Cho Tròn Chữ Hiếu Mới Là Đạo Con

Tâm Minh Ngô Tằng Giao

Vu Lan: ngày báo hiếu

02.017

Ngày lễ Vu Lan trong Đạo Phật là ngày “Phật Hoan Hỷ”, ngày “Tự Tứ”. Tăng, Ni tập trung vào sự tu niệm và thỉnh cầu những bậc trưởng thượng chỉ dạy mọi lỗi lầm để mình thành tâm sám hối.

Ngày Vu Lan cũng là ngày “Báo Hiếu”, gợi lại lòng hiếu thảo của người con Phật. Nhân dịp này Phật tử nhớ lại công ơn cha mẹ sinh thành nuôi dưỡng cực khổ mà nhờ đến sức chú nguyện của chư tăng, ni để phụ lực mà độ cho cha mẹ.

Cha mẹ quá vãng dù đã qua bảy đời thì nếu có sa vào đường khổ cũng nhờ phúc đức này mà được thoát khỏi, được siêu thăng. Còn nếu cha mẹ không đi trong đường khổ thì nhờ phúc đức này mà được tăng trưởng thiện căn. Nếu cha mẹ còn sống, chưa qua đời, thời nhờ phúc đức đó mà tăng trưởng tuổi thọ và phát tâm Bồ Đề.

Hiếu thảo thường được hiểu là lo đầy đủ mọi thứ về vật chất cho cha mẹ. Nhưng cha mẹ sẽ qua đời một ngày nào đó. Theo Đạo Phật, chúng ta không chỉ có mặt ở một đời này mà còn có mặt ở vô số kiếp về trước và sau nữa, mất thân này sẽ mang thân khác. Bởi vậy người con hiếu còn phải lo cho cha mẹ cả về tinh thần, làm sao thức tỉnh cha mẹ hướng về đường thiện, tin vào nhân quả tội phước, quy y tam Bảo, niệm Phật làm lành để trong đời hiện tại cha mẹ được yên vui và khi mất đi sẽ được hạnh phúc, an lành trong đời sau.

 “Tâm hiếu là tâm Phật. Hạnh hiếu là hạnh Phật”. Với truyền thống người Việt ta, hiếu thảo là một nền tảng đạo đức rất cần thiết, rất thiêng liêng và cao cả. Có hiếu trong gia đình thì mới có thể là một công dân tốt ngoài xã hội. Hiếu là bước đầu để xây dựng một gia đình tốt đẹp, một xã hội văn minh và tiến lên thành một quốc gia cường thịnh.

 Trong dân gian từ bao đời nay đã có câu:

“Công cha như núi Thái sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”.

Rõ ràng chữ “hiếu” được xác lập bằng “đạo con”, tức là đạo làm con, bằng sự thể hiện của tâm hiếu rất cụ thể mà cha ông ta từng nhấn mạnh:

“Tu đâu cho bằng tu nhà

Thờ cha kính mẹ mới là chân tu”.

Đạo Phật là đạo Hiếu, nên trong kinh Đại Tập có câu: “Sanh đời không có Phật, khéo thờ Cha Mẹ là thờ Phật”. Cũng như kinh Nhẫn Nhục cũng có câu: “Cùng tột điều Thiện không gì hơn Hiếu. Cùng tột điều Ác không gì hơn Bất Hiếu.”

Trong kinh Bổn Sự có dạy: “Giả sử có một người một vai cõng Cha, một vai cõng Mẹ, suốt đời như vậy, không có dừng nghỉ, lại cung cấp cho Cha Mẹ đồ ăn đồ mặc thuốc thang, hết thảy các món Cha Mẹ cần dùng. Như vậy cũng chưa đủ báo đáp ân sâu của Cha Mẹ. Vì sao? Vì Cha Mẹ đối với con ân đức cao nặng sâu dày: ân đức sanh sản, từ tâm cho bú mớm, ân đức tắm giặt, nuôi nấng trưởng thành, ân đức cung cấp các món cần dùng, ân đức chỉ dạy cách sống ở đời. Cha Mẹ luôn luôn muốn con rời khổ được vui, không bao giờ xao lãng nhớ con thương con như bóng theo hình”.

Thử điểm qua một vài chuyện đời thực tế về chữ Hiếu: từ cô Hoa Hậu xinh đẹp, đến chàng Cử Nhân Đại Học và cậu trai tốt nghiệp Trung Học.

Hoa hậu Thái Lan quỳ gối trước người mẹ nhặt rác

ntg1Mint Kanistha, 17 tuổi, đăng quang Miss Uncensored News Thailand 2015. Đây là cuộc thi không phân biệt giới tính, dành cho các người nữ và các người chuyển giới nam sang nữ (ladyboy) tranh tài cùng nhau để tìm ra người vừa xinh đẹp vừa giỏi giang.

Cô Mint sinh ra trong gia đình nghèo, từ nhỏ đã theo mẹ đi nhặt đồ nhôm, đồng sắt, nhựa vụn vặt ở các bãi rác để kiếm sống. Sau khi giành ngôi vị ở cuộc thi sắc đẹp, cô về quê, quỳ dưới chân người mẹ, bày tỏ lòng biết ơn công dưỡng dục. (Mint did not hesitate to kneel down to thank her mother in front of a row of dirty trash cans). Đây thật quả là một hình ảnh đẹp về lòng hiếu thảo và hành động đáng tự hào của cô Hoa hậu.

Câu chuyện và hình ảnh của Mint sau đó được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội. Trả lời phỏng vấn Thairath, Mint cho biết cô tốt nghiệp cấp ba. Mẹ của Mint kiếm sống bằng nghề nhặt rác và bán sắt vụn cùng quần áo cũ để có tiền cho cô học hết trung học. Vì nghèo khó nên cô không có điều kiện, không có tiền để thi và học tiếp lên đại học. Trước đây, mỗi khi rảnh rỗi cô đều đi nhặt sắt vụn, phân loại rác giúp mẹ.

ntg2

Cô hoa hậu nói: “Nếu ai đó hỏi tôi có xấu hổ vì công việc của mẹ không, tôi sẽ trả lời là không. Tôi có ngày hôm nay chính là nhờ công việc này. Tôi làm việc chính đáng và kiếm tiền trong sạch, tại sao lại thấy xấu hổ?“. Hoa hậu nói thêm chính vì công việc nhặt rác của mẹ mà nhờ đó, cô mới được học hành và có ngày chiến thắng trong cuộc thi sắc đẹp này. Hiện tại, mặc dù đã là người nổi tiếng nhưng Mint và gia đình vẫn sống trong căn nhà tồi tàn, đơn sơ chứa đầy ve chai, phế thải. Mint còn thường xuyên giúp mẹ phân loại và dọn dẹp đống rác của bà.

Cử nhân đại học quỳ gối trước xe chở rác của Cha

ntg3Câu chuyện của Mint gợi nhớ tới Kalangnalong, chàng trai người Thái, sinh viên vừa tốt nghiệp trường Đại học Chulalongkorn danh tiếng của Thái Lan. Chàng mặc nguyên cả bộ đồ tốt nghiệp cử nhân và chạy tới trước xe rác của cha, quỳ gối xuống bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với công ơn sinh thành dưỡng dục của ông. Hình ảnh này lan truyền mạnh mẽ trên mạng xã hội khiến cộng đồng xúc động.

Đại học Chulalongkorn ở Bangkok là trường Đại học cổ nhất và từ lâu nay vẫn được xem là một trong những ngôi trường danh tiếng nhất, tốt nhất và tuyển chọn nhất Thái Lan. Trường Đại học gồm có 20 khoa và là nơi thu hút các học sinh giỏi hàng đầu Thái Lan.

Cha của Kalangnalong, mới chỉ học hết lớp 4, là một người lái xe chở rác. Ông làm công nhân vệ sinh môi trường đã nhiều năm, công việc của ông tiêu hao nhiều thể lực, lại phải tiếp xúc với những thứ ô uế, độc hại hàng ngày. Tuy nhiên, ông chưa từng than vãn. Ông luôn nỗ lưc chăm chỉ kiếm tiền để chăm sóc gia đình và nuôi con ăn học đầy đủ, để con không bị thua kém bạn bè. Ông luôn dành tất cả những gì tốt đẹp nhất cho con. Ông đã nuôi nấng người con trai giỏi giang tốt nghiệp đại học hạng ưu.

Khi còn nhỏ, đã có lúc tôi cảm thy xu h khi có mt ngưi cha làm ngh ch rác. Tôi đã từng tự hỏi bao nhiêu lần rằng tại sao cha tôi không thể được đàng hoàng như cha người khác. Kalangnalong bồi hồi nhớ lại. Anh cũng tiết lộ rằng anh đã từng có ý định gia nhập quân đội để giảm bớt gánh nặng cho gia đình nhưng không thể vượt qua bài kiểm tra thể lực. Lúc đó cha anh đã buồn đến rơi nước mắt vi quyết định của anh.

ntg4Biết được nguyện vọng lớn nhất của cha là thấy con trai thi đỗ Đại học, Kalangnalong tự nhủ phải không ngừng phấn đấu và chàng trai đã thi đỗ vào trường Đại học. Khi nhận được tin báo anh trúng tuyển vào trường Chulalongkorn, cha của anh đã không kìm được những giọt nước mắt hạnh phúc. Sau đó, người cha già lại càng cố gắng hơn nữa để kiếm đủ tiền nuôi con suốt 4 năm Đại học.

Anh chàng đã viết lên Facebook những lời cảm ơn cha mình: “Cảm ơn cha vì đã là cha của con. Cảm ơn những giọt m hôi lẫn nước mắt mà cha đã rơi xuống vì con. Con là con của một người lái xe chở rác và sẽ luôn như vậy. Cha không cần phải tự ti, cha là người cha tuyệt vời nhất thế giới và con muốn cha tự hào về điều đó“.

Con trai mời Mẹ làm partner dạ vũ ‘prom’

Theo tập quán ở Mỹ, lễ “prom” được tổ chức cho học sinh tốt nghiệp trung học, và trong đêm dạ vũ đó người nam sinh chọn người nữ mà họ hãnh diện nhất để cùng đi cặp.

Tại Twin Falls, Idaho (NV) với đêm dạ vũ “prom” nhân lễ tốt nghiệp trung học, Dylan Huffaker, 17 tuổi, biết rõ chỉ có một “cô gái” duy nhất xứng đáng để cậu mời làm “partner” và quàng tay sánh bước với cậu trong đêm ấy không ai khác hơn chính là mẹ mình, bà Kerry. Bà mẹ bị ung thư não ở vào thời kỳ cuối (stage 4 brain cancer) và cuộc sống sẽ không kéo dài.

Dylan đi thẳng đến bệnh viện, nơi bà Kerry đang được điều trị bệnh và đang trong thời gian chịu xạ trị. Trước mặt mẹ, Dylan mở hộp bánh doughnut trên mỗi bánh có ghi chữ bằng kem, nội dung viết: “Mẹ có bằng lòng cùng dự lễ prom với con không?” (“Will you go to prom with me?”)

ntg 5

Trước hành động bất ngờ như vậy của đứa con trai, bà Kerry có hỏi là: “Con muốn đi prom với một bà mẹ vừa già vừa rụng hết tóc mà không thấy mắc cỡ hay sao?”. Cậu con trai nói: “Con chẳng ngại gì vì con sẽ có một cái date đẹp nhất ở nơi đó” (I’ll have the prettiest date there). Bà Kerry chỉ biết cảm động chấp nhận và cám ơn sự ngọt ngào của con trai.

Thế là ngay sau khi hay tin về lời thỉnh cầu của cậu con trai bà Kerry, cả cộng đồng thị trấn Twin Falls bắt đầu chuyển động. Dylan quay sang bà cán sự xã hội Melissa Rowe của Viện Ung Bướu Mountain States nhờ giúp đỡ. Bà Rowe liên lạc với đại lý bán xe tại địa phương, Middlekauff Ford Lincoln. Chủ nhân hãng xe không những đồng ý cung cấp một chiếc xe mà còn bỏ tiền trả cho bà Kerry mua chiếc áo dài, kể cả buổi ăn tối.

Kế đó tiệm móng tay Lovely Nails ở Twin Falls đề nghị làm miễn phí và cô Jeni Boisvert ở tiệm ảnh Brink Studio đồng ý chụp ảnh cho cặp đôi. Vào đêm 30 Tháng Tư, sau khi chụp hình xong, hai mẹ con được ông Mike Fenello, tổng giám đốc ST Luke’s Magic Valley Hospital, đích thân chở đến buổi dạ vũ prom ở trường Canyon Ridge High School. Trong đêm prom, sàn nhảy đặc biệt dành trống để riêng hai mẹ con khiêu vũ, trong khi người hoạt náo viên cho chạy bản “The Dance” của Garth Brooks.

***

Nhân dịp được nghe những chuyện trên người ta nhớ lại một bài thơ của một tác giả “vô danh” có tiêu đề là “The time is now” trong đó ghi:

If you ever going to love me,

Love me now while I can know

The sweet and tender feelings

Which from true affection flow.

Love me now

While I am living.

Do not wait until I’m gone

And then have it chiseled in marble,

Sweet words on ice-cold stone.

If you wait until I am sleeping

Never to awaken,

There will be death between us

And I won’t hear you then.

So, if you love me, even a little bit,

Let me know while I am living

So I can treasure it.

Bài thơ này đã được chuyển ngữ thành bài “Lúc này đây” bởi Tâm Minh:

Nếu con yêu Mẹ con ơi

Hãy yêu khi Mẹ còn nơi cõi trần

Mẹ còn cảm nhận tình chân

Ngọt ngào, êm dịu con dâng tràn đầy.

Hãy yêu Mẹ lúc này đây

Khi mình chung sống vui vầy một nơi

Đừng chờ khi Mẹ qua đời

Rồi con mới tỏ những lời yêu thương

Khắc vào nền đá hoa cương

Mộ bia lạnh lẽo khó vương tình người.

Nếu chờ khi Mẹ ngủ vùi

Nghìn thu an giấc dưới nơi suối vàng

Âm dương chia cách đôi đàng

Mẹ nào nghe được con than khóc gì.

Tình con dù ít sá chi

Hãy trao cho Mẹ ngay đi con à!

Khi mà Mẹ chửa lìa xa

Để ta trân quý, thăng hoa cõi lòng!

Tâm Minh Ngô Tằng Giao
(Mùa Vu Lan 8-2016)

 

 

Kẻ Sát Nhân

L’Assassin của Guy de Maupassant
Nguyễn Văn Thành chuyển ngữ

kesatnhan

Thủ phạm được bênh vực bởi một luật sư trẻ tuổi, mới vào nghề, bằng những lời biện hộ như sau:

“Những sự kiện xẩy ra không thể chối cãi được, thưa quý Ngài trong Bồi Thẩm Ðoàn. Thân chủ của chúng tôi, một người lương thiện, một nhân viên gương mẫu, hiền lành và nhút nhát, đã giết chết ông chủ của mình trong cơn giận dữ, một hành động tựa hồ như khó hiểu. Nhưng nếu quý vị cho phép, tôi xin đề cập và phân tích khía cạnh tâm lý của vụ án, bằng cách đó, người bênh vực không còn đưa ra bất cứ lý do gì để xin giảm tội hay biện minh cho hành động sát nhân của can phạm. Sau đó, xin quý Ngài sẽ phán xét số phận thân chủ của chúng tôi.

“Bị cáo Jean-Nicolas Lougère là con trai của một gia đình đáng kính trọng, đã giáo dục đương sự trở thành một người giản dị và lễ độ.

“Chính sự lễ độ đó là nguyên nhân phạm pháp của y can! Thưa quý Ngài, đây là sự nhận thức mà thời nay hầu như chúng ta không còn để ý tới nữa, dù rằng tên gọi vẫn còn đấy nhưng, trên thực tế, tất cả uy lực của từ ngữ này đã biến mất từ lâu. Chúng ta phải tới thăm một vài gia đình còn có nếp sống cũ và mộc mạc để tìm trở lại cái truyền thống khắt khe đó, tín ngưỡng đó về cách nhìn người và sự vật, cách cảm nhận hay lòng tin mang tính cách thiêng liêng, đức tin đó không chấp nhận bất cứ sự hoài nghi, diễu cợt hay một thoáng ngờ vực nào.

“Người ta chỉ có thể trở nên người chính trực, đích thực con người chính trực, với tất cả mãnh lực của đức tính này, nếu ta là người lễ độ đối với tất cả mọi người. Vì vậy, người có thái độ đó nhắm mắt lại. Họ sống trong tin tưởng. Còn chúng ta, lúc nào cũng phải tỉnh táo mở mắt thật to nhìn thế gian này, hiện ta đang sống tại đây, trong phòng xử án của pháp đình này được coi như bộ máy thanh lọc tẩy trừ những xấu xa của tệ nạn xã hội dồn lại nơi đây. Chúng ta đã kín đáo chứng kiến những sự ô nhục, lại bênh vực hết lòng tất cả mọi hành vi đê tiện của con người, nếu không muốn nói những người ủng hộ nồng nhiệt tất cả những kẻ vô lại và đĩ điếm, từ những ông hoàng đến những tên bịp bợm ở đầu đường xó chợ. Rồi chúng ta lại còn đón tiếp ân cần, khoan dung và từ tâm tươi sáng, tất cả những kẻ phạm tội để bào chữa cho họ trước quý Ngài.

“Chúng tôi, nếu quả thực yêu nghề, lại cân nhắc thiện cảm công việc của mình tùy thuộc vào hiện kim của mỗi vụ án quan trọng được thân chủ ủy thác, như vậy không thể nào có được một tâm hồn đáng nể trọng cả. Chúng tôi nhìn thấy nạn tham nhũng lan tràn khắp nơi, từ các nhà cầm quyền có thế lực đến những kẻ cùng khốn. Chúng ta đã biết quá nhiều tất cả sự việc diễn tiến ra sao, sự trao đổi và mua bán như thế nào. Chỗ làm, chức vụ, danh vọng, được trao đổi với chút vàng một cách trắng trợn, khéo léo ngụy trang dưới những chứng khoán hay cổ phần trong các xí nghiệp, hoặc giản dị hơn trao đổi với nụ hôn của người đàn bà.

“Vậy bổn phận của chúng tôi và nghề nghiệp của chúng tôi bắt buộc chúng tôi không thể bỏ quên bất cứ điều gì, nghi ngờ tất cả, bởi vì mọi người đều đáng nghi ngờ; và chúng tôi rất đỗi ngạc nhiên khi đối diện với một người can tội sát nhân, đang ngồi trước quý Ngài, có một lòng tin tôn thờ sự lễ độ khá mãnh liệt đến độ đương sự trở thành người tử vì đạo.

“Thưa quý Ngài, chúng ta cần danh dự cũng như ta cần khuôn phép để ứng xử cho đúng mực vì ghê tởm sự thấp hèn, vì phẩm giá cá nhân và kiêu hãnh; nhưng chúng ta không mang tận cùng đáy lòng của chúng ta đức tin mù quáng, bẩm sinh, tàn bạo, như người này.

“Vậy xin quý Ngài cho phép tôi kể cuộc đời của bị can Jean-Nicolas Lougère. 

“Ðương sự được giáo dục, cũng giống như ngày xưa bao trẻ em khác được dạy bảo, phải phân biệt hai phần trong tất cả các hoạt động của con người: điều tốt và điều xấu. Người ta chỉ dẫn Lougère điều tốt với uy quyền không sao cưỡng lại được để anh ta phân biệt với điều xấu, như phân biệt ngày với đêm vậy. Thân phụ của anh không thuộc giới trí thức uyên bác để nhìn từ trên mà thấy và nhận ra tất cả nguồn gốc của các tín ngưỡng cùng sự cần thiết của xã hội đã làm nẩy sinh sự phân biệt giữa điều thiện với điều ác.

