Sài Gòn bỏ ngỏ

Trọng Đạt

”…Võ Nguyên Giáp ra lệnh tấn công quân Pháp tại Hà Nội nửa đêm 19-12-1946 là ngày khởi đầu của cuộc chiến tranh dài nhất của thế kỷ đến trưa ngày 30-4-1975 là ngày kết thúc tính ra đã được ba mươi năm…”

Điện Biên Phủ năm 1954
dienbienphu01

Báo Pháp: Điện Biên thất thủ

Miền Nam Việt Nam và toàn cõi Đông Dương bị thất thủ vào tay Cộng Sản Bắc Việt cuối tháng 4-1975, nhiều người đổ lỗi cho Nixon, Kissinger, cho ông Nguyễn Văn Thiệu sai lầm làm mất miền Nam, hoặc tại Dương Văn Minh đầu hàng giặc. Thực ra nó bắt nguồn từ những sai lầm của Lyndon Johnson từ năm 1954 và sau này từ 1968, ông là chính khách quan trọng đã hai lần nắm giữ vận mạng Đông Dương và ảnh hưởng tới sự sống còn của mảnh đất này.(1)
Chiến tranh Triều Tiên chấm dứt tháng 7-1953, Trung Cộng giúp Việt Minh nhiều hơn trước và Mỹ cũng tăng viện trợ cho Pháp tại chiến trường miền Bắc nhất là tại trận Điện Biên Phủ, từ 13-3-54 tới 7-5-1954
Việt Minh đưa gần hết các sư đoàn chính qui của họ vào trận đánh tại ĐBP tổng cộng 63,000 người (2). Pháp tổng cộng khoảng 16,000 người. Pháp phải đối đầu với một lực lượng đông gấp 4, 5 lần cộng với hỏa lực rất mạnh. Sau ngày 26-3-1954, khu lòng chảo chỉ còn tiếp tế tăng viện bằng thả dù quân lính cũng như lương thực, đạn dược. Không quân Pháp quá yếu, toàn bộ chiến trường Đông Dương chỉ có khoàng 200 máy bay. (3)
Kể từ sau ngày 26-3 số phận của Điện Biên Phủ coi như đã được quyết định rồi. Từ cuối tháng 3-1954, Tòa Bạch Ốc đã nghiên cứu kế hoạch cứu nguy ĐBP bằng oanh tạc ồ ạt với khoảng gần 100 oanh tạc cơ hạng nặng B-29, mỗi chiếc mang 9 tấn bom cùng với 400 máy bay chiến đấu hộ tống. Kế hoạch này lấy mật danh Kên Kên do Đô đốc Arthur Radford, Tham mưu trưởng liên quân (TMTLQ) đề nghị được Tổng thống Eisenhower (Cộng hòa), Phó Tổng thống Nixon, Bộ trưởng ngoại giao Foster Dulles ủng hộ, chấp thuận.
Đô đốc Radford phác họa tình hình nguy kịch tại Điện Biên Phủ, có thể sụp đổ bất cứ lúc nào. Dulles đồng ý hoàn toàn với Radford và nói mất ĐBP sẽ đưa tới thảm họa, Pháp sẽ rút hết và CS sẽ chiếm toàn cõi Đông Dương. Vòng đai phòng thủ Á châu của Mỹ bị đe dọa, nếu Đông Dương mất Đông nam Á, Nam Dương cũng sẽ mất theo. Để tránh thảm họa Dulles kêu gọi Quốc hội hãy yểm trợ Tổng thống để ông có thể xử dụng Không quân Hải quân trong vùng nếu cần thiết cho quyền lợi an ninh quốc gia. (Tổng thống có thể can thiệp không cần Quốc hội nhưng ông sợ trách nhiệm)
Ngày thứ bẩy 3-4-1954, tám vị đại diện Quốc hội được mời tới Bộ ngoại giao để hội thảo bí mật với các vị đại diện Hành pháp. Phía Quốc hội gồm Johnson, trưởng khối thiểu số Thượng viện (Texas, DC) và 7 vị chức sắc đai diện Quốc hội khác như TNS Russell (Georgia, DC), TNS Millikin (Colorado, CH)…  TNS Johnson đòi phải lập liên minh các nước nhất là Anh, ý kiến đòi này được các ông Chức sắc Quốc hội khác đồng ý. Dulles đáp không thể bảo đảm các nước khác tham dự vì chưa có chứng cớ ta đã can thiệp. Các đại diện Lập pháp nói điều kiện tiên quyết phải có các đồng minh tham gia.
Quốc hội đòi hỏi lập liên minh quân sự, trong đó phải có Anh đã khiến Hành pháp bị bó tay không thể cứu ĐBP được, yêu cầu Tổng Thống phải lập liên minh là ý kiến của Thượng nghị sĩ Lyndon Johnson (Texas) nên người ta coi như ông đóng vai chính trong việc ngăn cản chiến dịch cứu nguy ĐBP bằng oanh tạc.
Màn bi kịch cuối cùng là cuộc họp của Tổng Thống Eisenhower, Đô đốc Radford, một số viên chức cao cấp ngày 29-4 tại Hoa Thịnh Đốn, họ duyệt lại toàn bộ tình hình một lần nữa. Giới quân sự chỉ có Đô đốc Radford vẫn ủng hộ hoàn toàn dù là can thiệp đơn phương (không cần Quốc hội) của Mỹ để cứu ĐBP. Tư lệnh Hải quân, Đô đốc Carney và Tướng Twining, TMT không quân không nhiệt tâm với kế hoạch này. Tướng Ridway, TMT quân đội Mỹ chống đối hoàn toàn kế hoạch, cuối cùng TT Eisenhower quyết định không giúp Pháp. ĐBP thất thủ ngày 7-5-1954.
Chính phủ Mỹ có thể đơn phương can thiệp vào Đông dương, oanh tạc ĐBP mà không cần đưa ra Quốc hội nhưng tình hình năm 1954 người dân không muốn Mỹ vừa ra khỏi cuộc chiến Triều Tiên nay lại tham dự một mặt trận khác. TT Eisenhower không dám tự quyết định mà muốn Quốc hội chia xẻ một phần trách nhiệm với Hành pháp.
Hậu quả của việc Hoa Kỳ không thực hiện được kế hoạch Kên Kên đã ám ảnh theo đuổi chính phủ Eisenhower một cách kỳ lạ ngay cả sau khi ngoại trưởng Dulles qua đời năm 1959 (4). Người Mỹ hối tiếc đã không thực hiện chiến dịch Kên Kên tiêu diệt hết chủ lực quân Việt Minh để rồi họ lớn mạnh. Phía CS thắng lớn thay đổi cả một khúc quành lịch sử.
Trong phần kết luận cuốn ĐBP, tác giả nổi tiếng Bernard Fall cho rằng Tây phương (Anh-Mỹ) tránh can thiệp vào Đông Dương năm 1954 (để tiêu diệt chủ lực quân VM) mà sau này họ phải can thiệp năm 1967 (VNCH). Nếu ĐBP không bị thất thủ năm 1954 có lẽ lịch sử VN sẽ ít phức tạp hơn (5), gần đây các nhà học giả nghiên cứ về chiến tranh Đông Dương như Logevall, Ted Morgan cũng đồng quan điểm trong hai cuốn sách lớn viết về ĐBP và cuộc chiến Đông Dương lần thứ I
Cuộc chiến Đông Dương lần thứ hai
lyndon_johnson_vietnam

Lyndon Johnson thăm binh sĩ tại Việt Nam


Nó thực sự bắt đầu từ khi TT Johnson lên cầm quyền từ giữa thập niên 60. Ông lên thay TT Kennedy bị ám sát tháng tháng 11-1963, một năm sau ông đắc cử TT nhiệm kỳ 1964-68, một sự tình cờ của lịch sử ý kiến của TNS Johnson trong phiên họp đã ngăn cản TT Eisenhower can thiệp vào ĐBP năm 1954 và bây giờ 10 năm sau (Việt Minh đã lớn mạnh) ông trở thành Tổng Thống lại gánh chịu hậu quả sự sai lầm của chính ông từ hồi 1954.

Năm 1964 CS Hà Nội gia tăng xâm nhập cán binh để chiếm miền Nam. Tại miền Bắc năm 1957 Lê Duẩn được Hồ Chí Minh điều ra Bắc và cất nhắc lên làm làm quyền Tổng bí thư thay thế Trường Chinh từ chức vì cải cách ruộng đất năm 1956. Năm 1960 Ba Duẩn được bầu làm Bí thư thứ nhất Ban chấp hành Trung ương, Lê Duẩn vào bộ máy của đảng và dần dần Duẩn trở thành người có nhiều quyền lực nhất từ đầu thập niên 60. Lê Duẩn lại may mắn khi tình hình CS quốc tế đổi chiền, năm 1964 Nikita Khrushchev, Thủ tướng Nga bị lật đổ, chấm dứt thời kỳ chung sống hòa bình với Tây Phương, Leonid Brezhnev lên thay ủng hộ Lê Duẩn mở cuộc chiến tranh chống Mỹ
Bộ trưởng quốc phòng McNamara (6) nói:
Sáu tháng (28-1 tới 28- 7-1965) là giai đoạn quyết liệt trong 30 năm can thiệp, Tổng thống Johnson đã đưa Hoa Kỳ đi vào con đường can thiệp vào VN ồ ạt về quân sự, đã đưa quân vào VNCH từ 23,000 người 1964 lên 185,00 năm 1965 và cuối cùng 530,000 năm 1968.”
Mặc dù đưa vào miền Nam VN nửa triệu quân nhưng Johnson đã thất bại vì phản chiến. Nói về những lý do đưa tới thất bại, các nhà học giả, sử gia về chiến tranh VN đã đưa ra nhiều nhận xét chỉ trích những sai lầm của Johnson.
TT Nixon nói:
“Khi một ông TT đưa quân Mỹ đi tham chiến, một cái đồng hồ vô hình bắt đầu chạy. Ông có một khoảng thời gian nhất định để thắng cuộc chiến trước khi người dân chán nản. Tháng 2 năm 1968, TT Johnson đã hết thời hạn của mình”. (7)
Vừa mở mặt trận oanh tạc BV, mặt trận đánh hao mòn địch tại miền Nam, TT Johnson cũng tạo ra cuộc chiến tại Ngũ Giác Đài những năm 1965, 1966, 1967 giữa hai phe dân sự, quân đội. Cuộc chiến này còn kéo dài cho tới đầu tháng 4-1969 khi nhiệm kỳ Johnson đã hết. Cựu Tư lệnh Thái bình dương Đô đốc Sharp và cựu Tư lệnh Westmoreland công bố bản phúc trình 347 trang về cuộc chiến VN. Các Tướng nhấn mạnh sự bó tay của Bộ tư lệnh Mỹ trước chính sách Chiến tranh hạn chế (Limited war) của Johnson-McNamara và lệnh cấm đánh qua Miên, Lào. Cuối tháng 4-1969 Đô đốc Sharp đăng báo công kích cựu Bộ trưởng McNamara không cho oanh tạc tiềm lực kinh tế BV mà chỉ cho ngăn chận xâm nhập khiến cho các cuộc oanh tạc hóa ra vô hiệu.
Chiến lược giới hạn không cho đánh qua miên, Lào là một khuyết điểm lớn, ông Cao Văn Viên (8) nói:
“Gần một phần tư thế kỷ …  CSVN  có được sự an toàn ở các căn cứ hậu cần – trong nội địa hay bên quốc gia lân cận – những căn cứ hậu cần đó là nơi họ dưỡng quân sau những cuộc đụng độ để chuẩn bị cho những trận đánh mới mà không sợ bị quấy phá.”
Một mặt ông áp dụng chiến tranh hạn chế chậm như rùa trong khi phong trào phản chiến ngày càng nhanh như ngựa
Năm 1969 TT Johnson không tái tranh cử vì biết là sẽ không có ai bỏ phiếu cho mình, ông nhường cho Phó TT Humphrey. Ứng cử viên Nixon thuộc đảng Cộng Hòa thắng cử, GS Nguyễn Tiến Hưng và ông Trần Đông Phong có nhận định (trong tác phẩm) sở dĩ Nixon đắc cử là nhờ ông xúi dục TT Thiệu không tham dự (tẩy chay) họp hòa đàm Ba Lê hồi tháng 10 và 11-1968, trong phim The Vietnam War (2017) mới đây cũng có nói như vậy.
Nếu nói ông Thiệu khiến Nixon thắng cử chỉ là nói cho vui thôi. Cuộc tranh cử ngày 5-11-1968  Nixon (CH) được 301 phiếu Cử tri đoàn, phó TT Humphrey (DC) chỉ được 191 phiếu CTĐ. Người dân Mỹ không chấp nhận chủ trương của Humphrey, sẽ rút bỏ Đông Dương, cử tri không muốn Đông Dương hoặc miền Nam sụp đổ khi Hoa Kỳ rút bỏ mà họ muốn hòa bình trong danh dự nên đã bầu cho Nixon.
Người ta quá chán ngấy cuộc chiến sa lầy của Dân chủ, họ đã làm hai nhiệm kỳ, tính tới 1968 đã làm thiệt mạng 35,751 người lính Mỹ. Sự thiệt hai tăng dần năm 1965 có 1,863 lính Mỹ chết tại miền nam, từ 1965 tới 1968 có tất cả 35,751 người tử trận. Con số tử thương này đã khiến phong trào phản chiến càng lên cao hơn nên người ta bầu cho một đảng khác.
Cuối 1965 tỷ lệ số người ủng hộ chiến tranh VN khoảng 61% tới 1968 xuống còn khoảng 40%, tới 1971 còn khoảng dưới 30% (9). CS bị thảm bại Tết Mậu thân 1968, ta đánh thắng một trận lớn nhưng thua cuộc chiến, chống đối tại Mỹ lên cao, họ đòi chính phủ rút quân về nước. Sau trận Mậu Thân 1968 phong trào chống chiến tranh lên cao tột đỉnh mà không có gì ngăn cản nổi, người dân cương quyết đòi nước Mỹ ra khỏi cuộc chiến
Tác giả George Donelson Moss (trong Vietnam, An American Ordeal) gọi cuộc chiến của Nixon là A War To End A War, một cuộc chiến để chấm dứt chiến tranh. Thời TT Nixon, biểu tình chống chiến tranh bạo động dữ hơn, có chết người (10).
Lê Duẩn phải đương đầu với một chính quyền cứng rắn, nhưng y vẫn thí quân điên cuồng, chấp nhận hy sinh 10 hay 16 thanh niên BV đổi một người lính Mỹ để đấy mạnh phong trào phản chiến, Duẩn tiếp tục đẩy thanh niên vào chỗ chết, lấy xương máu của thanh niên để đạt chiền thắng.
Sau 4 năm lãnh đạo cuộc chiến tranh chống CSBV ngày 7 tháng 11 năm 1972 Nixon thắng cử lớn nhất từ xưa đến nay: 96% phiếu Cử tri đoàn (520/17), thắng hết 49 tiểu bang, đối thủ McGovern (DC) chỉ được 17 phiếu tại một tiểu bang và DC, Nixon hơn đối thủ McGovern 18 triệu phiếu. Người ta bầu cho ông vì đã đem quân về nước, thực hiện hòa bình trong danh dự, Đông Dương không sụp đổ trái với chủ trương bỏ chạy của Dân chủ.
Nixon thắng cử vì người dân nhớ ơn ông, người đã thực hiện hòa bình trong danh dự, đã đem quân về nước, cũng như đã hòa với Trung Cộng tháng 2-1972, với Nga tháng 5-1972. Thực ra phần thưởng này chỉ là cái bánh vẽ, quyền hành không có phải nghe theo đòi hỏi của Quốc hội Dân chủ, họ luôn nắm Quốc hội trong suốt thời kỳ có chiến tranh VN.
– 1960 Hạ viện Dân chủ 262 ghế (60%) Cộng hòa 175 ghế
– Thượng viện DC 64 (64%) , CH 36
– 1968 HV  DC 243 (64%)  CH 36
– TV DC 57  (57%) CH 43
– 1972 HV DC 242 (56%)  CH 192
– TV DC 57 (57%) CH 43
– 1974 HV DC 291 (57%) CH 144 (40%)
– TV DC 60 (60%) CH 38
Tháng 12 tại Paris, CSBV phá hòa đàm hy vọng Quốc hội mới sẽ ra luật chấm dứt chiến tranh. Ngày 12-12 Lê Đức Thọ nói sẽ về Hà Nội, biết là hòa đàm vô vọng, Kissinger bèn (đánh điện) khuyên TT Nixon áp lực mạnh với BV vì họ ngoan cố. (11)
nixon_vietnam

Tổng thống Richard Nixon


Kissinger và Nixon tin là BV cố tình phá hòa đàm để hy vọng Quốc hội ra luật chấm dứt chiến tranh. (12)

Kissnger biết là Thọ không muốn tiếp tục đàm phán phá hòa đàm chờ Quốc hội ra luật chấm dứt chiến tranh đầu năm 1973. TT Nixon gọi Kissinger về Mỹ ngày 13-12 và đánh một lá bài lớn, giải quyết bế tắc hòa đàm Paris bằng vũ lực. Nixon lo ngại Quốc hội có thể cắt ngân khoản quân sự, chấm dứt mọi xung đột và dành chiến thắng cho CS (13)
Nixon nghĩ chỉ còn cách oanh tạc BV rồi gọi Kissinger về, ông ta mở chiến dịch Linebacker II, oanh tạc Hà Nội, Hải Phòng long trời lở đất cuối năm 1972 với 20,000 tấn bom, Nixon đã kéo BV lại bàn Hội nghị
Về điểm này nhiều tác giả cho biết Nixon lo ngại quyết định của Quốc hội sẽ khiến ông không thể cứu được đồng minh.
Tháng 1-1973, theo Mark Clodfelter (14) Quốc hội Mỹ phẫn nộ vì trận oanh tạc, nếu TT Thiệu bác bỏ ký kết Hiệp định thì việc cắt viện trợ bức tử VNCH chắc chắn là sẽ có (chứ không phải đe dọa).
Cuối cùng ông Thiệu không chống lại Hiệp định dù nó cho phép BV được đóng quân ở lại miền Nam và thuận ký kết Hiệp định ngày 27-1-1973 vì sợ Quốc hội ra luật chấm dứt chiến tranh chứ không phải ông sợ TT Nixon chặt đầu như người ta đồn. Khi Quốc hội ra luật chấm dứt chiến tranh có nghĩa là Hành pháp phải tuân hành đem hết số quân còn lại (khoảng vài chục ngàn) về nước ngay, họ sẽ cắt hết mọi khoản viện trợ. Sự thực giữa hai cái chết, một cái chết ngay và một cái từ từ vài năm sau cũng chẳng khác nhau là mấy.
Nhiều người chỉ trích Kissinger ngu xuẩn ký Hiệp định cho phép BV còn đóng quân ở lại, sự thật thì Nixon còn chẳng có quyền huống hồ Kissinger. Cương vị Tổng thống ông luôn phải thỏa mãn yêu cầu của Quốc hội Dân chủ ở bàn Hội nghị, họ luôn đe dọa ra luật chấm dứt chiến tranh. Nhiều người xỉ vả Nixon-Kissinger làm mất miền Nam, họ cứ chửi cho sướng miệng mà không biết rằng Nixon phải tuân hành Quốc hội, Kissinger ba ngày phải báo cáo Tổng thống mọi việc đàm phán…
Miền Nam bỏ ngỏ
Sáu tháng sau khi ký Hiệp định Paris, Quốc hội Dân chủ ra luật cắt hết các ngân khoản dành cho Hành pháp để oanh tạc yểm trợ cho các nước Đông Dương. Khi họ ra luật cắt các khoản yểm trợ cho Đông Dương coi như số phận của giải đất này đã được quyết định rồi. Ông Cao Văn Viên đã nói trong cuốn Trận Chiến Trong Mùa Lễ Phục Sinh.
“Cuộc công kích của địch quân năm 1972 đã cho thấy nhược điểm của tiến trình Việt Nam hoá chiến tranh. Nếu không được sự yểm trợ của Mỹ về không lực và di động tính, QLVNCH khó có thể giữ được An Lộc, bảo vệ được Kontum và chiếm lại được Quảng Trị. Các phần đất này sẽ bị mất vĩnh viễn bởi vì chúng tôi không có đủ khả năng để chiếm lại. Tuy nhiên lúc nào còn không lực Mỹ thì cán cân lực lượng vẫn có thể được duy trì và VNCH vẫn còn có một cơ hội tốt để sống còn”.
Trong cuốn Những Ngày Cuối Của Việt Nam Cộng Hòa (Bản dịch Nguyễn Kỳ Phong) trang 19 ông cũng nói như vậy:
“Cuộc tấn công của địch quân vào năm 1972 cho thấy sự yếu kém của kế hoạch Việt Nam hóa một cách thảm thương. Nếu không có sự yểm trợ về không lực và không vận của Hoa Kỳ quân đội ta khó giữ nổi An Lộc, chận đứng cuộc tấn công của Cộng quân vào Kontum, hay chiếm lại Quảng Trị. Sau cuộc tấn công năm 1972, những phần đất đã mất, chúng ta để mất luôn vì không còn khả năng đánh chiếm lại. Nói tóm lại, chúng ta giữ được cán cân quân sự đối với địch nếu có sự yểm trợ không lực của Hoa Kỳ. Và với không lực, VNCH có khả năng chống lại mọi cuộc tấn công của miến Bắc”.
Như chúng ta đều biết CSBV đã được cả Nga, Trung Cộng và CS Đông Âu viện trợ giúp đỡ trong khi Đông Dương chỉ có một mình Mỹ gánh vác với chia rẽ nội bộ trầm trọng, viện trợ quân sự thì khi có khi không.
Cuối tháng 6-1972, các vị dân cử đưa ra dự luật yêu cầu Tổng thống ký, Nixon phủ quyết (veto) nhưng các Thượng nghị sĩ, Dân biểu tức giận cho biết nếu ông Veto, họ sẽ cắt các khoản điều hành, chi tiêu của chính phủ nên Nixon miễn cưỡng ký thành Luật ngày 30-6, có hiệu lực từ 15-8-1973.
Tu chính án như sau:
“Từ nay không có ngân khoản nào được yểm trợ trực tiếp hay gián tiếp cho các hoạt động quân sự cho quân đội Mỹ tại Miên, Lào hay Bắc Việt, Nam Việt hoặc ngoài khơi Miên, Lào, Bắc, Nam VN.và sau ngày 15-8 năm 1973, từ nay sẽ không có ngân khoản nào được xuất ngân cho mục đích này” (15).
TT Nixon nói luật đã khiến tôi không giữ được hòa bình nơi đây và cho phép các lãnh đạo BV tự do xâm chiếm miền Nam. Sau đó Quốc hội ra luật Wars Powers Act đòi hỏi Tổng thống có thể can thiệp trong 60 ngày mà không cần Quốc hội đồng ý và thêm 30 ngày nữa, sau đó ông phải đem quân về nước. Ngày 24-10-1973 Nixon phủ quyết đạo luật cho là vi hiến, nhưng ngày 7-11 Quốc hội đã phủ quyết veto của ông.
Sau khi ký Hiệp định khoảng một năm, Quốc hội Dân chủ Mỹ bắt đầu cắt giảm quân viện VNCH mỗi năm khoảng 50%: Từ 2,1 tỷ tài khóa 1973 xuống còn một tỷ tài khóa 1974 và xuống còn 700 triệu tài khoá 1975, con số này thực ra chỉ bằng 500 triệu vì dầu thô lên giá, tiền mất giá (16).
Từ tháng 6-1973 Quốc hội Dân Chủ ra luật hoặc quyết định cắt giảm xương tủy sự yểm trợ, giúp đỡ về quân sư cho Đông dương và VNCH, coi như họ đã mở cửa bỏ ngỏ miền Nam cho CSBV tự do tiến vào.
Quyết định cắt giảm Quốc hội đưa tới tình trạng thê thảm, theo tiết lộ của ông Cao Văn Viên (17) hậu quả là năm 1974 không quân đã phải cho hơn 200 phi cơ ngưng bay vì thiếu nhiên liệu, giảm số giờ bay yểm trợ, huấn luyện 50%, thám thính giảm 58%, phi vụ trực thăng giảm 70%. Hải quân cũng cắt giảm hoạt động 50%, 600 giang thuyền các loại nằm ụ.
Đạn dược chỉ còn đủ đánh tới tháng 4 /1975, năm 1972 ta xử dụng trên 69 ngàn tấn đạn một tháng, từ tháng 7/1974 đến tháng 3/1975 ta chỉ còn xử dụng khoảng 19 ngàn tấn một tháng hoả lực giảm 70%. Tháng 2/1975 chỉ còn đủ đạn tất cả các loại súng cho 30 ngày, tháng 4/1975 chỉ còn đủ đạn đánh trong khoảng hai tuần (18).
Trong khi ấy theo Kissinger (19) Hà nội đã xin được viện trợ của Sô viết tăng gấp bội. Tháng 12- 1974, một viên chức cao cấp Nga viếng Hà Nội lần đầu tiên kể từ sau ngày ký Hiệp định Paris. Tổng tham mưu trưởng Nga Viktor Kulikov tới tham dự họp chiến lược với Bộ chính trị BV, nay họ bãi bỏ hạn chế trước đây. Sô Viết đã chở vũ khí viện trợ quân sự cho Hà Nội tăng gấp 4 lần trong những tháng sau đó. Nga khuyến khích BV gây hấn
Cuộc chiến VN là một cuộc chiến viện trợ tiếp liệu, hai bên đều tùy thuộc vào quân viện nước ngoài, bên nào nhiều tiếp liệu, vũ khí đạn dược thì bên đó thắng. Người ta cho là các Tướng Ngô Quang Trưởng, Nguyễn Văn Phú và Ông Thiệu đã sai lầm để mất miền Trung. Sự thực với tình hình tiếp liệu đạn dược bị cắt giảm xương tủy, cái khó nó bó cái khôn cũng khó mà cứu vãn tình thế, ông Thiệu, các vị Tướng Trưởng, Tướng Phú chỉ là những giọt nước làm tràn ly.
Cuối tháng tư-1975, Trung Tướng Nguyễn Văn Toàn Tư lệnh Quân đoàn, Quân khu III VNCH tổ chức phòng thủ Sài Gòn trên 5 tuyến chính đồng thời bảo vệ các căn cứ quan trọng tại Biên Hoà, Củ chi, Lai Khê, Long Bình. (20)
Phía Tây Bắc là Tuyến Củ Chi với Sư đoàn 25 BB và hai Liên đoàn 8, 9 Biệt động quân. Tuyến Bình Dương ở phía Bắc với Sư đoàn 5 BB. Tuyến Biên Hoà phía Đông Bắc với Sư đoàn 18 BB và lực lượng Xung kích Quân đoàn III. Tuyến Vũng tầu và Quốc lộ 15 do Lữ đoàn 1 Dù cùng với một Tiểu đoàn thuộc Sư đoàn 3 BB và các đơn vị Thiết giáp, Địa phương quân, Nghĩa quân của Tiểu khu Phước Tuy phụ trách. Tuyến Long An phía Nam ngoài lực lượng Địa phương quân, Nghĩa quân cơ hữu còn có Sư đoàn 22 BB phụ trách cộng với sự tăng cường của Trung đoàn 12 thuộc Sư đoàn 7 BB, Trung đoàn 14 thuộc Sư đoàn 9 BB và Liên đoàn 6 BĐQ.
Năm tuyến phòng thủ chính của VNCH cũng trùng với 5 hướng tấn công của năm Quân đoàn CSBV
Tác giả Nguyễn Đức Phương (Chiến Tranh Việt Nam Toàn Tập) đã nói:
“Về tương quan lực lượng giữa hai bên thì QLVNCH chỉ có 6 sư đoàn để bảo vệ thủ đô chống lại một lực lượng đông đảo với quân số gần 20 sư đoàn CSBV. Ba sư đoàn 7, 9 và 21 BB thuộc quân đoàn IV QLVNCH không thể dùng để tiếp ứng do điều kiện an ninh lãnh thổ của vùng đồng bằng sông Cửu Long”
BV có đầy đủ tiếp liệu đạn dược trong khi miền Nam đã kiệt quệ về đạn dược nhất là lính pháo binh phải đếm từng viên đạn. Sau khi đoàn quân di tản từ miền Trung kéo vào Nam, Bộ Tổng tham mưu đã mở kho vét hết súng đạn để tái trang bị. Ông Cao Văn Viên cho biết (Những Ngày Cuối VNCH trang 92) đạn dược chỉ đủ xử dụng trong khoảng hai tuần lễ. Lực lượng hai bên trên thực tế quá chênh lệch, ưu thế nghiêng hẳn về phía Cộng quân.
Khi hai ông Thiệu và Khiêm ra đi hôm 24-4-1975, quân dân hoàn toàn thất vọng, mấy hôm sau, Tổng Thống Trần Văn Hương hiệu triệu đồng bào về tình hình vô cùng bi đát của đất nước, ông đã khóc lóc trên đài phát thanh:
“Nay Vùng I và II miền Trung đã hoàn toàn tan rã, vùng 4 có nhiếu sứt mẻ, tôi đã nghĩ tới cái viễn ảnh Sài gòn trở thành núi xương sông máu, hôm qua tôi có gặp anh Dương Văn Minh, tôi có nói với anh như zầy: Bây giờ tôi bàn giao chính quyền cho anh, nhưng anh phải có cái giải pháp gì đem lại hòa bình cho đât nước, chứ bàn giao cho anh để anh đầu hàng thì bàn giao làm cái gì?
Ngày 28-4 khi Dương Văn Minh đang làm lễ bàn giao thì đài BBC đã nói.
“Hôm nay tại Sài Gòn ông Dương Văn Minh được cử giữ chức vụ Quyền Tổng thống do ông Trần Văn Hương trao lại để chuẩn bị cho một cuộc đầu hàng
Tối 29-4 ông Dương Văn Minh vẫn kêu gọi trên đài phát thanh, lời kêu gọi lập đi lập lại suốt đêm.
“Các vị Tư lệnh Quân đoàn, Sư đoàn hãy giữ vững vị trí và chờ lệnh mới”
Thực ra Saigon gần như bỏ ngỏ, tại Ban Mê Thuột Cộng quân không đánh theo lối bóc vỏ, chúng đánh thẳng vào thị xã rồi mới chiếm các quận xung quanh. Trái lại, tại Sài Gòn địch lại đánh theo lối bóc vỏ, khi 5 tuyến phòng thủ quanh Thủ đô sụp đổ thì Sai Gòn gần như bỏ ngỏ, các đơn vị VNCH chiến đấu anh dũng nhưng cũng không cứu vãn nổi tình thế.
Khi ông Dương Văn Minh vào Dinh Độc Lập ngày 28, sáng hôm sau quân thù đã tới Hàng Xanh và ngã tư Bẩy Hiền
Saigon thất thủ 30-4-75
Có năm vị Tướng Lãnh Tư lệnh Quân đoàn, Sư đoàn tự sát, nhiều vị Sĩ quan và những người Lính vô danh cũng chết theo đất nước, những vị này xem ra không nhiều lắm nhưng cũng giữ được danh dự cho Quân đội VNCH.
saigon_thathu

Sàigòn di tản trên nóc Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ 1975


Ngày 30-4-1945, Bá Linh thất thủ, Hitler tự sát, đô đốc Doenitz thay mặt nước Đức đầu hàng đồng minh. Ba mươi năm sau Dương Văn Minh cũng thay mặt miền Nam Việt Nam đầu hàng Cộng Sản. Cũng có người trách các ông Nguyễn Văn Thiệu, Dương Văn Minh không tự sát khi đất nước lọt đã vào tay kẻ địch.
Lê Duẩn đã hy sinh hàng triệu thanh niên để đẩy mạnh phong trào chống đối, chiến dịch thí quân của y đã thành công lớn, phong trào phản chiến lên cao để rồi sau 1972 Mỹ phải rút bỏ Đông Dương, địch bất chiến tự nhiên thành.
phanchien_my

Nhóm sinh viên Mỹ biểu tình chống chiến tranh Việt Nam


Nếu không nhờ phong trào phản chiến dù Lê Duẩn có đẩy thêm hàng triệu thanh niên vào tử địa cũng chỉ làm mồi cho B-52 một cách vô ích.
Phản chiến đã cứu sống hàng triệu thanh niên miền Bắc.
Kể từ ngày Cộng quân đánh chiếm quận Đức Lập ngày 9-3-1975 và Ban Mê Thuột ngày 10-3 để mở đầu cho cuộc Tổng tấn công cho tới ngày 30-4-1975, ngày kết thúc chỉ vỏn vẹn có năm mươi mấy ngày.
Võ Nguyên Giáp ra lệnh tấn công quân Pháp tại Hà Nội nửa đêm 19-12-1946 là ngày khởi đầu của cuộc chiến tranh dài nhất của thế kỷ đến trưa ngày 30-4-1975 là ngày kết thúc tính ra đã được ba mươi năm.
Ba mươi năm máu chảy thịt rơi, mấy chục năm tang thương đau khổ.
Những kẻ đã gây lên cuộc chiến tranh cốt nhục tương tàn, núi xương sông máu sẽ phải đời đời đắc tội với Non sông và Lịch sử.

Trọng Đạt (CH3)

Ghi chú:
(1) Tôi đã viết trong bài Những Sai Lầm Của Lyndon Johnson Trong Chiến Tranh Việt Nam, đã phổ biến trên truyền thông
(2) Quân sử 4, Bộ TTM VNCH 1972 , trang 160
(3) Henri Navarre, Agonie de l’Indochine trang 230
(4) Bernard Fall, Hell In A Very Small Place trang 313
(5) Bernard Fall, Hell In A Very Small Place trang trang 462
(6) McNamara, In Retrospect, The Tragedy and Lessons of Vietnam, trang 169
(7) Richard Nixon: No More Vietnam trang 88
(8) Cao Văn Viên: Những Ngày Cuối của VNCH trang 282
(9) Wikipedia: Opposition to the US involvement in the Vietnam war.
(10) Richard Nixon :No More Vietnams trang 126
(11) Mark Clodfelter: The Limits of Air Power trang 182
(12) Mark Clodfelter: The Limits of Air Power trang 180
(13) George Donelson Moss: Vietnam, An American Ordeal trang 366
(14) The Limits of Air Power trang 200, 201
(15) Richard Nixon: No more Vietnams  trang 179, 180, 181
(16) Henry Kissinger, Years of Renewal trang 471
(17) Những Ngày Cuối Của VNCH trang 86, 87
(18) Sách đã dẫn trên trang 92
(19) Years of Renewal trang 481
(20) Nguyễn Đức Phương, Chiến Tranh Việt Nam Toàn Tập trang 798-811

Kinh Tế Việt Nam 2018 và Căn Nguyên Trở Lực Tồn Tại

Nguyễn Bá Lộc

Dự án Tuyến Đường Sắt Cao Tốc Cát Linh – Hà Đông

Theo tin tức từ cơ quan chánh thức của VN thì năm 2018 kinh tế VN phát triển tốt hơn năm rồi. Thậm chí tốt hơn Trung Quốc.

Tuy nhiên, đó chỉ là cái nhìn phiến diện hay không thật đúng từ phía chánh quyền, và thường là thế.  Dù có tiến bộ, nhưng nếu đi sâu vào thực chất và thực tế, kinh tế VN chưa bước qua được  giai đoạn hứa hẹn là sẽ đạt được sự bền vững, và có đủ sức tự lực vươn ra thế giới cách bình thường, có thể cải tiến thực sự mức sống của đa số người nghèo khó.

