Đầy lên tới tận trời cao
Long lanh như mắt Mẹ nào khác chi
Mắt thương yêu, mắt từ bi.
Nhưng con chẳng có chút gì Mẹ ơi!
Không kim cương, không ngọc trai
Chắc là Mẹ đã rõ hoài lâu nay
Nên con dâng Mẹ quà này
Quà con quý giá lắm thay Mẹ à!
Đó là lòng thật thiết tha,
Thành tâm chăm sóc, mặn mà kính yêu.
Tâm Minh Ngô Tằng Giao
(chuyển ngữ)