“Từ đó, Lougère lớn lên, trở nên sùng đạo, tự tín, phấn khởi và thiển cận. Anh kết hôn năm 22 tuổi. Gia đình anh quyết định cưới cho anh cô em họ, được giáo dục như anh, giản dị như anh, thanh khiết như anh. Thật hết sức may mắn cho anh có người vợ đoan chính với tấm lòng thành thực, đó là một điều hiếm có và vô cùng đáng quý trọng trên thế gian này. Anh đã tôn kính thân mẫu anh cũng giống như các bà mẹ khác trong những gia đình theo chế độ tộc trưởng, một sự tôn sùng tuyệt đối thường chỉ dành riêng cho các vị thần linh. Anh đã chuyên chở sang vợ anh một phần nào sự tôn kính đó, chỉ hơi giảm bớt đi chút ít trong mối liên hệ thân mật giữa tình vợ chồng. Và anh đã sống hoàn toàn không hay biết gì về sự xảo quyệt, sống trong một tâm trạng thẳng thắn bền bỉ và hạnh phúc êm đềm đã làm cho anh trở thành một con người ngoại lệ. Không lừa dối bất cứ ai, không nghi ngờ bất cứ người nào có thể lường gạt anh một cách dễ dàng.

“Một thời gian trước khi lấy vợ, Lougère được thâu nhận giữ chức thủ quỹ cho văn phòng của ông Langlais, người bị anh ta sát hại mới đây.

“Thưa quý Ngài Bồi Thẩm Ðoàn, chúng tôi biết rõ tất cả những lời cung khai của các nhân chứng như Bà Langlais, anh trai bà là Perthuis, người hùn vốn với chồng bà, tất cả gia đình và tất cả nhân viên cao cấp trong ngân hàng, đều xác nhận Lougère là một nhân viên gương mẫu, rất mực liêm khiết, phục tùng, hiền từ, kính trọng các cấp trên và theo đúng quy tắc. Mọi người đều đối đãi anh với sự quý trọng rất xứng đáng về phẩm hạnh mẫu mực của anh. Ðương sự đã quen được mọi người kính trọng và thường đón nhận cung cách trọng vọng bà Lougère mà ai ai cũng ngợi khen.

“Vợ anh chết trong cơn sốt thương hàn trong vòng có vài ngày. Anh cảm thấy đau đớn khôn tả, nhưng là một sự đau khổ lạnh lẽo và thầm lặng trong một tâm hồn trầm tĩnh. Nhìn nét mặt xanh xao của anh và sự biến đổi sắc diện, ai nấy đều nhận thấy vết thương quá nặng của anh biết đến bao giờ mới băng bó cho lành.

“Và từ đó, thưa quý Ngài, một sự việc đã xẩy ra một cách tự nhiên.

“Người đàn ông này đã có vợ từ 10 năm nay. Trong mười năm đó, anh đã quen có một người đàn bà luôn luôn ở bên cạnh. Anh đã quen thuộc với sự chăm sóc của nàng, tiếng nói thân mật của nàng khi anh đi làm về, lời chào buổi tối và chúc vui buổi sáng, tiếng cọ sát êm dịu và gợi cảm áo quần của phụ nữ, sự vuốt ve đó lúc thì say đắm lúc thì bao dung như tình mẫu tử làm cho cuộc sống vui tươi hơn, sự hiện diện đáng yêu đó làm cho thời giờ bớt chạy chậm. Anh ta có lẽ cũng có thói quen muốn được cưng chiều khi ăn uống, tất cả các sự chăm sóc đó ít khi ta cảm nhận thấy và dần dần trở nên không thể không có được đối với ta.

“Anh ta không thể sống một mình được nữa. Vậy muốn quên đi những buổi tối dài vô tận, anh thường thường đến ngồi một hay hai tiếng ở một quán bia gần nhà. Anh uống một ly bia và ngồi ở đó, bất động, đưa mắt theo dõi một cách lơ đãng những quả bóng bi da lăn tới lăn lui dưới màn khói thuốc ống điếu, lắng nghe mà chẳng mảy may nghĩ đến những sự ganh đua của dân chơi bi da, sự tranh luận về chính trị của những khách hàng kế cận với những trận cười vang vang và đôi khi gây ra sự giễu cợt lố bịch từ đầu phòng đối diện vọng lại. Rồi cuối cùng anh trở về nhà ngủ thiếp đi vì mệt mỏi và chán chường.

“Nhưng anh nhận thấy tự thâm tâm, tận cùng tế bào trong cơ thể, cần có một nhu cầu không thể cưỡng lại được: một trái tim và xác thịt của người đàn bà; và, không cần nghĩ ngợi gì cả, anh nhích gần lại, mỗi tối một ít, tới chỗ cô thủ quỹ ngồi giữa quầy hàng, dáng người bé nhỏ tóc vàng, anh bị cuốn hút không sao thối lui được nữa bởi vì cô bé đó chỉ là một người đàn bà.

“Chẳng bao lâu, họ trò chuyện thân mật với nhau rồi anh năng lui tới và cảm thấy rất dễ chịu ở cạnh cô ta vào mỗi buổi tối. Cô nàng tỏ ra duyên dáng và đon đả đón ý trước để chiều chuộng rất thích hợp với nghề buôn bán bằng nụ cười, và cô bé tóc vàng lấy làm thích thú tiếp tục chuốc rượu càng nhiều càng hay để cho công việc kinh doanh ngày một phát đạt. Nhưng Lougère ngày càng khăng khít với cô bé mà anh không quen và không hề biết đến lối sống ra sao, và anh chỉ yêu cô tóc vàng này bởi vì anh không trông thấy một người đàn bà nào khác.

“Cô nàng quỷ quyệt sớm nhận thấy anh chàng khờ khạo này có thể đem đến cho cô một số lợi lộc và tìm cách nào hay nhất để trục lợi anh ta. Cách hữu hiệu nhất và chắc chắn nhất là lấy anh ta.

“Cô đạt mục đích không chút gì khó khăn.

“Chúng tôi có cần phải trình bày, thưa quý Ngài, hành vi vô cùng bất chính của cô bé này với cuộc hôn nhân, đáng lẽ kìm hãm sự lầm lạc bao lâu của cô ta, thì tráí lại hình như lại làm tăng thêm sự sai trái hết sức trơ trẽn của cô bé?

 “Với hành động tự nhiên của mánh lới nữ tính, cô nàng tựa như thích thú lừa dối anh chồng chân thật này, sống chung chạ với tất cả nhân viên cùng trong văn phòng với Lougère. Tôi khẳng định: với tất cả. Chúng tôi có những bức thư, thưa quý Ngài, sự việc này chẳng mấy lúc gây ra sự tai tiếng công khai, mà luôn luôn chỉ có anh chồng là không hề mảy may hay biết. Cuối cùng, mụ đàn bà gian xảo này, để đạt được lợi ích thật dễ hiểu, đã quyến rũ ngay cả người con trai của ông chủ ngân hàng, một chàng trai mười chín tuổi, mà mụ ta, chẳng mấy chốc, có ảnh hưởng tai hại cho tâm hồn và óc suy xét của chàng trẻ tuổi. Ông Langlais, mãi cho đến nay, vẫn nhắm mắt bỏ qua mọi chuyện vì lòng tốt, vì thân tình với nhân viên, nay bỗng nổi lên cơn giận dữ khá chính đáng, trông thấy con trai mình rơi vào tay, tôi muốn nói vào vòng tay của người đàn bà nguy hiểm này.

 “Ông ta đã lầm lỗi gọi ngay tức khắc Lougère đến nói chuyện trong cơn tức giận của một ông bố.

 “Tôi chỉ còn phận sự cuối cùng, thưa quý Ngài, đọc lời kể lại vụ sát nhân, của chính người sắp chết cung khai trong cuộc thẩm vấn.

“Tôi vừa được biết con trai tôi đã đưa, hôm qua, mười ngàn quan cho người đàn bà này, và sự phẫn nộ của tôi mạnh hơn lẽ phải. Quả thật, tôi không bao giờ nghi ngờ thanh danh của Lougère cả, nhưng một số mù quáng còn nguy hiểm hơn cả những lỗi lầm. Và vì vậy, tôi cho gọi anh ta đến gặp tôi tại văn phòng và nói thẳng cho anh ta rõ là tôi bắt buộc phải cho anh ta nghỉ việc.

“Anh đứng lặng trước mặt tôi, hoảng hốt, không hiểu gì cả. Sau đó, anh ta xin cho biết những lý do với thái độ nôn nóng và khá bực dọc. Tôi từ chối, khẳng định đó là những lý do riêng tư của tôi. Anh ta tin rằng tôi nghi ngờ anh đã cư xử bất nhã, và, mặt tái mét, anh van xin và thôi thúc tôi giải thích. Bị cuốn hút theo ý nghĩ này, anh cảm thấy mạnh mẽ hẳn lên và có quyền to tiếng. Nhưng tôi vẫn nín thinh, anh mắng nhiếc, lăng mạ tôi đến mức cuồng nộ mà tôi lo sợ sẽ xảy ra cuộc bạo hành.

“Rồi bỗng nhiên, do một câu nói xúc phạm quá mạnh đến danh dự của tôi, tôi nói thẳng vào mặt anh ta sự thật.

“Anh ta đứng lặng yên một vài giây, nhìn tôi với đôi mắt hung dữ; rồi tôi thấy anh lấy cái kéo dài ở trên bàn giấy của tôi mà tôi thường dùng cắt lề cuốn sổ ghi việc, rồi thì tôi thấy anh chồm lên người tôi, tay dơ cao, và tôi cảm thấy có một vật gì đi vào cổ họng tôi, ở đỉnh ngực mà tôi không thấy đau đớn gì cả”.

 “Ðây, thưa quý Ngài Bồi Thẩm Ðoàn, là câu chuyện giản dị về vụ sát nhân này, tôi còn biết nói gì hơn nữa để bào chữa cho bị cáo? Anh ta đã nể trọng người vợ thứ hai một cách mù quáng bởi lẽ, trước đó, anh đã trọng nể người vợ thứ nhất bằng lý trí”.

Sau thủ tục nghị án ngắn ngủi, bị cáo được tha bổng.

(Trích từ trong tập tuyển Le rosier de Madame Husson:
Bài L’Assassin đăng ngày 1 tháng 11 năm 1887 ở báo Gil Blas)

_________________________________________________________

Chú thích: 

Tiểu sử và tác phẩmGuy de paupassant

Guy de Maupassant
(1850-1893)

Henri-René-Albert-Guy de Maupassant sinh ngày 5 tháng 8 năm 1850 tại Normandie gần Dieppe, và mất ngày 6 tháng 7 năm 1893 tại Ba Lê, Pháp, năm 43 tuổi về bệnh tâm thần gần giống như bệnh điên.

Năm 1869, Maupassant đậu tú tài toàn phần tại Rouen, ghi danh theo học Ðại Học Luật Khoa tại thành phố này. Ít lâu sau, bị động viên vào Vệ Binh quốc gia trong cuộc chiến năm 1870 giữa Pháp và Ðức. Chiến tranh chấm dứt, đương sự vào làm công chức ở Bộ Hải Quân và sau cùng chuyển qua Bộ Quốc Gia Giáo Dục. Chán nghề công chức, Maupassant chọn con đường văn chương và thực sự bắt đầu viết văn đúng năm 30 tuổi.

Ðược nhà văn Gustave Flaubert cùng quê ở Normandie và cũng là bạn thân của thân mẫu, hướng dẫn Maupassant lúc khởi đầu, viết các bài bình luận, truyện ngắn, thơ, kịch, và về sau, theo lời khuyên của Flaubert, chuyên viết tiểu thuyết. Do sự thúc đẩy của người cha nuôi Flaubert và sau trở nên người bạn văn học, Maupassant làm việc không hề mệt mỏi từ năm 1880 đến cuối năm 1890, đã viết trên 300 truyện, sáu tác phẩm tiểu thuyết, 3 truyện hành trình nhật ký, một tập thơ, nhiều vở kịch và 30 cuốn bình luận về nhiều đề tài, tính trung bình nhà văn Maupassant, trong suốt 10 năm, viết ít nhất mỗi ngày 2 trang.

Cuốn truyện đầu tiên mang tựa đề Boule-de-Suif của Guy de Maupassant được nhà văn Flaubert chào đón coi như một tác phẩm giá trị. Sau đó, Maupassant xuất bản nhiều tác phẩm nổi tiếng tại Pháp chỉ đứng sau nhà văn Emile Zola mà thôi.

Trở nên giàu có và ưa thích xã giao rộng rãi, Maupassant phung phí sức lực khá nhiều không còn sáng tác được như trước nữa, vì đã rơi vào cuộc sống hết sức phóng túng nên mắc bệnh giang mai lại không chịu chữa chạy cho lành bệnh. Do biến chứng của căn bệnh nguy hiểm này, nhà văn mất ngủ, nhức đầu, đau mắt, nhức răng, đau dạ dầy rồi dần dần bị tê liệt và điên. Biết không còn sống được bao lâu nữa, nhà văn toan tự tử nhưng được cứu sống. Maupassant sống trong cô đơn, ảo giác, lo sợ và phiền muộn vì ông thầy Flaubert đã ra đi, bà mẹ chết trong cơn bạo bệnh, người em trai mất về bệnh tâm thần, ông bố ly dị với bà mẹ từ năm Maupassant 12 tuổi, không rõ ở đâu, chỉ còn lại ba người con chưa được nhà văn nhìn nhận.

Maupassant bị giữ trong bệnh viện tâm thần suốt 20 tháng vào cuối cuộc đời, và vĩnh viễn ra đi năm 43 tuổi, an nghỉ tại nghĩa trang Montparnasse ở Paris, để lại 2 truyện tiểu thuyết đang viết dở dang và một số tác phẩm sau:

Boule-de-Suif (1880), Mademoiselle Fifi (1882), Une Vie (1883), Les Contes de la Bécasse (1883), Bel-Ami (1885), Contes du jour et de la nuit (1885), le Horla (1887), Pierre et Jean (1888), Fort comme la mort (1889), L’inutile Beauté (1890).

(Tài liệu tham khảo: Biographie de Maupassant – D’après l’Encyclopédie Hachette – Guy de Maupassant (1850-1893) – Texte de Paul Lefèvre. Biographie de Maupassant rédigée par Bernard Damien.)

Trích: “LUẬT PHÁP VÀ VĂN HỌC NGHỆ THUẬT”
Của soạn giả: TP. Nguyễn Văn Thành (1923)

NgVanThanh_9440 (Sonny edit)

Vụ Án Nghệ Sĩ Xiệc Tên Han

Nguyễn Văn Thành

phong dao

Phần nhiều văn bản pháp lý có những từ chuyên môn khó hiểu và đôi khi còn tối nghĩa do sự cần thiết phải dùng thuật ngữ (terminology) để diễn đạt một chủ đề nào đó và chỉ có ích lợi cho các luật gia mà thôi. Tuy nhiên, luật pháp đề cập tới mọi khía cạnh của đời sống để giải quyết những vấn đề tương tranh cá nhân và tập thể đã tạo ra một kho tàng văn học mà ít người để ý đến.

Thông thường những người không chuyên môn về luật cho rằng luật pháp như có một điều gì khó hiểu đã hoàn toàn vượt ra khỏi sự hiểu biết bình thường của con người. Như vậy, ta thấy có một khoảng cách khá xa giữa chuyên gia và không chuyên gia về khoa luật học.

Ðể rút ngắn khoảng cách nói trên từ nhiều thế kỷ đã qua cho đến nay, các nhà nghiên cứu đã đề ra hai giải pháp:

1- Phổ biến những tác phẩm nổi tiếng liên quan tới luật pháp qua nhiều đề tài với đủ thể loại như truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch bản, triết học, luận án, biện hộ và buộc tội, tường thuật phiên tòa, hồi ức, nhật ký, phê bình, thi ca…

Xin đơn cử một vài tác phẩm của các nhà văn, nhà thơ như “Vụ Cain và Abel” (trong Kinh Thánh) của David Werner Amram, “Socrates bị kết án tử hình” (Socrates is condemned to death) của Plato, “Kẻ sát nhân” (The assassin) của Guy de Maupassant, “Vụ Crainquebille” (Jérôme Crainquebille “phỉ báng một cảnh sát viên”) của Anatole France, “Ngày mai” (Tomorrow) của William Faulkner, “Hồi ức về máy chém Guillotine” (Reflections on the Guillotine) của Albert Camus, “Nhật ký phiên Tòa Nuremberg” (Nuremberg Diary) của G. M. Gilbert, “Luật pháp giống như tình yêu” (Law Like Love) trích trong thi ca pháp lý, tác giả W.H. Auden và còn nhiều nữa.

2- Những sách báo khảo luật cũng cần được phổ biến rộng rãi như tập san khảo luật (Pháp Lý Tập San) được các nhà sử luật coi không những là kho tàng vĩ đại của luật pháp mà còn là kho tàng đồ sộ của văn học vậy (The Law Reports are not only a great treasure of law but they are a great treasure of literature) (1).

Về nghệ thuật, luật pháp đã thu hút nhiều nghệ sĩ danh tiếng, qua các thời đại cho đến nay, đã đóng góp nhiều kiệt tác nằm trong chủ đề pháp lý vào kho tàng nghệ thuật như Giotti, Michelangelo, Tintoretto, Rubens, và Doré, chưa kể nhiều nghệ sĩ ẩn danh. Các tác phẩm vừa đề cập trưng bày tại Viện Bảo Tàng khắp nơi trên thế giới, đặc biệt đối với những quốc gia chịu ảnh hưởng luật pháp Hồng Mao (Anglo- Saxon) và luật La-Hy (Greco-Roman), gọi chung là luật Tây Phương (Western law), trong đó có Việt Nam Cộng Hòa đã áp dụng Bộ Hình Luật Canh Cải, Bộ Hình Sự Tố Tụng do người Pháp du nhập vào nước ta khi Pháp cai trị Ðông Dương.

Thật là một điều thiếu sót nếu người viết không đề cập tới một bộ sách quý mang tựa đề “Luật Pháp: một Kho Tàng của Nghệ Thuật và Văn Học” (Law: A Treasure of Art and Literature edited by Sara Robbins). Cuốn sách khổ 33x 25cm, 376 trang trong đó có 198 tác phẩm của các nhà hội họa, điêu khắc. Quý vị độc giả nào thích sưu tầm và yêu nghệ thuật có thể đến Thư Viện Quốc Hội, Washington D.C. để nghiên cứu.

Qua sự trình bày các mục ở trên, ta thấy luật pháp rất gần gũi với văn học và không có sự ngăn cách nào giữa hai lãnh vực đó. Theo Lord Birkett, luật gia lỗi lạc và còn là một nhà văn đã nhận xét như sau: luật pháp và văn học đã có từ lâu và kết hợp chặt chẽ (law and literature have been long and closely associated) (2).

Ði theo chiều hướng vừa đề cập, người viết trích và phỏng dịch câu chuyện nằm trong bi kịch của luật pháp về một nghệ sĩ xiếc đã giết chết người vợ trẻ, xinh đẹp trong màn biểu diễn phóng dao.