Cho tới nay, sau 40 năm đổi mới, những trở lực lớn có căn nguyên sâu xa vẫn tồn tại. Những trở ngại nầy là những bức tường ngăn cản, là phong ba tàn phá những cố gắng của toàn dân hầu xây dựng một Việt Nam khá hơn về nhiều phương diện.

I. TÓM LƯỢC KINH TẾ VN NĂM 2018

Toàn cảnh nền kinh tế VN 2018:

Chánh quyền đưa ra những con số mà họ cho rằng kinh tế có tiến bộ. Cứ tạm nhận các thống kê đó. Song, bên cạnh cái tổng quát đó, có những tiêu cực kèm theo trong mọi lãnh vực kinh tế.

Tỷ suất phát triển đạt 7.08%, cao nhứt trong 10 năm qua. Năm 2017 là 6.8%. Nhưng theo World Bank thì tỷ lệ nầy vào khoảng 6.7%.

Nếu thực sự có đạt mức nầy thì kinh tế VN là khá hơn các nước Đông nam Á, kể cả Trung Quốc. Năm rồi TQ bị nhiều khó khăn hơn, theo ước lượng của các chuyên gia quốc tế, chỉ đạt 6.5%.

Vì kinh tế nội thuộc rất tệ hại, VN chỉ còn con đường duy nhứt là đẩy mạnh kinh tế đối ngoại. Đó là đầu tư ngoại quốc và xuất cảng, hai lãnh vực VN có nhiều lợi thế nhứt làm tăng trưởng kinh tế chung.

Đầu tư ngoại quốc (FDI) tăng khá hơn, trên doanh số $35.5 tỷ mk, tăng 12% so với năm qua. FDI chiếm hơn 30% tổng số đầu tư.  Mặt khác, năm qua, TQ gia tăng đầu tư ở VN trong mục tiêu xâm chiếm kinh tế, tiến hành dự án Belt & Road, và né tránh chiến tranh mậu dịch với Hoa kỳ.

Theo các nhà nghiên cứu, cho tới nay thì nhân công rẻ vẫn còn là yếu tố thu hút mạnh nhứt FDI (giá nhân công VN nay bằng 50% TQ, và 40% Thái Lan). Tuy nhiên năng xuất công nhân VN hãy còn quá thấp, nhứt là trong lãnh vực công nghệ cao.

Xuất nhập cảng: Xuất cảng tăng 16% so với 2017. Hàng xuất cảng từ các công ty ngoại quốc chiếm khoảng 25% GDP, tỷ lệ rất cao so với nhiều nước ở Á châu.

Các hàng hóa xuất cảng chánh yếu là:  Linh kiện điện tử , quần áo may mặc, giầy dép. Hai thị trường lớn của xuất cảng VN là US (tăng 12.5%) và TQ đều tăng (7%). Trong đó cá basa qua Mỹ, dù tăng, nhưng nay sẽ gặp khó khăn hơn vì US có đạo luật mới chuyển sự kiểm soát cá từ FDA qua cho Bộ Canh nông.

Nhập cảng cũng tăng. Do đó nhập siêu vẫn tăng tại một số thị trường quan trọng như Hoa kỳ. Mặc dù nhập siêu với TQ có giảm, hàng TQ vào VN chiếm vị trí thứ nhứt, với đủ thứ, chưa kể hàng lậu từ biên giới ước lượng 20 tỷ mk / năm.

Nông nghiệp không có tiến bộ lạc quan. Giá cả nông sản vẫn không ổn định. Vùng đồng bằng sông Cửu long gặp khó khăn vì các đập thủy điện bên Lào do TQ xây cất. Và bảo lụt lớn ở miền Trung. Hàng lậu hàng giả TQ tràn qua.

Về hạ tầng cơ sở vẫn còn nghịch lý to lớn là chánh quyền với những dự án rất lớn hàng tỷ mỹ kim xây các đường cao tốc, trong lúc đó ngay tại Saigon và Hà nội rất nhiều con đường bị bể bị nghẻn bị nước ngập tại các khu nghèo, hàng chục năm rồi vẫn thế.

Một nghịch lý khác về đầu tư phát triển gia cư. VN có nhiều khu gia cư cao tầng, khu nghỉ dưỡng sang trọng cho người giàu có bất thường, và người Tàu mới di cư tới. Trong khi đó có rất nhiều nhà ổ chuột ở thành phố của công nhân, và nhà lá rách nát của nông dân, đáng lý phải có chương trình gia cư xây nhà rẻ bán góp cho cho những người dân nghèo khỗ nầy.

Dầu khí sản xuất bị giảm, ảnh hưởng lớn đến nguồn thu ngoại tệ. Các công ty quốc tế khai thác dầu lo ngại về sự căng thẳng thêm ở biển đông.

Tổng quát chỉ số giá cả tăng 3.6% so với năm trước (theo báo Nhân Dân Online). Chánh yếu do tăng giá xăng .

Mặt khác, chỉ số tiêu thụ của giới có lợi tức trung bình tăng. Điều nầy làm cho một số nước có xuất cảng mạnh có hy vọng hơn về thị trường VN, như Hoa kỳ , Âu châu , Nhựt, Đại hàn, Trung quốc. Các món hàng có triển vọng nhập cảng tăng như hàng tiêu xài cao cấp, thuốc men, máy móc, xe hơi (gia tăng 27% năm qua) và cả sản phẩm quốc phòng.

Tài chánh/ngân hàng: Nợ công rất cao, không giải quyết nổi. Tỷ lệ nợ công thực tế lên tới 210%/GDP. Vì khu vực quốc doanh vẫn lỗ nặng . Chánh phủ vay thêm nợ mới phần lớn chỉ để trả nợ cũ. Do đó nợ xấu rất cao 15 % tổng số tín dụng, (theo Lowy Institute), các nước Á châu chỉ vào khoảng 3-5%.  75% nợ xấu là thuộc quốc doanh.

Tính đến cuối quí ba năm2018 có 13 ngân hàng trong 17 ngân hàng lớn báo cáo là có nợ xấu gia tăng. Ngân hàng quốc doanh lớn là VietinBank có nợ xấu tăng 34.5% so với năm trước. Ngân hàng quân đội có nợ xấu tăng 45%. (Theo VN Express)

Về hội nhập toàn cầu:  Trở lực quan trọng là VN chưa được Hoa kỳ và một số nước công nhận là nền kinh tế thị trường. Khi chưa là nền kinh tế thị trường thì các nước nầy có thể đánh thuế phá giá hay hạn chế nhập cảng mặc dầu VN là thành viên WTO.

Hoa kỳ rút ra khỏi TPP và chưa tái gia nhập. Năm qua, Hiệp định TPP với 11 nước có tên CPTPP và VN đã chánh thức là thành viên.

Về Hiệp định Mậu dịch tự do VN – Âu châu (EVFTA) chỉ xong ở giai đoạn một hồi tháng 10/2018. Nhưng  phải qua quyết định chung cuộc vào đầu năm 2019.

(Chi tiết về mậu dịch quốc tế của VN sẽ được trình bày ở phần dưới bài nầy.)

Nói tóm lại, tình hình kinh tế VN 2018 có một số tiến triển. Nhưng bên cạnh đó còn quá nhiều khó khăn như nói ở trên.

Và nếu đi sâu vào thực trạng kinh tế chánh trị, tương lai nền kinh tế vẫn bị vướn kẹt những trở lực nghiêm trọng có căn nguyên rất sâu xa, được tóm tắt dưới đây.

II.TRỞ LỰC KINH TẾ SÂU XA TỒN TẠI

1. Trở lực do bản thể chế độ và cơ cấu kinh tế

Vì là chế độ độc tài, không dân chủ tự do về chánh trị, nên khi có chuyển đổi qua phần nào kinh tế thị trường, nền kinh tế chung vẫn đi cách khập khểnh và nhiều mâu thuẩn .

Mô hình “Kinh tế thị trường định hướng XHCN”, trên thực tế là một mô hình lưỡng thể. Nó vừa là sự hòa hợp vừa tương tác, vừa thuận lợi vừa đối nghịch.

Các năm qua, chánh quyền chỉ cởi trói các lãnh vực nhỏ, và tới nay chánh quyền vẫn nắm chặt các bộ phận cốt lõi và quan trọng. Đường hướng đó vừa có tánh tản quyền vừa tập quyển.  Vì thế có nhiều áp bức, nhiều va chạm, vừa siết vừa buông.

Trong một guồng máy công quyền như vậy, hầu hết cán bộ viên chức, ngày này qua ngày nọ, đầu óc luôn chỉ suy nghĩ, tính toán kiếm tiền vừa trả “hụi chết”, vừa tạo cuộc sống thật giàu có cho gia đình. Những suy tư cho công ích cho tiến bộ đất nước chỉ là phụ. Đó là một trong các trở ngại của bộ máy nhà nước .

Các trở lực đó kéo dài vì bản thể chánh trị không thay đổi nên các hình thái kinh tế vĩ mô không thay đổi.

Triết lý và nguyên tắc căn bản của hành chánh công, mà chánh quyền CSVN đã thể hiện với  nhiều sai lạc, qua các công đoạn của một tiến trình quản lý hành chánh công:

Về xác định đúng nhu cầu đất nước: Mục tiêu sau cùng của VN là Xã Hội Chủ Nghĩa (XHCN) như CSVN từng tuyên bố ‘Mục đích sau cùng là XHCN”, nên vẫn phải giữ “quốc doanh là chủ đạo” . Ngay bước đầu tiên là một bức tường chắn rồi. Như vậy rất khó có nền kinh tế thị trường thực sự. Hiện nay, chánh yếu phải dựa vào kinh tế đối ngoại, tức là dựa vào kinh tế các nước tự do dân chủ, đó là cái sân chơi quốc tế. Nên mâu thuẩn và cản trở đương nhiên phải có. Mặt khác, sự lệ thuộc quá nhiều vào kinh tế TQ cũng là một sai lầm và nguy hiểm cho sự phát triển bền vững và tự chủ.

Về xác định và chọn lựa mục tiêu ưu tiên: VN tiến hành gần như trái ngược. Có những mục tiêu không ưu tiên thì làm trước. Công việc làm và sửa chửa đường và cống rảnh bị bể nát , bị ngập nước trong thành phố đáng lẽ phải là ưu tiên hơn làm dự án rất tốn kém như dự án Metro Bến Thành – Suối Tiên với chi phí trên 2 tỷ mỹ kim. Dự án cao tốc Cát Linh – Hà Đông tốn gần một tỷ mỹ kim. Cả hai dự án sau 4-5 năm nay vẫn chưa xong.

Sài Gòn chưa mưa đã lụt….

Về quyền chuẩn phê dự án:  Ở VN sau khi đổi mới, hệ thống đảng và chánh quyền có sự tản quyền từ trung ương xuống địa phương. Điều nầy đúng vì làm cho công vụ nhanh hơn hữu hiệu hơn. Nhưng thực tế, Bộ Chánh Trị và chánh quyền trung ương dành lại quyền tuyệt đối nắm cái cốt lõi, và không có thể thống đứng đắn trong chọn lựa và chuẩn phê dự án. Như việc trung ương nắm hết viện trợ, địa phương nào biết điều thì được phân bổ. Nguyên tắc của VN là nếu dự án trị giá từ 10.000 tỷ đồng (độ $500 triệu mỹ kim) trở lên phải qua Quốc hội cứu xét. Thực tế không có. Như dự án Cát Linh-Đông Hà, dự án Nhiệt điện Duyên Hải, dự án Thủ Thiêm, dự án Bauxite… Các đại dự án do Bộ Chánh Trị quyết định, gần đây như dự án “Ba đặc khu Hành chánh kinh tế” năm qua. Dù Quốc hội hoãn biểu quyết luật, nhưng Bộ Chánh Trị đã quyết định và chỉ thị thực hiện từ 2017. Quốc hội chỉ để trang trí thôi.

Về hoạch định dự án phải tương đối chính xác về hai mặt kỹ thuật và tài chánh. Về kỹ thuật không thể có quá nhiều sai trái lệch lạc. VN thì làm kế hoạch nhiều sai trái. Giữa giai đoạn thi công phải thay đổi kỹ thuật, chậm trễ thời gian dài gấp đôi. Điểm thứ hai là phải tính toán kỹ càng chi phí. Nếu công trình phải làm lâu ba bốn năm, trên nguyên tắc, chi phí có thể phải điều chỉnh, vì vật giá gia tăng. Nhưng thông thường không quá 10-20%. Đằng nầy các dự án của VN thường đội vốn tức tăng chi phí lên từ 50-100% sau khoản ba năm thi công. Ví dụ như dự án cao tốc Cát Linh – Đông Hà đội vốn thêm lên 60 %. Hoặc nhiều công trình bị hư hỏng quá sớm  trước thời hạn, như đập thủy điện Sông Đà. Tài chánh chi phí thì rất quan trọng, nhứt là trong nước nghèo, ngân sách luôn thiếu hụt. VN không coi trọng nguyên tắc “tối thiểu phí tổn tối đa lợi ích”. Tiền nhà nước là tiền chùa. Dự án nào cũng bị cướp mất độ 30% vào túi viên chức liên hệ. Có nhiều lắm, từ trung ương tới địa phương, từ cầu cống , xa lộ, bến cảng, phi trường, các đoàn kinh tế, hầu hết giao thầu nhứt là giao cho TQ, thay vì cho đấu thầu thì tiết kiệm nhiều tiền công quỹ (mỗi năm đầu tư công của VN từ 10-20 tỷ mỹ kim).

Về cơ cấu quyền lực: Năm 2018 có sự thay đổi quan trọng về hình thức, nhưng trên thực tế không gì quan trọng. Đó là “nhứt thể hóa” Tổng Bí Thư Đảng và kiêm Chủ Tịch Nước. Vẫn có hai bộ phận hai văn phòng với ngân sách to lớn và mức độ độc tài mạnh hơn. Khâu thanh tra kiểm soát các công trình nguyên tắc rất quan trọng. Nhưng VN coi thường khâu nầy cách cố ý. Vì vậy hầu hết các công trình rất sai sót, và khi sử dụng bị hư hỏng thì mới lòi ra.  Thanh tra chánh phủ không có quyền đề nghị biện pháp chế tài cho các viên chức cấp từ Bộ trưởng, Phó Bí Thư, Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Dân cấp tỉnh, thành phố trở lên nếu chưa có ý kiến của Ban Thanh Tra đảng. Đó là nơi  “chủ đạo” của đại tham nhũng.

Nguyên tắc tôn trọng luật lệ là một trong những nguyên tắc chánh của một nước theo pháp trị. Ở VN thì luật pháp và công lý không phải bảo vệ dân mà chỉ là bảo vệ đảng. Khi vào quốc tế, VN  phải tôn trọng luật lệ quốc tế, không thể gian dối, như luật lao động phải theo luật của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), nhưng tới nay VN chưa hoàn tất. Trong lúc đó thì VN lại ban hành nhanh chóng luật có hại như luật an ninh mạng. Theo các nhà đầu tư ngoại quốc thì luật nầy có tác dụng bất lợi cho kinh tế.

Về mô thức kết hợp công tư: Hầu hết các quốc gia đều có sự kết hợp khu vực công và tư trong một số công tác.  Ở VN khi theo mô hình kinh tế thị trường, thì phải có thành phần kinh tế tư doanh. Nhưng VN tạo dựng doanh nhân tư như là bàn tay nối dài của chánh quyền. Tại VN có hai loại tư doanh. Loại nhỏ, hay rất nhỏ thì độc lập hay nằm ngoài quỹ đạo chánh quyền. Còn loại tư doanh lớn, có bà con bạn bè với đảng viên, thì nằm trong quỹ đạo của chánh quyền, đó là bọn tư sản đỏ. Khi quốc doanh còn chủ đạo bắt buộc phải có tư sản đỏ để cùng viên chức đảng viên hợp tác, chia sẻ chiếm đoạt bóc lột tài sản công. Tình trạng nầy thật khủng khiếp, không tưởng tượng nỗi, chỉ có ở nước XHCN.

2. Trở lực do bộ máy công quyền và sự cấu kết cướp đoạt tài sản

Tệ hại của bộ máy quản lý kinh tế: Bộ máy hành chánh của VN quá kém, quá xấu về nhiều phương diện. Trong bài nầy, tôi chỉ nêu hai điểm liên hệ là: Thứ nhứt chính bộ máy đó là một cản trở cho phát triển. Thứ hai chính viên chức trong guồng máy đó cấu kết tạo nhũng lạm.

Thứ nhứt, bộ máy công quyền là một cản trở cho phát triển.

Nguyên tắc thông thường bộ máy công quyền có nhiệm vụ chánh là thi hành các mục tiêu của quốc gia. Nước nào cũng phải có bộ máy đó. Phải có khối người làm việc trong bộ máy đó. Bộ máy đó phải giúp dân, phải làm cho tốt, phải phục vụ dân và xây dựng đất nước. Đó là “bổn phận” chứ không phải “quyền”. Ở VN  bộ máy đó cản trở con đường đi tới của dân bằng luật lệ và bằng cơ quan nhà nước các cấp như:

Luật đất đai: Quyền sở hữu bị tước đoạt. Quyền tư hữu là một kích thích sự gia tăng hiệu quả lao động. Chánh quyền làm trung gian thu hồi đất trả giá thấp bán lại cho công ty gấp chục lần cao hơn đưa tới hai hệ quả: người bán đất bị thiệt mất một số tiền, đáng lẽ họ phải có, để họ có thể dùng cho công việc làm ăn hay ruộng vườn nơi cư trú mới, hầu gia tăng phát triển thêm. Mặt khác, công ty kinh doanh bị cơ quan đứng giữa với giá quá cao, làm cho chi phí kinh doanh cao, giá thành phẩm hay dịch vụ cao, hạn chế phát triển kinh tế.

Việc thiết lập dự án và thực hiện dự án tốn kém quá nhiều vì qua nhiều cơ quan, nhiều viên chức, và kéo dài thời gian. Có rất nhiều dự án đã làm như vậy. Chẳng hạn dự án Đô Thị Mới Thủ Thiêm, dự án đường cao tốc Cát linh-Đông hà. Cùng một phương cách làm việc, con đường ấy đi vòng vo , từ Trung ương đảng, Bộ chánh trị , Ban cán sự Trung ương đảng , Ban cán sự đảng cấp Bộ , hay Tỉnh. Bộ phận nhận lịnh của Bộ (hay Tỉnh) phải hội thảo lấy ý kiến các Bộ , cơ quan khác. Mời cơ quan tư vấn. Đi ngoại quốc nghiên cứu thực tế. Lên kế hoạch chi tiết trình cơ quan bên Chánh phủ. Rồi trình lên văn phòng đảng lấy sự chấp thuận. Đến giai đoạn giao thầu (không đấu thầu là sai nguyên tắc) cho tư doanh lại phải tìm “phe ta” hay công ty nào “lợi quả” cao nhứt. Thường các dự án lớn phải điều chỉnh nhiều lần trong giai đoạn thi công. Thì phải qua nhiều trạm gần như trước. Mỗi lần nhờ một cơ quan để xin ý kiến là phải biết điều. Chưa kể các Ban Kiểm Tra. Như vậy khi đầu tư dự án lớn, trên vài trăm triệu mỹ kim thường phải tăng chi phí gấp từ 50-100% và thời gian thực hiện cũng gấp đôi là chuyện thường tình ở VN. Chi loại không chánh thức quá nhiều. Thời gian kéo dài thêm làm tăng tiền lãi các món nợ và thì giờ làm việc. Hệ quả là thiệt hại cho mức độ và chất lượng phát triển, nghĩa là thiệt hại cho ngân sách và cho nền kinh tế chung.

Thứ hai, bộ máy công quyền chủ mưu tạo ra tham nhũng.

Tham nhũng ở VN là quốc nạn, ai cũng biết. Trên thế giới có nhiều quốc gia có nạn tham nhũng. Nhưng ở VN thì chính các bộ phận của đảng và chánh phủ trực tiếp với đa số tuyệt đối viên chức của các bộ máy đó. Cho nên có thể nói cách tổng quát chính bộ máy lưỡng thể đó là chủ mưu trực tiếp tham nhũng trong các vụ lớn, và gián tiếp trong các vụ nhỏ. Viện chức trong bộ máy đó cấu kết hàng ngang và hàng dọc tạo ra sự cướp đoạt nhiều loại tài sản công và tư.

Cho nên đánh tham nhũng là tự đảng CS đánh “đảng ta”. Nếu đánh hết thì còn ai làm việc, toàn bộ máy chánh quyền bị đóng cửa.

Trong năm qua, chiến dịch đánh tham nhũng của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng khá “hấp dẫn, khá vui”. Đây là lần đầu tiên đảng đánh đảng, lớn và nhiều. Nhiều đảng viên lớn, bị vào tù. Trong đó có thể kể các vụ:  Petro VN với Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh, sơ khởi thiệt hại cho công quỹ vài trăm triệu đô. Vụ công ty Mobifone , gần 500 triệu đô, vụ bán đất quận 2, đất Thủ Thiêm, đất Nhà Bè của TP HCM có lẽ cả tỷ mk, vì nội vụ chưa xong. Vụ công trình đường cao tốc Cát Linh- Đông Hà, Metro Bến Thành-Suối Tiên mất mát nhiều trăm triệu đô. Vụ Vũ Nhôm Đà Nẵng tóm thu nhiều khu nhà đất quí ở Đà Nẵng không qua đấu thầu, rồi bán lại cho tư doanh giá gấp vài chục lần cao hơn, thiệt hại ngân quỹ nhà nước nhiều trăm triệu Mỹ kim.  Vụ các ngân hàng Agribank, BIDV, Ocean Bank, ngân hàng Đông Á,.. vi phạm luật lệ, cấu kết tư sản đỏ lấy tiền ngân hàng đầu tư nhà đất và bị mất gần hết. Và còn rất nhiều vụ nữa xẩy ra hầu hết trên cả nước cũng có cái kiểu gần như vậy.

Đinh La Thăng hầu tòa

Các vụ tham nhũng to lớn đó rõ ràng cho thấy tình trạng tham nhũng ở VN là có kế hoạch, đúng qui trình, có tham dự của viên chức cao cấp, và thiệt hại quá lớn. Trong các vụ tham nhũng lớn như vậy, người dân thường không dính vào, chỉ có loại “công dân đặc biệt” là “tư sản đỏ” mới dính vào, mới được chia lợi.

Sự cấu kết giữa viên chức với tư bản đỏ là một hình thái đặc biệt của VN và TQ. Lợi dụng nền kinh tế đa thành phần và mục tiêu làm giàu của đảng viên, sự kết hợp công (tư sản nhà nước) và tư (tư bản đỏ) là công thức tốt nhứt cho đảng . Nhà nước có nhiệm vụ huy động tiền bất cứ từ nguồn nào. Bộ chánh trị và các bộ của chánh phủ nghĩ ra các mục tiêu (không cần đúng với nhu cầu đất nước). Lập ra hay thảo luận với nhóm tư sản đỏ, là bà con hay bạn bè đảng viên cao cấp, từ Tổng bí thư, Thủ tướng, Bộ trưởng, Tướng lãnh. Giao các dự án hay nhà đất công sản cho “công ty tư sản đỏ” số 1. Công ty số 1 nầy giao lại cho công ty số 2 với chia chác tiền thầu. Nhiều công trình lớn đều làm như vậy. Cứ như thế “công tư hợp tác lưỡng lợi”. Đất nước thiệt . Đảng viên giàu lên. Tỷ phú VN nẩy nở thêm.

3.Trở lực do lệ thuộc kinh tế TQ và Hội nhập toàn cầu

Chủ trương của VN là mở rộng mậu dịch quốc tế càng nhiều càng tốt. Đó là vấn đề sanh tử cho kinh tế VN. Mặc dù có kết quả tốt. Nhưng tới năm qua, khó khăn lớn vẫn còn . Ở đây tôi chỉ nói tới hai thị trường lớn là Trung quốc và Âu Mỹ.

Việt Nam và Trung Quốc . Trên bình diện kinh tế đối ngoại, VN vừa bị TQ ép, VN vừa tự muốn gia tăng hợp tác kinh tế với TQ. Cả hai mặt, VN đều có những khó khăn to lớn, tôi xin tóm tắt:

Mậu dịch hai chiều.  Tiếp tục gia tăng. Mặc dù có chút cải thiện là xuất cảng hàng VN qua TQ gia tăng tỷ lệ cao hơn gia tăng hàng nhập từ TQ.

Trong 9 tháng đầu năm 2018 VN nhập của TQ $47.26 tỷ hàng hóa, và xuất sang TQ $28.8 tỷ.

Công ty truyền thông VN xử dụng đa số sản phẩm của công ty Huawei và ZTE, hai công ty bị US chế tài, và nhiều nước tẩy chay. Đây là ví dụ về sự áp đặt rõ ràng và tệ hại.

VN tiến hành nhanh chóng dự án “Hai hành lang một con đường” với TQ. Đó còn là một nguy hiểm về an ninh. Sức ép tiếp tục ngày càng nặng thêm. Đặc biệt VN cho phép chánh thức xài tiền TQ (yuan) tại 7 tỉnh biên giới. Một hình thức mất chủ quyền quốc gia.

Viện trợ :  TQ với dự trù chi $1,000 tỷ mk cho đại dự án Belt & Road, nên tung tiền ra nhiều cho các nước kể cả VN với tiến trình thực hiện mục tiêu “Giấc mộng Trung hoa”. Tiền vay có hai bước. Lần đầu lãi suất ưu đãi, sau đi nữa chừng vay với lãi suất cao. Không trả nợ được sẽ bị sai áp đất đai, cảng, phi trường.

Người Tàu du lịch qua VN nhiều hơn (tăng 50% năm qua). Tương lai sẽ có những khu nghỉ dưỡng cho họ.

Ba Đặc khu Hành chánh – kinh tế Vân Đồn, Vân Phong và Phú Quốc: Trung ương đảng và Bộ chánh trị đã quyết định hồi năm 2017. Và  đưa dự luật qua Quốc hội biểu quyết cho có hình thức hồi tháng 6/2018. Nhưng bị dân chúng chống đối mạnh mẽ, Quốc hội cho hoãn lại. Về hình thức lẫn nội dung, ba Đặc khu nầy gần như là VN lập ra theo như kế hoạch của TQ trong Belt & Road, nhứt là các điểm vô lý và nguy hiểm như cho thuê đất 99 năm, vay số tiền rất lớn TQ (nhiều tỷ mk) cho hạ tầng, đầu tư casino, đầu tư nhà đất kể cả khu nghỉ dưỡng.

Đọc thêm…

Từ chuyện Trường Việt ngữ Thăng Long tới việc dạy tiếng Việt ở hải ngoại

Sơn Tùng

Lễ Khai giảng một khóa học tại Trường Việt ngữ Thăng Long

Những năm gần đây nhiều người đã nghe nói tới “Nghị quyết 36” của CSVN nhưng ít ai quan tâm và tìm hiểu xem nó là cái gì và ảnh hưởng như thế nào tới đời sống của người Việt ở hải ngoại.
Cùng lúc đó trong các cộng đồng người Viêt hi ngoại có những hiện tượng như “sư quốc doanh” xuất hiện ngày càng nhiều, những nhạc hội có nghệ sĩ từ Việt Nam ra trình diễn ngày càng đông, những tờ báo chuyên đăng những bài đánh phá, gây chia rẽ trong cộng đồng và phỉ báng những người chống cộng có uy tín, và mới đây là “vụ Thúy Nga Paris by Nights-VietFace” đang được dư luận đặc biệt chú ý.
Trong khi ấy, ít ai biết từ mấy năm nay Nghị quyết 36 đã “gõ cửa” Trường Việt ngữ Thăng Long ở Virginia, cách Sứ quán CSVN ở Washington không quá 15 phút lái xe.
 
Khởi đầu là cho người tiếp xúc, đề nghị hợp tác với “Viện nghiên cứu giáo dục ở Việt Nam” về việc giảng dạy tiếng Việt Nam ở các nước, trong đó có việc giảng dạy tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam.

Sau đó là một điện thư từ Sứ quán CSVN được gửi tới Trường Việt ngữ Thăng Long, đề nghị: “
 Bộ Giáo dục và Đào Tạo Việt Nam đã đưa ‘Chương trình dạy Tiếng Việt trực tuyến miễn phí dành cho người Việt Nam ở nước ngoài’, sử dụng hai bộ sách giáo khoa ‘Quê Việt’ (dành cho người lớn) và ‘Tiếng Việt Vui’ (dành cho trẻ em và thanh thiếu niên) lên mạng internet theo địa chỉ: http://www.….
Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ xin trân trọng giới thiệu Chương trình dạy và học tiếng Việt nêu trên và mong rằng Trường Việt ngữ Thăng Long sẽ hưởng ứng và sử dựng các chương trình nói trên trong giảng dạy tiếng Việt.”
Tuy những móc nối này không đi đến đâu vì không có một đáp ứng nào từ Trường Việt ngữ Thăng Long, nhưng chúng tôi muốn nhân đây gióng lên tiếng chuông báo động, không chỉ cho Cộng đồng người Việt Vùng Hoa-Thịnh-Đốn mà cũng liên hệ tới mọi Cộng đồng người Việt ở hải ngoại.
 
Trước hết, những Cộng đồng người Việt ở hải ngoại, trên căn bản, cùng có chung một nguồn gốc, một hoàn cảnh, và một do để bỏ nước ra đi: là người Việt tại Miền Nam Việt Nam dưới vĩ tuyến 17, là công dân của Việt Nam Cộng Hòa (một quốc gia tự do và hợp pháp được khoảng 100 nước trên thế giới nhìn nhận). Do biến cố 30.4.1975 khi Cộng sản Miền Bắc (Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa) xé bỏ Hiệp Định Paris 1973, đánh chiếm Việt Nam Cộng Hòa. Biến cố này đã tạo ra một cuộc bỏ nước ra đi ồ ạt chưa từng thấy của những người không chấp nhận chủ nghĩa cộng sản và đã trải qua những cuộc hành trình đầy gian nguy mà những người sống sót đã họp thành các Cộng đồng người Việt tại nhiều nước ở hải ngoại.
 
Như vậy, về luật cũng như về lý, hầu hết các Cộng đồng Người Việt ở hải ngoại không những không liên hệ gì tới chế độ cộng sản tại Việt Nam mà còn chống lại CHXHCNVN, không kể một số người đã trở về VN với lý do riêng.
 
CHXHCNVN không có căn bản pháp lý nào để gọi người gốc Việt ở hải ngoại là “Việt kiều” và can thiệp vào sinh hoạt của các Cộng đồng Người Việt (hay gốc Việt) ở hải ngoại.
 
Cái gọi là Nghị Quyết 36 (36-NQ/TW) của Bộ Chính trị khóa IX CSVN về “công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” chỉ bộc lộ tham vọng đen tối  của đảng CSVN: xâm nhập, khai thác, lũng đoạn các Cộng đồng người Việt ở hải ngoại.
 
Để chi tiết hóa và thi hành nghị quyết này, Nguyễn Tấn Dũng đã ký Nghị quyết 27/NQ-CP ngày 5.4.2016 vạch rõ những “công tác” CSVN sẽ thực hiện đối với người VN ở nước ngoài trong giai đoạn 5 năm từ 2016 tới 2020,  bao trùm mọi khía cạnh trong đời sống của người Việt (hay gốc Việt) ở hải ngoại: chính trị, kinh tế, văn hóa, văn nghệ, báo chí truyền thông, giáo dục, tôn giáo…
 
Trong khuôn khổ bài này, chúng tôi chỉ tóm tắt vài điều cần thiết (một phần từ tài liệu của Nhà báo Phạm Trần) liên hệ tới chủ đề như sau:
 
– Có kế hoạch, biện pháp cụ thể chủ động đấu tranh, phân hóa và đối phó với các đối tượng cực đoan quá khích, lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền, tôn giáo, sắc tộc để gây chia rẽ trong cộng đồng, gây tổn hại quan hệ hợp tác và hữu nghị giữa Việt Nam và các nước, nhất là ở các địa bàn có đông người Việt Nam sinh sống, học tập và làm việc.
– Huy động nguồn lực người Việt Nam ở nước ngoài tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
– Thu hút cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ là người Việt Nam ở nước ngoài và chuyên gia nước ngoài tham gia hoạt động khoa học và công nghệ tại Việt Nam.
– Nghiên cứu và cung cấp cho các Bộ, ngành, cơ quan trong nước kinh nghiệm quốc tế về thu hút các chuyên gia, trí thức hoạt động trong lĩnh vực khoa học và công nghệ.
– Xây dựng cơ sở dữ liệu về các nhà khoa học, nhà văn hóa, chuyên gia người Việt Nam ở nước ngoài.
– Tăng cường kết nối doanh nhân Việt Nam trong và ngoài nước, xây dựng và vận hành kênh thông tin điện tử để phát huy khả năng của người Việt Nam ở nước ngoài trong việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa Việt Nam, phát triển chương trình Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. Ban hành cơ chế khuyến khích người Việt Nam ở nước ngoài trao đổi và cung cấp thông tin về thị trường, thị hiếu, tiêu chuẩn chất lượng của người tiêu dùng với các đại diện xúc tiến đầu tư và thương mại của Việt Nam ở các nước, đặc biệt là các địa bàn trọng Điểm có nhiều người Việt sinh sống. Tăng cường hỗ trợ hoạt động của Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài.
– Tăng cường thông tin tuyên truyền đối với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.
a) Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền đến kiều bào về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước, công tác bảo vệ chủ quyền biển đảo, dạy và học tiếng Việt,…; tăng cường tuyên truyền, vận động, hỗ trợ các cá nhân, tổ chức người Việt Nam ở nước ngoài tuân thủ luật pháp và chính sách của nước sở tại.
b) Xây dựng, triển khai thực hiện Đề án cung ứng dịch vụ phát thanh, truyền hình qua mạng internet phục vụ người Việt Nam ở nước ngoài giai đoạn 2015 – 2020, Đề án “Quảng bá xuất bản phẩm Việt Nam ra nước ngoài giai đoạn 2016 – 2020”, Đề án “Nâng cao chất lượng ấn phẩm, báo chí đối ngoại bằng tiếng nước ngoài” để tăng cường thông tin phục vụ người Việt Nam ở nước ngoài….
c) Lập kênh phát thanh, truyền hình phục vụ người Việt Nam ở nước ngoài bằng hệ thống truyền hình qua mạng IPTV hoặc hệ thống truyền hình của nước sở tại, nhất là tại các địa bàn tập trung đông người Việt Nam sinh sống; hỗ trợ cung cấp nội dung thông tin và hợp tác sản xuất chương trình với các báo, đài của người Việt Nam ở nước ngoài; tổ chức tập huấn và trao đổi nghiệp vụ báo chí với các phóng viên, biên tập viên kiều bào. Chủ động thiết lập quan hệ và tranh thủ các báo, đài có quan Điểm ủng hộ Việt Nam để đấu tranh phản bác lại luận điệu tuyên truyền, xuyên tạc của báo, đài, trang mạng nước ngoài có thái độ thù địch chống Việt Nam. 
 