TỘI PHẠM CỦA HAN (3)

Tác giả: SHIGA NAOYA

Shiga Naoya

Shiga Naoya

Một nghệ sĩ xiệc Trung Hoa tên là Han, trong một màn biểu diễn thông thường, đã phóng một trong những con dao lớn cắt đứt mạch máu chính ở cổ (carotid artery) của người vợ trước sự kinh ngạc của tất cả khán giả (hai mạch máu gọi là động mạch cảnh “carotid arteries“ nằm hai bên phía trước cổ dẫn máu từ tim lên nuôi não bộ). Người vợ của nghệ sĩ xiếc chết tại chỗ. Han bị bắt ngay.

Sự kiện xẩy ra tại hiện trường trước sự hiện diện của ông Giám Ðốc nhà hát, người phụ tá cho Han, người giới thiệu chương trình và hơn 300 khán giả. Ngoài ra, còn có một cảnh sát viên đứng sau sân khấu. Mặc dầu có sự chứng kiến của tất cả các nhân chứng ấy, vẫn có sự bí ẩn vì không biết có phải là vụ giết người có chủ tâm hay chỉ là một tai nạn.

Màn biểu diễn của Han diễn tiến như sau: vợ Han đứng trước một tấm gỗ kích thước như cánh cửa với khoảng cách gần 4 yards, Han phải ném những con dao lớn, mỗi con cách nhau 2 inches chung quanh thân thể người vợ. Cứ mỗi lần con dao rời khỏi tay, Han hét lên một tiếng để gây thêm phần hào hứng cho cuộc biểu diễn.

LỜI KHAI CỦA CÁC NHÂN CHỨNG.

Ông Dự Thẩm (le Juge d’instruction) hỏi cung các nhân chứng sau:

 1- Ông Giám Ðốc nhà hát.

“Nhân chứng có thấy đó là một màn trình diễn rất khó không?”

“Không, thưa Ngài Dự Thẩm, không có gì khó khăn đối với người biểu diễn có kinh nghiệm. Nhưng biểu diễn màn đó cho đúng cách, người trình diễn cần có thần kinh thật vững vàng và phải tập trung tư tưởng trọn vẹn.”

“Tôi hiểu. Nếu sự việc xảy ra như một tai nạn, loại tai nạn này thật hiếm thấy xảy ra có phải thế không?”

“Quả đúng như vậy, thưa Ngài. Nếu những tai nạn có thể xảy ra giống như vậy, tôi sẽ không bao giờ chấp nhận cho biểu diễn màn đó trong nhà hát của tôi.”

“Vậy thì nhân chứng có coi sự việc xảy ra được thực hiện với sự cố ý?”

“Không, thưa Ngài, tôi không nghĩ như thế. Và đây là lý do: một hành động như vậy trong màn biểu diễn với khoảng cách 12 feet không những đòi hỏi tài nghệ mà còn phải có trực giác hoàn hảo. Sự thực tất cả chúng tôi đều nghĩ không có một lỗi lầm nào trong màn trình diễn này. Nhưng sau khi sự việc xảy ra, tôi phải thừa nhận lỗi lầm có thể xảy ra trong bất cứ trường hợp nào.”

“Vậy thời nhân chứng nghĩ thế nào. Ðó là lỗi lầm hay có chủ tâm?”

“Tôi không thể trả lời một cách đơn giản được, thưa Ngài.”

Ông Dự Thẩm cảm thấy khó xử. Ðây rõ ràng là một vụ cố sát (a case of homicide) dù cho đó là một kẻ sát nhân hay kẻ giết người có dự mưu đi chăng nữa cũng khó có thể nói ra cho hết mọi chuyện được. Nếu là kẻ sát nhân thì quả thật là một kẻ rất tài giỏi, ông Dự Thẩm nghĩ như vậy.

2- Người phụ tá cho Han.

Tiếp đến, ông Dự Thẩm cho đòi người phụ tá Trung Hoa đã làm việc với Han trong nhiều năm để chấp cung.

“Cách cư xử bình thường của Han ra sao?” Ông Dự Thẩm hỏi.

“Han lúc nào cũng rất chững chạc, thưa Ngài; Han không đánh bạc, không rượu chè hay chạy theo đàn bà. Ngoài ra, năm vừa qua, Han theo Ky Tô Giáo. Ðương sự học Anh Văn và những lúc rảnh rỗi dường như làm ra vẻ chăm chú đọc những sưu tầm về những bài thuyết giáo, Kinh Thánh hoặc những sách thuộc vấn đề đó.”

“Thế còn vợ Han ra sao?”

“Bà ta cũng vậy, rất đứng đắn, thưa Ngài. Như Ngài đã rõ những diễn viên xiếc sống nay đây mai đó không phải luôn luôn là những người có đức hạnh nhất. Bà Han là một phụ nữ nhỏ nhắn và xinh đẹp. Có một số đàn ông thường đưa ra những đề nghị với bà, nhưng bà không hề mảy may để ý tới các loại chuyện như thế.”

“Và tính tình của cặp vợ chồng đó ra sao?”

“Thưa Ngài, luôn luôn tử tế và hòa nhã. Họ rất tốt với tất cả bạn hữu và những người quen thuộc và không bao giờ cãi nhau với ai cả. Nhưng…” Người phụ tá bỗng ngưng và suy nghĩ một lúc rồi tiếp tục.

“Thưa Ngài, tôi sợ rằng khai với Ngài điều này e có thể hại cho Han. Phải thành thật mà nói, cặp vợ chồng này hiền lành và có lòng vị tha nhưng mà lạ thay cuộc chung sống giữa hai người thật đau khổ…”

“Tại sao vậy?”

“Tôi không rõ, thưa Ngài.”

“Phải chăng nhân chứng biết tình trạng của cặp vợ chồng này mới đây?”

“Không, thưa Ngài. Cách đây khoảng hai năm, bà Han có thai. Ðứa trẻ đẻ non và khoảng chừng ba ngày thì chết. Sự việc đó đánh dấu sự thay đổi quan hệ giữa hai người. Họ bắt đầu cãi vã với nhau về những chuyện rất nhỏ nhặt, và lúc đó mặt Han thường trở nên tái mét. Han chấm dứt cuộc cãi nhau bằng cách đột ngột giữ thái độ nín lặng. Han chưa bao giờ nổi giận hoặc có cử chỉ gì thô bạo đối với vợ. Tôi cho rằng hành vi đó đi trái với những nguyên tắc của Han. Nhưng mà, thưa Ngài, khi nhìn Han, Ngài có thể thấy sự tức giận khủng khiếp trong đôi mắt của Han! Ðôi khi làm ta khiếp sợ.”

“Có một ngày, nhìn thấy sự bất hạnh giữa cặp vợ chồng đó, tôi hỏi Han tại sao không xin ly thân. Rồi Han kể cho tôi nghe Han không có lý do gì để xin ly dị cả, cho dù tình yêu đối với vợ đã chết. Thực tình, nàng cũng cảm thấy và dần dần không còn thương yêu tôi nữa. Han đã tự kể tất cả cho tôi nghe như vậy. Tôi nghĩ rằng lý do thúc đẩy Han bắt đầu đọc Kinh Thánh và những thuyết giáo sưu tầm được chỉ muốn làm dịu đi sự hung bạo trong trái tim và kìm hãm sự căm ghét vợ, mà thực ra cũng chẳng có lý do gì để ghét bỏ vợ cả. Bà Han là một người đàn bà đáng thương hại. Bà ta chung sống với Han gần ba năm và đi theo Han biểu diễn khắp mọi nơi. Nếu bà ta vì lý do gì bỏ Han và trở về nhà, tôi không nghĩ bà Han sẽ dễ dàng làm lại cuộc đời. Hỏi có người đàn ông nào có thể tin tưởng một người đàn bà sống lang thang suốt gần ba năm như vậy? Tôi đoán chừng đó là lý do tại sao bà Han phải ở lại với Han, dù hai người chung sống với nhau thật khổ sở.”

“Vậy nhân chứng thực tình nghĩ sao về vụ giết người này?”

“Ngài muốn nói, thưa ông Dự thẩm, tôi nghĩ đó là là một tai nạn hay thực hiện với chủ tâm?”

“Ðúng như vậy.”

“Ðược ạ, thưa Ngài, tôi đã từng suy nghĩ vụ đó qua mọi khía cạnh từ ngày xảy ra tại sân khấu. Tôi càng nghĩ nhiều bao nhiêu, tôi càng khó hiểu bấy nhiêu. Tôi đã kể chuyện đó với người giới thiệu chương trình và người này cũng nói là không thể hiểu được việc gì đã xẩy ra.”

“Tốt lắm. Nhưng hãy kể cho tôi điều này: ngay đúng lúc sự việc xảy ra tại sân khấu, nhân chứng có thấy điều gì làm nhân chứng thắc mắc tự hỏi không biết có phải là một tại nạn hay thực hiện với sự cố ý?”

“Thưa Ngài, có, đúng như vậy. Tôi đã nghĩ… Tôi đã nghĩ, ‘Han mất trí rồi và đã giết vợ’ ”

“Với sự cố ý, nhân chứng muốn nói như vậy?”

“Ðúng, thưa Ngài. Tuy nhiên người giới thiệu chương trình nói là ông ta đã nghĩ, ‘Han đã lỡ tuột tay’ ”

“Ðúng, nhưng người giới thiệu chương trình đã không hiểu rõ các mối quan hệ giữa cặp vợ chồng đó như nhân chứng đã kể cho tôi nghe.”

“Có thể như thế, thưa Ngài. Nhưng sau khi sự việc xảy ra, tôi ngạc nhiên tự hỏi không biết có phải vì tôi hiểu rõ tất cả các mối quan hệ đó mà tôi đã nghĩ, ‘Han đã giết vợ’ ”

“Phản ứng của Han ra sao vào lúc đó?”

“Han la lên, ‘Ha!’ Vừa nghe thấy tiếng la lúc đó, tôi ngước mắt lên và nhìn thấy máu ở cổ bà Han phun ra. Bà Han còn đứng được vài giây tại chỗ, rồi hai đầu gối như muốn qụy xuống dưới sức nặng của thân thể và toàn thân bà đu đưa. Khi con dao rơi ra ngoài, bà Han ngã gục xuống sàn, co quắp, tất cả chỉ còn là một đống thịt. Dĩ nhiên không một người nào trong chúng tôi có thể làm được việc gì cả, chúng tôi ngồi đấy quá khiếp sợ, chăm chăm nhìn bà Han.

Còn về phần Han, tôi thực tình không tả được phản ứng của Han bởi vì tôi không nhìn anh ta. Chỉ khi ý nghĩ ‘Han hoàn toàn mất trí và đã giết vợ’, đập vào trí óc tôi, lúc bấy giờ tôi mới liếc nhìn Han. Mặt Han tái mét và hai mắt nhắm lại. Người quản lý sân khấu hạ màn. Mọi người xúm lại nâng cơ thể bà Han lên nhưng bà ta đã chết rồi. Han qùy xuống, và cầu nguyện trong yên lặng một lúc khá lâu.”

“Han có tỏ vẻ bối rối không?”

“Vâng, thưa Ngài, Han khá bối rối.”

“Ðược lắm. Nếu tôi cần hỏi thêm nhân chứng điều gì, tôi sẽ mời nhân chứng sau.”

LỜI KHAI CỦA BỊ CÁO

Ông Dự Thẩm cho người phụ tá về và bây giờ cho đòi bị cáo để chấp cung. Bộ mặt thông minh của Han trông xanh xao và mệt mỏi; có thể nhận thấy ngay bị cáo ở trong tình trạng suy nhược thần kinh.

“Tôi đã hỏi cung ông Giám Ðốc nhà hát và ông phụ tá.” Ông dự Thẩm nói khi Han đã ngồi ở phòng dành riêng cho nhân chứng.

“Bây giờ tôi đề nghị hỏi cung bị cáo”

Han cúi đầu.

“Hãy kể cho tôi nghe,” Ông Dự Thẩm nói, “Bất cứ lúc nào, bị cáo cũng yêu thương vợ có phải không? ”

“Từ ngày kết hôn cho đến ngày đứa bé ra đời, tôi đã yêu vợ tôi với tất cả trái tim.”

“Thế tại sao khi đứa bé ra đời thì mọi việc lại thay đổi?”

“Bởi vì tôi biết đứa bé không phải là con của tôi.”

“Vậy bị cáo có biết ai là cha của đứa bé?”

“Tôi nắm được vấn đề rất rõ ràng. Tôi nghĩ đó là anh họ của vợ tôi.”

“Bị cáo biết đích thân người đó?”

“Người đó là bạn thân của tôi. Chính người đó đầu tiên đã gợi ý cho chúng tôi lấy nhau. Chính người đó đã thuyết phục tôi cưới nàng.”

“Tôi ức đoán sự quan hệ giữa hai người xảy ra trước đám cưới của bị cáo.”

“Thưa đúng. Ðứa bé ra đời sau khi chúng tôi kết hôn được tám tháng.”

“Theo ông phụ tá, đứa bé bị đẻ non.”

“Ðó là điều mà tôi đã kể với tất cả mọi người như vậy.”

“Ðứa bé chết sau khi sanh được ít ngày, có phải vậy không? Lý do nào gây ra cái chết đó?”

“Ðứa bé chết ngạt ở vú mẹ.”

“Có phải vợ bị cáo cố ý giết đứa bé?”

“Vợ tôi nói đó là một tai nạn.”

Ông Dự Thẩm yên lặng chăm chú nhìn diện mạo của Han. Bị cáo ngửng đầu lên nhưng hai mắt nhìn xuống như đợi câu hỏi tiếp theo. Ông Dự Thẩm tiếp tục.

“Vợ bị cáo có thú nhận đã có sự quan hệ đó với người anh họ không?”

“Vợ tôi không thú nhận mà tôi cũng chẳng bao giờ hỏi vợ tôi về vấn đề đó. Cái chết của đứa bé tựa như một sự trừng phạt cho mọi điều và tôi quyết định sẽ tỏ ra cao thượng được chừng nào hay chừng ấy, nhưng…”

“Nhưng cuối cùng, bị cáo không thể tỏ ra cao thượng được, có phải vậy không?”

“Quả đúng như vậy. Tôi không thể không suy nghĩ về cái chết của đứa bé vì sự trừng phạt vẫn chưa đủ. Khi vợ tôi không ở cạnh tôi, tôi có khả năng suy xét thật bình tĩnh, nhưng vừa trông thấy vợ tôi, tựa như có một điều gì đó xảy ra trong nội tâm của tôi. Khi tôi nhìn thấy thân hình của vợ tôi, cơn giận dữ bắt đầu trổi dậy.”

“Có bao giờ bị cáo nghĩ đến chuyện li dị không?”

“Tôi thường nghĩ tôi phải xin li dị, nhưng tôi không nói cho vợ tôi biết. Vợ tôi cũng hay nói nếu tôi bỏ vợ tôi thì vợ tôi cũng chẳng còn muốn sống nữa.”

“Vợ bị cáo có yêu bị cáo không?”

“Vợ tôi không yêu tôi.”

“Tại sao bà ta lại nói những điều như vậy?”

“Tôi nghĩ vợ tôi muốn nhắc đến những phương tiện vật chất để sinh sống. Nhà cửa của vợ tôi bị người anh cả làm tan nát, và vợ tôi hiểu rất rõ không có người đàn ông đứng đắn nào lại muốn cưới một người đàn bà từng là vợ của một người biểu diễn phóng dao sống lang thang như tôi. Ngoài ra, chân của vợ tôi quá nhỏ đối với vợ tôi để làm bất cứ công việc bình thường nào.”

“Thế mối quan hệ về thể xác ra sao?”

“Tôi tưởng cũng giống như phần đông các cặp vợ chồng khác.”

“Vợ bị cáo có ưa bị cáo chút nào không?”

“Tôi nghĩ vợ tôi thực tình không ưa tôi. Sự thật, tôi nghĩ vợ tôi vô cùng đau khổ phải chung sống với tôi như người vợ. Thậm chí cam chịu sự đau đớn, chịu đựng một cách thật kiên nhẫn hầu như không có người đàn ông nào tưởng tượng nổi. Vợ tôi thường quan sát tôi với đôi mắt lạnh lùng và độc ác, lúc đó tôi tưởng cuộc đời tôi tan vỡ ra từng mảnh. Vợ tôi không bao giờ biểu lộ chút thương cảm nào khi thấy tôi vật lộn với nỗi đớn đau tột độ để thoát ra khỏi cảnh khổ cực đi tìm một cuộc sống đích thực hơn, tốt đẹp hơn.”

“Tại sao bị cáo không quyết định dứt khoát hoặc sống xa vợ hay ngay cả bỏ vợ nếu thấy cần thiết?”

“Bởi vì tâm trí tôi đầy rẫy những tư tưởng đủ loại.”

“Những tư tưởng gì vậy?”

“Tôi muốn cư xử với vợ tôi theo chiều hướng là không có một sự sai trái nào về phía tôi cả. Nhưng cuối cùng tôi cũng không thể thực hiện được.”

“Bị cáo không bao giờ nghĩ đến chuyện giết vợ?”

Han không trả lời và ông Dự Thẩm nhắc lại. Sau một lúc khá lâu, Han trả lời, “Trước khi ý nghĩ giết vợ nẩy ra trong đầu tôi, tôi thường nghĩ thật là một điều tốt nếu vợ tôi chết.”

“Ðược, vào trường hợp đó, nếu không có điều gì là trái luật cả, bị cáo có nghĩ phải giết vợ không?”

“Tôi không nghĩ tới những điều khoản ngăn cấm của luật pháp, thưa Ngài. Ðiều đó cũng không thể ngăn cản được tôi. Ðúng ra tôi quá yếu đuối. Vào lúc đó, tôi lại say mê mong muốn đi tìm một lối sống đích thực hơn.”

“Ấy thế mà bị cáo đã nghĩ đến giết vợ, có hay không, tôi muốn nói vào giai đoạn sau này? ”

“Tôi không bao giờ có ý nghĩ giết vợ tôi. Nhưng đúng ra, đã có một lần, tôi đã nghĩ đến vấn đề đó.”

“Ðã bao lâu, trước khi xảy ra biến cố đó?”

“Ðêm hôm trước… Hay có lẽ ngay vào buổi sáng đó.”

“Bị cáo đã cãi nhau với vợ?”

“Thưa Ngài đúng như vậy.”

“Về vấn đề gì?”

“Về chuyện quá nhỏ nhặt không đáng nói ra.”

“Hãy cố gắng kể lại việc đó.”

“Ðó là vấn đề ăn uống. Một đôi khi tôi hay cáu giận khi chưa ăn. Vâng, vào buổi tối đó, vợ tôi quá chậm chạp không sửa soạn kịp bữa ăn tối mà đáng lẽ phải làm xong rồi. Tôi rất tức giận.”

“Bị cáo có giận dữ hơn mọi lần không?”

“Thưa không, nhưng mà sau đó tôi hãy còn thấy bị kích động, đó là một điều khác thường. Tôi cho rằng vì tôi bối rối quá nhiều trong mấy tuần lễ vừa qua muốn tìm kiếm một cuộc sống tốt đẹp hơn cho bản thân tôi, và nhận ra rằng tôi không sao thực hiện được ý định đó. Tôi đi ngủ nhưng không sao chợp mắt được. Biết bao nỗi lo lắng và bối rối xâm nhập tâm trí tôi. Tôi bắt đầu cảm thấy cho dù cố gắng xoay sở cách gì đi nữa, tôi cũng không bao giờ có thể thực hiện được những điều thực sự tôi mong muốn. Dù cố gắng vượt mọi trở ngại, tôi sẽ không bao giờ thoát được những cảnh đáng ghét trong đời sống hiện tại của tôi. Tình trạng buồn và vô vọng của những chuyện xảy ra tựa hồ như có dính dấp tới cuộc hôn nhân của tôi. Tôi tuyệt vọng đi tìm một tia sáng lọt qua kẽ hở dẫn dắt tôi ra khỏi nơi tăm tối, nhưng ngay cả điều mong ước đó cũng dần dần tiêu tan. Hy vọng trốn chạy cuộc sống đáng ghét đó hãy còn le lói và lôi cuốn tôi, và tôi hiểu rằng nếu không sao thoát ra cảnh sống đó, thực tế tôi như người đã chết. Và rồi ý nghĩ đen tối dập dờn trong đầu óc tôi, nếu mà nàng chết! Phải chi nàng chết!

Tại sao tôi không giết nàng? Hậu quả về hành động giết người như vậy chẳng có nghĩa lý gì đối với tôi cả. Không còn nghi ngờ gì nữa tôi sẽ vào tù, nhưng mà đời sống trong nhà giam chắc cũng không đến nỗi tồi tệ, có thể còn khá hơn cuộc sống hiện nay của tôi. Và không hiểu sao tôi vẫn có cảm tưởng giết vợ tôi cũng chẳng giải quyết được việc gì cả. Mà né tránh không giải quyết được vấn đề giữa hai chúng tôi cũng chẳng khác gì như cuộc tự sát. Tôi chịu đau đớn từng ngày kể từ khi đứa trẻ sơ sinh chết, tôi tự nhủ; không còn con đường nào để vượt thoát ra cảnh sống đó. Cuộc đời đích thực của tôi: cam chịu đau khổ.

Tâm trí tôi cứ chạy theo những con đường đó, tôi gần như quên hết duyên cớ của sự đau khổ trong lòng tôi. Quá kiệt sức, tôi nằm đấy nhưng không sao ngủ được. Tôi rơi vào tình trạng hoàn toàn như u mê, và tâm trí tôi bị dày vò trở nên tê liệt, ý nghĩ giết vợ tôi mờ nhạt dần. Rồi cảm giác trống rỗng buồn tẻ xâm chiếm tâm hồn tôi, đưa tôi vào cơn ác mộng. Tôi đã nghĩ tới mọi giải pháp hay nhất để đi tìm cuộc sống tốt đẹp hơn, và nhận ra rằng tôi quá nhu nhược không sao đạt được mục đích đó. Khi trời rạng đông, tôi nhìn thấy vợ tôi, cũng như tôi, không ngủ được…”

“Khi bị cáo thức dậy, hai người có cư xử với nhau một cách bình thường không?”

“Chúng tôi không nói với nhau một lời.”

“Nhưng mà tại sao bị cáo không nghĩ tới phải rời xa vợ, khi sự việc xảy ra như thế?”

“Ngài muốn nói, thưa ông Dự Thẩm, đó là cách giải quyết vấn đề của tôi? Không, không, như vậy cũng như lẩn trốn chẳng giải quyết được việc gì cả giữa chúng tôi. Như tôi đã từng thưa với Ngài là tôi đã xác định phải cư xử với vợ tôi làm sao không có một sự sai trái nào về phía tôi cả.”

Han nhìn chăm chăm ông Dự Thẩm, thấy ông gật đầu như ra hiệu cho Han tiếp tục nói.

“Hôm sau tôi kiệt lực và thần kinh tôi căng thẳng trở nên lộn xộn. Tôi cảm thấy đau đớn đến cực độ để cố giữ cho được bình thản, và vừa bận quần áo xong, tôi rời khỏi nhà rồi đi lang thang vào vùng vắng vẻ của thị trấn. Suy nghĩ liên miên đeo đuổi tôi như nhắc nhở tôi phải làm một cái gì để giải quyết cuộc đời của tôi, nhưng ý nghĩ giết vợ tôi không còn trong đầu óc tôi nữa. Sự thật có sự ngăn cách giữa ý tưởng sát nhân đêm hôm trước và bất cứ quyết định hiện tại nào để phạm trọng tội! Quả thật, tôi cũng không bao giờ nghĩ tới cuộc biểu diễn vào tối hôm đó. Nếu tôi đã nghĩ tới, tôi chắc chắn quyết định bỏ mục phóng dao. Có hàng tá mục biểu diễn khác để thay thế.

Vâng, vào buổi biểu diễn tối hôm đó, và cuối cùng đến lượt tôi xuất hiện trên sân khấu. Tôi không có một tý chút linh cảm nào báo hiệu sẽ có một sự bất bình thường xảy ra. Như thường lệ tôi chứng minh cho khán giả thấy những con dao sắc bén của tôi có thể cắt giấy ra từng mảnh vụn và phóng một vài con dao trên tấm gỗ. Ngay lúc đó, vợ tôi xuất hiện tô son trát phấn kỹ càng và bận bộ áo Trung Hoa trau chuốt; sau khi cúi đầu chào khán giả với nụ cười thật duyên dáng, vợ tôi ra đứng trước tấm bảng gỗ. Tôi rút ra một trong những con dao và đứng xa vợ tôi vào một vị trí đã định sẵn.

Ðó mới là lúc mắt chúng tôi nhìn nhau lần đầu tiên từ đêm hôm trước. Ngay lập tức tôi hiểu có một sự rủi ro khi chọn lựa tiết mục đặc biệt này trong màn biểu diễn tối nay! Rõ ràng tôi phải làm chủ bộ thần kinh, nhưng sự mệt nhọc cùng cực đã thấm vào tận xương tủy ngăn cản tôi làm việc đó. Tôi nhận thấy không còn có thể tin cậy chính cánh tay của tôi nữa. Tôi cố trấn tĩnh và nhắm mắt lại trong khoảnh khắc, tôi cảm thấy toàn thân tôi run rẩy.”

Thời điểm trình diễn bắt đầu! Tôi nhắm phóng con dao đầu tiên ở trên đầu vợ tôi; con dao cắm trúng mục tiêu, cao hơn đầu đúng một inch như thường lệ. Vợ tôi giơ hai cánh tay lên và tôi sửa soạn phóng hai con dao kế tiếp, mỗi con ở dưới mỗi cánh tay. Con dao vừa rời khỏi những ngón tay của tôi, tôi có cảm giác tựa hồ như có cái gì đó như muốn giữ con dao đó lại; tôi không còn có khả năng xác định được mục tiêu chính xác nữa. Bây giờ thực ra chỉ còn là vấn đề may rủi nếu con dao trúng điểm đã định, mỗi một cử động của tôi trở nên thận trọng và ngượng ngập.

Tôi phóng một con dao phía bên trái cổ của vợ tôi và tôi sắp sửa ném con dao khác vào bên phải thì tôi nhìn thấy trong đôi mắt của vợ tôi, sự biểu lộ tình cảm kỳ lạ như bất thần sợ hãi sắp có chuyện gì xảy ra! Phải chăng vợ tôi có linh tính con dao này, chỉ trong vài giây đồng hồ nữa thôi, sẽ găm vào cổ họng của vợ tôi? Tôi cảm thấy choáng váng tựa như muốn ngất. Ráng sức phóng con dao ra khỏi tay, cố nhắm sao cho trúng đích.”

Ông Dự Thẩm yên lặng chăm chú nhìn Han.

“Ngay lúc đó, bỗng một ý nghĩ xuất hiện trong đầu tôi, ‘tôi đã giết nàng’” Han nói một cách đột ngột.

“Có sự cố ý, bị cáo muốn nói như vậy có phải không?”

“Thưa đúng. Bất thần tôi cảm thấy đã hành động với sự cố ý.”

“Sau đó, tôi biết bị cáo quỳ xuống bên xác vợ và cầu nguyện trong yên lặng.”

“Ðúng như vậy, thưa Ngài. Ðó chỉ là mưu mẹo chợt nảy ra trong đầu óc tôi do sự thôi thúc của tình thế lúc bấy giờ. Tôi nhận thấy mọi người biết tôi là con chiên ngoan đạo, cho nên tôi giả bộ cầu kinh, thật ra tôi đang tính toán kỹ lưỡng chọn một thái độ nào đó cho hợp lý.”

“Như vậy, bị cáo hoàn toàn tin tưởng tất cả những điều gì đã thực hiện đều có chủ tâm?”

“Thưa đúng. Nhưng tôi lại nhận thức ngay tôi có thể nêu ra chuyện đó như một tai nạn.”

“Thế tại sao bị cáo lại nghĩ đã thực hiện với chủ tâm?”

“Thưa tôi mất tất cả khả năng xét đoán.”

“Bị cáo có nghĩ rằng bị cáo đã thành công làm cho mọi người có cảm tưởng đó chỉ là một tai nạn hay không?”

“Thưa đúng, sau này mỗi khi nghĩ tới việc đó còn làm tôi rùng mình. Tôi giả bộ thuyết phục mọi người là tôi kiệt sức vì quá đau buồn nhưng nếu một người thật tinh ý có thể nhận thấy ngay tôi đang diễn xuất đó thôi. Vâng, đúng ra vào tối hôm đó, tôi đã nhận thấy không có lập luận nào vững chắc cả thì tại sao tôi lại không được tha bổng? Tôi tự nhủ thầm một cách bình tĩnh bởi vì chẳng có chút bằng chứng xác đáng nào bất lợi cho tôi cả. Chắc chắn nhiều người đều biết tôi đau khổ biết chừng nào khi tôi phải chung sống hòa thuận với vợ tôi, nhưng nếu tôi cứ khăng khăng một mực nói đó chỉ là một tai nạn, không một ai có thể chứng minh ngược lại điều đó. Nhìn lại mọi việc đã xảy ra, tôi thấy cái chết của vợ tôi có thể giải thích rất hợp lý giống như một tai nạn vậy.

Và rồi thì một câu hỏi kỳ lạ thâm nhập tâm trí tôi: Tại sao chính tôi cũng tin chuyện này không phải là một tai nạn? Ðêm hôm trước, tôi đã nghĩ tới việc giết vợ tôi, không biết có phải chính ý nghĩ đó là duyên cớ khiến tôi có hành động với chủ tâm chăng? Dần dần tôi nhận xét ra rằng chính tôi cũng không hiểu thực sự việc gì đã xảy ra? Khi đó, tôi cảm thấy thật sung sướng không thể tưởng tượng được, tôi muốn hét lên cho vỡ tung buồng phổi.”

“Bởi vì bị cáo đã xem vụ đó như một tai nạn?”

“Thưa không, tôi không thể nói như vậy được: vì tôi không còn ý tưởng nào là tôi có chủ tâm hay không. Do đó, tôi quyết tâm tìm con đường tốt nhất để được tha tội là nên thú hết mọi tội lỗi (to make a clean breast of everything). Thay vì nói đó là một tai nạn để tự lừa dối mình và những người khác thì tại sao tôi đã không thành thật nói rằng tôi đã không biết việc gì đã xảy ra. Mà sự thật, tôi có thể tự bào chữa là tôi không ‘có tội’ mà cũng chẳng ‘vô tội’.”

LỜI NÓI CUỐI CÙNG

Han ngưng nói. Ông Dự Thẩm giữ im lặng một hồi lâu, trước khi nói một cách nhẹ nhàng và cân nhắc:

“Tôi tin những điều mà bị cáo khai với tôi là sự thật. Còn một câu hỏi nữa thôi: bị cáo không cảm thấy tí chút đau buồn nào về cái chết của vợ bị cáo?”

“Không có chút nào cả! Ngay khi tôi ghét vợ tôi một cách cay đắng nhất trong quá khứ tôi cũng không bao giờ có thể tưởng tượng cảm thấy sung sướng như thế này khi nói tới cái chết của vợ tôi.”

“Thôi được,” Ông dự Thẩm nói. “Bị cáo có thể lui ra.”

Han yên lặng cúi đầu và rời khỏi phòng thẩm vấn.

Ông Dự Thẩm, xúc động một cách kỳ lạ, với tay lấy quản bút và chậm rãi hạ bút xuống tập hồ sơ để trên bàn giấy, phê, “Vô tội” (Not guilty).

Trích: “LUẬT PHÁP VÀ VĂN HỌC NGHỆ THUẬT”
Của soạn giả: TP. Nguyễn Văn Thành (1923)

___________________________

 Chú Thích:

 (1, 2)    The Law as Literature Selected and Introduced by Louis Blom-Cooper.

(3) The World of Law edited by Ephraim London I The Law in Literature.

nguyenvanthanh-image

 

Hai Lần Dù Bụng

Trần Đức Tường

nhaydu 2Đứng ngoài hành lang của tòa nhà Tiểu Đoàn Quân Y nhìn ra sân sau với dẫy nhà tiền chế dùng làm trại nội khoa cho bệnh binh Sư Đoàn, đầu óc miên man, nhớ tới những kỷ niệm xa xưa của 18 năm trước, 20 tháng 7 năm 1954, ngày mình rời miền Bắc vào Nam… Điếu thuốc lá Rugby Quân tiếp vụ cháy tàn trên tay. Tôi búng nó ra ngoài mưa, rơi xuống đất ướt át, mà còn cố tỏa lên một làn khói trắng trước khi tắt lịm. Những giọt mưa vẫn rơi từ trên mái fibrociment xuống sân sỏi, thật là buồn. Ngước mắt lên, mây thật thấp, không thấy một khoảng trời xanh nào.

– Bác sĩ đang làm thơ ạ ?

Tiếng nói của cô nữ quân nhân Mai Minh ở phía sau kéo tôi về thực tế. Cô là một trong những khuôn mặt xinh xắn và kỳ cựu nhất của binh chủng Nhẩy Dù vì đã tình nguyện nhập ngũ từ trước năm 1954. Gốc Hà Nội, từng học trường các bà phước Saint Paul danh tiếng đất Hà Thành. Gia đình nề nếp nên ăn nói rất lễ độ và vui vẻ với mọi người.

– Không ! Tôi mà thơ thẩn gì ! Trời mưa nên nhìn trời xem bao giờ tạnh để còn đi nhẩy nữa chứ. Có gì cho tôi ký hả ?

– Vâng ạ ! Vừa nói tôi vừa quay về văn phòng cách đó mấy thước.

Cô Minh để chồng giấy cần tôi duyệt ký trên bàn và quay ra :

– Thưa thiếu tá cứ thong thả, khoảng 3 giờ chiều nay mới cần ạ.

Tôi chưa kịp trả lời thì chuông điện thoại trên bàn reo. Cô chào tôi và bước ra ngoài.

Lần thứ nhất

nhaydu-image-1Từ khi thi tuyển vào Trường Quân Y năm 1958, tôi đã mơ trở thành một bác sĩ nhẩy dù, mơ một nếp sống oai hùng, và chắc có nhiều dịp cứu sống đồng đội hơn ở những đơn vị tĩnh tại. Nghĩ thì nghĩ vậy, nhưng để trở thành một bác sĩ của binh chủng oai hùng này, chắc chắn là phải nhẩy dù. Đó là vấn đề của riêng tôi vì tôi bị mắc chứng sợ chiều cao (vertigo). Lúc nhỏ đã từng té giếng. Nhưng vì quyết tâm thực hiện giấc mơ của mình, kỳ nghỉ hè sau khi học hết năm thứ ba y khoa, tôi đã nộp đơn xin đi học một khóa nhẩy dù theo đúng quy định của sinh viên quân y. Qua rất nhiều phấn đấu, tự thắng bản thân, tôi đã tốt nghiệp khóa 50 Nhẩy Dù vào tháng 8 năm 1963. Chưa bao giờ tôi hãnh diện như thế. Trên ngực áo của tôi từ đó lấp lánh bằng nhẩy dù ! Nhưng khi về trình diện Sư Đoàn thì một giấc mơ nữa đã nhen nhúm trong lòng, đó là cái bằng nhẩy dù điều khiển mầu vàng với ba vòng ở vị trí ngôi sao. Thú thật, lúc đi học dù, tôi coi những người đeo cánh dù này như những vị thần vì họ là huấn luyện viên của tôi. Tôi cũng đã thấy trên ngực đàn anh Văn Văn Của cánh dù vàng này. Luôn coi anh là thần tượng, tôi nhủ lòng, một ngày kia mình cũng phải đeo cánh dù này. Về trình diện TĐ3ND, lại thấy ông tiểu đoàn trưởng Trần Quốc Lịch cũng đeo cánh dù vàng. Cánh dù này trở thành một ám ảnh đối với tôi trong suốt những năm ở tiểu đoàn tác chiến. Hết trận này đến trận khác, hành quân liên miên, mỗi năm trên 270 ngày đi lội hết Vùng, Vùng II đến Vùng III… Tôi thầm nghĩ, chắc phải chờ lúc về bệnh viện Đỗ Vinh hay Bộ Chỉ Huy TĐQY mới có thể thực hiện giấc mơ này được.

Khi về Đại Đội 1 Quân Y thì vẫn còn phải hành quân liên miên, nên tôi vẫn chưa thực hiện được giấc mơ của mình. Khi đi học ở Hoa Kỳ về, tôi đã được điều lên Bệnh Viện. Tôi vừa vui vừa buồn. Buồn vì sẽ không còn được tung hoành ngoài trận địa. Vui vì tôi có thể có thời giờ thực hiện điều mình hằng mong ước. Việc đầu tiên của tôi khi về Đỗ Vinh là làm đơn theo hệ thống quân giai xin đi học nhẩy dù điều khiển.

Ngay ngày hôm sau, tôi đã được gọi lên trình diện Y sỹ Trung Tá Tiểu Đoàn Trưởng TĐQY/SĐND. Sau một hồi thuyết phục tôi bằng cả tiếng Việt lẫn tiếng Pháp, đại ý “Toa là bác sĩ nhẩy dù chứ không phải nhẩy dù bác sĩ” và “chef” đã tuyên bố “moa sẽ không chuyển đơn của toa”. Tôi chỉ biết tuân lệnh, đúng như truyền thống kỷ luật của Nhẩy Dù, chào kính rồi đi ra. Mắt nóng như muốn khóc.

Ít tháng sau, bác sĩ Hoàng Cơ Lân thuyên chuyển về Cục Quân Y và bàn giao TĐQY cho bác sĩ  Bùi Thiều. Từ dưới đôn lên, bác sĩ Vũ Khắc Niệm làm Tiểu Đoàn Phó và tôi đảm nhiệm chức vụ Y Sĩ Trưởng Bệnh Viện Đỗ Vinh. Và “nhân bên Tầu có loạn” tôi lợi dụng cơ hội, nộp lại đơn xin đi học nhẩy dù điều khiển. Và cảm ơn bác sĩ Thiều, vị tân Tiểu Đoàn Trưởng đã vui vẻ chuyển đơn với ý kiến thuận. Và Trung Tướng Tư Lệnh Sư Đoàn đã chấp thuận cho tôi được toại nguyện. Trung tá Trần Văn Vinh, Chỉ Huy Trưởng TTHLND đã giao cho thượng sĩ  Thuật là người phụ trách huấn luyện tôi. Và sau những tháng vừa luyện tập ở TTHL vừa làm việc ở bệnh viện, cuối cùng thì trên ngực áo tôi đã có cánh dù vàng ! Lúc đó thì bác sĩ Thiều cũng rời TĐQY/SĐND để đi làm Liên Đoàn Trưởng Liên Đoàn 1 Quân Y ở Đà Nẵng. Bác sĩ Niệm lên làm Tiểu Đoàn Trưởng và tôi làm Tiểu Đoàn Phó. Bác sĩ Trần Quý Nhiếp thay tôi làm Y Sĩ Trưởng Bệnh Viện Đỗ Vinh.

– Alô, Bác sĩ Tường tôi nghe !