……
Tiếng Việt – tôn giáo – ca sĩ giao lưu
– Hỗ trợ cộng đồng duy trì tiếng Việt, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam.
a) Tổng kết đánh giá hiệu quả việc dạy tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài từ năm 2004 đến nay; xây dựng Đề án nâng cao hiệu quả việc triển khai chương trình dạy tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài.
b) Tăng cường triển khai các chương trình dạy tiếng Việt trên mạng trực tuyến, phù hợp tình hình thực tế và nhu cầu của người Việt Nam ở từng quốc gia, địa bàn, khu vực; đẩy mạnh xã hội hóa, đặc biệt là các chương trình do các cơ sở đào tạo chuyên nghiệp dạy tiếng Việt cho người nước ngoài biên soạn; hướng dẫn khai thác, sử dụng miễn phí hai bộ sách học Tiếng Việt “Tiếng Việt vui” và “Quê Việt”.
c) Hỗ trợ việc dạy tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài tại các trung tâm văn hóa, các trường của các Hội người Việt Nam hoặc các cơ sở giáo dục, các tổ chức dạy tiếng Việt khác ở nước ngoài để tổ chức dạy và học tiếng Việt; định kỳ tổ chức các khóa bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài.
d) Đẩy mạnh công tác tăng cường thông tin tuyên truyền về chính sách tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta đến cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài; tiếp tục hỗ trợ cho các hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng của cộng đồng người Việt ở nước ngoài, tạo Điều kiện để kiều bào được tham gia các sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng trong nước.(ngưng trích)

Học sinh Trường Việt Ngữ Thăng Long vui chơi ngày Tết

Được biết Trường Việt ngữ Thăng Long tại Virginia đã được thành lập trên 30 năm, bởi vài cá nhân trẻ thuộc “Hội Văn Hóa” (như chị Huyền, chị Hạnh, anh Đạt). Ý tưởng ban đầu chỉ là muốn sử dụng giờ sinh hoạt cuối tuần vào việc dạy Việt ngữ cho trẻ em. Sau đó, trường phát triển mạnh và tách khỏi “Hội Văn Hóa”  từ niên học 1999/2000, khi có thêm được nhiều thân hữu tham gia vào việc dạy học  đã phát triển thành một trung tâm dạy Việt ngữ. Hiện nay ban quản trị có 6 người do Hoàng Vi Kha, một trong những khuôn mặt trẻ tích cực trong sinh hoạt cộng đồng Vùng Hoa Thinh-Đốn, đảm nhận vai trò hiệu trưởng từ năm 2000.
Ông Hoàng Vi Kha cho biết Trường không chỉ dạy Việt ngữ mà còn cả văn hóa, đạo đức, lịch sử và những kỹ năng hữu ích như tính sáng tạo, nhận xét, phân tích, tra cứu, trình bày vấn đề.
Trường luôn giới hạn số học sinh không quá 100 em để bảo đảm thầy cô mỗi lớp có thể kèm sát từng em. Mỗi lớp luôn có ít nhất 2 thầy cô và một phụ giảng (TA). Các cấp lớp gồm: mẫu giáo, lớp 1, 2, 3, 4, 5, 6 và lớp đặc biệt đàm thoại cho người lớn. Trường học mỗi thứ bảy từ 9:30 sáng tới 12 giờ trưa, kéo dài từ tháng 9 cho tới tháng 6. Tương tự như một năm học của các trường Mỹ. Như thế sẽ tạo một sự liên tục với trường VYEA nơi dạy Việt ngữ vào mùa hè.
 
Trường có những sinh hoạt văn hóa, lịch sử, xã hội như: hội Xuân, Tết Trung Thu, thi trẻ em tài năng, thi viết văn, thi sáng tác truyện, thi thực hiện những bài khảo cứu chuyên đề văn hóa hoặc lịch sử và đặc biệt luôn quan tâm tới vấn đề đức dục cũng như hướng dẫn trẻ em gần gũi với các hoạt động xã hội và các vấn đề hiện trạng ở Việt Nam. Trường cũng thực hiện các khóa tu nghiệp sư phạm cho thầy cô mỗi năm và biên soạn sách giáo khoa, ấn hành các tài liệu giảng dạy văn hóa, lịch sử.
 
Tóm lại, Trường Việt ngữ Thăng Long ở Virginia được điều hành và giảng dạy bởi những người có tinh thần Quốc gia kiên định, đào tạo học sinh trở thành một con người tự do, không phải bị nhồi sọ theo kiểu cộng sản.
Không lung lạc hay thò tay được vào Trường Việt ngữ Thăng Long để thi hành Nghị quyết 27 và 36, đối phương đã giở trò phá hoại sở trường, rỉ tai xúi dục một số phụ huynh học sinh đưa ý kiến với ban quản trị “không nên đem chính trị vào nhà trường”!
 
Thế nào là “đem chính trị vào nhà trường”? Chắc người đọc đã hiểu người cán bộ cộng sản muốn nói gì.
 
Hiện nay, các thư viện công cộng và thư viện các trường từ tiểu học tới đại học tại Mỹ đầy dẫy “sách giáo khoa” xuất bản tại Việt Nam. Những cuốn sách ấy không “đem chính trị vào nhà trường”. Chúng chỉ sai sự thật và nhồi sọ học sinh, sinh viên với những tư tưởng cặn bã độc hại đã bị loài người tiến bộ đào thải.
 
Bà Triều Giang, chủ tịch Hội Bảo Tồn Văn Hóa và Lịch sử người Mỹ gốc Việt tại Hoa Kỳ, tức VAHF (Vietnamese American Heritage Foundation) cho biết khoảng năm 2006, tại Houston tràn ngập những quyển sách từ Việt Nam qua, trong đó có những quyển sách, tác phẩm rất sai lạc và có tính cách tuyên truyền. Thí dụ họ nói là việc đưa khoảng 3000 em mồ côi sang bên này, hay còn gọi là Baby Lift vào năm 1975, là để huấn luyện thành… gián điệp và gái điếm…
 
Chưa hết, bà Triều Giang còn tới các thư viện công cộng ở Houston để làm việc chung với nhân viên thư viện, chỉ cho họ những cái sai chết người như trong bộ sách “Những người Mỹ mới” có tới 15 điều “sai lệch rất là trầm trọng”, như đoạn nói ông Nguyễn Thái Học vào năm 1943 đã đổi tên thành…Hồ Chí Minh”!
 
Như thế là không đem chính trị vào trường học, còn nói tới tội ác của VC đã tàn sát năm ngàn thường dân tại Huế trong cuộc tổng công kích tết Mậu Thân là “đem chính trị vào trường học”.
 
Người Việt hải ngoại cần thức tỉnh và nhìn cho rõ. Do đâu Cộng đồng luôn luôn xáo trộn? Vì sao có quá nhiều hội đoàn chống phá nhau? Tại sao có những người mồm nói “chống cộng” nhưng chuyên gây tranh cãi và xào xáo trong cộng đồng? Có những tờ báo “quốc gia” chuyên đăng bài phỉ báng những người chống cộng có uy tín trong cộng đồng? Vì sao con cái bỗng có tư tưởng thân cộng, tôn sùng Hồ Chí Minh, chống lại cha mẹ?
 
Trở lại với vụ Trường Việt ngữ Thăng Long, “chúng ta” –  những tổ chức hội đoàn chưa bị nhuộm đỏ trong Cộng đồng, những người muốn giữ “lằn ranh Quốc/cộng”, những phụ huynh học sinh quan tâm tới con cái, cần phải tích cực hơn trong việc bảo vệ và duy trì các trường dạy Việt ngữ “của người Quốc Gia” ở hải ngoại, chống lại sự len lỏi, xâm nhập của Nghị quyết 36, Nghị quyết 27.

Trước hết, chúng ta cần quan tâm tới việc dạy cho con em nói tiếng Việt ngay từ lúc còn nhỏ và cho con theo học tại các Trường Việt ngữ trong Cộng đồng.

Không nên phó mặc con cái cho nhà trường Mỹ, trường Tây… mà cần phải lưu ý xem chúng đang học những gì, đọc những gì trong thư viện nhà trường, quan tâm hướng dẫn chúng về chính trị, thường xuyên cảnh giác trước sự xâm nhập của những tư tưởng độc hại vào đầu óc non nớt của chúng.

 
Chúng ta cần quan tâm và đóng góp nhiều hơn vào việc duy trì, bảo vệ và mở rộng các Trường Việt ngữ trong Cộng đồng. Hiện nay, chúng ta chưa có sự đầu tư cần thiết cho các thế hệ tương lai một cách hữu hiệu và thực tế như tạo ra những sách giáo khoa, truyền thông, ngân quỹ dồi dào để có thể ngăn chặn những thứ độc hại của Nghị quyết 36, Nghị quyết 27.
 
Thực tế phũ phàng hiện nay là người Việt hải ngoại đang đổ về Việt Nam hàng chục tỉ đô-la “kiều hối” mỗi năm để nuôi béo băng đảng CSVN, trong lúc chúng để dân nghèo cho “ta” cứu trợ, còn con em chúng ta thì phó mặc cho… Nghị quyết 36, Nghị quyết 27!
 
Virginia, Tháng 3, 2018

Sơn Tùng

 

Kinh Tế Việt Nam 2017 và Đại Họa Lệ Thuộc Kinh Tế Trung Quốc

Nguyễn Bá Lộc

Năm 2017 là một mốc thời gian quan trọng của Việt Nam. Chế độ độc tài CS tiếp tục thêm nhiệm kỳ nữa. Nội bộ CSVN đấu đá mãnh liệt hơn trước qua chiêu bài “chống tham nhũng” trong sự tranh giành quyền lực nội bộ, và trong chủ trương tạo bề ngoài như một “ý chí phục thiện” để lấy niềm tin.

Về phương diện kinh tế, năm 2017 cũng là thời điểm quan trọng. Sau 30 năm “đổi mới” nửa vời và nhiều lệch lạc, bịnh tình kinh tế VN không hết mà còn tệ hại hơn. Mọi người chờ sự “đổi mạnh” “đổi đúng” và “đổi thật”. Nhưng, thực tế không như mong đợi. Những khó khăn kinh tế nghiêm trọng vẫn tồn tại và đe dọa tương lai. Mối nguy lớn nhứt của những vấn nạn nghiêm trọng năm qua là bước tiến nhanh của sự lệ thuộc kinh tế Trung quốc (TQ).

Qua vài con số rất tổng quát được chánh quyền công bố hồi đầu năm nay, kinh tế có vẻ như khá hơn. Chánh quyền muốn bày tỏ với dân và quốc tế có chút lạc quan trên con đường đang đi tới.   Nhưng thực sự các con số đó chưa nói hết thực trạng kinh tế hiện nay. Những cản trở quá lớn và đã kéo dài từ hàng chục năm qua hãy còn đó, và không hy vọng sớm giải quyết ổn thỏa.

Bên cạnh một số chỉ tiêu kinh tế có khá hơn so với năm 2016 về tỷ suất phát triển nhờ sự gia tăng xuất cảng và đầu tư ngoại quốc. Song, tiến triển nầy còn rất thấp, rất nhỏ, so với mức trung bình của các nước đang phát triển khác.

Để hiểu một phần nào thực trạng kinh tế đang vật lộn với những khó khăn lớn tồn tại cùng cái họa kinh tế từ TQ, chúng tôi xin trình bày tóm lược dưới đây qua hai phần chánh:

. Tiến bộ và trở ngại của Kinh tế Việt nam 2017

. Tai họa của sự lệ thuộc kinh tế Trung quốc

I. Tóm Lược Kinh Tế Việt Nam Năm 2017

Trên một một số lãnh vực trọng yếu, và với cái nhìn chung, thì kinh tế VN 2017 có được chút tiến bộ, so với thời kỳ kinh tế suy sụp nặng (2008-2015) và so với chính bản thân mình.

Nhưng với cái nhìn tổng quát và có nghiên cứu sâu hơn thì nền kinh tế hiện nay không có gì lạc quan, nó sống với nhiều mảnh bể lớn, nhiều hố sâu, nhiều mục nát, bên cạnh một vài hình ảnh kinh tế có vẻ hào nhoáng bề ngoài và gợi cảm cho những ai chỉ hiểu biết nó cách dễ dãi.

1. Một số tiến bộ kinh tế được công bố

Theo các con số đưa ra a Tổng cục thống kê cũng như một báo chí trong tháng đầu năm nầy, chúng ta ghi nhận

 Năm                                      2010            2012                2016                2017

*Tỷ số phát triển                   6.4%              5.2 %               6.2 %               6.8% (1)

(1)  Theo Tổng cục thống kê VN và báo Xinhua, TQ tỷ suất là 6.8%. Theo Ngân Hàng Thế Giới ước lượng 6.3%. Chỉ tiêu Quốc Hội đặt ra là  6.7%

Khó nói các con số thống kê của VN chính xác đến mức nào. Chỉ có thể nói kinh tế có khá hơn so với những năm từ 2009 đến 2015, và kém hơn các năm 2001-2008 đã đạt tỷ suất phát triển trung bình 8%.

Dù có đạt 6.8% thì hãy còn yếu. Vì các nước có mức độ phát triển tốt như Đài Loan, Nam Hàn Singapore trong giai đoạn đầu của phát triển luôn có tỷ xuất trên 9%. Và theo nhận xét của một số cơ quan quốc tế như World Bank, thì nếu VN muốn có sự phát triển tương đối bền vững để giữ có mức lợi tức đầu người trung bình cao, thì mức độ phát triển phải đạt từ 7% trở lên.

Một số chỉ tiêu có tiến triển khác:

   Năm                                          2010                 2012                     2016                  2017

Tổng sản lượng  (tỷ mỹ kim)      $115.9              $135.5                    $195                $221  (*)

Đầu tư ngoại quốc (tỷ mỹ kim)    $19.9                 $16.3                    $18                   $33 (*)

Xuất khẩu   (tỷ mỹ kim)             $72.2                $114.57               $175.94           $213.77 (*)

(*) theo Tổng cục thống kê

Theo báo cáo của VN thì năm 2017 tổng trị giá xuất nhập khẩu ước lượng 400 tỷ mk, và có xuất siêu 3.2 tỷ mk lần đầu sau 10 năm. Các năm trước thì có số nhập siêu trung bình 12.5 tỷ mk/năm trong khoảng thời gian 2006-2010, thời gian tung hoành của các tập đoàn kinh tế.

So với năm 2016, Đầu tư ngoại quốc tăng  82%  và Xuất khẩu tăng  20%

Trong FDI tăng cao chánh yếu là do đầu tư của TQ, chiếm vị thế thứ ba, từ vị trí thứ 9 trong trung bình 5 năm trước.

Hàng xuất khẩu chủ lực  2017 là: Dầu lửa, điện tử, quần áo giầy dép , thủy sản, gạo, cà phê. Các công ty ngoại quốc chiếm 65% tổng số hàng xuất cảng.

Tuy nhiên, nhập khẩu vẫn gia tăng. Đây là một trở ngại lớn. Đặc biệt  nhập siêu từ Trung quốc và làm VN lệ thuộc TQ tới mức nguy hiểm. Tổng trị giá xuất nhập VN – TQ 2017 tăng thêm 23% so với năm 2016. TQ là thị trường lớn thứ nhì của VN, Hoa kỳ thứ nhứt.

2. Hình ảnh kinh tế tổng thể

Mặc dù theo báo cáo, kinh tế 2017 có tiến bộ, nhưng nhìn chung hiện nay nó vẫn không bình thường và yếu kém. Trong 30 năm đổi mới kinh tế, chỉ có 10 năm là khá còn 20 năm kia là yếu hay suy sụp. Mặt dù bề ngoài có vẻ đi lên như một nước tân hưng.

Kinh tế VN giống như một chiếc xe song mã. Một con ngựa biểu trưng kinh tế nội địa thì vừa bịnh vừa đói, chạy không nổi. Còn con ngựa kia biểu trưng cho kinh tế đối ngoại có mạnh khỏe hơn, cố kéo con ngựa què. Chiếc xe ngựa đó lại còn bị nhiều cản trở, nhiều tai nạn hủy hoại  tiềm năng và khả năng của người dân và của đất nước.

Các đặc điểm kinh tế 2017 có thể tóm tắt như sau:

Chủ trương và sách lược kinh tế không thay đổi. Vẫn là mô hình “kinh tế thị trường định hướng XHCN”. Mặc dù Tổng Bí Thư và Thủ Tướng có tuyên bố hồi 2017 là sẽ đẩy mạnh khu kinh tế tư doanh thêm. Nhưng thực tế chưa có làm được điều gì có ý nghĩa. Về kinh tế đối ngoại, ở Hội nghị APEC hồi tháng 11/2017, chánh phủ có xác nhận với quốc tế, với doanh nhân quốc nội, là VN mở cửa cho kinh doanh, và cổ võ cho quyết tâm thực hiện chánh sách hội nhập, gia tăng mậu dịch và tạo điều kiện tốt cho doanh nhân nước ngoài.

Sức kinh tế còn yếu kém và không đủ sức “cất cánh” mà theo thông thường khi nền kinh tế một nước qua mức $2000/lợi tức đầu người, thì phải cố vươn lên, cố thoát bớt viện trợ vì không còn viện trợ với lãi xuất ưu đãi. Cải tiến kinh tế quốc nội, để bớt lệ thuộc kinh tế thế giới.

Trong hội nhập kinh tế, VN muốn cầu cạnh, muốn lợi dụng từ mọi quốc gia, nhứt là từ Hoa kỳ và TQ. Trong tình hình toàn cầu hóa hiện nay, nước nào cũng có yêu cầu của nước họ. Với sự mở rộng xuất cảng của TQ, Hoa kỳ xem lại các Hiệp ước mậu dịch mà Hoa kỳ chủ trương cần phải có sự công bằng trong giao thương quốc tế. Tuy nhiên Hoa kỳ vẫn giữ nguyên tắc về tự do và nhân quyền trong mậu dịch quốc tế.Còn TQ có con đường đi khác hơn, vừa dụ dỗ vừa ép buộc để kinh tế lẫn “tâm hồn” VN từ từ thành một bán thuộc địa. Hoa kỳ nay chủ trương công bằng trong hợp tác kinh tế, sự xuất siêu quá lớn với Hoa kỳ cần điều chỉnh lại và phải có qua có lại và tôn trọng những nguyên tắc quốc tế.

II. Những Vấn Nạn Nghiêm Trọng Vẫn Tồn Tại

Chúng tôi xin tóm tắt những vấn nạn kinh tế nghiêm trọng đã có từ lâu kéo dài tới ngày nay.

1. Về thực hiện sách lược kinh tế

VN không có chuyển biến thay đổi đáng kể về sách lược. Vẫn “kinh tế thị trường định hướng XHCN”. Chánh phủ có xác nhận yểm trợ, tạo điều kiện nhiều hơn cho kinh doanh tốt hơn cho khu vực tư. Trong khu vực tư có hai loại doanh nhân, loại chân chánh và loại gọi là “nhóm lợi ích”.

Trong kinh tế đối ngoại, Chánh phủ VN tuyên bố xác nhận mở rộng hội nhập toàn cầu (trong buổi họp APEC hồi tháng 11/2017), dù có kết quả tương đối khá, nhưng hãy còn nhiều trở lực không dễ giải quyết sớm. Một số vấn nạn cần sửa đổi như: Điều chỉnh luật lệ cho đúng theo quốc tế. Cho phép Công đoàn độc lập. Có Nhân quyền trong mậu dịch. Bảo vệ tác quyền. Ban hành cần thiết và theo tiêu chuẩn quốc tế như Luật lệ về đấu thầu, luật ngân hàng và tín dụng, Vấn đề sử dụng hữu hiệu viện trợ.Đặc biệt đối với TQ công minh về đầu tư về thầu dự án, về mậu dịch . Hàng hóa dư thừa công lao động thất nghiệp tuôn vào VN không được kiểm soát đàng hoàng.

2. Về khu vực kinh tế nhà nước

Có một số vấn đề nan giải

* Quốc doanh, cái bướu ung thư lớn. Mặc dù theo đuổi “kinh tế thị trường”. Nhưng vẫn theo chủ thuyết CS là “quốc doanh là chủ đạo”, nghĩa là “Tư bản nhà nước” phải trên hết, phải ưu tiên. Tư doanh bị chèn ép nhiều thứ, mặc dù khu vực nầy thu dụng nhân công rất nhiều hơn quốc doanh, và hiệu quả kinh tế lớn hơn quốc doanh nhiều lần.

Đầu tư công bừa bãi kéo dài từ hàng chục năm rồi. Quản lý kém và tham nhũng , mất mát thiệt hại trung bình 20% vốn đầu tư (hàng năm có khoảng 4-5 tỷ mỹ kim bị thất thoát). Đầu tư công không giảm trong năm rồi, mà còn chiếm tỷ phần quan trọng trong kế hoạch ngũ niên 2016-2020. Mức đầu tư công gia tăng gấp 3 lần mức phát triển kinh tế.  10 trên 11 Tập đoàn kinh tế bị lỗ nặng, 92 Tổng công ty thì chỉ có 30% có lời đóng góp cho ngân sách. Hàng trăm công ty nhỏ hơn nay vẫn còn. Chưa kể loại “kinh tế đặc biệt” do Quân đội, Công an, Tình báo nắm và gần như “bất khả xâm phạm” với nhiều tai hại. Trong hai năm qua chánh phủ có cắt giảm bớt một số dự án đầu tư công. Nhưng điều rõ ràng là khi chế độ CS còn thì đầu tư công vẫn giữ mức độ quan trọng. Vì đó là nguồn tiền của lớn chảy vào đảng viên và nhóm tư bản thân thuộc hay nhóm lợi ích.

Chương trình giải tư (hay cổ phần hóa).  Chương trình cổ phần hóa tiến triển rất chậm và nhiều mất mát do tham nhũng. Năm 2017 dự trù cổ phần hóa 137 quốc doanh , nhưng chỉ thực hiện được 44 cái (đạt 32%) , trong đó có 2 công ty “ngon” là Bia Saigon (Sabeco), công ty sữa (Vinamilk).  Còn 11 tập đoàn và nhiều tổng công ty chưa đụng tới dù phần lớn gần như tan nát .

3. Về Tài chánh công:

Ngân sách càng ngày càng thiếu hụt nhiều hơn. Chánh quyền phải tăng thuế (thuế Trị giá gia tăng VAT từ 10% lên 12%); đồng thời phải vay trong nước qua phát hành thêm công trái để bù sự thiếu hụt ngân sách. Thiếu hụt ngân sách lớn như hiện nay là một trong các nguyên nhân của lạm phát và cản trở sự phát triển.

Hệ thống ngân hàng vẫn còn là lãnh vực dơ bẩn, nhiều lạm dụng nhứt. Vì đó là một loại kinh doanh dễ sinh lời và dễ cố ý làm sai trái và có thể thu lợi nhanh chóng và to lớn. Tình trạng ngân hàng cụ thể vi phạm được phát hiện và bị ra tòa trong hai năm rồi. Đó là các ngân hàng Ocean Bank, Đông Á, Saigon Bank, Á châu. Còn nhiều ngân hàng có nhiều sai trái và tai hại cho nền kinh tế, cho dân chúng, chưa được chấn chỉnh và bị chế tài.

Công nợ gia tăng rất mạnh từ 10 năm qua và năm rồi tiếp tục gia tăng: Từ $64.49 tỷ mk năm 2012 lên $134.54 năm 2017.

Mức công nợ nói trên là nợ chánh phủ vay trực tiếp, chưa kể phần chánh phủ bảo lãnh cho quốc doanh, nếu kể vào (theo như nguyên tắc kế toán của quốc tế) thì lên tới 200 tỷ mk, 105% GDP (Thái lan 41% và Indonesia 56% ). Đó là tỷ lệ quá cao, nhứt là trong tình trạng ngân sách và tài chánh công quá suy yếu, dễ phá sản. Chánh phủ phải trả 4 tỷ mk năm rồi cho nợ quốc tế.  Trong đó thì nợ đáo hạn không trả nỗi (nợ xấu) rất cao và hết 70% là từ nợ quốc doanh . Tức là một phần tiền vốn của quốc doanh tiêu tan theo mây khói,

4. Về Hội nhập toàn cầu

Mặc dù trong nhiều năm VN có sự gia tăng về đầu tư ngoại quốc và xuất cảng. Nhưng hãy còn nhiều khuyết điểm, trở ngại  lớn.

Về đầu tư ngoại quốc, VN còn phải tiếp tục sửa đổi luật lệ cho đúng theo quốc tế. Những vấn đề chánh mà VN phải chuẩn bị và phải thực hiện. Đó là:  cho phép thành lập công đoàn độc lập. Xây dựng và bổ xung luật lệ và thực thi việc bảo vệ tác quyền. Công nhân rẽ nhưng năng xuất rất kém, kiến thức kỹ thuật yếu không đáp ứng với nhu cầu.

Về xuất nhập khẩu dù có gia tăng . Nhưng nhìn chung không bình thường. Đối với các đối tác Hoa kỳ, Âu châu, Nhựt bản là ba thị trường lớn nhứt và khó thay thế của VN thì còn nhiều bất cân bằng. Thứ hai là VN vẫn có trò ma giáo bán phá giá, và cho TQ mượn giấy xuất xứ để bán dùm cho TQ hàng dư thừa qua Mỹ và một số nước khác. Vấn đề nhập siêu, nhứt là mức dộ nhập siêu quá cao từ TQ . Điều nầy phải chấn chỉnh , nếu muốn giử được thị trường Hoa kỳ và Tây âu. VN phải khôn hơn, bớt sợ TQ bớt lệ thuộc kinh tế TQ .

5. Về Quản lý kinh tế vĩ mô và Bộ máy công quyền.

Bộ máy công quyền là công cụ quan trọng nhứt để thi hành mọi chánh sách. VN có bộ máy nầy quá tệ hại. Nó cồng kềnh và trùng lập hai bộ máy đảng và chánh phủ, nên chi phí điều hành quá lớn. Viên chức cán bộ không hiệu năng và tham nhũng cả hệ thống .

Bộ máy đó không vì dân và cho dân, nên thường có mâu thuẩn giữa dân và cán bộ. Tình trạng nầy làm cho sức phát triển yếu đi.

Tình trạng tham nhũng từ bộ máy Hành chánh hủy diệt phần lớn những kiến tạo . Tham nhũng ở VN thì quá kinh khủng và ai cũng biết. Tham nhũng có hệ thống, cán bộ đảng viên tạo ra  tham nhũng, vẽ ra luật lệ để cấu kết tham nhũng theo qui trình.

Tham nhũng chẳng những gây ra tai hại kinh tế rất lớn mà còn là nguyên nhân của vi phạm nhân quyền. Ai cũng biết mức độ và nguyên nhân tham nhũng ở VN. Nhưng năm qua nhờ chiến dịch chống tham nhũng, người ta thấy cụ thể hơn rõ ràng hơn tham nhũng VN qua các vụ Petro VN, các ngân hàng quốc doanh ngân hàng cổ phần, các trạm thu tiền lưu thông BOT.

III. Đại Họa Của Sự Lệ Thuộc Kinh Tế Trung Quốc

1. Khái lược kinh tế toàn cầu của TQ

Bá quyền TQ là chánh sách từ muôn đời. Dùng “sức mạnh TQ” đưa ra ngoài để giải quyết những vấn đề nội địa. Sau chiến tranh lạnh “ Bá quyền TQ” tiến mạnh hơn nhưng với những điều chỉnh mới và khôn hơn. Mục tiêu rộng lớn hơn. TQ khá thành công về kinh tế và đang xây dựng quân sự mạnh.

VN là một nước nằm trong ưu tiên cao của TQ. TQ thực hiện xâm lăng kinh tế VN rất nhanh và rất nguy hiểm. Đó là tai họa lớn nhứt, hơn cả sự nghèo đói của người dân.

Ngày nay, bá quyền TQ là một kết hợp của tinh thần cai trị và xâm chiếm của các bạo chúa Tàu,  của triết lý văn hóa phong kiến của một nước vĩ đại, của cái chủ thuyết CS không tưởng và gian manh, của Chủ nghĩa thực dân mới quỷ quyệt, và của chủ nghĩa thực tiễn. Trên phương diện kinh tế, TQ đi nước cờ dụ dỗ bằng tiền, sự hợp tác dựa trên căn bản lưỡng lợi. Và sau cùng có thể dùng bá đạo, áp bức nếu cần. Từng bước qua các hình thái gọi cách tượng trưng : “Cái bánh”, “Cái bẩy” và “ Dây thòng lọng”.

Kinh tế VN lệ thuộc Trung quốc (TQ) từ hơn 20 năm nay. VN đã bị dụ, đã mắc bẩy và đã vào tròng. VN – TQ đã ký kết nhiều thỏa ước kinh tế. Gần đây nhứt là vào tháng 11/2017, Tập Cận Bình và Trần Đại Quang ký kế hoạch hợp tác kinh tế 5 năm tại Hà nội. Khi Hoa kỳ rút ra khỏi Hiệp định TPP, thì TQ càng xâm nhập kinh tế VN nhiều hơn nữa. Năm qua, VN gia nhập các đại dự án quốc tế do TQ dứng đầu như dự án “One Belt one Road”.

2. Tóm tắt tiến trình xâm lấn kinh tế

Về mặt chiến lược, TQ  coi VN là một quốc gia ưu tiên số một cần nắm chặt. Còn CSVN ở thế yếu, cần chỗ dựa chắc, nên thường không cưỡng lại ý đồ của TQ.

Các sự kiện về sự xâm lăng kinh tế được ghi nhận như dưới đây .

Cam kết mạnh mẽ và rõ ràng giữa hai đảng và hai chánh phủ bắt đầu từ 1991. Năm 2007, Thành lập Ủy ban Hợp tác Kinh tế Thương mại. Mới nhứt là Thỏa ước hợp tác kinh tế toàn diện kỳ hồi tháng 11/2017 giữa Trần đại Quang và Tập cận Bình. Hai bên trao đổi qua các hiệp ước song phương và đa phương.

Sự trao đổi giữa hai lãnh đạo thường dễ dàng vì có chủ thuyết và mô hình kinh tế của hai nước  giống nhau .

Trên quan điểm và sự cấu kết, hai nước Việt Trung cụ thể hóa các Thỏa ước, đã có nhiều phái đoàn chánh phủ cũng như doanh nhân hai bên trao đổi kế hoạch đầu tư và mậu dịch cụ thể.

Về Đầu tư trực tiếp và thầu công trình lớn: TQ là một trong 4 nước có đầu tư ngoại quốc cao nhứt tại VN. TQ đầu tư gia tăng: 2 tỷ mỹ kim (năm 2012) lên $10.5 tỷ mk (2016) từ hạng 13 lên hạng 8, và năm 2017 nhiều hơn nữa. Theo báo cáo của  Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thì chỉ riêng tháng giêng 2017, TQ đã đầu tư trực tiếp $340 triệu mk (chiếm 22% tổng số đầu tư ngoại quốc tại VN), và đứng hạng ba sau Singapore và Nam Hàn. Từ khi Hiệp định TTP được ký hồi đầu năm 2016, TQ đẩy rất mạnh đầu tư ở VN. Chỉ trong 10 tháng năm 2017, TQ đầu tư 214 dự án với tổng số vốn $1,6 tỷ mk (theo Vietnam Business News, tháng giêng 2018). Một mặt chận bớt ảnh hưởng kinh tế Hoa kỳ và đồng minh, mặt khác mượn chỗ xuất cảng hàng TQ  đang có nhiều khó khăn với Hoa kỳ. Các dự án đầu tư lớn như: thép, hóa chất , quặng mỏ, ciment, thủy điện, vải sợi, đồ gỗ. Vài năm gần đây chánh quyền TQ có chánh sách khuyến khích doanh nhân TQ sang nước khác mở cơ sở làm ăn cỡ vừa và nhỏ.

TQ thầu thực hiện các dự án đầu tư công lớn, trên 100 triệu mỹ kim, thì tổng quát từ 5 năm nay, 80% các dự án xây dựng hạ tầng , điện nước hầm mỏ, chánh quyền VN giao cho TQ thực hiện. Các dự án lớn TQ thực hiện như:

Khai thác quặng nhôm ở miền Trung, Lâm đồng và Gia lai, năm 2008, với kinh phí hai dự án lên 950 triệu mỹ kim giao hết cho TQ. Dự án kéo dài hơn dự trù và phải tăng thêm kinh phí 20% vì kỹ thuật TQ kém và trang bị máy móc cũ đưa từ TQ qua. Nhôm xản xuất ra hai năm rồi, và bị lỗ vì TQ mua ép giá.

TQ thầu được nhiều dự án lớn: nhà máy điện Bình Tuy , Vĩnh Bình.. tổng cộng trên 2 tỷ mỹ kim,

Dự án Đường xe lửa Cát Linh- Hà Đông (2008) với chi phí đầu tư lúc đầu $552.89 triệu mk, trong đó tiền vay TQ $419 triệu. Đến 2016 tổng chi phí được điều chỉnh lên $868.04 triệu mk. Dự trù tới 2018 mới hoàn thành. Vì TQ cho vay nên buộc phải giao cho thầu TQ thực hiện. Hiện nay, mỗi năm VN phải trả nợ cho TQ  $28.8 triệu mk cho dự án nầy.

Dự án rất lớn khác là Dự án Hành lang Việt Trung (từ 2007) bao gồm các xa lộ nối TQ với 6 tỉnh biên giới VN và đường xe lửa nối Côn Minh thủ phủ Vân Nam, ngang qua Hà nội, đến Hải phòng. Kinh phí sơ khởi lên tới 2 tỷ mk, phân nửa do Ngân Hàng Phát Triển Á Châu cho vay và TQ bỏ vào phần lớn phần còn lại. Đến 2012 một số đoạn xa lộ được khánh thành. Năm rồi, hoàn tất tiếp dự án nầy. Khi ký thỏa ước hợp tác kinh tế hồi tháng 11/2016 hai chủ tịch nước cũng có nhắc lại việc hoàn thành đường xe lửa Vân Nam – Hải phòng.

Đáng lưu ý là hai năm vừa qua TQ đầu tư trực tiếp $300 triệu mk cho các dự án vải tơ sợi ở Đồng Nai , Tây Ninh. Chủ đích của TQ khi lập các nhà máy nầy là đi trước để cung cấp nguyên liệu cho ngành may mặc của VN khi có Hiệp định TPP, vì theo qui định của TPP thì hàng may mặc xuất cảng không được xử dụng nguyên liệu nhập từ nước không phải là thành viên của TPP. Trong tương lại TQ sẽ đầu tư trực tiếp nhiều hơn cho thị trường VN và cho xuất cảng với chứng chỉ xuất xứ là VN.

Hàng hóa Trung Quốc chuyên chở qua các cửa khẩu tràn ngập Việt Nam

Về xuất nhập khẩu: Trung bình từ năm 2010 -2016 hàng nhập từ TQ tăng 18%/năm, năm 2017 ước lượng tăng 15.3%. Theo Vietnam Business Forum tháng giêng 2018, thì tổng trị giá xuất nhập năm 2016 là 73 tỷ mk, và 11 tháng năm 2017 lên tới 82 tỷ mk, ước tính nguyên năm 2017 là 100 tỷ mk. Cộng xuất nhập hai chiều thì TQ là khách hàng giao thương lớn nhứt của VN.

Nhập siêu tăng từ $9 tỷ mk  (2007) lên $17.3 tỷ (2012) $28.9 tỷ (2015) 39 tỷ (2016) .

Về Du lịch: Du khách TQ đến VN rất đông. Có 2,7 triệu khách du lịch người Tàu đến VN trong năm 2016 (chiếm 27% tổng số khách). Và 11 tháng 2017 đó tới 3,6 triệu (chiếm 35%). (Theo Vietnam Business Forum, tháng giêng 2018).

3. Tai hại của sự lệ thuộc kinh tế TQ

Trong hoàn cảnh mà VN càng ngày càng lệ thuộc kinh tế TQ , những bi đát thấy được và chạm phải, cho VN trong hiện tại cũng như trong tương lai.