Tôi nhận ra ngay tiếng nói đầu dây bên kia là của ông Thầy Vinh, ông nói về một người Pháp đã học để lấy bằng dù Việt Nam. Ông trình bầy nhanh gọn, nên tôi không rõ đầu đuôi như thế nào, nên tôi đã nói với ông là tôi xuống ngay TTHLND gặp ông.

Theo sự trình bầy của trung tá Vinh, ông trung tướng hồi hưu Paul Vanuxem của Pháp hiện đang ở Sài Gòn để làm việc gì với chính quyền. Ông là một sĩ quan chỉ huy nhẩy dù đã từng phục vu chiến trường Đông Dương thời kỳ sơ khai của binh chủng trước khi được chuyển sang Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa. Ông có người con trai là Jean Vanuxem hiện sang ở với ông và anh ta đã được phép, từ những bộ phận tối cao của Việt Nam, cho được huấn luyện để lấy bằng nhẩy dù Việt Nam. Anh ta đã hoàn tất 3 sauts trên 4 sauts huấn luyện và ngày mai sẽ nhẩy saut thứ tư. Trung tá Vinh muốn nhân dịp này các huấn luyện viên nhẩy biểu diễn và mang bằng nhẩy dù và rượu champagne từ trên trời xuống gắn cho cậu ta và mở rượu uống mừng. Vì ông Thầy Vinh biết tôi không bỏ lỡ lần nhẩy biểu diễn nào, với lại tôi cũng nói tiếng Pháp thông thạo, nên ông gọi tôi để ngày mai đi nhẩy. Tôi có lưu ý ông rằng trời xấu, mây thấp thế này ở dưới làm sao nhìn thấy gi. Ông cười và nói :

– Hy vọng mai khá hơn, với lại mùa này thì thường “sớm nắng, chiều mưa mà” bác sĩ !

Tôi cũng cười vì dù ở dưới đất không thấy gì, thì mình vẫn có cơ hội nhẩy.

– Vâng, tôi cũng mong như vậy, Trung tá !

Đôi ba câu chuyện phiếm, tôi nhìn trên bàn giấy của ông thấy còn một chồng bằng dù ông đang ký dở. Tôi chào kính rồi kiếu ông ra xe.

Tôi tạt ngang nhà dù. Trung sĩ Khoái, người thường vẫn gấp và bảo quản dù cho tôi, nói ngay:

– Nghe nói ông thầy ngày mai nhẩy, em đã chuẩn bị dù cho ông thầy rồi.

– Merci cậu. Sáng mai tôi tới lấy nghe.

– Dạ bác sĩ !

Tôi lùi xe lái về Bệnh Viện, trong bụng nghĩ, anh chàng Khoái này thật dễ thương, lúc thì gọi mình là ông thầy, mà anh ta cũng là huấn luyện viên, trước cả tôi nữa, lúc thì gọi là bác sĩ, lúc thì gọi là thiếu tá… Đúng là tình huynh đệ chi binh vì anh không phải là lính của TĐQY, không là thuộc cấp của tôi, nhưng anh rất thân tình với tôi, chăm lo từng chút cho cây dù của tôi. Đúng thật là tôi đã vô hình chung tin tưởng và giao tính mạng mình vào tay anh ta. Có phải vì anh thấy được lòng tin tưởng trọn vẹn của tôi đối với anh ta mà anh đã có những cảm tình đặc biệt đó chăng, nhưng chẳng bao giờ thấy anh vượt xa hơn.

Cũng may, bác sĩ Niệm, Tiểu Đoàn Trưởng ra Hành Quân và cho tôi về coi hậu cứ, nên mới có dịp đi nhẩy… dù với các khóa sinh hoặc đi nhẩy biểu diễn để tuyển mộ.

Tuy nhà gần sát trại Hoàng Hoa Thám, nhưng tôi vẫn thường ngủ trong hậu cứ tiểu đoàn thi hành lệnh cấm trại 100%. Tôi dặn hạ sĩ nhất Nguyễn Văn Bảo tài xế, là mai tôi đi nhẩy sớm, nên phải sẵn sàng lúc 7 giờ để đưa tôi qua phi trường.

Sáng sớm hôm đó, trời quả không mưa, nhưng cũng không có nắng. Mây vẫn giăng đầy trời, không thấy một khoảng xanh nào trên đầu. Tới bãi trực thăng, tôi đã thấy các ông thầy với đầy đủ trang bị. Vừa xuống xe, đang bắt tay các ông thầy thì một chiếc xe jeep trờ tới. nhẩy xuống xe là trung tá Lâm Quang Nhược. Ở SĐND không ai là không biết trung tá Nhược. Người nhỏ nhắn, gốc miền Nam, đã lớn tuổi và cũng mê nhẩy dù một cách điên cuồng. Không lần nào đi biểu diễn mà ông vắng mặt. Nhiều người có ý kiến này nọ về ông trung tá Nhược, nhưng đối với tôi, thì tôi lại thấy ông “sympa”. Chỉ phải cái, tôi với ông quen biết sơ sơ thôi mà ông vẫn rất tự nhiên xưng hô “mày, tao”. Tôi không phiền hà gì, nhưng vẫn thưa gửi với ông là trung tá hay là “ông, tôi”. Tôi bắt tay chào ông.

Tất cả bắt đầu mặc dù. Hôm đó tôi cũng mang cái combinaison (áo nhẩy) mầu đỏ mà bác sĩ Trần Quý Nhiếp đã tặng tôi. Tôi mặc dù xong thì xe chở phi hành đoàn cũng vừa tới. Với thời tiết này, trưởng toán bàn bạc với phi công, và đồng ý chỉ đi 1 passe và tất cả cùng ra ở cao độ 30 giây. Nếu plafond thấp hơn thì sẽ nhẩy ở cao độ 20 giây thôi. Sẽ nhẩy hai cửa hai bên thành tầu. Tôi nhẩy số 1 nhẩy bên trái, trung tá Nhược, số 1 cửa bên phải. Các thầy khác chia nhẩy 2 bên, tất cả có 10 người thôi.

Chiếc HU1D cất cánh và trực chỉ hướng Ấp Đồn. Điều bất ngờ là khi tới DZ thì mây lại thấp hơn ở Tân Sơn Nhất. Nhưng trưởng toán vẫn giữ cao độ và thời gian như cũ. Bay hai vòng trên mục tiêu, bỗng huấn luyện viên thả hô chuẩn bị, tôi ngồi sát sau lưng ông, nhìn xuống thấy có một khoản trống mây, một lỗ hổng, ông lùi về phía sau, vỗ vào đầu gối tôi và nói :

– OK, ông thầy !

nhaydu 5Tôi bấm đồng hồ thời gian trên dù bụng giật trái khói tím ở chân trái và bay ra khỏi con tầu. Bao nhiêu động tác đó, chưa đầy một giây.

Gió lạnh tạt vào mặt, tôi ngước đầu lên, thấy trên trực thăng khói đỏ bốc ra phía bên phải, tôi nghĩ bụng : ông Nhược nhẩy đây. Không có giờ nhìn theo trực thăng nữa, tôi ngó xuống dưới, mây trắng mỏng như khói tạt lên mặt, nhưng tôi thoáng thấy giải khói vàng ở dưới đất, gần phía đồn dân vệ. Khói bay về phía đồn. Ngay dưới tôi là trường học. Tôi nghiêng người hướng về phía đồn. Mọi sự tốt đẹp. Thế bay của tôi cũng stable, không bị quay lộn. Tóm lại là rất “êm”. Liếc nhìn đồng hồ cao độ, kim xuống khá mau. Nhìn đồng hồ chronomètre 10 giây rồi 20 giây… Vì đã nhẩy cao hơn nên cứ yên trí còn thời gian. Chợt nhìn xuống đồng hồ cao độ thấy còn có 2200 bộ. Tôi thu tay vào, cầm tay nắm và mở dù.

Có vẻ dù tôi bung ra tốt vì nó đã kéo ngược tôi lên. Nhưng ! Nhanh như một tia chớp, tôi có cảm tượng như có cái gì lướt ngang vào dù tôi. Má bên phải nóng rát, như bị một tấm giấy nhám chà qua thật nhanh. Tôi thấy mình bị đu lên rất cao vì ngước mắt lên tôi vừa thấy chóp dù vừa thấy cây cối. Tôi vừa bị đu qua, đu lại, vừa bị nhún lên nhún xuống, và thấy mình bắt đầu bị quay như xoắn dù. Nhìn lên thấy lá dù phía sau, chỗ cửa sổ lớn bên trái bị rách từ lề bắt gió lên đến chóp. Nhìn xuống thấy một gói dài mầu đỏ. Chắc có ai nhẩy vào dù mình và đang bị treo lủng lẳng dưới chân mình. Khói đỏ từ trong cái gói dài đó bay lên. Thấy người đó bị treo vào tôi bằng mấy sợi dây dù nhỏ mắc vào dù bụng của tôi. Thuộc bài, nên tôi cố gắng với tay xuống dưới dù bụng của tôi, nắm lấy mớ dây dù của người đó kéo lên và cuốn một vòng quanh dù bụng của mình. Dù tôi quay càng lúc càng nhanh, mà tốc độ xuống cũng nhanh như dù đuôi nheo.

Không nghĩ đến việc nhìn đồng hồ, tôi vội vàng mở dù bụng. Dù bụng không bung. Tôi liệng tay nắm dù bụng đi và hai tay móc lá và dây dù giải ra phía trước mặt. May quá, gió bắt vào dù mồi và cánh dù trắng nở lên như một sự cứu rỗi ! Dù bụng vừa bung thì dù lưng bị rách nên hết gió xẹp xuống. Tôi thấy, chắc hai người đáp xuống với một dù bụng thì chắc chắn, thế nào cũng bị thương.

Bỗng nghe rắc rắc, nhìn xuống dưới thấy cái gói đỏ nằm giữa hai ngôi mộ xây. Còn tôi thì không chạm đất. Đã nghĩ cách đó mấy giây là thế nào cũng bị thương, mà sao thấy mình không thấy chạm đất, cũng không thấy đau đớn, mà lại thấy mình lơ lửng thế này. Một ý nghĩ kỳ quặc hiện ra trong đầu sau khi nhìn thấy cái gói đỏ dưới đất, tôi cố ngó quanh ngó quẩn xem có thấy mình nằm ở chỗ nào gần đó không… Không thấy. Chỉ thấy mấy đứa trẻ con chạy tới nhìn dưới đất rồi nhìn lên tôi đang bị treo trên một cây tre cao bị gẫy gác qua mái nhà của dân trước Ấp Đồn.

Anh em y tá, và các HLV chạy tới kéo tôi xuống. Lúc đó, chui từ trong dù ra là ông trung tá Nhược. Lúc mới ló đầu ra, tôi chỉ thấy hai mắt ông mở lớn. Ông ấp úng :

– Đm; tao tính dỡn chụp chân mày chơi…

Không thể tưởng tượng nổi. Cũng không nghĩ đến nổi nóng hay gay gắt. Có lẽ còn bị shock. Tôi khoát tay, vừa đi vừa nói :

– Muốn gì thì hẹn trước, để tôi chờ chứ. Ông làm thế suýt chết cả hai đó.

Và tôi đi ra ngoài bãi, cảm thấy rất mệt. Miệng khô và đắng. Tôi bắt tay anh chàng Jean Vanuxem rồi lên xe ngồi, mặc cho anh em kéo dù tôi xuống.

Hú hồn ! Anh em có hỏi tôi, lúc đó có sợ không. Thú thật, lúc đó tôi đã không có thời giờ để sợ. Mà chỉ lo giải quyết vấn đề đang xẩy ra với mình để cứu người và cứu mình. Nhưng sau đó thì sợ. Giả dụ ông đâm thẳng vào người tôi với tốc độ hơn trăm cây số giờ, thi tiêu cả tôi lẫn ổng. Bây giờ kể lại hai tay vẫn còn đổ mồ hôi.

Lần thứ hai

Quả thật, cú shock này đã đeo bám theo tôi nhiều ngày sau đó. Nhưng cũng may là tình hình chiến sự và công việc bề bộn hàng ngày đã khiến cho tôi quên đi và lấy lại phần nào tinh thần. Đó là không kể bà xã tôi đang có bầu, sắp đến ngày sinh rồi. Anh em trong tiểu đoàn thì hay hỏi tôi để nghe kể lại tai nạn vừa qua. Các ông thầy của TTHL/ND thì khuyến khích tôi :

– Bác sĩ à, bị tai nạn rồi mà không nhẩy lại ngay thì sẽ sợ không dám nhẩy nữa đâu !

Và tôi cũng nghĩ như thế. Để lấy lại tinh thần, hai tuần lễ sau tôi đã đi nhẩy dù tự động cùng với khóa sinh. Lúc chiếc C119 bay vào trục thả dù, quả trong lòng có hơi nao núng. Nhưng tiếng hát của các khóa sinh đã làm tôi quên hết lo âu để hát cùng anh em. Tôi đã móc dây SOA vào dây cáp trên đầu và bung ra cửa với tư thế dang tay như nhẩy điều khiển. Ông thầy thả tôi ở cửa máy bay dơ ngón tay cái lên, tôi cười và dù bọc, thật tròn, thật đẹp, không như lá dù rách tả tơi của tôi lần trước.

Đích thân Vũ Khắc Niệm ưu ái đã để tôi ở lại coi tiếp hậu cứ chờ vợ tôi sinh. Và ngày đó đã tới, đứa con trai út của tôi đã chào đời ngày 20/8/1972, tuổi Nhâm Tý. Thế là tôi đã có đến 6 đứa con rồi. Đến lúc phải cột cái tù và lại, chứ không thì …

Bỗng ngày 25/8/1972, bác sĩ Nguyễn Văn Thịnh mới đi du học Hoa Kỳ về, vào tiểu đoàn chào tôi và khoe có mua được một bộ áo combinaison mầu đen để mặc đi nhẩy. Cũng nên nhắc là sau khi tôi có bằng nhẩy dù điều khiển thì bác sĩ Trần Quý Nhiếp và bác sĩ Thịnh cũng xin đi học. Bác sĩ Trần Văn Tính cũng được tốt nghiệp trước khi đi làm TĐT/TĐ7QY ở vùng IV. Bác sĩ Thịnh rủ tôi đi nhẩy ngày chúa nhật 27/8/1972. Tôi cũng được TTHL/ND thông báo có nhẩy dù điều khiển chung với Mỹ và vì tôi là bác sĩ của Saigon Parachuting Club, nên tôi cần có mặt để phụ trách y tế. Vả lại hôm đó cũng có lễ “cúng bãi” nhân dịp rằm tháng 7 ta như thông lệ hàng năm. Thật ra, đúng ngày rằm là ngày thứ tư 23, nên có lẽ vì là ngày thường, đã rời việc cúng bãi đến cuối tuần.

Về lời mời của bác sĩ Thịnh, tôi ừ ào cho xong; nhưng lòng cứ bâng khuâng, ngại ngùng. Tuy thế, sáng sớm hôm sau, tôi cũng ghé nhà dù. Trung sĩ Khoái đon đả :

– Chào bác sĩ, hôm nay bác sĩ đi nhẩy lại sao ?

– Ừ, để lâu chắc giải nghệ luôn !

– Em mới gấp cây dù này ngon lành lắm, tốt hơn dù bác sĩ nữa.

– Ủa, thế dù tôi đâu ?

– Nó rách tùm lum, phế thải rồi. Bác sĩ nhẩy tạm cây dù này, tụi em đang làm cho bác sĩ cây dù mới thay thế.

Vừa nói, vừa thẩy lên quầy túi dù. Anh ta mở và lấy cây dù ra để trước mặt tôi.

Nhìn thấy, đai, khóa có vẻ mới và sáng loáng, tôi mở nắp đậy giàn kim mở dù, và kiểm soát không thấy cây nào cong, vẹo gì hết. Tôi đóng nắp đậy, miệng nói :

– Mở ra không đây ?

– Một trăm phần trăm, bác sĩ ơi ! Khoái cười nheo mắt và bỏ cây dù vào bao, kéo fermeture đóng lại.

Tôi bê túi dù ra xe, thẩy ra đàng sau và thầy trò chạy xe xuống Sài Gòn, ghé phở gà Hồng Hương, đường Nguyễn Thiện Thuật ăn sáng trước khi lên bãi. Buổi sáng mùa mưa Sài Gòn không khí mát mát, ăn tô phở da lòng phao câu nước béo thật là đã làm sao. Một ly cà phê sữa đá, một điếu Rugby, khói xanh tỏa lên pha lẫn mùi phở làm thành một thứ mùi khó quên, mùi kỷ niệm.

Xe lên đến Ấp đồn, đồng hồ chỉ 10 giờ hơn. Bác sĩ Thịnh đã có mặt với bộ combinaison đen mới toanh. Tôi bắt tay mọi người, trong đó có cố vấn Mỹ của Sư Đoàn. Một lúc sau các xe jeep khác chở những người Mỹ trong Club tới. Một số các thầy của TTHL/ND lo bàn thờ, heo quay và các thứ để chúng bãi. Bỗng thấy thêm một chiếc xe jeep của Nhẩy Dù đang lao tới chỗ chúng tôi. Vừa dừng lại thì từ trên xe nhẩy xuống ông trung tá Lâm Quang Nhược ! Trời đất ! Đúng là cà chớn !

Thấy tôi, ông chạy ngay tới chỗ tôi đứng với bác sĩ Thịnh, ông sổ một tràng :

– Tường ơi, hôm nay tao cũng đi nhẩy lại. Hôm trước mày cứu tao ! Tao cám ơn và cũng xin lỗi mày. Đừng giận tao nghe. Anh em nhẩy dù mà.

Tôi chào kính ông nhưng không bắt tay. Tôi chưa kịp nói thì ông lại tiếp ngay :

– Để xả xui, hôm nay tao cũng sẽ nhẩy cùng với mày, y như hôm trước. Mày nhẩy bao nhiêu giây tao nhẩy theo mày. Mày ra cửa trái, tao ra cửa mặt. OK.

Tôi thực sự bực mình :

– Thật tình tôi không muốn nhẩy với ông. Nhưng nếu ông muốn thì tôi khuyên ông đừng bám sau tôi. Quay lại mà tôi thấy ông là tôi bắn ông chết trên trời đó.

Vừa nói tôi vừa kéo fermetur trên túi áo ngực để lộ khẩu beretta 6.35 ra.

– Đm, làm gì dữ vậy, tao không bay theo mày đâu. Thôi bỏ đi, đã biểu đừng giận tao nữa mà, Tường.

Tôi không trả lời, rút điếu thuốc ra hút. Thịnh nhìn tôi cười và nói :

– Moa mới nhẩy cắt đuôi được mấy sauts thì đi Mỹ, hôm nay moa cũng nhẩy 5 giây thôi.

– Ừ, cho nó chắc. Moa lên cao hơn, 30 giây.

Mắc cái giống gì mà sao hôm nay trực thăng tới trễ quá. Trực thăng của Mỹ. Hơn 12 giờ trưa mới tới. Máy bay của Mỹ đương nhiên là nó ưu tiên cho Mỹ nhẩy trước. Có lẽ họ nhẩy thử dù chữ nhật của họ nên họ mở dù thật sớm. Dù của họ hai lớp nên bay tới bay lui, bay ngược gió cũng được. Thấy mà mê. Hồi ở bên Mỹ lúc tới Denver đã thấy bọn Golden Nights họ nhẩy biểu diễn dù này rồi. Mắc quá, ngoài khả năng của mình nên không mua được. Ngay cả dù classic paracommander cũng quá mắc rồi. Đành quay về nhẩy dù TU của pilot không quân vậy.