Chủ trương bá quyền và mộng lên cường quốc kinh tế số một của TQ , làm VN khó thoát ra được sự kềm kẹp. Nhứt là với lãnh đạo cao cấp của CSVN muốn yên vị và có nhiều tiền của dễ bị mua chuộc. Trong sự tranh chấp Hoa kỳ và TQ, VN dường như muốn chủ trương đứng giữa trung lập kinh tế để lợi dụng nhiều phía, trong Hội nhập toàn cầu . Trên thực tế kinh tế cho tới nay như chúng ta thấy, VN vướn kẹt TQ quá nhiều và tại hại rất lớn. Cái thế mạnh của TQ khiến VN lệ thuộc kinh tế sâu hơn là vì hai nước cùng là CS, hai nước có chung biên giới khá dài, TQ có quá nhiều tiền.

Chánh sách TQ về viện trợ, đầu tư và mậu dịch không cần có điều kiện tự do, nhân quyền và dân quyền. Điều mà CSVN thấy thoải mái hơn thực hiện các thỏa ước với Hoa kỳ Tây Âu hay các nước tự do dân chủ khác.

Cách làm ăn chung hay thực thi các cam kết thì tiền bạc, chia chác sòng phẳng là trên hết, là đúng với “4 tốt và 16 chữ vàng”. Cho nên các viên chức VN muốn ký kết trao đổi với TQ hơn bất cứ quốc gia nào khác.

Do vậy, chuyện gì cũng xong, như nhập máy móc trang bị cũ bị loại ra ở TQ, đem qua VN bán lại với giá cao, rồi chia nhau tiền sai biêt. Thầu cho giá thấp sau đó xin tăng lên.

VN trở thành một kho hàng lớn của những hàng hóa dư thừa của TQ hay nơi tạm nhập hàng hay cấp giấy xuất xứ để xuất cảng qua Mỹ và Âu châu, để tránh né bớt thuế quan và sự bảo vệ mậu dịch của Hoa kỳ. (Như vụ VN xuất cảng thép qua Mỹ với thép của TQ chớ không phải thép VN sản xuất. Quan thuế Mỹ bắt được, bị Hoa kỳ đánh thuế 500 % cho các lô thép nầy hồi năm 2017).

Nông nghiệp và tư doanh VN bị doanh nhân TQ cạnh tranh và phá hoại gây nhiều thiệt hai cho nông dân.

Môi trường sống bị hại do việc TQ đẩy một số kỹ nghệ dơ bẩn ô nhiễm qua VN (như Formosa và công ty thép, xi măng).

Hàng hóa TQ tràn ngập VN, trong đó có hàng giả và hàng độc hại.

Do sự tiếp thu hoạt động kinh doanh nhập cư của TQ dễ dãi, đưa đến phiền lụy khác về an ninh và văn hóa.

Trên bình diện quốc tế, TQ không thể nhẹ tay với VN hay nói khác Biển Đông là vùng rất quan trọng đối với TQ. Biển Đông vừa có nhiều tài nguyên vừa là con đường giao thông hàng hải huyết mạch nối Thái bình dương và Ấn độ dương. Năm rồi, TQ ngang ngược đe dọa hay đuổi các công ty dầu khí Tây Ban Nha, Ấn độ đã ký hợp đồng khai thác dầu khí với VN.

IV. Hệ Lụy Nghiêm Trọng và Sự Vận Dụng Quốc Tế

1. Các hệ lụy nghiêm trọng

Chúng xin tóm tắt các hệ lụy quan trọng từ các vấn nạn kinh tế trình bày ở phần trên.

  • Chánh sách và đường lối kinh tế:

CSVN không muốn nền kinh tế được có Tự do , Dân chủ, Nhân quyền,  dù VN muốn chơi và lợi dụng khối tư bản để nhằm cũng cố đảng và để tham nhũng. Nếu VN không thay đổi chủ trương nầy thì kinh tế không thể có tiến bộ thực sự. Nếu không có con đường đúng, VN khó đạt tới lợi tức đầu người mức tối thiểu cần thiết khoảng $4000 Mỹ kim thì khó bước tới giai đoạn “cất cánh”và có khả năng tự điều chỉnh , và bớt bị “xâm lăng kinh tế”.

  •  Bất công kinh tế xã hội.

Qua các vụ án Petro VN ( Đinh La Thăng , Trịnh xuân Thanh), người dân thấy mức độ bất công quá lớn. Chỉ có khoảng 10% dân là cán bộ và tư bản thân thuộc tự ý và cố ý chiếm đoạt tài sản khổng lồ của quốc gia “theo qui trình”. Trong lúc đó 70% dân , nhứt là vùng quê, sống rất thiếu thốn và cơ cực. Bất công kinh tế xã hội làm cho dân không có niềm tin ở chánh quyền. Một nước muốn phát triển tốt thì phải có niềm tin của người dân và niềm tự hào dân tộc.

  • Quản lý sai phạm về ngân sách và tài chánh công.

Cổng chào (chi phí trên 20 triệu MK ) ở Quảng Ninh

Lý thuyết và thực tế của CS là coi tài sản tiền bạc của công là của đảng. Cho nên chánh quyền chi bừa bãi trong khi đất nước còn quá nghèo. ( Ví dụ hồi năm rồi tỉnh Quảng Ninh làm cổng chào trên 20 triệu mk , rồi Thái bình cũng thực hiện cổng chào tốn khoảng 30 triệu mk). Ngân sách thiếu tiền thì vay nợ hay tăng thuế. Đó là trở ngại cho kinh tế. Còn vay ở ngoại quốc thường là bị điều kiện chánh trị kèm theo, nhứt là vay của TQ, tưởng nhẹ lãi nhưng cuối cùng bị rơi vào những cái bẫy khác không dứt ra được.

Ngân sách VN chi tới 75% cho chi phí điều hành, đó là chi tiêu không tạo ra sản phẩm, nghĩa là không làm gia tăng tổng sản lượng quốc gia.

  • Bộ máy công quyền rất tệ hại.

Ai cũng thấy. Nhưng chánh quyền không muốn cải cách thực sự. Chương trình cải cách hành chánh trong 20 năm qua tốn rất nhiều chi phí nhưng không không kết quả. Hai vấn đề chủ yếu là nhân sự và các mục chi của ngân sách. Nhân sự thừa ít nhứt 30%,  nhưng không giảm được. Như vậy chứng tỏ sự tuyển mộ viên chức phần lớn là thân thuộc, tài năng không là điều kiện cần. Tệ trạng gần như công khai trong một số chức vụ quan trọng hay chức có cơ hội tham nhũng, sự bổ nhiệm có tánh cách cha truyền con nối hay chạy chọt tiền. Ngân sách chi cho Văn phòng Trung ương đảng chiếm 41% ngân sách điều hành, nó cao hơn chi phí điều hành của Văn phòng chánh phủ ( Theo Tờ Asia times tháng 1/2018, thì từ 2009-2015 ngân sách chi cho Văn phòng Trung ương đảng là 11.8 tỷ đồng).

Qua chiến dịch chống tham nhũng vừa qua, lòi ra sự tệ hại không tưởng tượng nỗi của hệ thống đảng và bộ máy công quyền và quốc doanh cấu kết với nhau rồi lại cấu kết chia phần (như các dự án BOT) với tư bản đỏ mà những người nầy là bà con thân thích hay chuyên gia làm kinh tài cho các quan chức lớn. Dĩ nhiên tài sản dân bị thiệt thòi. Các Vụ PVN, vụ các Ngân hàng nói trên đã bị xử tội “cố ý làm trái luật gây thiệt hại nghiêm trọng và tham nhũng “là điển hình của “văn hóa tham nhũng XHCN”. Và còn biết bao vụ vi phạm trầm trọng như vậy liệu Tổng bí thư có lôi ra không để tiếp tục chiến dịch làm trong sạch đảng?

2. Liệu có khả năng CSVN “hoàn lương“ không?

Bất cứ một quốc gia nào muốn phát triển kinh tế để thoát ra cảnh nghèo nàn lạc hậu thì phải có ít nhứt 3 điều:

– Một ý chí lựa chọn đường đi đúng, có quyết tâm.

– Một thiện tâm đặt quyền lợi đất nước trên quyền lợi cá nhân và phe nhóm.

– Và một tinh thần quốc gia dân tộc.

Nhưng qua 40 năm, CSVN tự vẽ cho mình một đường đi, một đám người tự nhận mình là từ dân. Tạo ra một bộ máy tự cho nó quyền tối thượng thu tóm hầu hết tài sản công và tư và quyền tiêu xài tài sản đó. Nền kinh tế VN ngày nay là sản phẩm của tập thể đó. Tập đoàn CSVN phải chịu trách nhiệm trước nhân dân về sự lụng bại của nền kinh tế.

Liệu tương lai, có khả năng CSVN “hoàn lương” không?  Dựa vào quá khứ, căn cứ trên những gì họ đã làm, cũng như dựa trên các cá nhân lãnh đạo của CSVN, thì hy vọng CSVN  tự diễn biến, tự thay đổi thì rất khó. Không ai tin rằng CSVN thực lòng muốn tự “phục thiện” hay tự “hoàn lương”.

Vậy muốn có sự thay đổi mạnh về kinh tế để đa số người dân có được cuộc sống bình thường ít khổ đau, thì cần phải có nhiều tác động từ phía dân chúng và từ quốc tế.

3. Vận dụng yếu tố kinh tế quốc tế cho sự tranh đấu cho Nhân quyền và Dân chủ

Trong hoàn cảnh hiện tại về kinh tế lẫn chánh trị, tác động từ yếu tố kinh tế quốc tế VN có thể đem lại nhiều kết quả tốt.

Chúng ta có thể lợi dụng và vận dụng các qui định ràng buộc  quốc tế mà VN phải theo khi thi hành các Hiệp định mậu dịch và đầu tư ngoại quốc. VN bắt buộc phải tuân thủ các qui định nếu không sẽ không có quyền lợi. Những qui định quốc tế nầy trực tiếp hay gián tiếp tác động tốt chẳng những về kinh tế mà còn giúp cho quá trình tranh đấu cho Dân chủ và Nhân quyền.

Chúng ta có thể vận dụng được những gì? Những yếu tố tích cực khả dĩ nào?

Vận dụng các nguyên tắc của các Hiệp định mậu dịch tự do mà VN đã ký và sẽ ký. Như WTO, APEC, TPP11, VN – Âu châu và một  số Hiệp định song phương, như  VN với Hoa kỳ ,

Các quốc gia trên đều là các nước tư bản và theo nền kinh tế thị trường. Kể cà các cơ quan viện trợ hay kinh tế quốc tế đều theo chánh sách kinh tế tự do, như World Bank, IMF, UNDP, ADB…

VN rất cần đến những quốc gia và cơ quan quốc tế nầy.

Trong mọi thỏa ước kinh tế song phương hay đa phương đều có những qui định có tác dụng cải thiện dân quyền , nhân quyền , tự do và dân chủ trong kinh doanh, trong lao động, bảo vệ môi trường, bảo vệ công lý và chống tham nhũng. Dù CSVN không muốn hay né tránh hay giả dối trong những cam kết, khi đã vào sân chơi quốc tế là phải minh bạch và có trách nhiệm tuân thủ.

Vận dụng Luật Magnisky toàn cầu . Một trong các công cụ tranh đấu cải thiện Nhân quyền do Tham nhũng ở VN là thông qua luật Global Magnitsky Act. (Luật Magnitsky toàn cầu) mà Hoa kỳ ban hành hồi tháng 12/ 2017 và Canada hồi tháng 9/2017, và cả Anh, và một số nước nữa ở Âu châu. Tổng quát theo luật nầy Hoa kỳ chế tài cá nhân dính liu tham nhũng lớn và vi phạm nhân quyền bằng hai biện pháp: đóng băng tài sản viên chức liên hệ và cả thân nhân và cấm những người nầy vào Mỹ. Hoa kỳ vừa áp dụng luật nầy đối với một viên chức Miến Điện và vài viên chức Afganistan. Luật nầy sẽ có thể áp dụng cho các viên chức tham nhũng lớn và ác độc hiện dấu tài sản ở Mỹ, Canada.

Vận động quốc tế trong công cuộc chống TQ. Cả thế giới ngày nay e sợ mộng bá quyền và thực dân mới của TQ .  Những trường hợp kinh doanh hay viện trợ ma đầu và dối gạt của TQ  tại nhiều quốc gia. Một số nơi dân chúng đứng lên chống đối. Cho nên chúng ta cần tìm những cơ hội để phối hợp với những tổ chức chống TQ trên thế giới, nêu lên các vụ lừa gạt, đàn áp  vi phạm nhân quyền và luật pháp quốc tế của TQ. Chống xâm lăng kinh tế TQ là một chánh nghĩa để tiến tới một trật tự thế giới tương đối bình an và lạc phúc.

Các Hội đoàn, Truyền thông trong và ngoài nước nay cần phối hợp với nhau cho một vận động mới  cho công cuộc đấu tranh trên mặt trận kinh tế.  Khi đạt được tiến bộ về Tự do, Dân chủ  kinh tế thời sẽ có tác dụng tốt về chuyển biến Chánh trị và Nhân quyền.

Nguyễn Bá Lộc 

California, 30 tháng Giêng – 2018.

Ếch & Báo – Dòng nhạc phản kháng

Trịnh Bình An

Ếch và Báo là tên của hai ca sĩ có tên Young H và B Ray. Họ là hai bạn trẻ tuổi chưa tới 30 đang sống tại Việt Nam.

Những ngày cuối năm 2015, người ta nghe được bài nhạc Rap vang lên từ soundcloud.com – bài “Ông Can”. Ngay lập tức Ếch và Báo nổi tiếng!
Họ nói ông CAn đang thi hành công vụ… chứ không phải là gây án mạng,
Theo ông CAn thì đời mày sáng lạng… còn mày không theo thì đời mày gián đoạn.
Ông CAn nói mà mày không nghe… thì chân không què mày cũng phải gánh nạn.
Nên dân ở đây tất cả thật sự là họ yêu ông CAn như là yêu… tánh mạng.

Ông CAn ở khắp cả mọi nơi…Ông có thể nghe và thấy hết được mọi chuyện,
Ông luôn có mặt trong tất cả những cuộc chơi … từng con người được nổi tiếng.
Và ông đứng sau tất cả những cuộc giao dịch, mỗi chuyến hàng, mỗi khi cần bàn bạc “công chuyện”!
Một tay ông CAn khiến cho cả nhà phải chết…khiến vàng bạc bỗng mất hết… mà không cần nhờ tới Luyện (*)

(*) Lê Văn Luyện – một thanh niên 18 tuổi – đã gây án mạng tại tiệm vàng Ngọc Bích ngày 24/8/2011. Luyện chém đứt tay bé gái chỉ mới 8 tuổi và giết chết vợ chồng chủ tiệm cùng con nhỏ 18 tháng tuổi.

Không khó thấy lý do tại sao bài hát này nổi tiếng.

Thứ nhất, “Ông Can” ở đây, không ai khác chính là lực lượng công an của chế độ Cộng Sản Việt Nam. Cách mô tả nghe khôi hài nhưng rất chính xác. Chữ dùng được khéo léo sắp đặt vần điệu theo thể loại nhạc Rap, tạo nên tiết điệu mạnh mẽ đặc biệt của loại nhạc này.

Thứ hai, trong bài hát có chen vào những câu chua cay chế diễu “Cha Già Dân Tộc”:

Ai yêu ông CAn hơn các em nhi đồng…
Đi ngang qua ông CAn không biết có… bị cái gì hông?

Câu trên phỏng theo lời câu hát “Ai yêu bác Hồ Chí Minh hơn các em nhi đồng”. Còn câu dưới nhắc tới “sự nghiệp” dâm ô của họ Hồ với rất nhiều phụ nữ và trẻ em gái.

Ca khúc “Xin Hỏi Anh Là Ai?” năm 2011 của Việt Khang đã được coi là bài hát vạch mặt những gã “côn an” tàn bạo của chế độ. Bài hát theo giai điệu của một ca khúc thông thường nên chữ dùng không thể vượt qua những giới hạn âm thanh tiếng Việt. Dĩ nhiên điều này không làm bài hát giảm giá trị và xúc động.

Nhưng tới “Ông Can” thì giới hạn chữ và dấu không còn là rào cản. Thể loại Rap chỉ cần những chữ cuối câu vần với nhau, còn nhạc điệu hoàn toàn tự do; điều này giúp tác giả thoải mái thể hiện.

Có thể nói “Ông Can” là một bản văn vạch trần sự thật về công an cộng sản một cách nghệ thuật và… khôi hài.

Khôi hài là một trong những tính chất quan trọng trong nhạc Rap.

Một bản nhạc Rap thành công thường làm ta mỉm cười với những ví von ngộ nghĩnh .

Ví dụ ca khúc “Bố Em Là Cán Bộ”, cũng của Ếch & Báo

Bố Em Là Cán Bộ

Cửa nhà em sao anh vô… khi mà bố của em là cán bộ.
Anh dùng phong bì để gửi em thư tình… bố em dùng để bỏ vào tiền đô.
Tường nhà em xây cao có cây sắt… nên giữa hai ta luôn có rào cản.
Ông nội anh ngày xưa theo quân gian… nên anh đâu có thể nào vào đảng.
Và nếu một khi mà ba em đã phán… điều lính tới bắt anh đâu thể phản kháng,
Nhà anh còn mẹ già và em ngoan… nên thân không thể dính thêm bản án.

Nhạc của anh toàn báng bổ … còn bố của em là cán bộ.
Nhà anh nghèo nhất khu phố… vì ông cha ngày xưa là phụ hồ.
Tiền bố em thì thu vô xe… trong nhà chứa không đủ chỗ.
Vàng đem cất cho đủ số… dùng để bịt miệng gửi về cho Thủ Đô.

Lấy cái phong bì thư tình để bỏ tiền đút lót thì đúng là cười… ra nước mắt!

Mời nghe thêm một bài hát khác của Ếch& Báo: “Ông Lớn Về Làng”. Được coi là bản nhạc Rap nhiều người ưa thích nhất năm 2016.

Bài hát viết như đang kể câu chuyện dân gian với hình ảnh tên quan lớn khệnh khạng trước đám dân làng ngơ ngáo.

Ông Lớn Về Làng

http://www.nhaccuatui.com/bai-hat/ong-lon-ve-lang-young-h-ft-b-ray.Y96wiMh6oGjn.html

Có chiếc thuyền đánh cá… bị cướp bởi chiếc “tàu lạ”.
Từ ở ngoài khơi xa… thuyền trưởng gọi điện về nhà.
Báo lên cho quan thì ngại… báo lên ông CAn bị la.
Ai cũng ừ cho qua… nhưng mà đéo có ai làm gì cả!

Ồ wao, dân làng thích ngồi ngó rồi xôn xao… về một đôi nam nữ ngồi hôn nhau.
Nên đã quên đi hết về hòn đảo… cũng là đất của mình nơi cắt rốn và chôn nhau.
Ô wao, ông ăn dầu ăn mỏ nên ông no… dân đen khổ ăn cỏ quan trên cho.
Dân làng nhỏ ông bỏ ông không lo… ông chỉ một suy nghĩ làm cho bụng ông thêm to.

Bài hát gói ghém trọn vẹn thảm cảnh các tầu đánh cá của ngư dân Việt Nam thường xuyên bị tàu Trung Cộng tấn công nhưng quan chức cộng sản chỉ phản ứng qua quýt; trong khi đó đại đa số người dân thì thờ ơ vô cảm, chỉ chú ý tới những chuyện “cướp, giết, hiếp”, để mặc chuyện đất nước lèo lái trong tay các lãnh đạo.

Ông kéo theo hai xe vàng… Ông nói ông nhỏ cũng được chia ở trên bàn.
Ông nói không khó để bịt miệng được dân làng… ông muốn đổi đảo với số vàng ông mang sang.
Dù ở ngoài khơi xa ông đã đóng chiến hào… còn trong ao làng ông đưa lính đến đào.
Đồ ăn ông lớn cho hoá chất với màu… ông nói như thế để phát triển chiều cao.

Mạng mình là mạng bỏ, làng của mình là làng nhỏ.
Bức tranh mang thờ mà làng có, là của ông cho… có sao và vàng đỏ!
Thảm trải một hàng đỏ… ngày ông tới tui chuẩn bị từ lâu.
Từ các bô lão, phú hộ, cho đến ông CAn, cùng nhau ra bến để đón… ông đến thăm làng từ Tàu!

“Ông Lớn Về Làng” đã đưa sự phê phán lên tới cả đám lãnh đạo cộng sản, chế diễu tới lá cờ cộng sản, và không ngừng ở đó, chỉ thẳng ra cả đám tay sai CSVN không ai khác mà chính là bọn tay sai Tàu Cộng.

Kéo liền theo nỗi nhục bị Trung Cộng ngang nhiên uy hiếp là hiểm họa cá chết trắng biển.

Sự kiện cá chết hàng loạt tại vùng biển Vũng Áng do nhà máy thép Formosa xả chất thải đã dấy lên làn sóng phẫn nộ của người dân. Nhiều ca khúc được sáng tác vào thời gian này bày tỏ nỗi căm phẫn ngút trời. Ếch & Báo có bài “Cá Thép”.

Cá Thép

Tao chỉ mong bữa ăn có dĩa cá… còn sắt thép thì để tụi mày ăn.
Đem chất thải tụi mày về thoa da… nhớ đem luôn xác tổ tiên dưới Bạch Đằng.
Biết bao năm làng tao đã chịu khổ… giờ chỉ mong được vươn mình tỏa sáng.
Thấy cá chết tụi nó cũng không màng… dân làng mong câu trả lời được thỏa đáng.

Nước đầu nguồn thì mày chặn… cá thì mày cho chết trắng.
Lấy cái gì làng tao ăn… hay ăn thịt mày hả mấy thằng chó cắn.
Chịu cay đắng ông cha tao ăn bom… đâu phải bây giờ để dân tao ăn thép.
Vùng biển là của làng tao… tại sao đi vào tụi tao phải xin phép.

“Tao” là ai? “Tụi mày” là ai?

Ở đây, chữ “Tôi” và “Anh” như trong bài “Xin hỏi anh là ai? Sao bắt tôi tôi làm điều gì sai?” được hai nhạc sĩ trẻ thẳng tay quăng sọt rác. Không lịch sự nữa, tới lúc cần làm cho rõ, với bọn quỷ dữ phải gọi đích danh là “tụi mày”!

“Tụi mày” là bọn Tàu Cộng, những kẻ Đảng CSVN đang cun cút cúi đầu tuân phục.

***

Ếch và Báo không là những rapper duy nhất đã dùng nhạc Rap bày tỏ sự nhức nhối, đau xót của những người trẻ Việt Nam trước cái xã hội bất công, thối nát mà họ đang phải sống.

Bài hát “Hai Thế Giới” của rapper Wowy và Karik mô tả sự phân cách giàu nghèo đến cùng cực trong khi đám lãnh đạo ra rả hô hào tiến lên xã hội “công bằng – dân chủ – văn minh”

Anh lớn lên từ đường phố… chỗ xe hơi không có đường vô,
chỗ công nhân ăn mày bằng xô … mỗi khi mưa xuống hứng nước bằng tô.
Chỗ em gọi là căn hộ… còn chỗ anh họ gọi là ổ.
Thế giới anh xài tiền Việt… còn thế giới em xài tiền Đô.

Đơn giản anh không thừa tiền… không giàu có giống như đại gia.
Không thể quen sáu bảy người cùng lúc… và xem họ như món hàng đại trà.
Vì anh không nhiều của cải… anh không có nhiều gia tài.
Anh không đủ sức cho em tiền xài… như thằng công tử phố núi Gia Lai (*)

(*) Tập đoàn Hoàng Anh Pleiku – Hoàng Anh Gia Lai nổi tiếng về các đồn điền cao su.

Bài hát “Đôi Khi” (rapper Karik, Nah và Boo thể hiện) là câu chuyện xót xa, tủi nhục của những cô gái Việt thời đại Sản, còn đau đớn hơn thân phận nàng Kiều dưới chế độ phong kiến .

“Đôi Khi”

Hằng đêm… khi thành phố vừa lên đèn.
Em lại lê bước ra những chỗ đứng… thường ngày như một thói quen.
Lao mình vào những khách sạn… tự biến mình thành món hàng.
Ra về cầm tiền trong tay… nhưng chưa một lần em được thanh thản.

Đôi chân cứ chạy… rồi lại dừng… dừng rồi lại chạy.
Tìm hoài một chỗ nương tựa cho đôi vai gầy… nhưng sao vẫn không thấy.
Hoàn cảnh cứ đưa rồi lại đẩy… ai muốn đẩy thì em đưa.
Tất cả chỉ vì chén cơm ba bữa… em không có quyền chọn lựa!

“Việt Nam Lạ Lắm” của Sendol so sánh lãnh đạo cộng sản như cai’ đầu rắn gian giảo.

Nước không thể lớn khi nước như rắn… mà chỉ là rắn mất đầu.
Vì đầu của rắn không lo cho thân… trong khi cá nhân rất ngầu.
Đầu rắn suy tính nuốt trọn thức ăn… rồi đổ hậu quả đằng đuôi.
Chẳng thông qua thân vì đầu cho rằng thân… không có mắt khác gì thằng đui.

Cầm đầu có quyền quyết định… nếu không nghe phải lột da.
Chơi trò bịt mắt… thân phải im lặng… cấm làm cho đầu nhột ha.
Chúng ta nhỏ bé yếu ớt ít ỏi… nên đành nuông chiều “rắn lạ”.
Thân nghĩ nó to nó khỏe đến thế… thì mình có cửa thắng a?

“Thiên Đường Kỳ Cục” cũng của Sendol.

Tác giả tâm sự: “Vẫn châm biếm những gì cảm thấy đang hiện hữu không tốt trong xã hội bây giờ, cũng như để nhắc nhở mọi người và chính mình.”

Có một anh tự là Việt… chơi thân với một ông tên Trung.
Được chở che, nên biết ơn… đóng bốn chữ vàng treo lên khung.
“Mấy đứa nhỏ” bèn thắc mắc… Anh nói: “Ơ mấy thằng này khùng!
Không chơi với nó làm sao yên ổn… “made in china” ở đâu mày dùng?”

Bắt cóc giật đồ dàn dựng công khai… đa cấp lừa đảo có đội ngũ.
Chen lấn xếp hàng… mê tín dị đoan… trăm thói xấu tụ hội đủ.
Vạn tiến sĩ được tạo ra… không một sáng chế… mà muốn phát triển.
Phá hoại thiên nhiên… đến lúc ngập lụt chắc múc từng gáo tát biển? haha

Và chắc chắn sẽ thiếu sót nếu không nhắc tới bài Rap “Địt Mẹ Cộng Sản” của rapper Nah – Nguyễn Vũ Sơn từng tạo được sự chú ý của người trong nước và hải ngoại:

Tao không vào địa ngục thì ai? ĐMCS
Muốn thay đổi đất nước là sai? ĐMCS
Mày dám bán đất đai tổ tiên. ĐMCS
Giết người, bịt mắt, bịt miệng. ĐMCS
Thảm sát đồng bào tại Huế. ĐMCS
Tao đéo chịu làm nô lệ. ĐMCS
Tụi mày sẽ sớm bị lật. ĐMCS
Tất cả sẽ biết sự thật. ĐMCS

***

Trở lại với hai rapper Ếch & Báo, có thể nói một cách ngắn gọn, với giai điệu mạnh mẽ, đa dạng với ngôn từ thông minh, mạnh bạo; đi kèm với giai điệu mạnh mẽ, đa dạng đã khiến cho những bản Rap của họ đã được các bạn trẻ hưởng ứng nồng nhiệt, “Chân Đất” là một ví dụ .

Đôi chân đất tụi tao là chân thật … Cản bước tụi tao là quân lực.
Đôi chân đất tụi tao là chân thật … Đất mày cất đem cho người thân mật.
Đôi chân đất tụi tao là chân thật… Đất đất đất tụi tao là đất thật,
Đất đất đất tụi tao là đất thật… Còn đất đất đất tụi mày là đất mất.

Sống mà không thể có đức… Sống thời nay phải có chức.
Nhưng lương tâm luôn hỏi câu khó nhứt.
Đất đai tổ tiên để lại nó có mắt… Nhưng một tấc đất không đổi một tấc vàng.
Con đường đến trường hôm nay sao lạ quá… Thầy cô vào lớp dạy con bằng tiếng Hán!

“Tấc đất, tấc vàng” đó là câu tục ngữ ông cha để lại, khuyên dặn cháu con nhớ siêng năng làm lụng. Nhưng chua chát thay, các cán bộ Đảng đã thực hiện lời khuyên ấy theo cái cách thô bỉ nhất: đem bán đất cho ngoại bang để lấy vàng bỏ túi. Giờ đây, những bạn trẻ như Ếch và Báo nhìn rõ lòng tham gian xảo, và họ lên tiếng khẳng định không thể đổi đất lấy vàng, dù một tấc đất cũng không.
***

Tới đây, nếu bạn như tôi, sẽ bắt đầu lo ngại cho số phận hai bạn trẻ này?

Đừng nghĩ họ không tưởng tượng ra cái… cảnh ấy.

“Súng Chĩa Vào Đầu”

Khi súng chĩa vào đầu… Súng chĩa vào đầu.
Khi mà súng chĩa vào đầu… Súng chĩa vào đầu.
Mày sẽ bước tới ngay miệng súng hay lòng tự ái mày vô cầu tiêu?
Có ai chĩa súng vào đầu mày hay là vì bản tính mày là điêu?

Hold on, khi mà súng chĩa vào đầu thì mày có ngước lên nhìn nó,
Shiittttt, tao cá mày bỏ chạy khi bạn gái mày bụng phình to,
Ông chủ gõ cửa gọi tiền nhà,
Ông CAn kêu im nếu mày không muốn phiền hà,
Ông địa còn không đất để ở,
Cửa lỡ quên chút để mở… Ông quan vào cuớp rồi buớc ra.

Bài hát được điểm xuyết bằng tiếng súng lên đạn nghe rợn người.

Nhưng cho dù điều đó xảy ra, thì Ếch & Báo vẫn khẳng định:

“Tụi tao còn sống tụi tao còn chống đến khi LAST MAN DOWN”.

“MAN DOWN”
Tao nghe nói là lệnh truy nã in tên tụi tao.
Tao nghe thấy trên tai ngoài đường là Ếch và Báo.
Tao nghe nói tụi tao đang cứu sống Underground.
Tụi tao còn sống tụi tao còn chống đến khi LAST MAN DOWN

Báo động, dân làng ơi báo động.
Đêm hôm qua tổ tiên về báo mộng.
Ngoài biên giới có mấy thằng giặt đang tính đường vào trong.
Cùng bắt tay mấy ông trong làng giết không chừa thằng nào sống.

Anh em tao sống với dòng máu của người MIỀN NAM đó.
Đã quen chống đối ganh ghét ánh mắt bọn giặc tham lam đó.
Nên mày cứ thử xem đến cuối cùng là ai ngu.
Vần thơ tao mang linh hồn từ năm 75 như Haiku.

Khi mà máu đang đổ… nhìn xung quanh anh em tao đang khổ.
Đường phố loang lổ … tụi mày thì hoan hô.
Giặc ngoài thì chen vô… cùng mấy thằng giang hồ.
Anh em tao vẫn đang cố về những sự thật mày gọi là báng bổ.
Khi mà cung tên và súng đạn nhận mũi dao chĩa về phía tụi tao nhưng tụi tao vẫn ngoan cố.

Tao nguyện chết cho team tao,
Chết trong lý tưởng… dù có chết trong gươm đao.
Chết trên đất mẹ để anh em lại thương nhau.
Tao còn sống sẽ chống đến khi LAST MAN DOWN!

***

Tháng 5 năm 2016, trong chuyến công du Việt Nam, Tổng Thống Barrak Obama đã gặp gỡ một số bạn trẻ Việt Nam tại Sài Gòn. Ông đã đề nghị một nữ rapper có tên Suboi hát một đoạn nhạc Rap. Phải chăng đó chỉ là ngẫu hứng?

Rap Việt tuy đã hơn 20 tuổi tại Việt Nam nhưng tới nay vẫn bị coi là giòng nhạc đường phố của đám xã hội đen và bọn trẻ con nhố nhăng. Thế nhưng, chính xã hội Việt Nam ngày nay đã làm bật ra những rapper và những bản nhạc Rap sắc sảo như vừa kể trên.

“Nhạc phản kháng” (protesting music) là một trong những phương cách đấu tranh hữu hiệu được xử dụng từ lâu trên thế giới. Hiện nay, nó đang được áp dụng vào nhạc Rap Việt – đặc biệt trong các ca khúc của Ếch và Báo.

Hy vọng người nghe nhạc sẽ có cái nhìn bao dung hơn, rộng rãi hơn với Rap Việt, đứa bé con trong gia đình Nhạc Việt, nhưng biết đâu chừng rồi sẽ vươn vai trở thành một Phù Đổng tương lai.

Trịnh Bình An

***For Reference Only***

Rapper Nah Nguyen’s “Địt Mẹ Cộng Sản” (DMCS) or “Fuck Communism,” Part 1

http://danlambaovn.blogspot.com/2015/03/mcs.html

Thế Lực của Xã hội Dân Sự [Không Gian của Tổ Chức Cộng Đồng & Hiệp Hội Chân Chính]

TS LS Lưu Nguyễn Đạt

Chúng ta sẽ hiểu rõ thế lực của Xã hội Dân Sự [1] sau khi xác định xong hình thức tổ chức, vị trí đối chiếu và vai trò thực thi Dân Chủ của Xã Hội Dân Sự [XHDS] trong không gian và thời gian hiện đại.

Hình Thức Tổ Chức

XHDS là tổng hợp các chủ thể pháp nhân[2] nhằm đáp ứng, tương trợ và bảo trọng quyền lợi, mục tiêu và phẩm giá tập thể của công dân, của dân chúng trong nước và trong cộng đồng thế giới, theo định hướng nhân bản tự quyết, tự duy.

Muốn hữu hiệu, XHDS cần tự nguyện đoàn ngũ hoá thành “Tổ chức XHDS”, dưới hình thức tổ chức bất vụ lợi,[3] độc lập, hoặc tổ chức phi chính phủ,[4] để hoạt động trong các lĩnh vực xã hội, kinh tế, từ thiện, giáo dục, tôn giáo, nghề nghiệp, điều nghiên, văn học, nghệ thuật, các phong trào dân vận bảo trọng nhân quyền v.v.

Khi tự nguyện thành lập đúng theo khuôn khổ “tập thể mở rộng”, căn cứ vào thủ tục pháp định liên hệ, tổ chức XHDS có dịp công khai, minh bạch hoá mục tiêu và sứ mạng theo đuổi, với kết quả đóng góp thế lực và ảnh hưởng nghĩa vụ công dân trong lĩnh vực sinh hoạt cộng đồng.

Sinh hoạt hợp pháp của tổ chức XHDS cũng cho phép lượng giá chính thể hiện hữu là dân chủ cởi mở [a] nếu tôn trọng hoạt động chính thống của XHDS; [b] còn không sẽ phải coi là chuyên chế, phản dân chủ, khi cấm đoán, kìm kẹp, kiểm soát các tổ chức tập thể này.

XHDS phải được minh thị tôn trọng như một nhu cầu chính đáng của dân, do dân, vì dân.  Mọi hình thức tổ chức XHDS khác đều có tính cách trá hình, lươn lẹo, vừa phản động ngược chiều, vừa vô hiệu, phí phạm nhân lực, tài lực.

Nếu thiếu minh bạch, thiếu sinh lực tổ chức, thiếu sở trường và mục tiêu đúng đắn, mọi sinh hoạt tạm bợ, giả tạo, nhất là loại dàn dựng cơ sở man trá theo nhu cầu phiệt “Xã Hội Chủ nghĩa”, sẽ tức khắc phản nghịch, phản tác dụng, không thực sự giúp được bất cứ ai [a] người chủ trương ma thuật, [b] giới “thừa hưởng” bánh vẽ trên thiên đường lường gạt, [c] lẫn phe đầu nậu đảng, tài, quân phiệt.