Trời càng về trưa, càng có gió, đưa nhiều đám mây từ đâu kếo tới, chứ từ sáng đến giờ trời nắng đẹp. Thịnh và tôi cùng lên trực thăng, và vì sẽ ra trước nên Thịnh ngồi dưới sàn tầu, tôi ngồi trên ghế, chờ lên cao hơn. Tới cao độ của Thịnh, ông thầy nói ok và Thịnh bay ra khá đẹp. thấy hoa dù của Thịnh đã nở, tôi yên trí cho Thịnh, nhưng hồi hộp cho mình. Ai nói nhẩy dù quen rồi là hết sợ, chứ tôi thì, dù lúc chưa bị tai nạn hồi tháng trước, mỗi lần vào axe là tôi hồi hộp, và chỉ được giải thoát khỏi cái sợ khi đã lao mình ra ngoài không trung. Bây giờ thì còn sợ hơn nữa.

Tôi thấy ông Nhược quỳ một gối bên cửa phải, tôi rời ghế xích lại gần cửa trái. Nghe lệnh OK, tôi bung ra và cố gắng nhìn lên trực thăng, thấy ông Nhược ra phía bên kia và nghiêng người lạng sang phải, tôi cũng nghiêng người để bay sang phía bên trái hướng bay. Có lẽ không bình tĩnh như mọi khi, nên tôi đã nhìn xuống đồng hồ bốn hay năm lần gì đó mà vẫn chưa tới lúc mở. Rồi, 2400 bộ, tôi cầm tay nắm mở dù.

nhaydu-image-2Sao vậy ? Cứng ngắc, giựt không ra. Vì có thói quen mở dù bằng tay trái, tôi dùng bàn tay phải đánh thật mạnh vào tay trái đang cầm tay nắm. Vẫn không ra. Tôi lộn một vòng. Đấm lần thứ nhì, cũng thế. Nhìn xuống đồng hồ còn khoảng 1000 bộ, tay trái tôi hất tay nắm dù lưng ra sau và tay phải giật dù bụng. Tôi thấy dù mồi nhẩy ra và một giải trắng tuôn ra kéo cong người tôi ưỡn ra phía trước. Nghĩ trong đầu, dù bụng mở rồi. Tôi nhìn lên thấy dù còn móp như một quả lê mất vài ba giây trước khi nó căng tròn. Dù thở ! Nhìn xuống dưới, gió lớn làm lá cây lật phía dưới lên một mầu bạc trắng, gió đưa tôi khá nhanh, qua rặng tre, vào một khu vườn, có một cây khá lớn, tôi co chân équerre để không vướng vào nó. Lá cây quất vào mông. Nhưng phía trước còn có một cây nhỏ hơn, không cách nào tránh. Đành gồng mình chịu trận. Lá dù vướng vào cành lá, quật tôi xuống một bờ ruộng. Khá đau, nhưng có vẻ không gẫy cái xương nào, không thấy chẩy máu ở đâu cả. Người tôi nóng ran lên….

Còn chưa hoàn hồn thì anh em nhẩy dù, cả lính mình lẫn lính người chạy tới. Câu tôi nghe thấy đầu tiên là :

– Đm, ổng ở đây này, bác sĩ Tường còn sống !

Bác sĩ Thịnh, mặt tái xanh chạy lại bên cạnh tôi :

– Tường ! Có sao không ?

Lập tức các ông thầy nhẩy dù của tôi đã tới và cẩn thận gỡ dù lưng của tôi ra để mang về điều tra. Thông lệ, trong quân đội và đặc biệt là trong SĐND, khi có trường hợp dù người nhẩy không mở được là phải điều tra xem nguyên nhân là kỹ thuật hay phá hoại.

Anh em đỡ tôi ra xe và Thịnh lái chở tôi về chỗ tập trung ở giữa bãi. Thịnh kể :

– Thấy toa rớt thấp quá mà không mở dù bụng, ông thầy Thuật la lớn “Dù Bụng : Dù Bụng…”

– Trên đó, gió như bão, mình đâu có nghe được gì.

– Lúc bị rặng cây che khuất mà vẫn chưa thấy dù trắng, nhiều người dưới bãi đã dơ tay chào rồi.

– Toa có chào moa không ? vừa nói tôi vừa cười.

– Bác sĩ ở lại ăn một miếng, cúng xong rồi. Một HLV tới nói với tôi.

Thật tình lúc đó tôi không còn thấy đói nữa mà hình như chưa hoàn hồn, nên chỉ buồn ói thôi. Tôi xin ly xá xị và uống một ngụm rồi xin phép về. Thịnh nói :

– Moa về với toa để xem có vấn đề gì không. Toa có chắc không bị đập đầu chứ ?

– Bị đập đít thì có, chứ không đập đầu. À mà Thịnh này, về nhà đừng nói gì về vụ này nghe. Lần trước bả đã cằn nhằn moa nhiều lắm rồi đó.

Xe tôi chạy trước, Thịnh theo sau. Cả hai đều về nhà tôi. Lúc đó cũng đã hai giờ trưa rồi. Bà xã mới sinh được 1 tuần còn chờ cơm tôi.

Cái anh chàng Thịnh này thật tình không biết giữ bí mật, đang ăn bỗng hắn hứng lên :

– Phụng à ! Tường nó nhẩy hôm nay suýt chết đó.

Thế là bả khóc như mưa, tay đánh tôi tay đánh Thịnh :

– Các anh ác lắm ! Em mới sinh được một tuần. Anh chết rồi, ai lo cho con ?

Thế là hai đứa lại phải uốn lưỡi Tô Tần năn nỉ, ỷ ôi đã đời, nàng mới nguôi con thịnh nộ.

Sáng hôm sau, tôi được các thầy ở TTHL/ND thông báo kết quả điều tra, có ghi bìên bản. Các thầy nói là hình như thầy Cư hay thầy Hưởng đã để nguyên dù như thế và giật tay nắm cũng không được. Sau đó chính đích thân ông thầy lớn Trần Văn Vinh mặc dù vào và nằm lên bàn, giật cũng không ra. Lúc đó mới có quyết định mở nắp kim ra xét nghiệm. Các kim đều ngay thẳng, không bị cong; bị vẹo. Nhưng sao đẩy vẫn không ra khỏi mấy cái lỗ khuyết được. Các ông đã lật dây kéo sang phía bên kia và lúc đó kéo ra dễ dàng. Lý do là vì dù quá cũ, những lỗ khuyết giữ kim không tròn nữa mà bị biến thành hình bầu dục, nên nếu dây kéo kim nằm bên này thì kéo không ra, và nếu ở bên kia thì kéo ra. Trường hợp này thật là hiếm thấy. Có lẽ là lần đầu.

Đời người lính nhẩy dù, rất ít người phải mở dù bụng. Trường hợp của tôi thì lại càng hi hữu hơn nữa vì đã phải hai lần mở cây dù secours này mà lại là hai lần liên tiếp cách nhau một tháng.

Tôi đã giải quyết được nỗi ám ảnh dù không bung. Bà xã tôi cũng đã, không những quen với đam mê của tôi, mà còn hãnh diện và đã cùng tôi lên trực thăng để nhìn tận mắt tôi nhẩy ra như thế nào.

Tôi đã chỉ cho nàng và các con tôi cây dù bụng dễ thương đã hai lần cứu mạng tôi và đã cứu mạng bao chiến binh nhẩy dù.

Chợt nhớ có ai đó kể câu chuyện tiếu lâm về dù bụng. Trong một lần đi tuyển mộ, sau khi nghe trả lời câu hỏi về an toàn nhẩy dù vì mỗi người linh khi nhẩy dù đều có 2 cây dù, dù lưng và dù secours hay dù bụng. Nếu dù lưng không mở thi mở dù bụng để đáp xuống đất an toàn. Thế mà cũng có người cắc cớ hỏi vặn lại

– “Thế còn dù bụng cũng không mở thì sao ?”

Vị sĩ quan tuyển mộ cũng hóm hỉnh trả lời ngay rằng :

“Nếu dù bụng không mở… thì về nhà đổi dù mới”

Trần Đức Tường 

Hồn Việt Nào Cho Em

Trịnh Bình An

co vang

Có những cuốn phim sau khi coi xong khiến tôi thích thú hoặc bực bội, nhưng cũng có cuốn phim khiến tôi băn khoăn, dường như vui, cũng dường như buồn, cuốn phim đó chính là phim “Hồn Việt”.

“Hồn Việt” là một bộ phim trình bày lịch sử Quốc Kỳ và Quốc Ca của Việt Nam Cộng Hòa – nơi tôi đã sinh ra và lớn lên cho tới ngày mất nước. Đấy chỉ là một bộ phim tài liệu với những dữ liệu thực tế. Lá cờ vàng ba sọc đỏ, quốc kỳ của một chính thể đã bị xóa sổ, không ngờ có ngày tung bay phất phới, đứng ngang hàng với những lá cờ quốc gia khác tại nhiều nơi trên thế giới. Đáng lẽ tôi, một người từng sống trên 10 năm dưới lá Cờ Vàng, phải cảm thấy xúc động và tự hào chứ?  Nhưng không hiểu sao tôi chỉ cảm thấy vui buồn lẫn lộn?

Nếu bảo Việt Nam là người mẹ khổ đau qua những năm tháng chiến tranh, thì Việt Nam Cộng Hòa là cha, người cha đã bị bức tử, người cha tôi đã phải xa khi còn tấm nhỏ. Quá nhỏ để hiểu được chiến tranh đang xảy ra khốc liệt chung quanh, quá nhỏ để hiểu đang có rất nhiều người ngày đêm chiến đấu bảo vệ miền Nam, bảo vệ cuộc sống yên ổn cho hàng triệu sinh mạng trong đó có tôi.

Sẽ chẳng ai trách cứ một đứa con gái nhỏ ngượng ngùng với cha nếu nó đã bị lìa xa cha ngay từ lúc nhỏ.  Cũng thế, hẳn không ai trách nếu tôi thú thực rằng giờ đây, sau hơn 20 năm trên xứ người, tôi cảm thấy chẳng có mấy rung động trước lá cờ ấy dù lý trí vẫn biết rằng đó là lá cờ Tổ Quốc của mình.

Cho tới khi xem Phim “Hồn Việt”, tới đoạn trình bày về lược sử hình thành Quốc Kỳ và Quốc Ca Việt Nam, tôi bỗng cảm thấy dâng lên trong lòng một nỗi chua xót xen lẫn giận hờn.

Tôi tiếc ngày ấy đã không được dạy bảo kỹ lưỡng về nguồn gốc Quốc Kỳ và Quốc Ca trong những giờ Công Dân Giáo Dục. Tôi chỉ biết chào cờ và hát quốc ca như một thói quen. Giống như một đứa con, chỉ được nguời ta chỉ vào ảnh cha mà bảo “Cha con đó!” chứ không giải thích thêm cha là ai, cuộc đời cha như thế nào, cha đang chiến đấu nghiệt ngã trong những hoàn cảnh nào…

May mắn thay, trong đại gia đình dân tộc, vẫn còn những người anh, người chị đã từng sống với cha, đã từng biết đến cha. Những anh chị ấy đã giữ cha trong trái tim họ cho đến cuối đời. Tôi muốn nói tới những người Việt lưu lạc khắp nơi trên thế giới, những người đã kiên quyết giữ vững lá cờ Việt Nam tự do, đã đấu tranh không mệt mỏi để cuối cùng lá cờ ấy tung bay cùng với những lá cờ khác tại nơi họ cư ngụ.

Những anh chị ấy đã cống hiến tuổi thanh xuân để xây dựng và bảo vệ miền Nam để những đứa trẻ như tôi được thảnh thơi đến trường.  Trên xứ người, những người anh người chị ấy vẫn miệt mài tìm mọi cách gìn giữ những di sản tốt đẹp của đất nước để một ngày nào đó khi chúng tôi – những đứa trẻ đi lạc, muốn quay về sẽ thấy vẫn còn đó mái nhà xưa.

Ngày hôm nay, mỗi khi có những dịp tụ họp đông người, việc chào cờ hay không chào cờ vẫn là một đề tài nhạy cảm, có khi gây tranh cãi. Bên muốn chào cờ cho rằng không thể hưởng niềm vui họp mặt trên xứ sở tự do mà quên đi công lao to lớn của những người đã nằm xuống. Còn bên không muốn chào cờ thì bảo việc cử hành quốc kỳ và quốc ca là nghi lễ trang trọng, nếu làm trong một tiệc dịp tiệc tùng vui chơi sẽ mất đi ý nghĩa và giảm lòng tôn kính.

Cả hai phía đều có lý của họ. Riêng tôi, tôi cho rằng những người thực tâm giữ gìn sự tồn tại của Quốc Kỳ và Quốc Ca Việt Nam không quanh quẩn trong lý lẽ mà họ chỉ muốn hành động từ tiếng gọi của trái tim.

Nếu không là tiếng gọi từ trái tim, Đại Tá Phạm Bá Hoa đã không kiên trì sưu tầm mọi tin tức và hình ảnh về các cuộc tranh đấu của người Việt khắp nơi để cho Quốc Kỳ Việt Nam được công nhận tại các thành phố trên khắp thế giới. Mỗi một chiến thắng là một tin vui làm nức lòng người Việt hải ngoại, và là kiểu mẫu cho những nơi khác noi theo, để rồi chiến thắng nối tiếp chiến thắng. Kết quả là cho tới nay, trên đất nước Hoa Kỳ đã có 16 tiểu bang, 8 quận hạt, 103 thành phố công nhận lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ là đại diện của Việt Nam đã công nhận lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ là đại diện của Việt Nam.

Nếu không là tiếng gọi từ trái tim, ông Chu Lynh đã không quyết tâm bắt tay vào việc thực hiện cuốn phim “Hồn Việt” dù biết sẽ rất khó khăn, lấy ý nghĩ từ chuyến đi thăm nghĩa trang Biên Hoà năm 2003. Nhìn tấm bia mộ của một người lính, lá cờ nhỏ bé khắc trên ấy bị đục nát chỉ còn dấu vết lờ mờ, ông đau thắt lòng.  Người lính, người đồng đội của ông, cả một đời hy sinh chẳng được gì, đến khi chết chỉ có mỗi lá cờ, vậy mà người ta vẫn nhẫn tâm tước đoạt.

Và nếu không từ tiếng gọi từ trái tim, nhạc sĩ Lê Văn Khoa, người đã đưa âm nhạc Việt Nam đến với thế giới, đã không thể soạn hòa âm phối khí cho bản quốc thiều Việt Nam trở nên sống động tha thiết đến thế. Và những nhạc sỹ Ukraina – những người vừa thoát khỏi địa ngục cộng sản, đã cảm thông, đã bắt nhịp cùng tiếng gọi trái tim ấy để tấu lên một bản quốc thiều hùng tráng gây rúng động lòng người.

Nhạc Sĩ Lê Văn Khoa và Giàn Nhạc Ukaina

Nhạc Sĩ Lê Văn Khoa và Dàn Nhạc Ukraina – Ảnh VFC

Tôi muốn ngừng lại một chút để kể một câu chuyện lý thú về lá cờ hiện nay của nước Nga mà lịch sử của nó có đôi điều tương tợ với lá Cờ Vàng VNCH.

Bắt đầu từ năm 1896, Quốc Kỳ Nga có ba màu: trắng, xanh dương và đỏ. Sau Cách Mạng Tháng Mười 1917, lá cờ ấy bị bỏ đi, thay bằng cờ đỏ búa liềm. Đến năm 1991, khi chế độ cộng sản tan rã, Liên Bang Xô Viết (Soviet Union) trở thành Liên Bang Nga (Russian Federation), cờ đỏ búa liềm bị dẹp bỏ, người Nga quay về với lá cờ ba màu -Триколор (Tricolor) lúc trước.

Có nhiều giải thích cho nguồn gốc ba màu trên quốc kỳ Nga. Một giả thuyết cho rằng đó là huy hiệu trên khiên của vương quốc Grand Ducchy of Moscow. Huy hiệu này có hình thánh Saint George mang giáp bạc, cỡi ngựa trắng, choàng khăn và cầm khiên màu xanh trên nền đỏ. Một gỉa thuyết khác lại cho rằng đấy chính là ba màu trên khăn áo Đức Mẹ Maria.

Như thế, nước Nga – cái nôi sản sinh ra chủ nghĩa cộng sản, cuối cùng đã quay về với lá cờ truyền thống. Một lá cờ với ba màu hòa dịu, ẩn chứa những niềm tin thiêng liêng, có thể đó là lòng dũng cảm quên mình của thánh St. George, cũng có thể là lòng từ ái bao la của Đức Mẹ.

So sánh với lá cờ nước Nga, lá cờ Việt Nam nền vàng ba sọc đỏ cũng có màu sắc hòa dịu với những ý nghĩa nhân ái:  Màu vàng tượng trưng cho dân tộc Việt. Ba sọc đỏ là ba miền Nam Trung Bắc. Tuy người dân thuộc ba miền (ba sọc đỏ) nhưng vẫn sống chung một nhà (nền vàng). Dưới mái Nhà Việt Nam, con dân muôn đời thương yêu đùm bọc lẫn nhau. Màu đỏ trên nền vàng còn là màu của nhiều lá quốc kỳ Việt Nam qua nhiều triều đại khác nhau.

Khi kể câu chuyện nước Nga tìm về lá cờ dân tộc phải chăng tôi muốn nói đến việc phục hoạt lá cờ vàng truyền thống của nước Việt Nam?

Hoàn toàn không. Lá Cờ Vàng đã được chính quyền của môt số thành phố và tiểu bang Hoa Kỳ công nhận là “Lá Cờ Tự Do và Di Sản” (Heritage and Freedom Flag). Người Việt tị nạn sau khi nhập tịch là nguyện đứng dưới lá cờ của đất nước thứ hai. Việt Nam tuy vẫn là tổ quốc thân yêu nhưng không còn thuộc quyền quyết định của những người chúng tôi. Việc chọn lá cờ nào, bài hát nào cho Việt Nam tương lai sẽ hoàn toàn tùy thuộc vào một chính phủ và một quốc hội không còn cộng sản.

Những người ấy sẽ hiểu biết thấu đáo về lịch sử của những lá cờ để nhìn cho ra lá cờ nào mang “Hồn Việt”, còn lá cờ nào chỉ mang giả trá và thương đau.

Nếu đã nói tới quốc kỳ thì không thể không nhắc tới quốc ca. Nghe ban nhạc Ukraina hòa tấu Quốc Thiều Việt Nam, tôi mới thấy Quốc Ca Việt Nam có giai điệu thật phong phú, khi hùng tráng, khi du dương như một nhắn nhủ thiết tha.

Là một học sinh qua hai chế độ, tôi vẫn không thể quên bài hát Tiến Quân Ca của cộng sản.  Nhạc điệu quân hành nhưng khá nhạt nhẽo, chưa kể trong đó có những lời lẽ khát máu đến ghê người. Một ca khúc tầm thường, thậm chí vô nhân có thể nào xứng đáng làm biểu tượng cho một dân tộc lãng mạn và hiếu hòa như người Việt chăng? Nhưng công bằng mà nói, bài hát Tiến Quân Ca có lịch sử riêng của nó và xứng đáng được ghi nhận như ca khúc của một thời. Những người dân Việt trong tương lai sẽ tìm ra quyết định cho quốc ca cũng như quốc kỳ vậy.

Phim “Hồn Việt” ra đời, hai năm tôi sau mới biết, cũng như tôi đã không biết rõ về Quốc Kỳ và Quốc Ca Việt Nam sau hơn hàng chục năm.  Thật khá trễ tràng. Cảm giác buồn vui lẫn lộn, vui vì biết được thêm quá khứ anh dũng của cha anh, buồn vì suốt bao lâu nay lơ đãng trước những hy sinh cao cả ấy.

Mong sao bộ phim tài liệu “Hồn Việt” sẽ giúp cho những thế hệ sau hiểu rõ về quốc kỳ và quốc ca, từ đó thấy rõ tính cách Việt, mơ ước Việt, tâm hồn Việt thể hiện thế nào qua quốc kỳ và quốc ca, để rồi có quyết định sáng suốt về con đường đi tới của dân tộc.

Tổng Thống Woodrow Wilson từng nói:

The things that the flag stands for were created by the experiences of a great people. Everything that it stands for was written by their lives. The flag is the embodiment, not of sentiment, but of history.

(Những gì một lá cờ biểu tượng, đó là những kinh nghiệm đã được tạo dựng bởi một dân tộc tuyệt vời. Tất cả những gì lá cờ biểu tượng đã được viết nên từ chính mạng sống của họ. Lá cờ là hiện thân, không phải của cảm xúc, mà là của chính lịch sử).

Qua phim “Hồn Việt” tôi thấy lời của Tổng Thống Wilson thật đúng, Quốc Kỳ và Quốc Ca Việt Nam thực sự đã được viết nên từ mạng sống của biết bao người con dân Việt Nam kiên quyết chiến đấu vì Đất Nước, vì Hòa Bình, vì Tự Do. Tôi dù biết điều ấy trễ nhưng vẫn còn chưa quá muộn. Khi hiểu ra được như thế tôi chợt thấy mình tháo gỡ được mối băn khoăn.

Người cha bị bức tử của tôi chưa bao giờ chết. Người vẫn còn đó cùng Lá Cờ Vàng lồng lộng bay trong gió như chuyển trao mọi nỗi bi thương nhưng đồng thời cũng là niềm hân hoan về một Đất Việt, một Dân Việt, và một Hồn Việt muôn đời.

Trịnh Bình An 

Sơ lược về phim “Hồn Việt”

“Hồn Việt” là một phim tài liệu dài 57 phút về quốc kỳ và quốc ca Việt Nam do Vietnam Film Club thực hiện vào năm 2012. Phim gồm có 9 đề mục:

– Lược sử hình thành Quốc Kỳ Việt Nam (cờ vàng ba sọc đỏ)

– Lược sử hình thành Quốc Ca Việt Nam

– Quốc Kỳ theo mệnh nước (đi theo người tỵ nạn sau biến cố 1975)

– Quốc Kỳ Việt Nam tại hải ngoại

– Quốc Kỳ Việt Nam trên thế giới

– Những câu chuyện về Quốc Kỳ Việt Nam

– Quốc Kỳ trong tim người Việt

– Quốc Kỳ và người ngoại quốc

– Trình tấu Quốc Thiều Việt Nam tại Kiev, thủ đô của Ukraina.

Sơ lược về “Viet Nam Film Club”

Vietnam Film Club được thành lập tháng 9 năm 2010 sau một thời gian dài vận động. Nhằm đáp ứng nhu cầu đi tìm sự thật của người Việt, đặc biệt người dân trong nước về lịch sử Việt Nam giai đoạn cận đại, Vietnam Film Club thực hiện các phim tài liệu lịch sử liên quan đến Chiến Tranh Việt Nam, Đảng CS Việt Nam, và những hệ lụy của cuộc chiến.

VFC website vnfilmclub.com

VFC -“Hồn Việt – Quốc Kỳ Quốc Ca Việt Nam”

VFC – “The Soul of Vietnam – The Vietnamese National Flag and Anthem”

 *   Cuốn phim tài liệu có sự đóng góp cuối cùng của Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích đang đi vào giai đoạn cuối: phim Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa, dự trù sẽ phát hành bằng DVD vào tháng 7 năm 2016. Xin mời xem Trailer dưới đây  (8 phút):

*   Nhân tưởng niệm 49 ngày mất của Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích, Vietnam Film Club đã thực hiện Video Nguyễn Ngọc Bích: Tấm Lòng Cho Quê Hương, được phổ biến theo Link dưới đây:

Hạnh Phúc Bất Chợt

Cao Nguyên

ride the thunder

Cảnh trong phim “Ride the Thunder” Ảnh: http://www.ridethethundermovie.com/photos/

Có những mắc xích lịch sử đau thương đan xen nhau trong cùng một thời điểm làm tâm trí mình giao động chông chênh qua từng cảm xúc và sự kiện. Hôm qua đi xem phim “Ride the Thunder” và hôm nay đi diễn hành nhân ngày chiến sĩ trận vong của Hoa Kỳ (Memorial Day). Những hình ảnh về chiến tranh và hòa bình tạo nên những xung đột qua cảm xúc từ an tới nguy, từ nhân bản đến tội ác. Nhân Bản là nguyên ủy của sự sống, Tội Ác phát sinh từ sự sống, một luân chuyển nhịp nhàng nhưng đối nghịch. Mức độ tội ác trong chiến tranh cũng nẩy sinh khác biệt giữa một xã hội quyền sống của con người được minh định và bảo vệ bởi luật pháp như Hoa Kỳ, khác với tội ác trong chiến tranh được khởi xướng bởi chủ nghĩa tàn bạo được xác mình trong chủ thuyết của đảng cộng sản “thà giết lầm hơn bỏ sót” bất cứ ai có thể gây hại đến hệ thống đảng trị và nhân sự điều hành guồng máy chiến tranh.

Trong cuộc chiến 20 năm tại Việt Nam vừa qua (1954 – 1975) cộng sản đã giết hằng triệu người dân vô tội dưới đủ mọi hình thức. Số lượng người dân bị giết chết qua thống kê không còn lạ với tầm nhìn và ý nghĩ của nhân loại trên khắp địa cầu.

Riêng với phim “Ride the Thunder” ngoài tính chất ác liệt của cuộc chiến, người xem càng thấy rõ hơn sự bạo tàn của chủ nghĩa cộng sản đối với những người của “bên thua cuộc” (theo cách nói của cộng sản). Chúng bất chấp qui ước về tù binh chiến tranh của Liên Hiệp Quốc, tàn bạo vượt quá sức tưởng tượng ngay khi người xem liên tưởng và so sánh với tội ác chiến tranh của Đức quốc xã.

Phim diễn đạt từ truyện, truyện diễn tả thực trạng của các nhân vật trong mỗi sự kiện với sự dẫn trình của các nhân chứng còn hiện hữu. Ai đã từng bị giam trong các nhà tù cộng sản hẳn đã phải chịu sự khổ nhục. lắm lúc muốn tự hủy mình vì danh dự của một người chiến binh và nhân cách của một con người, nhưng đồng thời luôn nhắc nhủ mình cần phải sống. Sống để chống lại sự tàn ác, sống để còn cơ hội gặp lại những thân thương của gia đình và bằng hữu đã bị bức bách chia xa.

Tình cảm gia đình đã dìu người tù binh gượng dậy với ý chí kiên trì sống vượt qua sự khổ nhục để khỏi phụ lòng mong đợi của người thân. Đúng là người tù binh phải “cỡi ngọn sấm” (tựa của bản dịch Việt ngữ) để sống còn.

Tù "cải tạo" trong phim 'Ride the Thunder - ảnh: http://www.ridethethundermovie.com/photos/

Tù “cải tạo” (cảnh trong phim “Ride the Thunder”)  –  Ảnh: http://www.ridethethundermovie.com/photos/

Bối cảnh chiến tranh Việt Nam trong thập niên 1970 qua sách và qua phim “Ride the Thunder” với tôi là rất thực. Bởi tôi vừa là nạn nhân, vừa là chứng nhân của giai đoạn lịch sử đau thương đó. Thực trạng của mỗi sự kiện tôi đều đã trải qua, nên sự xúc động càng dấy lên mạnh hơn với cảnh người tù binh quay lưng bước trở vào phòng giam theo lệnh, cũng là lúc hai dòng nước mắt của người vợ vỡ òa qua rèm mi vừa chớp. Nước mắt được nén lại trong đôi mắt khổ đau đến cùng tận khi nhìn thấy thân thể chồng mình quá đỗi suy nhược. Sự xúc động lắng trong tôi làm loạn nhịp thở, tay tôi bấu vào mép ghế ngồi chạm phải tay người Mỹ ngồi bên cạnh. Chúng tôi nhìn nhau như có cùng một luồng cảm xúc. Qua va chạm bất thường và qua chuyện trao đổi, tôi biết người Mỹ là hậu duệ của một cựu chiến binh Mỹ đã từng tham chiến bên cạnh quân lực Việt Nam Cộng Hòa.

caonguyenThêm một kỷ niệm đáng nhớ trong buổi xem phim là sau khi rồi phòng chiếu ra về. Đến cầu thang tôi gặp thêm một hậu duệ chiến binh Mỹ khác đang đứng nói chuyện với 2 cháu nhỏ mặc quân phục thủy quân lục chiến Mỹ. Tôi dừng lại gợi chuyện và muốn được chụp một tấm hình kỷ niệm với hai cháu bé đẹp và dễ thương. Lời yêu cầu của tôi được chấp thuận và chính người mẹ của hai cháu chụp cho chúng tôi tấm hình kỷ niệm. Tôi bắt tay tạm biệt hai cháu với lời cảm ơn, tiếng cười phả lấp nỗi buồn còn tồn động trong tôi từ cảm xúc của phim.

Không hiểu tôi có gì hấp dẫn khi nói chuyện với các cháu trẻ, mà cháu nào cũng vui vẻ và thân thiện với tôi. Như hôm nay đi diễn hành, tôi cũng được làm quen thêm vài cháu nữa. Và lại có thêm vài tấm hình kỷ niệm với hậu duệ của hậu duệ chiến binh Mỹ. Cuộc sống được những niềm vui bất chợt cũng tạo nên hạnh phúc.

Cảm ơn đời, cảm ơn tình thân mến người với người trao nhau.

Cao Nguyên
Washington D.C. – 30/5/2016

 

Người Con Gái Ngoan Cường

Cao Nguyên
(tâm thư gởi Nancy Nguyễn)

nancy nguyen

Nancy Nguyễn –  Ảnh:https://www.facebook.com/banh.ngot.319

Có đi mới biết
Có tiếc mới thương
Có kinh địa ngục
Có phục thiên đường!

Sau khi nghe em kể chuyện trên băng truyền thông RFA về chuyến đi Việt Nam. Anh muốn viết đôi dòng gởi đến em với niềm vui lòng cầu mong được hồi báo: Em đã trở về bình an sau gần một tuần mất tích.
Em nói đi để biết thế nào là trại giam và cách hành xử của những người đại diện cho chế độ cộng sản ở Việt Nam hiện nay. Anh nghĩ em đã chọn một hành động táo bạo và rất nguy hiểm. Càng nguy hiểm hơn khi là trước khi đi, em báo cho người thân biết về mục đích của mình và công khai phổ biến hình của em tại Dòng Chúa Cứu Thế khi vừa đến Sài Gòn.

Đây không phải là cảm nghĩ riêng anh mà của những người thân và đồng bạn rất lo cho sự an toàn của em. Bởi tính chất chuyến đi em đã nói rõ trong thư em gởi cho gia đình. Nên chuyến đi trở thành sự thách thức từ một người trẻ yêu đồng bào và quê hương với chính quyền cộng sản.

Tuy nhiên, qua giải bày của em trên đường trở về Mỹ đã cho người nghe thấm hơn về chủ trương của một chính quyền chỉ thấy cái bóng của tự do dân chủ là hoảng sợ. Sự hoảng sợ đến mất lý trí, nên ra lệnh bắt khẩn cấp người mà chúng cho là có thể tạo ra nguy cơ làm bùng phát phong trào đấu tranh đòi dân chủ, tạo ra tiền đề làm sụp đổ chế độ và dìm chết luôn hàng ngũ cầm quyền vốn chỉ coi nhân dân là phương tiện phục vụ lợi ích của đảng và tập đoàn lãnh đạo.

Nghĩ mà thương một người con gái dám từ bỏ cả tuổi thanh xuân và hạnh phúc gia đình, vượt nửa vòng trái đất để học hỏi kinh nghiệm sống và chiến đấu chống những cái ác bẩm sinh đang phá hủy và tiêu diệt sức sống của một dân tộc.
Em không học để biết cho riêng em mà giúp những người cùng đồng hành với em trên hành trình tranh đấu biết được phương cách ứng xử khi giáp mặt với lực lượng thi hành pháp luật không có luật.

Những người thân và bạn đồng hành qua một tuần lễ mong ngóng tin em, càng sốt ruột càng thương em. Nên không thể trách có người nghĩ đến những điều không may em phải gánh chịu mà tiếc cho một một người thân, một chiến hữu ra đi không thể trở về. Tâm trạng này giống như khi anh ngồi ở hậu cứ thấp thỏm lo về sinh mạng của các chiến hữu đang thâm nhập vào vùng đất địch để gom tin phục vụ cho kế hoạch hành quân. Đã biết đi vào chiến trường là chấp nhận sự hy sinh khi mình đã xác định được trách nhiệm của một người chiến sĩ bảo quốc, an dân. Nhưng mà lo vẫn lo. Mạng sống mỗi con người luôn quí trọng, sinh lực của một lực lượng cần được bảo toàn.

Em đã trở về từ quê hương mang nỗi đau là đất của ngục tù. Không như quê hương xưa, toàn Miền Nam trong cuộc sống của đồng bào không nghe ai nói đến những chữ: tù, đày, giam, nhốt, chém và giết. Bởi vì trại giam và nhà tù không có trong ngôn ngữ của người dân lành yêu cuộc sống và chân lý trong một thể chế tự do, dân chủ. Hoàn toàn khác với một thể chế độc đảng toàn trị luôn xây dựng trại giam và nhà tù vừa để răn đe, vừa để khống chế người dân yêu nước thương nòi muốn vùng lên phản kháng sự áp bức và bất công. Mọi phản kháng của người dân đều được ghép vào tội “chống phá nhà nước”. Riêng bốn chữ “chống phá nhà nước” cần phải làm rõ hơn trong cái luật rừng u tối của cộng sản Việt Nam.
Thông thường và trên căn bản dân sinh dân chủ, nhà nước thỏa mãn quyền lợi của nhân dân thì còn ai có ý nghĩ chống và phá với nhà nước. Song phương phục vụ lẫn nhàu đều tốt thì không cần có sự răn đe trên bình diện tinh thần và thể chất .

Tuy em rất sáng suốt, kiên cường và không kinh hãi khi bước vào và bước ra khỏi địa ngục. Nhưng những ấn tượng về răn đe, khống chế đã tạo một áp lực không nhỏ trong tinh thần của em. Những ám ảnh của bạo lực trong bóng tối cần có thời gian để xóa nhòa nhờ ý thức kiên định lập trường tranh đấu chống mọi sự bất công trong xã hội, tranh đấu cho sự sinh tồn bản thân và đồng chủng.

Viết về địa ngục không thể không nghĩ đến thiên đường nơi chúng ta đang sống. Trên mỗi vùng đất tự do, mỗi con người được thụ hưởng một suộc sống do mình chọn lựa trong tất cả các sinh hoạt thường ngày. Không bị hoảng sợ bởi một thế lực nào, vì đời sống của mỗi người luôn được luật pháp bảo vệ. Đó là thiên đường có thật, đơn giản nhưng đầy đủ trong tình người với người thương yêu nhau dù khác màu da và ngôn ngữ.
Tự mình ngưỡng phục thiên đường mình đang sống đã nẩy ra ý niệm được chia sẻ phần nào những tích lũy sinh tồn và vươn lên của chính mình với người khác đang còn chịu đựng sự khổ cực và áp bức. Đó là sự thiết tha trong khao khát của một cuộc đời luôn quí trọng ánh sáng của ba chiều Chân Thiện Mỹ hội tụ.

Từ lúc nhận được tin báo an của em trên đường bay từ địa ngục về thiên đường, anh chấp tay tạ ơn Đấng đã cưu mang em giữa cuộc đời luôn tìm ẩn sự bất trắc, cho dù em muốn thử sức mình trong sự bất trắc đó để kiểm nghiệm và định vị khả năng trưởng thành của mình. Sự vui mừng của mọi người hòa vào niềm vui của em từ khẳng định bản thân được trui rèn thêm qua thử thách.

Chỉ vậy thôi em cũng đủ tư cách đứng lên trên những nghi hoặc và nghị luận. Đôi chân tuổi trẻ trên hành trinh nhân ái được hướng dẫn từ Tâm, thì còn điều gì làm em chùng bước.

Những người trong thế hệ của anh không thiếu những băn khoăn khi ngoái nhìn quá khứ, vẫn còn muốn điều chỉnh những sai lầm để gom sinh lực của lý tưởng quốc gia dân tộc tiếp truyền vào thế hệ của em. Với niềm mong ước duy nhất quê hương mình rồi sẽ đẹp. Ánh sáng thiên đường sẽ tràn qua mọi ngõ ngách của địa ngục, hủy diệt mọi sự tàn ác. Nhân dân được sống bình đẳng trong một thể chế tự do dân chủ.

Xin được gởi niềm mong ước này vào những người bạn trẻ như em đang quyết tâm thực hiện một cuộc cách mạng nhân bản trên quê hương mình. Hy vọng và niềm tin đang bừng lên theo lời hát của nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang trong bài “Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ”:
“Ta khuyên cháu con ta còn tiếp tục làm người
Làm người huy hoàng phải chọn làm người dân Nam”

Anh gởi lời chào quí mến và trân trọng đến em – người con gái ngoan cường của Mẹ Việt Nam. Mong em luôn an vui và thành công trong chí hướng phục vụ Dân Sinh và Dân Chủ.

Cao Nguyên 
Đông Bắc Mỹ 27/5/2016 .

 ——————————
Trang facebook của Nancy Nguyễn:

Nhìn Việt Nam nhớ Doãn Quốc Sỹ

Trịnh Bình An

doanquocsyTôi không biết nhiều về Doãn Quốc Sỹ.

Nhưng tôi thường nghĩ về ông qua truyện cổ tích Hồ Thùy Dương.

Đó là năm tôi lên 10. Trong nhà, có thấy vài cuốn tạp chí Sáng Tạo không biết của ba hay các anh chị mua về. Tiếng Việt dễ học quá nên con nít cũng có thể đọc ké sách người lớn. Nhưng dĩ nhiên, đọc mà không hiểu gì hết.

Tôi nhớ mình cũng đọc truyện kịch Ba Chị Em của Thanh Tâm Tuyền. Cũng không hiểu, chỉ cảm thấy một không khí rờn rợn âm u khá… hấp dẫn.

Nhưng Hồ Thùy Dương thì nhớ khá kỹ.

Chỉ vì đó là truyện cổ tích, mà đứa con nít nào lại chẳng mê truyện cổ tích.

Tôi đọc truyện, biết ngay con cáo trong truyện là Hồ Chí Minh.

Con nít gì mà lanh dữ vậy?

Dạ, có gì quá khó đâu, chữ “hồ” nghĩa là “con cáo”. Đó có lẽ là một trong những chữ Hán Việt mà con nít miền Nam học được sớm nhất.

Tôi nhớ những cuốn tập viết thời đó, trang bìa sau có in những câu truyện bằng tranh. Những bức tranh bé xíu chỉ bằng bao quẹt, mực in xanh đỏ có khi lem nhem, vậy mà đã khắc vào trí não tôi thật rõ. Một trong những truyện tranh ấy là mối tình Tô Đắc Kỷ – Bá Ấp Khảo. Hai người yêu nhau nhưng Đắc Kỷ bị tiến cung cho Trụ Vương. Chính nhờ Tô Đắc Kỷ lén giúp đỡ nên Bá Ấp Khảo và cha là Chu Văn Vương mới trốn thoát được để về sau đem quân chinh phạt vua Trụ.