XHDS, vốn thuộc về văn hoá mở rộng của tập thể đại chúng tự duy, tự khởi, tự trọng, chỉ ích lợi nếu quy tụ chung quanh đời sống chân thực của công dân và con người làm chuẩn.  XHDS về mặt căn bản pháp định hay theo tiêu chuẩn công lý phải là một tổ chức thiện nguyện, nhân bản, đạo đức, không tư lợi.

Vị trí Đối Chiếu

Vậy XHDS nằm trong khu vực dân sự, lấy “sự việc” của “công dân” làm căn bản đo lường.  Khu vực sinh hoạt của XHDS [a] khác với khu vực cá nhân, gia đình, [b] khác với khu vực tư lợi kinh tế thị trường, và [c] cũng khác với khu vực chính quyền.

[A] Khu vực XHDS khác với khu vực cá nhân, gia đình, nhóm đảng

Ở địa vị cá nhân, gia đình, bè nhóm, người dân hành động

  • vì quyền lợi, mục tiêu riêng rẽ và chỉ gây dựng được những ảnh hưởng có lợi ích hạn hẹp cho cá nhân, gia đình, bè nhóm như sáng tạo một tác phẩm; sinh hoạt theo nội quy đảng;
  • nhưng chưa hoạt động theo tiêu chuẩn “tập thể mở rộng” của XHDS độc lập, với sứ mạng của một hội nghiên cứu văn học, khoa học; một hiệp hội từ thiện; một tổ chức bảo vệ nhân quyền.

Nhưng nếu những cá nhân, tập thể gia đình lại đứng ra hô hào, đề xướng các chương trình từ thiện bảo trợ một mục tiêu, một sứ mạng bác ái, phụng sự xã hội, nghề nghiệp, văn hoá, giáo dục mở rộng, có ích lợi chung, không hạn hẹp, không trục lợi, thì cá nhân đó, gia đình đó có đủ tư cách sinh hoạt trong phạm vi của khu vực XHDS, miễn:

  • giữ thế phân định minh bạch, không mập mờ lẫn lộn về sổ sách, ngân quỹ, quyền lợi giữa hai khu vực riêng tư [cá nhân, gia đình, bè nhóm] và hiệp hội;
  • không biệt đãi, không kỳ thị.  Đó là lý do tại sao các nhân vật [có liêm sỉ] phải từ chối một chức vụ quan trọng trong tổ chức XHDS, hay bất cứ mốt chức vụ công quyền nào khác, để tránh trường hợp mập mờ, tranh chấp quyền lợi [conflict of interests] có thể xẩy ra.

Ngược lại, với tư cách đại nhiệm cơ sở XHDS, các quản trị viên, thành viên và người hỗ trợ hiệp hội sẽ được bù đắp, và nếu cần, được miễn trách, miễn hay giảm thuế, căn cứ vào mức độ tham gia, đóng góp, và tư cách công minh, không lạm quyền, lạm dụng của họ.

Kể từ những năm 1990, với sự hình thành của các Phong Trào Tân Xã Hội [New Social Movements] tại thế giới tự do, sinh hoạt XHDS đã đột phát mạnh để trở thành khối thế lực thứ ba [third sector] [5] thực thi chiến lược xây dựng trật tự toàn cầu, trong một không gian nhân bản không ranh giới,

  • thì sinh hoạt của XHDS đã chuyển hướng áp dụng những chương trình thiện nguyện thuần xã hội,
  • trong khi nhu cầu tranh đấu chính trị còn lại được tụ tập thành Xã Hội Chính Trị [Political Society] của các hội đoàn tranh đấu về ý thức hệ, chống đối các tai ương cai trị chuyên chế, các bạo hành công lực, công quyền.

Riêng tại các quốc gia mà mực độ tự do công dân còn quá thấp, với cơ cấu công quyền chuyên chế còn lấn át quá mạnh, như tại Việt Nam ngày nay, thì khía cạnh chính trị khó có thể tách ra khỏi mục tiêu sinh hoạt của các tổ chức XHDS: vừa giúp đỡ xây dựng xã hội thiếu thốn về mặt vật chất, kinh tế, giáo dục, vừa bênh vực xã hội lâm nạn, bị ngược đãi tinh thần, mất tự do, mất phẩm giá con người, bị truất quyền công dân, mất quyền sở hữu.

[B] Khu vực XHDS khác với khu vực vụ tư lợi kinh tế thị trường.[6]

Trong khi các doanh nhân, các pháp nhân xí nghiệp, công ty thương mại đều sinh hoạt mong lấy lời [tư lợi] vì đầu tư vốn liếng, máy móc [cơ sở tư bản],[7] sáng kiến, thì các hiệp hội từ thiện, nghiệp đoàn, các tổ chức khuyến học, bảo tồn văn hoá, bảo vệ tự do nhân quyền v.v. lại là những pháp nhân thiện nguyện, bất vụ lợi, sinh hoạt với mục đích cung cấp ích lợi chung cho đại chúng qua những đơn vị nhận lợi ích theo nhu cầu hơn là theo khả năng.

Do đó, trong lãnh vực XHDS, căn bản trao đổi không tùy thuộc vào yếu tố cung cầu trên thị trường mà căn cứ:

  • hoặc vào tình trạng khẩn trương và nỗ lực cứu độ nạn nhân, kẻ thất thế;
  • hoặc vào lý tưởng bảo vệ tự do, phẩm giá con người;
  • hoặc vào giá trị của tư tưởng sáng tạo, nhân bản cần bảo vệ, chu toàn, khai triển.

Vốn liếng của XHDS là “vốn xã hội” [Social Capital], vốn nhân bản, với sự đóng góp liên tục, trường kỳ về mặt nhân lực và kiến thức của người dân. Trong vị trí của XHDS, công dân

  • vừa là “đối tác” trợ lực đầu tư sáng kiến và tâm thức,
  • vừa là cứu cánh tập thể hưởng thụ phúc lợi, an sinh, quyền lợi và phẩm giá của mọi công dân, của con người nói chung trong cộng đồng toàn cầu.

Sinh hoạt bất vụ lợi cũng cần phương tiện cụ thể, tiền bạc, cơ sở sinh hoạt.  Nhưng chỉ khác là những hạ tầng cơ sở tài lực và điều hành đó không làm lợi cho thành viên các tổ chức hiệp hội, mà phải được phân minh, để riêng thành các chương mục phục vụ công ích, theo tiêu chuẩn của nội quy [By-laws] và định nghĩa căn bản của XHDS:

  • gây quỹ cứu trợ chẳng hạn, thì phải tìm cách thu xếp trao gửi tiền, tặng phẩm tới tay nạn nhân, tới thành phần cần cứu độ, trợ giúp;
  • chứ không vì lợi ích riêng tư, hay biệt đãi bè nhóm;
  • cũng không thể a tòng, dễ dãi với kẻ phạm pháp, với chính quyền địa phương bất chính, để gây ra tình trạng thất thoát, làm thiệt hại cho nạn nhân, cho dân chúng thực sự có nhu cầu.

Vậy sinh hoạt bất vụ lợi của một hiệp hội cần:

  • phân tách tiền tài thu nhập, cần có ngân khoản rõ rệt, riêng biệt; có sổ sách chứng minh kế toán khả quan;
  • để không “nhập nhằng” trở thành của cải riêng tư của các thành viên, quản trị viên.

Ngoài ra, nguồn tài lực do các chương trình gây quỹ và đóng góp của giới hảo tâm vẫn là yếu tố hỗ trợ quan trọng cho các sinh hoạt thuộc phạm vi XHDS.  Có ngân quỹ mới có dịch vụ cộng đồng, mới có các dự án bảo vệ nhân phẩm, nhân quyền trong mọi sinh hoạt xã hội, nghề nghiệp; giúp đỡ từ thiện; cải tiến môi sinh; bảo vệ môi trường.  Có tài chính mới có dự án nghiên cứu y tế cộng cộng, mới thực hiện được những chương trình sáng tạo văn nghệ, phát huy giáo dục v.v.

Nhưng cần nhất, mọi thủ tục tài chính, thu và chi phải được thực hiện theo đúng thủ tục, đúng tiêu chuẩn công bằng, minh bạch, không lạm quyền tư lợi, không a tòng tham nhũng.

Như đã nói trước đây, những xí nghiệp, cơ sở kinh doanh nếu đứng ra hô hào, đề xướng các chương trình từ thiện phụng sự xã hội, hay thi hành trách nhiệm đạo đức xí nghiệp[8], thì các cơ sở kinh doanh liên hệ có đủ tư cách sinh hoạt theo tiêu chuẩn XHDS, miễn các chương trình “đặc nhiệm” này:

  • giữ thế phân định minh bạch, không mập mờ lẫn lộn về sổ sách, ngân quỹ, quyền lợi giữa hai khu vực kinh doanh tư lợi và hiệp hội bất vụ lợi;
  • không biệt đãi, không kỳ thị.

[C] Khu vực XHDS khác với khu vực công quyền [chính quyền, chính phủ, nhà nước],[9] vì như tại Hoa Kỳ, XHDS xây dựng căn bản dân quyền trên năm trụ lực:

  1. tự do tư tưởng, tôn giáo;
  2. tự do ngôn luận, chính kiến;
  3. tự do báo chí, thông tin;
  4. tự do hội họp, tổ chức đoàn ngũ tập thể;
  5. tự do phê phán công quyền.

Thật vậy, căn cứ vào Tu chính Thứ Nhất [10] của Hiến Pháp Hoa Kỳ,[11] nhà Lập Pháp không được biệt đãi một tôn giáo, lẫn cấm đoán tự do tín ngưỡng liên hệ; không được cản trở quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; quyền hội họp ôn hoà và thỉnh cầu chính quyền sửa sai. [12] Rõ rệt, XHDS giữ thế đứng hiến định của “khối lực thứ ba” trong việc xây dựng & bảo trì nền tảng dân chủ tại Hoa Kỳ.

Việc đăng ký một tổ chức bất vụ lợi, với tư cách pháp nhân độc lập, rất thông thường trên thế giới tự do.  Luật lệ Hoa Kỳ tại các Tiểu Bang liên hệ tới trụ sở khai báo của tổ chức đều ấn định một số quy tắc tổ chức dưới hình thức kê khai lập hội [articles of incorporation], ghi rõ hội danh, mục đích, trụ sở, người đứng khai, thành phần sáng lập viên hay hội đồng quản trị.  Sau khi có giấy chứng nhận lập hội, việc đầu tiên cần thi hành là xin số khai báo của Hội với Cơ Quan Thuế Vụ IRS [EIN: Emplower Identification Number] để mở chương mục riêng cho Hội, và sau vài năm sinh hoạt, xin miễn-giảm Thuế Liên Bang dưới quan hệ pháp lý 501(C)(3) và kế tiếp, dành cho các hiệp hội, tổ chức bất vụ lợi có mục tiêu tôn giáo, giáo dục, từ thiện v.v.

Có lẽ sau mục tiêu “tôn giáo”, mục tiêu “từ thiện” được hưởng ứng nhiều nhất trên mọi địa bàn, quốc nội & quốc ngoại, trong thế giới tự do.  Hoa Kỳ đòi hỏi các hiệp hội, kể cả các hiệp quỹ tư [private foundation], như Rockefeller Foundation và Bill & Melinda Gates Foundation, khi sử dụng danh nghĩa “từ thiện” phải có sứ mạng đích thực phục vụ “công ích chung” [public interests],[13]  nghĩa là phải cung cấp ích lợi cho tập thể mở rộng, cho dân chúng trong nước và trên toàn cầu, chứ không dành cho tư nhân, gia đình, bè nhóm.

Riêng Anh Quốc, cắn cứ vào Đạo Luật Từ Thiện 2006, [14] ấn định quy chế/mục tiêu từ thiện một cách rất bao quát, gồm có:

  1. đề phòng và giải trừ nghèo khổ
  2. phát huy giáo dục
  3. phát huy tôn giáo
  4. phát huy y tế công cộng & giải pháp cứu sống người
  5. phát huy cộng đồng công dân
  6. phát huy nghệ thuật, văn hoá, truyền thống, khoa học
  7. phát huy thể thao không chuyên nghiệp
  8. phát huy nhân quyền, tôn giáo qua đường lối hoà giải chủng tộc, bình quyền và đa dạng hoá
  9. cải tiến & bảo vệ môi trường
  10. cứu độ nạn nhân có nhu cầu cấp cúu vì tuổi thơ ấu, bệnh tật, tàn phế, nghèo túng, thất thế về các mặt xã hội khác.
  11. phát huy bảo vệ súc vật v.v.

Cần Ghi Rõ:

Tất cả các tổ chức bất vụ lợi và hiệp quỹ tư trên đều có tính cách XHDS: của dân, do dân, phục vụ dân.  Các thành viên, từ sáng lập viên, hội viên, ban quản trị đều là dân trăm phần trăm.  Họ lập hội vì nghĩa cử, vì trách nhiệm công dân, vì quyền lợi tập thể, vì phẩm giá con người, trong nước và toàn cầu.

Các hiệp hội này sống nhờ những đóng góp thiện nguyện; gây quỹ; tặng dữ cá nhân, hội đoàn, pháp nhân kinh doanh, công ty thương mại có chương mục từ thiện.  Họ đóng góp tới đâu sẽ được giảm thuế tương xứng tới đó.  Đó là cách thức trực tiếp hay gián tiếp tham dự vào sinh hoạt hiệp hội và từ thiện quảng đại. Chúng ta đã thấy nhà hảo tâm tỷ phú Warren Buffett đã trao tặng 31 tỷ Mỹ Kim cho Quỹ Bill & Melinda Gates Foundation để cùng làm việc nghĩa.  Dù có nhận tiền đóng góp trên, các hiệp hội vẫn toàn quyền hành động theo đường lối của hội, căn cứ vào mục đích và sứ mạng đảm nhận.  Họ không hề bị bất cứ thế lực nào kìm kẹp, ngoài việc phải thi hành sứ mạng từ thiện theo đúng tiêu chuẩn hiệp hội, một cách công minh, hợp lệ, hợp luân lý căn bản.

Chế độ cộng sản, kể cả cái gọi là “nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam” [NCHXHCNVN], đã nhập nhằng bày đặt một số tổ chức tập đoàn, cũng dâng cao danh nghĩa dân chủ trá hình. Đó là hiện tượng quái dị của các “tập đoàn dân sự” [sic] lấy tên là “Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam” [MTTQVN] từ cấp thành phố, tỉnh, tới cấp huyện, và các “Câu Lạc Bộ” đủ thứ [liên minh, liên kết với MTTQVN], đều được thành lập bởi đảng viên cộng sản hoặc chuẩn-đảng viên-khăn-quàng-đỏ.

Tất cả các tổ chức đó là những tổ chức mạo danh “phi chính phủ” nhưng lại “do Đảng tổ chức” (tiếng Anh gọi là  GONGO/Government Organized Non-Governmental Organization ). [15]

Trên giấy trắng mực đen, họ đã xác nhận các tổ chức này chỉ là loại “dân sự” trá hình, mà đáng lẽ phải trắng trợn gọi là tổ chức “đảng sự — “của đảng ta, do đảng ta, vì đảng ta”. Cái hiện tương này rất dễ hiểu, khi họ ghi nhận rõ ràng qua Điều 4 của Hiến pháp Việt Nam (1992, sửa đổi):

Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.” 

Đó là lý do tại sao có nhà biên khảo theo “xã hội chủ nghĩa” lại nhận định rằng:

“XHDS ở VN cơ bản không mang tính đối kháng trong nó và với nhà nước. Tính đồng thuận và đoàn kết xã hội của XHDS khá cao, nhưng các tổ chức hoạt động còn phân tán, tính pháp lý chưa đủ và cần thiết”. [16]

Vậy, cái sắc thái  “…không mang tính đối kháng trong nó và với nhà nước… đồng thuận và đoàn kết…” của các tổ chức này là do thế kẹt “chỉ đâu ăn nấy” hoặc “chỉ đâu đánh nấy”, theo chiều dọc của “Đảng ta”, từ đỉnh cao rớt xuống, chỉ là hình thức Xã Hội Dân Sự giả. [17]

Do đó, chúng tôi đề nghị với quý biên khảo gia kể từ nay nên gạt bỏ thuật ngữ Xã Hội Dân Sự [XHDS] đối với các “hội ma” này tại Việt Nam, mà nên đặt các tổ chức “GONGO” [vào thực trạng của nó, mà chúng tôi mạn phép tạo một thuật ngữ mới là “Xã Hội Đảng Sự” [XHĐS], dịch ra tiếng Anh-Mỹ là “Nomenklatura Society”,[18] cho thuận lý, thuận cảnh, vừa “logic”[sic]/thuần lý, vừa hợp thời trang, hợp đảng, hợp cán, vì XHĐS đó, từ mấy chục năm nay chỉ là loại Xã Hội điếu đóm, nhem nhuốc, dần dà lột xác thành Xã Hội Mafia đỏ ăn chia, ăn đủ hàng họ, đất đai, vàng bạc, rác rưởi.  Không đảng viên nào dám chê. Nhất chí![sic]

Vai Trò Thực Thi Dân Chủ

Trên thực tế, các nhà cầm quyền cộng sản rất e ngại sự hình thành thực sự, đúng nghĩa của XHDS, vì coi “khối thế lực thứ ba” — độc lập, tự chủ, tự quyết — này dễ gây trở ngại cho chính sách công quyền một chiều, độc đoán, toàn trị của họ.

Ngày hôm nay, những ai có lương tri và lương tâm đều công nhận rằng XHDS, với “Vốn Xã Hội” [Social Capital] và đặc tính văn hoá tân xã hội, đã

  • một mặt tạo dựng sức mạnh liên đới phát huy và bảo trọng nền dân chủ chân chính,
  • mặt khác tiếp tục tìm phương thức giảm thiểu xung đột, va chạm, mâu thuẫn, đối kháng trong xã hội.

Cái ưu điểm của XHDS là tính cách năng động của các tổ chức dân sự tự nguyện trong việc

  • ảnh hưởng, định hướng chính sách đối nội và đối ngoại;
  • thay đổi, phát huy đời sống kinh tế, xã hội, văn hoá giáo dục;
  • tăng cường mức độ an ninh trong nước và ngoài nước.

Hoa Kỳ đã chứng minh sự liên hệ kết sinh mật thiết giữa năng độ đa nguyên và đa dạng của XHDS với sự bảo trọng và phát huy của nền dân chủ hữu hiệu.  Đó là sự nẩy mầm dân chủ từ hạ tầng cơ sở [XHDS, từ ý dân, sáng kiến, yêu sách, đòi hỏi, khuyến cáo] lên tới thượng tầng cơ sở của hệ thống chính quyền [Nhà lập pháp, hành pháp, tư pháp] có trách nhiệm đối với dân, đối với đất nước.

Vai trò của XHDS nhấn mạnh vào việc phát huy và bảo trọng dân chủ bằng cách:

[a] thực thi giá trị của dân chủ đa nguyên, đa dạng;

[b] hội nhập bằng hoà giải giữa nhiều khía cạnh của một vấn đề, vì công ích và quyền lợi chung;

[c] bắt cầu giữa nhiều khối, nhóm, quyền lợi riêng rẽ, bằng cách nới rộng các vị thế tranh chấp, để cùng xây dựng một giải pháp ôn hoà khả chấp, khả thi chung;[19]

[d] giảm bớt mức độ quá khích của hành động và dùng lương tri để chuẩn định theo nhu cầu, quyền lợi và vị thế của dân;

[e] sử dụng tối đa các phương thức và kinh nghiệm sẵn có trong nước và trên toàn cầu về đường lối và kỹ thuật tranh đấu xây dựng dân chủ, kiến tạo hoà bình;

[f] liên kết với những thế lực song hành, cùng sứ mạng, cùng mục tiêu, mà cứu cánh là dân, là nhân loại;

[g] gây vốn xã hội bằng giải pháp hài hoà, công minh, công bằng;

[h] gây vốn điều hành và tạo niềm tin về mặt kỹ thuật của từng dự án xây dựng dân chủ.

Những thập nguyên gần đây, theo gương thế giới tự do, một số quốc gia đã vươn lên từ truyền thống chuyên chế.  Năm 1998, Indonesia đã thoát khỏi tai ách độc tài của Suharto, sau khi ông ta bị dồn vào thế phải từ chức và bị truy tố về tội tham nhũng, với số tài sản phi pháp ước lương trên dưới 30 tỷ Mỹ Kim.  Ngày hôm nay, Indonesia hưởng một chế độ cởi mở hơn, nhờ có tác động của các cơ sở XHDS, mỗi lúc mỗi phát khởi và liên kết chặt chẽ.

Nhờ có sự phát động của nhiều cơ sở XHDS tại Ethiopa, Quốc Hội trở thành đa nguyên, nên đã chuyển hướng, đòi hỏi chính phủ Mặt Trận Cách Mạnh Ethopia [Ethopian People’s Revolutionary Front] phải chấm dứt kiểm duyệt báo chí và bắt bớ nhà báo ủng hộ sinh hoạt của XHDS trong nước.  Đó cũng là thành quả của hành động dân chủ hoá, qua hiện tượng đôn đốc thay đổi từ dưới lên,[20] từ lòng dân khởi nghĩa.

Trong cùng giai đoạn từ 1998 tới 2004, chúng ta cũng đã chứng kiến vai trò năng động của XHDS tại Georgia, Ukraine, Slovakia, Croatia, Serbia trong việc thực hiện những cuộc bầu cử tự do đưa tới hiện tượng dân chủ mỗi lúc mỗi sáng tỏ tại những xứ sở này.

Và sau những cuộc bầu cử trên, XHDS vẫn phải tiếp tay với chính quyền để đa trạng hoá sự tham dự của công dân có sáng kiến xây dựng vào guồng máy quản trị đất nước chung.  Vận động thường xuyên “giữa những cuộc bầu cử” mới thực sự đo lường năng lực tất yếu của XHDS tại bất cứ chính thể nào muốn tham dự cuộc hành trình đưa tới tự do dân chủ, thịnh vượng, an sinh.

Ngay tại các quốc gia mà chế độ chuyên chế còn tồn tại dưới hình thức “dân-chủ-tiêu-cực/vô-hiệu”,[21] “dân chủ kìm kẹp”,[22] hay“dân-chủ-không-tự do”[23] như tại Việt Nam, XHDS chân chính vẫn là giải pháp cần thiết đưa tới công thức dân chủ hoá, đem lại thịnh vượng và an ninh cho xứ sở, cho toàn vùng lân cận.  Vì dân chủ chỉ có thể thực hiện toàn vẹn khi mọc mầm từ tự do, từ sáng kiến và nghị lực toàn dân làm nền tảng, vốn liếng.

Nhưng mượn vốn [xã hội] thì phải trả lại cho sòng phẳng, cho cân đối, cả vốn lẫn lời.

Nếu ngoan cố đòi tất cả “của” dân mà không hành đồng cho dân, vì dân… là thứ chính sách ăn quỵt, ăn không, ắt không lâu bền, cũng có lúc mất cả vốn [ăn cướp] lẫn liếng [ăn có], “mất cả chì lẫn chài”, để cùng xụp đổ theo đà phá sản tập thể, từ đảng tới cán.

Hãy sớm cảnh tỉnh trả lại chính nghĩa dân chủ trong không gian xã hội dân sự trên mảnh đất Việt Nam. Xin đừng để quá muộn.  Vì khi tới đường cùng, bất kham, toàn dân như dòng nước lũ sẽ phá đê, xô đập, thì không biết giới lãnh tụ bạo quyền CSVN có kịp thời bỏ thế, bỏ của chạy thoát thân?

Lưu Nguyễn Đạt, PhD, LLB/JD, LLM
Michigan State University

[1] Civil Society

[2] Entity [entities]: (1) being or existence, esp. when considered as distinct, independent, or self-contained: He conceived of society as composed of particular entities requiring special treatment. (2) Something that exists as a particular and discrete unit: Persons and corporations are equivalent entities under the law

[3] NPO [Non-Profit-Organizations]/NFPO [Not-for-Profit Organization]

[4] NGO [Non-governmental organizations]

[5] Voluntary or non-profit sector of an economy; EX.: ”intermediary space between business and government where private energy can be deployed for public good.” Also called tertiary sector

[6] Economical Market

[7] Investment capital

[8] Corporate social responsibility (CSR, also called corporate conscience, corporate citizenship, social performance, or sustainable responsible business/ Responsible Business)

[9] State

[10] Amendment I, (1791)

[11] Hiến Pháp Hoa Kỳ [1787]

[12] «Congress shall make no law respecting an establishment of religion, or prohibiting the free exercise thereof; or abridging the freedom of speech, or of the press; or the right of the people peaceably to assemble, and to petition the Government for a redress of grievances.” [Amendment I, (1791)].

[13] Public interests.  “IRS document P557”. http://www.irs.gov/pub/irs-pdf/p557.pdf. Retrieved 2008-08-27.

[14] The Charities Act 2006 provides the following list of charitable purposes:

  1. the prevention or relief of poverty
  2. the advancement of education
  3. the advancement of religion
  4. the advancement of health or the saving of lives
  5. the advancement of citizenship or community development
  6. the advancement of the arts, culture, heritage or science
  7. the advancement of amateur sport
  8. the advancement of human rights, conflict resolution or reconciliation or the promotion of religious or racial harmony or equality and diversity
  9. the advancement of environmental protection or improvement
  10. the relief of those in need, by reason of youth, age, ill-health, disability, financial hardship or other disadvantage
  11. the advancement of animal welfare
  12. the promotion of the efficiency of the armed forces of the Crown or of the police, fire and rescue services or ambulance services
  13. other purposes currently recognised as charitable and any new charitable purposes which are similar to another charitable purpose.

[15] A government organized non-governmental organization (GONGO) is a non-governmental organization that may have been set up by a government to look like an NGO in order to qualify for outside aid or mitigate specific issues related to in-country work or international relations. Often, GONGOs are set up by undemocratic governments to maintain some level of control of the GONGO’s personnel, purpose, operation or activities. This control is often not seen in a positive light, as it filters the spirit of an NGO through a government’s intentions, leaving it open to the issues (complications, corruption, non-democratic action, etc.) that may be embedded in the host government [Wikipedia]

[16] Ts. Hồ Bá Thâm – Viện Nghiên Cứu Phát Triển Tp. Hcm, Xã Hội Dân Sự, Tính ĐặcThù Và Vấn Đề ở Việt Nam

[17] Hình thức Xã Hội Dân Sự giả tạo ấy chính là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cái ô-du bán-chính-quyền, bao gồm trên 30 tổ chức khác nhau:

  1. Đảng Cộng sản Việt Nam
  2. Quân đội nhân dân Việt Nam
  3. Tổng liên đoàn lao động Việt Nam
  4. Hội nông dân Việt Nam
  5. Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh
  6. Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam
  7. Hội cựu chiến binh Việt Nam
  8. Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam
  9. Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật Việt Nam
  10. Liên hiệp các tổ chức hòa bình, đoàn kết hữu nghị Việt Nam
  11. Hội luật gia Việt Nam
  12. Hội liên hiệp thanh niên Việt Nam
  13. Hội nhà báo Việt Nam
  14. Hội chữ thập đỏ Việt Nam
  15. Tổng hội y dược học Việt Nam
  16. Hội Đông y Việt Nam
  17. Hội khoa học lịch sử Việt Nam
  18. Ủy ban đoàn kết Công giáo Việt Nam
  19. Giáo hội Phật giáo Việt Nam
  20. Tổng hội thánh Tin Lành Việt Nam
  21. Hội người mù Việt Nam
  22. Hội làm vườn Việt Nam
  23. Hội đồng liên minh các hợp tác xã Việt Nam
  24. Hội sinh vật cảnh Việt Nam
  25. Hội dân số và kế hoạch hóa gia đình Việt Nam
  26. Hội người cao tuổi Việt Nam
  27. Hội bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi Việt Nam
  28. Hội khuyến học Việt Nam
  29. Hội châm cứu Việt Nam
  30. Hội liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài
  31. Phòng thương mại và công nghiệp
  32. Hội nạn nhân chất độc da cam – dioxin (4)

[18] The nomenklatura (Russian: номенклату́ра, Russian pronunciation: [nəmʲɪnklɐˈturə], Latin: nomenclatura) were a category of people within the Soviet Union and other Eastern Bloc countries who held various key administrative positions in all spheres of those countries’ activity: government, industry, agriculture, education, etc., whose positions were granted only with approval by the communist party of each country or region. Virtually all were members of the Communist Party.

[19] build consensus and strengthen the moderate middle ground

[20] “making change from the bottom up”

[21] “feckless democracy”

[22] “control democracy”

[23] “illiberal democracy”

 

Thư số 67b gởi Người Lính Quân Đội Nhân Dân Việt Nam.

Phạm Bá Hoa

Trước khi vào chuyện.

Song song với các cơ quan hành chánh Hoa Kỳ và Australia công nhận quốc kỳ truyền thống Việt Nam chúng tôi trong Thư số 66b. Lá quốc kỳ nền vàng ba sọc đỏ chúng tôi cũng xuất hiện nhiều nơi trên thế giới trong những trường hợp khác nhau nhưng ý nghĩa vẫn là một: “Cùng dựng lại quốc kỳ truyền thống Việt Nam bằng những cách khác nhau trong Thư số 67a. Sau lá quốc kỳ truyền thống,  Thư số 67b này sẽ giúp Các Anh nhìn thấy sức mạnh tinh thần cũng là sức mạnh chính trị của Cộng Đồng Việt Nam chúng tôi, khi nhìn vào tội ác kinh hoàng của các nhóm lãnh đạo Việt Cộng từ sau tháng 4/1975 đến cuối thế kỷ 20, ngang qua những Tượng Đài Tượng Niệm Thuyền Nhân & Bia Tưởng Niệm Thuyền Nhân đã chết trong rừng sâu và trên biển cả, khi chấp nhận vượt lên sự chết để tìm sự sống cho chính mình và cho những thế hệ tương lai, dù sự sống rất mong manh trên hành trình chạy trốn! Nguyên nhân duy nhất, là: “Không thể sống dưới sự cai trị của lãnh đạo Việt Cộng với bản chất độc tài toàn trị, cộng thêm lòng thù hận, lại kèm theo lòng tham vô hạn của họ”.

Các Anh hãy nhớ rằng, chưa bao giờ trên thế giới có sự kiện người dân từ các quốc gia Dân Chủ Tự Do chạy sang các quốc gia cộng sản độc tài xin tị nạn chính trị, chỉ có người dân từ các quốc gia cộng sản độc tài ào ạt chạy sang các quốc gia Dân Chủ Tự Do xin tị nạn chính trị. Riêng tại Việt Nam:

Thứ nhất. Trong vòng 300 ngày từ khi Hiệp Định Đình Chiến 20/7/1954 có hiệu lực, đã có 868.672 người từ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ào ạt chạy vào nước Việt Nam Cộng Hòa dân chủ tự do tị nạn. Từ năm 1954 đến năm 1956, có thêm 102.861 người trốn khỏi phần đất cộng sản vào phần đất tự do Việt Nam Cộng Hòa chúng tôi tị nạn. Cộng chung là 971.533 người. Đó là cuộc bỏ phiếu bằng chân lần 1 “bầu chọn” chế độ Dân Chủ Tự Do.

Thứ hai. Trong những ngày hỗn loạn cuối tháng 4 năm 1975, khoảng 150.000 người di tản  sang Hoa Kỳ tị nạn. Tiếp theo là tài liệu của Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc công bố năm 2000, theo đó thì trong vòng 20 năm kể từ sau khi Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đánh chiếm Việt Nam Cộng Hòa ngày 30/4/1975, đã có 839.200 người vượt biên vượt biển đến tị nạn chính trị tại 91 quốc gia tự do khắp Đông Tây Nam Bắc địa cầu, và Liên Hiệp Quốc ước lượng khoảng 400.000 đến 500.000 người đã chết mất xác trên biển và trong rừng, trên đường chạy trốn cộng sản! Lại cuộc bỏ phiếu bằng chân lần 2 “bầu chọn” chế độ Dân Chủ Tự Do.

Và xin hiểu rằng, nhóm chữ “quốc kỳ truyền thống” hay quốc kỳ Việt Nam” hay “quốc kỳ chúng tôi” trong Thư này là quốc kỳ Việt Nam nền vàng ba sọc đỏ.

Phần một. Tượng Đài Tưởng Niệm Thuyền Nhân

Tượng Đài Tưởng Niệm Thuyền Nhân, là biểu tượng góp phần lưu giữ chứng tích tội ác của lãnh đạo Việt Cộng tại hải ngoại, và khi triệt tiêu chế độ cộng sản (Việt Cộng) thì dân tộc Việt sẽ xây dựng nhiều tượng đài khác nhau, tiêu biểu nhiều góc cạnh tội ác khác nhau của họ trên quê hương Việt Nam.

  1. Tượng đài tại Ottawa, Canada.

Ngày 30/4/1995, Liên Hội Người Việt Tị Nạn tại Canada, đã long trọng khánh thành tượng đài Tưởng Niệm Thuyền Nhân Việt Nam tại Ottawa, với sự tham dự của rất đông đồng hương và nhiều nhân vật chánh quyền tại thủ đô Ottawa. Ngay sau bức tượng đồng Người Mẹ Bồng Con Thơ đang chạy trốn cộng sản, là những dòng chữ tưởng niệm, với bản đồ Việt Nam được bao tròn với nền vàng ba sọc đỏ.

Đại sứ Việt Cộng tại Canada đã phản đối mạnh mẽ ngay từ lúc Liên Hội Người Việt Canada bắt đầu. Đến những ngày trước khi Tượng Đài được khánh thành, họ vẫn liên tục vận động với Liên Hội Người Việt và Uỷ Ban Thực Hiện Tượng Đài, để xóa bỏ hình bản đồ Việt Nam được bao tròn bởi nền vàng ba sọc đỏ, đến những dòng chữ tưởng niệm, nhưng khi Tiến Sĩ Lê Duy Cấn yêu cầu viết thành văn những yêu cầu đó thì ông mới có yếu tố thảo luận, thì họ im lặng. Nghĩa là những viên chức trong tòa đại sứ Việt Cộng chỉ nói miệng chớ không dám dùng văn thư. Phía Ủy Ban Thực Hiện hoàn toàn giữ nguyên tất cả những gì ghi trong dự án. Liên Hội Người Việt và Ủy Ban Thực Hiện Tượng Đài, đã thắng một cách vẻ vang, trong khi Việt Cộng cố gắng vận động với chánh phủ Canada nhưng họ đã thất bại từ đầu đến cuối. Và sự kiện này đã dẫn đến tình trạng lạnh nhạt trong bang giao giữa Canada với Việt Cộng trong một thời gian.

  1. Tượng đài tại Melbourne, Australia.

Sau hơn hai năm vận động và thực hiện, ngày 21/6/2008, ”Văn Khố Thuyền Nhân Việt Nam” tổ chức lễ khánh thành “Đài Tưởng Niệm Chiến Sĩ & Thuyền Nhân Việt Nam”  tại công viên Jensen, Melbourne, tiểu bang Victoria, Australia. Vì không có bài viết nên nhìn vào những tấm hình ước lượng khoảng 300 đồng hương và áng chừng 30 quan khách Australia tham dự. Cũng nhìn vào hình, tượng đài có hai cánh gắn liền nhau như tượng trưng hai cánh buồm đặt trên nền có dạng chiếc ghe. Chi phí 70.000 Úc kim do đồng hương đóng góp (tôi có xin thêm tin tức, nhưng không nhận được gì thêm).

  1. Tượng đài tại Montréal, Canada.

Ngày 21/6/2008, Hội Bảo Vệ Di Sản Việt Nam và Ủy Ban Xây Dựng Tượng Đài đã tổ chức lễ khánh thành “Đài Tưởng Niệm Chiến Sĩ & Tưởng Niệm Thuyền Nhân Việt Nam” tại Montréal, Canada, với khoảng 400 đồng hương và đại diện các cơ quan thuộc thành phố Montreal cùng quan khách tham dự. Bắt đầu với nghi thức rước quốc quân kỳ Việt Nam và quốc kỳ Canada. Sau lời tường trình của ông Ngô Anh Võ, Chủ Tịch Hội Bảo Vệ Di Sản Việt Nam kiêm Trưởng Ban Xây Dựng Tượng Đài, Hòa Thượng Thích Tâm Châu và Đức Ông Pierre Vlanchard Giáo Phận Montreal, cùng kéo tấm vải phủ bên trên thì “Tượng Đài Tưởng Niệm Chiến Sĩ & Thuyền Nhân” từ từ hiện ra với sự xúc động của đồng hương hòa trong tiếng vỗ tay kéo dài của mọi người có mặt, làm cho rừng cờ vàng trên những cánh tay luôn luôn lay động. Tượng đài gồm 3 phần liền nhau: Bên trái là quốc kỳ Việt Nam, chính giữa là một Chiến Sĩ cầm súng với thế ngồi phảng phất Tượng Thương Tiếc Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa, và phần bên phải có hình chiếc thuyền bé bỏng giữa biển khơi! Thời gian thực hiện tượng đài là 18 tháng kề từ buổi họp quyết định thực hiện công trình, với chi phí ước tính 75.000 gia-kim do đồng hương chung góp, nhưng khi hoàn tất lên đến 100.000 gia kim.

  1. Tượng đài tại Hamburg, Germany.

Ngày 12/09/2009, khoảng 1.200 người trong Cộng Đồng Việt Nam tị nạn cộng sản từ Pháp, Hòa Lan, Na Uy, Đan Mạch, và từ nhiều thành phố trên lãnh thổ Cộng Hòa Liên Bang Đức đổ về hải cảng Hamburg, dự lễ khánh thành tượng đài tưởng niệm Thuyền Nhân. Trong số đông quan khách Đức, có: Bộ Trưởng Nội Vụ Liên Bang Wolfgang Schauble, ông Franz Muentefering, Chủ Tịch đảng đối lập. Ông chủ tịch đảng Dân Chủ Xã Hội Đức. Đại diện của ông Arnold Vaatz, phó chủ tịch nhóm Dân Biểu hạ viện liên bang. Ông Barmberger, Bộ Trưởng Tư Pháp tiểu bang Rheinland Pfalz. Bà Prof.Dr.Karin von Welck, Bộ Trưởng Văn Hóa tiểu bang Hamburg. Ông Freimut Duve, nguyên đặc trách viên cho Tự Do Truyền Thông. Đặc biệt, Bộ Trưởng Kinh Tế & Lao Động & Giao Thông tiểu bang Niedersachsen là người Đức gốc Việt, tiến sĩ Philipp Roesler, đại diện cho Thống Đốc tiểu bang, đã đọc diễn văn trong buổi lễ trang trọng này (Tháng sau đó, ông được cử giữ chức Bộ Trưởng Y Tế Đức Quốc).

Theo ông Nguyễn Hữu Huân, Hội Trưởng Hội Xây Dựng Tượng Đài, khởi sự từ 3 năm trước, nhưng  gặp khó khăn từ cơ quan chánh quyền buộc phải thay đổi hình thức tượng đài. Sau những lần vận động với các viên chức và trình bày những cố gắng tối đa của Cộng Đồng tị nạn, đã được chánh phủ Đức chấp thuận dự án nguyên thủy. Về tài chánh do Cộng Đồng tị nạn tại Đức chung góp, còn có danh sách ân nhân bên ngoài  Đức quốc, đặc biệt là nhóm thân hữu từ Hoa Kỳ do nhà văn Đào Vũ Anh Hùng đại diện chung góp. Ông Huân tâm sự: “Tôi rất cảm động về sự ủng hộ của nhiều nhà chính trị người Đức. Đây là công sức do tất cả bà con đóng góp. Rất nhiều bà con lái xe từ xa đến đây chiều hôm qua.

Tượng đài là quyển sách bằng đồng đặt trên trụ đá hoa cương trong khuôn viên rnột khu vườn nhỏ 7m x 5m tại hải cảng Hamburg (Ueberseebruecken). Bà Thủ Tướng Angela Merkel có thư vinh danh hoạt động của Ủy Ban Cap Anamur. “Tưởng niệm các đồng hương tị nạn cộng sản đã bỏ mình trên đường tìm tự do” là một phần trong nội dung Việt ngữ trên trang sách đang mở ra, viết bằng tiếng Việt, tiềng Đức, và tiềng Anh. Hàng chữ nổi tri ân Tiến Sĩ Rupert Neudeck, người sáng lập chương trình Cap Anamur và thuê 3 chiếc tàu vận tải từ tháng 09/1979 đến tháng 07/1987, đã vớt được 11.300 Thuyền Nhân Việt Nam và được chánh phủ Đức tiếp nhận định cư (trích e-mail từ địa chỉ <lochuong65…> ngày 16/09/2009).

Điều đáng chú ý là các viên chức cùng tên đại sứ Việt Cộng tại Berlin, Germany, nhân danh nhà ngoại giao đại diện cho chánh phủ của chúng, áp lực với Thống Đốc tiểu bang Hamburg đục bỏ nhóm chữ “tị nạn cộng sản” trên quyển sách bằng đồng. Nhờ có Tiến Sĩ Neudeck -ân nhân của Thuyền Nhân Việt Nam- can thiệp mạnh nên Việt Cộng thất bại hoàn toàn (trích e-mail ngày 25/10/2009 của Alpha Lê Thanh Tùng từ Germany).

  1. ợng đài tại Nam California, Hoa Kỳ.

Theo thông tín viên Hà Giang của đài RFA, với sự hiện diện của hơn 1.000 đồng hương và một số viên chức chánh quyền địa phương, tượng đài Tưởng Niệm Thuyền Nhân được khánh thành trọng thể ngày 25/04/2009 trong khuôn viên nghĩa trang Westminster, Nam California. Theo ông Jeff Gibson, Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị Nghĩa Trang, khu đất dành cho tượng đài trị giá hơn 1.000.000 mỹ kim để bày tỏ lòng quí mến Cộng Đồng Việt Nam tại đây. Trước đó, Hội Đồng thành phố Westminster đã ra “Nghị Quyết 4228 công nhận tượng đài Tưởng Niệm Thuyền Nhân là biểu tượng tự do của Cộng Đồng Việt Nam và tưởng nhớ những người đã bỏ mình trên biển”.

Tượng đài gồm 4 người trong một gia đình trên chiếc thuyền mong manh do điêu khắc gia Võ Hồng Kiệt thực hiện, đặt trên mặt hồ nước nhân tạo. Người Vợ với nét tuyệt vọng, quỳ gối, tay ôm đứa con thiêm thiếp, tay kia như đang tìm nơi bám víu trên khoảng không, trong khi người Chồng vừa cuối nhìn Vợ con vừa đưa tay đỡ lưng Mẹ già đang mệt lã, mặt ngửa lên không trung với đôi mắt nhắm nghiền như đang cầu nguyện. Chung quanh cụm tượng đồng là 54 phiến đá tượng trưng 54 chiếc thuyền đã tan biến trong lòng biển. Bề mặt các phiến đá có khắc tên hơn 6.000 nạn nhân, những người “trốn cộng sản độc tài bằng cách vượt biển tìm dân chủ tự do” đã chết trên biển cả mênh mông! (Tên các nạn nhân do thân nhân cung cấp).

Theo Ban Tổ Chức lễ khánh thành, tượng đài này là một công trình do nhà thơ nhà báo Thái Tú Hạp & Ái Cầm, tiêu biểu một gia đình Thuyền Nhân đã sống sót khi cái chết kề cận! Theo lời ông Hạp, sau khi ra khỏi trại tập trung của cộng sản vào năm 1980, ông đưa gia đình vượt biển. Khi tàu chạy gần đảo Hải Nam  bị cơn bão dữ dội đánh giạt vào một đảo hoang và tàu bị bễ, 13 người chết trong số hơn 200 người trên tàu. Với hình ảnh đó, ông bà Thái Tú Hạp và một số bạn đồng hành tâm nguyện, không bao giờ quên những người đã nằm lại nơi đây cũng như những nơi khác trên đường tìm tự do.

6 Tượng đài tại Pháp.

Ngày 12/9/2010, Cộng Đồng Việt Nam tị nạn cộng sản tại Pháp đã khánh thành Tượng Đài “Niềm Ước Mơ Của Mẹ” tại Bussy Saint Georges, một thành phố cách Paris khoảng 30 cây số, dưới sự chủ toạ của ông Hugues Rondeau, Thị Trưởng thành phố Bussy Saint Goerges, và bà Nghị Sĩ Chantal Brunel, vùng Seine et Marne. Vị trị chính xác của tượng đài là ngã tư  trong trung tâm thành phố, có tên gọi là Rond Point de Saigon – Bùng Binh Sài Gòn-  Khoảng 300 bà con trong Cộng Đồng và quan khách người Pháp tham dự.

Tượng “Niềm Ước Mơ Của Mẹ”, là hình ảnh Người Mẹ với tà áo dài lộng gió, hai tay bồng con đưa lên cao với ý nghĩa  hướng về tương lai trong ánh sáng tự do, được nhà điêu khắc Vũ Ðình Lâm thực hiện, mang dáng vấp sự tích văn hóa Việt Nam. Bệ tượng đài có ghi dòng chữ trên trụ đá hoa cương::

En Hommage A La France,

Terre d’Asile Pays des Droits de l’Homme

En Mémoire Des Boat People Vietnamiens Depuis 1975
Được anh Chủ Tịch Tổng Hội Sinh Viên Paris, tạm dịch:

Ghi Ơn Nước Pháp, Xứ Đón Nhận Người Tị Nạn

Quốc Gia Của Nhân Quyền,

Tưởng Nhớ Các Thuyền Nhân Việt Nam Tử Nạn Từ 1975

  1. Tượng đài tại Brisbane, Australia.

Ngày 2/12/2012, khoảng 450 quan khách và đồng hương Việt Nam tị nạn cộng sản tham dự khánh thành tượng đài Tưởng Niệm Thuyền Nhân tại công viên Captain Burke, Kangaroo Point, Brisbane, Queensland, Australia. Trong số quan khách có 1 Thượng Nghị Sĩ, 1 Dân Biểu liên bang, 1 Dân Biểu tiểu bang, Thị Trưởng thành phố Brisbane, và 4 Nghị Viên. Theo Bác sĩ Bùi Trọng Cường, Chủ Tịch Cộng Đồng Queensland, thì công trình này dự trù từ năm 2005 và phải vượt nhiều khó khăn mãi đến hôm nay mới đạt mục đích. Nữ Nghị Viên Helen Abrahams, là người hỗ trợ mạnh mẽ nhất, và nơi đặt tượng đài cũng do ông đề nghị và xin phép.

Ông Nguyễn Kim Đỉnh, Trưởng Ban Xây Dựng Tượng Đài, tóm lược về diễn tiến cùng những khó khăn trong công tác xây dựng. Buổi lễ khánh thành rất trang trọng và thật ý nghĩa với lời phát biểu của những vị khách đã ít nhiều  góp phần vào sự kiện hôm nay (trích e-mail từ địa chỉ BạchPhượng NguyễnThị ngày 2/12/2012).

  1. Tượng đài tại Olso, thủ đô Norway.

Ngày 13/6/2015 lúc 3 giờ chiều, Ủy Ban Xây Dựng Tượng Đài tổ chức lễ trao tặng “Tượng Đài Hoa Biển” cho chánh phủ và người dân Norway, nhất là  những vị Thuyền Trưởng đã từng vớt và giúp đỡ Thuyền Nhân Việt Nam. Tượng Đài Hoa Biển, do nhà điêu khắc Thor Sandborg thực hiện bằng loại thép đặc biệt, đặt trên chân đế giàn khoan dầu ngay trên mặt biển, trong khuôn viên Viện Bảo Tàng Hàng Hải Norway. Ông Đô Trưởng Olso FabianStang đến bằng chiếc xe đạp, bất chấp thư khiếu nại của tòa đại sứ Việt Cộng, ông tươi cười bước lên sân khấu trong tiếng vỗ tay của hơn 500 người tham dự. Sau khi chào quốc kỳ Norway và quốc kỳ Việt Nam nền vàng ba sọc đỏ, ông Đô Trưởng chánh thức nhận Tượng Đài Hoa Biển do Cộng Đồng Việt Nam tặng, ông đọc lời cầu nguyện và ném một cành hồng về hướng Tượng Đài Hoa Biển, để tưởng nhớ đến nhưng vong linh Thuyền Nhân đã không thể đến bến bờ Tự Do! Tiếp theo là cảnh mưa hoa xuống biển vô cùng xúc động! Cuối cùng, ông Nguyễn Đức Hóa, thay mặt Ủy Ban Xây Dựng Tượng Đài, cám ơn đại diện các Hội Đoàn từ khắp nơi trến đất nước Norway, và từ Australia, Pháp, và Bỉ, đến tham dự. Buổi lễ chấm dứt lúc gần 4 giờ chiều

Trước đó -ngày 20/5/2015- Lê Thị Tuyết Mai, Đại sứ Việt Cộng tại Norway, gởi thư đến Thị Trưởng thủ đô Olso và các thành phố lớn của Norway, với lời lẽ không ngoại giao chút nào, và chẳng có chút thuyết phục nào cả:  (1) Phản đối dùng chữ “cộng sản” trong hàng chữ Việt trên bia Tượng Đài, vì chữ “cộng sản” hàm ý chính trị. (2) Thuyền Nhân trốn khỏi Việt Nam là trái phép để tìm cơ hội kinh tế, chớ chánh phủ chưa bao giờ đối xử tồi tệ với họ. Vậy là họ đã thất bại như đã từng thầt bại tại nhiều nơi khác. (trích trong e-mail <minh4639@yahoo.com> ngày 24/7/2015)

Phần hai. Bia tưởng niệm Thuyền Nhân

Bia Tưởng Niệm Thuyền Nhân, là biểu tượng góp phần lưu giữ chứng tích tội ác của lãnh đạo Việt Cộng tại hải ngoại, và khi triệt tiêu chế độ cộng sản (Việt Cộng) thì dân tộc Việt sẽ xây dựng nhiều Bia Tưởng Niệm khác nhau, tiêu biểu những góc cạnh tội ác khác nhau của họ trên quê hương Việt Nam

  1. Bia tưởng niệm trên đảo Galang và đảo Bidon.

Tháng 3 năm 2005, khoảng 150 đồng hương trong Cộng Đồng Việt Nam tị nạn cộng sản từ Australia, Canada, Hoa Kỳ, và Thụy Sĩ, cùng hội ngộ tại Malaysia và Indonesia để thăm lại khoảng 300 ngôi mộ của những thân nhân hoặc bạn đồng hành đã vượt thoát chế độ cộng sản độc tài trên hành trình tìm tự do, nhưng đã nằm lại nơi đây! Cũng để cùng nhau dựng hai bia trên đảo Galang (Indonesia) bằng bê tông cốt sắt. Cao 1 thước, ngang 0.7 thước, và dầy 0.03 thước.

Bia màu trắng là “Bia Tri Ân” với dòng chữ: “In appreciation of the efforts of UNHCR, the Red Cross & Indonesian Red Crescent Society and other world relief organizations, the Indonesian Government and people as well as countries of first asylum and resettlement. We also express our gratitude to the thousands of individuals who worked hard in helping the Vietnamese refugees. OVERSEAS VIETNAMESE COMMUNITIES, 2005”. Tri ân những nỗ lực của Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc, của Hồng Thập Tự và Hội Hồng Nguyện Nam Dương, cùng các tổ chức cứu trợ quốc tế khác, chánh phủ và nhân dân Nam Dương cũng như các quốc gia tạm dung và các quốc gia định cư. Chúng tôi cũng tri ân hằng ngàn người đã làm việc tận lực để giúp đỡ người tị nạn Việt Nam. CỘNG ĐỒNG VIỆT NAM HẢI NGOẠI, 2005.

Bia màu đen là “Bia Tưởng Niệm” với dòng chữ: “In commemoration of the hundreds of thousands of Vietnamese people who perished on the way to Freedom 1975-1996. Though they died of hunger or thirst, of being raped, of exhaustion or of any other case, we pray that they may now enjoy lasting peace. Their sacrifice will never be forgotten. OVERSEAS VIETNAMESE COMMUNITIES, 2005”. Tưởng niệm hằng trăm ngàn người Việt Nam đã bỏ mình trên đường tìm tự do 1975-1996. Dù Họ chết vì đói khát, vì bị hãm hiếp, vì kiệt sức, hay vì bất cứ lý do nào khác, chúng ta hãy cùng cầu nguyện để Họ được an nghỉ cõi vĩnh hằng. Sự hi sinh của Họ sẽ không bao giờ bị lãng quên. CỘNG ĐỒNG VIỆT NAM HẢI NGOẠI, 2005.(trích bài của ông Nguyễn Duy An, 2008)

Một bia khác trên đảo Bidon (Malaysia) có kích thước: ngang 1.0 thước và cao 3.0 thước, do công ty Bold Express của Singapore làm trung gian và công ty Bida thực hiện.

Theo báo Jakarta Post ngày 20/6/2005 tại thủ đô Indonesia, ông Trần Đức Lương, Chủ Tịch nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, đã yêu cầu Tổng Thống Indonesia (ông Susilo) khẩn cấp phá bỏ bia tưởng niệm trên đảo Pulau Galang vì đã xúc phạm đến Việt Nam. Nhân viên bảo trì công viên, ông Mursidi nói với phóng viên rằng: “Lệnh phá bỏ bia tưởng niệm phải thực hiện ngay tức khắc, đến mức phải dựng mái lều dưới cơn mưa trong đêm tối, để làm công việc đục bỏ phần có những hàng chữ trên bia.” Còn Anne Oh, người điều hợp công ty Bold Express cho biết: “Chánh phủ cộng sản Việt Nam không chỉ đòi phá bỏ bia tưởng niệm tại Galang, mà họ còn đòi phá bỏ bia trên đảo Bidong bên Malaysia nữa”.

Hành động của lãnh đạo Việt Cộng chứng tỏ họ rất sợ những chứng tích nói lên tội ác của họ, dù chứng tích đó thể hiện qua những hình tượng nào ở bất cứ nơi đâu, nhưng cả cái Bộ Chính Trị của Việt Cộng, không bao giờ và cũng không thể nào phá bỏ được những chứng tích tội ác của họ trong mỗi người Việt Nam không cộng sản. Hơn thế nữa, mỗi người Việt Nam tị nạn cộng sản là “tấm bia sống” tố giác vô vàn tội ác của nhóm lãnh đạo Việt Cộng!

  1. Bia tưởng niệm tại Genève, Thụy Sĩ.

Nguồn tin từ e-mail Diễn Đàn Nước Việt do Thanh Thảo tường trình. Ngày 9/2/2006, Cộng Đồng Viêt Nam ở Thụy Sĩ đã tập trung về thành phố Grand Saconnex, Genève, dự lễ khánh thành Bia Tưởng Niệm Thuyền Nhân. Buổi lễ dưới quyền chủ tọa của bà Elizabeth Boehler, Thị Trưởng thành phố Grand  Saconnex, và là Phó Chủ Tịch đảng Parti Radical thành phố Genève. Bia Tưởng Niệm đặt trong khuôn viên Campagne du Château Pictet, một khung cảnh thanh tịnh, yên lành.

Nhà báo Thierry Oppikofer, Chủ Tịch Ủy Ban Thụy Sĩ – Việt Nam, đã ca ngợi sự hỗ trợ mạnh mẽ của ông Michel Rossetti cựu Thị Trưởng thành phố Genève, và ông Pierre Marti, cựu Chủ Tịch Hội Đồng thành phố Genève. Ông Trần Hữu Kinh, Chủ Tịch Hội Cựu Quân Nhân Việt Nam Cộng Hòa, thay mặt Cộng Đồng Việt Nam cảm tạ chánh quyền thành phố Genève đã nhiệt tình giúp đỡ Thuyền Nhân Việt Nam tị nạn cộng sản. Sự kiện đặt Bia Tưởng Niệm hôm nay, thể hiện lòng nhân ái của chánh quyền và nhân dân Thụy Sĩ đối với Cộng Đồng Việt Nam. Bà Thị Trưởng Elizabeth Boehler, bày tỏ lòng ngưỡng mộ những sự hi sinh của những người Việt Nam can đảm trên đường tìm tự do.

Sau phần nghi lễ, bà Thị Trưởng cùng ông Chủ Tịch Hội Cựu Quân Nhân Việt Nam, kéo tấm màn phủ tấm Bia Tưởng Niệm. Do sự kiện Bia Tưởng Niệm tại Insonesia và Malaysia bị  phá bỏ theo yêu cầu của lãnh đạo Việt Cộng, nên Bia Tưởng Niệm này giữ theo hình thức của hai bia đó. Bia tưởng niệm và cây tùng được đặt trên một khung sỏi theo khung hình chiếc ghe. Những viên sỏi lớn tượng trưng cho sóng biển, tấm bia tượng trưng cho cánh buồm, cây tùng tượng trưng cho cột buồm. Cây tùng còn tượng trưng cho những người trẻ Việt Nam và Thụy Sĩ có gốc rễ ở nước này, sẽ mãi mãi không quên những người đã chết vì lý tưởng tự do, và thảm trạng này là khởi điểm của sự hình thành Cộng Đồng Việt Nam tại Thụy Sĩ.

Bia làm bằng đá cẩm thạch đen, một bên là Anh ngữ “In memory of the exodus of the Boat People through out the world 1975-2005. The Vietnamese refugees are grateful to Switzerland and to the host countries. We are happy  to live in a space of peace, freedom, and democracy. Vietnam, land of our ancestors, will forever be in our heart”. Và một bên là Pháp ngữ“En souvenir de l’ exode des boat-people dans la monde 1975-2006. Les réfugie’s Vietnamiens remercient Liège, la Belgique, et les pays d’accueil. Nous sommes heureux de vivre dans cet espace de paix, de liberté, et démocratie. Le Vietnam, pays de nos ancêtres, restera à jamais dans nos coeurs”. Được dịch ra Việt ngữ như sau: “Tưởng niệm cuộc ra đi của những Thuyền Nhân trên thế giới 1975 – 2005. Người Việt tị nạn chân thành cám ơn Thụy Sĩ và các nước tiếp cư, đã giúp cho chúng tôi được sống hạnh phúc trong hòa bình, tự do, và dân chủ. Chúng tôi sẽ mãi mãi không quên quê hương Việt Nam, mãnh đất ngàn đời của Tổ Tiên để lại”.

Viên chức tòa lãnh sự Việt Cộng tại đây đã can thiệp với chánh quyền Thụy Sĩ và thành phố Genève, nhưng tất cả sự can thiệp đều thất bại. Bia Tưởng Niệm này cách tòa lãnh sự của chúng chỉ 2 cây số, là cái gai trước mắt chúng nhưng chúng bó tay.

Sau lễ khánh thành, Bia Tưởng Niệm là món quà của Cộng Đồng Việt Nam tị nạn tặng cho thành phố Genève, và do Hội Đồng thành phố quản trị (trích e-mail AirQ136817@aol.com).

  1. Bia tưởng niệm tại Liège, Bỉ.

Nguồn tin từ e-mail của <Nguyen le Nhan Quyen>. Ngày 30/6/2006, Cộng Đồng Việt Nam tị nạn tại Bỉ đã tập trung tại Công Viên D’Avroy, thành phố Liège, tham dự lễ khánh thành Bia Đá Tưởng Niệm Thuyền Nhân. Công Viên D’ Avroy là nơi có “Monument de la Résistance” kỷ niệm những người Tây Ban Nha tị nạn Franco. Buổi lễ do thành phố Liège và Cộng Đồng Việt Nam tại Bỉ phối hợp tổ chức. Sau phần nghi lễ, ông Michel Firket Phó Thị Trưởng thành phố Liège, và ông Lê Hữu Đào Chủ Tịch Cộng Đồng Việt Nam, cùng kéo quốc kỳ Việt Nam nền vàng ba sọc đỏ phủ tấm Bia Tưởng Niệm.

Tổng quát thì Bia Tưởng Niệm này tương tự như Bia Tưởng Niệm ở thành phố Genève (Thụy Sĩ) đã khánh thành ngày 9/2/2006. Trên bia đá là chiếc thuyền đầy ấp người đang chông chênh trên sóng biển, với dòng chữ Pháp như sau: “En souvenir de l’ exode des boat-people dans la monde 1975-2006. Les réfugie’s Vietnamiens remercient Liège, la Belgique, et les pays d’accueil. Nous sommes heureux de vivre dans cet espace de paix, de liberté, et démocratie. Le Vietnam, pays de nos ancêtres, restera à jamais dans nos coeurs”. Sau đó, ông Paul Allard, thuyền trưởng tàu dầu Maaskroon, đã xúc động khi tường thuật sự kiện ông và thủ thủy đoàn đã vớt được 61 “Thuyền Nhân Việt Nam” trên chiếc tàu mong manh.

Cũng như nhiều nơi khác, cơ quan ngoại giao của Việt Cộng tại Bỉ đã can thiệp với Bộ Ngoại Giao và thành phố Liège, nhưng họ đã thất bại như đã thất bại tại Genève (Thụy Sĩ), tại Ottawa (Canada), tại Đức, tại Westminster (California, Hoa Kỳ), ..v..v…

  1. Bia tưởng niệm tại Hamburg, Đức quốc.

Lúc 12 giờ trưa ngày 14/10/2006, Ban Tổ Chức đã cử hành lễ khánh thành Bia Tưởng Niệm Thuyền Nhân tại nghĩa trang Oejendorf thành phố Hamburg, Cộng Hòa Liên Bang Đức. Hơn 200 quan khách Việt-Đức với sự có mặt của các vị Linh mục Andreas, Mục sư Nguyễn Văn Hiếu, các Sư cô Tuệ Đàm Hương, Tuệ Đàm Châu, Tuệ Đàm Giác, cùng đại diện các tổ chức  Đức và Việt: Các ông Carsten Siegfried, ông Braubach, ông Rehkopf, bà Winter, bà quả phụ Wangnik của Thuyền Trưởng Cap Anamur, ông Schwenke, ông Bekrater, ông Bùi Hoàng Thủy, ông Đặng Hữu Hào,  bà Nguyễn Thị Kiều Hạnh, ông Phạm Công Hoàng, ông Nguyễn Thanh Văn, ông Trần Văn Các, ông Đinh Kim Tân, và đài truyền hình NDR.

Sau nghi thức chào quốc kỳ Đức-Việt và phút mặc niệm, ông Quách Anh Trường, Chủ Tịch Hội Người Việt Nam tị nạn cộng sản tại Hamburg chào mừng quan khách, trình bày ý nghĩa Bia Tưởng Niệm Thuyền Nhân vì cộng sản tàn bạo độc ác mà bỏ mình trên biển cả, đồng thời cám ơn chánh phủ và nhân dân Đức cưu mang đùm bọc, vừa lưu lại chứng tích cho tuổi trẻ Việt Nam sinh sống nơi đây hiểu được nguyên nhân họ có mặt trên đất nước này. Sau nghi thức cắt băng khánh thành là nghi thức cầu nguyện của tôn giáo.

Ông Bà Ngũ Thời Trọng, được xem là người khai sinh công trình này, nhắc đến Ban Quản Trị Nghĩa trang Ohlsdorf và Oejendorf đã tặng 36 thước vuông đất trị giá 27.000 Euro. Nghệ nhân Hoàng Nhật Lục tác giả của tượng đài và điêu khắc trong 6 tuần lễ. Không thể không nhắc đến công sức của cựu Đại Tá Bùi Văn Mạnh và gia đình ông, và nhiều nhiều nữa. (trích e-mail buitrungturc87@yahoo.fr ngày 4 Nov 2006).

  1. Bia tưởng niệm tại San Jose, Hoa Kỳ.

Xóm chài Hải Nhuận, ven biển tỉnh Thừa Thiên với dân số khoảng 6.000 người, đã góp phần nhỏ nhoi vào con số khoảng 1.000.000 người Việt vượt biên đến định cư tại các quốc gia tự do, sau khi “để lại trên biển” khoảng 250.000 người. “Gia đình Hải Nhuận” nói chung, đang sống quây quần các thị xã Freemond, Hayward, phía bắc của San Jose, trong khi người dân đầu trên xóm dưới của Hải Nhuận định cự nhiều nơi trên thế giới, những vẫn giữ liên lạc thân tình với nhau, và xem Hải Nhuận San Jose như một trung tâm tại hải ngoại, và người phụ trách nhịp cầu liên lạc là ông Trương Công Thành, đã cùng gia đình 5 người vượt biển năm 1986. Câu chuyện Hải Nhuận trở thành bức tranh thu nhỏ của Cộng Đồng Người Việt hải ngoại. Vào thế kỷ 21, thế hệ thứ hai của Hải Nhuận đã trưởng thành tại các quốc gia tự do. Có những gia đình đoàn tụ. Có Boat People Hải Nhuận về kết hôn với người làng Hải Nhuận rồi đem nhau qua vùng đất tự do và có cả người Hải Nhuận qua du học được đón tiếp bởi người dân Hải Nhuận khắp thế giới. Cho đến 1 ngày…

Là ngày mà ông Trương công Thành và bà con Hải Nhuận muốn xây một mộ bia tưởng niệm cho chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa, và thuyền nhân Hải Nhuận. Bà con có tấm lòng nhưng không nhiều kinh nghiệm. Nghề chài thì thông thạo, vượt biên thì có kinh nghiệm, nhưng việc dựng bia tưởng niệm thì còn phải học hỏi rất nhiều. Nhóm Đại Diện Hải Nhuận đến với văn phòng nhà quàn xin đất để dựng bia trong nghĩa trang. Tài liệu phác họa là bia đá đen chữ trắng có 2 cánh buồm như ghe thuyền Hải Nhuận. Có cờ Việt Nam nền vàng 3 sọc đỏ. Có tên tất cả thuyền nhân Hải Nhuận đã hy sinh. Thảo luận về cách thực hiện, và cuối cùng được Ban Quản Trị Nghĩa Trang bèn đồng ý bán cho Hải Nhuận 1 khu đất ngay cổng chính. Hải Nhuận San Jose gởi tài liệu về Hải Nhuận trong nước làm Bia Tưởng Niệm, có cờ vàng ba sọc đỏ, có họ tên người Hải Nhuận đã chết, và có dòng chữ tưởng niệm chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh. Hải Nhuận trong nước cũng như Hải Nhuận hải ngoại đều phập phồng vì sợ Việt Cộng phát giác thì nguy to. Nhưng rồi tấm Bia Tưởng Niệm  lặng lẽ đến với Hải Nhuận San Jose trong niềm vui chung của Hải Nhuận khắp nơi..

Ngày 23/8/2015, buổi lễ khánh thành với hơn 200 người Hải Nhuận gồm hai ba thế hệ từ các nơi cùng đến San Jose tham dự. Nghi thức tôn giáo và nghi thức quân sự được thực hiện một cách trang trọng. Sự đoàn kết của thuyền nhân Hải Nhuận trên thế giới là tấm gương sáng. Tình quê hương của Hải Nhuận vượt Thái bình Dương là câu chuyện cần được kể lại. Điều quan trọng hơn hết là trong lòng người dân Hải Nhuận từ trong nước ra đến thế giới đều nhớ ngọn cờ vàng. Cờ của tự do. Tấm bia của họ hoàn tất trong nước gửi ra dựng tại hải ngoại, thực là một câu chuyện kỳ thú cần được biết đến. Rất có thể là lịch sử thuyền nhân suốt 20 năm khởi đi từ 1975 đến 1995, chưa có cộng đồng tị nạn nào quây quần dưới danh nghĩa một  làng mà thực hiện được công trình ý nghĩa như vậy. (trích bài viết của nhà văn Giao Chỉ Vũ Văn Lộc. San Jose, California)

Phần kết

Các Anh hãy nhìn lại lịch sử thế giới, hầu như chưa có trường hợp nào tên của một quốc gia không tồn tại mà quốc kỳ của tên quốc gia đó vẫn tồn tại một cách mạnh mẽ, tại những nơi có Cộng Đồng Việt Nam tị nạn cộng sản trên thế giới, như quốc kỳ truyền thống Việt Nam nền vàng ba sọc đỏ.

Với những Tượng Đài Tưởng Niệm Thuyền Nhân và những Bia Tưởng Niệm Thuyền Nhân, là chứng tích mạnh mẽ về tội ác kinh hoàng của các nhóm lãnh đạo Việt Cộng, sau khi nhuộm đỏ toàn cõi Việt Nam hồi tháng 4/1975, đã đẩy người dân váo tình cảnh phải vượt lên sự chết đề tìm sự sống! Sau nhiều cuộc phỏng vấn tại các trại tạm cư, thì Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc kết luận rằng “Cứ mỗi hai người đến bến bờ tự do thì một người chết mất xác!”  Chính vì vậy mà những vị lãnh đạo tại các địa phương, chẳng những sẳn lòng cung cấp địa điểm mà còn hỗ trợ tài chánh để chúng tôi thực hiện những Tượng Đài hoặc Bia Tưởng Niệm Thuyền Nhân Việt Nam.

Các Anh đừng quên rằng, tác giả Stéphane Courtois, trong quyển “Livre Noir du Communisme” (Sách đen về chủ nghĩa cộng sản), có đoạn: “… Vượt trên mức độ tội ác cá nhân, các chế độ cộng sản củng cố quyền hành bằng cách nâng việc tàn sát quần chúng lên hàng chính sách cai trị…. Sau đó, sự đàn áp thường ngày, sự kiểm duyệt mọi trao đổi tin tức, kiểm soát xuất nhập biên giới, trục xuất người ly khai… những ký ức về khủng bố tiếp tục đặt người dân trong tình trạng sợ hãi. Các quốc gia cộng sản đều trong qui luật này”.

Cũng đừng quên rằng,  Đức Đạt Lại Lạt Ma, nhà lãnh đạo tinh thần của Tây Tạng nói rằng: “Người cộng sản làm cách mạng không phải đem lại hạnh phúc cho người dân, mà họ làm cách mạng để buộc người dân đem hạnh phúc lại cho họ”.

Và hãy nhớ, “Tự do không phải là điều đáng sợ, mà là nền tảng cho sự thịnh vượng của đất nước. Không có dân chủ, không thể có sự trỗi dậy và phát triển bền vững. Và chính chúng ta phải tranh đấu, vì Dân Chủ Tự Do không phải là quà tặng.

Phạm Bá Hoa

Houston, tháng 5 năm 2017.

*******

 

Bài Học “Thoát Nga” của Lithuania

Trần Trung Đạo

(Nhân ngày giỗ đầu của Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích, 3-3-2017)

Cách mạng dân chủ được viết bằng xương máu của những người đã đổ xuống trong thời điểm lịch sử nhưng giữ được lâu dài nhờ những nhà lãnh đạo có tầm nhìn xa vào tương lai đất nước.

Người viết đã có dịp giới thiệu tầm nhìn của một số chính khách như Nelson Mandela, Mustafa Kemal Atatürk v…v… Lần này xin giới thiệu Tiến sĩ Vytautas Landsbergis, giáo sư âm nhạc và là nhà lãnh đạo đầu tiên của Cộng Hòa Lithuania sau Cộng Sản.