Nhưng trong truyện Phong Thần thì Đắc Kỷ lại là một con cáo thành tinh có chín cái đuôi, nên còn được gọi là Cửu Vỹ Hồ Ly.

Truyện Đắc Kỷ hồ ly độc ác lóc thịt Bá Ấp Khảo có lẽ hấp dẫn hơn truyện Đắc Kỷ tiểu thư hiền lành cứu thoát người yêu, nên cải lương, hát bội đều khai thác sự tích hồ ly tinh. Và đứa nhỏ mê coi hát tuồng như tôi, vì thế, không thể không biết con cáo chính là con “hồ”.

Vào những năm 1970 thì mấy ai có họ “Hồ” ngoài… Hồ Chí Minh?

doanquocsy 2Con cáo trong Hồ Thùy Dương chắc phải là nam, bởi vì mấy lần biến dạng thành người nó đều đội lốt ông đạo sĩ. Thế nhưng, dù tu luyện cỡ nào nó cũng không thể làm biến mất cái đuôi cáo lùm xùm, nên nó phải mặc áo rộng lụng thụng để che đi cái đuôi.

Con cáo biết được nơi ẩn dấu một cây đũa thần. Nhưng nó không thể đụng tới nếu không có chín giọt máu người. Và nó nghĩ ra một âm mưu tàn ác. Nó hiện thành đạo sĩ, dụ dỗ ba người đàn ông ra tay sát hại người thân của họ với lời hứa họ sẽ làm chủ được đũa thần, sẽ dùng đũa thần cứu sống người thân trở lại và rồi sẽ đạt được mọi điều mong muốn khác.

Than ôi!

 Ba con người mê muội ấy sau khi đã nhẫn tâm hạ sát người thân thì hăm hở đưa tay định cầm lấy đũa thần. Nhưng cây đũa đang tỏa sáng hào quang bỗng vụt trở nên xám xịt, lạnh ngắt. Chẳng có quyền năng huyền diệu nào bằng lòng phục vụ cho những kẻ tham lam và ngu si. Cả ba tuyệt vọng và tự sát.

Chỉ có con cáo giảo quyệt, cuối cùng, đạt được tham vọng. Sau khi uống chín giọt máu người, nó vận công khiến cái đuôi cáo thụt hẳn vào trong, tan biến… Nhưng, nó không ngờ rằng cái đuôi tan vào máu lại khiến cho hơi thở trở nên vô cùng tanh hôi. Và mỗi khi nó thở ra thì khí độc tàn phá hết mọi loài cây cỏ, khiến cho chung quanh nó chỉ còn là một vùng đất chết.

 Giờ đây, khi thấy không còn cách gì sở hữu đũa thần huyền nhiệm lại còn bị gạt ra khỏi sự sống, con cáo càng trở nên độc ác, nó trút hết thù hận lên loài người. Nó tìm cách bắt loài người phải trở thành nô lệ của nó.

Với tà thuật, con cáo nhìn thấu mọi tâm tư và dục vọng của con người. Ai muốn quyền chức, nó cho họ quyền chức; Ai muốn bạc tiền, nó cho bạc tiền; Ai muốn nữ sắc, nó cho nữ sắc. Vì vậy, chẳng mấy chốc nó tạo ra cả một triều đình với đám quân thần bu quanh, sẵn sàng làm tất cả những điều hồ ly sai bảo.

Chưa thỏa lòng tham, con cáo còn nghĩ ra cách đoạt lấy những đứa trẻ khỏi cha mẹ chúng từ khi vừa mới lọt lòng. Đám nhi đồng này được nuôi dưỡng ở nơi riêng biệt và không biết tới ai ngoài con cáo là vị “cha già” độc nhất.

Mãi về sau, tôi mới nhìn ra sự thật trong những giòng chữ cổ tích. Sự thật làm rùng mình ớn lạnh.

Cho đến ngày nay, thủ đoạn nham hiểm của cáo “Hồ” vẫn còn được đồng bọn áp dụng triệt để: mọi ham muốn tục tằn nhất của con người đều được thỏa mãn miễn họ đừng lên tiếng đòi đa nguyên, đa đảng, tự do, nhân quyền, và chống Tàu.

Nhà thơ Lý Đợi gọi đó là “luộc”.

Sống ở Việt Nam ăn món luộc là tốt nhất
Chưa tìm thấy thứ gì mà người Việt không thể luộc…
Vậy nên:
Sống ở Việt Nam ăn món luộc là tốt nhất
Từ luộc xe honda, nhà đất, bằng cấp, chức tước…
Từ luộc vệ sinh, an toàn thực phẩm, bảo hiểm…
Từ luộc trí tuệ, thẩm mỹ, văn hoá, nhân tính…
Từ luộc nhân quyền, tự do, tư tưởng, tâm linh…

 Còn đám con nít, thiếu nhi Khăn Quàng Đỏ, thì học được cái gì?

Có sách mới áo hoa đây là nhờ ơn Đảng ta“. Vậy mà giờ đây các em cứ lơ mơ không rõ Nguyễn Huệ và Quang Trung là hai cha con hay là hai anh em!

Tôi thật phục Doãn Quốc Sĩ, viết một câu chuyện ảo mà lại thành quá thực. Thế nhưng, những mưu mô hung hiểm của cộng sản không chỉ có thế…

Hãy nhìn về Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa.

Sau khi chiếm được miền Nam, cộng sản đã phá hủy tất cả các nghĩa trang quân đội, riêng Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa vì có quy mô quá to lớn nên cộng sản không làm gì được. Trải qua hàng chục năm, các công trình trong Nghĩa Trang như Cổng Tam Quan, Vành Khăn Tang, Nghĩa Dũng Đài cùng với 16.000 ngôi mộ vẫn còn đó.

Nhưng, với dã tâm thâm độc, cộng sản đã thi hành một thủ đoạn hết sức tinh vi và tàn ác, đó là chúng cho trồng những loại cây to lớn ngay sát cạnh các mộ phần của người lính Cộng Hòa.

doanquocsy 3Sau hơn 13 năm (từ 2003 đến 2016) cây mọc ngày càng cao. Những cái cây lừng lững ấy thoạt nhìn ngỡ đem lại bóng mát êm đềm cho nghĩa trang, nhưng càng nghĩ thêm càng thấy rùng mình ghê sợ. Thử hỏi đám rễ cái rễ con của chúng đang… ăn vào đâu?

Trong quan niệm phong thủy mồ mả của người Á Đông, ngôi mộ còn được gọi là Âm Trạch, nghĩa là nhà ở dưới âm phủ, là nơi an nghỉ của những người đã khuất. Phong thủy trong mồ mả có liên hệ mật thiết với những người đang sống. Một gia đình có thể bị xào xáo, thậm chí lụn bại khi mồ mả của cha ông bị “động”.

Đứng hàng đầu trong các trường hợp xấu nhất về “động mồ”, “động mả” là “Mộ chôn gần cây cổ thụ, để rễ cây đâm vào hài cốt thì con cháu bị mổ xẻ, bại liệt, đui mù, câm điếc, giảm thọ.

Và như thế, thân nhân chỉ còn có một cách duy nhất là đút lót để cải táng hài cốt. Dần dà, mọi ngôi mộ đều phải “ra đi”. Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa đã bị đổi tên thành Nghĩa Trang Nhân Dân Bình An, và rồi trong tương lai không xa sẽ trở thành một khu thương mại hay du lịch nào đó.

Câu chuyện Hồ Thùy Dương của Doãn Quốc Sỹ tuy có thực, có rùng rợn cách mấy cũng không thực, không rùng rợn bằng câu chuyện Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa.

Con cáo trong Hồ Thùy Dương tuy tàn nhẫn nhưng ít ra nó chỉ làm hại người sống.  Còn những con cáo “thành Hồ” ngày nay, táng tận lương tâm đến mức người chết chúng cũng không tha.

Nhưng tôi vẫn ngưỡng mộ Doãn Quốc Sỹ, vì ông đã nghĩ ra một đoạn kết thật tuyệt vời cho câu chuyện tưởng chừng vô vọng.

Có một vị vua rất nhân từ đã tìm cách trừ khử con cáo tinh. Ông biết không thể xử dụng người lớn trong chiến đấu vì họ đều bị con cáo dùng tà thuật mê hoặc. Nhà vua bèn nảy ra sáng kiến lập một đội chiến sĩ tí hon. Đó là những em nhỏ mà vũ khí của các em chỉ là sự hồn nhiên, trong sáng và nhiệt tâm. Đúng như vị vua tiên đoán, con cáo vì không mua chuộc được các em nên cuối cùng đã phải thảm bại.

Ngày nay, tuy những bộ mặt thô bỉ của bọn quan tham vẫn phủ trùm ma quái trên đất nước, nhưng đây đó đã lóe lên những khuôn mặt khả ái, tươi sáng của những khuôn mặt đấu tranh thật trẻ – các em chính là đạo quân thiên thần mà hơn 50 năm trước Doãn Quốc Sỹ đã từng nghĩ tới với tất cả hy vọng.

Xin được mượn lời của nhà văn Hoàng Khởi Phong:

Tôi đã đọc Doãn Quốc Sỹ và mơ hồ nhận biết: Một tác phẩm lớn mở lối tới tương lai, khác với một cuốn tiểu thuyết hay, phục vụ cho thị hiếu bình thường của người đọc. (trích “Thay Lời Tựa dành cho tập truyện Cò Đùm của nhà văn Doãn Quốc Sỹ” – Hoàng Khởi Phong).

Xin cảm tạ nhà văn Doãn Quốc Sỹ đã cho ra đời Hồ Thùy Dương để nói lên những nỗi đau mà dân tộc đang phải gánh chịu, nhưng đồng thời mở lối một tương lai mới cho con người và đất nước Việt Nam.

Trịnh Bình An

Ngày Của Mẹ

Cao Nguyên

ngay cua me

Ngày Của Mẹ hằng năm, tôi thường gởi email đến các con của tôi bài thơ “Nhớ Đông Xưa”, như một lần nhắc lại các con phải luôn ghi nhớ về người Mẹ của mình trên hành trình đi bên cạnh người Cha suốt quãng đời chồng chất những khó khăn gian khổ.
Có thể đây cũng là một điển hình của một người đàn bà Việt Nam có chồng là một người lính trong quân đội Việt Nam Cộng Hòa. Trong thời kỳ chiến tranh, người vợ thường sống bên chồng trên những vùng đất tiếp cận với chiến trường đầy những nỗi lo khi người chồng đang trực tiếp hành quân chống quân phương Bắc xâm chiếm miền Nam.
Những nỗi lo càng tăng lên sau chiến tranh, khi người chiến binh trở thành người tù binh, có những khoảng thời gian biệt tích trong các trại tù cộng sản. Khi nhận được tin chồng đang sống trong một trại tù nào đó, ngoài nỗi lo về sinh mạng người chồng trước sự ngược đãi khắc nghiệt của kẻ thù hung bạo. Người vợ còn phải lo làm việc vượt sức của mình, mong gom góp được chút tiền mua lương thực và vật dụng, thuốc chữa bệnh cần thiết để đi thăm nuôi chồng.
Mỗi lần vợ tôi đi thăm tôi ở những trại tù từ miền Nam ra miền Bắc, đều dẫn theo 2 đứa con gái, vừa để các con được gặp lại người cha, vừa để mẹ con chăm sóc lẫn nhau.
Bài thơ “Nhớ Đông Xưa” tôi viết trong mùa Đông 1978, sau khi vợ con đến thăm tôi tại trại tù Lào Cai sát biên giới Trung Quốc.
“gồng gánh gian nan qua cầu tủi nhục
gọi tên Chồng, xé giữa ngực lời đau”
Trong thời điểm mọi người dân Việt Nam phải sống trong những điều kiện khó khăn về kinh tế, ăn đủ no mặc đủ ấm đã là hạnh phúc. Thì việc phải chia sự ấm no đó cho người chồng ở trong tù, người vợ nào không cùng tâm trạng gian nan và tủi nhục đó.
“hai tay em đập vỡ vụn quan tài
anh lại vào đời từ nơi hoả ngục”
Sự thăm nuôi, tiếp tế thức ăn, thuốc uống là sự duy trì cần thiết cho sự sống của người chồng. Bởi trong hoàn cảnh thù hận và khắc nghiệt của bọn cai tù, người chồng có thể gục chết bất cứ lúc nào. Người vợ đến thăm nuôi như một cứu tinh, đập vỡ quan tài để đưa chồng từ hỏa ngục trở về với cuộc sống.
Các con tôi, các con của những người tù binh như tôi trong những hoàn cảnh ấy, cần phải nhớ ơn người Mẹ của mình . Người Mẹ đã suốt đời vào sinh ra tử cùng chồng.
Tôi cũng muốn các con tôi hiểu thấu ý nghĩa của bài thơ, để thấm từng dòng tâm tư của Cha gởi cho Mẹ, mà cùng tri ân Mẹ của mình đã sống vì chồng con dẫu phải vượt qua bao đắng cay chua xót của một người đàn bà Việt Nam hiện hữu trong một giai đoạn lịch sử đau thương của đất nước Việt Nam sau khi bị cộng sản phương Bắc cưỡng chiếm miền Nam.
Nhân Ngày Của Mẹ, tôi xin chia xẻ cùng các bạn tâm trạng của tôi về một mùa Đông xưa.
“thuở yêu anh, em uống lời bùa ngãi
nhủ đời vui, mặc khải chữ cơ cầu!”
Tôi cũng không quên chúc các bà vợ của các chiến hữu luôn được an vui sau những tháng năm tủi buồn và đau khổ cả tâm trí và thân xác.
Thân mến,
Cao Nguyên
Đông Bắc Mỹ – May 10, 2016

Nhớ Đông Xưa

đang ở giữa những ngày Đông lướt qua
trời buốt lạnh lại nhớ mùa cơ cực
mắt muốn ngủ mà trái tim vẫn thức
canh chừng em trên bờ vực lầm than
gồng gánh gian nan qua cầu tủi nhục
gọi tên Chồng, xé giữa ngực lời đau
giọt nước mắt đang rơi mà chảy ngược
uống cạn lời thổn thức giữa tim nhau!
thắp sáng tin yêu trong huyệt sầu hun hút
hai tay em đập vỡ vụn quan tài
anh lại vào đời từ nơi hoả ngục
hăm hở đi, quên tiếng nấc bi ai!
nhớ Đông xưa, lòng anh buồn ray rức
nhìn chân em xuyên suốt nỗi cơ hàn
bàn chân bám đời đau cùng với đất
da tím bầm chưa hở một lời than!
em mải miết đi, chẳng cần nhìn lại
vì Chồng, Con – Thế gới bỗng nhiệm mầu
thuở yêu anh, em uống lời bùa ngãi
nhủ đời vui, mặc khải chữ cơ cầu!
*
Xuân lại đến, cuộc đời đi cũng vội
mừng tuổi mình, tóc bạc lại trao nhau
nụ hôn quen sao mãi còn bối rối
như thuở anh vừa dạm hỏi trầu cau!

Cao Nguyên

Những Ngày Tháng Không Quên

Cao Nguyên

image1

41 năm về trước: Ngày 23 tháng 4 năm 1975 khoảng 7 giờ chiều, chiếc chinook cấp cứu của Không Đoàn 72 Chiến Thuật bốc gia đình tôi từ một đỉnh đồi tranh bên tả ngạn sông Ba đưa về Tuy Hòa / Phú Yên. Nơi tập trung sơ khởi để các đơn vị quân nhân và gia đình kiểm điểm quân số và người thân trong cuộc triệt thoái từ Tây Nguyên về Duyên Hải, xuyên qua tỉnh lộ số 7 thuộc tỉnh Phú Bổn.

Đoạn đường từ Pleiku đến tả ngạn sông Ba không dài lắm, thế mà chúng tôi đã đi suốt một tuần lễ, bắt đầu từ sáng ngày 16 tháng 4 theo lệnh triệt thoái của Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II. Một cuộc triệt thoái không có báo trước, dù quân dân trên khắp miền Tây Nguyên đang hoang mang bởi áp lực của Cộng quân dọc biên giới, sau khi Ban Mê Thuột thất thủ.

Sáng hôm nay, ngày 23 tháng 4 năm 2016, tôi đã đến Eden Center / Virgnia để cùng các thân hữu thuộc cộng đồng người Việt và các chiến hữu thuộc Liên Hội Cựu Chiến Binh Việt Nam Cộng Hòa trong vùng Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn và phụ cận, làm lễ kéo cờ rũ để tưởng niệm 41 năm ngày Quốc Hận: 30/4/1975 – 30/4/2016.

Bốn mươi năm – hơn mười nghìn đêm mất ngủ 
không riêng tôi, riêng anh. Mà cả chúng ta 
những người đã sống hơn bốn, năm thập kỷ 
lúc chiến tranh yên nghỉ, đã mệt nhoài! 
(Trường Ca Bi Tráng)

Đúng là đã mệt nhoài với cuộc sống lưu cư trên vùng đất bạn. Thế nhưng trong hơn mười ngàn ngày tỉnh thức, mỗi người Việt lưu vong luôn biết mình còn nhớ lắm quê hương, còn thương lắm những người thân đã ra đi trong nghẹn ngào uất hận vì hậu quả của cuộc chiến tang thương, còn tiếc lắm một cuộc sống thanh bình giữa núi sông và ruộng đồng yêu dấu Miền Nam.

Riêng tôi, trong từng lúc mệt nhoài tôi hỏi em, hỏi bạn, hỏi những thân thương liệu mình còn mấy thời gian trên hành trình chữ nghĩa viết về tình người, tình núi sông?

Bao năm qua, tôi đã viết gì về Tháng Tư và những vòng xoáy đời quanh Tháng Tư với những Ấn Tượng nhói lòng? Không nhiều, nhưng đủ chứa cả môt góc nhìn se thắt từ chính mình, từ những thân quen!

Thưở mình đi ngược gió 
Quê Hương ở đằng sau! 
(tình khúc Sơn Hà)

Tưởng là ta bỏ quên ta từ độ ấy. Nhưng không, không thể nào quên những ngày tháng có thể làm mình gục ngã. Khi còn biết cảm ơn đất cảm ơn trời, cho tôi còn đứng giữa đời hôm nay, thì còn phải biết làm gì không thẹn với lương tâm, với thân nhân trước nỗi đau dân tộc. Còn nhớ đến tình chiến hữu, còn thương sắc áo màu cờ của một quân lực mà mình đã phục vụ vì lý tưởng bảo vệ quốc gia. Còn biết hát bài quốc ca và vui mừng ngẩng mặt nhìn lá cờ tung bay trong gió là còn biết lương tri mình gởi về đâu. Còn biết gọi hồn thiêng Tổ Quốc theo lời nguyện cầu khôi phục quê hương sau sự cưỡng chiếm và tàn phá của tập đoàn cộng sản Việt Nam và ngoại thù phương Bắc.

Dường như có giọt lệ rưng rưng trong lòng mỗi người khi nhìn lá quốc kỳ đang được kéo xuống của một lễ tang quốc gia.
Khi lá quốc kỳ dừng lại giữa trụ cờ, trời lất phất mưa. Phải chăng, Trời cũng động lòng thương cảm tâm trạng những con dân Việt đang sống lưu vong:
Những giọt mưa hợp triệu nguồn nước mắt
triệu đứa con nhớ Mẹ, khóc Việt Nam!

image2

Cao Nguyên 
Washington D.C. – 23/4/2016