Vytautas Landsbergis là một tấm gương soi, một bài học quý giá về tầm nhìn đất nước, nhất là các nước nhỏ phải tồn tại và vươn lên bên cạnh một nước lớn đầy tham vọng. Người dân Lithuania gọi Vytautas Landsbergis là con người định hướng đi cho đất nước.

Vytautas Landsbergis và phong trào Sajudis

Giáo sư Vytautas Landsbergis sinh ngày 18 tháng 10, 1932 tại Kaunas, Lithuania. Ông tốt nghiệp Học Viện Âm Nhạc Lithuania năm 1955 và năm 1969 ông trình luận án Tiến sĩ Âm Nhạc. Từ năm 1978 đến năm 1990 ông là giáo sư âm nhạc tại Học Viện Âm Nhạc Lithuania và Đại học Vilnius Pedagogical. Giáo sư Vytautas Landsbergis là một trí thức nổi bật trong Phong trào Sajudis được thành lập năm 1988 với mục đích tối hậu là đưa Lithuania ra khỏi xích xiềng Cộng Sản Liên Xô. Ông được bầu làm chủ tịch của phong trào.

Phong trào bắt đầu bằng những hoạt động phi chính trị như yêu cầu ngưng xây dựng nhà máy hạt nhân, ủng hộ các cải cách văn hóa, xã hội, kinh tế của Mikhail Gorbachev. Nhóm bắt đầu chỉ với 35 thành viên, phần đông là văn nghệ sĩ, một số trong nhóm từng là đảng viên đảng Cộng Sản Lithuania. Phong trào Sajudis tổ chức nhiều cuộc tập hợp lớn, trong đó có buổi tập hợp với hàng trăm ngàn người tham dự đánh dấu ngày Hitler và Stalin ký kết Hiệp ước Molotov-Ribbentrop Pact cưỡng chiếm ba nước nhỏ vùng Baltic trong đó có Lithuania.

Phong trào Sajudis mỗi ngày thêm lớn mạnh và được sự ủng hộ của dân chúng. Đảng CS Lithuania bị cô lập dần và cuối cùng đồng ý từ bỏ độc quyền cai trị. Cuộc bầu cử quốc hội tự do được tiến hành vào tháng 2, 1990 và Phong trào Sajudis chiếm được 101 trong số 141 ghế đại biểu quốc hội. Thời kỳ đó Lithuania chưa bầu tổng thống hay đề cử thủ tướng. Vytautas Landsbergis được bầu làm Chủ tịch Quốc Hội và theo hiến pháp tạm thời, ông là Chủ tịch của Hội Đồng Tối Cao và được xem như Quốc trưởng của Cộng Hòa Lithuania vừa được hồi sinh.

Professor Vytautas Landsbergis

 Tháng 3, 1990, Lithuania tuyên bố độc lập. Nhiệm vụ lịch sử của Phong trào Sajudis được xem như hoàn thành. Các thành viên của phong trào, có người ở lại, có người ra đi, có người thành lập các đảng phái tổ chức riêng.

Năm 1993, Vytautas Landsbergis và một số thành viên Phong trào Sajudis thành lập đảng chính trị Homeland Union (Tėvynes Sąjunga). Đảng Homeland Union thắng lớn trong cuộc bầu cử quốc hội lần thứ hai và Giáo sư Vytautas Landsbergis lần nữa là Chủ tịch Quốc Hội nhiệm kỳ 1996-2000. Khi Lithuania gia nhập Cộng đồng Âu Châu năm 2004, ông được bầu vào Quốc hội Âu Châu và được tái đắc cử năm 2009.

Cộng Hòa Lithuania

Sau thời gian nhiều thế kỷ dưới chế độ bộ lạc và phong kiến, Lithuania đoàn kết dưới thời vua Mindaugas năm 1251. Thông qua hôn nhân, một trong những vua sau đó cũng là vua của Ba Lan. Lithuania kết hợp với Ba Lan thành Cộng đồng Ba Lan- Lithuania (Polish–Lithuanian Commonwealth) năm 1569.

Sau hơn hai thế kỷ tồn tại, Cộng đồng Ba Lan-Lithuania tan rã năm 1795 và phần lớn lãnh thổ Lithuania rơi vào tay Nga. Sau Thế Chiến thứ Nhất, Lithuania tuyên bố độc lập và nước Cộng Hòa Lithuania chính thức ra đời ngày 16 tháng 2, 1918. Năm 1922, Hoa Kỳ công nhận Lithuania.

Tháng 6, 1940, sau khi gởi một tối hậu thư ngắn, Liên Xô tiến chiếm Lithuania. Năm 1941, Hitler đánh bật Liên Xô và chiếm đóng Lithuania. Vào giai đoạn cuối của Thế Chiến thứ Hai, Liên Xô phản công Đức và tái chiếm đóng Lithuania, sau đó sáp nhập vào Liên Xô cho đến khi Lithuania được phục hưng vào tháng 2, 1990.

Dân số hiện nay của Lithuania là 2.9 triệu người. Lithuania là hội viên của Liên Hiệp Châu Âu (EU), Hội Đồng Châu Âu (CoE) và Minh Ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Tổng sản lượng nội địa (GDP):  82.4 tỉ Mỹ kim, GDP theo đầu người: 28,359.00 Mỹ kim.

Vytautas Landsbergis và tầm nhìn về lãnh thổ  

Hôm đó là ngày 29 tháng 7, 1991, hai phái đoàn đại diện hai nước cộng hòa vừa được tái lập, Cộng Hòa Lithuania do Quốc trưởng Vytautas Landsbergis cầm đầu và Cộng Hòa Nga dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Boris Yeltsin, gặp nhau để ký thỏa hiệp công nhận và hợp tác giữa hai nước.

Khi hai bên sắp ký, Boris Yeltsin bỗng chỉ thị các nhân viên phái đoàn Nga rút một câu ra khỏi bản văn của thỏa hiệp trong đó thừa nhận Liên Xô vào tháng 6, 1940 đã sáp nhập Lithuania vào Liên Xô một cách phi pháp.

Vytautas Landsbergis đứng dậy nhìn thẳng Boris Yeltsin và nói “Boris Nikolayevich, ông là một người đứng đắn, chúng ta đã đồng ý với nhau điều đó rồi.” Boris Yeltsin đáp “Vâng, chúng ta đã đồng ý, vấn đề này không bàn nữa.”

Với một người bình thường, sự kiện Lithuania từng bị Liên Xô sáp nhập có thể không còn đáng để bàn. Trước mắt mọi người lịch sử đang bước sang một chương mới, Liên Xô tan rã, cả phong trào CS Đông Âu đang sụp đổ, cộng hòa Lithuania hồi sinh và được hàng trăm quốc gia công nhận. Cả hai dân tộc nên nhìn về tương lai thay vì nhìn lại quá khứ. Nhắc lại chuyện cũ để làm gì.

Nhưng không. Vytautas Landsbergis phản đối Boris Yelstin bởi vì ông là một lãnh đạo nhìn xa trông rộng. Boris Yeltsin, một phần có cảm tình với phong trào độc lập của Lithuania nhưng phần lớn hơn muốn dùng Lithuania để chống Mikhail Gorbachev nên đã đồng ý thừa nhận Liên Xô cưỡng chiếm Lithuania trong lần gặp Vytautas Landsbergis trước đó ở Moscow. Tuy nhiên, đó chỉ là lời hứa miệng, không có gì để bảo đảm các nhà lãnh đạo Nga sau này cũng cam kết giống như Yeltsin nếu không có một văn bản được lãnh đạo hai quốc gia cùng ký.

Về mặt quốc tế, Nga cũng thừa hưởng mọi vị trí của Liên Xô đã giữ trước khi sụp đổ như vai trò trong Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, các hiệp ước quốc tế Liên Xô đã ký và chủ quyền lãnh thổ mà Liên Xô đang tranh chấp với các nước láng giềng. Do đó, nếu không có chữ ký của Yeltsin, Lithuania đã vướng vào một cuộc tranh chấp lãnh thổ và do đó không đủ tiêu chuẩn để gia nhập Liên Hiệp Châu Âu hay NATO. Trong văn khố của Nga vẫn còn các văn bản, dù bất bình đẳng, trong đó chính phủ Lithuania vào năm 1940 đã chấp nhận lệ thuộc vào Liên Xô. Xa hơn, Vladimir Putin có thể cho rằng Lithuania chưa bao giờ chính thức là một nước độc lập mà vẫn là một phần của Đế Quốc Nga như trước Thế Chiến thứ Nhất.

Vytautas Landsbergis và tầm nhìn về xu hướng chính trị

Hôm đó là ngày 25 tháng 12, 1991. Aleksandr Ivanovich, sĩ quan phụ trách trạm canh Điện Kremlin rời trạm canh đi ăn cơm tối. Khi anh đi lá cờ đỏ sao vàng với hình búa liềm vẫn còn bay trong gió chiều của mùa đông Moscow, nhưng khi anh trở lại và ngạc nhiên khi thấy lá cờ đã bị hạ xuống và thay vào đó lá quốc kỳ Cộng Hòa Nga ba màu trắng, xanh, đỏ vừa được ai đó kéo lên.

Anh Aleksandr không xem TV nên không biết Liên Xô chính thức cáo chung vào lúc 7 giờ 12 phút tối ngày 25 tháng 12, 1991 sau khi Mikhail Gorbachev chấm dứt diễn văn từ chức và quốc kỳ Cộng Hòa Nga được treo trước tòa nhà Hội Đồng Bộ Trưởng lúc 7 giờ 45 phút tối. Không chỉ riêng anh Aleksandr mà nhiều triệu dân Moscow cũng không quan tâm nhiều đến những gì đang diễn ra trên đất nước họ. Ngoài trừ tiếng chuông trên tháp Spassky Tower của Điện Kremlin vang lên báo hiệu một thay đổi lớn, phần đông người dân Nga bàng quan với giờ phút lịch sử của đất nước mình. Không ai hoan hô và cũng không ai đả đảo.

Ngày 25 tháng 12, thật ra, chỉ là ngày trên danh nghĩa, trên giấy tờ và thực tế Liên Xô đã chấm dứt tồn tại ba tuần trước đó tại nhà nghỉ trong khu rừng Białowieża ở Belarussia. Tại đó, đại diện ba nước cộng hòa Nga, Ukraine và Belarus ký hiệp ước tuyên bố giải thể chế độ CS Liên Xô và thành lập Cộng Đồng Các Quốc Gia Độc Lập (Commonwealth of Independent States, gọi tắt là CIS).

Hiệp ước CIS bắt đầu bằng câu khẳng địmh “Liên Xô trên bình diện luật quốc tế cũng như thực tế địa lý chính trị đã ngừng tồn tại.” Các nước Azerbaijan, Armenia, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Moldova, Tajikistan, Turkmenistan, Uzbekistan, Gruzia sau đó cũng đã ký vào hiệp ước này, nâng tổng số lên 12 nước thành viên.

Thời điểm khi Liên Xô tan rã là thời điểm vô cùng quan trọng cho 15 nước thuộc Liên Xô để chọn một hướng đi. Họ chỉ có hai con đường để chọn. Gia nhập CIS có nghĩa là chọn đi về hướng Đông hay hướng Nga và từ chối CIS tức chọn đi về hướng Tây hay hướng thế giới tự do.

Vytautas Landsbergis và hai nhà lãnh đạo của Latvia và Estonia từ chối lời mời của Boris Yeltstin để tham gia hội nghị thành lập CIS. Ba quốc gia Latvia, Lithuania và Estonia ngay từ đầu đã không muốn liên hệ trực tiếp hay gián tiếp gì đến Nga và CIS. Thái độ của Vytautas Landsbergis trong thời gian giành độc lập 1990 đã dứt khoát với quá khứ Cộng Sản và lệ thuộc vào Nga dưới bất cứ hình thức nào. Ông chọn hướng đi dân chủ tây phương cho nền cộng hòa non trẻ Lithuania.

Vytautas Landsbergis về cá nhân không có nhiều cảm tình với Anh, Mỹ, Pháp. Trong lịch sử cận đại các cường quốc phương Tây đã hơn một lần bỏ rơi họ. Trong suốt 50 năm, các cường quốc Tây Phương cũng chưa hề công khai lên tiếng tố cáo Liên Xô đã chiếm đóng Lithuania. Sự thật cay đắng đó đến nay vẫn còn được nhắc. Tuy nhiên, cảm tình thương ghét là chuyện của cá nhân, còn hướng đi của dân tộc và thời đại là chuyện của đất nước. Ông đã chọn đi cùng đất nước.

Những bài học đau thương của các thế hệ Lithuania trong thời gian dài lệ thuộc dưới ách cai trị của Đế Quốc Nga là những lời khuyên dành cho Vytautas Landsbergis và các lãnh đạo Baltics biết nên tránh Nga càng xa càng tốt và càng sớm càng tốt. Các điều khoản về bình đẳng quyền hạn và trách nhiệm trong hiệp ước thành lập CIS chỉ có trên giấy tờ. Gia nhập CIS là rơi vào chiếc bẫy bành trướng truyền thống của Nga.

Vytautas Landsbergis và chủ trương “thoát Nga”

Trong diễn văn trước Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc ngày 28 tháng 9, 1992 Vytautas Landsbergis tố cáo những khái niệm mà các lãnh đạo Nga hay dùng như “biên giới gần” hay “xung đột trong các quốc gia vùng Baltic” vẫn còn trong suy nghĩ của các lãnh đạo Nga sau CS.  Đó là những lý do giới lãnh đạo Nga viện dẫn để can thiệp vào nội bộ Latvia, Lithuania và Estonia. Chủ trương bành trướng truyền thống đã có từ thời các Nga Hoàng, sang Cộng Sản và sau Cộng Sản.

Phương pháp “thoát Nga” duy nhất là dân chủ hóa đất nước nhanh chóng để qua đó hội nhập vào dòng phát triển của kinh tế Châu Âu. Ngay sau khi độc lập một hiến pháp dân chủ được công bố vào tháng 10, 1992 và các chính sách tư hữu hóa nền kinh tế được thực hiện sau đó để mong đuổi kịp các quốc gia phát triển.

Ngày 2 tháng 6, 1993, ba nhà lãnh đạo Baltics gặp nhau tại Jurmala, Latvia để soạn thảo chung một thỉnh nguyện thư gởi EU để được tham gia với tư cách thành viên phụ (Associate Members). Các nước Baltics phát hành tiền tệ riêng, đòi hỏi dân các quốc gia CIS phải có visa mới được nhập cảnh và chi tiết đến mức thay đổi số điện thoại vùng để tránh nhầm lẫn với CIS.

Vấn đề khó khăn nhất phải đàm phán với Nga là sự hiện diện của nhiều sư đoàn quân Nga trên lãnh thổ Baltics. Không giống trường hợp Đông Đức hay các nước Đông Âu, quân đội Nga có mặt trên lãnh thổ Baltics là kết quả của hiệp ước 1940. Dù bất bình đẳng, các quốc gia này đã chấp nhận để quân đội Liên Xô đồn trú trên lãnh thổ quốc gia họ. Vytautas Landsbergis nhắc lại và nhấn mạnh với phái đoàn Nga chính Boris Yeltsin đã thừa nhận trong hiệp ước 1991 rằng Liên Xô đã cưỡng chiếm vùng Baltics một cách phi pháp, do đó, quân đội Nga phải rút ra khỏi ba nước Baltic. Nga buộc phải rút quân.

Chọn lựa đi về hướng Tây của Lithuania là một chọn lựa khôn ngoan, đúng lúc.  Không giống như trường hợp Georgia phải trải qua nhiều xung đột với Nga cho tới 2009 mới rút chân ra khỏi CIS với nhiều thương tích.

Vytautas Landsbergis và tầm nhìn về an ninh chiến lược

Lúc 1 giờ chiều ngày 29 tháng 3, 2004 tại Washington DC, Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Colin Powell thay mặt Liên Minh Bắc Đại Tây Dương (NATO) chấp nhận bảy quốc gia hội viên mới gồm Bulgaria, Estonia, Latvia, Lithuania, Romania, Slovakia và Slovenia. Đây là lần thứ năm NATO mở rộng và nâng tổng số hội viên lên đến 26 quốc gia.

Vytautas Landsbergis luôn nhấn mạnh Lithuania là một phần của Châu Âu và hội nhập vào dòng sống của Châu Âu là một định hướng căn bản trong nhận thức chính trị của ông. Vytautas Landsbergis phát biểu tại Bỉ năm 1997 “Khi đứng bên bờ biển Baltic, người dân Lithuania luôn nhìn về hướng Tây.” Hai tổ chức mà Vytautas Landsbergis luôn nhắm tới để trở thành hội viên ngay từ đầu là Cộng đồng Châu Âu và NATO. Năm 2004, Lithuania hoàn thành cả hai mục đích.

Khối quân sự Warsaw chết không kèn, không trống vào ngày 25 tháng 2, 1991 tại Budapest, Hungary khi chỉ còn 5 quốc gia thành viên. Từ đó, Nga không có một liên minh quân sự nào đủ khả năng làm đối trọng với NATO.  Các nhà chiến lược Nga tiên đoán sau Hungary, Ba Lan và Tiệp, sớm hay muộn các nước Đông Âu còn lại cũng sẽ trở thành hội viên của NATO. Tuy nhiên, các quốc gia vùng Baltic thì khác. Sự kiện ba nước Baltics gia nhập NATO đã làm Nga giận dữ và công khai chống đối. Không giống các nước Đông Âu, các quốc gia Baltics vốn là một phần của Nga và sau đó là Liên Xô và chưa có quốc gia nào vốn thuộc Liên Xô tham gia NATO. Nga còn viện dẫn mặc dù đã rút quân nhưng các căn cứ quân sự của Liên Xô và sau đó Nga xây dựng vẫn còn trên lãnh thổ Lithuania. Chính phủ Lithuania cho Nga biết những căn cứ đó quá lạc hậu và không đủ tiêu chuẩn NATO.

Các lãnh đạo Nga từ Yeltsin và về sau, dĩ nhiên, muốn Lithuania là một nước trung lập nhưng lịch sử đã cho Vytautas Landsbergis thấy trung lập chỉ có trên danh nghĩa chứ không phải trên thực tế. Tháng 9, 1939, khi Hitler phát động Thế Chiến thứ Hai, Lithuania tức khắc tuyên bố trung lập nhưng kết quả đã bị hai chế độ độc tài Stalin và Hitler thay phiên nhau dày xéo trên mảnh đất chỉ 25 ngàn cây số vuông và kết quả khoảng một phần ba dân số bị giết, bị đày ải hay thất lạc trong suốt thời gian bị ngoại xâm chiếm đóng.

Việc Lithuania gia nhập NATO cũng gây nên rất nhiều tranh luận cho chính giới của quốc gia này nhưng Lithuania cần sự bảo vệ dưới một hàng rào an ninh tập thể Châu Âu. Đó là ý do chính yếu và là một chọn lựa sống còn. Thủ tướng Ba Lan Alexandre Kwasnewski trả lời báo chí rằng quốc gia ông gia nhập NATO có cùng lý do như các nước khác không muốn rời NATO. Chủ quyền của Lithuania không thể được bảo vệ nếu chỉ đứng nhìn Châu Âu như một người khách lạ.

Bốn thành quả hội nhập và thăng tiến của Lithuania

Phân tích tiến trình phát triển của Lithuania cho thấy có bốn thành quả giúp quốc gia này để giành độc lập, hội nhập và thăng tiến gồm:

  1. Dân chủ hóa đất nước,
  2. Đoàn kết dân tộc,
  3. Chiến lược hóa vị trí của quốc gia
  4. Tham gia các liên minh quân sự đáng tin cậy.

Bốn điều kiện tiền đề đó của Lithuania hoàn toàn thích hợp với trường hợp Việt Nam khi đương đầu với Trung Cộng mà người viết đã trình bày trong chính luận Để thắng được Trung Cộng(*).

  • Dân chủ. Ngay trong ngày tuyên bố độc lập 11 tháng 3, 1990, quốc hội vừa được bầu với phong trào độc lập Sajudis chiếm đa số đã công bố một hiến pháp tạm thời để điều hành guồng máy quốc gia. Vytautas Landsbergis, chủ tịch quốc hội và lãnh đạo tối cao của quốc gia thời đó công bố hàng loạt cải cách chính trị để dân chủ hóa Lithuania bởi vì đối với các quốc gia dân chủ tiên tiến Châu Âu, dân chủ là tiền đề để đối thoại và là điều kiện tiên quyết để hội nhập. Một hiến pháp khác phối hợp các đặc điểm dân chủ từ các hiến pháp Mỹ, Pháp với truyền thống văn hóa Lithuania ra đời 25, tháng 10, 1992. Mặc dù có nhiều tranh chấp chính trị nội bộ, các mục tiêu cải cách dân chủ và độc lập từ Nga không thay đổi trong nhận thức của các nhà lãnh đạo Lithuania.

 

  • Đoàn kết dân tộc. Như đã viết ở trên, Phong trào Sajudis bắt đầu chỉ với 35 người nhưng tập hợp được nhiều trăm ngàn người dân Lithuania bởi vì họ theo đuổi một mục đích chung, cụ thể, và khả thi, đó là giành độc lập.  Sau thời kỳ độc lập, phong trào Sajudis tự nguyện phân chia thành nhiều tổ chức khác nhau nhưng trong giai đoạn hai năm từ 1989 đến 1991, Sajudis chỉ tập trung vào một mục tiêu duy nhất là tháo xích xiềng CS Liên Xô. Niềm khao khát lớn nhất của người dân Lithuania trong giai đoạn này là “thoát Cộng” và vì thế họ đã đoàn kết sau lưng phong trào Sajudis. Con đường “thoát Cộng” rất gian nan và những thay đổi kinh tế chính trị cũng đã rất khó khăn nhưng chỉ trong vòng hơn mười năm Lithuania đã đáp ứng mọi tiêu chuẩn của EU và NATO đề ra để trở thành hội viên của cả hai tổ chức uy thế nhất Châu Âu.

 

  • Chủ động chiến lược hóa vị trí quốc gia. Ba quốc gia Baltics giữ một vị trí chiến lược sườn phía tây của Châu Âu trên bờ biển Baltic. Tuy nhiên, cũng vì vị trí chiến lược này mà ba nước đã luôn là chiến trường của các đế quốc. Trong suốt hàng trăm năm, Nga và Thụy Điển tranh nhau kiểm soát đường ra biển Baltic đã sử dụng các quốc gia Baltics như một bãi chiến trường. Vị trí chiến lược, vì thế, chưa đủ nhưng phải đặt đúng vị trí trong tương quan chính trị và quân sự trong vùng. Lithuania ngày nay là một phần không thể tách rời trong toàn bộ chiến lược của NATO. Không giống như thời trước hai cuộc thế chiến, Lithuania ngày nay đóng một vai trò quan trọng và hỗ tương trong việc bảo vệ an ninh và ổn định của Châu Âu.

 

  •  Đoàn kết với láng giềng cùng hoàn cảnh và tham gia các liên minh đáng tin cậy: Trong khi nhiều nước Châu Âu còn do dự, TT George Bush đã công khai ủng hộ quan điểm cứng rắn của Lithiunia đối với Nga và sau này cũng chính TT George Bush đã ủng hộ ba quốc gia Baltics gia nhập NATO. Đáp lại, các quốc gia Baltics đã nhiệt thành ủng hộ và đóng góp quân sự vào các cuộc chiến tranh do Hoa Kỳ phát động, cụ thể qua chiến tranh Iraq ngay cả trước khi các nước này gia nhập NATO. Các lãnh đạo Lithuania ý thức liên minh đáng tin cậy đã trở thành lá chắn vô cùng cần thiết để bảo vệ quốc gia họ và những hy sinh mà họ cần phải đáp lại.

Không giống như Belarus còn chìm trong độc tài lệ thuộc vào Nga hay Georgia, Ukraine quá chậm nên trễ chuyến tàu, Lithiunia đã “thoát Cộng” và có những chỗ dựa quốc tế vững vàng để “thoát Nga.” Thành quả đó trước hết nhờ tài lãnh đạo của Giáo sư Vytautas Landsbergis. Ông không thuộc đảng phái nào trước cả và cũng chưa hề làm chính trị nhưng ông có tầm nhìn xa rộng. Tuy nhiên chỉ có tầm nhìn của riêng cá nhân ông thôi chưa đủ mà còn cần phải có tầm nhìn chung của cả dân tộc. Trong giờ phút khó khăn và thử thách, đa số dân Lithuania đã bỏ phiếu cho ông, đã chọn ông làm người lãnh đạo và đã đứng sau ông.

Tầm nhìn vô cùng quan trọng vì đã giúp nâng một con người lên cao hơn và một dân tộc lên cao hơn.

 Trần Trung Đạo                                                                                                                             

Chú thích: 

(*):  http://www.trantrungdao.com/?p=2719

Tham khảo:

  • The End Of The Soviet Union: Stanislau Shushkevich’s. Eyewitness Account For  The  First  Time  In  English,  This  Issue  Of  Demokratizatsiya Publishes. The George Washington University Archives.
  • On Moscow’s Streets, Worry And Regret, By James F. Clarity, The New York Times, Published December 26, 1991.
  • From Soviet Federalism To The Creation Of The Commonwealth Of Independent States (CIS). CVCE.eu 2016
  • The International Politics Of Eurasia: V. 1: The Influence Of History By S. Frederick Starr, Karen Dawisha.
  • Lithuania, The Move Toward Independence, 1987-91.The Baltic States In U.S. — Soviet Relations, 1939 – 1942. Lithuanian Quarterly Journal Of Arts And Sciences. Volume 12, No.1 – Spring 1966.
  • The Baltic States In U.S.-Soviet Relations, The Years Of Doubt, 1943-1946. Lithuanian Quarterly Journal Of Arts And Sciences. Volume 12, No.4 – Winter 1966. Editor Of This Issue: Thomas Remeikis.
  • The Baltic States In U.S.—Soviet Relations From Truman To Johnson, Richard A. Schnorf, Cmdr, Us Navy, Lithuanian Quarterly Journal Of Arts And Sciences. Volume 14, No.3 – Fall 1968.
  • Identifies and Solidarity In Forein Policy: East Central Europe and the Eastern Neighbourhood, Edited by Elsa Tumets, Published by Institute of International Relatiosn, Prague 2012 PP 94-112.
  • Why, How, Who, and When: A Lithuanian Perspective on NATO Membership, Oskaras Jusys and Ksadauska. Fordham International Law Journal, Volume 20, Issue 5,
  • 2017 Index Economic Freedom http://www.heritage.org/index/country/lithuania
  • James S. Corum, The Security Concerns Of The Baltic States As Nato Allies, Strategic Studies Institute And U.S. Army War College Press 2013.
  • Interview Interviews : Vytautas Landsbergis, “Breaking with Moscow”, “The Restoration of Lithuanian Independence “,  “Promoting Democracy”. The Freedoom Collection.
  • The Polish-Lithuanian Commonwealth (1569-1795) By H. Kozlowski
    http://www.conflicts.rem33.com/images/Poland/PLCommonwealth%202.htm

 

Giám Mục Hoàng Đức Oanh và biến cố Song Ngọc

Giáo Hội Công Giáo nói gì về vai trò người tín hữu đối với vấn đề chính trị?

Trần Phong Vũ

Hình Đức Cha Micae Hoàng Đức Oanh & Linh mục Phạm Trung Thành ở Song Ngọc

Chúng ta thường nghe những từ ngữ “hiệp thông”, “liên đới”, “nâng đỡ”, “sẻ chia”, “an ủi”… gần như hàng ngày trên môi miệng người tín hữu Công giáo, bao gồm giới tu sĩ, linh mục và hàng giáo phẩm. Nhưng những ngôn từ này tuồng như ít khi vượt được ra khỏi phạm trù chữ nghĩa vô tri để chạm tới trái tim làm nảy sinh cảm thức “nhạy bén”, “mủi lòng”, “thương cảm” đến rơi lệ như Chúa Giêsu khi hay tin Nazarô chết, bất chấp lời can ngăn của chị Mát Ta, vội vã tìm đến với bạn Ngài dù ông đã tắt thở bốn ngày.

Đã đành lời cầu nguyện, lòng tin tưởng, cậy trông vào sức mạnh, tâm tình yêu thương vô lượng nơi Thiên Chúa là điều tối cần thiết, không thể thiếu đối với mọi tín hữu. Nhưng nếu chỉ có thế mà không có những hành động cụ thể để cộng tác với Chúa thì chưa đủ. Chính Chúa Kitô đã có lần quở trách những kẻ chỉ biết kêu cầu “Lạy Chúa, Lạy Chúa” tối ngày mà không thực hành Lời Ngài, noi gương Ngài, đấng đã được tiền định đến trong thế gian để thí mạng sống của chính mình làm giá cứu chuộc nhân loại[1].

Từ nhận định rốt ráo trên đây, người viết xin được cùng nguyên Giám Mục Kontum Hoàng Đức Oanh, tỏ bày lòng cảm phục gương can đảm, hy sinh của cha Nguyễn Đình Thục, các giáo dân Song Ngọc, Phú Yên, Nghệ An bị công an nhà nước bạo hành đến đổ máu trong chuyến đi khiếu kiện đòi công lý vừa qua. Từ nơi hải ngoại xa xôi không có điều kiện trực tiếp chia sẻ niềm đau chung của Quê hương/Giáo hội, chúng tôi không khỏi nức lòng khi được thấy qua mạng xã hội hình ảnh Giám Mục Micae có mặt bên giáo dân Song Ngọc ngay sau biến cố thảm thương này vừa xảy ra. Chính sự nhạy bén và lòng cảm thương nơi mục tử đối với đoàn chiên khi bị sói rừng banh da xẻ thịt đã thôi thúc cha[2] cùng với cha Phạm Trung Thành, nguyên Bề trên Dòng Chúa Cứu Thế có mặt bên cạnh giáo dân Song Ngọc như trước đây với giáo dân Phú Yên trong cơn hoạn nạn hồi tháng 9 năm rồi.

Tâm tình chủ chăn bày tỏ với bày chiên

Bài tường thuật của phái viên Huyền Trang phổ biến trên mạng Tin Mừng Cho Người Nghèo về cuộc thăm viếng bất ngở của Giám Mục Micae ở giáo xứ Song Ngọc mới đây  nói lên trọn vẹn tâm tình của chủ chăn đối với bày chiên. Đặt vào bối cảnh đất nước và 90 triệu đồng bào đang bị khống chế bởi cường quyền, bạo lực hiện nay, người ta mới thẩm định được cái giá sự chọn lựa qua hành vi can đảm và những lời phát biểu cương trực của Đức cha Oanh trước những nạn nhân của biến cố.

Ai cũng rõ sau vụ công khai hướng dẫn cả ngàn giáo dân đi đòi công lý hôm 14-02-2017, Linh Mục Nguyễn Đình Thục đã trở thành kẻ thù của chế độ. Ấy vậy mà khi phát biểu với đám đông tín hữu Công giáo, -dĩ nhiên có cả lương dân và những cán bộ nhà nước-, cha đã đề cao Linh Mục Thục và giáo dân Song Ngọc là những ân nhân quý trọng. Cha nói.

“Phải biết ơn, đánh giá cao cha Nguyễn Đình Thục và bà con giáo dân Song Ngọc vì họ đã can đảm đứng lên đòi lại công bằng, công lý không những cho họ, cho con cháu họ và cho cả chúng ta”.

Kinh nghiệm thứ “tam quyền không phân lập” bị bỏ chung vào một rọ như Việt Nam thời XHCN, hẳn Đức cha Oanh hiểu rất rõ nội dung lời tuyên bố trên đây của ngài dễ dàng bị đảng và nhà nước viện điều 88 trong luật rừng để bỏ tù ngài. Nhưng điều gì đã khiến ngài dám quên mình nói lên những suy nghĩ thẳng thắn của mình, nếu không phải là do lòng mến và thái độ tôn trọng sự thật của môn đệ Đức Kitô.

Chưa hết, trong dịp này, nguyên Giám Mục giáo phận Kontum còn minh danh đào sâu những căn nguyên cội rễ khiến cho các nạn nhân bốn tỉnh miền Trung, trong đó có đông đảo tín hữu Công giáo thuộc các giáo xứ Song Ngọc, Phú Yên, Đông Yên phải xuống đường biểu tình, làm đơn khiếu kiện Formosa và đòi trục xuất vĩnh viễn công ty tội ác này khỏi lãnh thổ Việt Nam.

Đức Cha nhấn mạnh ba điểm sau đây.

Trước hết, ngài vạch trần điều tổ hợp gang thép Formosa thường tim mọi cách, mọi mưu toan gian dối để né tránh. Đó là tính cách nghiêm trọng không thể chối cãi của thảm họa môi trường biển bị tổ hợp này vô tình hoặc cố ý đầu độc. Về điểm này, ĐC nói.

 “Thảm họa Formosa là có thật và nghiêm trọng. Nó là đại họa không chỉ cho đồng bào 4 tỉnh Miền Trung mà cho cả đất nước này. Formosa là đại họa không chỉ hôm nay mà còn lâu dài. Formosa không chỉ là một trong những đại họa của đất nước này mà còn nhiều đại họa khác, ở nhiều nơi trên lãnh thổ VN.”

Tiếp theo, cha nói về thái độ vô trách nhiệm, coi thường sinh mạng người dân của nhà cầm quyền cộng sàn Việt Nam, từ trung ương tới địa phương. Theo ngài đây là một thái độ tắc trách không thể chấp nhận.

Cuối cùng, Đức Cha đồng ý với nhận định của nhiều thức giả trong và ngoài nước là thay vì đứng về phía các nạn nhân tố cáo Formosa ra trước pháp luật, đảng và nhà nước CSVN lại ngả theo Formosa để bao che những hành vi tội ác của tổ hợp này. Ngài nói.

“Phản ứng của nhà nước địa phương cũng như trung ương chẳng những không giúp đỡ, không đứng về phía người dân, lại còn cản trở người dân đi kiện một tổ chức nước ngoài đã gây ra thảm họa. Cái đó là cái kỳ cục, là dấu hỏi lớn đối với người dân. Bởi vì, theo lẽ thường nhà nước phải nhân danh pháp lý trừng phạt Formosa, trục xuất Formosa. Trong khi đó lại cấm cản, đánh đập người dân đi kiện một tổ chức nước ngoài đang phá hoại, giết dần giết mòn dân của mình thì không thể chấp nhận được. Cũng vì thế, chúng ta phải biết ơn, đánh giá cao cha Nguyễn Đình Thục và bà con giáo dân Song Ngọc vì họ đã can đảm đứng lên đòi lại công bằng, công lý không những cho họ, cho con cháu họ mà cho cả chúng ta. Chúng ta phải đánh giá cao biến cố đó, dẫu rằng, không đạt được tới đích là nộp đơn khởi kiện, nhưng qua đó, cha Thục cũng như bà con đã lay tỉnh được lương tâm của rất nhiều người không chỉ tại VN mà trên toàn thế giới.”

 Sự hiệp thông của giáo dân toàn Giáo phận Vinh

Lời tiên báo của Đức Cha Oanh đã được ứng nghiệm khi bản tin phổ biến trên mạng Tin Mừng Cho Người Nghèo thông báo, trong hai ngày Thứ Bảy 18 và Chúa Nhật 19-02-2017 nhiều giáo xứ thuộc giáo phận Vinh như Thuận Nghĩa, Đông Tháp, Xuân Hoà, Yên Lạc, Yên Đại, Bình Thuận, Phú Linh, Lộc Thuỷ v.v… đã cùng nhau thắp nến cầu nguyện cho nền công lý hoà bình trên đất nước Việt Nam và hướng về linh mục JB Nguyễn Đình Thục và bà con ngư dân giáo xứ Song Ngọc vừa bị đàn áp trên đường đi khởi kiện formosa ngày 14-2 vừa qua.

Giáo xứ Yên Lạc hiệp thông cùng giáo xứ Song Ngọc. Ảnh: internet

Linh mục Anthony Nguyễn Văn Đính, trưởng ban Công Lý và Hoà Bình Giáo phận Vinh, kiêm quản xứ đồng thời là quản hạt Thuận Nghĩa với hơn 50.000 giáo dân cũng đã hướng lòng về cha Thục và những người bị tấn công. Điều đặc biệt là nhiều giáo xứ không chỉ thắp nến cầu nguyện mà còn treo những biểu ngữ phản đối hành động sai trái của lực lượng an ninh nhà nước qua hành vi dã man, sai trái vừa qua. Một giáo dân xứ Yên Lạc bày tỏ tâm tình: “Mọi người chúng ta ai cũng khao khát, ước muốn được sống trong một môi trường trong lành, mà muốn được như vậy ta phải cùng nhau đoàn kết đấu tranh đến cùng để Formosa không còn tồn tại trên đất nước Việt Nam này nữa. Nếu ta thờ ơ, không quan tâm đến môi trường sống thì không chỉ chúng ta, mà con cháu chúng ta cũng sẽ phải chịu hậu quả nặng nề. Mọi người sẽ sống như thế nào nếu như 10 tháng trời không có thu nhập, mong các vị lãnh đạo đặt vị trí của mình vào vị trí của ngư dân các tỉnh miền trung để thấy được cuộc sống vất vả, khó khăn mà họ đang phải đương đầu.”

Ân xá quốc tế lên án CSVN tấn công người đi kiện Formosa

Về phản ứng quốc tế, bản tin của phái viên Minh Nhật trên mạng Tin Mừng Cho Người Nghèo cũng cho hay, ngày 20.02.2017 tổ chức Ân Xá Quốc Tế – Amnesty International (AI) đã lên án việc công an hành hung những người đi kiện Formosa và kêu gọi toàn cầu cảnh cảnh giác tình trạng này. AI đã phác họa lại khung cảnh những ngư dân đi kiện Formosa bị đàn áp và ra lời kêu gọi hành động khẩn cấp trên toàn cầu đồng thời gợi ý mọi người gửi điện cho thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, bộ trưởng bộ công an Tô Lâm, và cả bộ trưởng ngoại giao Phạm Bình Minh. Amnesty nói rõ

“Việc hàng trăm công an được trang bị vũ khí đã chờ sẵn, mai phục và đánh đập kể cả đàn ông lẫn đàn bà và trẻ em. Nhân chứng – người giúp điều phối việc nạp đơn khởi kiện – tin rằng những người mặc thường phục không rõ danh tính lẩn trong đoàn người đang cầu nguyện và ném đá vào công an, những kẻ đã xịt hơi cay và dường như đã ném lựu đạn vào đoàn người. Trong khi chạy trốn, người dân tiếp tục bị tấn công đánh đập bằng gậy gộc và dùi cui điện, lần này là do công an”

Tổ chức nhân quyền này cũng cho biết hơn 700 người đã đi nạp 619 đơn kiện Formosa bằng xe máy và đi bộ. Sự việc đã bị đẩy lên căng thẳng bằng đợt trấn áp của công an kể cả đánh chảy máu linh mục Nguyễn Đình Thục. AI cũng nhấn mạnh ngay từ đầu sự nguy hại của thảm họa mà Formosa gây ra cho môi trường biển và các ngư dân miền trung Việt Nam. Hơn 270.000 ngư dân đã trực tiếp bị thiệt hại nặng nề từ khi Formosa xả thải hóa chất trực tiếp xuống biển. Trong bản lên tiếng lần này, Ân Xá Quốc Tế cũng thông tin về sự kiện 506 đơn kiện Formosa bị bác bỏ, và trước đó là chuyến đi kiện bị ngăn cản của hàng trăm ngư dân Nghệ An, đặc biệt là cuộc biểu tình của hơn 20 ngàn giáo dân Đông Yên trước trụ sở Formosa đầu tháng 10-2016.

Tôn giáo và chính trị

Đây là một vấn đề tự thân vốn giản dị nhưng lại gây ra những cuộc tranh cãi triền miên từ nhiều phía tưởng chừng không bao giờ dứt. Do những kinh nghiệm đau buồn trong quá khứ của những thời kỳ tôn giáo can thiệp quá sâu vào chính trị, người ta đã có những tư tưởng cực đoạn cho rằng tôn giáo không bao giờ được can thiệp vào chính trị và tuyệt đối phải đứng ngoài chính trị. Điều này có thể đúng đối với thứ chính trị đảng phái, chính trị nhằm mục tiêu tranh đoạt quyền bính, nhất là thứ chính trị độc tài, gian ác.

Khi nói tới tôn giáo điều quan trọng cần phân biệt giữa giới lãnh đạo tôn giáo và đám đông tín hữu thuộc tôn giáo ấy. Nói riêng giới lãnh đạo trong Giáo hội Công giáo bao gồm những tu sĩ, linh mục và hàng Giáo Phẩm. Theo giáo luật những vị này không được phép tham gia các chính đảng, cũng không được nắm bất cứ vị trí nào trong hệ thống cầm quyên từ trung ương tới địa phương[3]. Tuy nhiên, với cương vị công dân kèm theo những ý niệm về quyền hạn và phẩm giá con người do những đòi buộc trong Tin Mừng và giáo huấn nền tảng của Giáo hội, những vị này không những có quyền mà còn có bổn phận phải nói lên tiếng nói Ngôn sứ của mình trước những bất công xã hội dẫn tới hệ quả đau thương cho con người, cho đất nước.

Thế nên, khi cố Tổng Giám Mục Nguyễn Kim Điền, cố Linh mục Chân Tín, cố Giáo sư Nguyễn Ngọc Lan, các Linh mục Nguyễn Văn Lý, Phan Văn Lợi, Nguyễn Hữu Giải công khai lên tiếng vạch trần những hành vi tàn ác của đảng và nhà nước CSVN, cố Giám mục Lê Đắc Trọng viết Hối ký tố giác tội đồ Hồ Chí Minh xuống tay sát hại hàng chục ngàn nông dân, nhân sĩ, địa chủ trong cuộc Cải Cách Ruộng Đất đồng thời phanh phui chủ trương tiêu diệt Công giáo của Hà Nội qua mưu toan thành lập nhóm Linh mục Quốc Doanh ở miền Bắc và miền Nam trong thế kỷ trước, các ngài không hề làm chính trị. Cũng thế, hành vi dấn thân bênh vực người nghèo, tổ chức những buổi cầu nguyện cho quê hương, cho công lý hòa bình, kể cả tham gia những cuộc biểu tình, khiếu kiện chống Formosa và đồng lõa… của các Linh mục Dòng Chúa Cứu Thế, các Linh mục Nam gíao xứ Phú Yên, Linh mục Lai giáo xứ Đông Yên, Linh mục Thục giáo xứ Song Ngọc v.v… với sự hỗ trợ tinh thần của nguyên Tổng Giám Mục Hà Nội Ngô Quang Kiệt, Giám mục Vinh Nguyễn Thái Hợp, nguyên Giám mục Kontum Hoàng Đức Oanh từ thập niên đầu thiên niên thứ ba cho đến nay cũng nằm trong ý hướng đó. Nói chung, các ngài không làm chính trị, không chủ trương lật đổ chế độ để tranh danh đoạt lợi. Vượt lên trên tất cả, những giáo sĩ, giáo phẩm này chỉ giới hạn chức năng, ngôn ngữ, hành động của họ ở tư cách công dân cùng với vai trò Ngôn sứ trong Giáo Hội Công Giáo để bảo vệ nhân quyền, nhân phẩm và phúc lợi cho con người, cho quê hương, đất nước mà thôi.

Đối với ngưới tín hữu, Giáo hội không những khuyến khích mà còn coi việc tham gia, can thiệp vào sinh hoạt chính trị như một trách nhiệm, một bổn phận thiêng liêng phải chu toàn. Câu “Người Công dân tốt là Ngưới Tin hữu tốt” được hiểu theo ý nghĩa ngay lành này. Trong Tồng Huấn Người Tín Hữu Giáo Dân (Christifideles Laici) công bố ngày 30-12-1988, Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II viết:

“Để đem đời sống Kitô hữu vào trật tự trần thế, nghĩa là ‘đem Đạo vào Đời’ theo ý nghĩa phục vụ con người và xã hội, các tín hữu giáo dân tuyệt đối không thể từ chối tham gia vào chính trị, nghĩa là vào các hoạt động mang nhiều sắc thái như kinh tế, xã hội, tư pháp, hành chánh, văn hóa, giáo dục có mục đích cổ võ công ích một cách có cơ chế. Các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng đã nhiều lần quả quyết điều này là mọi người và mỗi người có quyền và có bổn phận phải tham gia vào chính trị dưới những hình thức khác nhau và bổ túc cho nhau với mức độ khác nhau”.[4]

 Trước khi kết thúc bài viết này, chúng tôi xin trích dẫn một đoạn trong bài tham luận của Đức Cha Vincent Nguyễn Văn Long[5] với quý chức sắc trong Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam ở Tiểu Sàigòn miền nam California, Hoa Kỳ qua chủ đề Vai Trò Tôn Giáo Trước Hiện Tình Đất Nước nhân dịp tưởng niệm Tháng Tư Đen năm 2016.

Tôn giáo và chính trị là hai thực thể mà nhiều người cho là không được trộn lẫn hay phải tách rời. Có nhiều người Công Giáo rất quảng đại đối với các dự án bác ái tình thương ở Việt nam, giúp xây nhà thờ, nhà xứ, trung tâm hành hương v.v… Nhưng họ lại rất dị ứng với các vấn đề nhân quyền và công lý. Họ có thể cho 5, 7 ngàn đôla cho giáo xứ này dòng tu nọ ở Việt Nam. Còn mua một cái vé số $10 hay $5 để ủng hộ cho tù nhân lương tâm thì họ đắn đo ngại ngùng. Họ cho rằng đó là làm chính trị.

Thế thì Chúa Giêsu có làm chính trị hay không khi Ngài thực thi sứ mạng cứu thế: “Thần trí Chúa ngự trên tôi. Ngài xức dầu tấn phong cho tôi. Ngài sai tôi đi loan báo Tin Mừng cho người nghèo khó, giải thoát cho kẻ bị giam cầm, mở mắt cho người mù, đem tự do cho kẻ bị áp bức….” (Luca 4:18)

Như thế, không ai, kể cả những người tu hành như tôi, có thể dửng dưng với những vấn nạn xã hội do sự lãnh đạo hay thể chế chính trị gây ra. Chúng ta không thể sống đạo, tức là tìm những điều hay lẽ phải, mà lại không quan tâm tới sự dữ và sự bất công đang tràn lan trên quê hương. Chúng ta không thể yêu Thiên Chúa mà lại không để ý tới tiếng kêu than của dân oan. Trước khi làm người Công Giáo, trước khi làm giám mục, tôi là người Việt Nam; tôi chịu ơn những anh hùng hào kiệt đã hy sinh cho tiền đồ dân tộc trong suốt chiều dài lịch sử. Tôi chịu ơn những chiến sỹ Việt Nam Cộng Hòa đã bảo vệ tự do cho tôi. Tôi chịu ơn những thuyền nhân đã không may mắn như tôi, nhưng cũng chính vì những cái chết thương tâm của họ mà thế giới tự do đã đón nhận những người tỵ nạn cộng sản còn sống sót như tôi.

Tôi không thể không trăn trở với hiện tình đất nước. Tôi không thể nhắm mắt làm ngơ với hệ thống chính trị lỗi thời là chế độ cộng sản đang làm cho đất nước băng hoại.  Trên huy hiệu giám mục của tôi có lá cờ Việt Nam Cộng Hòa trải ngang như làn sóng trên nền xanh là đại dương. Tôi không thể bỏ quên qúa khứ và căn tính tỵ nạn của mình. Tôi không ngần ngại khẳng định lập trường của tôi là: không bao giờ tách lìa lý tưởng một Việt Nam phi cộng sản và một Việt Nam nhân bản ra khỏi sứ mạng giám mục của tôi…”

Trần Phong Vũ

Nam California, Hoa Kỳ Thứ Hai 20-02-2017

[1] Đấng mà sau bốn mươi ngày chay tịnh, bước vào Hội đường Do Thái mở sách tiên tri Isaia tuyên đọc lời Ngôn sứ sau đây trước khi khởi đầu công trình Cứu Thế của Ngài:

“Thần khí Thiên Chúa ngự trên tôi, vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi để tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn. Người đã sai tôi đi công bố cho kẻ bị giam cầm biết họ được tha, cho những kẻ mù lòa biết họ được sáng mắt, trả lại tự do cho người bị áp bức…” Phúc âm Luca đoạn 4, câu 18.

[2] Chính Giám mục Micae có lần công khai bày tỏ thái độ thích thú, thoải mái khi người viết bài này xưng hô với ngài bằng tiếng ‘cha’ thân thương, gần gũi hơn là dùng những chức danh theo khuôn sáo.

[3] Sự kiện có một số Linh mục được bầu vào Quốc Hội dưới chế độ Cộng sản, nằm trong hai mục tiêu ác độc sau đây của Hànội. Thứ nhất dùng bả danh vọng để chiêu dụ hàng giáo sĩ đi theo chế độ, phá hoại trực tiếp tới kỷ cương, trật tự truyền thống của Giáo Hội Công Giáo. Thứ hai, dùng chính bàn tay những giáo sĩ phản bội này để phá đạo.

[4] Trích trong bản dịch Người Tín Hữu Giáo Dân trang 100/101 do Đức Ông Philipphe Trần Văn Hoài, phụ trách Văn Phòng Phối Kết Mục Vụ Việt Nam tại Vatican chuyển ngữ, Phong trào Cursillo ngành Việt Nam và tạp chí Đường Sống ấn hành tại Hoa Kỳ.

[5] Sau khi được tấn phong, Đức Cha Vincent được giáo quyền Úc Đại Lợi bổ nhiệm làm GM Phụ tá Giáo phận Melbourne và tháng 6 năm 2016 ngài được cử làm GM Chính tòa Giáo Phận Parramatta, Úc.

Bà Bùi Minh Hằng, chứng tích sự thất bại của Cộng Sản Việt Nam

Trần Phong Vũ

Tù Nhân Lương Tâm Bùi Thị Minh Hằng trước cổng nhà tù Gia Trung – Hình trên NET

Hôm Thứ Bảy 11-02-2017, bà Bùi Thị Minh Hằng, người phụ nữ kiên trì đấu tranh cho quyền sống, quyền làm người Việt Nam đã hiên ngang bước qua cổng nhà tù Gia Trung, Gia Lai, kết thúc ba năm bị CSVN giam giữ. Dủ công an được lệnh ngấm ngầm  ngăn cản, nhưng đã có không ít những khuôn mặt đấu tranh từ Sài gòn và các tỉnh miền tây tới chào đón tù nhân lương tâm danh tiếng này.

Được biết bà Hằng bị bắt vào ngày 11/2/2014 khi trên đường tới thăm nhà bất đồng chính kiến Nguyễn Bắc Truyển tại huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp

Thời điểm bước ra khỏi nhà tù cũng như ngày bà Hằng nhận bản án oan sai đã để lại những dấu ấn đậm nét về sự thất bại của Hànội.

Từ ‘nhà tù nhỏ’ bước ra ‘nhà tù lớn’

Đúng 7 giờ 50 sáng Thứ Bảy 11-02-17, trước cổng tù vừa khép lại sau lưng, tay trái ôm bó hoa rực rỡ, tay phải bà Hằng vẫy chào đám đông túc trực náo nức đón bà. Tiếng vỗ tay hoan hô vang dội khi tiếng cựu TNLT Bùi Thị Minh Hằng sang sảng cất lên.

“Tôi vừa tốt nghiệp ưu hạng trường đào tạo những nhà tranh đấu cho Tự Do, Nhân Quyền Việt Nam do nhà cầm quyền cộng sản tổ chức”.

Tiếng cười nói, tiếng hoan hô và tiếng vỗ tay tiếp tục vang lên trong gió sớm

Với nét cười rạng rỡ đón nhận những vòng tay thân ái của đồng hương, trong số có người con trai là Bùi Trung Nhân, ông bà Nguyễn Bắc Truyển, chị Dương Thị Tân, cô Nguyễn Thị Thúy Quỳnh, anh Nguyễn Văn Minh[1], một số tín độ Phật giáo Hòa hảo, bà Hằng lên tiếng bày tỏ lòng biết ơn đối với tất cả những cá nhân, đoàn thể đồng bào trong ngoài nước, bao gồm những cơ quan bảo vệ Nhân quyến Quốc tế… đã hỗ trợ, an ủi, nâng đỡ bà trong suốt thời gian lâm nạn. Bà lớn tiếng tuyên bố.

“Sẽ có ngày tôi khởi tố vụ án phi nhân, phi pháp này ra trước Tòa Án Quốc Tế để cho công luận thế giới thấy rõ sự ‘rách rưới’ của một nền tư pháp rừng rú dưới chế độ gọi là Công hòa Xã hội Chủ nghĩa Công sản Việt Nam”.

Vẫn với âm sắc tự tin, đanh thép quen thuộc của những ngày nào, nhìn thẳng vào đám đông qua cặp kính mát, bà Hằng nói tiếp.

“Nhân dịp này tôi muốn nhắn gửi tất cả những bạn bè đấu tranh của tôi rằng: Đừng ai sợ đi tù. Vì nhà tù chính là nơi đào luyện chúng ta. Nơi giúp chúng ta tự mình trải nghiệm những khổ đau, nhục nhằn để từ đấy nhận rõ hơn tâm địa và những hành vi độc ác của kẻ thù, không phải chỉ riêng đối với những người trực diện tranh đấu như chúng ta, mà toàn thể đồng bào cũng đang phải gánh chịu.”

Theo bản tin BBC, trên đường từ nhà tù Gia Trung về Sàigòn, bà Hằng đã ghé nhà bà quả phụ thày giáo Đinh Đăng Định ở Dak Nông để thắp hương trước bàn thờ nhà hoạt động nhân quyền cựu TNLT này. Được biết thày Định được trả tự do cùng thời gian với người tù thế kỷ Nguyễn Hữu Cầu, nhưng chỉ ít ngày sau thày qua đời vì bệnh ung thư giai đoạn cuối. Được biết, hồi ấy vì biết thày sẽ chết nên họ mới trả tự do cho nạn nhân.

Sau cuộc hành trình dài, chiều tối cùng ngày bà Hằng và một số thân nhân, bằng hữu tới thăm Dòng Chúa Cứu Thế Kỳ Đồng, Sàigòn. Linh mục Phạm Trung Thành nguyên Bề Trên Dòng, một số Linh mục và hàng trăm người đã túc trực tại đây để chào đón người vừa về từ ngục tù cộng sản. Đối diện mọi người, sau khi bày tỏ lòng biết ơn về sự hỗ trợ và lời cầu nguyện của Nhà Dòng đã giúp bà vượt qua mọi khó khăn, thử thách trong ba năm tù CS, bà Hằng tâm tình với cô Đỗ Thị Minh Hạnh, cựu TNLT và là một trong những sáng lập viên Công đoàn Độc lập.

“Động lực đấu tranh của chị có được là nhờ những người đi trước… như em. Chính họ -nhà cầm quyền và những nhà tù do họ dựng lên- đã tạo dũng khí cho chúng ta tranh đấu và giúp cho chúng ta trưởng thành.”

 “Khoảnh khắc đời người”

Đời người có những khoảnh khắc dị thường, biến ta thành con người khác. Nó được Người Buôn Gió ghi lại trong một bài viết diễn tả cái ‘sát-na’ hiếm có ấy nơi bà Bùi Thị Minh Hằng trong vụ án oan sai ở Đồng Tháp năm 2014. Sau khi thuật lại cuộc trao đổi giả tưởng đầy kịch tính giữa viên sĩ quan Công an CS với vai trò thẩm vấn và một tù nhân, tác giả viết.

“Từ hai người nông dân hiền lành, vô danh như Nguyễn Văn Minh, Nguyễn Thuý Quỳnh, họ đã để lại tên mình trong tâm khảm của hàng triệu người dân Việt Nam về sự oan ức, bất công, sự dối trá của hệ thống pháp luật hiện nay, cũng như mưu toan thủ đoạn bất nhân của nhà cầm quyền.

Cái khoảnh khắc họ đứng nhận phán quyết của toà án, cũng là khoảnh khắc họ đã ghi tên mình vào lịch sử như những chứng nhân của sự bất công, tha hoá, phi đạo đức tràn lan trong chế độ.

Một người phụ nữ bình thường với tính cách dân dã, chợ búa như Bùi Thị Minh Hằng, học thức không cao, gần cả cuộc đời chỉ toan tính thiệt hơn trong kinh doanh bỗng nhiên đã tìm được khoảnh khắc để làm chói sáng cuộc đời mình. Để được những khoảnh khắc như thế, người ta phải vượt qua những toan tính tầm thường, phải có một nội tâm sâu sắc và niềm tin mãnh liệt. Để đi đến khoảnh khắc ấy là bao nhiêu thử thách, bao nhiêu cám dỗ, bao nhiêu lời đường mật đưa ra để ngăn cản.

Những con cá hồi làm cuộc hành trình hàng chục ngàn cây số, đối đầu với những sự chết chóc bởi những con cá to lớn hung ác. Để làm gì, để chúng đến một nơi chúng sẽ chết. Và cái khoảnh khắc được chuyển sang màu đỏ hồng phơi chết trên mặt nước, đúng cái nơi mà chúng muốn, đúng cái thời điểm chúng muốn. Đó là khoảnh khắc vĩ đại nhất trong đời con cá hồi nào có được. Hàng triệu con khác đã chết trên đường đi. Chỉ những con cá hồi về được nơi chúng muốn chết là cái chết có ý nghĩa, vì nó sẽ sản sinh ra những sức sống mới cho thế hệ sau…”

‘Khoảnh khắc đời người’ của bà Bùi Thị Minh Hằng ba năm trước. Nguồn ảnh trên NET

Trong chớp mắt, Người Buôn Gió Bùi Thanh Hiếu đã chụp bắt được cái khoảnh khắc họa hiếm ấy trên gương mặt cương nghị và trong ánh mắt sắc bén chan chứa tình người nơi người phụ nữ “dễ có mấy tay” mang chung một họ với anh. Nó đã theo sát bên bà Hằng, trang bị cho bà một ý chí sắt thép, một trái tim yêu thương đồng bào, gắn kết với Quê hương Việt Nam như hình với bóng, để hơn một lần dứt khoát trả lời KHÔNG trước lời dụ dỗ của chế độ: trả tự do sớm nếu chấp nhận bỏ nước lưu vong xứ người[2].

 Khoảnh khắc biến một doanh gia thành một nhà tranh đấu

Cũng như đám đông, tôi chỉ biết về bà Bùi Thị Minh Hằng qua thành tích đấu tranh và chuyện ra tù vào khám của bà. Cho đến khi tìm đọc những bài viết cùa nhiều người, trong số có Huỳnh Ngọc Chênh, Nguyễn Thiện Nhân, cách riêng Người Buôn Gió, tôi không khỏi ngỡ ngàng, cảm phục với lòng biết ơn người phụ nữ đáng mến này.

Trong bài viết “Phiên tòa khốn nạn và những thằng điên” Người Buôn Gió kể lại lần gặp bà Hằng nhân phiên tòa xử LS Cù Huy Hà Vũ ở Hànội. Một đoạn anh viết.

“… Thế rồi chị gắn bó với anh em chúng tôi, trong những cuộc biểu tình suốt cả mùa hè rực lửa năm 2011.

Trước khi đến với anh em chúng tôi, chị Bùi Thị Minh Hằng có một gia sản lớn, có một nhà hàng sang trọng sổ đỏ mang tên chị ở một con đường trung tâm thành phố Vũng Tàu, một ngôi nhà riêng và nhiều cổ phần ở cây xăng, bệnh viện tư, tàu vận tải. Hoá ra chị còn điên hơn tất cả chúng tôi. Chị nói, từng ấy năm bây giờ mới sống đúng con người của mình, đó là không thể làm ngơ trước bất công sai trái trong xã hội này, bất kể đứa nào làm sai đều phải vạch mặt.

Quãng thời gian chị ở Hà Nội tham gia biểu tình, nhà hàng đóng cửa. Chị không màng đến những nơi chị góp vốn làm ăn thế nào, họ báo cáo lỗ là vì sao. Chị dường như không còn quan tâm đến cái chuyện làm ra tiền nữa. Khi chị bị bắt, những kẻ mà chị góp vốn cùng đã làm sạch bách các cơ sở, rồi chúng báo với chị là lỗ vốn. Ác nghiệt là nhà hàng chị bị ngân hàng đòi xiết nợ, một số nợ cộng thêm số lãi thành gấp đôi.

Bùi Thị Minh Hằng đến với cuộc biểu tình chống TQ từ một người đàn bà có gang, có thép bởi tiền bạc. Khi ra tù ở trại Thanh Hà, chị bỗng trở thành khánh kiệt vì bọn góp vốn lừa đảo, chúng nhân dịp chị bị tù, thấy báo chí lên án chị, chúng hiểu chính quyền sẽ ghét chị, vì thế chúng giở thủ đoạn mượn gió, bẻ măng. Đã vài lần tôi muốn giúp chị, xử lý những đứa lừa chị, theo cái cách mà tôi làm khi còn trẻ. Nhưng chị kiên quyết ngăn vì sợ nếu có làm sao vợ con tôi khổ.

Phá sản, bệnh tật, bỗng dưng mang án tù. Người đàn bà ấy không một lời than thở. Chúng ta hẳn chưa ai nghe chị kể trên mạng về những gì chị đã mất. Chị coi như đó là của phù du, những cái mất đi ấy không làm chị sờn lòng, chị vẫn tiếp tục con đường đấu tranh với những bất công mà chị đã chọn.

Tôi gắn bó với chị chỉ vì tôi nhìn thấy những hy sinh mà chị đã mất. Thực ra tôi ngại cái tính nóng như lửa của chị, vì nóng tính mà đôi khi chị nặng lời với anh em từng gắn bó với nhau những lúc gian nan. Nhưng về tinh thần của chị với đất nước, nếu ai đã thấy không thể nào không nể phục…”

Bà Bùi Minh Hằng trước và sau 5 tháng tù đầu tiên. Hình trên NET

Qua những tiết lộ trên đây của Người Buôn Gió, bây giờ tôi hiểu được tại sao trong các cuộc biểu tình chống Trung Quốc từ năm 2011 và sau đó, lúc nào bà Bùi Thị Minh Hằng cũng trang phục thật đẹp, thật sang, đúng mốt, ngay cả khi bà đứng trước vành móng ngựa, lúc bước vào nhà giam hay ngày ra khỏi tù. Hai tấm hình trên chụp năm 2011. H.1 mang nón, mặc áo dài với khẩu hiệu chống Tàu cộng trên khăn quàng đó viền vàng với nét cười sang cả, rạng rỡ trên môi. H.2 chụp sau 5 tháng bị bắt và bị bị đày đọa, bà Hằng tuyệt thực, cất mạch máu tay để phản kháng chế độ ở trại Thanh Hà.

Kẻ thua đậm: đảng và nhà nước CSVN

Quan sát vẻ mặt rạng rỡ, ánh mắt sáng ngời, nụ cười tự tin và nghe những lời tuyên bố chắc nịch của người tù lương tâm vừa ra khỏi nhà tù cộng sản sáng 11-02-17, người ta nghĩ ngay tới kẻ thua cuộc lần này vẫn không ai khác hơn là Hànội. Đấy là một nghịch lý, nhưng là một nghịch lý có thể hiểu được. Nó tương tự như điều hàm ngụ trong câu ca dao quen thuộc của người bình dân Việt Nam.

Nực cười châu chấu đá xe,

Ngỡ rằng chấu ngã, ai dè xe nghiêng.

Châu chấu đá xe ví như trứng chọi đá. Theo lẽ thường, bên nào thắng bên nào bại, bên nào được bên nào thua, là chuyện đen trắng rành rành không cần bàn cãi! Nhưng, theo cách nhìn và cách suy nghĩ đơn sơ, mộc mạc, trong suốt như pha lê, nặng về tinh thần, tâm linh của người bình dân Việt Nam, chấu không ngã nhưng xe đã bị xô nghiêng!

Bà Bùi Thị Minh Hằng, một phụ nữ chân yếu tay mềm đối đầu một hệ thống đảng và nhà cầm quyền được chống lưng bởi cả triệu công an, bộ đội với xe tăng, vũ khí, bom đạn cùng mình, theo triết lý của kẻ mạnh, đương sự sẽ không tránh khỏi bị nghiền nát! Nhưng, vẫn với cách nhìn và lối suy nghĩ của người bình dân trên đây, nghịch lý có khả năng xảy ra. Và cũng có thế hiểu. Hơn thế còn được nhiều người chia sẻ.

Sau phiên tòa ô nhục ở Đồng Tháp ngày 26-8-2014, Hànội muối mặt cột cho bà Hằng ba năm tù, Faceblogger Nguyễn Thiện Nhân đã viết bài “Xử Bùi Hằng, chính quyền thua toàn diện”. Tác giả viết.

“Bùi Thị Minh Hằng là một biểu tượng cho sức mạnh đấu tranh của phụ nữ ở tầng lớp bình dân. Nói là bình dân vì chị không phải người học cao hiểu rộng, chị cũng không thuộc tầng lớp thượng lưu, càng không phải quan chức nhà nước. Nhưng lạ thay, chị là một phụ nữ có sức mạnh ‘vô biên’

Chị đấu tranh không ngơi nghỉ ở mọi nơi, từ bắc vào nam làm công an khó chịu và phải tăng lực lượng bám theo chị mỗi khi có bất cứ sự kiện gì dính đến chính trị. Chị lăn xả, giúp đỡ những người dân thấp cổ bé họng bị áp bức; chị tham gia hoạt động nhân quyền; chị biểu tình chống Trung Quốc xâm lược; chị hiệp thông cầu nguyện cho tù nhân lương tâm; chị vạch trần thủ đoạn của lực lượng an ninh chìm nổi… Thân thể chị còn để lại những thương tích bầm dập sau những lần va chạm với công an nhà nước. Chị trở nên mạnh mẽ phi thường khiến chính quyền lo ngại, họ bắt chị đi ‘cải tạo’ 2 năm vô lý tại trại Thanh Hà. Các blogger, trí thức, nhà văn lên tiếng trên blog, các trang mạng quốc tế đăng theo, tin tức lan tỏa kết hợp sự đấu tranh bất khuất của chị Hằng. Sau hơn 5 tháng, chính quyền buộc phải trả tự do cho chị…

… Xử chị tội ‘gây rối trật tự công cộng’ khiến dư luận dấy động làm xấu thêm bộ mặt của chính quyền vốn bế tắc trước sức mạnh đấu tranh đang dâng trào của những người đòi dân chủ. Quả không may cho Hànội khi lỡ dại bắt người phụ nữ có sức mạnh ‘vô biên’. Kỳ thực đây là một vụ án chính trị và chính quyền đã thua hoàn toàn.”

Vài suy nghĩ chót trước khi kết thúc

Đọc những bài viết của hai bloggers Người Buôn Gió, Nguyễn Thiện Nhân, nhìn tấm hình bà Bùi Thị Minh Hằng tại phiên Tòa ở Đồng Tháp, rõ ràng Hànội đã thua đau. Quan sát hình ảnh trên clip video ghi lại giây phút bà Hằng với nụ cười đắc thắng, đầu cao mắt sáng bước qua cổng nhà tù Gia Trung để ôm lấy đám đông đồng bào đang chờ đợi sáng hôm 11-02-2017, tôi có chung một ý nghĩ. Một lần nữa Hànội lại thua đậm!

Bất giác tôi nghĩ tới Lê Thị Công Nhân, Huỳnh Thục Vy, Nguyễn Hoàng Vy, Trịnh Kim Tiến, Nguyễn Phương Uyên, Phạm Thanh Nghiên, Dương Thị Tân, Cấn Thị Thêu, Đỗ Thị Minh Hạnh, những khuôn mặt đấu tranh thuộc phái nữ như bà Bùi Thị Minh Hằng. Từ đấy gợi nhắc tôi nhớ tới một đoạn trong lá thư Thượng Nghị Sĩ Bill Cassidy gửi bà Hằng hôm 09-9-2015 thời gian bà đang thụ án oan tại Gia Trung.

 “Dù bị tước quyền tự do và bị buộc phải sống trong điều kiện giam cầm tồi tệ, bà vẫn tìm cách động viên những người cùng hoạt động xã hội với mình. Tôi xin vinh danh lòng can đảm và sự mạnh mẽ của bà”.

Rõ ràng nhà lập pháp Hoa Kỳ đã nhìn ra tấm lòng yêu thương quê hương dân tộc, ý chí kiên cường, thái độ can đảm và sức mạnh vô biên có sức lan tỏa, gọi mời của người phụ nữ Việt Nam mang tên Bùi Thị Minh Hằng. Không phải trong đời thường mà ngay trong lúc Tù Nhân Lương Tâm này còn đang nằm trong bàn tay sắt máu của chế độ nhà tù Cộng Sản. Hẳn ông cũng chia chung niềm hy vọng và cũng là niềm tin với trên 90 triệu đồng bào ta là chính những đặc tính ấy nơi bà Hằng sẽ là chất xúc tác nối kết toàn thể dân tộc trong và ngoài nước lại với nhau thành một khối để sớm xua tan bóng tối sự ác, mở ra một trang sử mới cho dân tộc.

Viết để vinh danh bà Bùi Thị Minh Hằng

Trần Phong Vũ

  [1] Trong phiên tòa sơ thẩm ngày 26 tháng 8 năm 2014, tòa án tỉnh Đồng Tháp đã kết án bà Bùi Thị Minh Hằng như thủ phạm chính, với 3 năm tù giam, anh Nguyễn Văn Minh, 2 năm 6 tháng tù giam, và cô Nguyễn Thị Thúy Quỳnh, 2 năm tù giam, về tội danh ‘gây rối trật tự công cộng’ theo điều 245 Bộ Luật Hình sự. Cả ba người đều kháng án không nhận tội. Ngày 12/12/2014 một tòa án phúc thẩm của nhà nước CSVN giữ y án của tòa sơ thẩm. Anh Minh và chị Thúy Quỳnh ra tù trước và sáng Thứ Bảy 11 tháng 02 vừa qua đã cùng mọi người đi đón bà Hằng.

[2] Trả lời cuộc phỏng vấn của đài Tiếng Nói Hoa Kỳ nhân dịp cùng vợ và một số đồng hương đi đón bà Hằng hôm 11-02- 2017, ông Nguyễn Bắc Truyển cho hay.

“Chị Bùi Thị Minh Hằng là nhà tranh đấu cho quyền con người tại Việt Nam. Chính vì đấu tranh cho nhân quyền nên chị bị giam cầm, tù tội trong 3 năm vừa qua. Vừa rồi chị cho gia đình hay là Bộ Công An của chế độ vào khuyên chị nên đi định cư ở Hoa Kỳ, đổi lại họ sẽ thả chị sớm, nhưng chị Hằng đã kháng khái  từ chối đề nghị này. Chị Hằng tuyên bố là chị sẽ ở lại cho đến ngày cuối cùng của hạn tù, và sẽ tiếp tục không ngơi nghỉ con đường đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền Việt Nam.”